Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của các nhân tố lên giá chứng khoán
lượt xem 3
download
Nghiên cứu này nhằm tìm kiếm thêm một minh chứng thực nghiệm tại một thị trường mới nổi là Việt Nam về mối tương quan giữa 7 biến vĩ mô là các biến: chỉ tiêu hoạt động kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền, giá dầu, tỷ giá, lãi suất, chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương với biến CSG chứng khoán VN-index.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của các nhân tố lên giá chứng khoán
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- PHẠM NGỌC TÀI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ LÊN GIÁ CHỨNG KHOÁN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- PHẠM NGỌC TÀI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ LÊN GIÁ CHỨNG KHOÁN Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS BÙI HỮU PHƯỚC TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2012
- LỜI CÁM ƠN ♥♥♥♥♥♥♥♥ Để hoàn thành bài nghiên cứu này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía thầy cô bạn bè và cả gia đình tôi. Và lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến thầy Bùi Hữu Phước đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc nghiên cứu cũng như góp ý để bài nghiên cứu này hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó tôi cũng xin được cám ơn các bạn bè đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc cung cấp tài liệu cũng như hỗ trợ, đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Cám ơn các thầy cô đã tận tình truyền thụ các kiến thức giúp tôi thêm vững vàng trong cuộc sống cũng như công việc. Lời cuối cùng tôi xin được cám ơn gia đình tôi đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi học tập và hoàn tất luận văn nghiên cứu này.
- LỜI CAM ĐOAN ♥♥♥♥♥♥♥♥ Tôi xin cam đoan rằng đay là công trình nghiên cứu của tôi với sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô và gia đình tôi. Số liệu thống kê và kết quả nghiên cứu bài luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay. TP.HCM, ngày 09 tháng 11 năm 2012 Tác giả Phạm Ngọc Tài
- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Tp. HCM, ngày …… tháng …… năm 2012 Giáo viên hướng dẫn
- NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Tp. HCM, ngày …… tháng …… năm 2012 Hội đồng xét duyệt
- MỤC LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TTCK: Thị trường chứng khoán HOSE : Sở Giao Dịch Chứng Khoán Tp.Hồ Chí Minh HNX : Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội NĐT: Nhà đầu tư TSSL: Tỷ suất sinh lợi của chứng khoán CSG: Chỉ số giá chứng khoán ADF: Augmented Dickey-Fuller CPI: Chỉ số giá tiêu dùng VAR: Vector Autoregression model GOS: Tổng cục thống kê Việt Nam SBV: Ngân hàng nhà nước Việt Nam BVSC: công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế IPI: Chỉ số sản xuất công nghiệp USD: đô la Mỹ VN: Việt Nam VND: Việt Nam đồng AIC: Akaike Info Criteria SIC : Schwarz information criterion LM Test : Residual Serial Correlation LM Tests
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Tổng hợp các biến sử dụng trong nghiên cứu Bảng 4.2: Tổng hợp các biến sử dụng trong mô hình Bảng 5.1: Thống kê mô tả các biến được sử dụng trong nghiên cứu Bảng 5.2: Kết quả kiểm định Unit root ADF Bảng 5.3: Xác định độ trễ tối ưu Bảng 5.4: Kết quả kiểm định LM Test Bảng 5.5: Kết quả kiểm tra đồng liên kết cho từng cặp biến Bảng 5.6: Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen-Juselius Bảng 5.7: Phương trình đồng liên kết, cân bằng trong dài hạn Bảng 5.8: Kết quả kiểm định nhân quả Granger Bảng 5.9: Kết quả hồi quy theo VAR giữa các biến vĩ mô và VN-index Bảng 5.10: Tóm tắt phương trình hồi quy giữa các biến vĩ mô và VN-index Bảng 5.11: Phân rã phương sai thay đổi VN-index DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam và ảnh hưởng các yếu tố vĩ mô từ năm 2007- nay Hình 3.1: Biến động nhân tố chỉ số sản xuất công nghiệp và chỉ số VN-index Hình 3.2: Biến động nhân tố chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số VN-index Hình 3.3: Biến động nhân tố cung tiền và chỉ số VN-index Hình 3.4: Biến động nhân tố tỷ giá hối đoái và chỉ số VN-index Hình 3.5: Biến động nhân tố lãi suất và chỉ số VN-index Hình 3.6: Biến động nhân tố giá dầu và chỉ số VN-index Hình 3.7: Biến động nhân tố chỉ số chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương MSCI EM và chỉ số VN-index Hình 5.1: Kiểm định Variance Decomposition
- 10 TÓM TẮT Đã có rất nhiều bài nghiên cứu về tác động của các nhân tố vĩ mô lên giá chứng khoán ở các thị trường trên thế giới. Từ những nghiên mở đầu của việc ứng dụng mô hình Arbitrage Pricing Theory (APT) của Chen, N. và cộng sự (1986) tại thị trường Mỹ. Các nghiên cứu đã dần mở rộng ra ở các thị trường khác nhau: thị trường các nước phát triển, thị trường các nước đang phát triển và cả thị trường các nước mới nổi. Và bài nghiên cứu này cũng nhằm tìm kiếm thêm một minh chứng thực nghiệm tại một thị trường mới nổi là Việt Nam về mối tương quan giữa 7 biến vĩ mô là các biến: chỉ tiêu hoạt động kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền, giá dầu, tỷ giá, lãi suất, chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương với biến CSG chứng khoán VN-index. Tầng suất lấy dữ liệu theo tháng và thời gian thực hiện nghiên cứu là từ tháng 12/2006-7/2012. Bằng việc sử dụng mô hình hồi qui Vector autoregression (VAR) đã cho chúng ta kết quả là biến CSG VN-index chịu ảnh hưởng bới các nhân tố độ trễ CSG VN-index, giá dầu thô – OIL, chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương- MSCI, lãi suất – IR, chỉ số lạm phát – CPI. Và CSG VN-Index chỉ tác động đến chỉ số lạm phát. Bằng kiểm định phân rã phương sai (Variance Decomposition) cho chúng ta kết quả là trong cả ngắn hạn và dài hạn thì biến động của CSG VN- index được giải thích chủ yếu là biến động của chính bản thân. Kết quả của hàm phản ứng đẩy(Impulse Response Function) cho chúng ta thấy rằng CSG VN-index phản ứng trong ngắn hạn cùng chiều với cú sốc của dầu lửa, lãi suất và tỷ giá và phản ứng trái chiều với cú sốc chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng.
- 11 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ LÊN GIÁ CHỨNG KHOÁN 1. GIỚI THIỆU Với 12 năm hoạt động từ khi thành lập đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Từ lúc ban đầu chỉ có 2 công ty niêm yết trên sàn HOSE thì tính đến cuối quí II năm 2012 thì có 715 công ty đang niêm yết tại 2 sàn. Thị trường chứng khoán trở thành một trong những kênh huy động vốn ngày càng quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt là các công ty niêm yết trên các sàn HOSE, HNX và cả UPCOM. Ngoài ra, thị trường chứng khoán cũng là một công cụ giúp cho các nhà hoạch định chiến lược thực hiện các chính sách kinh tế tài chính, điều tiết nền kinh tế theo đúng định hướng mục tiêu kinh tế của từng thời kì. Mối tương quan giữa nền kinh tế và thị trường vốn ngày càng mật thiết, trong đó các yếu tố vĩ mô được xem là “nút thắt” đối với dòng tiền vào ra thị trường chứng khoán. Trong thực tế năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, lãi suất cho vay tăng lên mức kỷ lục gần 24%, lạm phát (yoy) tháng 6 đạt mức 19.87%, thị trường chứng khoán giảm 65.7% cùng với sự sụt giảm dòng tiền thị trường khi giá trị giao dịch có lúc chỉ đạt hơn 200 tỷ đồng. Năm 2009, nền kinh tế thế giới phục hồi khi chính phủ các nước thực hiện các gói kích cầu, lượng cung tiền gia tăng giúp thị trường chứng khoán phục hồi 57.9%. Năm 2011, nền kinh tế thế giới trở nên bất ổn với vấn đề nợ công Châu Âu, giá hàng hóa thế giới tăng mạnh, giá vàng đạt đỉnh hơn 1.950 USD/oz, cùng các biện pháp thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát, thị trường chứng khoán sụt giảm 27.66%. Tiếp tục những khó khăng do khủng hoảng nợ công ở Châu Âu trong những tháng đầu năm 2012, tuy cả năm kế hoạch đề ra là tăng tín dụng khoảng 15-17%, nhưng thực tế 6 tháng đầu năm không tăng, mà cho đến tháng 5 vẫn còn âm so với cuối năm 2011, lợi nhuận của một số ngân hàng giảm, nhiều chi nhánh ngân hàng báo lỗ. Ở các doanh nghiệp sản xuất thì hàng tồn kho tăng mạnh trong khi đó sức mua giảm sút trên thị trường. Tất cả những khó khăn đó cũng đã tác động mạnh đến thị trường
- 12 chứng khoán Việt Nam trong tháng 5, tháng 6 với mức giảm hơn 20% so với đầu năm. Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và tổng hợp Hình 1.1: Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam và ảnh hưởng các yếu tố vĩ mô từ năm 2007- nay Từ những quan sát thực tiễn và đã có rất nhiều bài nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng có mối tương quan giữa các biến số vĩ mô và TTCK. Các nghiên cứu của Chen, N. và cộng sự (1986) ở các nước đã phát triển đã thấy các nhân tố sản lượng công nghiệp, lạm phát, lãi suất, cung tiền có một ý nghĩa quan trọng giải thích giá cổ phiếu. Trong khi đó các nghiên cứu của Menike, L. (2006) ở Sri Lanka đã cho thấy rằng 27/34 công ty được chọn đã có được khả năng giải thích cao ( R 2 lớn hơn 50%) bởi tác động của 4 nhân tố vĩ mô (cung tiền, tỷ giá, lạm phát, lãi suất) lên giá cổ phiếu. Mohammad, D. và cộng sự (2009); Thaker, M., và cộng sự (2009) đã tìm thấy một mối tương quan mạnh trong biến tỷ giá với giá chứng khoán ở Karachi Stock Exchange Pakistan và Kuala Lumpur Malaysia. Các nhân tố vĩ mô ở các quốc gia các vùng miền khác nhau sẽ có nhưng ảnh hưởng khác nhau lên thị trường chứng khoán. Vậy liệu ở Việt Nam thì các nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng đến giá
- 13 chứng khoán hay không? Các ảnh hưởng này có mối tương quan có giống như ở các quốc gia đã phát triển và đang phát triển không? Đó là lý do đề tài “ Tác động của các nhân tố lên giá chứng khoán” ra đời nhằm đóng góp thêm những luận cứ mới ở một quốc gia mới nổi như Việt Nam. Đồng thời nó cũng giúp cho các NĐT và nhà phân tích có những nhận định tốt hơn khi có các thay đổi trong chính sách vĩ mô. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 3.1 Mục tiêu tổng quát Tìm kiếm minh chứng thực tiễn về sự ảnh hưởng của một số nhân tố vĩ mô (trong nước và ngoài nước) tới CSG VN-index tại Sở Giao Dịch Chứng khoán TP HCM. 3.2 Mục tiêu cụ thể Xác định các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến CSG VN-index. Xác định các mối quan hệ nhân quả giữa CSG VN-index với các nhân tố vĩ mô. Phản ứng của CSG VN-index và các nhân tố vĩ mô khi có một cú sốc ảnh hưởng. 3.3 Câu hỏi nghiên cứu : Bài nghiên cứu nhằm mục tiêu tìm kiếm câu trả lời cho 2 câu hỏi chính là: - Có hay không mối tương quan giữa các yếu tố vĩ mô: chỉ tiêu hoạt động kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền, giá dầu, tỷ giá, lãi suất, chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương và CSG VN-index trên sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh? - Nhân tố CSG VN-index sẽ phản ứng như thế nào trước các cú sốc của 7 nhân tố vĩ mô chỉ tiêu hoạt động kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền, giá dầu, tỷ giá, lãi suất, chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương? 3.4 Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu sử dụng chỉ số giá VN-index của Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh làm đại diện cho giá chứng khoán của toàn bộ công ty niêm yết tại sàn HOSE. Các nhân tố nghiên cứu tác động đến CSG VN-index là các nhân tố vĩ mô: - Trong nước: Chỉ tiêu hoạt động kinh tế: được đo lường thông qua chỉ số sản xuất công nghiệp (đã điều chỉnh lạm phát); Thay đổi chỉ số giá tiêu dùng CPI đại diện cho chỉ số lạm phát;
- 14 Tăng trưởng cung tiền M2; Thay đổi tỷ giá; Thay đổi trong lãi suất. - Thế giới: Giá dầu thô thế giới; Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương. - Phạm vi thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2006 đến tháng 07/2012. 3.5 Bố cục luận văn: Phần 1: Giới thiệu nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Phần 2: - Tổng hợp các nghiên cứu trước về mối tương quan giữa các nhân tố vĩ mô và CSG ở các thị trường khác trên thế giới và Việt Nam nhằm hỗ trợ nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu. - Phân tích biến động các nhân tố vĩ mô tác động lên CSG VN-index bằng phương pháp mô phỏng đồ thị. Phần 3: Mô tả dữ liệu được sử dụng và các phương pháp nghiên cứu sẽ được áp dụng. Phần 4: Kết quả nghiên cứu. Phần 5: Kết luận nghiên cứu và kiến nghị.
- 15 3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN: 3.1. Tác động của các nhân tố vĩ mô lên giá chứng khoán 3.1.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp IPI và giá chứng khoán : Chỉ số sản xuất công nghiệp đại diện cho hoạt động kinh tế. Lý thuyết cho rằng chỉ số sản xuất công nghiệp gia tăng trong giai đoạn nền kinh tế đang tăng trưởng và chỉ số sản xuất công nghiệp giảm suốt thời gian kinh tế suy thoái, do đó sự thay đổi trong chỉ số sản xuất công nghiệp là dấu hiệu sự thay đổi nền kinh tế. Và các phát hiện của nghiên cứu thực nghiệm của Husainey, K. và Le Khanh Ngoc (2009) và Tunah, H. (2010) đã chứng minh rằng có một mối quan hệ đồng biến giữa các biến kinh tế thực và giá cả chứng khoán. 3.1.2. Chỉ số giá tiêu dùng CPI và giá chứng khoán : Chỉ số giá tiêu dùng CPI được sử dụng như là đại lượng đại diện cho lạm phát. Nhìn về mặt tổng thể thì chúng ta vẫn thấy mối tương quan nghịch giữa giá chứng khoán và chỉ số giá tiêu dùng CPI. TTCK sẽ hoạt động mạnh dưới hai điều kiện: tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát thấp. Nhưng nếu nền kinh tế phát triển mà lạm phát tăng cao thì chưa chắc đã là tốt. Khi mối nguy lạm phát tăng cao, các nhà phân tích đầu tư sẽ nghi ngờ về sự thịnh vượng của nền kinh tế hay các báo cáo tăng trưởng việc làm. Lý do là họ lo sợ rằng dường như đang có một sự bùng nổ lạm phát, một sự phát triển giả tạo đã được tạo nên bởi việc dễ dãi trong tín dụng của chính quyền, do chính phủ chấp nhận một mức thâm hụt ngân sách cao hơn và mở rộng cung tiền. Mối quan hệ thực sự của lạm phát và giá cổ phiếu luôn là một câu hỏi thực nghiệm hóc búa và mối quan hệ này sẽ thay đổi theo thời gian và đặc điểm của các quốc gia trong các giai đoạn này. Các nghiên cứu của các tác giả cũng đã cho thấy sự phức tạp của mối quan hệ này: quan hệ nghịch biến với nghiên cứu thực nghiệm của tác giả Menike, L. (2006). Và qua kết quả nghiên cứu tác giả nhận thấy rằng một khi nhân tố lãi suất trái phiếu Chính phủ có dấu hiệu tăng lên thì các NĐT sẽ có xu hướng thoát khỏi thị trường, và điều này làm cho giá chứng khoán giảm. Còn về biến độ trễ lạm phát không phải là một nhân tố thể hiện sự dự báo tốt cho sự thay đổi giá chứng khoán trong mô hình của ông lựa chọn. Tuy nhiên một kết quả ngược lại: Thaker, M. và cộng sự (2009) nhận thấy rằng chỉ số lạm phát thì có
- 16 tương quan dương với giá chứng khoán cả trước và sau khủng hoảng. Trong khi Kandir, S. (2008) thì cho thấy rằng nhân tố lạm phát tác động ( tương quan dương) lên tất cả các danh mục mà ông khảo sát. 3.1.3. Cung tiền M2 và giá chứng khoán : Lý thuyết danh mục tiền tệ cho rằng sự thay đổi cung tiền sẽ ảnh hưởng đến giá của các tài sản trong danh mục đầu tư. Nếu cung tiền mở rộng, nó sẽ dẫn đến một sự gia tăng trong tiêu dùng hàng hóa cũng như làm gia tăng việc sử dụng các tài sản tài chính mà chứng khoán là một trong số đó. Khi cung tiền tăng, thanh khoản vượt trội sẽ ảnh hưởng đến TTCK khá mạnh do tác động của chính sách tiền tệ tương đối nhanh và trực tiếp. Chính sách mở rộng tiền tệ làm giảm lãi suất của nền kinh tế tế, làm giảm lãi suất chiết khấu của chứng khoán qua đó làm tăng giá kỳ vọng và tăng thu nhập. Nhận định này cũng tương đồng với nghiên cứu của Bilson, C. và cộng sự (2001). Trong bài nghiên cứu này Bilson, C. và cộng sự đã sử dụng kết hợp giữa mô hình các nhân tố trong nước và quốc tế. Và trong cả 2 mô hình ông đều nhận thấy biến cung tiền có khả năng giải thích rất tốt, đặc biệt khi sử dụng mô hình có độ trễ. Và Tunah, H. (2010) sử dụng mô hình VAR cũng tìm thấy một kết quả tương tự ở thị trường Turkish Stock Exchange – Thổ Nhĩ Kì. 3.1.4. Tỷ giá và giá chứng khoán : Kiến thức về những yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán và tỷ giá đã thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều nhà kinh tế học, các nhà làm chính sách và cộng đồng đầu tư trong một thời gian dài. Trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, có rất ít các rào cản dòng vốn, do đó tạo nhiều cơ hội đầu tư cho các tập đoàn đa quốc gia. Doanh nghiệp nào hoạt động cũng có khả năng phải chịu ba rủi ro là: độ nhạy cảm kinh tế, nhạy cảm chuyển đổi, và nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá. Điều này, đã tạo ra một nhu cầu tìm hiểu mối quan hệ giữa tỷ giá và giá chứng khoán để phòng ngừa cho rủi ro danh mục. Phần lớn các tài liệu xem xét mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá ở các nước đang phát triển và đã phát triển. Trong các nghiên cứu đó thì tác giả Menike (2006); Kandir (2008); Bilson và cộng sự (2010) đều tìm thấy quan hệ nghịch biến giữa 2 biến này ở các thị trường mà họ nghiên cứu. Tuy nhiên bên cạnh đó Thaker, M. và cộng sự (2009) thì lại tìm thấy một mối quan hệ phức tạp:
- 17 một tương quan âm trước khủng hoảng (1987-1995) nhưng lại có tương quan dương ở sau khủng hoảng(1999-2007) tại Malaysia. Và Thaker, M. đã lý giải cho sự phức tạp này là vì với các đăc tính riêng biệt trong cách điều hành tỷ giá của mỗi quốc gia, và trong từng giai đoạn khác nhau đã làm cho các mối tương quan trở nên phức tạp. 3.1.5. Lãi suất và giá chứng khoán : Theo lý thuyết kinh tế dự báo rằng lãi suất trong ngắn hạn và dài hạn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá của chứng khoán. Quan hệ giữa lãi suất và giá chứng khoán là ngược chiều. Sự dao động của lãi suất không phải luôn được phản ứng trái ngược của giá cổ phiếu. Chỉ khi nào lãi suất phản ánh xu hướng chủ đạo trong lạm phát, nó mới trở thành thước đo hiệu quả sự dao động của TTCK. Thông thường lãi suất có xu hướng giảm khi lạm phát giảm và lạm phát giảm khiến giá cổ phiếu tăng cao hơn và ngược lại. Nhưng nếu lạm phát không phải là một vấn đề nghiêm trọng và lãi suất tăng, đầu tư vào TTCK thường mang lại nhiều lãi, bởi vì trong trường hợp này, lãi suất tăng là do nền kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên nhìn chung và dễ nhận thấy là mối quan hệ giữa nhân tố lãi suất với giá chứng khoán có quan hệ nghịch chiều. Và nhóm tác giả Menike, L.(2006); Kandir, S. (2008); Tunah, H. (2010); Azam, M. (2011); Tangjitprom, N. (2012) cũng tìm thấy một kết quả tương đồng ở các thị trường mà họ nghiên cứu. Điểm chung là ở các thị trường khác nhau và sử dụng các mô hình khác nhau (giả Menike, L.(2006); Kandir, S. (2008) sử dụng mô hình Ordinary least squares - OLS; Tunah, H. (2010); Tangjitprom, N. (2012)sử dụng mô hình VAR và còn Azam, M. (2011) sử dụng mô hình Fix effects model và mô hình Random effects model) thì nhân tố lãi suất đều thể hiện khả năng giải thích rất tốt cho biến giá chứng khoán. 3.1.6. Giá dầu và giá chứng khoán : Giá dầu là một yếu tố đầu vào trong tiến trình sản xuất. Một sự tăng lên trong giá dầu sẽ làm tăng chi phí sản xuất tạo áp lực lên toàn bộ giá chứng khoán. Kỳ vọng từ giá dầu còn ảnh hưởng lên thu nhập chứng khoán gián tiếp qua lãi suất chiết khấu bởi tỷ lệ lạm phát kỳ vọng và lãi suất thực kỳ vọng. Theo đó, lạm phát kỳ vọng và lãi suất đều bị ảnh hưởng bởi giá dầu, đối với một quốc gia nhập khẩu dầu ròng, một sự gia tăng trong giá dầu sẽ tạo ra áp lực làm tăng lạm phát kỳ vọng, một tỷ lệ lạm phát kỳ vọng cao hơn sẽ làm tăng lãi suất chiết khấu, tạo ảnh hưởng nghịch
- 18 biến lên thu nhập chứng khoán. Khi giá dầu đã trở nên không ổn định, chiến lược năng lượng mới thường được đề nghị. Trong thời kì sốt dầu, nhà đầu tư bắt đầu xem xét các khoản đầu tư dầu, cả trực tiếp và gián tiếp, như là một cách phòng ngừa rủi ro nghịch đảo với sự chuyển biến của TTCK. Nói cách khác, khi giá dầu tăng, các nhà đầu tư quan sát thấy rằng những lo lắng về kinh tế sẽ làm giá cổ phiếu rớt xuống. Mặt khác, các nhà đầu tư xem việc giảm giá dầu như là có lợi cho nền kinh tế và giá chứng khoán. Quan điểm này cũng được tác giả Tunah, H. (2010) , Gjerde and Saettem (1999) tìm thấy ở các thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và NaUy. Và một nghiên cứu khác của Cheung and Ng (1998) tìm thấy mối tương quan nghịch biến giữa giá dầu và giá chứng khoán ở phạm vi 3 quốc gia (Canada, Ý và Nhật Bản ). 3.1.7. Chỉ số chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương MSCI EM và giá chứng khoán : Nền kinh tế các quốc gia sẽ luôn chịu tác động bởi các nhân tố bên trong nội tại của nền kinh tế và các biến động bên ngoài thế giới. Tùy theo vào sự mở của của các quốc gia mà ảnh hưởng bên ngoài nhiều hay ít. Và khá nhiều nghiên cứu của các tác giả trên nhiều nhóm quốc gia cũng đều nhận thấy một sự ảnh hưởng này. Cụ thể là Kandir, S. (2008) (sử dụng chỉ số MSCI World Equity) và Husainey, K. và Le Khanh Ngoc (2009) (sử dụng chỉ số S&P 500) tìm thấy một sự phản ứng tương đồng ở TTCK các nước nghiên cứu với sự biến động của chỉ số đại diện. Việt Nam đang từng bước tháo bỏ các rào cản kinh tế để hội nhập sâu hơn vào thị trường thế giới. Vì thế TTCK nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung không thể tránh khỏi các tác động bên ngoài từ các nước trong khu vực và trên toàn cầu. 3.2. Phân tích biến động các nhân tố vĩ mô tác động lên chỉ số giá chứng khoán: 3.2.1. Các nhân tố vĩ mô trong nước: Chỉ tiêu hoạt động kinh tế: được đo lường thông qua chỉ số sản xuất công nghiệp (đã điều chỉnh lạm phát) IPI.
- 19 Nguồn: Dữ liệu VN-Index của công ty cổ phần truyền thông Việt Nam VCCorp và dữ liệu chỉ số sản xuất công nghiệp của Tổng cục Thống kê Hình 3.1: Biến động nhân tố chỉ số sản xuất công nghiệp và chỉ số VN-index Theo đồ thị ta thấy dường như chỉ số sản xuất công nghiệp và đường CSG VN-index có mối quan hệ không rõ ràng. Trong giai đoạn năm 2009 thì chỉ số sản xuất công nghiệp có quan hệ đồng biến với CSG VN-index ( khi chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 33% từ 120% – 160%) và chỉ số VN-index cũng tăng 100% từ 300 lên gần đến 600 điểm). Và kết quả này cũng giống nghiên cứu thực nghiệm của Husainey, K. và Le Khanh Ngoc (2009) và Tunah, H. (2010). Tuy nhiên từ thời điểm tháng 4/2010 đến tháng 6/2012 thì ta lại thấy mối quan hệ nghịch biến giữa 2 chỉ số này. Trong khi chỉ số sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục tăng thì CSG VN-index thì lại giảm. Thay đổi chỉ số giá tiêu dùng CPI Nguồn: Dữ liệu VN-Index của công ty cổ phần truyền thông Việt Nam VCCorp và dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng của Tổng cục Thống kê Hình 3.2: Biến động nhân tố chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số VN-index Dựa vào đồ thị trên ta thấy rằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đại diện cho chỉ số lạm phát tăng khá đều qua các năm. Trong khi đó thì CSG VN-index thì có những thời điểm đồng biến với chỉ số giá lạm phát, lúc thì lại ngược chiều. Cụ thể như ta thấy ở thời điểm tháng 9/2007 – 2/2009, chỉ số CPI tăng từ 148% lên 190% trong khi đó chỉ số VN-index giảm từ 1046 điểm xuống còn 245.74 điểm (thấp nhất trong suốt thời gian 2005 đến nay). Thời gian từ 10/2009 đến quí 2 năm 2012 thì CPI tăng từ 190% lên đến 270% và VN-index giảm từ 580 xuống còn 414 điểm. Và kết quả này phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm của tác giả Menike, L. (2006). Trong khi đó, một giai đoạn nhỏ kể từ thời gian 2/2009-10/2009 thì lại xuất hiện quan hệ đồng biến giữa CPI và VN-index. Và điều này cũng được các bài nghiên cứu của Kandir, S. (2008), Thaker, M. và cộng sự (2009) tìm thấy tương tự ở các thị trường Thổ Nhĩ Kì và Malaysia. Tuy nhiên nhìn về mặt tổng thể thì chúng ta vẫn thấy mối tương quan nghịch giữa 2 nhân tố này. Bởi vì một khi lạm phát cao sẽ thể hiện một sự bất ổn trong nền kinh tế khi cung tiền đang vượt quá nhu cầu trên thị trường. Và đồng thời một khi lam phát cao sẽ
- 20 khiến cho chi phí sử dụng vốn của các doanh nghiệp sẽ tăng lên. Điều này sẽ làm cho lợi nhuận các doanh nghiệp giảm đi. Nhu cầu đối với cổ phiếu đồng thời cũng sẽ giảm đi do một khi lạm phát cao sẽ dẫn đến lãi suất cao, và lợi nhuận từ kênh đầu tư cổ phiếu giảm đi trong khi rủi ro đang tăng lên. Điều này có thể sẽ làm cho giá chứng khoán giảm mạnh do một đợt thoát khỏi thị trường như nhận định của nhà nghiên cứu Menike, L. (2006). Tăng trưởng cung tiền M2 Nguồn: Dữ liệu VN-Index của công ty cổ phần truyền thông Việt Nam VCCorp và dữ liệu tăng trưởng cung tiền M2 của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF Hình 3.3: Biến động nhân tố cung tiền M2 và chỉ số VN-index Nhìn vào đồ thị chúng ta thấy rằng lượng tiền M2 được ngân hàng nhà nước tung vào thị trường tăng dần qua các năm. Điều này về dài hạn (trong suốt thời gian nghiên cứu 2006-2012) đã làm cho nền kinh tế bị lạm phát tăng cao như đồ thị lạm phát ở trên đã thể hiện. Điều này đã làm cho chỉ số VN-index đi theo hướng ngược lại. Quan điểm này cũng tương đồng với nghiên cứu của Thaker, M. và cộng sự (2009). Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta cũng thấy một lập luận trái ngược lại là: khi cung tiền tăng lên sẽ giúp cho lãi suất giảm đi và các doanh nghiệp có nhiều khả năng tiếp cận với nguồn vốn rẻ hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gia tăng sản xuất và tăng doanh thu. Và nó sẽ giúp cho giá chứng khoán của các doanh nghiệp tăng lên (điều này đã đúng trong khoảng thời gian tháng 2/2009-10/2009 khi chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tài chính, tăng cung tiền ra thị trường). Nhận định này cũng tương đồng với nghiên cứu của Bilson, C. và cộng sự (2001); Tunah, H. (2010). Bên cạnh những tương quan mạnh giữa 2 chỉ số này thì cũng có những nghiên cứu của Menike, L. (2006); Kandir, S. (2008) thì tìm thấy tương quan rất yếu hoặc không có tương quan giữa cung tiền M2 và chỉ số giá chứng khoán. Thay đổi tỷ giá Nguồn: Dữ liệu VN-Index của công ty cổ phần truyền thông Việt Nam VCCorp và dữ liệu tỷ giá hối đoái USD/VNĐ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1468 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 853 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 600 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 405 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 351 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 238 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 255 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn