intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm chuyển đổi số của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

40
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Kinh nghiệm chuyển đổi số của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" nghiên cứu kinh nghiệm chuyển đổi số của một số nước và rút ra bài học kinh nghiệm và hàm ý chính sách cho chuyển đổi số tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm chuyển đổi số của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------***-------- LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH NGHIỆM CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế BÙI ANH TUẤN Hà Nội, 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH NGHIỆM CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 8310106 Họ và tên học viên: Bùi Anh Tuấn Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS Hoàng Xuân Bình Hà Nội, 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Kinh nghiệm chuyển đổi số của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hoàng Xuân Bình. Các thông tin, số liệu trong bài viết đều dựa trên thực tế, cụ thể và có nguồn gốc từ những trang chính thống. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng 01 năm 2023. Tác giả Bùi Anh Tuấn
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau đại học cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Trong đó, cá nhân tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Hoàng Xuân Bình, mặc dù thời gian hạn hẹp nhưng thầy đã dành nhiều công sức và kinh nghiệm quý báu của mình để hướng dẫn tôi một cách tận tình, chu đáo. Tuy nhiên do kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn nhiều thiếu sót trong kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung luận văn của tôi không tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ ....... 5 1.1. Tổng quan về chuyển đổi số ...........................................................................5 1.1.1. Khái niệm về chuyển đổi số ........................................................................5 1.1.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi số ..............................................7 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số .................................................8 1.2. Nội dung của chuyển đổi số ..........................................................................10 1.2.1. Các chủ thể trong chuyển đổi số của chính phủ ......................................10 1.2.2. Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số .......................................................11 1.3. Xu hƣớng của chuyển đổi số ........................................................................15 1.3.1. Phân tích dữ liệu .......................................................................................15 1.3.2. Mô hình điện toán đám mây (Cloud computing) ......................................15 1.3.3. Dữ liệu lớn (Big data) ...............................................................................16 1.3.4. Trí tuệ nhân tạo (AI) .................................................................................16 1.3.5. Internet vạn vật và 5G...............................................................................16 1.4. Mục tiêu của chuyển đổi số ..........................................................................17 1.4.1. Chuyển đổi số đối với xã hội .....................................................................17 1.4.2. Chuyển đổi số đối với kinh tế ....................................................................18 CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH KINH NGHIỆM CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ................................................... 19 2.1. Tình hình phát triển chuyển đổi số trên thế giới........................................19
  6. 2.2. Kinh nghiệm chuyển đổi số tại một số quốc gia trên thế giới ...................22 2.2.1. Kinh nghiệm chuyển đổi số tại Mỹ ............................................................24 2.2.2. Kinh nghiệm chuyển đổi số tại Singapore ................................................34 2.2.3. Kinh nghiệm chuyển đổi số tại Thái Lan ..................................................43 2.2.4. Kinh nghiệm chuyển đổi số của Pháp .......................................................48 2.2.5. Kinh nghiệm chuyển đổi số Malaysia .......................................................52 2.3. Đánh giá những thành công và hạn chế của chuyển đối số của các nƣớc trên thế giới ...........................................................................................................57 2.3.1. Thành công ................................................................................................57 2.3.2. Hạn chế .....................................................................................................58 CHƢƠNG 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO VIỆT NAM..................................................................................................... 60 3.1. Định hƣớng chuyển đổi số của Việt Nam....................................................60 3.2. Tình hình chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay .........................................61 3.2.1. Thực trạng chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước ..................................61 3.2.2. Cơ hội cho Việt Nam .................................................................................73 3.2.3. Thách thức đối với Việt Nam ....................................................................75 3.3. Những nét tƣơng đồng trong chuyển đổi số của các nƣớc ........................76 3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .............................................................77 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Các chỉ số chuyển đổi số quốc gia ..............................................................8 Hình 2.1: Số lượng và tỷ lệ các quốc gia trong mỗi nhóm EGDI năm 2020 và 2022 ... 19 Hình 2.2: Mức trung bình EGDI toàn cầu và khu vực, 2022 ....................................20 Hình 2.3: Thị trường chuyển đổi số của Mỹ .............................................................30 Hình 2.4: Công việc thực hiện chính phủ số của Singapore .....................................37 Hình 2.5: GovTech có kế hoạch đạt được các mục tiêu sau vào năm 2023 ............38 Hình 2.6: Chuyển đổi số đến tận cốt lõi của Singapore ............................................39 Hình 3.1: Mục tiêu kinh tế số đến năm 2025 của Việt Nam .....................................61 Hình 3.2: Tỷ lệ bộ, ngành, địa phương đã có nền tảng t ch hợp, chia s dữ liệu......65 Hình 3.3: Tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam qua các năm và dự báo .................67 Hình 3.4: Tốc độ tăng trưởng của các ngành qua các năm và dự đoán ....................68 Hình 3.5: Tốc độ tăng trưởng các dịch vụ ngành tài chính kỹ thuật số và dự đoán 69 Hình 3.6: Thời gian người dân sử dụng mạng ở Việt Nam ......................................70 Hình 3.7: Các thiết bị được truy cập mạng ở Việt Nam ...........................................71 Hình 3.8: An ninh mạng và bảo mật ở Việt Nam .....................................................72 Hình 3.9: Tổng quan thị trường sử dụng ứng dụng tại Việt Nam .............................72
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Các quốc gia dẫn đầu về chuyển đổi số ....................................................21 Bảng 2.2: Các chỉ số EGDI của các quốc gia Châu Mỹ ...........................................24 Bảng 2.3: Chỉ số EGDI của các quốc gia đảo nhỏ ....................................................35 Bảng 3.1: Xếp hạng và chỉ số đánh giá theo từng chỉ số thành phần về phát triển Chính phủ điện tử CPĐT của Việt Nam giai đoạn 2012-2022 .................................62
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH 1 5G Mạng di động thế hệ thứ 5 2 CĐS Chuyển đổi số 3 CNTT Công nghệ thông tin 4 CPĐT Chính phủ điện tử 5 CSDL Cơ sở dữ liệu 6 DCVTT Dịch vụ công trực tuyến 7 EGDI Chỉ số phát triển chính phủ điện tử 8 ETP Chương trình chuyển đổi kinh tế 9 GTP Chương trình chuyển đổi Chính phủ 10 HCI Chỉ số nguồn nhân lực 11 HSCV Hồ sơ công việc 12 IoT Internet vạn vật 13 ITU Liên minh Viễn thông quốc tế 14 LGSP Nền tảng t ch hợp, chia s dữ liệu 15 LHQ Liên hợp quốc 16 Đường sắt cao tốc vận chuyển với quy mô lớn (Mass MRT Rapid Transit) 17 NTP Chương trình chuyển đổi Quốc gia 18 OSI Chỉ số dịch vụ trực tuyến 19 TII Chỉ số cơ sở hạ tầng viễn thông 20 USD Đô la Mỹ
  10. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Với tên đề tài là “Kinh nghiệm chuyển đổi số của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, luận văn được đưa ra để phân t ch các kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi số của một số nước trên thế giới và qua đó phân t ch thực trạng chuyển đổi số của Việt Nam, từ đó đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Ch nh phủ Việt Nam và các cơ quan ban ngành. Bài luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Luận văn thể hiện nội dung khái quát chung về chuyển đổi số, bao gồm: Khái niệm về chuyển đổi số, nội dung của chuyển đổi số, xu hướng của chuyển đổi số, mục tiêu của chuyển đổi số để qua đó hiểu được cơ bản về bản chất của chuyển đổi số. Chương 2: Luận văn đưa ra tình hình, thực trạng chung chuyển đổi số chung của các nước và các khu vực trên thế giới và đi vào nghiên cứu quá trình chuyển đổi số của 5 nước: Mỹ, Singapore, Thái Lan, Pháp và Malaysia, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm của từng nước cho Việt Nam. Chương 3: Luận văn thể hiện định hướng chuyển đổi số của Việt Nam cũng như là mục tiêu của Việt Nam trong thời điểm hiện nay. Bên cạnh đó, trên cơ sở kết hợp kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn đưa ra những cơ hội và thách thức của Việt Nam tại thời điểm này, cuối cùng là đề xuất đưa ra những bài học kinh nghiệm khách quan cho ch nh phủ Việt Nam.
