intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

23
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về quản lý nợ có vấn đề của ngân hàng thương mại, đánh giá thực trạng quản lý nợ có vấn đề tai Saigonbank để đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nợ có vấn đề của Saigonbank trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các số liệu và thông tin sử dụng trong luận văn này đều trung thực, có nguồn gốc thu thập từ thực tế, đƣợc công bố trên các báo, tạp chí chuyên ngành của cơ quan Nhà nƣớc, đƣợc đăng tải trên các website trong và ngoài nƣớc. Tác giả luận văn ĐINH VŨ ANH TUẤN
  2. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 2.Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2 3.Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 4.Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 5.Kết cấu luận văn ................................................................................................. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ CÓ VẤN ĐỀ VÀ QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................ 4 1.1 TỔNG QUAN VỀ NỢ CÓ VẤN ĐỀ CỦA NHTM ..................................... 4 1.1.1 Khái niệm nợ có vấn đề ................................................................................ 4 1.1.2 Phân loại nợ có vấn đề .................................................................................. 7 1.2 QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ CỦA NHTM .................................................. 8 1.2.1 Khái niệm quản lý nợ có vấn đề ................................................................... 8 1.2.2 Phòng ngừa nợ có vấn đề .............................................................................. 8 1.2.3 Quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề ...................................................... 9 1.2.3.1 Dấu hiệu của khoản vay có vấn đề................................................................... 9 1.2.3.2 Phân tích nguyên nhân của khoản nợ có vấn đề ............................................ 12 1.2.3.3 Thu hồi nợ ...................................................................................................... 14 1.2.3.4 Biện pháp xử lý những khoản nợ có vấn đề ................................................... 14 1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nợ có vấn đề: ................................ 18 1.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI CÁC NHTM TRONG NƢỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI ........................................................... 19 1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nợ có vấn đề của Vietinbank ................................... 19 1.3.1.1 Quy trình quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank .............................................. 20
  3. 1.3.1.2 Tổ chức nhân sự quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank: .................................. 21 1.3.1.3 Một số biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả tại Vietinbank: ............................... 22 1.3.1.4 Bài học kinh nghiệm từ Vietinbank: .............................................................. 24 1.3.2 Kinh nghiệm quản lý nợ có vấn đề của Malaysia....................................... 24 1.3.2.1 Vai trò của nhà nước trong quản lý nợ có vấn đề của NHTM ....................... 24 1.3.2.2 Một vài gợi ý cho xử lý nợ có vấn đề tại Việt Nam ....................................... 27 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................... 28 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÕN CÔNG THƢƠNG................................................... 29 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƢƠNG ........................................................................................................... 29 2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng................. 29 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................... 29 2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Saigonbank) ................................................................... 29 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Saigonbank trong những năm gần đây ........................................................................................................................ 30 2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn ................................................................................ 30 2.1.2.2 Hoạt động cho vay.......................................................................................... 30 2.1.2.3 Các hoạt động khác ........................................................................................ 32 2.1.2.4 Kết quả kinh doanh ....................................................................................... 32 2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÕN CÔNG THƢƠNG................................................................ 33 2.2.1 Tình hình nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng ...... 33 2.2.2 Các quy định điều chỉnh công tác quản lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng ............................................................................. 39 2.2.3 Tổ chức quản lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng ................................................................................................................. 40 2.2.3.1 Tổ chức quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương ....................................................................................................................... 40 2.2.3.2 Tổ chức quản lý nợ có vấn đề ........................................................................ 41 2.2.4 Thực trạng quản lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng ................................................................................................................. 42 2.2.4.1 Phòng ngừa và phát hiện nợ có vấn đề .......................................................... 42
  4. 2.2.4.2 Hoạt động kiểm tra sau khi cho vay ............................................................... 46 2.2.4.3 Công tác phân loại nợ .................................................................................... 47 2.2.4.4 Phương pháp quản lý khi phát hiện khoản nợ có vấn đề ............................... 48 2.2.4.5 Các biện pháp xử lý nợ có vấn đề .................................................................. 51 2.2.4.6 Công tác trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro ................................................. 57 2.2.5 Khảo sát cán bộ tín dụng về hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Sài gòn Công Thƣơng ........................................................................................ 58 2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÕN CÔNG THƢƠNG................................................. 589 2.3.1 Kết quả đạt đƣợc ......................................................................................... 59 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ......................................................... 62 2.3.2.1 Hạn chế .......................................................................................................... 62 2.3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế .............................................................................. 64 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................... 71 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÕN CÔNG THƢƠNG.............................. 72 3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÕN CÔNG THƢƠNG .............................................................................................. 72 3.1.1 Định hƣớng phát triển: ................................................................................ 72 3.1.1.1 Định hướng hoạt động của Saigonbank giai đoạn 2013-2017 ..................... 72 3.1.1.2 Các chỉ tiêu hoạt động giai đoạn 2013 - 2017 ............................................... 72 3.1.2 Định hƣớng quản lý nợ có vấn đề tại Saigonbank giai đoạn 2013 - 2017 . 72 3.2 CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GON CÔNG THƢƠNG ...................................... 73 3.2.1 Ban hành quy trình quản lý nợ có vấn đề áp dụng trong nội bộ ngân hàng ...................................................................................................................... 73 3.2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay ...... 74 3.2.3 Nâng cao năng lực khai thác, xử lý thông tin để phòng ngừa cho vay không hiệu quả và phát hiện kịp thời nợ có vấn đề ............................................. 75 3.2.4 Vận dụng kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ để phát hiện nợ có vấn đề ..... 75 3.2.5 Nâng cao năng lực thẩm định cho vay........................................................ 76 3.2.6 Phân định trách nhiệm của các bộ phận trong quản lý nợ có vấn đề ......... 77 3.2.7 Các giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ trong xử lý nợ có vấn đề ................... 77
  5. 3.2.7.1 Đối với các khoản nợ có dấu hiệu rủi ro ...................................................... 77 3.2.7.2 Đối với những khoản nợ xấu ......................................................................... 78 3.2.8 Đa dạng hoá các biện pháp xử lý nợ .......................................................... 79 3.2.9 Hoàn thiện các nghiệp vụ hỗ trợ xử lý nợ có vấn đề .................................. 81 3.2.9.1 Hoàn thiện công tác định giá TSBĐ .............................................................. 81 3.2.9.2 Củng cố hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Saigonbank (SGBF).................................................................................................... 81 3.2.10 Nâng cao vai trò quản lý rủi ro tín dụng, thực hiện quản lý rủi ro tín dụng tập trung ...................................................................................................... 82 3.2.10.1 Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung, thành lập bộ phận quản lý rủi ro .............................................................................................................. 82 3.2.10.2 Quản lý rủi ro danh mục và rủi ro nghiệp vụ .............................................. 83 3.2.10.3 Xây dựng chính sách tín dụng và chiến lược rủi ro tín dụng phù hợp ........ 84 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CẤP QUẢN LÝ VĨ MÔ............ 84 3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nƣớc ....................................................................... 84 3.3.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng ............................................................................................................................ 84 3.3.1.2 Hạn chế biến động trong chính sách kinh tế ................................................. 86 3.3.1.3 Hoàn thiện hoạt động của VAMC .................................................................. 86 3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN............................................................................ 87 3.3.2.1 Hoàn thiện quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro ....................... 87 3.3.2.2 Tiếp tục hoàn thiện hoạt động của CIC ......................................................... 88 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................... 88 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 90 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3 Phụ lục 4 Phụ lục 5 Phụ lục 6 Phụ lục 7
  6. Phụ lục 8 Phụ lục 9 Phụ lục 10
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AMC (Asset Management Company) : Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản BCTC : Báo cáo tài chính CBTD : Cán bộ tín dụng CIC (Credit Information Center) : Trung tâm thông tin tín dụng NHNN HĐKD : Hoạt động kinh doanh NHNN : Ngân Hàng Nhà nƣớc NHTM : Ngân Hàng Thƣơng Mại NVTD : Nhân viên tín dụng RRTD : Rủi ro tín dụng Saigonbank : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn Công Thƣơng SXKD : Sản xuất kinh doanh TCTD : Tổ chức tín dụng TMCP : Thƣơng mại cổ phần TP.HCM : Thành Phố Hồ Chí Minh TSBĐ : Tài sản bảo đảm UBND : Ủy Ban Nhân Dân VAMC : Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam Vietinbank : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam XHTD : Xếp hạng tín dụng
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn hoạt động của Saigonbank ...................................... 30 Bảng 2.2: Cơ cấu dƣ nợ cho vay của Saigonbank theo thời hạn ............................... 31 Bảng 2.3: Cơ cấu dƣ nợ cho vay của Saigonbank theo đối tƣợng khách .................. 32 Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của Saigonbank ......................................................... 32 Bảng 2.5: Tổng hợp nợ có vấn đề của Saigonbank qua các năm ................................ 34 Bảng 2.6: Tình hình các nhóm nợ xấu của Saigonbank .............................................. 35 Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu trong các nhóm ngành của Saigonbank ................................. 36 Bảng 2.8: Dƣ nợ Nhóm 1 đã cơ cấu thời hạn trả nợ theo Quyết định 780/2012/QĐ- NHNN của Saigonbank ............................................................................... 38 Bảng 2.9: Dƣ nợ đã XLRR chƣa thu hồi đƣợc tại Saigonbank................................... 39 Bảng 2.10: Kết quả phân loại khách hàng theo hệ thống chấm điểm XHTD của Saigonbank .................................................................................................. 48 Bảng 2.11: Tình hình dƣ nợ theo TSBĐ của Saigonbank ........................................... 55 Bảng 2.12: Kết quả thu hồi nợ qua biện pháp pháp lý của Saigonbank ...................... 56 Bảng 2.13: Tình hình trích lập, sử dụng DPRR và thu hồi nợ đã xử lý bằng DPRR .. 57 Bảng 2.14: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại Saigonbank .... 59
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu 2.1: Tình hình dƣ nợ cho vay của Saigonbank ................................................... 31 Biểu 2.2: Tỷ lệ Nợ nhóm 2 và Nợ xấu trên tổng dƣ nợ cho vay của Saigonbank ....... 34 Biểu 2.3: So sánh tỷ lệ nợ xấu Saigonbank và bình quân ngành ................................. 59 Biểu 2.4: Tỷ lệ nợ xấu các NHTM Việt Nam năm 2012 ............................................ 60
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 2012, lần đầu tiên sau gần 10 năm, tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đƣợc NHNN công bố đạt mức trên 8%. Vấn đề xử lý nợ xấu ngân hàng đã trở thành một trong những đề tài nổi cộm không chỉ ở từng ngân hàng thƣơng mại mà cả trong các kỳ họp lãnh đạo cấp cao, các diễn đàn, hội thảo ... Kết quả đến cuối tháng 8 năm 2013, mặc dù tỷ lệ nợ xấu đƣợc công bố có giảm, nhƣng vẫn ở mức cao và chất lƣợng tín dụng của hệ thống NHTM có thực sự khả quan hơn hay không thì còn nhiều ý kiến khác nhau. Đồng thời, những giải pháp cho tình trạng nợ xấu cao hiện nay dƣờng nhƣ vẫn còn đang trong quá trình tìm kiếm. Nhìn lại quá khứ, có thể thấy tình trạng này cũng đã từng xảy ra ở trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới. Nó có thể là kết quả của các đợt khủng hoảng kinh tế và ngƣợc lại nó cũng có thể là nguyên nhân gây ra những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Nhiều bài học kinh nghiệm đã đƣợc rút ra, nhiều biện pháp xử lý đã đƣợc áp dụng, nhƣng có thể nói không có một công thức chung hoàn toàn nào cho việc xử lý các khoản nợ này. Đó là do mỗi quốc gia, mỗi ngân hàng, mỗi thời kỳ khác nhau có những đặc thù riêng. Đối với các ngân hàng thƣơng mại, dù trong thời kỳ nào thì các khoản nợ vay không hoặc có khả năng không thu hồi đƣợc luôn là một trong những khoản mục tài sản đƣợc quan tâm hàng đầu. Nhất là khi hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng thì các khoản nợ này thậm chí có thể quyết định tính sống còn của ngân hàng. Tại Saigonbank, hoạt động tín dụng mang lại đến 80% thu nhập hàng năm, chất lƣợng tín dụng trong từng thời kỳ sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả kinh doanh. Vì vậy việc đảm bảo thu hồi vốn từ các khoản nợ vay là mục tiêu tuyệt đối mà ngân hàng hƣớng đến. Trên cơ sở đó, ban lãnh đạo ngân hàng đã có những các tổ chức về nhân sự, cơ chế, chính sách để quản lý các khoản vay có vấn đề. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, công tác quản lý các khoản nợ có vấn đề tại Saigonbank hiện nay còn nhiều hạn chế
  11. 2 Với bề dày hoạt động trên 25 năm, Saigonbank đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trƣờng của đất nƣớc và từng là ngân hàng đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực hoạt động nhƣ cho vay, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ ATM, có thể nói ngân hàng đã đạt đƣợc những thành quả nhất định. Song đến nay, so với các ngân hàng thƣơng mại khác của Việt Nam về quy mô hoạt động tín dụng thì Saigonbank còn rất khiêm tốn. Là cán bộ làm công tác tín dụng tại Saigonbank, tác giả nhận thấy một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển của Saigonbank trong thời gian gần đây là hạn chế về năng lực quản lý các khoản nợ vay không hoặc có khả năng không thu hồi đƣợc, hay gọi tắt là các khoản nợ có vấn đề, nhằm giảm thiểu tổn thất xảy ra trong hoạt động tín dụng. Xuất phát từ thực tế đó tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình là "Quản lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn Công Thƣơng". 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về quản lý nợ có vấn đề của ngân hàng thƣơng mại, đánh giá thực trạng quản lý nợ có vấn đề tai Saigonbank để đề xuất giải pháp tăng cƣờng quản lý nợ có vấn đề của Saigonbank trong thời gian tới. - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nợ có vấn đề, biện pháp phòng ngừa, phát hiện và quản lý nợ có vấn đề; kinh nghiệm quản lý, xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề tại các NHTM trong nƣớc và trên thế giới. - Phân tích thực trạng hoạt động cho vay và công tác quản lý nợ có vấn đề tại Saigonbank thông qua việc đánh giá thực trạng nợ có vấn đề từ năm 2009 đến năm 2012; chính sách tín dụng, quy trình, quy chế liên quan đến hoạt động quản lý nợ có vấn đề; tổ chức quản lý nợ có vấn đề; và các biện pháp xử lý nợ có vấn đề tại Saigonbank. Từ đó, đánh giá những mặt đạt đƣợc, những hạn chế và phân tích nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý nợ có vấn đề của Saigonbank. - Trên kết quả phân tích thực trạng quản lý nợ có vấn đề của Saigonbank, cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm trong nƣớc, cũng nhƣ định hƣớng phát triển của Saigonbank, tác giả đề xuất một số giải pháp ở cấp vi mô và vĩ mô nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nợ có vấn đề tại Saigonbank.
  12. 3 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Quản lý nợ có vấn đề của Ngân hàng thƣơng mại - Phạm vi nghiên cứu: Quản lý nợ có vấn đề trong hoạt động cho vay tại Saigonbank. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2009 đến năm 2012. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng các phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp mô tả; - Phƣơng pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu dựa trên các báo cáo của các cơ quan chức năng, của Ngân hàng thƣơng mại, tài liệu trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng: trên báo, tạp chí chuyên ngành, Internet; - Phƣơng pháp so sánh: theo thời gian, theo chỉ tiêu; 5. Kết cấu luận văn Chƣơng 1: Tổng quan về quản lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng thƣơng mại. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng. Chƣơng 3: Giải pháp tăng cƣờng quản lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng.
  13. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 TỔNG QUAN VỀ NỢ CÓ VẤN ĐỀ CỦA NHTM 1.1.1 Khái niệm nợ có vấn đề Hiện nay, chƣa có một tiêu chuẩn thống nhất ở cấp độ quốc tế để phân loại chất lƣợng các khoản mục tài sản, trong đó có các khoản nợ. Việc định nghĩa Nợ có vấn đề cũng nhƣ các khoản mục tài sản giảm sút chất lƣợng ở mỗi quốc gia là khác nhau. Một điểm đáng lƣu ý là hiện nay trên thế giới các thuật ngữ nợ có vấn đề (problem loans), nợ xấu (bad loans) hay nợ không hiệu quả (non-performing loans) đƣợc sử dụng gần nhƣ tƣơng đƣơng nhau. Do đó, để có một khái niệm về nợ có vấn đề sát nhất với thực tế hoạt động tín dụng ngân hàng Việt Nam, có thể điểm qua một số định nghĩa nợ có vấn đề đang phổ biến: - Theo Nguyên trắc kế toán thừa nhận Hoa Kỳ (US GAAP), nợ có vấn đề là các khoản nợ luỹ kế quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên. Tƣơng tự, theo định nghĩa của trang web tài chính Investopedia.com, nợ có vấn đề trong hoạt động ngân hàng là các khoản nợ vay sản xuất kinh doanh quá hạn trên 90 ngày hoặc nợ vay tiêu dùng quá hạn trên 180 ngày. - Theo Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) của Uỷ ban chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, nợ có vấn đề là các khoản nợ không hiệu quả, cụ thể, đó là khoản nợ mà có chứng cứ khách quan cho thấy khả năng tổn thất, phổ biến nhất là phát sinh vấn đề có thể ảnh hƣởng đến dòng tiền trả nợ dự kiến trong tƣơng lai. Nhƣ vậy, IFRS chú trọng đến khả năng hoàn trả của ngƣời vay bất luận khoản vay đã quá hạn thanh toán hay chƣa. Phƣơng pháp để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thƣờng là phƣơng pháp phân tích dòng tiền tƣơng lai hoặc xếp hạng khoản vay. - Tổ chức xếp hạng quốc tế Moody's xác định khoản nợ có vấn đề dựa vào quy định phân loại nợ của ngân hàng. Theo cách này thì nợ có vấn đề đƣợc tính bao gồm cả nợ có vấn đề theo Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và US-
  14. 5 GAAP. Ngoài ra, theo nguyên tắc kế toán kế toán thừa nhận của một số quốc gia thì nợ có vấn đề bao gồm các khoản nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn * Khái niệm nợ có vấn đề tại Việt Nam Tại Việt Nam thời gian qua thuật ngữ "nợ xấu" thƣờng đƣợc sử dụng phổ biến hơn "nợ có vấn đề". Lý do quan trọng của thực tế này đó là nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu là những chỉ tiêu chính thống đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc dùng để đánh giá "sức khoẻ" của các ngân hàng thƣơng mại và khái niệm nợ xấu cũng đƣợc định nghĩa rõ ràng tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/4/2005 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng. Theo đó, Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) theo tiêu chuẩn phân loại nợ quy định tại quyết định này. Trƣớc khi quyết định 493/2005/QĐ-NHNN đƣa ra định nghĩa chính thức về nợ xấu, các khái niệm nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ tồn đọng đƣợc sử dụng phổ biến. Sự thay đổi này phản ánh sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng và hệ thống ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam: - Giai đoạn trƣớc năm 2000, hệ thống NHTM Việt Nam chỉ có các quy định về nợ quá hạn, nợ khó đòi phát sinh do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Các khoản nợ quá hạn trong thời kỳ này đƣợc phân thành các kỳ hạn: nợ quá hạn dƣới 90 ngày, nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày, nợ quá hạn từ trên 180 ngày đến 360 ngày, nợ quá hạn trên 360 ngày, trong đó các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày đƣợc gọi là nợ khó đòi. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, các tổ chức tín dụng chỉ có thể chuyển nợ quá hạn đối với từng kỳ hạn trả nợ bị quá hạn, không đƣợc chuyển toàn bộ khoản vay sang nợ quá hạn. - Ngày 05/10/2001, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động phân loại nợ và xử lý các khoản nợ tồn đọng phát sinh trƣớc thời điểm 31/12/2000 của các NHTM. Tuy nội dung Quyết định không quy định cụ thể về nợ xấu, nhƣng theo Quyết định này, có thể hiểu nợ xấu bao gồm các
  15. 6 khoản nợ tồn đọng phát sinh trƣớc thời điểm 31/12/2000 và không có khả năng trả nợ, mặc dù ngân hàng áp dụng nhiều giải pháp theo quy định hiện hành nhƣng vẫn không thu hồi đƣợc nợ. Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định này, theo đề nghị của NHNN và các NHTM, Thủ tƣớng Chính phủ đã cho phép đƣa vào trong đề án xử lý nợ tồn đọng đối với một số khoản nợ chƣa quá hạn trƣớc thời điểm 31/12/2000 nhƣng NHTM có đủ căn cứ để xác định khả năng khó thu hồi nợ. Khác với giai đoạn trƣớc, các NHTM phân loại các khoản nợ tồn đọng không căn cứ vào thời gian quá hạn cụ thể mà căn cứ vào tính chất và khả năng thu hồi nợ thông qua các biện pháp bảo đảm của khoản vay (có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm) và tình trạng pháp lý khách hàng (không còn tồn tại hoặc còn tồn tại, hoạt động) để phân loại thành 03 nhóm nợ tƣơng ứng với các cơ chế xử lý kèm theo khác nhau, bao gồm: + Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm (nợ tồn đọng nhóm 1); + Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tƣợng thu hồi (nợ tồn đọng nhóm 2); + Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhƣng con nợ đang còn tồn tại, hoạt động (nợ tồn đọng nhóm 3). Đến nay, mặc dù chƣa có một văn bản pháp luật nào của Việt Nam đƣa ra định nghĩa về "nợ có vấn đề", nhƣng xuất phát từ nhu cầu thực tế trong quản lý tín dụng, các ngân hàng thƣơng mại lớn tại Việt Nam nhƣ Vietinbank, Agribank, BIDV, ACB… đều đƣa nội dung quản lý các khoản nợ có vấn đề vào quy trình tín dụng của mình. Theo định nghĩa của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam, Nợ có vấn đề là các khoản cấp tín dụng cho khách hàng không thu hồi đƣợc hoặc có khả năng không thu hồi đƣợc 1 phần hay toàn bộ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng (nợ quá hạn thông thƣờng, nợ khó đòi, nợ chờ xử lý, nợ khoanh, nợ tồn đọng). Nợ có vấn đề đƣợc hiểu theo nghĩa rộng không chỉ những khoản cấp tín dụng đã quá hạn thanh toán, thanh toán không đúng kỳ hạn mà cả những khoản cho vay trong hạn nhƣng có dấu hiệu không an toàn có thể dẫn đến rủi ro và các khoản nợ đã đƣợc XLRR, nợ đƣợc Chính phủ xử lý, đang hạch toán ở tài khoản ngoại bảng.
  16. 7 Cách xác định nợ có vấn đề của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam khá phù hợp với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cũng nhƣ thực tiễn hoạt động tín dụng tại Việt Nam. Nó thể hiện nhận thức tiến bộ về rủi ro tín dụng của các nhà quản trị ngân hàng so với thời kỳ trƣớc, theo đó các biện pháp quản lý chủ động, phòng ngừa rủi ro đƣợc chú trọng thay vì chỉ tập trung vào các khoản nợ quá hạn, nợ tồn đọng nhƣ trƣớc đây. Do đó, tác giả sẽ sử dụng khái niệm này để làm cơ sở thực hiện đề tài nghiên cứu. 1.1.2 Phân loại nợ có vấn đề Tuỳ hƣớng tiếp cận, nợ có vấn đề có thể đƣợc phân loại nhƣ sau: - Phân loại theo tình hình thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ của khách hàng: + Nợ đã quá hạn thanh toán theo thoả thuận tại Hợp đồng tín dụng (bao gồm cả các khoản nợ đã XLRR đang theo dõi ngoại bảng); + Nợ chƣa đến hạn thanh toán nhƣng có khả năng không thu hồi đƣợc theo thoả thuận tại Hợp đồng tín dụng. - Phân loại theo mức độ rủi ro của khoản nợ: Việc phân loại nợ theo mức độ rủi ro sẽ giúp cho NHTM thực hiện quản lý danh mục đầu tƣ tín dụng của mình, từ đó có thể xác định một cách chính xác hơn về mức độ rủi ro từng khoản nợ để có biện pháp quản lý, phòng ngừa kịp thời và biện pháp xử lý thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro. Căn cứ trên mức độ rủi ro của khoản nợ, nợ có vấn đề đƣợc phân thành những nhóm nợ sau: + Nợ cần chú ý: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. + Nợ dƣới tiêu chuẩn: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
  17. 8 + Nợ nghi ngờ: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. + Nợ có khả năng mất vốn: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Ngoài các khoản nợ đang đƣợc theo dõi nội bảng cân đối kế toán, nợ có vấn đề còn gồm các khoản nợ không thu hồi đƣợc đã XLRR và đang đƣợc theo dõi trên tài khoản ngoại bảng. 1.2 QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ CỦA NHTM 1.2.1 Khái niệm quản lý nợ có vấn đề Là toàn bộ quá trình phòng ngừa, kiểm tra, giám sát và các biện pháp xử lý đối với những khoản nợ có vấn đề nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, tiến tới quản lý nợ có vấn đề theo tiêu chuẩn thống nhất phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Quản lý nợ có vấn đề là một bộ phận quan trọng của quản lý tín dụng. Do đó, để quản lý nợ có vấn đề một cách hiệu quả, điều quan trọng là phải sớm nhận biết những khoản nợ có vấn đề, từ đó phân loại khoản vay và có những biện pháp phòng ngừa, xử lý kịp thời. 1.2.2 Phòng ngừa nợ có vấn đề * Trách nhiệm của cán bộ ngân hàng trong phòng ngừa nợ có vấn đề - Đối với cán bộ tín dụng: + Kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay; kiểm tra mức độ tuân thủ các quy định trong hợp đồng tín dụng, tình hình sản xuất kinh doanh, phát hiện những dấu hiệu rủi ro. + Phân tích chất lƣợng tín dụng, phân loại khoản vay theo đúng nguyên tắc để đƣa ra kế hoạch kiểm tra, phòng ngừa và xử lý. + Thu thập và khai thác các loại thông tin một cách thƣờng xuyên để có hƣớng xử lý kịp thời các khoản vay có vấn đề. - Đối với các cấp quản lý của ngân hàng:
  18. 9 + Chủ động ngăn ngừa mối quan hệ bất thƣờng giữa cán bộ tín dụng với khách hàng vay; + Kiểm tra mức độ trung thực của trong báo cáo của cán bộ tín dụng; kiểm tra tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng đối với công việc. + Đôn đốc, chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với CBTD trong quá trình phân loại nợ, quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề, đề xuất gặp gỡ và thảo luận với khách hàng * Vai trò của công tác thu thập và khai thác thông tin trong phòng ngừa nợ có vấn đề Thông tin bất cân xứng giữa ngân hàng (ngƣời cho vay) và nhà đầu tƣ (ngƣời đi vay) về của phƣơng án đầu tƣ, cùng với sự biến động của thị trƣờng và môi trƣờng kinh doanh có thể dẫn đến quyết định cho vay sai lầm và phát sinh các khoản nợ có vấn đề. Vì vậy, nỗ lực thu thập, khai thác thông tin đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa rủi ro tín dụng: Ngân hàng có thể tìm kiếm thông tin qua các nguồn sau: - Thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng; - Thông tin từ cơ quan quản lý Nhà nƣớc các cấp; - Thông tin từ cơ quan nội chính (công an, thanh tra…); - Thông tin từ cơ quan thuế, hải quan; - Thông tin từ bạn hàng, đối thủ cạnh tranh của khách hàng; - Thông tin từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng; - Thông tin đƣợc mua từ các tổ chức tƣ vấn hoặc tổ chức cung cấp thông tin chuyên nghiệp 1.2.3 Quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề 1.2.3.1 Dấu hiệu của khoản vay có vấn đề  Dấu hiệu từ phía khách hàng * Dấu hiệu từ báo cáo tài chính. - Bảng cân đối kế toán:
  19. 10 + Chậm trễ, trì hoãn một cách không bình thƣờng trong việc nộp báo cáo tài chính cho ngân hàng mà không có lý do thuyết phục. + Số liệu báo cáo không đầy đủ, rõ ràng và thiếu trung thực. + Các khoản phải thu tăng một cách đột biến (cả giá trị tuyệt đối và tƣơng đối). Thời gian thu hồi nợ phải thu trung bình tăng lên. + Hàng tồn kho, chi phí chờ kết chuyển, chi phí tạm ứng, chi phí sản xuất dở dang tăng đột biến. + Những thay đổi đáng kể trong cơ cấu bảng cân đối kế toán. - Báo cáo kết quả SXKD. + Xuất hiện lỗ từ hoạt động kinh doanh. + Doanh thu bán hàng giảm nhanh hoặc doanh thu bán hàng tăng lớn nhƣng lợi nhuận giảm đi. Tổng doanh thu và doanh thu thuần chênh lệch lớn. + Lƣu chuyển tiền ròng từ hoạt động kinh doanh âm và/hoặc có kết quả âm từ 2 đến 3 chu kỳ kinh doanh. * Dấu hiệu từ hoạt động kinh doanh, quan hệ với bạn hàng - Thay đổi về phạm vi kinh doanh (ngành hàng kinh doanh thế mạnh, truyền thống bị thu hẹp trong khi mở rộng các hoạt động khác ở các lĩnh vực mà doanh nghiệp chƣa có kinh nghiệm). - Mất quyền phân phối sản phẩm hoặc nguồn cung cấp; mất một số hay nhiều khách hàng có năng lực tài chính tốt. - Thị phần sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp dần thu nhỏ trên thị trƣờng; năng lực cạnh tranh thấp; tiền đề phát triển trong tƣơng lai của doanh nghiệp không nằm trong xu thế tiêu thụ của thị trƣờng. * Dấu hiệu từ giao dịch ngân hàng - Khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, chậm trả nợ gốc, nợ lãi, thƣờng xuyên phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Thiếu tinh thần hợp tác trong việc thanh toán các khoản nợ với ngân hàng. - Các giao dịch tiền gửi với ngân hàng ngày càng ít dần, số dƣ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng giảm nhanh.
  20. 11 - Xây dựng kế hoạch SXKD, kế hoạch nhu cầu vay vốn lƣu động ngày càng tăng lên không sát thực tế, thiếu cơ sở. Thời hạn xin vay vốn ngày càng kéo dài. Đề nghị vay vốn của khách hàng thể hiện nhiều nguồn trả nợ khác nhau, nhƣng trên thực tế lại khó có thể nhận thấy đƣợc. - Thay đổi trong thái độ đối với ngân hàng/cán bộ ngân hàng, ngại tiếp xúc với cán bộ ngân hàng, thiếu tính hợp tác trong cung cấp thông tin, tình hình sản xuất kinh doanh, TSBĐ của khách hàng. * Dấu hiệu liên quan đến quản trị doanh nghiệp - Mạo hiểm khi mua bán, khi thực hiện công việc kinh doanh mới, tại khu vực kinh doanh mới hoặc với dây chuyền sản xuất mới. Giá cả sản phẩm không phù hợp với giá thị trƣờng . - Doanh nghiệp sắp chuyển đổi hình thức sở hữu; thay đổi tổ chức nhân sự/ ngƣời điều hành, cổ đông lớn; - Trình độ quản lý doanh nghiệp của ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp kém. Việc điều hành và phân công xử lý công việc thể hiện sự chắp vá, không mang tính dài hạn và kế hoạch hoá cao. Sử dụng nguồn lực lãng phí, kém hiệu quả. - Mức độ tín nhiệm của ngƣời lãnh đạo và của doanh nghiệp giảm thấp. - Có dấu hiệu mất đoàn kết nội bộ, xuất hiện các vụ kiện cáo từ nội bộ doanh nghiệp. Thái độ làm việc của nhân viên giảm sút; khó khăn về nhân sự; một số ngƣời có năng lực rời bỏ doanh nghiệp. - Khách hàng vay vốn( trƣờng hợp là cá nhân), ngƣời lãnh đạo /kế toán trƣởng doanh nghiệp bị cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, bắt/tạm giam liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. - Khách hàng có dấu hiệu bỏ trốn hoặc mất tích  Các dấu hiệu liên quan đến công tác quản lý tín dụng từ phía ngân hàng * Dấu hiệu từ việc phân loại nợ Các khoản nợ thuộc nhóm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. * Dấu hiệu từ hồ sơ khoản vay - Hồ sơ cho vay không đầy đủ, thiếu chặt chẽ, thông tin thiếu độ tin cậy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2