intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Sự truyền dẫn lãi suất của chính sách tiền tệ đến lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

43
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua bài nghiên cứu, có thể thấy được mức độ cao, thấp của sự truyền dẫn lãi suất chính sách để từ đó có những đề xuất, kiến nghị góp phần làm cho việc thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả hơn, môi trường hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại thông suốt và kịp thời đáp ứng được sự thay đổi và biến động của nền kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Sự truyền dẫn lãi suất của chính sách tiền tệ đến lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam khu vực thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH __________________ NGUYỄN THỊ TUYẾT CHI SỰ TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN LÃI SUẤT CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN HOÀNG NGÂN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung khoa học của đề tài nghiên cứu này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 01 năm 2015 Người thực hiện Nguyễn Thị Tuyết Chi
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA L IăCAMăĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HI U, CHỮ VI T TẮT DANH MỤC CÁC B NG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ,ăĐ TH PH N MỞ Đ U ............................................................................................................. 1 CH NGă1: C ăSỞ LÝ THUY T V S TRUY N D N LÃI SU T C A CHÍNH SÁCH TI N T ............................................................................................... 4 1.1 Tổng quan v lãi su t ....................................................................................... 4 1.1.1 Khái niệm và một số lý thuyết về lãi suất .................................................... 4 1.1.1.1 Lý thuyết của C.Mác ................................................................................ 4 1.1.1.2 Lý thuyết của J.M.KEYNES .................................................................... 5 1.1.1.3 Lý thuyết của trường phái trọng tiền ........................................................ 7 1.1.2 Phân loại lãi suất: ......................................................................................... 8 1.1.2.1 Căn cứ vào tiêu thức quản lý vĩ mô.......................................................... 8 1.1.2.2 Căn cứ vào tiêu thức nghiệp vụ tín dụng.................................................. 8 1.1.2.3 Căn cứ vào tiêu thức biến động của giá trị tiền tệ .................................... 9 1.1.2.4 Căn cứ vào loại tiền cho vay .................................................................... 9 1.1.2.5 Căn cứ theo phương pháp tính lãi ............................................................ 9 1.1.2.6 Căn cứ vào mức ổn định của lãi suất...................................................... 10 1.1.2.7 Căn cứ vào thời hạn tín dụng ................................................................. 10 1.2 Tổng quan v s truy n d n c a chính sách ti n t .................................... 10 1.2.1 Sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ.......................................................... 10 1.2.1.1 Khái niệm ............................................................................................... 10 1.2.1.2 Các kênh truyền dẫn cơ chế tác động của chính sách tiền tệ ................. 10 1.2.1.2.1 Kênh lãi suất truyền thống ................................................................ 10 1.2.1.2.2 Những kênh giá tài sản khác ............................................................. 11 1.2.1.2.2.1 Kênh tỷ giá hối đoái .................................................................... 12
  4. 1.2.1.2.2.2 Những kênh giá cổ phiếu ............................................................ 12 1.2.1.2.3 Các kênh tín dụng ............................................................................. 13 1.2.1.2.3.1 Kênh cho vay ngân hàng ............................................................. 14 1.2.1.2.3.2 Bảng cân đối tài sản .................................................................... 14 1.3 Tổng quan v s truy n d n lãi su t c a chính sách ti n t ....................... 15 1.3.1 Khái niệm ................................................................................................... 15 1.3.2 Cơ chế truyền dẫn lãi suất.......................................................................... 16 1.3.2.1 Lựa chọn mức lãi suất mục tiêu. ............................................................ 18 1.3.2.2 Lựa chọn mô hình kiểm soát lãi suất mục tiêu ....................................... 18 1.3.3 Một số bài nghiên cứu trước đây về sự truyền dẫn lãi suất ....................... 