Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và thể chế đến sự bền vững của môi trường ở các quốc gia châu Á
lượt xem 2
download
Mục tiêu của đề tài là xác định tác động của FDI, thể chế đến sự bền vững của môi trường; vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và sự bền vững của môi trường tại các quốc gia khu vực châu Á. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và thể chế đến sự bền vững của môi trường ở các quốc gia châu Á
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHÙNG THỊ CẨM TÚ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ THỂ CHẾ ĐẾN SỰ BỀN VỮNG CỦA MÔI TRƯỜNG Ở CÁC QUỐC GIA CHÂU Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHÙNG THỊ CẨM TÚ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ THỂ CHẾ ĐẾN SỰ BỀN VỮNG CỦA MÔI TRƯỜNG Ở CÁC QUỐC GIA CHÂU Á Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN KIM QUYẾN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và thể chế đến sự bền vững của môi trƣờng ở các quốc gia châu Á” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Kim Quyến. Các kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác./. Học viên Phùng Thị Cẩm Tú
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục ti u và c u h i n hi n cứu 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.4 Phươn pháp n hi n cứu 4 1.5 Nhữn đ n p của Đề tài 4 1.6 Cấu trúc của đề tài 5 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1. Các khái niệm 2.1.1 FDI 6 2.1.2 Thể chế 10 2.1.3 Sự bền vững của môi trường 13 2.2 Tổng quan lý thuyết 2.2.1 FDI và sự bền vững của môi trường 15
- 2.2.2 Ảnh hưởng của thể chế đến FDI 16 2.3 Các nghiên cứu trước đ y 2.3.1 Ảnh hưởng của FDI đến sự bền vững của môi trường 19 2.3.2 Ảnh hưởng của thể chế đến FDI và vai trò của thể chế trong 25 tác động của FDI đối với môi trường Tóm tắt Chươn 2 34 Chƣơng 3: DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phươn pháp n hi n cứu 35 3.2 Dữ liệu nghiên cứu 37 3.3 Quy trình xử lý số liệu 42 Tóm tắt Chươn 3 44 Chƣơng 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Mô tả biến và tươn quan iữa các biến 45 4.2 Kết quả nghiên cứu 47 Tóm tắt Chươn 4 54 Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 5.1 Kết luận 55 5.2 Khuyến nghị chính sách 57 5.3 Các hạn chế của Đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT FDI: Foreign direct investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài FEM: Fixed effect regression - Mô hình tác động cố định FMOLS: Fully modified ordinary least squares IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế GLS: Generalized least squares OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế REM: Random effect regression - Mô hình tác động ngẫu nhiên UNCTAD: United nations conference on trade and development - Diễn đàn thươn mại và phát triển Liên hiệp quốc WDI: World development indicators - Chỉ số phát triển thế giới WGI: Worldwide governance indicators - Chỉ số quản trị toàn cầu
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu về ảnh hưởng của FDI đến sự bền 31 vững của môi trường Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu ảnh hưởng của thể chế đến FDI; vai trò 33 của thể chế tron tác động của FDI đối với môi trường Bảng 3.1: Mô tả đo lường các biến 37 Bảng 3.2: Thống kê các quốc gia trong mẫu nghiên cứu 38 Bảng 3.3: Tóm tắt các biến và kỳ vọng dấu 41 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình 45 Bảng 4.2: Ma trận hệ số tươn quan iữa các biến 46 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Hausman Test 47 Bảng 4.4: Kết quả ước lượng FEM 48 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Wald 48 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Woolridge 49 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến 49 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy GLS 50
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1: Dòn vốn đầu tư FDI vào các nh m nước, iai đoạn 1996-2015 7 Biểu đồ 2.2: Dòng vốn đầu tư FDI vào các khu vực, iai đoạn 2013-2015 8 Biểu đồ 2.3: Đ n p của khu vực đối với dòng vốn FDI toàn cầu, 9 2015-2016 Hình 2.1: Đường cong Kuznets về môi trường 15 Hình 2.2: Các yếu tố ảnh hưởn môi trường đầu tư 18
- TÓM TẮT Xuất phát từ vai trò quan trọng của nguồn vốn FDI đối với tăn trưởng và phát triển kinh tế, các quốc gia không ngừng thực thi nhiều chính sách để thu hút FDI. Tuy nhiên, thực tế là sự bền vững của môi trường ở các quốc ia, đặc biệt là ở các nước có nhận FDI ngày càng đặt ra nhiều vấn đề phải quan tâm. Để trả lời cho câu h i FDI tác động như thế nào đến sự bền vững của môi trường và ở các quốc gia có chất lượng thể chế khác nhau thì tác động này bị ảnh hưởng bởi thể chế ra sao, bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bản tron iai đoạn từ 1996- 2014 của 33 quốc gia Châu Á- một khu vực rất năn động trong thu hút FDI- và tiến hành các ước lượn để xác định mối quan hệ của FDI, thể chế và các biến kiểm soát gồm tăn trưởng kinh tế, đầu tư nội địa và mức độ đô thị h a đối với sự bền vững của môi trường. Từ đ , đưa ra những khuyến nghị về chính sách liên quan đến FDI cho các nước khu vực ch u Á để hướng đến việc thu hút và sử dụng FDI hiệu quả nhưn vẫn hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của n đối với sự bền vững của môi trường. Từ khóa: FDI, thể chế, sự bền vững của môi trường, châu Á
- 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Không thể phủ nhận được vai trò của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với triển vọng kinh tế của các quốc gia tiếp nhận. FDI được cho là có nhiều tác động tích cực đối với nước nhận vốn như là công cụ quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế của rất nhiều nước trên thế giới (Wang, 2009); góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghệ và quản lý (Choi & Jeon, 2007); hỗ trợ hình thành nguồn vốn con người, tăng cường môi trường kinh doanh cạnh tranh, đóng góp vào hội nhập thương mại quốc tế, cải thiện phát triển doanh nghiệp (Selma, 2013); tăng cường năng lực quản lý, giảm tình trạng thiếu ngoại hối và cải thiện cán cân thanh toán ở các nước kém phát triển (Aliyu, 2005); tạo các cơ hội việc làm mới, tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Ayadi, 2009; Ayadi et al., 2010); giúp các quốc gia vượt qua sự trì trệ trong phát triển kinh tế và giải quyết nạn đói nghèo (Brooks et al., 2010). Có lẽ vì thế mà các quốc gia không ngừng thực thi các chính sách ưu đãi để thu hút FDI. Trong khi các nghiên cứu đã và sẽ tiếp tục tập trung vào chủ đề FDI, chỉ có một số ít nghiên cứu về cách các luồng FDI ảnh hưởng đến sự bền vững của môi trường, trong đó tập trung cho nhóm nước có thu nhập trung bình, thấp và các quốc gia đang phát triển. Có thể kể đến một số nghiên cứu nổi bật như của Cole & Elliott (2005), Jorgenson et al. (2007), Wang et al. (2013)… Song song đó, cũng có một số nghiên cứu về ảnh hưởng của thể chế đối với dòng vốn FDI. Li & Resnick (2003) ghi nhận rằng thể chế ảnh hưởng đến FDI một cách rất phức tạp; Lee et al. (2007) cho rằng nhà nước có vai trò hạn chế các tác động có khả năng gây hại của sự phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài. Thực tế cũng ghi nhận rằng, với quy định về tiêu chuẩn môi trường thấp, một lượng lớn vốn FDI đã chảy vào các nước có nền tài chính kém phát triển cùng với các quy trình sản xuất gây ô nhiễm cao (Grimes & Kentor, 2003; Jorgenson et al., 2007)….
- 2 Tuy vậy, trước thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở đa số các quốc gia, trong đó có nhiều nước tiếp nhận FDI, đặc biệt là có những trường hợp liên quan trực tiếp đến các dự án FDI, cần thiết tiếp tục tiến hành những nghiên cứu về tác động của FDI, thể chế đến sự bền vững của môi trường cũng như vai trò thể chế của một quốc gia trong mối quan hệ này để xác định ảnh hưởng của FDI đối với sự bền vững của môi trường liệu có khác nhau trong điều kiện thể chế của một quốc gia là tương đối mạnh hoặc kém hơn. Liệu rằng dưới tác động của thể chế mạnh, ảnh hưởng của dòng vốn FDI đến sự bền vững của môi trường có tích cực hơn? Châu Á hiện đang là một trong những khu vực năng động nhất trong thu hút FDI. Theo Báo cáo của UNCTAD, năm 2016, mặc dù sụt giảm đến 22% so với 2015 trong xu thế chung là tăng trưởng kinh tế toàn cầu còn khá yếu, các quốc gia châu Á vẫn nhận được khoảng 413 tỷ USD vốn FDI, chiếm đến gần 30% FDI trên toàn thế giới và trong 10 nền kinh tế thu hút FDI nhiều nhất năm 2016 có đến 4 quốc gia/ vùng lãnh thổ thuộc châu Á. Mặc dù số liệu thống kê cho thấy các quốc gia Châu Á vẫn, đã và đang tiếp tục nhận được FDI, thực tế vẫn mở ra các cơ hội để thu hút nhiều hơn nữa FDI vào khu vực này. Với những ảnh hưởng tích cực của vốn FDI, để gia tăng cơ hội thu hút nhiều FDI hơn nữa, nhiều quốc gia khu vực Châu Á đã không ngừng nỗ lực tạo điều kiện bằng cách tạo ra hàng loạt những cải cách trong chính sách được thực thi trên diện rộng để giảm bớt hoặc loại bỏ các rào cản đối với thương mại và dòng vốn FDI, trong đó có việc nới lỏng một số quy định về môi trường. Từ đây, đặt ra yêu cầu phải xem xét tác động của FDI, thể chế đối với môi trường và vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và môi trường trong xu thế phát triển bền vững của các quốc gia khu vực châu Á. Vì những lý do trên, tác giả thực hiện Đề tài nghiên cứu: “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và thể chế đến sự bền vững của môi trường ở các quốc gia châu Á” .
- 3 1.2 Mụ i h i nghi n ứu Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tác động của FDI, thể chế đến sự bền vững của môi trường; vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và sự bền vững của môi trường tại các quốc gia khu vực châu Á. Câu h i nghiên cứu - FDI, thể chế có tác động như thế nào đối với sự bền vững của môi trường? - Thể chế có vai trò như thế nào trong mối quan hệ của FDI và sự bền vững của môi trường? - Giải pháp nào để sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI mà vẫn đảm bảo sự bền vững của môi trường? Trên cơ sở lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan, đề xuất các giả thuyết nghiên cứu như sau: - Dòng vốn FDI có ảnh hưởng tiêu cực đối với việc phát triển môi trường bền vững ở các quốc gia khu vực châu Á: Khi dòng vốn FDI tăng sẽ kéo theo sự tăng trong lượng phát thải CO2; nghĩa là làm giảm sự bền vững của môi trường. - Thể chế tương đối mạnh sẽ giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực của FDI đối với sự bền vững của môi trường ở các quốc gia khu vực châu Á: Một sự gia tăng dòng vốn FDI trong điều kiện chất lượng thể chế công là hiệu quả sẽ dẫn đến một mối quan hệ tích cực giữa FDI với sự bền vững của môi trường. 1.3 Đối ƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối ƣợng nghiên cứu: Tác động của FDI, thể chế đến sự bền vững của môi trường ở các quốc gia khu vực châu Á; vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và sự bền vững của môi trường. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tác động của các biến độc lập kể ra sau đây lên biến phụ thuộc là lượng phát thải CO2 Biến đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
- 4 Các biến độc lập đại diện cho chất lượng thể chế công: PSI: chỉ số tính ổn định chính trị; GEI: chỉ số hiệu quả của Chính phủ; Ngoài ra còn sử dụng các biến kiểm soát: Thu nhập bình quân đầu người; Tỷ lệ dân số thành thị (đại diện cho quá trình đô thị hóa); GFCF (đầu tư nội địa). Nghiên cứu chọn mẫu là 33 quốc gia Châu Á trong khoảng thời gian từ năm 1996-2014. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ Ngân hàng thế giới – World Development Indicators (WDI, 2015) và The Worldwide Governance Indicators (WGI, 2015) 1.4 Phƣơng pháp nghi n ứu Dựa trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để xác định tác động của các yếu tố FDI và thể chế đối với sự bền vững của môi trường; vai trò của thể chế trong tác động của FDI đến sự bền vững của môi trường. Dữ liệu sử dụng là dữ liệu bảng nên tác giả thực hiện kiểm định cần thiết để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp (FEM hay REM) Thực hiện một số kiểm định để phát hiện nội sinh, phương sai thay đổi, đa cộng tuyến trong mô hình và thực hiện chỉnh sửa (nếu có). Tác giả sử dụng phần mềm thống kê STATA 12 để xử lý dữ liệu bảng trong bài nghiên cứu. 1.5 Những đ ng g p Đề i - Hệ thống lý thuyết và các nghiên cứu trước đây có liên quan đến Đề tài. - Sử dụng phương pháp ước lượng phù hợp để có kết quả về tác động của FDI, thể chế đến sự bền vững của môi trường cũng như vai trò của thể chế trong tác động của FDI đến sự bền vững của môi trường.
- 5 - Từ kết quả phân tích dữ liệu, Đề tài đã đưa ra các kết luận và khuyến nghị chính sách phù hợp. 1.6 Cấu trúc c đề tài Phần hình thức (Trang bìa, lời cam đoan, mục lục, danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục hình vẽ, đồ thị, tóm tắt) Phần nội dung: gồm 5 chương Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Giới thiệu chung về Đề tài như nêu lý do chọn Đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, khái quát về phương pháp nghiên cứu được sử dụng, những đóng góp (ý nghĩa) của Đề tài, cấu trúc của Đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây Trình bày lý thuyết; tóm tắt nội dung, phương pháp và kết quả của các nghiên cứu trước đây có liên quan đến Đề tài. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trình bày cách tiếp cận nghiên cứu; phương pháp chọn mẫu/ quy mô mẫu; dữ liệu thu thập; công cụ phân tích dữ liệu. Mô tả về dữ liệu và phương pháp tiến hành nghiên cứu thực nghiệm Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và khuyến nghị chính sách Tóm tắt toàn bộ nội dung nghiên cứu và kết quả chính của Đề tài. Trên cơ sở đó đưa ra các gợi ý về chính sách cho các quốc gia Châu Á trong việc thu hút và sử dụng vốn FDI hướng đến mục tiêu không gây các tác động bất lợi đối với môi trường. Phần tài liệu tham khảo Phụ lục
- 6 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1 Các khái niệm 2.2.1 FDI Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF, 1993): FDI là hoạt động đầu tư vốn được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác. FDI là loại hình đầu tư dài hạn và trực tiếp. Có thể thực hiện FDI theo các phương thức như bỏ vốn thành lập doanh nghiệp mới ở nước ngoài; mua lại một phần hay toàn bộ các doanh nghiệp có sẵn hoặc mua cổ phiếu tiến tới thôn tính, sáp nhập. Theo Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD), FDI là danh mục đầu tư quốc tế vào một doanh nghiệp nào đó mà trong đó sở hữu ít nhất 10% vốn cổ phần của doanh nghiệp được đầu tư. Nhà đầu tư có thể đầu tư vào một công ty có sẵn hoặc thành lập công ty mới. FDI sẽ tạo sự thay đổi trên bảng cân đối kế toán, thay đổi trong nguồn vốn, nhân công, năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước nhận đầu tư. Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO): FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD, 1996): FDI là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp. Có các mục đầu tư như: Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; tham gia vào một doanh nghiệp mới hoặc cấp tín dụng dài hạn ( > 5 năm). Để có quyền kiểm soát, nhà đầu tư cần nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên.
- 7 Biểu đồ 2.1: Dòng vốn đầu tư FDI vào các nhóm nước, giai đoạn 1996-2015 Nguồn: UNCTAD, FDI/MNE database (www.unctad.org/fdistatistics) Từ những năm 1960, dòng vốn FDI đã được quan tâm nghiên cứu và lý giải vì những tác động tích cực đối với nước tiếp nhận đầu tư. Theo thời gian, FDI không ngừng gia tăng rộng khắp ở tất cả các nền kinh tế. Trên phạm vi toàn thế giới, FDI đạt giá trị lớn nhất vào thời điểm năm 2007 với 1,9 ngàn tỷ đô FDI chảy vào các quốc gia. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 kéo theo sự sụt giảm của dòng FDI; tuy nhiên, FDI nhanh chóng lấy lại xu thế hồi phục không lâu sau đó. Năm 2014, FDI toàn cầu giảm 16% so với năm 2013 nhưng bất ngờ tăng 40% trong năm 2015, đạt xấp xỉ 1,75 ngàn tỷ đô- mức cao nhất kể từ khủng hoảng kinh tế 2008. Năm 2016, FDI toàn cầu giảm 13% so với năm 2015, ước đạt 1,52 ngàn tỷ đô trong điều kiện kinh tế và thương mại thế giới yếu (UNCTAD, 2017). Sự suy giảm này không đồng đều giữa các khu vực (suy giảm ở các quốc gia phát triển và đang phát triển với mức giảm lần lượt là 9% và 20%; tăng 38% ở các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi); phản ánh tác động không đồng nhất của môi trường kinh tế hiện nay đối với các quốc gia trên toàn thế giới. Về xu hướng của dòng FDI: vào những năm trước 2007, FDI trên thế giới gia tăng và chịu sự chi phối chủ yếu của các nước công nghiệp phát triển. Sau 2008, có sự thay đổi trong các khu vực đầu tư khi FDI có xu hướng dịch chuyển sang các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi; trong đó, châu Á là khu vực quan trọng và rất năng động trong việc thu hút FDI.
- 8 Biểu đồ 2.2: Dòng vốn đầu tư FDI vào các khu vực, giai đoạn 2013-2015 Nguồn: UNCTAD, 2017. World investment report 2016, p4 Biểu đồ 2.2 về lượng vốn FDI đổ vào các khu vực trong giai đoạn 2013-2015 cho thấy các quốc gia đang phát triển ở Châu Á là khu vực nhận được lượng FDI lớn nhất.
- 9 Biểu đồ 2.3: Đóng góp của khu vực đối với dòng vốn FDI toàn cầu, 2015-2016 Nguồn: UNCTAD, 2017. Global investment trends monitor, p2. Năm 2016, dòng vốn FDI vào khu vực châu Á và châu Đại Dương giảm 22%, trong đó, suy giảm phần lớn tập trung ở thị trường Hongkong, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Singapore. Tuy nhiên, luồng vốn FDI vào Trung Quốc tiếp tục tăng 2,3% và Hàn Quốc với con số cam kết đạt 9,4 tỷ USD; dòng vốn FDI ở Pakistan tăng trưởng 82%, lên mức 1,6 tỷ USD. Báo cáo mới nhất về xu hướng đầu tư toàn cầu của UNCTAD cũng dự báo FDI toàn cầu năm 2017 sẽ tăng trưởng khoảng 10% với xu hướng gia tăng trở lại của dòng vốn vào các nước công nghiệp phát triển, do các nước đang phát triển đã giảm lợi thế về nhân công giá rẻ; tuy nhiên, những nền kinh tế châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore vẫn sẽ tiếp tục là những điểm đến hấp dẫn.
- 10 2.1.2 Thể chế Với bản chất đa chiều, thể chế được xem là cách mà Chính phủ thực thi quyền lực chính trị để điều hành hoạt động của 1 quốc gia (World Bank); nó bao gồm quá trình mà các Chính phủ được tuyển chọn, kiểm soát và thay thế; năng lực của Chính phủ để thiết lập và thực thi hiệu quả các chính sách; sự tôn trọng của người dân đối với các tổ chức để quyết định các tương tác giữa kinh tế và xã hội (Kaufmann và Kraay 2002). Thể chế liên quan đến cách chính phủ được cấu trúc, quy trình quản lý và kết quả là thực hiện những điều liên quan đến nhu cầu của những công dân mà họ phục vụ (Jreisat, 2002). Keefer (2004) chỉ ra rằng thể chế có quan hệ mật thiết đến mức độ mà chính phủ đáp ứng cho người dân và cung cấp cho họ các dịch vụ cốt l i như bảo vệ quyền sở hữu, các quy định chung của pháp luật và mức độ mà thể chế cung cấp cho các nhà hoạch định chính phủ một động lực để đáp ứng tốt cho công dân. Theo Báo cáo Các nguồn dữ liệu và nghiên cứu về thể chế của Trung tâm dữ liệu- phân tích kinh tế, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh (2016): Thể chế thường được đo lường bằng cảm nhận của công chúng và doanh nghiệp về nhiều khía cạnh khác nhau của thể chế. Chỉ số quản trị toàn cầu (Worldwide Governance Indicators - WGI) là cơ sở dữ liệu dữ liệu về quản trị quốc gia của hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ số WGI ra đời năm 1996 và liên tục được hoàn thiện cho đến nay. Chỉ số WGI bao gồm hơn 300 chỉ tiêu từ 30 nguồn dữ liệu khác nhau và được chia thành sáu nhóm chỉ tiêu lớn: (a) Quá trình Chính phủ được lựa chọn, giám sát và thay thế 1. Tiếng nói và trách nhiệm giải trình (Voice and Accountability): đo lường cảm nhận về mức độ tham gia của người dân vào việc lựa chọn chính phủ, mức độ tự do bày tỏ quan điểm của người dân và các phương tiện truyền thông đại chúng. 2. Ổn định chính trị và không có bạo lực (Political Instability and Absence of Violence): đo lường cảm nhận về khả năng chính phủ không ổn định hay bị lật đổ
- 11 bởi các phương tiện không hợp hiến hay bạo lực, bao gồm bạo lực có động cơ chính trị và khủng bố. (b) Khả năng của Chính phủ trong việc xây dựng và thực thi chính sách hiệu quả 3. Hiệu quả của Chính phủ (Government Effectiveness): đo lường cảm nhận về chất lượng của dịch vụ công và mức độ độc lập với các áp lực chính trị, chất lượng xây dựng và thực thi chính sách và tính tin cậy của cam kết thực hiện của chính phủ trong việc thực thi các chính sách này. 4. Chất lượng các quy định (Regulatory Quality): đo lường cảm nhận về khả năng của chính phủ trong việc xây dựng các chính sách khuyến khích sự phát triển của khu vực tư nhân. (c) Tôn trọng của người dân và chính quyền đối với thể chế 5. Nhà nước pháp quyền (Rule of Law): đo lường cảm nhận về mức độ tin tưởng và tôn trọng của người dân đối với các quy định của xã hội, đặc biệt là về chất lượng của việc thực thi hợp đồng, quyền sở hữu tài sản, cảnh sát, tòa án, cũng như về mức độ tội phạm và bạo lực. 6. Kiểm soát tham nhũng (Control of Corruption): đo lường cảm nhận về mức độ chế tài của pháp luật đối với các hành vi tham nhũng và các loại tham nhũng khác nhau, kể cả việc thâu tóm chính quyền của một số nhóm lợi ích. Dữ liệu từ hơn 300 chỉ tiêu của 30 nguồn khác nhau được tính toán thành sáu chỉ số quản trị cho sáu nhóm chỉ tiêu. Kaufmann et al. (2010) thiết lập phương pháp tính toán chỉ số WGI theo các bước sau: Bước 1: Sắp xếp dữ liệu từ từng nguồn khác nhau cho sáu nhóm chỉ tiêu lớn Câu hỏi từ từng nguồn được chọn lọc và sắp xếp cho từng nhóm chỉ tiêu lớn. Ví dụ, một câu hỏi khảo sát doanh nghiệp về môi trường quản lý sẽ được xếp vào nhóm chỉ tiêu Chất lượng các quy định (Regulatory Quality), hay một đo lường về
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 185 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn