Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An
lượt xem 11
download
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng quản lý huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa, tỉnh Long An giai đoạn 2017 – 2019. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý huy động vốn tại chi nhánh giai đoạn 2020 - 2025.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------- PHAN TẤN TIẾN QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 8.34.01.01 Thủ Thừa, Năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN -------------------------------- PHAN TẤN TIẾN QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 8.34.01.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN THỊ HỒNG Thủ Thừa, Năm 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Phan Tấn Tiến
- ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý Thầy (Cô) Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Thủ Thừa đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong thời gian học tập tại Trường theo chương trình Cao học. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô TS. Đoàn Thị Hồng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tác giả nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đến lúc hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc, các anh chị đang công tác tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An đã hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu giúp tác giả hoàn thành luận văn. Sau cùng, tác giả cảm ơn tất cả các giảng viên của Khoa sau đại học và Quan hệ quốc tế trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tận tình truyền đạt những kiến thức cần thiết, cảm ơn tất cả các bạn lớp cao học Quản trị kinh doanh khoá 1 đã đồng hành cùng tác giả trong suốt 2 năm học tập. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy (Cô) và các anh chị học viên./. Trân trọng cảm ơn! Học viên thực hiện luận văn Phan Tấn Tiến
- iii NỘI DUNG TÓM TẮT Nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu, rộng với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, muốn làm được điều đó trước hết chúng ta phải có vốn. Ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn, trong những năm qua, cũng như các NHTM khác trên địa bàn, Agribank chi nhánh Thủ Thừa đã huy động được một lượng vốn đáng kể, là cơ sở để mở rộng đầu tư tín dụng, cung cấp vốn cho đông đảo khách hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Xuất phát từ vấn đề trên, luận văn này được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá thực trạng quản lý huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa giai đoạn 2017 – 2019. Qua đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa thời gian tới. Kết quả nghiên cứu đã giải quyết được vấn đề đặt ra: Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa một cách cụ thể các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến vốn huy động tại ngân hàng thương mại; Thứ hai, luận văn đã phân tích, đánh giá một cách chi tiết thực trạng quản lý huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa giai đoạn 2017 – 2019. Trên cơ sở đó, luận văn đã chỉ ra các điểm mạnh, điểm tồn tại cũng như nguyên nhân những tồn tại tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa trong giai đoạn nghiên cứu; Thứ ba, trên cơ sở những hạn chế đó, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa. Thêm vào đó, nghiên cứu cần được xem như là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu này và là những vấn đề mới gợi mở cho những người quan tâm tiếp tục nghiên cứu làm rõ./.
- iv ABSTRACT Our country is in the process of deep and wide integration with other countries in the region and around the world. First of all, we must have capital to do that. Being aware of the importance of capital sources, over the past years, like other commercial banks in the area, Agribank Thu Thua branch has mobilized a considerable amount of capital, which is the basis for credit investment expansion. providing capital to numerous customers to expand production and business, contributing to local economic development. Stemming from the above problem, this thesis is done to analyze and evaluate the current situation of capital mobilization management at Thu Thua branch Agribank in the period of 2017 - 2019. Thereby, offering some solutions to improve Effective capital mobilization management at Agribank Thu Thua branch next time. The research results have solved the posed problem: Firstly, the thesis has concretely codified the basic theoretical issues related to capital mobilized at commercial banks; Second, the thesis has analyzed and evaluated in detail the current situation of capital mobilization management at Agribank Thu Thua branch in the period of 2017 - 2019. On that basis, the thesis has pointed out strengths and shortcomings as well as the cause of the shortcomings at Agribank Thu Thua branch in the research period; Thirdly, on the basis of those limitations, the thesis proposes a number of solutions to improve the efficiency of capital mobilization management at Agribank Thu Thua branch. In addition, research should be seen as a useful reference for researchers interested in this field of research and as a new prompt for those interested to continue research./.
