intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

75
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng về quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ Đầu tư phát triển Tiền Giang từ 2017-2019. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm khắc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ Đầu tư phát triển Tiền Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ---------------------------------------- HUỲNH THỊ NHƢ TUYỀN QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY HỢP TÁC XÃ TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Mã số ngành: 8.340.101 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Kỳ Long An, năm 2020
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều được thu thập có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Huỳnh Thị Nhƣ Tuyền
  3. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin cảm ơn quý thầy cô giảng viên của trường đã giúp tôi hoàn chỉnh kiến thức quản trị nói chung và các kỹ năng về quản lý, kinh tế, xã hội. Với kiến thức này đã giúp tôi có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và phân tích các luồng thông tin, lựa chọn ra những thông tin hợp lý nhất để thực hiện hoàn thành luận văn này. Để có thể hoàn thành khóa học và đề tài luận văn thạc sĩ bên cạnh sự nỗ lực của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô cũng như sự ủng hộ giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt thời gian học học tập. Xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Quỹ Đầu tư phát triển Tiền Giang và các đồng nghiệp tại cơ quan đã cung cấp thông tin, số liệu cần thiết. Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian qua để hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm sâu sắc, những góp ý thẳng thắn và sự quan tâm hướng dẫn của TS. Trần Thị Kỳ quá trình tôi thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Huỳnh Thị Nhƣ Tuyền
  4. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế và quốc tế hoá các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống các tổ chức tín dụng và khiến cho hoạt động kinh doanh ngân hàng trở nên phức tạp hơn. Thực tế đó, đòi hỏi hệ thống các tổ chức tín dụng phải có những cải cách mạnh mẽ để nâng cao năng lực quản trị rủi ro, trong đó nhấn mạnh nhất là quản trị rủi ro do hoạt động này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Việc đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi được. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang đang từng bước chuyển mình trong mọi lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương nói chung và Quỹ Đầu tư phát triển Tiền Giang nói riêng đều gặp phải những nguy cơ tiềm ẩn như sự không trung thực của khách hàng, sử dụng vốn vay sai mục đích, khách hàng phá sản hay suy thoái kinh tế dẫn đến suy giảm khả năng trả nợ,… những nguy cơ này có thể biến một khoản vay chất lượng cao thành một khoản nợ khó đòi. Kết quả nghiên cứu giúp Quỹ Đầu tư phát triển Tiền Giang có cái nhìn cụ thể hơn về rủi ro và quản trị rủi ro trong cho vay Hợp tác xã. Đồng thời, làm cơ sở khoa học cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách và các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho vay Hợp tác xã tại Quỹ Đầu tư phát triển địa phương. Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang đang hướng đến các chuẩn mực quốc tế nhằm từng bước an toàn hoá hoạt động tín dụng, tạo bàn đạp cho sự phát triển vững mạnh, chắc chắn của mình, nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Với những giải pháp mà tác giả đã đề xuất trong đề tài có thể ứng dụng vào thực tế, góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro cho vay Hợp tác xã tại Quỹ, nhằm giúp cho Quỹ phát triển an toàn, bền vững, đảm bảo nguồn vốn nhà nước được sử dụng hiệu quả.
  5. iv ABSTRACT The market economy with the trend of globalizing and internationalizing financial flows has basically changed the system of the credit institutions and made the banking business more complicated. From that fact, it requires the system of credit institutions to have strong reforms to improve risk management capacity, in which the most important emphasis is the risk on management mainly due to the banking activities. Dealing with the credit risk is inevitable. The problem is how to limit this risk to the lowest acceptable rate. Tien Giang Development Investment Fund is gradually transforming the operation in all areas, especially in the credit risk management. Lending activities at commercial banks, local Development Investment Funds in general and Tien Giang Development Investment Funds in particular all face with the potential risks such as the dishonesty of customers, the misuse of borrowing capital, customers’ bankruptcy or the economic downturn leading to the decline of solvency, and soon. These risks can turn a high quality loan into a bad debt. The research results help Tien Giang Development Investment Fund have a closer look of risks and risk management in lending the cooperatives. They are scientific materials for researchers, managers in making policies and programs to support the improvement of risk management capacity of the cooperative loans at the local Development Investment Funds as well. Tien Giang Development Investment Fund is aiming at the international standards to gradually secure credit activities and to create a good preparation for its strong and firm development in order to achieve the set goals. . The solutions proposed by the author in the project can be applied in practice to contribute to the improvement of the cooperative loan risk management activities at the Fund, to help the Fund develop safely and sustainably and to ensure that state capital is used effectively.
  6. v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii NỘI DUNG TÓM TẮT ........................................................................................... iii ABSTRACT .............................................................................................................. iv MỤC LỤC .................................................................................................................. v DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ...................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2 2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................................... 2 2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 2 3. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3 4.1.Phạm vi về không gian địa điểm ........................................................................... 3 4.2.Phạm vi về thời gian ............................................................................................. 3 5. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3 6. Những đóng góp mới của luận văn ...................................................................... 3 6.1. Đóng góp về phương diện khoa học .................................................................... 3 6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn ..................................................................... 3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trƣớc ...................................................... 4 9. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................... 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY HỢP TÁC XÃ TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TỈNH TIỀN GIANG ........... 6 1.1 Khái quát về Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng ............................................. 6 1.1.1 Khái niệm ........................................................................................................... 6 1.1.2 Đặc điểm quỹ đầu tư phát triển địa phương ...................................................... 7
  7. vi 1.2 Quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng . 11 1.2.1 Hợp tác xã ........................................................................................................ 11 1.2.2 Quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại quỹ đầu tư phát triển Tiền Giang ....... 16 1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản trị rui ro cho vay hợp tác xã tại các quỹ đầu tư phát triển địa phương. ............................................................................. 29 1.2.4 Bài học rút ra từ kinh nghiệm về quản trị rủi ro cho vay của một số chi nhánh ngân hàng thương mại trong nước ............................................................................ 30 Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................... 34 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY HỢP TÁC XÃ TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TỈNH TIỀN GIANG ............................ 35 2.1 Giới thiệu về Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang ................................... 35 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang35 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang................ 36 2.1.3 Chức năng hoạt động Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang ......................... 38 2.1.4 Khái quát kết quả hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang ....... 39 2.2 Thực trạng quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ Đầu tƣ phát tƣ phát triển Tiền Giang ...................................................................................................... 40 2.2.1 Hệ thống các văn bản pháp lý .......................................................................... 40 2.2.2 Tổ chức quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang ......................................................................................................................... 41 2.2.3 Thực hiện các nội dung quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang ................................................................................................. 41 2.3 Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ đầu tƣ phát triển Tiền Giang.............................................................................................. 56 2.3.1 Kết quả đạt được .............................................................................................. 56 2.3.2 Hạn chế............................................................................................................. 59 2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế ................................................................................ 60 Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 65
  8. vii CHƢƠNG 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY HỢP TÁC XÃ TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TỈNH TIỀN GIANG .......................................................................................................... 66 3.1 Định hƣớng và mục tiêu quản trị rủi ro cho vay năm 2018 đến năm 2020 . 66 3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 ........................................................................................................................... 65 3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội .................................................................... 73 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã ................. 73 3.2.1 Nhận biết và xác định rủi ro cho vay .............................................................. 73 3.2.2 Đo lường rủi ro cho vay ................................................................................. 74 3.2.3 Quản lý và kiểm soát rủi ro cho vay ................................................................ 77 3.2.4 Xử lý rủi ro cho vay ......................................................................................... 78 3.2.5 Các giải pháp khác .......................................................................................... 79 3.3 Kiến nghị ........................................................................................................... 81 3.3.1 Đối với chính quyền địa phương (UBND tỉnh Tiền Giang) ............................ 81 3.3.2 Đối với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tiền Giang. ..................................................................................................... 82 Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................... 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 84
  9. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng 1 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Quỹ ĐTPT địa phương 2 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018 3 Bảng 2.2 Tỷ trọng các HTX đã vay vốn tại Quỹ ĐTPT 4 Bảng 2.3 Tăng trưởng và tỷ trọng về dư nợ cho vay hợp tác xã 5 Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn được sử dụng cho vay đầu tư hợp tác xã 6 Bảng 2.5 Tỷ lệ nợ xấu cho vay hỗ trợ phát triển hợp tác xã 7 Bảng 2.6 Cơ cấu nợ xấu theo các tiêu chí 8 Bảng 2.7 Cơ cấu lãi vay quá hạn chưa thu của các hợp tác xã 9 Bảng 2.8 Trích lập dự phòng rủi ro cho vay hợp tác xã 10 Bảng 2.9 Trích lập dự phòng cụ thể cho vay hợp tác xã năm 2017 11 Bảng 2.10 Xóa nợ lãi vay quá hạn cho các hợp tác xã tính đến 31.12.2018 12 Bảng 2.11 Chênh lệch thu lãi cho vay và chi phí cho vay HTX 13 Bảng 2.12 Trích lập quỹ đầu tư phát triển tại Quỹ đầu tư phát triển TG
  10. ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Ký hiệu Diễn dãi Quỹ Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang UBND Uỷ ban nhân dân ĐTPT Đầu tư phát triển RRTD Rủi ro tín dụng HĐQL Hội đồng quản lý ĐTTT Đầu tư trực tiếp NSNN Ngân sách nhà nước NSĐP Ngân sách địa phương BLTD Bảo lãnh tín dụng DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa HTX Hợp tác xã KH Khách hàng TNDN Thu nhập doanh nghiệp NHNN Ngân hàng nhà nước DPRR Dự phòng rủi ro HĐTD Hợp đồng tính dụng THT Tổ hợp tác NHTM Ngân hàng thương mại NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang (được gọi tắt là Quỹ) là một trong những tổ chức tài chính nhà nước được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang, thành lập theo Quyết định số 20/2001/QĐ-UB ngày 08/6/2001, nhằm mục đích tiếp nhận vốn ngân sách, huy động vốn trung và dài hạn từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để cho vay, đầu tư vào dự án, doanh nghiệp phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ, cho vay hỗ trợ phát triển hợp tác xã, với vai trò là "vốn mồi" để thu hút mọi nguồn lực tại địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Qua gần 18 năm hoạt động, Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang đã khẳng định uy tín của mình với vai trò là cho vay đầu tư các dự án phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng cho việc thúc đẩy quá trình xã hội hóa đầu tư, cải thiện an sinh xã hội trên địa bàn, thông qua hoạt động cho vay, đầu tư vào các công trình mục tiêu trọng điểm tỉnh (như: Công ty Cổ phần Nhà máy nước Đồng Tâm, vốn góp 74,37 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Du lịch Mê Kông - Mỹ Tho, vốn góp 5 tỷ đồng….); quản lý hiệu quả các nguồn vốn ủy thác góp phần xóa bỏ bao cấp ngân sách, tăng cường ý thức và năng lực sử dụng vốn của các chủ đầu tư. Bên cạnh những thành công vẫn còn một số hạn chế, cụ thể: Từ khi thành lập cho đến nay, Quỹ Đầu tư phát triển Tiền Giang chưa thực hiện được hoạt động đầu tư trực tiếp vào các dự án, mới thực hiện hình thức góp vốn thành lập các doanh nghiệp để đầu tư vào các dự án hạ tầng kinh tế, kỹ thuật trên địa bàn tỉnh, chủ yếu cho vay. Quỹ chưa huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trung và dài hạn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, do lãi suất cho vay của Quỹ là ưu đãi nên rất thấp (mức từ 5,3% - 6,8%)/năm.) dẫn đến lãi suất huy động cũng ở mức thấp, trong khi đó các ngân hàng thương mại huy động với mức lãi suất cao hơn, do đó việc tìm nguồn vốn để huy động từ trong nước và từ các tổ chức tài chính quốc tế khác như ADB (Asian Development Bank), AFD(Agency French Development) …rất khó khăn. Ngoài ra, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang vẫn chưa thực hiện việc huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương
  12. 2 theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, do chưa được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư các dự án có phát hành trái phiếu công trình để huy động vốn. Mặt khác, những năm gần đây nguồn vốn được cấp chưa sử dụng hết để đầu tư, cho vay nên nhu cầu vốn từ nguồn huy động không có. Đối với cho vay hỗ trợ phát triển hợp tác xã, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Tính đến ngày 31/12/2019 đã cho vay 34 khách hàng, dự nợ cho vay 14,049 triệu đồng, chênh lệch doanh thu lãi cho vay hợp tác xã với chi phí cho vay hợp tác xã là 82 triệu đồng. Tuy nhiên, cho vay hợp tác xã vẫn còn hạn chế, thể hiện: Tỷ lệ hợp tác xã được vay vốn so với tổng hợp tác xã trên địa bàn còn thấp, giai đoạn năm 2017- 2019 lần lượt là 6.24%; 4.94% và 5.61%. Tỷ lệ nợ xấu xu hướng giảm (9.43%; 3.75% và 2.12%) nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Nợ lãi quá hạn (nhóm 5) còn nhiều (571 triệu đồng; 612 triệu đồng và 463 triệu đồng) [Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của quỹ đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017-2019] Những hạn chế trong hoạt động cho vay hợp tác xã do một trong các nguyên nhân là quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay hợp tác xã tại Quỹ Đầu tư phát triển chưa hiệu quả, Vì vậy, cần thiết nghiên cứu để tìm ra các giải pháp phù hợp. Từ những trình bày trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang” để làm luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Tập trung phân tích và đánh giá thực trạng để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang. 2.2. Mục tiêu cụ thể Tổng hợp làm rõ lý luận về quản trị rủi ro cho vay tại Quỹ đầu tư phát triển địa phương Phân tích thực trạng về quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ Đầu tư phát triển Tiền Giang từ 2017-2019. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm khắc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ Đầu tư phát triển Tiền Giang
  13. 3 3. Đối tƣợng nghiên cứu Quản trị rủi ro cho vay các hợp tác xã tại Quỹ đầu tư phát triển địa phương. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1.Phạm vi về không gian địa điểm Luận văn nghiên cứu tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang. 4.2.Phạm vi về thời gian Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập phục vụ nghiên cứu từ năm 2017-2019. 5. Câu hỏi nghiên cứu Cơ sở lý luận nào là nền tảng lý thuyết quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ đầu tư phát triển? Thực trạng quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ Đầu tư phát triển Tiền Giang từ 2017-2019 như thế nào? Cần giải pháp nào để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ Đầu tư phát triển Tiền Giang. 6. Những đóng góp mới của luận văn 6.1. Đóng góp về phƣơng diện khoa học Luận văn tổng hợp làm rõ cơ sở lý luận về quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, là cơ sở để phân tích và đánh giá thực trạng, đồng thời các nhà nghiên cứu khác có thể kế thừa. 6.2. Đóng góp về phƣơng diện thực tiễn Luận văn cung cấp một bằng chứng thực tế về quản trị rủi ro cho vay tác xã tại Quỹ Đầu tư phát triển Tiền Giang, là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang và các đối tượng quan tâm khác như: Quỹ ĐTPT địa phương tỉnh khác, các nhà nghiên cứu, học viên… 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể: Kết hợp sử dụng các phương pháp diễn dịch, quy nạp, phân tích và tổng hợp để hình thành khung lý luận về quản trị rủi ro hoạt động cho vay hợp tác xã tại Quỹ đầu tư phát triển địa phương (hay Quỹ đầu tư phát triển tại các tỉnh).
  14. 4 Sử dụng hệ thống các phương pháp thống kê như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân… kết hợp các phương pháp phân tích làm rõ thực trạng về quản trị rủi ro hoạt động cho vay hợp tác xã tại Quỹ đầu tư phát triển Tiền Giang Phương pháp phân tích, tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn sử dụng để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang. 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trƣớc Để tránh sự trùng lắp, tìm khoảng trống nghiên cứu, tác giả đã thu thập được một số công trình khoa học đã công bố có liên quan trong nước, chỉ ra điểm khác biệt, sự cần thiết của đề tài nghiên cứu và những nội dung kế thừa. Nghiên cứu của Võ Thị Thu Hồng, 2018 “ Thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triền địa phương từ thực tiễn tỉnh Tiền Giang”. Luận văn bảo vệ tại trường đại học Trà Vinh. Tác giả đã tập trung nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương từ thực tiễn tỉnh Tiền Giang, thông qua đó, tác giả đã chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong các quy định của pháp luật tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương tại tỉnh Tiền Giang nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung. Nghiên cứu của Nguyễn Hùng Tiến, 2016, “Quản lý rủi ro tín dụng (RRTD) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” bảo vệ tại trường đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đã nghiên cứu RRTD, các nguyên nhân, các dấu hiệu, các chỉ tiêu phản ánh RRTD trong hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và đồng thời đề cao việc quản lý RRTD của toàn hệ thống. Tuy nhiên, tác giả cho rằng công tác quản trị rủi ro của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam thời gian qua đang ở mức trung bình do chưa chú trọng tiếp cận với phương pháp quản trị rủi ro tín dụng hiện đại. Nghiên cứu của Đào Duy Khanh, 2019 "Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An" Luận văn thạc sỹ chuyên ngành tài chính- Ngân hàng, bảo vệ tại trường đại học công nghiệp Long An. Tác giả sử dụng
  15. 5 phương pháp nghiên cứu định tính và trên cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, thực hiện phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An giai đoạn 2015-2017, xác định rõ những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại và đề xuất một số giải pháp thích hợp khắc phục các hạn chế về quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân đến năm 2020 như: (1) Tuân thủ đúng quy trình tín dụng; (2) Kiểm tra, giám sát chặt chẽ sau khi cấp tín dụng; (3) Kịp thời phát hiện, xử lý hiệu quả nợ quá hạn, nợ xấu, nợ ngoại bảng; (4) Phân tán rủi ro trong quá trình cấp tín dụng; (5) Phát triển và quan tâm chăm sóc khách hàng; (6) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tín dụng.. Tác giả đã cố gắng, nhưng chưa tìm được các nghiên cứu trước có liên quan đến quản trị rủi ro cho vay các hợp tác xã tại các quỹ đầu tư phát triển địa phương tại các tỉnh khác cũng như tại tỉnh Tiền Giang. Vì vậy, đề tài tác giả lựa chọn nghiên cứu là cần thiết, không trùng lắp. Tuy nhiên, tác giả cũng kế thừa khung lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng của các nghiên cứu trước. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm có 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho vay Hợp tác xã tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang.
  16. 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY HỢP TÁC XÃ TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TỈNH TIỀN GIANG 1.1 Khái quát về Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng 1.1.1 Khái niệm 1.1.1.1 Khái niệm về Quỹ đầu tƣ Từ “Quỹ” trong tiếng Việt được hiểu là số tiền thu góp lại để làm một việc gì đó. “Quỹ đầu tư” thể hiện mục đích của số tiền góp lại nhằm tiến hành đầu tư. Tại các quốc gia khác nhau, có khái niệm về Quỹ Đầu tư khác nhau, tùy theo cách tiếp cận, như sau: Tại Mỹ: Quỹ Đầu tư là các tổ chức tài chính phi ngân hàng thu nhận tiền từ một số lượng lớn các nhà đầu tư và tiến hành đầu tư từ số vốn đó vào các tài sản tài chính có tính thanh khoản dưới dạng tiền tệ và các công cụ của thị trường tài chính. Tại Anh: Quỹ Đầu tư là một hình thái về tài sản hoặc bất kỳ loại nào với mục đích là cho phép những người tham gia vào các hình thái đó thu lợi nhuận phát sinh từ việc mua, giữ, quản lý hoặc xử lý các tài sản thuộc đối tượng đầu tư của Quỹ. Tại Thái Lan: Quỹ Đầu tư là việc quản lý đầu tư theo một dự án bằng cách phát hành các đơn vị đầu tư của mỗi dự án để bán cho công chúng và đầu tư tiền thu được vào chứng khoán hoặc các tài sản khác hoặc đầu tư thu lợi nhuận bằng các cách khác. Tại Nhật: Quỹ Đầu tư được coi là một sản phẩm hình thành nhằm đầu tư số tiền tập hợp được từ một số lớn các nhà đầu tư vào chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu), tập trung dưới sự quản lý của những người không phải là người đầu tư và phân phối lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư cho các nhà đầu tư theo tỷ lệ vốn mà họ đóng góp vào Quỹ. Trong luận văn này, Quỹ đầu tư được hiểu: “Quỹ Đầu tư là một tổ chức được hình thành bằng sự đóng góp vốn của người đầu tư để đầu tư vào danh mục
  17. 7 các tài sản hoặc công cụ trên thị trường tài chính nhằm đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư và phân tán rủi ro”. 1.1.1.2 Khái niệm về Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng Theo Nguyễn Thị Hằng Nga, (2016): Quỹ Đầu tư phát triển địa phương là một tổ chức tài chính trung gian cung cấp tín dụng cho chính quyền địa phương và các tổ chức khác đầu tư vào cơ sở hạ tầng địa phương. Tại Việt Nam, Nghị định số 37/2013/ NĐ-CP ngày 22/04/2013: Quỹ Đầu tư phát triển địa phương là một tổ chức tài chính nhà nước của chính quyền địa phương thực hiện chức năng đầu tư tài chính và đầu tư phát triển. Như vậy, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương được hiểu: Thứ nhất, là tổ chức tài chính nhà nước; Thứ hai, do chính quyền địa phương - UBND tỉnh thành lập; Thứ ba, giúp chính quyền địa phương thực hiện chức năng đầu tư tài chính (cổ phiếu, trái phiếu...) và đầu tư phát triển (các dự án, chương trình..), phạm vi tại địa phương. 1.1.2 Đặc điểm Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng 1.1.2.1 Về mô hình tổ chức quản lý Quỹ ĐTPT địa phương là một tổ chức tài chính nhà nước của chính quyền địa phương, được tổ chức theo mô hình độc lập tự quản lý, với cơ cấu đầy đủ như một doanh nghiệp. Tại Việt Nam, tổ chức bộ máy quản lý của Quỹ ĐTPT được xây dựng trên cơ sở tính chất sở hữu, cơ chế kiểm soát và phân cấp trong quản lý các hoạt động đầu tư của Quỹ ĐTPT, thể hiện qua sơ đồ dưới đây.
  18. 8 Hội đồng quản lý (HĐQL) Ban Giám đốc Ban Kiểm soát Phòng Thẩm định Phòng Kế hoạch Phòng Đầu tư Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Tín dụng Văn Phòng Phòng Quản lý vốn uỷ thác Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Quỹ ĐTPT địa phương  Về Hội đồng quản lý HĐQL có tối đa 7 người. UBND tỉnh, thành phố căn cứ điều kiện thực tế quyết định số lượng thành viên của HĐQL theo nguyên tắc số lượng thành viên HĐQL phải là số lẻ. Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên khác của HĐQL do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Thành phần, cơ cấu, tiêu chuẩn, số lượng, nhiệm kỳ hoạt động của HĐQL được quy định tại Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương.  Ban Kiểm soát: Ban Kiểm soát quy định tối đa 5 thành viên. Trưởng Ban Kiểm soát do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của HĐQL; các thành viên khác của Ban Kiểm soát do HĐQL bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Trưởng Ban Kiểm soát.
  19. 9  Bộ máy điều hành: Bộ máy điều hành của Quỹ ĐTPT địa phương gồm Ban Giám đốc (Giám đốc, Phó Giám đốc) và các Phòng, Ban nghiệp vụ. Giám đốc Quỹ là Uỷ viên của HĐQL do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố bổ nhiệm, là người đại diện pháp nhân của Quỹ ĐTPT địa phương, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thành phố, HĐQL và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của Quỹ ĐTPT địa phương. Phó Giám đốc và Kế toán trưởng do Giám đốc Quỹ đề nghị HĐQL xem xét, trình Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm. Việc tổ chức các Phòng, Ban nghiệp vụ của Quỹ ĐTPT địa phương do HĐQL quyết định căn cứ thực tế hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương, phù hợp với hướng dẫn tại Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương. Tuy nhiên về cơ bản có các Phòng, Ban như sau: Phòng Kế hoạch: chịu trách nhiệm tiếp xúc, lựa chọn, xúc tiến, lập danh mục các dự án đầu tư; lập kế hoạch triển khai thực hiện hoạt động Quỹ; theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện; nghiên cứu, xây dựng chiến lược trung và dài hạn, các đề án phát triển, các mục tiêu và giải pháp thực hiện; tổ chức công tác thống kê, tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động. Phòng Tài chính – Kế toán: lập kế hoạch tài chính, cân đối nguồn vốn và sử dụng, luân chuyển vốn; tổ chức thực hiện công tác kế toán. Phòng Tín dụng: tổ chức thực hiện công tác cho vay đầu tư; tìm kiếm cơ hội đầu tư và xúc tiến nghiệp vụ cho vay từ nguồn vốn của Quỹ. Phòng Quản lý vốn ủy thác: thực hiện việc tìm kiếm nguồn vốn ủy thác đầu tư; tiếp nhận và giải ngân các nguồn vốn ủy thác đầu tư; kiểm tra và thu hồi vốn đầu tư, lãi và phí phát sinh. Phòng Đầu tư: tìm kiếm nguồn dự án để đầu tư trực tiếp (ĐTTT); tổ chức triển khai thực hiện, khai thác và quản trị các dự án ĐTTT của Quỹ; theo dõi các đơn vị mà Quỹ tham gia ĐTTT. Hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Phòng Thẩm định: thực hiện việc thẩm định các dự án đầu tư bao gồm: thẩm định pháp lý doanh nghiệp và dự án; tổ chức thu thập và hệ thống hóa thông
  20. 10 tin dữ liệu kinh tế, kỹ thuật pháp lý để làm căn cứ thẩm định; thẩm định giá trị các tài sản thế chấp. Văn phòng: thực hiện các nhiệm vụ về quản lý tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng; công tác hành chính và quản trị cơ quan. 1.1.2.2 Về mục tiêu hoạt động Mục tiêu hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương, không vị mục đích lợi nhuận vừa thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, vừa thực hiện mục tiêu gia tăng giá trị vốn cho chủ sở hữu và giảm tính chất bao cấp trong hoạt động của Quỹ ĐTPT. Hoạt động đầu tư của Quỹ ĐTPT địa phương được thực hiện theo danh mục đầu tư với các giới hạn về đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp,... được quy định trong điều lệ của các Quỹ ĐTPT địa phương được đại diện chủ sở hữu phê duyệt. Quỹ ĐTPT địa phương hoạt động với nhiều chức năng đan xen nhau như cho vay đầu tư, đầu tư vào các công cụ trên thị trường tài chính, cung cấp dịch vụ quản lý vốn ủy thác, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư. 1.1.2.3 Nguyên tắc hoạt động Quỹ ĐTPT địa phương hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, bảo toàn và phát triển vốn, tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro. Ngân sách nhà nước (NSNN) không cấp kinh phí cho hoạt động của bộ máy của Quỹ ĐTPT địa phương. Quỹ ĐTPT địa phương có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán, có con dấu riêng và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi nguồn vốn chủ sở hữu của Quỹ ĐTPT địa phương. 1.1.2.4 Về hình thức sở hữu Quỹ ĐTPT địa phương là loại định chế tài chính do Nhà nước (chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) sở hữu 100% vốn. Vì vậy, việc huy động nguồn vốn ban đầu để hình thành Quỹ do ngân sách địa phương (NSĐP) đảm bảo. 1.1.2.5 Về nguồn vốn hoạt động Vốn chủ sở hữu, bao gồm: vốn điều lệ; các khoản viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2