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chuyển đổi số là một đề tài vĩ mô, bởi lẽ chuyển đổi số có thể được áp dụng ở tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống của con người, từ kinh tế, xã hội và cả đời sống tinh thần của mỗi chúng ta. Và chuyển đổi số có thể làm thay đổi cả nền kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng của nền kinh tế đó. Chuyển đổi số là một cuộc cách mạng vĩ đại của loài người, đây là lần đầu tiên loài người bước vào thế giới không gian ảo, không chỉ một phần mà toàn bộ hoạt động từ kinh tế đến xã hội sẽ được hòa vào không gian ảo. Cho đến này, có thể nói chuyển đổi số là việc cấp bách nếu muốn phát triển kinh tế - xã hội trong quốc gia và chuyển đổi số ngày càng ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng của quốc gia, kể cả chất lượng lao động hay là phân bố việc làm. Đối với một quốc gia, phải bắt buộc theo xu hướng của xã hội, và trên thế giới. Nếu quốc gia đó tự khép mình trong vòng an toàn, không học hỏi, giao lưu và hòa nhập với các nước láng giềng cùng với các nước bạn bè trên thế giới, thì ch nh quốc gia đó đang làm cho đất nước, người dân của mình kém phát triển, tụt hậu so với các quốc gia khác. Chuyển đổi số được xem là xu thế toàn cầu và không đảo ngược. Thế giới vật lý đang được tập trung ảo hóa, đời sống đang dược tập trung hơn vào không gian mạng và xuất hiện nhiều mối quan hệ chưa từng xuất hiện trước đây. Sản phẩm sáng tạo, sản phẩm kinh doanh ngày càng được thực hiện nhiều hơn trên không gian mạng. Hiện nay, hầu hết các quốc gia đã nhận thấy được tầm quan trọng của chuyển đổi số, v dụ như Anh, Hà Lan, Trung Quốc, Đan Mạch,.. và nhờ có chuyển đổi số, đất nước mới ngày càng phát triển một cách có khoa học và nội dung chuyển đổi số của các nước có khác nhau và phụ thuộc vào vị tr địa lý, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia. Với sự nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, cho nên tại Việt Nam, ch nh phủ và ph a cơ quan nhà nước đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra trong các lĩnh vực như: du lịch, giao thông vận tải, logistics, tài ch nh,… Tuy nhiên, các doanh nghiệp nội tại trong nước nói chung vẫn chưa nhận thức được đúng vai trò quan trọng của chuyển đổi số, đặc biết là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu rõ về tầm quan trọng,
  12. 2 mục tiêu, kế hoạch, và cách thực hiện chuyển đổi số là vô cùng cần thiết. Cho nên, Việt Nam rất cần học hỏi các nước đã có những bước tiến để phát triển vấn đề này. Do vậy, đề tài này “Kinh nghiệm chuyển đổi số của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, được tác giả thực hiện nhằm tìm hiểu cách thức vận hành chuyển đổi số của một số quốc gia và những thành công cũng như hạn chế mà các quốc gia đó gặp phải trong bước đầu thực hiện chuyển đổi số. Và những kinh nghiệm được tác giả đưa ra một cách khách quan. Để Việt Nam từ đó có thể học hỏi, xem đó là một bài học và cân nhắc một cách kỹ lưỡng để áp dụng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách ch nh xác, giảm bớt những khó khăn và đạt được nhiều thành công trong quá trình chuyển đổi số, hướng tới một Việt Nam chủ động, một quốc gia thông minh. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Vũ Quang Hải (2021) với tên đề tài là “Kinh nghiệm chuyển đổi số ứng phó đại dịch covid 19 của Singapore và gợi ý cho Việt Nam”. Tác giả đã đưa ra khái quát quá trình thực hiện chuyển đổi số của Singapore để ứng dụng vào thời điểm đại dịch covid bùng nổ, đồng thời đưa ra những kinh nghiệm và gợi ý chính sách cho Việt Nam. Trần Thị Thơ (2022) nghiên cứu về đề tài “Kinh nghiệm chuyển đổi số trong khu vực công ở một số quốc gia và những gợi mở đối với Việt Nam”. Tác giả đã tập trung đưa ra kinh nghiệm của ba nước: Liên bang Nga, Anh và Singapore về chủ đề chuyển đổi số ở khu vực công, qua đó đưa ra những hướng đi gợi mở cho Việt Nam. Đoàn Thị Cẩm Thư (2022) nghiên cứu về “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam”. Với chủ đề này, tác giả đã dựa trên thực trạng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay cùng với kinh nghiệm của quốc tế từ bốn quốc gia là Mỹ, Australia, Singapore và Trung Quốc. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Vũ Hưng Hải, Nguyễn Quỳnh Mai, Phạm Xuân Lâm (2020) với chủ đề “Nghiên cứu bài học về chuyển đổi số thành công, cơ hội ứng dụng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam”. Ba tác giả tập trung phân tích những bài học chuyển đổi số
  13. 3 thành công điển hình và từ đó chỉ ra những cơ hội ứng dụng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Ngô Mạnh Tuấn, Nguyễn Thị Thùy Dương, Lưu Ánh Nguyệt (2022) với đề tài là “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho chuyển đổi số trong lĩnh vực tài ch nh”. Các tác giả đã tập trung nghiên cứu vào Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính của các nước như: Anh, Trung Quốc, Singapore, Mỹ,..Từ đó, gợi ý thêm một số sáng kiến và những vấn đề cần chú trọng để phát triển nguồn nhân lực cho chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính cho Việt Nam. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên chưa thực sự đầy đủ và toàn diện về kinh nghiệm chuyển đổi số của các nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của các quốc gia và số liệu về chuyển đổi số cần cập nhật liên tục để có những thông tin và số liệu mới nhất. Do đó, bài viết này là nghiên cứu góp phần lấp khoảng trống nghiên cứu về kinh nghiệm chuyển đổi số của các nước mà tác giả đề xuất từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm, hàm ý chính sách cho Việt Nam bao gồm cả cơ quan Nhà nước và khối doanh nghiệp, để mang lại những góc nhìn đa chiều với quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam, giúp các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp trong nước có những điều chỉnh, bổ sung hợp lý và phù hợp cho tổ chức của mình. 3. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu kinh nghiệm chuyển đổi số của một số nước và rút ra bài học kinh nghiệm và hàm ý chính sách cho chuyển đổi số tại Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Mỹ, Singapore, Thái Lan, Pháp và Malaysia. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Thực hiện trong quá trình chuyển đổi số của 5 quốc gia Mỹ, Singapore, Thái Lan, Pháp và Malaysia. Phạm vi thời gian:
  14. 4 + Mỹ: giai đoạn từ 1960 đến 2022. + Singapore: giai đoạn từ 1990 đến năm 2020. + Thái Lan: giai đoạn từ 2017 đến năm 2022. + Pháp: giai đoạn từ năm 1998 đến 2018. + Malaysia: giai đoạn từ 2009 đến 2022. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu: Vấn đề lý luận được đúc rút từ các giáo trình, tài liệu chuyên ngành trong nước, các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu định tính thu thập từ các tài liệu, thông tin nội bộ từ các đơn vị nhà nước có liên quan. Phương pháp phân tích dữ liệu: Bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, phân tích miêu tả để giải quyết vấn đề đặt ra. Nguồn dữ liệu sử dụng trong bài viết được thu thập và xử lý từ Cơ quan Thống kê Quốc gia của các nước và các bài nghiên cứu chuyên sâu từ các chuyên gia. 6. Cấu trúc luận văn Bài luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chuyển đổi số. Chương 2: Phân t ch kinh nghiệm chuyển đổi số của một số quốc gia trên thế giới. Chương 3: Bài học kinh nghiệm chuyển đổi số cho Việt Nam.
  15. 5 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ 1.1. Tổng quan về chuyển đổi số 1.1.1. Khái niệm về chuyển đổi số Hiện nay, khái niệm về chuyển đổi số vẫn chưa có sự thống nhất trên thế giới, tùy vào từng quốc gia hay cụ thể hơn là từng ngành nghề và lĩnh vực mà khái niệm chuyển đổi số được đưa ra để phù hợp với lĩnh vực đó. V dụ như: Theo cẩm nang chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông: “Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của các cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ” (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2020, tr. 21). Ngoài ra, theo Tech Republic khái nhiệm chuyển đổi số được hiểu là cách sử dụng các công nghệ hiện đại tiên tiến để thực hiện lại những quy trình làm việc sao cho có tính hiệu quả cao hơn, đạt kết quả tốt hơn (Tech Republic, 2021). Bên cạnh đó, Microsoft cho rằng chuyển đổi số là quá trình sử dụng các công nghệ mới và quy trình công việc kinh doanh để tối ưu hóa, tự động hóa và hiện đại hóa hoạt động kinh doanh của một tổ chức (Microsoft 365 Team, 2022). Theo Nambisan và cộng sự (2017): “Chuyển đổi số là việc áp dụng dữ liệu và quy trình trong các mô hình kinh doanh mới. những thay đổi lớn có thể xảy ra với quá trình chuyển đổi số, chẳng hạn như việc kiểm soát các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất ở một khu vực cụ thể được giám sát từ xa và toàn bộ chuỗi cung ứng có thể được tích hợp vào quá trình lưu kho, sản xuất. Một thuật ngữ liên quan đến chuyển đổi số hay được truyền thông nói đến là Công nghiệp 4.0 (Siebel, 2019). Ngoài ra, chuyển đổi số đề cập đến sự thay đổi liên quan đến việc áp dụng công nghệ số vào mọi mặt của đời sống con người, xã hội và tổ chức” (Nambisan và cộng sự, 2017). Tốc độ thay đổi là đặc trưng ch nh của chuyển đổi số (Peppard, 2016). Theo tác giả này, có hai loại thay đổi của tổ chức: chuyển đổi và gia tăng. Thay đổi chuyển đổi số là nhiều hơn thay đổi cơ bản, yêu cầu thay đổi mô hình hoạt động, sản phẩm, dịch vụ và giá trị cốt lõi. Loại thay đổi này được giải phóng khỏi trạng
  16. 6 thái hiện tại của tổ chức, còn được gọi là AS-IS. Loại thay đổi này dẫn đến một loại tổ chức và các biện pháp thành công khác nhau. Có rất nhiều ví dụ về chuyển đổi số, dưới đây là một vài hình mẫu về áp dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Nespresso là nhà sản xuất máy pha cà phê đặc biệt và là đơn vị điều hành của Tập đoàn Nestlé có trụ sở tại Thụy Sĩ, Nespresso đã triển khai hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) dựa trên đám mây nhằm cung cấp cho khách hàng quyền truy cập đa kênh để mua sắm và dịch vụ khách hàng. Khách hàng có thể tiếp cận công ty cho dù họ sử dụng trang web, sử dụng thiết bị di động hay ghé thăm cửa hàng. Việc có một chế độ xem duy nhất cho từng khách hàng của mình - chế độ xem 360 độ - đã cho phép Nespresso tiến vào nhiều thị trường hơn và cải thiện doanh số bán hàng. Netflix được thành lập như một công ty cho thuê đĩa video kỹ thuật số (DVD) qua thư vào năm 1997, Netflix đã tự đổi mới mình thành một dịch vụ truyền phát video trực tuyến cung cấp các dịch vụ tùy chỉnh dựa trên sở thích của từng khách hàng. Capital One Financial Corp được thúc đẩy bởi những đổi mới kỹ thuật số của mình, Capital One đã trở thành một trong những tổ chức tài ch nh hàng đầu tại Hoa Kỳ được xếp hạng theo tài sản. CTO George Brady, trong một bài viết vào tháng 11 năm 2018 trên trang web của công ty, đã đưa ra những hiểu biết của mình về "hành trình bốn năm thay đổi đột phá" của công ty, nói rằng: "Chúng tôi không chỉ sử dụng các công nghệ mới nhất, chúng tôi tạo ra chúng và truyền chúng vào mọi thứ chúng tôi làm. Chúng tôi coi mình là một công ty công nghệ lấy khách hàng làm trung tâm, cung cấp các dịch vụ tài chính sáng tạo, chứ không phải ngược lại". Pizza của Domino, công ty bánh pizza 60 tuổi đã chuyển mình thành công trong thời đại kỹ thuật số, tung ra các dịch vụ đổi mới dựa trên công nghệ, chẳng hạn như Trình theo dõi Pizza và các công nghệ di động đã giúp thúc đẩy tăng trưởng đáng kể trong thập kỷ qua. Tóm lại, theo cách hiểu của tác giả, chuyển đổi số là việc áp dụng khoa học - công nghệ vào tất cả các lĩnh vực trong đời sống của một quốc gia để cải thiện hiệu
  17. 7 quả làm việc và thúc đẩy quá triển phát triển đất nước cũng như đời sống của con người. Và tác giả lựa chọn khái niệm chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông để làm khái niệm chính trong bài luận văn này. 1.1.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi số Căn cứ quyết định số: 1726/QĐ-BTTTT về phê duyệt đề án “xác định bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và của quốc gia” ngày 12 tháng 10 năm 2020. Các tiêu ch được đánh giá mức độ chuyển đổi số được thể hiện là: Đối với cơ quan chính phủ: Trụ cột Chính quyền số gồm 07 chỉ số chính, 45 chỉ số thành phần và 133 tiêu chí, ví dụ như: Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về chuyển đổi số, ngân sách cho công nghệ thông tin, nền tảng thanh toán trực tuyến, di động, dữ liệu lớn và công cụ phân tích dữ liệu lớn, chữ ký điện tử, chữ ký số, v.v. Đối với kinh tế số: Trụ cột Kinh tế số gồm 07 chỉ số chính, 36 chỉ số thành phần và 101 tiêu chí, ví dụ như: Tuyên truyền, phổ biến về kinh tế số, ngân sách cho phát triển kinh tế số, hạ tầng Internet, v.v. Đối với xã hội số: Trụ cột Xã hội số gồm 07 chỉ số chính, 27 chỉ số thành phần và 72 tiêu chí, ví dụ như: Sử dụng thiết bị số và truy cập mạng của người dân, tỷ lệ người dân được tập huấn, phổ biến kiến thức về bảo vệ tr em trên không gian mạng, ứng dụng các dịch vụ giáo dục trong xã hội, v.v.
  18. 8 Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông, 2020 Hình 1.1: Các chỉ số chuyển đổi số quốc gia Căn cứ theo kết quả đánh giá chuyển đổi số cấp tỉnh và cấp bộ, và các điều kiện, nhu cầu phát triển kinh tế, mà các chỉ số thành phần và tiêu chí của Chỉ số chuyển đổi số quốc gia sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông quy định và điều chỉnh cho phù hợp thực tế. Do vậy, cơ quan nhà nước muốn chuyển đổi số thành công, cần phải nghiên cứu rõ ràng các tiêu ch và đưa ra những mục tiêu cần đạt được để đưa cơ quan, tổ chức của mình từng bước chuyển đổi số thành công. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số Năng lực chuyển đổi số của một tổ chức là khả năng ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số mới trong tổ chức, để vận hành và quản lý, đồng thời tạo lập những tài sản có giá trị từ ứng dụng công nghệ số để giúp tối ưu hóa các nguồn lực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường và tạo ra giá trị gia tăng. Do đó, để thực hiện chuyển đổi
  19. 9 số thành công, kể cả cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến những yếu tố sau đây: Thứ nhất, năng lực lãnh đạo. Sự cần thiết trong thay đổi tư duy và hành động của ban quản lý, điều hành ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chuyển đổi số của tổ chức. Những thay đổi có thể kể đến như: tối ưu hóa nhanh chóng quy trình ra quyết định của lãnh đạo nhờ khả năng truy cập tức thì về thông tin và dữ liệu mở rộng (Mazzei & Noble, 2017), các nguyên tắc giao tiếp mới (Bennis, 2013; Granados & Gupta, 2013) và những thay đổi trong học hỏi và phát triển của lãnh đạo (Sia và cộng sự, 2016). Hơn nữa, lãnh đạo cần có tư duy kỹ thuật số mới để dẫn dắt hành trình chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Thứ hai, chiến lược chuyển đổi số. Để thực hiện công cuộc chuyển đổi số thành công, tổ chức phải có một chiến lược phù hợp và có một tầm nhìn xa, có thể bao quát được cả quá trình. Qua đó, có thể giúp tổ chức có thể thực hiện đúng theo quy trình, không bị lãng phí thời gian và tiền bạc. Thứ ba, cơ sở hạ tầng công nghệ. Chuyển đổi số sẽ làm thay đổi cơ cấu công việc (Hansen & Sia, 2015; Loebbecke & Picot, 2015), vai trò công việc và yêu cầu tại nơi làm việc (White, 2012). Tính liên kết kỹ thuật số cho phép sự xuất hiện các nhóm vị trí chéo trên toàn bộ phạm vi của cơ quan, tổ chức. Trong hoàn cảnh này, loại hình công việc truyền thống dần biến mất, các ngành nghề mới được tạo ra đồng thời là các cơ hội mới xuất hiện vượt ra ngoài ranh giới của công sở và doanh nghiệp. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình chuyển đổi số. Tiếp đến, trình độ đội ngũ làm công, nhân viên. Để vận hành được những thiết bị công nghệ hiện đại đòi hỏi trình độ nhân viên phải đáp ứng đủ các yêu cầu. Do đó, nếu năng lực nhân viên không thể thực hiện được công việc trong quá trình chuyển đổi số, cũng làm giảm thiểu không nhỏ hiệu quả của công việc và mục tiêu chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Ngoài ra, văn hóa công sở cũng là một nhân tố không nhỏ ảnh hướng đến quá trình chuyển đổi số. Bởi lẽ, khi áp dụng một hình thức làm việc mới, cũng đồng nghĩa với tư duy làm việc và cách nhìn nhận cũng phải thay đổi theo để thích nghi
  20. 10 với loại hình mới. Do đó, những lỗi suy nghĩ cũ hay gọi là văn hóa doanh nghiệp cũ đã không còn phù hợp và cũng ảnh hưởng đến thành bại của kết quả áp dụng chuyển đổi số. Cuối cùng, sức ép từ bên ngoài. Trong một thế giới có nền kinh tế mở, việc cạnh tranh là hoàn toàn công bằng và được chấp nhận. Do đó, sự áp lực trong việc cạnh tranh giữa các tổ chức cũng là nhân tố để ảnh hưởng đến việc chuyển đổi số của chủ thể đó và buộc tất cả cá nhân, tổ chức phải cải tiến, phát triển hơn trong khâu quản lý, quy trình thực hiện cũng như sử dụng các nguồn lực một cách nhanh nhất và có hiệu quả nhất. Khi có sự cạnh tranh, thì mới có sự đổi mới và sự phát triển của các các doanh nghiệp, cũng như cơ quan công quyền. 1.2. Nội dung của chuyển đổi số 1.2.1. Các chủ thể trong chuyển đổi số của chính phủ Đầu tiên, Chính phủ số là chính phủ có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế lại và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành ch nh sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội. Hay nói một cách khác, đây là quá trình chuyển đổi số của chính phủ. Chính phủ số là chính phủ điện tử (EGDI), thêm “bốn có”, có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có khả năng cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng, có khả năng sử dụng nguồn lực tối ưu và có khả năng kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, Liên hiệp quốc (LHQ) đánh giá chỉ số phát triển chính phủ điện tử (EGDI) ở các quốc gia dựa trên giá trị trung bình của 3 chỉ số, đó là: chỉ số dịch vụ trực tuyến (Online Service Index–OSI); chỉ số cơ sở hạ tầng viễn thông (Telecommunication Infrastructure Index – TII) và chỉ số nguồn nhân lực (Human Capital Index – HCI) của 193 quốc gia trên thế giới. Chỉ số OSI được Liên hiệp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2