- v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... .ii NỘI DUNG TÓM TẮT ................................................................................................ iii ABSTRACT .................................................................................................................. iv MỤC LỤC ..................................................................................................................... .v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... ...ix DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU .................................................................................. ....x DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................. ...xi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 1 2.1. Mục tiêu chung................................................................................................... 1 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2 7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN ............................... 3 8. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................................ 3 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .................................................................................. 4 CHƯƠNG 1 .................................................................................................................. 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................ 5 1.1. Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại ............................................................ 5 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại .............................................................. 5 1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại ....................................................... 5
- vi 1.1.3. Các hoạt động của ngân hàng thương mại ................................................. 7 1.2. Tổng quan về nguồn vốn của ngân hàng thương mại .................................... 10 1.2.1. Khái niệm về nguồn vốn trong ngân hàng thương mại ............................ 10 1.2.2. Cơ cấu về nguồn vốn trong ngân hàng thương mại ................................. 10 1.2.3. Các nguyên tắc huy động vốn .................................................................. 11 1.3. Cơ sở lý luận về quản lý huy động vốn của ngân hàng thương mại ............. 12 1.3.1. Khái niệm về quản lý huy động vốn ........................................................ 12 1.3.2. Mục tiêu của quản lý huy động vốn ......................................................... 12 1.3.3. Các nguyên tắc quản lý huy động vốn ..................................................... 13 1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại .. 15 1.3.5. Xử lý quan hệ giữa rủi ro và chi phí trong quản lý huy động vốn ........... 18 1.3.6. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý huy động vốn trong ngân hàng thương mại....................................................................................... 20 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý huy động vốn vốn tại ngân hàng thương mại ......................................................................................................... 21 1.4.1. Các nhân tố chủ quan ............................................................................... 21 1.4.2. Các nhân tố khách quan ........................................................................... 23 1.5. Kinh nghiệm quản lý huy động vốn của một số chi nhánh ngân hàng thương mại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An ... 24 1.5.1. Kinh nghiệm quản lý huy động vốn của một số chi nhánh ngân hàng thương mại Việt Nam ............................................................................. 24 1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An .......................... 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 26 CHƯƠNG 2 ................................................................................................................ 27 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN ................................................................................ 27
- vii 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An ................................................... 27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................... 27 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận ............................................. 29 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...................................... 30 2.2. Thực trạng quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An ........... 32 2.2.1. Sự biến động nguồn vốn thời gian qua .................................................... 32 2.2.2. Tình hình tăng trưởng nguồn vốn huy động ............................................ 35 2.2.3. Phân tích kết quả huy động vốn theo kỳ hạn và đối tượng khách hàng .. 36 2.2.4. Phân tích hoạt động huy động vốn theo loại tiền tệ ................................. 38 2.2.5. Cơ cấu nguồn vốn theo địa bàn huy động ................................................. 41 2.2.6. Lãi suất huy động vốn .............................................................................. 43 2.2.7. Chi phí huy động vốn ............................................................................... 44 2.2.8. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn ..................................... 46 2.2.9. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý huy động vốn vốn .......... 48 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An ........................................................................................................................ 50 2.3.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 50 2.3.2. Những hạn chế và vấn đề còn tồn tại ...................................................... 51 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................. 53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 55 CHƯƠNG 3 ................................................................................................................ 56 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN ................................................ 56 3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và mục tiêu thực hiện quản lý huy động vốn của Chi nhánh huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An giai đoạn 2020 - 2025 ......................................................... 56
- viii 3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam ...................................................................... 56 3.1.2. Mục tiêu thực hiện của Chi nhánh Huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An ....... 57 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An ...................................................................................................... 57 3.2.1. Đa dạng các hình thức huy động vốn ....................................................... 57 3.2.2. Xây dựng một chiến lược khách hàng hợp lý .......................................... 58 3.2.3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng ............................ 59 3.2.4. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, hấp dẫn ..................................... 62 3.2.5. Đổi mới quản lý, phong cách giao dịch, chú trọng đào tạo nâng cao trìnhđộ đội ngũ cán bộ.............................................................................. 63 3.2.6. Tăng cường kiểm tra kiểm soát và kiểm soát việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ huy động vốn một cách nghiêm túc nhằm hạn chế rủi ro ....... 65 3.3. Một số kiến nghị ................................................................................................ 66 3.3.1. Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An.. ...... 66 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An ................................................................................. 67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 68 KẾT LUẬN ............................................................................................................... .69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... .70
- ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU NỘI DUNG DIỄN GIẢI Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt 1 Agribank Nam (Bank for Agriculture) Agribank chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt 2 Thủ Thừa Nam - Chi nhánh Huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt 3 Agribank Long An Nam - Chi nhánh tỉnh Long An 4 ATM Thẻ rút tiền tự động (Automated Teller Machine) 5 DV Dịch vụ 6 HĐKD Hoạt động kinh doanh 7 HĐV Huy động vốn 8 KH Khách hàng 9 KHCN Khách hàng cá nhân 10 KHDN Khách hàng doanh nghiệp 11 KKH Không kỳ hạn 12 NH Ngân hàng 13 NHNN Ngân hàng nhà nước 14 NHTM Ngân hàng thương mại 15 QĐ Quyết định 16 SPDV Sản phẩm dịch vụ 17 TCKT Tổ chức kinh tế 18 TCTD Tổ chức tín dụng 19 TGTK Tiền gửi tiết kiệm 20 TK Tiết kiệm 21 UTĐT Ủy thác đầu tư 22 VND Việt Nam đồng
- x DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Thứ tự Tên bảng Trang Bảng 2.1 Cơ cấu dư nợ cho vay tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa 31 Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank chi nhánh Thủ 31 Thừa Bảng 2.3 Phân tích các hình thức huy động vốn tại Agribank chi nhánh 34 Thủ Thừa giai đoạn 2017 – 2019 Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Agribank 34 chi nhánh Thủ Thừa giai đoạn 2017 – 2019 Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Agribank 36 chi nhánh Thủ Thừa giai đoạn 2017 – 2019 Bảng 2.6 Cơ cấu huy động vốn thời gian tại Agribank chi nhánh Thủ 37 Thừa giai đoạn 2017 – 2019 Bảng 2.7 Tăng trưởng nguồn vốn huy động tại Agribank chi nhánh Thủ 37 Thừa giai đoạn 2017 – 2019 Bảng 2.8 Huy động vốn theo loại tiền tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa 38 giai đoạn 2017 – 2019 Bảng 2.9 Huy động vốn theo nội tệ tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa 39 giai đoạn 2017 – 2019 Bảng 2.10 Huy động vốn theo ngoại tệ tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa 40 giai đoạn 2017 – 2019 Bảng 2.11 Huy động vốn theo ngoại tệ tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa 42 giai đoạn 2017 - 2019 Bảng 2.12 Lãi suất huy động nội tệ trên địa bàn tại thời điểm 31/12/2019 43 Bảng 2.13 Chi phí huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa giai 44 đoạn 2017 - 2019 Bảng 2.14 Tình hình huy động, sử dụng vốn ngắn hạn tại Agribank chi 46 nhánh Thủ Thừa giai đoạn 2017 - 2019 Bảng 2.15 Tình hình huy động, sử dụng vốn trung - dài hạn tại Agribank 47 chi nhánh Thủ Thừa giai đoạn 2017 - 2019 Bảng 2.16 Số liệu tính toán thu chi lãi cho vay và huy động tại Agribank 48 chi nhánh Thủ Thừa giai đoạn 2017 - 2019
- xi DANH MỤC HÌNH VẼ Thứ tự Tên hình vẽ Trang Hình 1.1 Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 5 Hình 1.2 Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của ngân hàng thương mại 7 Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 29 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Thủ Thừa giai đoạn Hình 2.2 32 2017 – 2019 Các hình thức huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa Hình 2.3 33 giai đoạn 2017 - 2019 Tỷ trọng huy động vốn theo loại tiền tại Agribank chi nhánh Hình 2.4 39 Thủ Thừa giai đoạn 2017 - 2019 Tỷ trọng vốn huy động theo địa bàn tại Agribank chi nhánh Thủ Hình 2.5 42 Thừa giai đoạn 2017 - 2019
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đối với các NHTM với tư cách là một doanh nghiệp, một chế tài trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại có một vai trò hết sức quan trọng. NHTM là đơn vị chủ yếu cung cấp vốn thu lãi. Nhưng để cung cấp đủ vốn đáp ứng nhu cầu thị trường, ngân hàng sẽ phải huy động vốn từ bên ngoài. Tại Việt Nam việc huy động vốn của NHTM còn nhiều bất hợp lý, điều này dẫn tới chi phí vốn cao, quy mô không ổn định, việc tài trợ cho các danh mục tài sản không còn phù hợp với quy mô, kết cấu từ đó làm hạn chế khả năng sinh lời, buộc ngân hàng phải đối mặt với các loại rủi ro... Do đó, việc tăng cường huy động vốn từ bên ngoài với chi phí hợp lý và sự ổn định cao là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An là một chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngay từ khi thành lập, ngân hàng đã không ngừng từng bước lớn mạnh bắt nhịp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Thấy được tầm quan trọng của công tác huy động vốn và sử dụng vốn đối với hoạt động của mình, chi nhánh đã đề ra rất nhiều những biệm pháp để cải thiện. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An” làm luận văn Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa, tỉnh Long An giai đoạn 2017 – 2019. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý huy động vốn tại chi nhánh giai đoạn 2020 - 2025.
