BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM<br />
<br />
TRẦN THỊ KIM CHI<br />
<br />
QUAÛN LYÙ NÔÏ VAY NÖÔÙC NGOAØI<br />
TAÏI VIEÄT NAM<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ<br />
<br />
TP.Hồ Chí Minh, năm 2008<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM<br />
<br />
TRẦN THỊ KIM CHI<br />
<br />
QUAÛN LYÙ NÔÏ VAY NÖÔÙC NGOAØI<br />
TAÏI VIEÄT NAM<br />
CHUYEÂN NGAØNH<br />
<br />
: KINH TEÁ TAØI CHÍNH - NGAÂN HAØNG<br />
<br />
MAÕ SOÁ<br />
<br />
: 60.31.12<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ<br />
<br />
NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC:<br />
PGS.TS. PHAN THÒ BÍCH NGUYEÄT<br />
<br />
TP.Hồ Chí Minh, năm 2008<br />
<br />
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ<br />
<br />
DANH MỤC BẢNG BIỂU<br />
Trang<br />
Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài .................................................... 8<br />
Bảng 1.2. Thang điểm xếp hạng tín nhiệm ................................................................. 22<br />
Bảng 2.1. Tình hình ODA cam kết, kí kết và giải ngân .............................................. 39<br />
Bảng 2.2. Tỷ lệ tiết kiệm – đầu tư so với GDP ........................................................... 57<br />
Bảng 3.1 : Hệ số tín nhiệm của Việt Nam................................................................... 83<br />
<br />
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ<br />
Hình Vẽ<br />
Hình 1.1. Cơ cấu dòng vốn vào .................................................................................... 4<br />
Hình 1.2. Sơ đồ nội dung quản lý nợ........................................................................... 12<br />
Hình 1.3. Sơ đồ các cấp quản lý nợ ............................................................................ 16<br />
Đồ Thị<br />
Đồ thị 1.1: Tỷ lệ vốn vay để xử lý bội chi qua các năm.............................................. 32<br />
Đồ thị 2.1. Tình hình sử dụng vốn ODA của các lĩnh vực ......................................... 40<br />
Đồ thị 2.2. Vốn vay nước ngoài của các địa phương .................................................. 45<br />
Đồ thị 2.3. Cơ cấu dư nợ nước ngoài của chính phủ................................................... 53<br />
Đồ thị 2.4. Lạm phát từ 2002 – 2007 .......................................................................... 60<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT<br />
<br />
GDF<br />
<br />
Báo cáo tình trạng nợ củ Ngân hàng Thế giới<br />
<br />
ICOR<br />
<br />
Hiệu quả sử dụng vốn<br />
<br />
FDI<br />
<br />
Đầu tư trực tiếp nước ngoài<br />
<br />
FII<br />
<br />
Đầu tư gián tiếp nước ngoài<br />
<br />
GDP<br />
<br />
Tổng sản phẩm trong nước<br />
<br />
IMF<br />
<br />
Quỹ Tiền tệ quốc tế<br />
<br />
NĐ – CP<br />
<br />
Nghị định của Chính phủ<br />
<br />
NPV<br />
<br />
Giá trị hiện tại thuần<br />
<br />
ODA<br />
<br />
Hỗ trợ phát triển chính thức<br />
<br />
UNDP<br />
<br />
Chương trình hợp tác phát triển Liên Hiệp Quốc<br />
<br />
PMU 18<br />
<br />
Ban Quản lý dự án 18<br />
<br />
QĐ - BTC<br />
<br />
Quyết định của Bộ Tài chính<br />
<br />
QĐ - TTg<br />
<br />
Quyết định của Thủ tướng<br />
<br />
USD<br />
<br />
Đô – la Mỹ<br />
<br />
NHNH<br />
<br />
Ngân hàng nhà nước<br />
<br />
NHTM<br />
<br />
Ngân hàng thương mại<br />
<br />
Vinashin<br />
<br />
Tổng Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam<br />
<br />
VND<br />
<br />
Đồng Việt Nam<br />
<br />
WB<br />
<br />
Ngân hàng Thế giới<br />
<br />
WTO<br />
<br />
Tổ chức Thương mại Thế giới<br />
<br />
CIEM<br />
<br />
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương<br />
<br />
JICA<br />
<br />
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản<br />
<br />
S&P<br />
<br />
Standard and Poor’s<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong quá trình thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là<br />
chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần phải có một lượng<br />
vốn đầu tư rất lớn. Nguồn vốn này được huy động vay trong nước và vay nước ngoài.<br />
Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác có tỷ lệ tiết kiệm trong nước thấp<br />
và nhu cầu đầu tư cao.Vì vậy Việt Nam phải dựa vào nguồn vốn nước ngoài bù đắp<br />
cho khoản chênh lệch giữa tích lũy và đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển<br />
kinh tế. Khi gia tăng họat động vay nợ, Chính phủ bắt buộc phải quan tâm đến vấn đề<br />
quản lý và sử dụng các khoản nợ vay sao cho có hiệu quả nhằm thực hiện nghĩa vụ<br />
thanh tóan trong tương lai.<br />
Những năm gần đây,nhờ những tiến bộ vượt bật trong quá trình phát triển kinh<br />
tế, sự bắt kịp và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới, gần đây nhất ngày<br />
06/02/2007 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố Chiến lược hợp tác quốc<br />
gia mới dành cho Việt Nam (giai đọan 2007-2011). Theo đó WB sẽ hỗ trợ khoản tín<br />
dụng không lãi suất dài hạn trị giá hơn 800 triệu USD/ năm trong vòng 5 năm tới cho<br />
Việt Nam.Tổng số tiền tín dụng ưu đãi trong giai đọan 2007-2011 mà WB dành cho<br />
Việt Nam sẽ là 4 tỷ USD. Đây là điều đáng mừng vì cộng đồng tài chính quốc tế đã<br />
đánh giá cao những thành quả kinh tế - xã hội mà Việt Nam đạt được trong những năm<br />
qua.<br />
Tuy nhiên trước yêu cầu đổi mới quản lý kinh tế, trong đó có đổi mới quản lý<br />
tài chính cho phù hợp với thông lệ quốc tế, công tác quản lý nợ vay nước ngoài của<br />
Chính phủ bộc lộ khá nhiều hạn chế về cả cơ chế lẫn nghiệp vụ. Những hạn chế này sẽ<br />
ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu nên cần phải khắc<br />
phục để nâng cao hiệu quả sử dụng, nâng cao khả năng trả nợ và nâng cao năng lực<br />
quản lý nợ .<br />
<br />