intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của thị trường quyền gây ô nhiễm và giải pháp tài chính phát triển thị trường quyền gây ô nhiễm ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

32
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích tác động của thị trường mua bán quyền gây ô nhiễm đến việc xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường tại Việt Nam; đề xuất các giải pháp tài chính chủ yếu nhằm phát triển thị trường quyền gây ô nhiễm ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của thị trường quyền gây ô nhiễm và giải pháp tài chính phát triển thị trường quyền gây ô nhiễm ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------oOo------  Nguyễn Kỳ Thúy Anh TÁC ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG QUYỀN GÂY Ô NHIỄM VÀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG QUYỀN GÂY Ô NHIỄM Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------oOo------  Nguyễn Kỳ Thúy Anh TÁC ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG QUYỀN GÂY Ô NHIỄM VÀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG QUYỀN GÂY Ô NHIỄM Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUỐC HÙNG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình vẽ, đồ thị CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG .......................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................................1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................................8 1.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................9 1.4. Kết cấu của luận văn ..............................................................................................................9 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT .........................................................................10 2.1. Ngoại tác tiêu cực đối với môi trường .................................................................................10 2.2. Định lý Coase ......................................................................................................................12 2.2.1. Mức ô nhiễm tối ưu đạt được cân bằng xã hội .................................................................12 2.2.2. Định lý Coase ...................................................................................................................16 2.3. Khái quát về quyền ô nhiễm và mua bán quyền ô nhiễm....................................................17 2.4. Thị trường mua bán quyền gây ô nhiễm..............................................................................22 2.4.1. Điều kiện vận dụng thị trường mua bán quyền gây ô nhiễm ...........................................22 2.4.2. Phân tích cân bằng thị trường mua bán quyền gây ô nhiễm ............................................22 2.4.2.1. Quy ước ký hiệu ............................................................................................................23
  5. 2.4.2.2. Phân tích lợi nhuận của các doanh nghiệp tham gia thị trường ô nhiễm ......................24 2.4.3. Hiệu quả của thị trường mua bán quyền gây ô nhiễm trong việc giảm thải ô nhiễm và trong sản xuất..............................................................................................................................26 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Ô NHIỂM MÔI TRƯỜNG VÀ THỊ TRƯỜNG QUYỀN GÂY Ô NHIỄM TẠI VIỆT NAM............................................. 29 3.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam hiện nay ......................................................29 3.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước và xử lý vấn đề này tại Việt Nam hiện nay.............33 3.2.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện nay ..........................................33 3.2.2. Thực trạng xử lý ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện nay .................................39 3.3. Thực trạng mua bán quyền gây ô nhiễm môi trường tại Việt Nam hiện nay ......................44 CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG QUYỀN GÂY Ô NHIỄM TRONG VIỆC XỬ LÝ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM ............................................................................................................................... 47 4.1. Dữ liệu và phân tích dữ liệu về việc sử dụng thị trường mua bán quyền gây ô nhiễm để xử lý vấn đề ô nhiễm........................................................................................................................47 4.1.1. Sản lượng cân bằng của doanh nghiệp trước và sau khi doanh nghiệp đầu tư chi phí xử lý ô nhiễm môi trường và phúc lợi xã hội đạt được ...................................................................48 4.1.1.1. Phương trình đường cung sản phẩm thủy sản ...............................................................48 4.1.1.2. Phương trình đường cầu sản phẩm thủy sản .................................................................57 4.1.2. Phương trình đường chi phí sản xuất sản phẩm thủy sản .................................................70 4.1.2.1. Phương trình đường chi phí sản xuất sản phẩm thủy sản trước khi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải ô nhiễm (năm 2010) ...............................................................................................71
  6. 4.1.2.2. Phương trình đường chi phí sản xuất sản phẩm thủy sản sau khi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải ô nhiễm (năm 2011)....................................................................................................74 4.1.3. Sản lượng cân bằng của sản phẩm thủy sản trước và sau khi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải ô nhiễm ................................................................................................................................78 4.2. Phân tích lợi nhuận doanh nghiệp .......................................................................................79 CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG QUYỀN GÂY Ô NHIỄM Ở VIỆT NAM.................................................................... 88 Kết luận .......................................................................................................................... 91 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  7. 1 CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Thực tế đã chứng minh, trong từng giai đoạn phát triển của xã hội, vai trò của môi trường cũng được thể hiện theo từng cách khác nhau. Ở thời kì sơ khai nguyên thủy, khi con người chủ yếu chỉ biết săn bắt, hái lượm những sản phẩm có sẵn trong tự nhiên thì con người gần như hoàn toàn bị tự nhiên chi phối và cuộc sống phụ thuộc phần lớn vào môi trường tự nhiên. Khi xã hội phát triển hơn, đặc biệt là khi khoa học kỹ thuật đạt được nhiều bước tiến lớn thì con người đã từng bước khai thác tự nhiên phục vụ cho nhu cầu của mình. Nhiều ngành nghề ra đời từ những điều kiện tự nhiên như nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác khoáng sản..., đồng thời có những ngành ít phụ thuộc tự nhiên hơn cũng xuất hiện như điện tử, may mặc... Tuy nhiên, dù ở bất kể thời kỳ nào thì môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Trận động đất khủng khiếp, với cường độ mạnh 9 độ rích te, xảy ra ngày 26/12/2004 ở Indonesia, xảy ra những cơn sóng thần cực mạnh, tàn phá vùng phía tây đảo Xu-ma-tra (Indonesia) và nhiều nước Châu Á khác, cướp đi sinh mạng của hơn 280.000 người, đã cho thấy vấn đề môi trường sống có quan hệ mật thiết với những vấn đề toàn cầu, mà để giải quyết được chúng, cần phải có sự hợp lực của tất cả các dân tộc, các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Hiện nay, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường rất bức xúc và nan giải như nạn cạn kiệt các nguồn tài nguyên đất, nước, tài nguyên khoáng sản, động, thực vật, nhiên liệu (dầu mỏ, khí đốt…) do sự phát triển của nền sản xuất xã hội, sự khai thác không ngừng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của con người; nạn ô nhiễm nặng nề môi trường sống, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm tiếng ồn… Sự ô nhiễm của môi trường sống đã dẫn đến những hiểm họa sinh thái tiềm
  8. 2 tàng, mà hậu quả của chúng chưa thể nào lường trước được, trong đó, đặc biệt nguy hiểm và nan giải là các hiện tượng như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ôzôn, mưa axít, sa mạc hoá, sự giảm dần độ đa dạng sinh học v.v… làm biến đổi các điều kiện thiên nhiên trên trái đất theo chiều hướng tiêu cực đối với sự sống. Một trong những biến đổi sinh thái nguy hiểm nhất là sự biến đổi của khí hậu như sự tăng lên nhiệt độ trung bình của trái đất, theo dự đoán vào giữa thế kỷ XXI là từ 1,50C đến 4,50C. Bên cạnh đó những tai biến của thiên nhiên như động đất, núi lửa, bão, lũ, hạn hán, … ngày càng xảy ra dày đặc hơn. Ngoài nhóm vấn đề tfhứ ba con người không thể có khả năng điều chỉnh và phòng tránh, hai nhóm vấn đề thứ nhất và thứ hai chủ yếu là do con người gây ra. Do vậy, con người cần có trách nhiệm trong việc tìm cách khắc phục và ngăn chặn hậu quả, nếu không thảm hoạ sẽ không chỉ là môi trường tự nhiên bị tàn phá, mà hơn thế, còn xoá sạch những gì mà loài người đã dày công xây dựng trong hàng chục nghìn năm qua, kể cả sự sống của bản thân con người trên trái đất. Tuy hiện nay môi trường toàn cầu đã được cải thiện nhưng chưa đáng kể và tiếp tục trở nên tồi tệ. Đặc biệt vấn đề này ở Việt Nam ngày càng trầm trọng hơn. Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng đe doạ trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lý, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Hiện nay Việt Nam đang đối diện
  9. 3 với nhiều vấn đề môi trường bức bách cần được giải quyết như nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe doạ cả nước; sự suy thoái nhanh của chất lượng đất và diện tích đất canh tác theo đầu người, việc sử dụng lãng phí tài nguyên đất đang tiếp diễn; tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật biển ở ven bờ đã bị suy giảm đáng kể, môi trường biển bắt đầu bị ô nhiễm, trước hết do dầu mỏ; tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái v.v... đang được sử dụng không hợp lý, dẫn đến sự cạn kiệt và làm nghèo tài nguyên thiên nhiên; ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất đã xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc đến mức trầm trọng, nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường phức tạp đã phát sinh ở các khu vực thành thị, nông thôn; việc gia tăng quá nhanh dân số cả nước, sự phân bố không đồng đều và không hợp lý lực lượng lao động giữa các vùng và các ngành khai thác tài nguyên là những vấn đề phức tạp nhất đối với môi trường. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến hết năm 2008, cả nước có khoảng trên 200 khu công nghiệp. Ngoài ra, còn có hàng trăm cụm, điểm công nghiệp được Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân
  10. 4 cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt. Vì vậy việc nhanh chóng thực hiện các hành động nhằm ngăn chặn và làm giảm bớt vấn đề ô nhiễm môi trường là hết sức cần thiết. Các nhà nghiên cứu đã cho thấy có rất nhiều biện pháp được đề xuất, trong đó có các công cụ kinh tế hết sức quan trọng đối với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường. Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới các chi phí và lợi ích trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, điều chỉnh các quan hệ lợi ích kinh tế giữa nhà nước với các tổ chức cá nhân hoặc giữa các tổ chức, cá nhân với nhau, ngoài ra còn tạo khả năng nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tự nguyện điều chỉnh các hành vi của mình theo hướng thân thiện, hữu ích đối với môi trường thông qua việc khuyến khích quá trình đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, đưa các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là đưa các công nghệ sạch vào sản xuất. Một số công cụ bao gồm: 1. Thuế tài nguyên: Là loại thuế đánh vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mục đích chủ yếu của thuế tài nguyên là hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, hạn chế các tổn thất, lãng phí các nguồn tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng chúng, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
  11. 5 Hạn chế của thuế tài nguyên: thuế tài nguyên có nhiều loại khác nhau; đối tượng để tính thuế cũng rất đa dạng, phức tạp; sự phân bố của các nguồn tài nguyên trên các địa bàn có đặc điểm rất khác nhau nên mức tính thuế cũng khác nhau. Đối với những hoạt động càng gây nhiều tổn thất về tài nguyên, gây ô nhiễm và suy thoái môi trường càng nghiêm trọng thì càng phải chịu thuế cao. Do đó thuế tài nguyên khuyến khích thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, đổi mới công nghệ sản xuất và nâng cao năng lực quản lý nhằm làm giảm tổn thất tài nguyên, giảm được mức thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước Thuế bảo vệ môi trường là công cụ kinh tế quan trọng, không chỉ có vai trò tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, mà còn có tác dụng hạn chế tối đa các tác động gây ô nhiễm môi trường. Thuế bảo vệ môi trường nhằm hai mục đích là khuyến khích người gây ô nhiễm phải tích cực tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm thiểu các chất thải gây ô nhiễm môi trường, đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Sử dụng công cụ thuế này có nhiều ưu việt trong lĩnh vực bảo vệ và quản lý môi trường. Việc sử dụng các công cụ thuế trong lĩnh vực quản lý môi trường thường có hiệu quả cao hơn nhiều so với sử dụng các biện pháp hành chính, kiểm soát …và với tính linh hoạt trong sử dụng, các công cụ thuế còn có tác dụng khuyến khích các tổ chức, cá nhân tìm kiếm các giải pháp tích cực làm giảm thiểu mức thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước. Song, việc thu hai loại thuế trên còn nhiều hạn chế như khó xác định sản lượng tính thuế và mức giá tính thuế chưa công bằng; doanh nghiệp chưa khai báo đầy đủ các thông tin cần thiết; chưa hạch toán đầy đủ sản lượng khai thác hoặc kê khai không trung thực dẫn đến việc xác định giá bán các loại sản phẩm không chính xác làm cho số thuế phải nộp ít hơn số tài nguyên đã khai thác; cơ quan thuế cũng chỉ mới dừng lại ở việc sử dụng số liệu các doanh nghiệp tự kê khai nên không nắm hết thực tế hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở khai thác tài nguyên; ngày càng nhiều các doanh nghiệp trốn, tránh việc kê khai và nộp các loại thuế này, thuế ô nhiễm không
  12. 6 căn cứ vào lượng chất thải gây ô nhiễm thải vào môi trường nên không khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm giải pháp tốt hơn để xử lý hay loại bỏ chất thải. Từ đó dẫn đến thực trang hiện nay là số tiền thu được từ các loại thuế chẳng thấm vào đâu so với những gì mất đi do việc khai thác, sử dụng tài nguyên; các doanh nghiệp, cá nhân khai thác tài nguyên thu được lợi nhuận cao, còn cuộc sống của nhân dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường và lo lắng cho sự mất an toàn ở những khu vực khai thác tài nguyên. Từ những lập luận trên cho ta thấy cần có một công cụ kinh tế khác để việc quản lý tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên gây ô nhiễm môi trường được thực hiện tốt hơn, tránh được việc thất thu thuế của nhà nước cũng như đề cao tính tự giác của doanh nghiệp trong việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị nhằm xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. 2. Đặt cọc và hoàn trả: Là biện pháp nhằm ràng buộc trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quá trình khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên môi trường. Mọi đối tượng trong sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng các loại sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường phải nộp vào quỹ bảo vệ môi trường một khoản tiền đặt cọc nhất định để đảm bảo sự cam kết trong sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng không vi phạm các qui định về bảo vệ môi trường. Nếu hết thời gian cam kết mà họ thực hiện đúng các qui định về bảo vệ môi trường thì số tiền đặt cọc sẽ được hoàn trả; còn nếu vi phạm cam kết thì số tiền đặt cọc sẽ không được trả lại và sẽ xung vào quỹ bảo vệ môi trường. Hạn chế của phương thức này là việc xác định không đúng mức đặt cọc. Các mức đặt cọc thấp sẽ không tạo ra động cơ đủ mạnh cho việc quản lý và bảo vệ môi trường vì các doanh nghiệp sẵn sàng bỏ khoản tiền đặt cọc đó để sản xuất khối lượng lớn sản phẩm có tạo ra chất thải gây ô nhiễm vì mục đích lợi nhuận. Ngược lại các mức
  13. 7 đặt cọc quá cao sẽ dẫn đến làm cản trở sự phát triển, không khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất. 3. Quyền gây ô nhiễm: Theo lý thuyết Ronal Coase: Trong cơ chế thị trường, để hạn chế ô nhiễm cần giải quyết mối quan hệ giữa các chủ thể với nhau mà không cần đến sự can thiệp của nhà nước và một trong những biện pháp là phân định quyền sở hữu. Từ Nghiên cứu các nguồn lực cho tương lai (Easton, T. (Ed) 2008) do nhà xuất bản McGraw-Hill phát hành cho thấy sự thành công trong việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính khi chính phủ ấn định mức gây ô nhiễm và cho phép giao dịch các định mức này, tỷ lệ giảm ô nhiễm môi trường ở các nước phát triển rất đáng kể (từ 20% trở lên) trong kết quả nghiên cứu. Những bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới như Nhật Bản và phần lớn các nước thuộc liên minh châu Âu đã cho thấy trong quá trình phát triển của đất nước cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa quản lý nhà nước về kinh tế xã hội với quản lý môi trường, quản lý lượng chất thải độc hại từ các chủ thể. Singapore nước phát triển công nghiệp mới đã rút ra bài học để cải tạo môi trường phải phát huy ý thức và vai trò của tất cả các chủ thể trong xã hội, đặc biệt là các chủ thể trực tiếp gây tác động mạnh đến ô nhiễm môi trường. Có thể nói quản lý môi trường phải kết hợp hài hoà các loại lợi ích, phải tiến hành trên cơ sở những đòi hỏi của các qui luật khách quan, quy luật thị trường, đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả. Khi giao quyền chủ động cho các chủ thể gây ô nhiễm sẽ tăng cường hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường sống, đẩy mạnh việc triển khai nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa công nghệ mới vào sản xuất.
  14. 8 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Trong bài nghiên cứu về “Mức phân bổ tối ưu cho việc mua bán quyền gây ô nhiễm và tác động của cấu trúc thị trường”, tác giả Dafna M. Disegni Eshel đã trích dẫn lời của phát ngôn viên Nhà Trắng Marcy Viana rằng nơi để giải quyết ô nhiễm là thị trường chứ không phải chính phủ và Tổng thống Bush xây dựng kế hoạch sử dụng khả năng thu lợi nhuận từ các khoản tín dụng ô nhiễm để khuyến khích các công ty đầu tư nhiều hơn vào công nghệ mới về môi trường. Đồng thời ông Eshel cũng khẳng định để chính sách khuyến khích giảm sản xuất hàng hoá có gây ra chất thải ảnh hưởng đến môi trường có hiệu quả thì việc phân phối quyền gây ô nhiễm môi trường là một trong những yếu tố quan trọng do nó có tính đến tác động của thị trường, kể cả thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh hoàn hảo (Eshel, 2005). Khi nghiên cứu về “Cách tổ chức thị trường mua bán quyền gây ô nhiễm”, tác giả John O. Ledyard và tác giả Kristin Szakaly-Moore cũng cho thấy việc sử dụng thị trường mua bán quyền gây ô nhiễm thì hoàn toàn có lợi trong cả thị trường cạnh tranh và thị trường độc quyền vì cấu trúc thị trường giúp cải thiện hiệu quả Paretto và tái phân phối lợi ích của xã hội. Do đó việc nghiên cứu về thị trường mua bán quyền gây ô nhiễm - một thị trường đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới – là một vấn đề cần thiết và rất đáng được quan tâm xem xét tại Việt Nam (John O. Ledyard và Kristin Szakaly-Moore, 1993). Với những lý do trên, đề tài đặt ra các mục tiêu nghiên cứu sau: Một là phân tích tác động của thị trường mua bán quyền gây ô nhiễm đến việc xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường tại Việt Nam. Hai là đề xuất các giải pháp tài chính chủ yếu nhằm phát triển thị trường quyền gây ô nhiễm ở Việt Nam.
  15. 9 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài này được thu thập dữ liệu bằng hai cách: 1. Thu thập các dữ liệu thứ cấp: Thống kê số liệu về doanh thu, chi phí, sản lượng của các doanh nghiệp trên trang thông tin chứng khoán và số liệu về lượng chất thải ô nhiễm trên trang thông tin điện tử của Tổng cục môi trường Việt Nam. 2. Thu thập các dữ liệu sơ cấp: Thực hiện phiếu khảo sát thông tin doanh nghiệp tại các doanh nghiệp liên quan. Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính thông thường để xử lý dữ liệu sau khi thu thập được. 1.4. Kết cấu của luận văn: Đề tài này gồm có 05 chương: Chương I: Giới thiệu chung Chương II: Tổng quan lý thuyết Chương III: Thực trạng vấn đề ô nhiểm môi trường và thị trường quyền gây ô nhiễm tại Việt Nam Chương IV: Phân tích tác động của thị trường quyền gây ô nhiễm trong việc xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường tại Việt Nam Chương V: Giải pháp tài chính nhằm phát triển thị trường quyền gây ô nhiễm ở Việt Nam
  16. 10 CHƢƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1. NGOẠI TÁC TIÊU CỰC ĐỐI VỚI MÔI TRƢỜNG: Ngoại tác tiêu cực đối với môi trường do các doanh nghiệp hoạt động sản xuất gây ra được minh họa thông qua hình 2.1: P H MSC I E MPC G F MEC B MR O Q0 Q1 Q Hình 2.1. Đồ thị minh hoạ ngoại tác tiêu cực Phần lớn các hoạt động sản xuất gây ngoại ứng tiêu cực đến môi trường thông qua việc thải các chất thải gây ô nhiễm hoặc còn được hiểu là việc tạo ra các sản phẩm phụ gây ô nhiễm môi trường, làm cho môi trường trở thành độc hại, mất cân bằng sinh thái trong khu vực hoạt động. Đối với các doanh nghiệp gây ngoại ứng tiêu cực thì đường chi phí biên tư nhân (MPC) luôn nằm dưới đường chi phí biên của xã hội (MSC). Độ chênh lệch giữa hai loại chi phí này là chi phí ngoại tác biên (MEC). Điều đó có nghĩa là: MSC = MPC + MEC = dPC/dQ + dEC/dQ = P Trong đó:
  17. 11 P: giá cả thị trường; PC: chi phí tư nhân; dPC/dQ: đạo hàm PC theo sản lượng Q EC: chi phí ngoại tác tiêu cực; dEC/dQ: đạo hàm EC theo sản lượng Q Với MR là đường doanh thu biên của doanh nghiệp, S là diện tích các hình, ta có: 1. Điểm E là điểm cân bằng với hiệu quả xã hội, Q0 là sản lượng đảm bảo tối đa hoá lợi ích xã hội, khi đó: Tổng chi phí xã hội (TC0) là: TC0 = MSC.Q0 = S(OBEQ0) Tổng doanh thu (TR0) là: TR0 = MR.Q0 = S(OIEQ0) Tổng lợi ích đạt được của xã hội là: TB0 = TR0 – TC0 = MR.Q0 - MSC.Q0 = S(IEB) 2. Điểm F là điểm cân bằng với hiệu quả của doanh nghiệp, Q1 là sản lượng đảm bảo tối đa hoá lợi ích của doanh nghiệp, khi đó: Tổng chi phí xã hội (TC1) là: TC1 = MSC.Q1 = S(OBHQ1) Tổng doanh thu (TR1) là: TR1 = MR.Q1 = S(OIEFQ1) Tổng lợi ích đạt được của xã hội (TB1) là: TB1 = TR1 – TC1 = MR.Q1 - MSC.Q1 = S(IEB) –S(EFH) So sánh lợi ích tại điểm F và tại điểm E ta có:
  18. 12 TB1 – TB0 = S(IEB) – S(EFH) – S(IEB) = - S(EFH) < 0 => TB1 < TB0 Như vậy khi tăng sản lượng từ Q0 đến Q1, lợi ích xã hội bị giảm xuống bằng diện tích tam giác EFH hay nói cách khác tổn thất xã hội do doanh nghiệp gây ra chính là độ lớn hình EFH khi doanh nghiệp vẫn muốn sản xuất mức sản lượng tại Q1. Điều đó có nghĩa là sản lượng càng tăng thì độ lớn hình EFH càng lớn, tổn thất xã hội càng lớn; đồng thời, nếu chi phí biên tư nhân (MPC) càng thấp thì diện tích tam giác EFH cũng mở rộng và do đó tổn thất xã hội cũng càng tăng. Từ đó cho thấy tổn thất mà xã hội phải gánh chịu lại chính là phần lợi nhuận tăng thêm của doanh nghiệp. Đáng lý ra doanh nghiệp phải gánh chịu toàn bộ chi phí khi gia tăng sản lượng nhưng lại đẩy một phần chi phí của mình cho xã hội và đây cũng chính là nguyên nhân khuyến khích các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường hơn. Nói cách khác để gia tăng phúc lợi xã hội cần áp dụng các biện pháp kéo giảm sản lượng của doanh nghiệp từ Q1 về Q0. 2.2. ĐỊNH LÝ COASE: 2.2.1. Mức ô nhiễm tối ƣu đạt đƣợc cân bằng xã hội: Tại mức sản lượng cân bằng, đường chi phí biên (MC), doanh thu biên (MR) và đường lợi ích biên tư nhân (MNPB) như trong hình 2.2:
  19. 13 P MC M N MR = P (hình 2.2a) O Q1 Q P MNPB = P – MC (hình 2.2b) O Q1 Q Hình 2.2: Đường lợi ích biên tư nhân MNPB Theo lý thuyết xác định lợi ích biên tư nhân, ta có: MNPB = MR - MC Giả sử nghiên cứu trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì: MR = P Nên:
  20. 14 MNPB = P - MC Khi chưa tính đến chi phí giảm thải, để tối đa hoá lợi nhuận, người sản xuất sẽ sản xuất tối đa tại Q1 vì ở đó tổng lợi nhuận lớn nhất chính là toàn bộ diện tích nằm dưới đường MNPB. Hoạt động sản xuất hàng hoá sẽ tạo ra các sản phẩm phụ gây ô nhiễm môi trường, vì vậy khi có sản xuất thì sẽ có ô nhiễm, khi sản xuất đạt mức cân bằng Q 0 thì mức ô nhiễm tối ưu đạt được cân bằng xã hội sẽ là W0 như hình 2.3a và hình 2.3b: P H MSC I E MPC G F MEC B MR O Q0 Q1 Q O W0 W1 Lượng thải (W) Hình 2.3a: Mức ô nhiễm tối ưu đạt được cân bằng xã hội đối với một ngành Bên cạnh đó, ta có: MSC = MPC + MEC Áp dụng điều kiện cân bằng xã hội:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2