20 1.3.4 Các nhân tố tác động đến sự truyền dẫn lãi suất........................................ 22 1.3.4.1 Tính minh bạch của chính sách tiền tệ ................................................... 22 1.3.4.2 Tính cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng ............................................. 25 1.3.4.3 Cấu trúc tài chính của ngân hàng ........................................................... 27 K T LU NăCH NGă1 ........................................................................ 31 CH NGă2: TH C TR NG V S TRUY N D N LÃI SU T CHÍNH SÁCHăĐ N LÃI SU T CHO VAY T IăCÁCăNGÂNăHÀNGăTH NGăM I VI T NAM KHU V C THÀNH PH H CHÍ MINH .......................................... 32 2.1 Th c tr ng v s bi năđ ng lãi su t .............................................................. 32 2.1.1 Sự biến động của lãi suất chính sách ......................................................... 32 2.1.1.1 Sự biến động của lãi suất cơ bản ............................................................ 32 2.1.1.2 Sự biến động của lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu ................. 34 2.1.2 Sự biến động của lãi suất cho vay.............................................................. 44 2.1.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh............................................................. 44 2.1.2.1.1 Về tình hình tín dụng ........................................................................ 44 2.1.2.1.2 Về khả năng sinh lời ......................................................................... 45 2.1.2.2 Sự biến động của lãi suất cho vay .......................................................... 46 2.2 Nghiên cứu th c nghi m v s truy n d n lãi su t chính sách ti n t đ n lãi su t cho vay c aăNgơnăhƠngăth ngăm i Vi t Nam khu v c Thành Ph H Chí Minh. .......................................................................................................................... 51 2.2.1 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 52 2.2.1.1 Dữ liệu .................................................................................................... 52
  5. 2.2.1.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 52 2.2.1.2.1 Kiểm định tính dừng ......................................................................... 52 2.2.1.2.2 Kiểm định phương sai của sai số thay đổi ........................................ 53 2.2.1.2.3 Kiểm định tự tương quan .................................................................. 54 2.2.1.2.4 Phương trình truyền dẫn ................................................................... 55 2.2.1.2.5 Hồi quy có vẻ không liên quan (Seemingly Unrelated Regression) ..... ........................................................................................................... 57 2.2.2 Kết quả nghiên cứu .................................................................................... 59 2.2.2.1 Kết quả kiểm tra tính dừng ..................................................................... 59 2.2.2.2 Kiểm định đồng liên kết ......................................................................... 61 2.2.2.3 Kiểm định phương sai sai số thay đổi .................................................... 62 2.2.2.4 Kiểm định tự tương quan........................................................................ 63 2.2.2.5 Phương trình hồi quy .............................................................................. 64 2.2.3 Phân tích và lý giải kết quả nghiên cứu ..................................................... 65 2.2.3.1 Sự truyền dẫn trong ngắn hạn................................................................. 65 2.2.3.2 Sự truyền dẫn trong dài hạn ................................................................... 67 K T LU NăCH NGă2 ........................................................................ 69 CH NGă3: Đ XU T M T S GI I PHÁP NÂNG CAO KH NĔNGă TRUY N D N LÃI SU T C A CHÍNH SÁCH TI N T .................................... 70 3.1 Đ nhăh ngăđi u hành Chính sách ti n t nĕmă2014 .................................. 70 3.2 M t s gi i pháp nhằm nâng cao kh nĕngătruy n d n lãi su t c a Chính sách ti n t ..................................................................................................................... 73 3.2.1 Nhóm giải pháp vĩ mô ............................................................................... 73 3.2.1.1 Nâng cao hiệu quả điều hành Chính sách tiền tệ.................................... 73 3.2.2 Nhóm giải pháp vi mô ............................................................................... 75 3.2.2.1 Đối với NHNN ....................................................................................... 75 3.2.2.2 Đối với Ngân hàng thương mại .............................................................. 