- 2 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An giai đoạn 2017 - 2019; - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An giai đoạn 2020 - 2025. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu hỏi 1: Thực trạng quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An giai đoạn 2017 - 2019 như thế nào? Câu hỏi 2: Giải pháp nào giúp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An nâng cao hiệu quả quản lý huy động vốn giai đoạn 2020 - 2025? 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại và thực tiễn quản lý huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa, tỉnh Long An. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa, tỉnh Long An. Về thời gian: Giai đoạn 2017 - 2019. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phương pháp định tính như: Phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp diễn giải, phương pháp phân tích,… để đánh giá thực trạng quản lý huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa giai đoạn 2017 - 2019. Qua đó, cho đó thấy được những điểm mạnh, điểm yếu trong việc quản lý huy động vốn tại Chi nhánh và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm hiệu quả quản lý huy động vốn tại ngân hàng. Phương pháp thu thập số liệu: (i) Thu thập số liệu thứ cấp: Tài liệu thu thập từ các số liệu thống kê trên các báo cáo thường niên của phòng Kế toán và các phòng có liên quan; và (ii) Thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin qua việc
- 3 phỏng vấn một số lãnh đạo ngân hàng, lãnh đạo chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc, các nhân viên bộ phận, giao dịch viên kế toán. Phương pháp phân tích số liệu: Dùng phương pháp thống kê mô tả mô tả những đặc tính cơ bản của tài liệu, dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu để phân tích đánh giá kết quả hoạt động quản lý huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa. 7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Kết quả nghiên cứu của luận văn phần nào tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý vốn huy động tại các NHTM, vai trò của nó đối với hoạt động của NHTM, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn huy động và tổng kết những bài học kinh nghiệm trong quản trị nguồn vốn tại NHTM. Dựa trên thực trạng quản lý vốn huy động tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa, luận văn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn huy động tại Chi nhánh Thủ Thừa. Thêm vào đó, hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu sâu hơn về quản trị nguồn vốn tại ngân hàng thương mại. 8. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRƯỚC - Luận văn thạc sỹ (2015) của Nguyễn Thị Quỳnh Như với đề tài “Giải pháp phát triển huy động vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh”. Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. - Luận văn thạc sỹ (2015) của Nguyễn Thị Thu Hằng với đề tài “Quản trị nguồn vốn huy động tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên”. Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. - Luận văn thạc sỹ (2016) của Võ Quốc Khánh với đề tài “Quản trị nguồn vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Ninh”. Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. - Luận văn thạc sỹ (2019) của Nguyễn Kim Minh với đề tài “Quản lý vốn huy động tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Long An”. Trường đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã đề ra các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại các ngân hàng thương mại khác nhau. Tuy nhiên, do đặc thù tại mỗi địa phương khác nhau mà ngân hàng sẽ đề ra các giải pháp thích hợp trong việc
- 4 quản lý vốn huy động tại ngân hàng và hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về đề tài này tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa giai đoạn 2017 – 2019 nên đề tài là không trùng lắp. 9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU Ngoài phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các sơ đồ, hình vẽ thì nội chung chính của nghiên cứu được chia thành 3 chương. Nội dung các chương được tóm tắt như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận ngân hàng thương mại và quản lý vốn huy động tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản lý vốn huy động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn huy động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.
