intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường quyền chọn cổ phiếu để phòng ngửa rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Phát triển thị trường quyền chọn cổ phiếu để phòng ngửa rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam” nhằm giảm thiểu rủi ro và tránh những biến động lớn trên thị trường chứng khoán có thể thể dẫn đến những hậu quả xấu về mặt kinh tế và xã hội là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường quyền chọn cổ phiếu để phòng ngửa rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---- K --- ĐÀO MẠNH LINH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM VĂN NĂNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn được trích dẫn đầy đủ nguồn tài liệu tại danh mục tài liệu tham khảo và hoàn toàn trung thực. Tác giả luận văn ĐÀO MẠNH LINH
  3. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTCK: Công ty chứng khoán DN: Doanh nghiệp DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước HĐQT: Hội đồng Quản trị NĐT: Nhà đầu tư NĐTNN: Nhà đầu tư nước ngoài NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần OTC: Thị trường chứng khoán phi tập trung OCC: Công ty thanh toán bù trừ quyền chọn SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán TCTD: Tổ chức tín dụng TTCK: Thị trường chứng khoán TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán TTQC: Thị trường quyền chọn UBCKNN: Uỷ ban chứng khoán Nhà nước VAT: Thuế giá trị gia tăng VNIndex: Chỉ số giá cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM HNX-Index: Chỉ số giá cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội Hose: Sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh HNX: Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội TTGDCK HN: Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội WTO: Tổ chức thương mại thế giới
  4. ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ Hình 3.1: Giá cổ phiếu và công cụ phái sinh trong cây nhị phân một bước Hình 3.2: Giá cổ phiếu trong cây nhị phân hai bước Bảng 2.1: Quy mô TTCK Việt Nam qua các năm từ 2000 – 2010 Sơ đồ 3.1: Giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thí điểm Sơ đồ 3.2: Thể hiện vai trò của tổ chức phát hành quyền chọn Sơ đồ 3.3: Giao dịch quyền chọn cổ phiếu trên sàn tập trung
  5. iii MỤC LỤC PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chƣơng 1: Tổng quan về thị trƣờng tài chính phái sinh và hợp đồng quyền chọn Trang 1.1. Khái quát về quyền chọn. ............................................................................. 1 1.1.1. Hợp đồng quyền chọn .................................................................................. 1 1.1.2. Phân loại quyền chọn. .................................................................................. 1 1.1.2.1. Phân loại theo quyền của người mua. ....................................................... 1 1.1.2.2. Phân loại theo thời gian thực hiện. ............................................................ 2 1.1.2.3. Phân loại theo tài sản cơ sở. ...................................................................... 3 1.1.3. Các chủ thể tham gia thị trường quyền chọn. .............................................. 3 1.1.3.1. Chủ thể phát hành...................................................................................... 3 1.1.3.2. Chủ thể trung gian. .................................................................................... 4 1.1.3.3. Chủ thể đầu tư. .......................................................................................... 5 1.1.4. Các quy định về phí quyền chọn, giá giới hạn và số lượng. ........................ 5 1.1.4.1. Xác định phí quyền chọn chứng khoán. .................................................... 5 1.1.4.2. Quy định về giới hạn giá và số lượng. ...................................................... 6 1.2. Tổng quan về Thị trƣờng tài chính phái sinh. ............................................ 6 1.2.1.Giới thiệu khái quát về thị trường tài chính phái sinh. ................................. 6 1.2.2. Hình thức giao dịch của hợp đồng quyền chọn............................................ 7 1.2.2.1. Giao dịch quyền chọn trên thị trường tập trung. ....................................... 7 1.2.2.2. Giao dịch quyền chọn trên thị trường phi tập trung. ................................. 7 1.3. Đặc điểm của quyền chọn chứng khoán. ..................................................... 8 1.3.1. Mua quyền chọn chứng khoán là mua quyền để thực hiện hợp đồng.......... 8 1.3.2. Những tiêu chuẩn của hợp đồng quyền chọn chứng khoán. ........................ 8
  6. iv 1.3.3. Giá của hợp đồng quyền chọn chứng khoán. ............................................... 9 1.3.4. Ảnh hưởng của việc phân chia cổ tức và cổ phiếu đến giá thực hiện .......... 10 1.4. Sự cần thiết của việc ứng dụng quyền chọn cổ phiếu trên TTCK. ........... 10 1.4.1. Gia tăng tính hiệu quả cho thị trường giao dịch hàng hoá cơ sở ................ 10 1.4.2. Tạo công cụ hạn chế rủi ro trên TTCK. ....................................................... 11 1.4.3. Đa dạng hoá cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư tài chính. ..................... 11 1.4.4. Thúc đẩy TTCK phát triển. .......................................................................... 12 1.4.5. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. ................................................................... 12 1.4.6. Lợi ích của công cụ quyền chọn so với các công cụ tài chính phái sinh khác ........................................................................................................................ 13 1.5. Các điều kiện cơ sở để hình thành nên thị trƣờng quyền chọn cổ phiếu . 13 1.5.1. TTCK đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. ....................................... 13 1.5.2. Nhận thức của các nhà đầu tư về quyền chọn. ............................................. 14 1.5.3. Luật pháp trên thị trường quyền chọn. ......................................................... 15 1.5.4. Hàng hoá trên thị trường quyền chọn........................................................... 16 1.5.5. Nguồn nhân lực phục vụ cho thị trường quyền chọn. .................................. 17 1.5.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ phục vụ thị trường; Hệ thống thanh tra giám sát và công bố thông tin . ......................................................................... 17 1.6. Kỹ thuật phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn ........................................... 18 1.6.1.Giao dịch quyền chọn mua .......................................................................... 18 1.6.2. Giao dịch quyền chọn bán .......................................................................... 19 1.6.3. Quyền chọn mua và cổ phiếu ...................................................................... 20 1.6.4. Quyền chọn bán và cổ phiếu ....................................................................... 21 1.6.5. Quyền chọn mua và quyền chọn bán lai tạp ............................................... 22 1.7. Kinh nghiệm phát triển một số thị trƣờng giao dịch ................................. 23 1.7.1. Thị trường giao dịch quyền chọn tại Úc. ..................................................... 23 1.7.2. Thị trường giao dịch quyền chọn tại Hàn Quốc. .......................................... 25
  7. v 1.7.3. Thị trường giao dịch quyền chọn tại Indonesia ........................................... 28 1.7.4. Bài học rút ra khi xây dựng thị trường giao dịch quyền chọn ở VN ........... 29 Kết luận chương 1 .................................................................................................. 30 Chƣơng 2: TTCK Việt Nam và nhu cầu giao dịch quyền chọn 2.1. Tổng quan về TTCK Việt Nam ................................................................... 31 2.1.1. Biến động trên TTCK Việt Nam trong thời gian qua. ................................. 31 2.1.1.1. Giai đoạn 2000-2005: Giai đoạn khởi đầu của TTCK................................. 31 2.1.1.2. Giai đoạn 2006: Sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam .................... 32 2.1.1.3. Giai đoạn 2007: Giai đoạn TTCK bùng nổ ............................................... 33 2.1.1.4. Giai đoạn năm 2008 ................................................................................... 33 2.1.1.5. Giai đoạn từ năm 2009 đến nay ................................................................ 34 2.1.2. Những rủi ro tiềm ẩn trên TTCK Việt Nam. ................................................ 37 2.1.2.1. Rủi ro thông tin bất cân xứng. ................................................................... 37 2.1.2.2. Rủi ro từ yếu tố tâm lý của nhà đầu tư. ..................................................... 38 2.1.2.3. Rủi ro từ quy định và chất lượng dịch vụ của sàn giao dịch từ các công ty chứng khoán ....................................................................................................... 39 2.1.2.4. Rủi ro về chính sách. ................................................................................. 40 2.1.2.5. Hệ thống quản lý và giám sát thị trường chưa hiệu quả. .......................... 42 2.1.2.6. Chưa triển khai giao dịch quyền chọn cổ phiếu ........................................ 43 2.2. Thực trạng về giao dịch quyền chọn ở Việt Nam ....................................... 44 2.2.1. Quyền chọn ngoại tệ..................................................................................... 44 2.2.2. Quyền chọn tiền đồng Việt Nam.................................................................. 48 2.2.3. Quyền chọn vàng.......................................................................................... 50 2.2.4. Quyền chọn lãi suất ...................................................................................... 53 2.2.5. Bài học áp dụng cho thị trường quyền chọn cổ phiếu.................................. 54
  8. vi 2.3. Những khó khăn thách thức khi đƣa quyền chọn cổ phiếu vào thực tiễn Việt Nam…………………………………………………………………. 55 2.3.1. TTCK Việt Nam còn nhỏ bé, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước tham gia ................................................................................. 55 2.3.2. Pháp luật về chứng khoán mới ra đời, còn nhiều sơ hở, thực hiện thiếu đồng bộ ................................................................................................................... 55 2.3.3. Hiểu biết của công chúng về TTCK và thị trường quyền chọn còn hạn chế.................................................................................................................... 56 2.3.4. Hàng hoá cho TTCK và thị trường quyền chọn còn nghèo nàn và đơn điệu ............................................................................................................. 56 2.3.5. Đội ngũ nhân lực phục vụ thị trường thiếu về số lượng, yếu về chất lượng ............................................................................................................... 57 2.3.6. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn sơ khai và hệ thống thông tin trên TTCK chậm chạp và thiếu chuẩn xác ................................................................................ 57 2.3.7. Cơ chế quản lý TTCK còn bất cập, chưa hiệu quả ...................................... 58 2.3.8. Nghiệp vụ bán khống chưa được triển khai trên TTCK .............................. 60 Kết luận chương 2 .................................................................................................. 61 Chƣơng 3: Giải pháp phát triển thị trƣờng quyền chọn cổ phiếu để phòng ngừa rủi ro trên TTCK Việt Nam. 3.1. Quy trình xây dựng đƣa quyền chọn cổ phiếu vận hành thực tiễn . ..... 62 3.1.1. Xây dựng tiền đề cho thị trường quyền chọn cổ phiếu. ............................... 62 3.1.2. Lộ trình xây dựng thị trường quyền chọn cổ phiếu Việt Nam. .................... 63 3.1.3. Giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thí điểm. ................................................... 64 3.1.3.1. Tiêu chuẩn của cổ phiếu cơ sở để quyền chọn đươc niêm yết và hủy niêm yết .................................................................................................................. 65 3.1.3.2. Hệ thống giao dịch quyền chọn cổ phiếu .................................................. 66 3.1.3.3. Quy trình giao dịch quyền chọn cổ phiếu ................................................. 67
  9. vii 3.1.3.4. Quy trình thanh toán bù trừ đối với việc thực hiện quyền chọn ............... 68 3.1.4. Giai đoạn hoàn thiện và phát triển thị trường quyền chọn. .......................... 71 3.1.5. Mô hình quyền chọn cổ phiếu trên thị trường quyền chọn tập trung. .......... 72 3.1.6. Cơ chế quản lý và giám sát thị trường quyền chọn. ..................................... 73 3.2. Đề xuất giải pháp tiền đề cho việc xây dựng và phát triển ................... 73 3.2.1. Phổ biến kiến thức về quyền chọn thông qua các CTCK, các định chế . ... 73 3.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp lý cho thị trường quyền chọn. ............................ 74 3.2.3. Xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động quyền chọn chứng khoán .............. 75 3.2.4. Xây dựng việc tổ chức và quản lý sàn giao dịch quyền chọn. .................... 77 3.2.5. Tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho thị trường quyền chọn. ..................... 79 3.2.6. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho thị trường quyền chọn. .... 80 3.2.7. Xây dựng danh mục hàng hoá có chất lượng và phong phú cho . ............... 81 3.2.8. Tiếp cận công cụ quyền chọn đến các nhà đầu tư chứng khoán. ................. 81 3.2.9. Nâng cao mức độ hiệu quả của TTCK ......................................................... 83 3.2.10. Tăng cường phát triển các loại quyền chọn hiện có trên thị trường. ......... 84 Kết luận chương 3 .................................................................................................. 86 Kết luận .................................................................................................................. 87 Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 89
  10. viii LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thị trường chứng khoán với tư cách là “phong vũ biểu của nền kinh tế” và là phương thức khơi thông dòng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, không những là khơi thông nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong nước mà còn thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường chứng khoán có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế. TTCK thúc đẩy việc tích lũy và tập trung vốn để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách mở cửa, cải cách kinh tế thông qua việc phát hành chứng khoán ra nước ngoài, điều tiết hoạt động của thị trường, khống chế sự co giãn cung cầu tiền tệ, khống chế quy mô đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế và giá trị đồng tiền…. Trong thời gian qua, TTCK Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, được xem là thị trường chứng khoán hấp dẫn nhất năm 2006, và đã có bước phát triển đỉnh cao vào năm 2007. Nhưng sự phát triển đó vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn, nhưng điều ngược lại thì chưa hẳn đã đúng: lợi nhuận có thể thấp, song rủi ro chưa chắc đã nhỏ đi. Việc TTCK tăng giảm hết sức thất thường khiến việc tham gia và kinh doanh trên TTCK gặp rất nhiều rủi ro và khó khăn, dẫn đến một số nhà đầu tư lâm vào tình trạng thua lỗ nặng, không thể nào trụ vững trên thị trường nên ồ ạt bán tháo để bảo toàn vốn và sớm rút ra khỏi thị trường, làm cho thị trường càng trở nên trầm trọng hơn, dễ dẫn đến khủng hoảng, sụp đổ. Có biện pháp gì để giúp nhà đầu tư bảo toàn được vốn khi giá chứng khoán liên tục tăng giảm thất thường, có biện pháp gì giúp cho thị trường tránh được tình trạng khủng hoảng ?.
  11. ix Các công cụ hạn chế rủi ro hữu hiệu nhất hiện nay được áp dụng hầu hết ở các nước phát triển đó là các công cụ tài chính phái sinh mà chủ yếu là quyền chọn chứng khoán, quyền chọn chứng khoán là công cụ quản trị rủi ro rất cần thiết và hữu ích cho các nhà đầu tư. Đây là công cụ tài chính khá cao cấp và nhiều ứng dụng và có vai trò to lớn, thiết thực đối với các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, chúng cũng tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn song song với thị trường chứng khoán cơ sở, thúc đẩy tính năng động cho thị trường tài chính và ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế quốc gia. Việc nghiên cứu nhằm phát triển công cụ quyền chọn vào thị trường chứng khoán là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Do đó tôi đã quyết định nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ với đề tài: “Phát triển thị trường quyền chọn cổ phiếu để phòng ngửa rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam” . 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán và công cụ quyền chọn, các chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn. - Điểm qua tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam sau hơn 10 năm hoạt động qua đó nhận diện những rủi ro trên thị trường chứng khoán hiện nay. Phân tích tình hình triển khai các công cụ quyền chọn, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc phát triển thị trường quyền chọn để hỗ trợ cho các nhà đầu tư chứng khoán, và chúng ta thấy được sự cần thiết phải phát triển thị trường quyền chọn cổ phiếu. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường quyền chọn cổ phiếu hoạt động song song và hỗ trợ thị trường chứng khoán cơ sở. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các lý luận về Thị trường chứng khoán và công cụ quyền chọn. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình hoạt động của thị trường chứng khoán sau hơn 10 năm hoạt động và thực trạng triển khai các công cụ quyền chọn như quyền chọn ngoại tệ, quyền chọn tiền đồng, quyền chọn vàng và quyền chọn lãi suất trên thị trường tài chính.
  12. x 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp với các phương pháp phân tích, thống kê, mô tả, so sánh, đối chiếu, diễn dịch, quy nạp và phương pháp quan sát thực tế, khái quát nhằm làm rõ vấn đề luận văn nghiên cứu. - Phương pháp thu thập xử lý số liệu: Số liệu thứ cấp được thống kê từ các các Website, tạp chí… sau đó tổng hợp vào đề tài. 5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Sự phát triển ổn định thị trường chứng khoán đòi hỏi quyền lợi của nhà đầu tư phải được đặt lên hàng đầu, quyền chọn chứng khoán nhằm giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư, đồng thời cũng tạo điều kiện cho những người vốn ít tham gia thị trường. Vì vậy đề tài “ Phát triển thị trường quyền chọn cổ phiếu để phòng ngửa rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam” nhằm giảm thiểu rủi ro và tránh những biến động lớn trên thị trường chứng khoán có thể thể dẫn đến những hậu quả xấu về mặt kinh tế và xã hội là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. 6. KẾT CẤU LUẬN VĂN �Phần mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan về thị trƣờng phái sinh và hợp đồng quyền chọn Chƣơng 2: TTCK Việt Nam và nhu cầu giao dịch quyền chọn Chƣơng 3: Giải pháp phát triển thị trƣờng quyền chọn cổ phiếu để phòng ngừa rủi ro trên TTCK Việt Nam. �Phần kết luận
  13. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG PHÁI SINH VÀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN 1.1. Khái quát về quyền chọn. 1.1.1. Hợp đồng quyền chọn. Hợp đồng quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên – người mua và người bán, trong đó người mua quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào một ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào một ngày hôm nay. Người mua quyền chọn trả cho người bán quyền chọn một số tiền gọi là phí quyền chọn. Người bán quyền chọn sẵn sàng bán hoặt tiếp tục nắm giữ tài sản theo các điều khoản của hợp đồng nếu người mua muốn như vậy. Một quyền chọn để mua tài sản gọi là quyền chọn mua. Một quyền chọn để bán tài sản gọi là quyền chọn bán. Các hàng hóa trong giao dịch quyền chọn có thể là cổ phiếu, chỉ số trái phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm, tiền tệ hay hợp đồng tương lai. Mặc dù vậy chúng ta cũng đề cập đến các quyền chọn trên hợp đồng giao sau, kim loại và ngoại tệ. Nhiều loại thỏa thuận tài chính khác chẳng hạn như hạn mức tín dụng, bảo đảm khoản vay và bảo hiểm cũng là các hình thức khác nhau của quyền chọn. Ngoài ra, cổ phiếu cũng là quyền chọn trên tài sản của công ty. 1.1.2. Phân loại quyền chọn. 1.1.2.1. Phân loại theo quyền của ngƣời mua.  Hợp đồng quyền chọn mua (Call options): Là một thỏa thuận giao dịch một lượng tài sản cơ sở nhất định, trong đó người mua quyền chọn (A) sẽ trả cho người bán quyền chọn (B) một khoản tiền, gọi là giá trị quyền chọn hay phí quyền chọn (options premium) và A sẽ có quyền được mua nhưng không bắt buộc phải mua một lượng tài sản cơ sở đó theo một mức giá đã được thoả thuận trước vào một ngày hoặc một khoảng thời gian xác định trong tương lai. B nhận được tiền từ A nên B có trách nhiệm phải bán lượng tài sản cơ sở đó với giá thực hiện đã thỏa thuận vào ngày đáo hạn (nếu là quyền chọn kiểu Châu Âu) hoặc bất kì ngày nào trong khoảng thời gian từ ngày ký hợp đồng đến ngày đáo hạn (nếu là quyền chọn kiểu Mỹ), khi A muốn thực hiện quyền mua của mình.
  14. 2 Vào ngày thực hiện quyền (thường cũng là ngày kết thúc hợp đồng), sau khi xem xét với mức giá giao ngay của tài sản cơ sở ở ngày này, nếu thấy có lợi cho mình, tức giá tài sản cơ sở lớn hơn giá thực hiện, A có thể thực hiện quyền của mình để được mua lượng tài sản cơ sở đó ở mức giá thực hiện, rồi ra thị trường bán lại với giá cao hơn để thu một khoản lợi nhuận. Nếu thấy giá của tài sản cơ sở dưới giá thực hiện, A có thể không cần phải thực hiện quyền mua của mình, và chịu lỗ tiền phí quyền chọn.  Hợp đồng quyền chọn bán (Put options): Là một thỏa thuận giao dịch một lượng tài sản cơ sở nhất định, theo đó người mua quyền chọn (C) sẽ trả cho người bán quyền chọn (D) một khoản tiền, gọi là giá trị quyền chọn bán hay phí quyền chọn và C sẽ có quyền nhưng không phải là nghĩa vụ phải bán lượng tài sản cơ sở đó theo một mức giá đã thỏa thuận trước (giá thực hiện) vào một ngày hoặc một khoảng thời gian xác định trong tương lai. D nhận được tiền từ C, nên có nghĩa vụ phải mua lượng tài sản cơ sở đó ở mức giá thực hiện vào ngày đáo hạn (nếu là quyền chọn kiểu Châu Âu) hoặc bất kì ngày nào trong khoảng thời gian từ ngày ký hợp đồng đến ngày đáo hạn (nếu là quyền chọn kiểu Mỹ), khi C muốn thực hiện quyền được bán của mình. Vào ngày thực hiện quyền (thường cũng là ngày kết thúc hợp đồng), sau khi xem xét giá giao ngay của tài sản cơ sở trên thị trường, nếu thấy có lợi cho mình, tức mức giá này nhỏ hơn giá thực hiện, C có thể thực hiện quyền của mình để được bán lượng tài sản cơ sở đó với giá thực hiện sau khi đã mua được ở ngoài thị trường với giá thấp hơn để thu một khoảng lợi nhuận. Nếu thấy giá giao ngay cao hơn giá thực hiện, C có thể không cần phải thực hiện quyền chọn bán của mình, và chịu lỗ tiền phí quyền chọn. 1.1.2.2. Phân loại theo thời gian thực hiện.  Quyền chọn kiểu Châu Âu (European Options): Là quyền chọn chỉ cho phép người nắm giữ thực hiện quyền mua hoặc bán của mình vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Việc thanh toán thực sự xảy ra trong vòng hai ngày làm việc sau khi việc thực hiện quyền chọn được người nắm giữ xác nhận vào ngày đáo hạn.
  15. 3  Quyền chọn kiểu Mỹ (American Options): Là quyền chọn cho phép người nắm giữ thực hiện quyền mua hoặc bán của mình vào bất kỳ thời điểm nào trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, kể từ khi ký kết hợp đồng cho đến hết ngày đáo hạn của hợp đồng. Việc thanh toán sẽ thực sự xảy ra trong vòng hai ngày làm việc sau khi việc thực hiện quyền chọn được người nắm giữ xác nhận (trong thời gian thực hiện hợp đồng). 1.1.2.3. Phân loại theo tài sản cơ sở. Theo cách phân loại này thì có vô số loại hợp đồng quyền chọn, vì trên lý thuyết bất kỳ một tài sản cơ sở nào cũng có thể phát sinh một quyền chọn dựa trên nó. Do đó, có thể phân thành các nhóm chính sau: Đối với hàng hóa: Bao gồm quyền chọn cà phê, vàng, xăng dầu, sắt, thép, ngũ cốc, khí đốt… Đối với dịch vụ: Gồm quyền chọn tiền taxi, tiền điện, cước viễn thông… Đối với tài sản tài chính: Gồm quyền chọn ngoại tệ, lãi suất, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, chỉ số chứng khoán… Hiện nay, trên thế giới, các giao dịch quyền chọn dựa trên các tài sản tài chính chiếm một tỉ trọng lớn, đặc biệt là quyền chọn ngoại tệ, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ… Bên cạnh đó, do là những hàng hóa đặc biệt quan trọng nên quyền chọn vàng và dầu cũng chiếm một tỉ trọng khá lớn. Mặc dù các giao dịch quyền chọn phi tập trung chỉ chiếm khoảng 2% tổng giá trị giao dịch quyền chọn trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, do thị trường quyền chọn còn khá mới mẻ, chưa phát triển nên các giao dịch quyền chọn phi tập trung chiếm một tỉ trọng tuyệt đối, đặc biệt là quyền chọn ngoại tệ. 1.1.3. Các chủ thể tham gia thị trƣờng quyền chọn. 1.1.3.1. Chủ thể phát hành. Chủ thể phát hành là những chủ thể mà họ sẽ cung cấp quyền lựa chọn cho thị trường. Chủ thế phát hành có thể là cá nhân, tổ chức và cũng có thể là các nhà tạo lập thị trường.
  16. 4 Chủ thể phát hành còn là các nhà tạo lập thị trường, họ chịu trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của công chúng đối với quyền chọn. Khi một công chúng nào đó muốn mua (bán) một quyền chọn và không có thành viên nào trong công chúng muốn bán (mua) quyền chọn đó, nhà tạo lập thị trường sẽ thực hiện giao dịch đó. Hệ thống này đảm bảo rằng nếu một nhà đầu tư tư nhân muốn mua một quyền chọn cụ thể, sẽ có người sẵn sàng chào bán, và nếu một người mua quyền chọn và sau đó muốn bán nó đi, sẽ có người sẵn sàng mua. Nhà tạo lập thị trường cung cấp cho công chúng tiện ích về thực hiện giao dịch ngay lập tức. 1.1.3.2. Chủ thể trung gian. Các môi giới trên sàn giao dịch (Broker): Nếu một người nào đó muốn mua hoặc bán một quyền chọn, cá nhân người đó phải thiết lập một tài khoản tại công ty môi giới. Công ty này phải thuê một nhà môi giới trên sàn hoặc có hợp đồng hợp tác với hoặc là một nhà môi giới độc lập trên sàn giao dịch hoặc là nhà môi giới sàn giao dịch của một công ty đối thủ. Nhà môi giới trên sàn thực hiện các lệnh của những người không phải là thành viên và hoặc là nhận một mức lương thuần hoặc là nhận hoa hồng trên mỗi lệnh thực hiện được. Trung tâm thanh toán bù trừ - Công ty thanh toán bù trừ quyền chọn (OCC): là một công ty độc lập, đảm bảo cho việc thực hiện của người bán quyền chọn. OCC là một trung gian thanh toán trong mỗi giao dịch. Người mua quyền chọn khi thực hiện quyền không hướng vào người bán quyền chọn mà hướng vào Công ty thanh toán bù trừ quyền chọn và người bán quyền chọn cũng thực hiện chi trả hoặc giao chứng khoán cho Công ty thanh toán bù trừ quyền chọn. Mỗi thành viên của OCC được gọi là công ty thanh toán, có mở một tài khoản với OCC. Sự tham gia của OCC đảm bảo cho quy trình thực hiện các hợp đồng Quyền chọn diễn ra thông suốt và hạn chế rủi ro phá vỡ hợp đồng từ các bên nhờ thế mà quyền lợi của người mua ngày càng được đảm bảo.
  17. 5 1.1.3.3. Chủ thể đầu tƣ. Chủ thể đầu tư là những chủ thể có nhu cầu quyền chọn trên thị trường quyền chọn. Chủ thể này tham gia thị trường quyền chọn nhằm mục đích kiếm lợi. Thế giới tài chính bao gồm một số lượng khổng lồ các định chế ở đủ mọi qui mô, mà rất nhiều trong số này tham gia giao dịch quyền chọn. Một số các định chế này là công ty môi giới thực hiện lệnh cho công chúng, các công ty này tìm kiếm các quyền chọn bị định giá không đúng, giao dịch chúng và nhờ vậy tạo thêm lợi nhuận cho công ty. Nhiều nhà đầu tư có tổ chức lớn, như quỹ hưu bổng, quỹ uỷ thác và quỹ hỗ tương cũng giao dịch quyền chọn. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà đầu tư dạng này ký kết quyền chọn đối với cổ phiếu trong danh mục của mình. Số lượng các tổ chức nước ngoài giao dịch quyền chọn cũng tăng lên. Ngoài các nhà đầu tư có tổ chức lớn, dĩ nhiên cũng có nhiều cá nhân – giàu có hoặc không giàu có – mua bán quyền chọn. 1.1.4. Các quy định về phí quyền chọn, giá giới hạn và số lƣợng. 1.1.4.1. Xác định phí quyền chọn chứng khoán. Hiện nay, đối với quyền chọn vàng, ngoại tệ, phí quyền chọn do đơn vị phát hành đưa ra hiện nay được xem là tương đối cao do các đơn vị này chưa tự doanh được quyền chọn mà chỉ đóng vai trò trung gian giữa các nhà đầu tư trong nước và đối tác nước ngoài. Các đơn vị phát hành quyền chọn vàng, ngoại tệ thường đưa ra mức phí rất cao nhằm trang trải chi phí mua quyền chọn của đối tác nước ngoài và đảm bảo có lợi nhuận. Điều này sẽ làm cho các nhà đầu tư hạn chế sử dụng giao dịch quyền chọn. Vì quyền chọn là công cụ bảo hiểm rủi ro, đứng trên giác độ là người bảo hiểm, các đơn vị phát hành rất cần số đông khách hàng tham gia để có thể làm trung gian cân đối hay điều hòa rủi ro giữa những người ký kết hợp đồng quyền chọn với đơn vị phát hành. Để đông đảo nhà đầu tư tham gia sử dụng giao dịch quyền chọn thì nhà đầu tư phải thấy rằng phí quyền chọn là hợp lý và có thể chấp nhận được. Do đó, đơn vị phát hành phải xác định và đưa ra mức phí quyền chọn phù hợp. Để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia giao dịch quyền chọn chứng khoán thì các nhà phát hành cần xác định và đưa mức phí giao dịch hợp lý. Đồng thời, nên quy định mức phí giao dịch chung cho toàn bộ các giao dịch trên thị trường quyền chọn chứng khoán.
  18. 6 1.1.4.2. Quy định về giới hạn giá và số lƣợng. Mặt trái của hoạt động giao dịch quyền chọn là hiện tượng đầu cơ. Các nhà đầu cơ có thể đầu cơ giá lên hoặc đầu cơ giá xuống bằng các quyền chọn mua và quyền chọn bán. Việc đầu cơ giá trên các hợp đồng quyền chọn có thể làm cho giá cả chứng khoán biến động vượt khỏi biên độ dự kiến và do đó làm mất niềm tin của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Do vậy cần phải đưa ra quy định về giới hạn giá và số lượng giao dịch quyền chọn. Quy định này nhằm khống chế các nhà đầu tư đưa ra các mức giá quá cao hoặc quá thấp, làm cho giá cả chứng khoán biến động. 1.2. Tổng quan về Thị trƣờng tài chính phái sinh. 1.2.1. Giới thiệu khái quát về thị trƣờng tài chính phái sinh. Thị trường tài chính phái sinh là thị trường giao dịch các công cụ hay các loại chứng khoán phái sinh. Công cụ tài chính phái sinh là các hợp đồng tài chính mà giá trị của nó có mối liên hệ chặt chẽ hoặc được bắt nguồn từ các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất hoặc tỷ giá. Chúng được sử dụng để phòng tránh, phân tán rủi ro, bảo vệ, tạo lợi nhuận, chống biến động giá trị hoặc để đầu cơ thu lợi nhuận. Ngoài ra chứng khoán phái sinh là một loại tài sản tài chính có dòng tiền trong tương lai phụ thuộc vào giá trị của một hay một số tài sản tài chính khác, gọi là tài sản cơ sở. Tài sản cơ sở có thể là hàng hoá, ngoại tệ, chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. Các loại công cụ tài chính phái sinh bao gồm: • Hợp đồng kỳ hạn (Forwards) • Hợp đồng hoán đổi (Swaps) • Hợp đồng tương lai (Futures) • Quyền chọn (Options). Các loại hợp đồng phái sinh được phát triển và giao dịch dựa trên cơ sở phát triển và giao dịch hàng hóa và giao dịch các công cụ tài chính trên thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường ngoại hối.
  19. 7 Thị trường phái sinh ở Mỹ xuất hiện và gắn liền với sự ra đời và phát triển của những sở giao dịch, trung tâm giao dịch lớn như Hội đồng mậu dịch Chicago (CBOT), Sở thương mại Chicago (CME), các TTCK NYSE, NASDAQ, AMEX. Tại Việt Nam các sản phẩm phái sinh đã xuất hiện trên thị trường cách đây 5 năm, nhưng mới chỉ mang tính thí điểm, nhỏ bé, đơn lẻ. Mức độ phát triển của thị trường vốn còn thấp, thiếu vắng các nhà đầu tư am hiểu về lợi ích cũng như tính toán lợi nhuận từ nghiệp vụ này. Các nhà môi giới, các nhà đầu cơ còn quá ít trên thị trường tiền tệ, TTCK để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia thị trường này. Các doanh nghiệp Việt Nam thì bị đánh giá là ngại đổi mới, chưa quan tâm đến hoạt động quản lý tài chính chuyên nghiệp, có tâm lý an tâm, không lo lắng đến các rủi ro tài chính trong kinh doanh. 1.2.2. Hình thức giao dịch của hợp đồng quyền chọn. 1.2.2.1. Giao dịch quyền chọn trên thị trƣờng tập trung. Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường tập trung: Là quyền chọn được tiêu chuẩn hóa về quy mô, số lượng, giá thực hiện và ngày đáo hạn, được giao dịch trên các thị trường tập trung như Chicago Board of Trade, TTCK New York…Do đó, tính minh bạch của thị trường rất cao, thể hiện ở chỗ giá cả, số lượng của hợp đồng giao dịch được công bố chi tiết vào cuối ngày giao dịch, làm dữ liệu tham khảo cho các ngày giao dịch tiếp theo hoặc cho nhiều mục đích khác. Đặc biệt, các hợp đồng quyền chọn này có thể được dễ dàng chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư, điều này cho thấy tính thanh khoản cao của các hợp đồng quyền chọn được giao dịch trên các thị trường tập trung kiểu này. Trên thế giới, thị trường giao dịch quyền chọn theo kiểu này chiếm tỉ trọng rất lớn, khoảng 98% tổng giá trị giao dịch quyền chọn của thế giới. 1.2.2.2. Giao dịch quyền chọn trên thị trƣờng phi tập trung. Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC): Là thỏa thuận mua bán giữa hai bên, theo đó quyền chọn được người bán đưa ra theo thỏa thuận với người mua nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của một người mua, chúng không được giao dịch trên các sở giao dịch tập trung. Hợp đồng thường được giao dịch giữa các đối tác liên ngân hàng, hoặc giữa ngân hàng với khách hàng là các cá
  20. 8 nhân, doanh nghiệp. Do các hợp đồng quyền chọn không được chuẩn hóa, chi tiết của hợp đồng là thỏa thuận giữa các bên, nên tính linh hoạt đối với các hợp đồng này là rất cao, đáp ứng được các nhu cầu cá biệt của các khách hàng. Dù vậy, các giao dịch quyền chọn phi tập trung kiểu này chỉ chiếm khoảng 2% giá trị giao dịch quyền chọn trên thế giới. 1.3. Đặc điểm của quyền chọn chứng khoán. 1.3.1. Mua quyền chọn chứng khoán là mua quyền để thực hiện hợp đồng. Đây là đặc điểm cơ bản nhất và là yếu tố hấp dẫn của hợp đồng quyền chọn so với các hợp đồng mua bán cổ phiếu khác. Một người đã mua hợp đồng quyền chọn có quyền thực hiện hợp đồng khi thị trường biến động thuận lợi hoặc không có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng khi thị trường biến động bất lợi. Trong khi đó đối với các hợp đồng mua bán cổ phiếu thông thường thì khi hợp đồng đến hạn, cả hai bên tham gia ký kết hợp đồng buộc phải thực hiện hợp đồng. 1.3.2. Những tiêu chuẩn của hợp đồng quyền chọn chứng khoán. Ngày nay dù giao dịch trên thị trường tập trung hay phi tập trung, hợp đồng quyền chọn cổ phiếu tuân thủ một số tiêu chuẩn nhất định về: Số lượng, ngày đáo hạn, giá thực hiện.  Về số lƣợng: Thông thường ở các thị trường của Mỹ, số lượng cổ phiếu mua bán trên một hợp đồng quyền chọn là 100 cổ phiếu, ở Úc là 1.000 cổ phiếu.  Ngày tháng đáo hạn: Một trong những điều khoản để mô tả hợp đồng quyền chọn về cổ phiếu là tháng xảy ra ngày đáo hạn của hợp đồng. Quyền chọn cổ phiếu có chu kỳ tháng giêng bao gồm: tháng giêng, tháng tư, tháng bảy, tháng mười; chu kỳ tháng hai bao gồm: tháng hai, tháng năm, tháng tám, tháng mười một; chu kỳ tháng ba bao gồm: tháng ba, tháng sáu, tháng chín, tháng mười hai. Ngày đáo hạn chính xác là vào lúc 22 giờ 59 phút (theo giờ của trung tâm giao dịch) ngày thứ bảy của tuần lễ thứ ba của tháng đáo hạn. Theo thông lệ, nhà đầu tư có thời gian đến 16 giờ 30 phút của ngày thứ sáu trước đó để chỉ thị cho nhà môi giới thực hiện hợp đồng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2