76 K T LU NăCH NGă3 ........................................................................ 78 K T LU N ................................................................................................................... 79 TÀI LI U THAM KH O PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết Tắt Tên Đầy Đủ Tiếng Việt Tên Đầy Đủ Tiếng Anh ABBank Ngân hàng TMCP An Bình ACB Ngân hàng TMCP Á Châu ADF Kiểm định nghiệm đơn vị Augmented Dickey Fuller Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Agribank Nông thôn Việt Nam Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV Việt Nam CPI Chỉ số giá tiêu dùng DF Kiểm định nghiệm đơn vị Dickey Fuller ECB Ngân hàng Trung ương Châu Âu European Central Bank FED Cục dự trữ liên bang Mỹ Federal Reserve System Phương pháp bình phương tối thiểu tổng Feasible Generalized Least FGLS quát khả thi Squares GDP Gross Domestic Product Phương pháp bình phương bé nhất tổng GLS Generalized Least Squares quát Ngân hàng TMCP Phát triển nhà HDBank TP.HCM MPS Mô hình vòng đời NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTW Ngân hàng Trung ương
  7. NVTTM Nghiệp vụ thị trường mở Organization for Economic OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Co-operation and Development OLS Phương pháp bình phương bé nhất Ordinary Least Squares Reserve Bank of New RBNZ Ngân hàng Trung ương New Zealand Zealand USD Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Phương pháp hồi quy có vẻ không liên Seemingly Unrelated SUR quan Regression TBCN Tư bản chủ nghĩa TCTD Tổ chức tín dụng VNĐ Việt nam đồng XHCN Xã hội chủ nghĩa
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị đối với lãi suất cho vay Bảng 2.2: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị đối với lãi suất tái chiết khấu Bảng 2.3: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị đối với lãi suất tái cấp vốn Bảng 2.4: Kết quả kiểm định đồng liên kết giữa lãi suất cho vay và lãi suất tái cấp vốn Bảng 2.5: Kết quả kiểm định đồng liên kết giữa lãi suất cho vay và lãi suất tái chiết khấu Bảng 2.6: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi của lãi suất cho vay và lãi suất tái cấp vốn Bảng 2.7: Kết quả kiểm định phương sait hay đổi của lãi suất cho vay và lãi suất tái chiết khấu Bảng 2.8: Kết quả kiểm định tự tương quan đối với lãi suất cho vay và lãi suất tái cấp vốn Bảng 2.9: Kết quả kiểm định tự tương quan đối với lãi suất cho vay và lãi suất tái chiết khấu Bảng 2.10: Phương trình hồi quy giữa lãi suất cho vay và lãi suất tái cấp vốn Bảng 2.11: Phương trình hồi quy giữa lãi suất cho vay và lãi suất tái chiết khấu.
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Biểu đồ biến động lãi suất cơ bản Hình 2.2: Biển đồ biến động lãi suất chính sách Hình 2.3: Biểu đồ biến động lãi suất cho vay năm 2008 Hình 2.4: Biểu đồ biến động lãi suất cho vay năm 2010 Hình 2.5: Biểu đồ biến động lãi suất cho vay năm 2011 Hình 2.6: Biểu đồ biến động lãi suất cho vay năm 2012.
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian vừa qua, lãi suất là một vấn đề nhức nhối không chỉ đối với người đi vay, người gửi tiền, các định chế tài chính trung gian mà còn cả Ngân hàng nhà nước. Nhiều ngân hàng huy động vốn vượt trần lãi suất 14% lên đến 17%, 18% một năm, cũng như hiện tượng các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay do lãi suất quá cao. Vì vậy, để điều chỉnh những xáo trộn trên và góp phần ổn định tình hình kinh tế, Ngân hàng nhà nước đã đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện tình hình như: điều chỉnh lãi suất chính sách (lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn), trần lãi suất huy động từ 14% xuống còn 12%/năm. Dễ dàng nhận ra rằng, lãi suất không còn là một công cụ điều tiết thị trường mà còn là động thái phát tín hiệu của Chính Phủ về phương thức điều hành chính sách tiền tệ. Hơn nữa, lãi suất đã và đang là một chỉ số kinh tế quan trọng được các nhà làm chính sách, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước quan tâm, theo dõi và giám sát chặt chẽ. Chính vì tầm quan trọng của biến lãi suất đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô, đã có khá nhiều báo cáo phân tích về chỉ số này và cụ thể hơn là vấn đề truyền dẫn từ lãi suất chính sách sang lãi suất cho vay. Rõ ràng hiệu lực trong việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào sự truyền dẫn này, nếu mức truyền dẫn là nhỏ và không tương xứng với những thay đổi của Ngân hàng nhà nước, thì những hành động của Ngân hàng nhà nước tác động tới thị trường sẽ không đạt hiệu quả cao nữa. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều bài nghiên cứu về sự truyền dẫn lãi suất này, do vậy em chọn đề tài này để làm bài luận văn. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ khái niệm như thế nào là sự truyền dẫn lãi suất, sự truyền dẫn lãi suất xảy ra như thế nào và những nhân tố tác động đến sự truyền dẫn lãi suất.
  11. 2 - Phân tích thực trạng tác động của lãi suất chính sách đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Để thấy mối quan hệ và tác động thực tế của lãi suất chính sách và lãi suất cho vay. - Ước lượng mức độ truyền dẫn lãi suất chính sách đến lãi suất cho vay cả trong ngắn hạn và dài hạn. - Xem xét, phân tích, đánh giá mức độ truyền dẫn từ lãi suất chính sách (lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn) đến lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh cả trong ngắn hạn và dài hạn. Qua đó thấy được nguyên nhân dẫn đến sự không hiệu quả của chính sách tiền tệ trong giai đoạn hiện nay, để từ đó đề tài có những đóng góp nhằm góp phần nâng cao khả năng truyền dẫn lãi suất trong nền kinh tế thị trường và qua đó cải thiện tính hiệu quả trong chính sách tiền tệ. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chính được sử dụng trong bài nghiên cứu là phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để ước lượng mức độ truyền dẫn lãi suất cả trong ngắn và dài hạn. Và ngoài ra, bài nghiên cứu còn sử dụng phương pháp Augmented Dickey-Fuller (ADF) Test để kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định đồng liên kết, kiểm định phương sai thay đổi, kiểm định tự tương quan để kiểm định tính BLUE trong bộ dữ liệu và làm thỏa mãn được các yêu cầu trước khi tiến hành ước lượng OLS và đích đến cuối cùng là để làm cho kết quả kiểm định đáng tin cậy. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng của bài nghiên cứu là lãi suất chính sách bao gồm: lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn; và lãi suất cho vay.
  12. 3 Xem xét sự truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất cho vay giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013 và của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Ý nghĩa thực tiễn và kết cấu của đề tài Như chúng ta đã biết, chính sách tiền tệ có một vai trò rất quan trọng trong điều hành nền kinh tế của Ngân hàng nhà nước. Khi nền kinh tế có những thay đổi, biến động, thì Ngân hàng nhà nước phải có những chính sách phù hợp và kịp thời để tác động vào nền kinh tế để đưa nó về trạng thái cân bằng. Do vậy để có thể làm được điều đó thì tính hiệu quả trong việc thực thị chính sách tiền tệ là rất cần thiết. Vì thế nên, thông qua bài nghiên cứu, có thể thấy được mức độ cao, thấp của sự truyền dẫn lãi suất chính sách để từ đó có những đề xuất, kiến nghị góp phần làm cho việc thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả hơn, môi trường hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại thông suốt và kịp thời đáp ứng được sự thay đổi và biến động của nền kinh tế. Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài gồm có ba chương với nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về sự truyền dẫn lãi suất của chính sách tiền tệ Chương 2: Thực trạng về sự truyền dẫn lãi suất chính sách đến lãi suất cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng truyền dẫn lãi suất của chính sách tiền tệ.
  13. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.1 Tổng quan về lãi suất 1.1.1 Khái niệm và một số lý thuyết về lãi suất 1.1.1.1 Lý thuyết của C.Mác Lý thuyết của Mác về nguồn gốc, bản chất lãi suất trong nền kinh tế hàng hóa Tư Bản Chủ Nghĩa (TBCN): Qua quá trình nghiên cứu bản chất của TBCN, Mác đã vạch ra rằng: quy luật giá trị thặng dư tức là giá trị lao động không của công nhân làm thuê tạo ra là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản và nguồn gốc của mọi lãi suất đều xuất phát từ giá trị thặng dư. Theo Mác, khi xã hội phát triển thì tư bản tài sản tách rời tư bản chức năng, tức là quyền sở hửu tư bản tách rời quyền sử dụng tư bản, nhưng mục đích của tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư thì không thay đổi. Vì vậy, trong xã hội phát sinh quan hệ cho vay và đi vay, đã là tư bản thì sau một thời gian giao cho nhà tư bản đi vay sử dụng, tư bản cho vay được hoàn trả lại cho chủ sở hữu nó kèm theo một giá trị tăng thêm gọi là lợi tức. Về thực chất lợi tức chỉ là một bộ phận của giá trị thặng dư mà nhà tư bản đi vay phải cho nhà tư bản cho vay. Trên thực tế nó là một bộ phận của lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản công thương nghiệp đi vay phải chia cho các nhà tư bản cho vay. Do đó nó là biểu hiện quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa được mở rộng trong lĩnh vực phân phối và giới hạn tối đa của lợi tức là lợi nhuận bình quân, còn giới hạn tối thiểu thì không có nhưng luôn lớn hơn không. Vì vậy sau khi phân tích công thức chung của tư bản và hình thái vận động đầy đủ của tư bản Mác đã kết luận: “Lãi suất là phần giá trị thặng dư được tạo ra do kết quả bóc lột lao động làm thuê bị tư bản – chủ ngân hàng chiếm đoạt”.
  14. 5 Lý thuyết của Mác về nguồn gốc, bản chất lãi suất trong nền kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN): Các nhà kinh tế học Mác xít nhìn nhận trong nền kinh tế XHCN cùng với tín dụng, sự tồn tại của lãi suất và tác động của nó do mục đích khác quyết định, đó là mục đích thỏa mãn đầy đủ nhất các nhu cầu của tất cả các thành viên trong xã hội. Lãi suất không chỉ là động lực tín dụng mà tác dụng của nó đối với nhà kinh tế phải bám sát các mục tiêu kinh tế. Trong XHCN không còn phạm trù tư bản và chế độ người bóc lột người, song điều đó không có nghĩa là ta không thể xác định bản chất của lãi suất. Bản chất của lãi suất trong xã hội chủ nghĩa là “giá cả của vốn cho vay mà nhà nước sử dụng với tư cách là công cụ điều hòa hoạt động hạch toán kinh tế”. Qua những lý luận trên ta thấy các nhà kinh tế học Mác xít đã chỉ rõ nguồn gốc và bản chất của lãi suất. Tuy nhiên quan điểm của họ không thể hiện được vai trò của lãi suất và các biến số kinh tế vĩ mô khác. Ngày nay, trước sự đổ vỡ của hệ thống XHCN, cùng với chính sách làm giàu chính đáng, chính sách thu hút đầu tư lâu dài... đã không phù hợp với các chính sách trước đây vì nó tôn trọng quyền lợi người đầu tư, người có vốn, thừa nhận thu nhập từ tư bản. 1.1.1.2 Lý thuyết của J.M.KEYNES J.M.KEYNES (1883 – 1964) là nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh, ông cho rằng lãi suất không phải là số tiền trả cho công việc tiết kiệm hay nhịn chi tiêu, vì khi tích trữ tiền mặt người ta không nhận được một khoản trả công nào, ngay cả trường hợp tích trữ rất nhiều trong một khoản thời gian nhất định nào đó. Vì vậy, lãi suất chính là sự trả công cho số tiền vay, là phần thưởng cho “sở thích chi tiêu tư bản”. Lãi suất do đó còn được gọi là sự trả công cho sự chia lìa với của cải, tiền tệ. Sự phân tích bản chất lãi suất như trên cho thấy nếu lãi suất thấp thì tổng số nhu cầu về tiền mặt của dân chúng sẽ vượt quá số cung tiền và nếu lãi suất cao thì sẽ có một lượng tiền mặt dư thừa khi đó không ai muốn giữ tiền.
  15. 6 Vào những năm 30 của thế kỷ 20, khủng hoàng kinh tế, thất nghiệp diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng tại các nền kinh tế Tây Âu và Hoa Kỳ. Cuộc khủng hoảng kinh tế Thế Giới 1929-1933 cho thấy học thuyết “tự điều tiết” của trường phái cổ điển thiếu xác đáng. Lý thuyết “bàn tay vô hình” của A.Smith, học thuyết “cân bằng tổng quát” của L.Walras cũng không phát huy được hiệu quả và bảo đảm nền kinh tế phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đòi hỏi Nhà nước can thiệp nhiều hơn vào nền kinh tế. Đây chính là các cơ sở hình thành và phát triển lý thuyết kinh tế của John Maynard Keynes. John Maynard Keynes (1884- 1946) là nhà kinh tế học người Anh, giáo sư Đại học Tổng Hợp Cambridge, chuyên gia trong lĩnh vực tài chính tín dụng và lưu thông tiền tê, cố vấn ngân khố quốc gia, thành viên Ban giám đốc ngân hàng Anh, chủ bút một tạp chí kinh tế. Tác phẩm nổi tiếng nhất của J.M Keynes là “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (1936). Theo đó, Ông cho rằng lãi suất có ý nghĩa rất lớn đối với đầu tư, do đó tác động đến công ăn việc làm và thu nhập trong xã hội. Về bản chất, Keynes cho rằng lãi suất là số tiền trả cho việc không sử dụng tiền mặt trong một khoản thời gian nhất định. Có hai nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất:  Thứ nhất, khối lượng tiền tệ đưa vào lưu thông. Nếu khối lượng tiền tệ đưa vào lưu thông càng tăng thì lãi suất càng giảm và ngược lại. Đây là một công cụ quan trọng để đưa ra chính sách điều tiết kinh tế của Nhà Nước. Để kích thích đầu tư cần hạ lãi suất, muốn hạ lãi suất thì phải tăng số lượng tiền trong lưu thông. Thực ra, Keynes phân tích thị trường tiền tệ ở đó lãi suất là giá cả. Khi cung tiền tệ gặp cầu tiền tệ thì hình thành nên lãi suất thị trường. Cung tiền tệ phụ thuộc vào chính sách cung tiền của NHTW. Nếu lượng cung tiền tăng mà cầu tiền không thay đổi hoặc tăng theo không kịp tốc độ tăng của cung tiền thì lãi suất thị trường sẽ giảm xuống.  Thứ hai, sự ưa thích tiền mặt.
  16. 7 Đây chính là mức cầu tiền tiền tệ. Theo Keynes, người ta có thể giữ tài sản với nhiều hình thức như: giữ dưới dạng tiền, dưới dạng các loại chứng khoán có giá… Trong đó, Keynes cho rằng của cải dưới dạng tiền là thuận lợi nhất. Do vậy con người có khuynh hướng gắn liền với nó, mà lãi suất là phần thưởng cho sự xa rời đối với tiền mặt. Lãi suất là chi phí cơ hội cho việc giữ tiền mặt. Lãi suất cao tức chi phí cơ hội cho việc giữ tiền mặt cao nên người ta giảm việc giữ tiền mặt và ngược lại. Vì vậy, ưa thích tiền mặt là một khuynh hướng ấn định tiền mặt mà người ta muốn giữ lại theo lãi suất nhất định. Với những phân tích trên Keynes cho rằng cần phải giảm lãi suất để kích thích đầu tư. Việc giảm lãi suất được thực hiện bằng chính sách tiền tệ mở rộng, tạo ra lạm phát và từ đó kích thích người ta tiêu dùng, đầu tư kinh doanh và nhất là mở rộng thị trường chứng khoán cho hoạt động đầu tư gián tiếp phát triển. Qua đó sẽ kích thích nền kinh tế tăng trưởng. 1.1.1.3 Lý thuyết của trường phái trọng tiền M.Friedman, đại diện tiêu biểu của trường phái trọng tiền hiện đại, cũng có quan điểm tương tự J.M.KEYNES rằng lãi suất là kết quả của hoạt động tiền tệ. Tuy nhiên, quan điểm của M.Friedman khác cơ bản với Keynes ở việc xác định vai trò của lãi suất. Nếu Keynes cho rằng cầu tiền là một hàm của lãi suất còn M.Friedman dựa vào nghiên cứu các tài liệu thực tế thống kê trong một thời gian dài, ông đi đến khẳng định mức lãi suất không có ý nghĩa tác động đến lượng cầu tiền mà cầu tiền biểu hiện là một hàm của thu nhập và đưa ra khái niệm tính ổn định cao của cầu tiền tệ. Tóm lại, lãi suất là chi phí mà người đi vay phải trả cho người cho vay để có quyền sử dụng quỹ tiền của người cho vay trong khoảng thời gian đã thỏa thuận. Lãi suất có thể quy định theo hai cách, cách thứ nhất và phổ biến nhất là tỷ lệ phần trăm (%), cách thứ hai, ít sử dụng hơn là tính theo điểm cơ bản (basis point) – ký hiệu bps, một điểm cơ bản có giá trị bằng 0,01%.
  17. 8 1.1.2 Phân loại lãi suất: 1.1.2.1 Căn cứ vào tiêu thức quản lý vĩ mô Lãi suất trần và lãi suất sàn: Là lãi suất thấp nhất và cao nhất do Ngân hàng Trung ương (NHTW) ấn định cho các Ngân hàng Thương mại (NHTM) hoặc do các NHTM quy định trong hệ thống của nó, trong nghiệp vụ huy động vốn và cho vay. Lãi suất trần và lãi suất sàn hình thành khung lãi suất, các NHTM xây dựng lãi suất kinh doanh trong phạm vi của khung này. Lãi suất cơ bản: là lãi suất do NHTW công bố làm cơ sở cho các NHTM và các tổ chức tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế. 1.1.2.2 Căn cứ vào tiêu thức nghiệp vụ tín dụng Lãi suất tiền gửi: Là lãi suất huy động vốn, dùng để tính lãi phải trả cho người gửi tiền. Lãi suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào thời hạn tiền gửi. Sự biến động của lãi suất tiền gửi không chỉ ảnh hưởng tới quy mô nguồn vốn của ngân hàng, mà còn ảnh hưởng mạnh tới khối tiền và qua đó tới lạm phát. Chính vì vậy, việc áp dụng chính sách tăng lãi suất tiền gửi có hiệu quả cao trong kiềm chế đẩy lùi lạm phát. Lãi suất cho vay: Được áp dụng để tính lãi tiền vay mà người vay phải trả cho người cho vay. Về nguyên tắc mức lãi suất cho vay bình quân phải cao hơn mức lãi suất tiền gửi bình quân và có sự phân biệt giữa các khoản vay với thời hạn cho vay và mức độ rủi ro. Sự thay đổi lãi suất cho vay có tác dụng đến quy mô cho vay và khả năng cung ứng tiền vào lưu thông. Lãi suất tái chiết khấu: Là lãi suất cho vay ngắn hạn của NHTW đối với khách hàng dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến thời hạn thanh toán. Lãi suất tái chiết khấu do NHTW ấn định cho từng thời kỳ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ. Lãi suất này dùng để kiểm soát và điều tiết sự biến động của lãi suất trên thị
  18. 9 trường. Đối với NHTM lãi suất tái chiết khấu là lãi suất gốc để từ đó ấn định lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vay khác. Lãi suất thị trường liên ngân hàng: Là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất thị trường liên ngân hàng được ấn định hằng ngày vào mỗi buổi sáng. Nó được hình thành bởi quan hệ cung cầu vốn của các NHTM và các tổ chức tín dụng khác và chịu sự chi phối bởi lãi suất tái chiết khấu. 1.1.2.3 Căn cứ vào tiêu thức biến động của giá trị tiền tệ Lãi suất danh nghĩa: Là lãi suất chưa loại trừ tỷ lệ lạm phát Lãi suất thực: Là lãi suất sau khi trừ đi tỷ lệ lạm phát. Những người cho vay, điều cần quan tâm nhất là lãi suất thực, chứ không phải là lãi suất danh nghĩa. Bởi lẽ khi cho vay họ cần phải tính là sau một thời hạn cho vay có lãi hay lỗ. 1.1.2.4 Căn cứ vào loại tiền cho vay Lãi suất nội tệ: Đây là lãi suất được tính trên cơ sở đồng tiền của quốc gia sử dụng, được áp dụng trong khuôn khổ cho vay hoặc đi vay bằng đồng tiền của quốc gia đó. Lãi suất ngoại tệ: Đây là loại lãi suất được tính trên cơ sở những đồng tiền của nước ngoài được thực hiện khi vay hoặc cho vay bằng ngoại tệ. 1.1.2.5 Căn cứ theo phương pháp tính lãi Lãi suất đơn: Là lãi suất được xác định trên số vốn gốc ban đầu mà không tính thêm tiền lãi tích lũy kỳ trước, tức là không ghép lãi vào vốn. Lãi suất đơn thường là lãi suất danh nghĩa, lãi suất ghi trên hợp đồng tín dụng. Lãi suất ghép: Là lãi suất được hình thành bởi sự ghép lãi đơn trong kỳ vào vốn để tính lãi trong thời kỳ kế tiếp theo và có thể tiếp tục mãi.
  19. 10 1.1.2.6 Căn cứ vào mức ổn định của lãi suất Lãi suất ổn định: Là lãi suất áp dụng cố định trong suốt thời hạn vay. Nó có ưu điểm là người gửi tiền và vay tiền đều biết trước số tiền lãi được trả và phải trả. Bên cạnh đó, nó có nhược điểm là bị ràng buộc vào một lãi suất nhất định trong một thời hạn nào đó dù cho các loại lãi suất khác thay đổi như thế nào. Lãi suất thả nổi: Là lãi suất có thể thay đổi lên xuống và có thể báo trước hoặc không báo trước. Lãi suất thả nổi có lợi cho cả hai bên khi nhận và trả tiền đều theo một mức giá chung là lãi suất hiện tại. 1.1.2.7 Căn cứ vào thời hạn tín dụng Lãi suất ngắn hạn: Áp dụng đối với các khoản tín dụng ngắn hạn từ 12 tháng trở xuống. Lãi suất trung hạn: Áp dụng đối với các khoản tín dụng trung hạn trên 12 tháng đến 5 năm. Lãi suất dài hạn: Áp dụng đối với các khoản tín dụng dài hạn trên 5 năm. 1.2 Tổng quan về sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ 1.2.1 Sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ 1.2.1.1 Khái niệm Truyền dẫn chính sách tiền tệ là một quá trình mà thông qua đó thay đổi trong chính sách tiền tệ được truyền sang các mục tiêu cuối cùng là lạm phát và tăng trưởng. 1.2.1.2 Các kênh truyền dẫn cơ chế tác động của chính sách tiền tệ 1.2.1.2.1 Kênh lãi suất truyền thống Kênh lãi suất là kênh cơ bản được đề cập tới trong nhiều lý thuyết kinh tế trong hơn hai mươi năm qua và là cơ chế truyền dẫn tiền tệ quan trọng trong mô hình IS-LM
  20. 11 của phái Keynes, một nền tảng cho lý thuyết kinh tế học vĩ mô hiện nay. Quan điểm của phái Keynes với mô hình IS-LM phát biểu rằng khi nới lỏng chính sách tiền tệ, khiến lãi suất thực giảm, do đó làm giảm chi phí vốn, dẫn đến tăng chi tiêu cho đầu tư, từ đó dẫn đến tăng tổng cầu và tăng sản lượng. Một điểm quan trọng của kênh lãi suất này là nhấn mạnh vào lãi suất thực hơn lãi suất danh nghĩa, khi lãi suất có ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Thêm vào đó, cơ chế này cho rằng lãi suất thực tế dài hạn chứ không phải lãi suất thực tế ngắn hạn mới tác động mạnh đến chi tiêu. Làm thế nào để sự thay đổi lãi suất danh nghĩa ngắn hạn mà NHTW đưa ra dẫn đến một sự thay đổi tương ứng ở mức lãi suất thực trên cả trái phiếu ngắn và dài hạn? Điểm quan trọng ở đây là giá cả có tính cố định, do đó khi chính sách tiền tệ nới lỏng làm giảm lãi suất danh nghĩa trong ngắn hạn cũng đồng thời làm giảm lãi suất thực ngắn hạn; điều này sẽ vẫn đúng ngay cả khi có các kỳ vọng hợp lý. Lý thuyết kỳ vọng về cấu trúc kỳ hạn phát biểu rằng lãi suất dài hạn là trung bình của các lãi suất ngắn hạn trong tương lai, tức là việc giảm lãi suất thực ngắn hạn sẽ làm giảm lãi suất thực dài hạn. Mức lãi suất thực thấp hơn này sẽ làm tăng đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp, đầu tư nhà ở, chi tiêu hàng lâu bền và đầu tư hàng tồn kho và kết quả là làm tăng tổng sản lượng. Việc lãi suất thực có tác động đến chi tiêu chứ không phải là lãi suất danh nghĩa cho thấy một cơ chế quan trọng trong chính sách tiền tệ kích thích nền kinh tế như thế nào, ngay cả trong trường hợp lãi suất danh nghĩa chạm sàn trong thời kỳ lạm phát. Khi lãi suất danh nghĩa ở mức 0%, một sự mở rộng cung tiền tệ có thể làm tăng mức giá dự kiến khiến lạm phát dự kiến tăng, qua đó giảm mức lãi suất thực; ngay cả khi lãi suất danh nghĩa cố định ở 0%, vẫn khuyến khích chi tiêu thông qua kênh truyền dẫn bằng lãi suất đã nêu ở trên. Vì vậy cơ chế này chỉ ra rằng chính sách tiền tệ vẫn có thể có hiệu quả ngay cả khi lãi suất danh nghĩa bị đẩy xuống 0%. 1.2.1.2.2 Những kênh giá tài sản khác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2