- 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16 tháng 06 năm 2010, tại Điều 4 có nêu: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân”. “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Như vậy, có thể hiểu NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với các hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác theo quy định pháp luật nhằm mục tiêu lợi nhuận. 1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại Hình 1.1. Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Các hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM Chức năng trung gian tín dụng Chức năng trung gian thanh toán Hoạt động huy Hoạt động sử - Dịch vụ thanh toán và ngân động vốn dụng vốn quỹ - Bảo lãnh - Kinh doanh ngoại tệ - Vốn chủ sở hữu - Hoạt động tín dụng - Ủy thác, đại lý - Tiền gửi tiết kiệm - Hoạt động đầu tư - Kinh doanh chứng khoán. - Tiền gửi giao dịch - Phát hành chứng khoán - Vay các NH khác - Hoạt động khác Nguồn: Tổng hợp của tác giả
- 6 Chức năng trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của một NHTM, chức năng này không những cho thấy bản chất của NHTM mà còn cho thấy nhiệm vụ chính yếu của NHTM. Trong chức năng này - NHTM đóng vai trò là người trung gian đứng ra tập trung, huy động nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế (bao gồm tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, vốn bằng tiền của các đơn vị, tổ chức kinh tế...) biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay (cấp tín dụng) đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội. Thông qua chức năng này, nhờ nguồn vốn lớn và luân chuyển liên tục sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Chức năng trung gian thanh toán và cung ứng phương tiện thanh toán là chức năng quan trọng, không những thể hiện khá rõ bản chất của NHTM mà còn cho thấy tính chất “đặc biệt” trong hoạt động của NHTM. NHTM đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa người mua, người bán... để hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau. Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, NHTM trở thành người thủ quỹ và là trung tâm thanh toán của xã hội. Nhờ thực hiện chức năng này, cho phép làm giảm bớt khối lượng tiền mặt lưu hành, tăng khối lượng thanh toán chuyển khoản, làm giảm bớt chi phí cho xã hội về in tiền, bảo quản, vận chuyển tiền tệ, tiết kiệm chiều chi phí về giao dịch thanh toán...Nhờ chức năng này mà hệ thống NHTM góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển Tiền - Hàng, qua đó các mối quan hệ kinh tế - xã hội được thực hiện cả trên bình diện quốc nội lẫn trên bình diện quốc tế. Điều này không những chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội trong nước phát triển, mà còn thúc đẩy các quan hệ kinh tế thương mại và tài chính tín dụng quốc tế phát triển. Chức năng cung ứng dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan đó là các dịch vụ mà chỉ có các ngân hàng với những ưu thế của nó mới có thể thực hiện được một cách trọn vẹn và đầy đủ. Các dịch vụ gắn liền với hoạt động ngân hàng không những cho phép NHTM thực hiện tốt yêu cầu của khách hàng mà còn hỗ trợ tích cực để NHTM thực hiện tốt hơn chức năng thứ nhất và thứ hai của NHTM. Một số hoạt động cụ thể trong chức năng này có thể kể đến như các dịch vụ về ngân quỹ, kiều hối, chuyển tiền nhanh, ủy thác, tư vấn đầu tư, ngân hàng điện tử (E-banking),…
- 7 Đây là ba chức năng cơ bản của một NHTM, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, vì vậy đòi hỏi sự định hướng hoạt động của một NHTM phải được xây dựng theo cách trải đều trên tất cả các chức năng này nhưng vẫn phải đảm bảo được tính đồng bộ. Nếu một NHTM hoạt động trên nền tảng quá chú trọng vào một chức năng mà xem nhẹ các chức năng khác sẽ dẫn đến hệ quả là hoạt động của NHTM này sẽ ngày càng trở nên đơn điệu, thiếu tính phối hợp và hiệu quả mang lại chắc chắn sẽ không cao. Nếu các NHTM đều chú trọng tất cả các chức năng và nhiệm vụ của mình, thì không những làm cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, tỷ suất lợi nhuận cao hơn, mà còn có khả năng phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Phối hợp hài hòa và coi trọng các chức năng này thì các NHTM sẽ có cơ hội đứng vững hơn trong cuộc chạy đua trên thị trường. 1.1.3. Các hoạt động của ngân hàng thương mại Hình 1.2. Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của ngân hàng thương mại Các nghiệp vụ kinh doanh của NHTM Nghiệp vụ huy Nghiệp vụ sử Nghiệp vụ trung gian, động vốn dụng vốn dịch vụ ngân hàng Nguồn vốn phát sinh Cho vay Dịch vụ trung gian Nguồn vốn quản lý Chiết khấu Dịch vụ kinh doanh và huy động Đầu tư, liên doanh vàng bạc, ngoại tệ Nguồn vốn đi vay Dịch vụ nhận ủy thác Trả tiền gửi, tiền vay, chi Thu lãi tiền vay, tiền Thu hoa hồng từ các dịch phí hoạt động kinh doanh đầu tư, liên doanh vụ trung ian Lợi nhuận Tổng chi phí Nghiệp vụ trung gian, dịch vụ ngân hàng trước thuế Thuế thu nhập Lợi nhuận ròng Các quỹ ngân hàng Nguồn: Nguyễn Đăng Dờn, 2017
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn