intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:151

21
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hệ thống hóa mô hình quản trị RRTN tại ACB, cung cấp một nguồn thông tin hữu ích về nhận diện RRTN và các ảnh hưởng đến khả năng xảy ra RRTN trong quá trình thực hiện công việc của nhân viên ACB; từ đó tìm ra những nguyên nhân, những mặt còn hạn chế nhằm đề xuất những giải pháp hữu ích để hoàn thiện công tác quản trị RRTN tại ACB.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

  1. O OT O TRƯỜN I HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  B CH BÁ THIÊN THANH QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP T I N ÂN H N THƯƠN M I CỔ PHẦN Á CHÂU LUẬN ĂN TH SĨ K NH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2016
  2. O OT O TRƯỜN I HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  B CH BÁ THIÊN THANH QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP T I N ÂN H N THƯƠN M I CỔ PHẦN Á CHÂU Chuyên ngành: Tài chính – Ngân Hàng Mã số: 60340201 LUẬN ĂN TH SĨ K NH TẾ N ƯỜ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: P S.TS.TRƯƠN THỊ HỒNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn: “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu” là công trình do tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin sử dụng trong luận văn được lấy từ nhiều nguồn tham khảo và có ghi chú về nguồn lấy. Các dữ liệu trong luận văn được sử dụng trung thực và được tổng hợp trong quá trình làm việc thực tế của tôi tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu. Tp.HCM, ngày tháng năm Tác giả luận văn BẠCH BÁ THIÊN THANH
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng TMCP Á Châu ACE Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ ACE AIG Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân thọ AIG ATM Máy rút tiền tự động BIS Ngân hàng thanh toán quốc tế BSC Chƣơng trình quản lý hiệu suất nhân viên ACB CLMS Hệ thống quản lý khách hàng tín dụng ACB CSR Nhân viên dich vụ khách hàng CUSTOMMER CARE Chƣơng trình quản lý khách hàng thẻ ACB DNA Hệ thống công nghệ lõi mới của ACB IFC Công ty tài chính quốc tế ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế KPP Kênh phân phối KSV Kiểm soát viên KVH Khối vận hành LOANCSR Nhân viên vận hành tín dụng LOTUS Hệ thống trao đổi thông tin nội bộ ACB MIS Hệ thống thông tin quản trị NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM Ngân hàng Thƣơng mại NXB Nhà suất bản OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ORC Vốn rủi ro hoạt động ORX Hiệp hội trao đổi dữ liệu rủi ro tác nghiệp PGD Phòng Giao Dịch QTRR Quản trị rủi ro RRTN Rủi ro tác nghiệp S&P Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard&Poor’s SCORING Chƣơng trình chấm điểm tín dụng ACB SPSS Phần mềm thống kê sử dụng trong nghiên cứu
  5. TCBS Hệ thống công nghệ lõi cũ của ACB TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thƣơng mại cổ phần TELLER Giao dịch viên Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTQT Thanh toán quốc tế WTO Tổ chức thƣơng mại Thế giới
  6. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các thành phần của rủi ro tác nghiệp 21 Hình 1.2: Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tác nghiệp ở nhiều Ngân hàng thương mại trên thế giới 24 Phụ lục 01 Hình 1.3. Sơ đồ mô hình tổ chức quản trị của Techcommbank 2008 Hình 1.4. Sơ đồ mô hình tổ chức quản trị của Sacombank 2014 Hình 1.5. Sơ đồ mô hình tổ chức quản trị của Ngân hàng TMCP Sài Gòn 2013 Phụ lục 02 Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của ACB Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức Khối vận hành ACB Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức Ban chất lượng ACB Hình 2.4. Sơ đồ tổ chức của Ban kiểm toán ACB Hình 2.5. Sơ đồ tổ chức Khối quản lý rủi ro ACB
  7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tổng lợi nhuận trước thuế 33 Biểu đồ 2.2: Tổng tài sản 34 Biểu đồ 2.3: Tổng vốn huy động 34 Biểu đồ 2.4: Tổng dư nợ cho vay 34 Biểu đồ 2.17: Lỗi nguyên nhân từ cán bộ nhân viên 2012 – 2014 53 Phụ lục 04 Biểu đồ 2.5: Lỗi nghiệp vụ tiền gửi và huy động 2012 – 2014 Biểu đồ 2.6: Lỗi cấp 1 nghiệp vụ tiền gửi và huy động 2012 – 2014 Biểu đồ 2.7: Lỗi nghiệp vụ tín dụng và pháp lý chứng từ 2012 – 2014 Biểu đồ 2.8: Lỗi cấp 1 nghiệp vụ tín dụng và pháp lý chứng từ 2012 – 2014 Biểu đồ 2.9: Lỗi nghiệp vụ tư vấn và quan hệ khách hàng 2012 – 2014 Biểu đồ 2.10: Lỗi cấp 1 nghiệp vụ tư vấn và quan hệ khách hàng 2012 – 2014 Biểu đồ 2.11: Lỗi nghiệp vụ thanh toán liên hàng 2012 – 2014 Biểu đồ 2.12: Lỗi cấp 1 nghiệp vụ thanh toán liên hàng 2012 – 2014 Biểu đồ 2.13: Lỗi nghiệp vụ thanh toán quốc tế 2012 – 2014 Biểu đồ 2.14: Lỗi cấp 1 nghiệp vụ thanh toán quốc tế 2012 – 2014 Biểu đồ 2.15: Lỗi ban quản trị, điều hành KPP 2012 – 2014 Biểu đồ 2.16: Lỗi cấp 1 ban quản trị, điều hành KPP 2012 – 2014
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng tổng hợp báo cáo thống kê về sai sót trong thực hiện nghiệp vụ tại ACB từ năm 2012 đến 2014 47 Phụ lục 06 Bảng 2.2: Bảng mô tả mẫu khảo sát Bảng 2.3: Bảng giá trị trung bình đánh giá khả năng xảy ra RRTN của Mẫu khảo sát Bảng 2.4: Bảng tổng hợp đánh giá khả năng xảy ra rủi ro từ nhóm các yếu tố chính sách nhân sự, đào tạo Bảng 2.5: Bảng tổng hợp đánh giá khả năng xảy ra rủi ro từ nhóm các yếu tố quy chế, chính sách, quy trình, thủ tục Bảng 2.6: Bảng tổng hợp đánh giá khả năng xảy ra rủi ro từ nhóm các yếu tố cơ sở hạ tầng và hệ thống công nghệ Bảng 2.7: Bảng tổng hợp đánh giá khả năng xảy ra rủi ro từ nhóm các yếu tố hoạt động kiểm tra, giám sát Bảng 2.8: Bảng tổng hợp đánh giá khả năng xảy ra rủi ro từ nhóm các yếu tố hoạt động thông tin và truyền thông Bảng 2.9: Bảng tổng hợp đánh giá khả năng xảy ra rủi ro từ nhóm các yếu tố hoạt động hỗ trợ Bảng 2.10: Bảng tổng hợp đánh giá khả năng xảy ra rủi ro từ nhóm các yếu tố nhận dạng rủi ro và ý thức trách nhiệm Bảng 2.11: Bảng tổng hợp đánh giá khả năng xảy ra rủi ro từ nhóm các yếu tố triết lý về quản trị rủi ro Bảng 2.12: Bảng tổng hợp đánh giá khả năng xảy ra rủi ro từ nhóm các yếu tố sự kiện bên ngoài
  9. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục từ viết tắt Danh mục hình Danh mục biểu đồ Danh mục bảng biểu Mục lục Lời mở đầu 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 4 1.1. Rủi ro trong hoạt động Ngân hàng thƣơng mại 4 1.1.1. Khái niệm rủi ro 4 1.1.2. Các loại rủi ro chủ yếu 4 1.1.3. Mối liên quan giữa các loại rủi ro 6 1.2. Rủi ro tác nghiệp trong hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại 6 1.2.1. Khái niệm rủi ro tác nghiệp 6 1.2.2. Các loại rủi ro tác nghiệp 7 1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tác nghiệp 7 1.3. Quản trị rủi ro và quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại 9 1.3.1. Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại 9 1.3.2. Quản trị rủi ro tác nghiệp 10 1.3.2.1. Khái niệm về quản trị rủi ro tác nghiệp 10 1.3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tác nghiệp 10 1.3.2.3. Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp 14 1.3.2.4. Khung quản trị rủi ro tác nghiệp 18 1.3.2.5. Mối liên quan giữa các thành phần rủi ro tác nghiệp và hoạt động quản trị rủi ro tác nghiệp 20 1.4. Một số vấn đề quản trị rủi ro tác nghiệp tại các Ngân hàng thƣơng mại trên thế giới và Việt Nam 21 1.4.1. Sự đổ vỡ của Ngân hàng Barings năm 1995 và nguyên nhân đỗ vỡ 21
  10. 1.4.2. Quản trị rủi ro tác nghiệp của một số NHTM trên thế giới 24 1.4.3. Việc áp dụng Basel II tại Châu Á và Việt Nam 25 1.4.4. Mô hình quản trị rủi ro của một số Ngân hàng thương mại Việt Nam 26 1.4.4.1. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) 26 1.4.4.2. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thường Tín (Sacombank) 27 1.4.4.3. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) 27 1.4.5. Bài học kinh nghiệm đối với ACB 27 Kết luận chƣơng 1 29 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 30 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu 30 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ACB 30 2.1.2. Hoạt động kinh doanh chủ yếu 33 2.1.3. Năng lực tài chính 33 .1.4. Thành tựu đạt được 35 2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp tại ACB 36 2.2.1. Mô hình quản trị rủi ro tại ACB 36 2.2.2. Cơ sở pháp lý cho công tác quản trị rủi ro trong hệ thống ACB 38 2.2.3. Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp áp dụng tại ACB 39 2.2.4. Các công cụ quản trị rủi ro tác nghiệp của ACB 42 2.2.5. Thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp tại ACB 42 2.3. Phân tích, đánh giá về công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại ACB 45 2.3.1. Phân tích về rủi ro tác nghiệp dựa trên từng nghiệp vụ 45 2.3.1.1. Rủi ro phát sinh do sai sót trong nghiệp vụ tiền gửi, huy động vốn, giao dịch tại quầy 47 2.3.1.2. Rủi ro phát sinh do sai sót trong nghiệp vụ tín dụng 48 2.3.1.3. Rủi ro phát sinh do sai sót trong nghiệp vụ tư vấn tài chính, quan hệ khách hàng 49 2.3.1.4. Rủi ro phát sinh do sai sót trong nghiệp vụ thanh toán liên hàng 50 2.3.1.5. Rủi ro phát sinh do sai sót trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế 50 2.3.1.6. Rủi ro phát sinh do sai sót trong ban quản trị/điều hành KPP 51 2.3.2. Phân tích về rủi ro tác nghiệp dựa trên nguyên nhân chủ yếu 52
  11. 2.3.2.1. Rủi ro phát sinh từ cán bộ nhân viên 52 2.3.2.2. Rủi ro phát sinh từ mô hình tổ chức, nơi làm việc 53 2.3.2.3. Rủi ro phát sinh từ cơ chế, chính sách quy trình nghiệp vụ 54 2.3.2.4. Rủi ro phát sinh từ hệ thống lõi, hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống hỗ trợ 55 2.3.2.5. Rủi ro phát sinh do các sự kiện, các hành động bên ngoài 55 2.3.3. Khảo sát đánh giá khả năng xảy ra RRTN trong quá trình hoạt động của ACB 56 2.3.3.1. Mô tả mẫu khảo sát 56 2.3.3.2. Phân tích, đánh giá mẫu khảo sát về khả năng xảy ra rủi ro 57 2.3.3.3. Phân tích đánh giá khả năng xảy ra rủi ro từ nhóm các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng xảy ra rủi ro 58 2.3.4. Đánh giá tổng quan công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại ACB 66 2.3.4.1. Thành quả đạt được 66 2.3.4.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân chủ yếu 68 Kết luận chƣơng 2 72 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI ACB 73 3.1. Mục tiêu, định hƣớng, chiến lƣợc về quản trị rủi ro tác nghiệp của ACB 73 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại ACB 74 3.2.1. Các giải pháp về chiến lược kinh doanh 74 3.2.2. Các giải pháp về nhân sự 75 3.2.3. Các giải pháp về mô hình tổ chức, nơi làm việc 76 3.2.4. Các giải pháp về cơ chế, chính sách quy trình nghiệp vụ 77 3.2.5. Các giải pháp về hệ thống lõi, hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống hỗ trợ 78 3.2.6. Các giải pháp xây dựng văn hóa quản trị rủi ro tác nghiệp 79 3.2.7. Các giải pháp về đối phó với các rủi ro từ bên ngoài 80 3.2.8. Các giải pháp khác 81 3.3. Các kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng nhà nƣớc 82 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành 82 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 84
  12. Kết luận chƣơng 3 86 Kết luận chung 87 Tài liệu tham khảo Phụ lục Phụ lục 01: Mô hình tổ chức quản trị của các ngân hàng thương mại Phụ lục 02: Sơ đồ tổ chức của ACB và các sơ đồ tổ chức các phòng ban ACB Phụ lục 03: Bảng tổng hợp lỗi nghiệp vụ Phụ lục 04: Các biểu đồ phân tích lỗi nghiệp vụ Phụ lục 05: Bảng câu hỏi khảo sát Phụ lục 06: Quy trình và kết quả khảo sát
  13. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Với xu hướng hội nhập quốc tế và gia nhập WTO, các Ngân hàng Việt Nam đang dần hoàn thiện để đáp ứng được các yêu cầu về quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng theo chuẩn mực quốc tế. Theo Ủy ban Basel, rủi ro ngân hàng được phân chia thành 03 loại cơ bản gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp (rủi ro hoạt động). Rủi ro tác nghiệp không phải là loại rủi ro mới, nó tồn tại song hành với sự ra đời của ngân hàng. Các nhà nghiên cứu ở một số nước tiên tiến đã tính toán ảnh hưởng bị tổn thất vì RRTN trong các ngân hàng thông thường là 10% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (Nguồn: báo cáo thực trạng ngành ngân hàng năm 2010- Viện chiến lược ngân hàng nhà nước Việt Nam). Ngoài ra, tổn thất do RRTN còn ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay, khi môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp; hành vi trái pháp luật không ngừng tăng lên; sự phụ thuộc vào công nghệ nhiều hơn; áp lực công việc cao; ý thức tuân thủ của nhân viên tác nghiệp, tính độc lập của các cấp kiểm soát và ban điều hành đang có dấu hiệu suy giảm…thì RRTN ngày càng trở thành vấn đề lớn mà các ngân hàng cần quan tâm chặt chẽ hơn nữa. Các Ngân hàng thương mại trên thế giới đã ứng dụng Hiệp ước Basel II vào quản trị RRTN, đã đạt được một số thành quả nhất định và đang ngắm đến thực hiện Basel III. Tại Việt Nam hiện nay, Ngân hàng nhà nước đang hướng các NHTM ứng dụng Basel II theo hướng đi phù hợp của mỗi ngân hàng nhưng phải đảm bảo hoàn thiện quản trị RRTN theo đúng thời hạn của lộ trình đặt ra. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) cũng gặp phải không ít sự cố điều hành trong 20 năm hoạt động nhưng cùng với việc ACB thực hiện kịp thời và đúng đắn một số chính sách cơ cấu hệ thống thì ACB đã vượt qua được các sự cố và phát triển tốt. Với tầm nhìn chiến lược mới trong thời kỳ hội nhập quốc tế và đối phó với khủng hoảng kinh tế, ACB đang tiếp tục hoàn thiện về mọi mặt, trong đó công tác quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRTN nói riêng được coi trọng để đáp ứng lộ trình thực hiện cam kết với NHNN về việc ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro và phát triển kinh doanh bền vững. `
  14. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu: + Đánh giá thực trạng quản trị RRTN tại ACB + Đánh giá khả năng xảy ra RRTN trong quá trình tác nghiệp của nhân viên ACB thông qua khảo sát nhân viên ACB Khu vực Tp.HCM + Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTN tại ACB. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Các loại rủi ro tác nghiệp, mức độ vi phạm lỗi nghiệp vụ, nguyên nhân RRTN phát sinh và công tác quản trị RRTN. - Phạm vi nghiên cứu: + RRTN tại ACB giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 + Khảo sát đánh giá khả năng xảy ra RRTN trong quá trình tác nghiệp của nhân viên ACB khu vực Tp.HCM 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập số liệu: + Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các sách, báo, tài liệu, báo cáo thường niên, báo cáo tổng hợp của ACB; các số liệu tự tổng hợp được trong quá trình làm việc tại ACB; và các thông tin của NHNN. + Số liệu sơ cấp: được thu thập theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thông qua Bảng câu hỏi khảo sát nhân viên ACB khu vực Tp.HCM - Phương pháp chọn mẫu: chọn ngẫu nhiên nhân viên ACB khu vực Tp.HCM để thực hiện khảo sát theo bảng câu hỏi - Phương pháp phân tích: + Đối với đánh giá thực trạng quản trị RRTN: sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả từ số liệu tổng hợp lỗi vi phạm nghiệp vụ của nhân viên ACB và phương pháp tổng hợp có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn từ các sự kiện rủi ro tác nghiệp tại ACB qua các năm 2012-2014. + Đối với đánh giá khả năng xảy ra RRTN trong quá trình tác nghiệp của nhân viên ACB: sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn nhân viên và phân tích thống kê mô tả dựa trên kết quả khảo sát. `
  15. 3 5. Những đóng góp của luận văn: Luận văn hệ thống hóa mô hình quản trị RRTN tại ACB, cung cấp một nguồn thông tin hữu ích về nhận diện RRTN và các ảnh hưởng đến khả năng xảy ra RRTN trong quá trình thực hiện công việc của nhân viên ACB; từ đó tìm ra những nguyên nhân, những mặt còn hạn chế nhằm đề xuất những giải pháp hữu ích để hoàn thiện công tác quản trị RRTN tại ACB. 6. Bố cục luận văn: Lời mở đầu Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị RRTN của NHTM Chương 2: Thực trạng quản trị RRTN tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chương 3: Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị RRTN tại Ngân hàng TMCP Á Châu Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục `
  16. 4 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại: 1.1.1. Khái niệm rủi ro: Thuật ngữ rủi ro thường được sử dụng với ý nghĩa như là “Sự không chắc chắn” và được tiếp cận dưới những góc độ khác nhau. Theo cách hiểu truyền thống thì rủi ro là khả năng xảy ra những sự cố bất ngờ làm xuất hiện các khoản thiệt hại tài chính. Theo cách hiểu hiện đại thì rủi ro không những là những sự cố gây ra thiệt hại tài chính mà còn có những thiệt hại liên quan đến hoạt động bền vững và phát triển của chủ thể. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Cẩm Thủy, Đại học ngân hàng thì “Rủi ro là những sự kiện xảy ra không chắc chắn trong tương lai làm cho chủ thể không đạt được những mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động, cũng như chi phí cơ hội của việc làm mất đi những cơ hội thị trường” (Nguyễn Thị Cẩm Thủy, 2013) Rủi ro là vấn đề tất yếu không thể loại trừ trong hoạt động kinh doanh ngay cả khi có mọi biện pháp ngăn ngừa rủi ro, đặc biệt là trong hoạt động tài chính ngân hàng. Rủi ro, có những loại nhận diện được, có những loại tiềm ẩn và có những loại xảy ra bất thường. Mọi sự thay đổi trong môi trường kinh doanh, cũng như sự chủ quan lơi lỏng kiểm soát rủi ro cũng mang đến nhiều rủi ro. 1.1.2. Các loại rủi ro chủ yếu: Trong hoạt động tài chính ngân hàng Việt Nam hiện nay, một số rủi ro cơ bản trong từng lĩnh vực được tổng hợp như sau: - Rủi ro thanh khoản: phát sinh chủ yếu từ xu hướng các ngân hàng huy động ngắn hạn đem cho vay dài hạn, dẫn đến việc ngân hàng thiếu khả năng chi trả hoặc không chuyển đổi kịp thời các loại tài sản ra tiền theo yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. Tình trạng thiếu hụt thanh khoản ở mức độ lớn là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của ngân hàng. - Rủi ro tín dụng: là loại rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một Ngân hàng, bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. `
  17. 5 - Rủi ro thị trường: bao gồm các rủi ro gây tác động tiêu cực đối với thu nhập hoặc vốn của Ngân hàng do những biến động bất lợi của các yếu tố thị trường; bao gồm các loại rủi ro: + Rủi ro lãi suất: thể hiện rủi ro tiềm tàng do các biến động của lãi suất. Rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm lợi nhuận và giảm giá trị ròng của Ngân hàng. + Rủi ro ngoại hối (rủi ro tỷ giá): phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, về loại tiền tệ của các khoản ngoại hối đang nắm giữ, vì thế làm cho Ngân hàng có thể phải gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến động. + Rủi ro giá cả: là rủi ro về việc giá trị các tài sản của một ngân hàng có thể biến động. Rủi ro này xuất hiện trong tất cả các loại tài sản, từ bất động sản đến cổ phiếu và trái phiếu… - Rủi ro pháp lý: thường tác động đến ngân hàng theo hai cách: + Các khách hàng và những người khác có thể khởi kiện ngân hàng với lý do có thể phát sinh từ quá trình hoạt động kinh doanh bình thường. + Khi các thu xếp pháp lý của một ngân hàng, ví dụ, các hợp đồng cho vay và tài sản đảm bảo tiêu chuẩn của ngân hàng đó có vấn đề hoặc Nhà nước đột ngột thay đổi chính sách vĩ mô về cơ cấu kinh tế, lĩnh vực ưu tiên… Điều này có thể dẫn đến rủi ro thua lỗ cho ngân hàng. - Rủi ro chiến lược kinh doanh và phát triển: phát sinh từ các thay đổi trong môi trường hoạt động của ngân hàng trên phạm vi rộng hơn về mặt kinh doanh và tài chính. Rủi ro chiến lược cũng có thể phát sinh từ các hoạt động của bản thân ngân hàng. - Rủi ro uy tín: là rủi ro khi phát sinh những quan điểm tiêu cực của công chúng và dư luận đánh giá xấu về ngân hàng. Rủi ro này còn có khả năng kéo dài trong quan niệm của công chúng sẽ gây khó khăn nghiêm trọng cho ngân hàng trong việc tiếp cận các nguồn vốn hoặc khả năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ khách hàng - Rủi ro hoạt động hay còn gọi là rủi ro vận hành hoặc rủi ro tác nghiệp: Rủi ro này được xem là loại rủi ro mới được Basel II bổ sung. Rủi ro này bao gồm `
  18. 6 toàn bộ các rủi ro có thể phát sinh từ cách thức mà một ngân hàng điều hành các hoạt động của mình. 1.1.3. Mối liên quan giữa các loại rủi ro: Các loại rủi ro có mối quan hệ biện chứng với nhau, một rủi ro này xảy ra sẽ kéo theo một loạt các rủi ro khác. Trong kinh doanh ngân hàng, rủi ro tác nghiệp thường đan xen để cộng hưởng với các rủi ro khác. Rủi ro tác nghiệp tồn tại song song với các rủi ro khác gắn với tất cả các khâu nghiệp vụ từ hội sở đến kênh phân phối và các đơn vị chức năng. Rủi ro tác nghiệp có khả năng ảnh hưởng nhiều nhất đến các rủi ro khác nếu không được chú trọng quản trị. Ví dụ: Nhân viên không tuân thủ quy trình, cấu kết (đây là rủi ro tác nghiệp) làm thất thoát tài sản (gây rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản…). Trong công tác quản trị rủi ro, ngân hàng cần quản trị hiệu quả rủi ro tác nghiệp để giảm thiểu nguy cơ xảy ra các loại rủi ro khác và giảm các tổn thất không đáng có của ngân hàng. 1.2. Rủi ro tác nghiệp trong hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại: 1.2.1. Khái niệm rủi ro tác nghiệp: Rủi ro tác nghiệp còn được gọi là rủi ro hoạt động hay là rủi ro vận hành, là loại rủi ro khó lường nhất, bao gồm toàn bộ các rủi ro có thể phát sinh từ cách thức mà một ngân hàng điều hành các hoạt động của mình. Rủi ro tác nghiệp được Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng đưa vào “Hiệp ước vốn Basel mới” năm 1999, từ năm 2001 văn bản này được phát hành rộng rãi, sửa đổi bổ sung qua các kỳ Basel I, Basel II và hiện tại đã mở rộng thành Basel III. Ủy ban Basel đưa vấn đề rủi ro tác nghiệp vào nội dung sửa đổi Basel II, 2005: “Rủi ro tác nghiệp được định nghĩa là nguy cơ tổn thất do các quy trình, con người và hệ thống nội bộ không đạt yêu cầu hoặc không hoạt động hay do các sự kiện bên ngoài. Khái niệm rủi ro tác nghiệp bao gồm cả rủi ro luật pháp nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín doanh nghiệp”. Trong những năm qua, các NHTM Việt nam và trên thế giới đã phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ do rủi ro tác nghiệp gây ra, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và tài sản của NHTM. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và phức tạp thì việc tăng cường công tác quản trị rủi ro tác nghiệp là vô cùng cần thiết. `
  19. 7 1.2.2. Các loại rủi ro tác nghiệp: Theo Basel, 2001, phụ lục 2 thì RRTN được chia làm bảy loại chính sau: - RRTN liên quan đến tập quán làm việc và an toàn nơi làm việc: là rủi ro liên quan đến những thiệt hại từ những hành vi không phù hợp trong mối quan hệ với nhân viên như lương bổng, phúc lợi....và các vấn đề liên quan đến môi trường làm việc như an toàn lao động, an toàn sức khỏe người lao động… - RRTN liên quan đến khách hàng, sản phẩm, tập quán hoạt động kinh doanh: là các vi phạm dẫn đến tổn thất do cẩu thả, vi phạm quy định, quy chế trong quá trình thực hiện nghiệp vụ với khách hàng; do tính chất không phù hợp của sản phẩm hay do quan điểm kinh doanh hướng đến lợi nhuận mà không chủ trọng rủi ro xảy đến. - RRTN liên quan đến gian lận nội bộ: là các tổn thất về tài sản và uy tín phát sinh từ các hành vi cố tình làm trái quy định của ngân hàng và pháp luật; giả mạo chữ ký, chứng từ; làm khống chứng từ; thực hiện các giao dịch không khai báo, không hợp pháp… - RRTN liên quan đến việc thực hiện, bàn giao, quản lý quy trình: là các tổn thất phát sinh từ các lỗi tác nghiệp trong quá trình thực hiện nghiệp vụ; quy trình tác nghiệp giữa các bộ phận, với các ngân hàng bạn, các đối tác khác - RRTN liên quan đến gián đoạn hoạt động kinh doanh, khuyết điểm của hệ thống: là những tổn thất từ việc kinh doanh bị gián đoạn, hệ thống công nghệ bị chậm, hệ thống hỗ trợ bị ngưng trệ… - RRTN liên quan đến thiệt hại tài sản: là những tổn thất do tài sản của ngân hàng bị hư hại, bị mất cắp do thiên tai hay từ một số nguyên nhân khác… - RRTN liên quan đến các yếu tố từ bên ngoài: là các thiệt hại đến từ các yếu tố bên ngoài như hacker trộm cắp thông tin, dữ liệu dẫn đến trộm tiền tài khoản khách hàng; cướp xe tiền ngân hàng, khủng bố… 1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tác nghiệp: Theo định nghĩa của Basel II, có bốn nguyên nhân chính (con người, quy trình, hệ thống, sự kiện bên ngoài) và một số yếu tố khác dẫn đến RRTN như sau: 1.2.3.1. Con người: các rủi ro liên quan đến nhân viên ngân hàng, ban lãnh đạo `
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2