intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

42
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này thực hiện nhằm kiểm tra sự tác động của những thay đổi của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại của Việt Nam trong ngắn và dài hạn giai đoạn 2000 – 2011. Trong bài nghiên cứu này các yếu tố sau được coi là yếu tố chính tác động lên cán cân thương mại: Tỷ giá hối đoái thực, thu nhập trong nước và thu nhập từ các đối tác thương mại chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- NGUYỄN THỊ LINH TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI LÊN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN Chuyên ngành : Kinh tế tài chính - Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN NGỌC THƠ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn ‘‘Tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại của Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn giai đoạn 2000 – 2011’’ là công trình nghiên cứu của chính tác giả, nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua, số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Trần Ngọc Thơ. Tác giả luận văn NGUYỄN THỊ LINH
  3. 2 LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và Khoa Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Tôi chân thành cảm ơn các Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình tham gia học tập tại Trường. Tôi chân thành cảm ơn Thầy –GS.TS. Trần Ngọc Thơ đã tận tình chỉ bảo, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn. Tác giả luận văn NGUYỄN THỊ LINH
  4. 3 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................................. 5 TÓM LƯỢC ........................................................................................................................................... 6 MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................. 7 CHƯƠNG I ............................................................................................................................................. 9 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ............................................ 9 1.1. Mối quan hệ của tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ......................................................... 9 1.1.1.Tỷ giá hối đoái..............................................................................................................................9 1.1.2. Cán cân thương mại .................................................................................................................10 1.1.3. Mối quan hệ của tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ........................................................11 1.2. Tổng quan nghiên cứu trước đây............................................................................................. 14 1.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm nước ngoài ...............................................................................14 1.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường Việt Nam............................................................17 CHƯƠNG II ......................................................................................................................................... 20 MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 20 2.2. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................................... 21 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................... 28 CHƯƠNG III ........................................................................................................................................ 29 ƯỚC LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI LÊN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ...................................................................................................................................................... 29 3.1.Kiểm định nghiệm đơn vị các biến cân bằng ........................................................................... 29 3.3. Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen .......................................................... 31 3.4. Kiểm định mối quan hệ trong dài hạn .................................................................................... 32 3.5. Tác động của TGHĐ lên cán cân thương mại trong ngắn hạn – Mô hình hiệu chỉnh sai số ECM .................................................................................................................................................. 34 3.6. Những hạn chế trong kết quả nghiên cứu ............................................................................... 36 KẾT LUẬN ........................................................................................................................................... 38
  5. 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 39 Tài liệu tham khảo tiếng Việt .......................................................................................................... 39 Tài liệu tham khảo tiếng Anh.......................................................................................................... 40 PHỤ LỤC .............................................................................................................................................. 42 PHỤ LỤC 1: Tóm tắt về kiểm định ADF, mô hình tự hồi quy vecto VAR, mô hình vecto hiệu chỉnh sai số VECM và dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................... 42 PHỤ LỤC 2: Kết quả kiểm định tính dừng ADF các biến ........................................................... 60 PHỤ LỤC 3: Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen ............................................................. 70 PHỤ LỤC 4: Kết quả ước lượng mô hình ECM ........................................................................... 72 PHỤ LỤC 5: Kết quả kiểm định đồng liên kết của hàm cầu xuất khẩu (LnX) ......................... 74 PHỤ LỤC 6: Kết quả kiểm định đồng liên kết của hàm cầu nhập khẩu (LnM) ....................... 75 PHỤ LỤC 7: Kết quả chạy mô hình VECM hàm cầu xuất khẩu (LnX) ......................................77 PHỤ LỤC 8: Kết quả chạy mô hình VECM hàm cầu nhập khẩu (LnM) ....................................79
  6. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH Hình 1.1: Hiệu ứng đường cong J Bảng 2.1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá thực hiệu lực, cán cân thương mại Bảng 3.1. Kết quả kiểm định ADF các biến ước lượng cân bằng Bảng 3.2. Bảng độ trễ tối ưu Bảng 3.3.Kết quả kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen Bảng 3.4. Kết quả hồi ước lượng vecto sai số ngẫu nhiên VECM hàm cầu xuất khẩu và hàm cầu nhập khẩu Bảng 3.5. Kết quả ước lượng cán cân thương mại bằng mô hình ECM Hình 3.1. Phản ứng của Cán cân thương mại khi có sự mất giá tiền tệ. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á - Asia Development Bank - ADF: Kiểm đinh ADF - Augmented Dickey-Fuller - CCTM: Cán cân thương mại – Trade balance - CPI: Chỉ số giá tiêu dùng - Consumer Price Index - ECM: Mô hình hiệu chỉnh sai số - Error correction model - GSO: tổng cục thống kê Việt Nam - General Statistics Office - GDP: thu nhập quốc dân – Gross Domestic Product - IFS: thống kê tài chính - International Financial statistics - IMF: quỹ tiền tệ quốc tế - International Monetary Fund - NHNN: Ngân hàng nhà nước – The state Bank of Việt Nam - USD: Đô la Mỹ - United State Dollars - VAR : Mô hình tự hồi quy vecto – Vecto Autoregresstion Model - VECM: Mô hình vecto hiệu chỉnh sai số - Vector Error Correction Model - VND: Việt Nam đồng
  7. 6 TÓM LƯỢC Nghiên cứu này thực hiện nhằm kiểm tra sự tác động của những thay đổi của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại của Việt Nam trong ngắn và dài hạn giai đoạn 2000 – 2011. Trong bài nghiên cứu này các yếu tố sau được coi là yếu tố chính tác động lên cán cân thương mại: tỷ giá hối đoái thực, thu nhập trong nước và thu nhập từ các đối tác thương mại chính. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm bằng cách sử dụng lý thuyết đồng liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số-ECM để ước lượng các biến trong mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến nghiên cứu đều có mối tương quan đồng liên kết. Trong ngắn hạn, ngay sau khi có cú sốc tỷ giá làm cho cán cân thương mại xấu đi, thu nhập trong nước và nước ngoài không có tác động rõ rệt lên cán cân thương mại. Tuy nhiên trong dài hạn thì cả tỷ giá hối đoái và thu nhập quốc dân đều có ảnh hưởng lên cán cân thương mại, điều này phù hợp với điều kiện Marshall-Lerner. Từ khóa: Tỷ giá hối đoái, Cán cân thương mại, mô hình hồi quy hiệu chỉnh sai số (ECM), mô hình ARDL
  8. 7 MỞ ĐẦU Việt Nam là nền kinh tế mới nổi rất được chú ý đang trong quá trình công nghiệp hóa, trong đó xuất khẩu được coi là động lực cho sự phát triển. Mặc dù sự nghiệp công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu của Việt Nam đã thành công với sự tăng trưởng ấn tượng của xuất khẩu ở mức 20% trung bình hàng năm trong mười năm qua, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của nhập khẩu lại cao hơn 22%, dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại lâu dài. Trước năm 2005, thâm hụt thương mại là khá nhỏ, khoảng 5.000 triệu USD. Thâm hụt thương mại trở nên nghiêm trọng từ năm 2007 đạt 9,5 triệu USD và đạt đỉnh cao năm 2008 là 18,020 triệu USD. Các chuyên gia kinh tế lo ngại rằng đã đến lúc phải có cơ chế kiểm soát nhập siêu hiệu quả. Có nhiều ý kiến cho rằng khi tỷ giá USD/VND tăng, tức VND giảm giá, có thể cải thiện cán cân thương mại vì khi VND giảm giá thì giá cả hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sẽ rẻ hơn tương đối so với các quốc gia bên ngoài nên hoạt động xuất khẩu sẽ gia tăng. Tuy nhiên, theo nhiều quan điểm khác thì VND giảm chưa hẳn đã giải quyết được vấn đề thâm hụt thương mại. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, câu hỏi đặt ra là liệu thay đổi của tỷ giá ngoại tệ có phải là một chính sách tốt để cải thiện cán cân thương mại và khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia trong giai đoạn mở cửa này? Vẫn còn nhiều bất đồng ý kiến liên quan tới hiệu quả của việc giảm giá tiền tệ. Do đó, việc đánh giá mối quan hệ và tác động của tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại bằng các phương pháp kinh tế sử dụng chuỗi thời gian có thể cung cấp cái nhìn mới về vấn đề này. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Trinh (2012) Đại học Ngân hàng thì sau sự mất giá của tỷ giá thực, cán cân thương mại ban đầu sẽ đi vào suy thoái, được cải thiện sau 4 quý và cân bằng mới sẽ được thiết lập sau 12 quý. Trong đề tài nghiên cứu khoa học của Dương Văn Kháng (2009) cũng đưa ra bằng chứng cho thấy: khi tỷ giá thực tăng lên (đồng nội tệ mất giá), hàng hoá xuất khẩu trở nên rẻ hơn so với người tiêu dùng nước ngoài. Tuy nhiên, xuất khẩu không tăng lên ngay được vì hoạt động xuất khẩu thường được thực hiện theo hợp đồng kỳ hạn. Còn kim ngạch nhập khẩu thì tăng lên do giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng. Do vậy cán cân
  9. 8 thương mại Việt Nam có xu hướng giảm xuống cho đến khi tỷ giá thực sự tác động đến xuất khẩu làm cải thiện cán cân thương mại. Điều này phù hợp với “đường cong tuyến J”. Irina Tochitskaya cũng đưa ra được kết luận rằng sự mất giá của đồng nội tệ có tác động tích cực trong ngắn hạn và dài hạn lên cán cân thương mại (CCTM) của Belarus; ngay khi có sự thay đổi của tỷ giá làm cho CCTM xấu đi do sự bất cân xứng giữa những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu; tuy nhiên trong dài hạn thì lại có tác động tích cực lên CCTM của Belarus. Vì vậy, có thể xem xét chính sách dựa trên sự giảm giá của đồng nội tệ là giải pháp hợp lý để cân bằng CCTM của Belarus. Bài viết này kế thừa các phương pháp nghiên cứu trên để tiếp tục nghiên cứu “Tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại của Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn giai đoạn 2000 – 2011”, đánh giá những tác động của tỷ giá thực lên hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, liệu sự tăng giảm giá đồng nội tệ có giúp cải thiện được cán cân thương mại hay không? có giải quyết được vấn đề thâm hụt thương mại hay không? Giả thiết được kiểm tra ở đây là việc giảm giá đồng tiền giúp cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn. Bài viết sử dụng mô hình của Bahmani-Oskooee (2001), mô hình này đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu trước đó (Irina Tochitskaya, 2007; Drama, Bedi Guy herve, 2010; Onafowora, 2003). Cấu trúc bài nghiên cứu gồm các phần sau: phần 1 tác giả tóm lược những lý thuyết liên quan và các nghiên cứu trước đây; phần 2 thiết lập mô hình nghiên cứu và mô tả dữ liệu nghiên cứu; phần 3 tác giả sử dụng các mô hình kinh tế để ước lượng tác động của những biến động tỷ giá hối đoái (TGHĐ) lên CCTM và đưa ra kết quả nghiên cứu; phần 4 kết luận chung về xu hướng tác động của 2 biến GDP và TGHĐ lên cán cân thương mại của Việt nam trong ngắn hạn và dài hạn.
  10. 9 CHƯƠNG I TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 1.1. Mối quan hệ của tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại 1.1.1.Tỷ giá hối đoái Khái niệm về tỷ giá hối đoái (TGHĐ) rất phức tạp, có thể tiếp cận nó từ những góc độ khác nhau. Cho đến nay, tỷ giá luôn là vấn đề gây nhiều tranh luận trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực tế. Tỷ giá hối đoái giữa hai nước là mức giá tại đó đồng tiền của một nước có thể biểu hiện qua đồng tiền của nước khác. Có nhiều loại TGHĐ khác nhau. Tỷ giá hối đoái doanh nghĩa là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập tới tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng. Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và nước ngoài. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế. Tỷ giá thực song phương (RER) là tỷ giá doanh nghĩa đã được điều chỉnh theo mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước, nó là chỉ số thể hiện sức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Vì thế có thể xem, tỷ giá thực song phương là thước đo sức cạnh tranh trong mậu dịch quốc tế của một quốc gia so với quốc gia khác. Tỷ giá thực song phương chỉ cho chúng ta biết sự lên xuống giá của đồng nội tệ so với một đồng ngoại tệ. Còn tỷ giá thực đa phương hay tỷ giá thực hiệu lực (REER) được tính toán nhằm định giá trị thực của đồng nội tệ so với một loại ngoại tệ khác, tuy nhiên nó lại liên quan tới tỷ trọng thương mại và chỉ số lạm phát của Việt Nam so với nhiều quốc gia khác. Tỷ giá thực hiệu lực cung cấp những thông tin quan trọng về sức cạnh tranh hàng hóa của một nền kinh tế.
  11. 10 1.1.2. Cán cân thương mại Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng. * Những nhân tố tác động đến cán cân thương mại - Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân (GDP): Thu nhập thực tế (đã điều chỉnh theo lạm phát) tăng làm gia tăng mức tiêu thụ hàng hóa. Một sự gia tăng trong chi tiêu hầu như phản ánh một mức cầu gia tăng đối với hàng hóa nước ngoài. Vì vậy, GDP tăng đã làm nhập khẩu có xu hướng tăng. - Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. - Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định. - Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Đồng nội tệ tăng giá làm cho giá cả hàng hóa trong nước trở nên tương đối đắt so với hàng hóa nước ngoài, điều này gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu, dẫn tới là xuất khẩu ròng giảm. Đồng nội tệ mất giá (tỷ giá tăng cao) có thể giúp cải thiện cán cân thương mại. Đứng trên góc độ của nhà xuất khẩu, đồng nội tệ
  12. 11 mất giá làm hàng hóa nội tệ rẻ tương đối so với hàng ngoại. Ngược lại với nhà nhập khẩu, nội tệ giảm giá làm giá cả hàng hóa nhập khẩu đắt tương đối so với hàng nội. Điều này gây khó khăn cho hàng hóa nước ngoài trên thị trường nội địa và lợi thế cho hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới, dẫn tới xuất khẩu ròng tăng. Như vậy, về mặt lý thuyết, khi tỷ giá thực tăng, VND giảm giá thực và sức cạnh tranh thương mại quốc tế được cải thiện. Ngược lại, khi tỷ giá thực giảm, VND tăng giá và sức cạnh tranh thương mại quốc tế bị xói mòn. 1.1.3. Mối quan hệ của tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại là mối quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế học từ trước đến nay. Nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã chỉ ra rằng: Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại thay đổi qua thời gian, và có thể chia thành hai loại đó là quan hệ trong ngắn hạn và quan hệ trong dài hạn. Trước tiên, một sự giảm giá của nội tệ so với ngoại tệ, tức tỷ giá tăng, sẽ có ảnh hưởng trực tiếp ngay lên giá cả nhập khẩu. Trong khi đó, giá cả xuất khẩu chưa chịu sự tác động này. Kết quả là cán cân thương mại, được đo bằng hiệu số giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu sẽ suy giảm. Tuy nhiên, qua thời gian, lượng nhập khẩu sẽ giảm do giá cả nhập khẩu tăng. Đồng thời, giá cả hàng hoá xuất khẩu tính bằng ngoại tệ sẽ giảm, làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế, dẫn đến lượng xuất khẩu tăng. Như vậy, theo thời gian (trong dài hạn), cán cân thương mại sẽ chuyển biến theo chiều hướng tích cực (thặng dư). Biểu diễn hiện tượng này trên đồ thị có thể thấy giống hình chữ J. * Lý thuyết đường cong J Đường cong J là một đường mô tả hiện tượng tài khoản vãng lai của một quốc gia sụt giảm ngay sau khi quốc gia này phá giá tiền tệ của mình và phải một thời gian sau tài khoản vãng lai mới bắt đầu được cải thiện. Quá trình này nếu biểu diễn bằng đồ thị sẽ cho một hình giống chữ cái J. Theo kết quả nghiên cứu của Krugman (1991), người đã tìm ra hiệu ứng đường cong J khi phân tích cuộc phá giá đô la Mỹ trong thời gian 1985 –1987, ban đầu thì cán cân vãng lai xấu đi, sau đó khoảng hai năm cán cân vãng lai đã được cải thiện.
  13. 12 Hình 1.1: Hiệu ứng đường cong J Thặng dư (+) 0 Thời gian Thâm hụt (-) Nguyên nhân xuất hiện đường cong J là do trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lượng nên làm xấu đi cán cân thương mại, ngược lại trong dài hạn, hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cán cân thương mại được cải thiện. Có nhiều nghiên cứu thực tiễn đã chứng minh được sự tồn tại của đường cong J khi tiến hành phá giá tiền tệ như Anju Gupta-Kapoor and Uma Ramakrishnan (1999) và Marcus Noland (1989), Bên cạnh đó cũng có một số nghiên cứu cho thấy không có sự hiện diện của hiệu ứng đường cong J như: Andrew K. Rose and Janet L. Yellen (1989) nghiên cứu mức độ tác động tới CCTM của Mỹ, họ cũng sử dụng dữ liệu theo quý trong giai đoạn 1960 – 1985 và dữ liệu thương mại giữa Mỹ và 6 nước đối tác khác, kết quả là họ không tìm thấy đường cong J trong mối quan hệ giữa TGHĐ và CCTM. Một số nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên cán cân thương mại trong lý thuyết hiệu ứng đường cong J: + Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu (cung không co giãn) + Tỷ trọng hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu
  14. 13 + Tỷ trọng hàng nhập khẩu trong giá thành hàng sản xuất trong nước. + Mức độ linh hoạt của tiền lương. + Tâm lý người tiêu dùng và thương hiệu quốc gia của hàng hóa trong nước (cầu hàng hóa trong ngắn hạn có độ co giãn thấp hơn dài hạn). * Điều kiện Marshall – Lerner Điều kiện Marshall-Lerner phát biểu rằng, để cho việc phá giá tiền tệ có tác động tích cực tới cán cân thanh toán, thì giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co giãn theo giá cả của xuất khẩu và độ co giãn theo giá cả của nhập khẩu phải lớn hơn 1. Điều kiện này đặt theo tên của hai nhà học giả kinh tế đã phát hiện ra nó, đó là Alfred Marshall và Abba Lerner. Phá giá dẫn tới giảm giá hàng xuất khẩu định danh bằng ngoại tệ, do đó nhu cầu đối với hàng xuất nhẩu tăng lên. Đồng thời giá hàng nhập khẩu định danh bằng nội tệ trở nên cao hơn, làm giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu. Hiệu quả ròng của phá giá đối với cán cân thanh toán tùy thuộc vào các độ co giãn theo giá. Nếu hàng xuất khẩu co giãn theo giá, thì tỷ lệ tăng lượng cầu về hàng hóa sẽ lớn hơn tỷ lệ giảm giá; do đó, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng. Tương tự, nếu hàng nhập khẩu co giãn theo giá, thì chi cho nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm. Cả hai điều này đều góp phần cải thiện cán cân thanh toán. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, hàng hóa thường không co dãn theo giá cả trong ngắn hạn, bởi vì thói quen tiêu dùng của người ta không thể thay đổi dễ dàng. Do đó, điều kiện Marshall-Lerner không được đáp ứng, dẫn tới việc phá giá tiền tệ chỉ làm cho cán cân thanh toán trong ngắn hạn xấu đi. Trong dài hạn, khi người tiêu dùng đã điều chỉnh thói quen tiêu dùng của mình theo giá mới, cán cân thanh toán mới được cải thiện. Có quan điểm cho rằng các nước đang phát triển thường phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu nên độ co giãn giá của cầu hàng nhập khẩu là nhỏ (tức là trị giá nhập khẩu sẽ không giảm bao nhiêu khi phá giá nội tệ). Các nước phát triển có thị trường xuất khẩu tương đối có tính cạnh tranh nên độ co giãn cầu hàng xuất khẩu có thể lớn hơn (tức là trị giá xuất khẩu tăng mạnh khi phá giá nội tệ). Điều này hàm ý rằng phá
  15. 14 giá ở các nước phát triển sẽ có tác động cải thiện cán cân thương mại mạnh hơn so với các nước đang phát triển hay nói cách khác, việc phá giá là một giải pháp có thể cải thiện thâm hụt thương mại ở các quốc gia này nhưng cũng có thể không có tác động ở quốc gia khác. Nó cũng khuyến cáo các quốc gia đang phát triển nên thận trọng khi sử dụng biện pháp phá giá mạnh đồng nội tệ của mình nhằm kích thích xuất khẩu. 1.2. Tổng quan nghiên cứu trước đây Đã có nhiều tranh luận về mối quan hệ của TGHĐ và CCTM trên thế giới, từ việc nghiên cứu độc lập tác động của TGHĐ lên CCTM cho tới việc tổng hợp thêm các yếu tố tác động khác lên CCTM. Kết quả chứng minh thực tiễn trên từng quốc gia, từng giai đoạn khác nhau lại đưa ra rất nhiều kết quả khác nhau. Phương pháp tiếp cận đa dạng của các nhà kinh tế đã cho chúng ta cái nhìn đa chiều về mối quan hệ này. Các nhà kinh tế học đã sử dụng các mô hình kinh tế để chứng minh trong thực tiễn, tìm nguyên nhân và giải pháp nhằm cải thiện CCTM phù hợp với điều kiện của từng quốc gia. Hầu hết các nghiên cứu liên quan tới TGHĐ và CCTM đều tập trung trả lời câu hỏi rằng: sự biến động của TGHĐ có tác động tới CCTM hay không? tác động đó theo chiều hướng nào? 1.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm nước ngoài Bahmani Oskooee và Ratha (2004) cung cấp tổng quan lý thuyết về hiện tượng đường cong J. Họ phân loại các nghiên cứu theo cách sử dụng dữ liệu tổng hợp và những nghiên cứu sử dụng dữ liệu song phương. Mỗi nhóm lại sử dụng các mô hình khác nhau và các định nghĩa khác nhau. Về mặt lý thuyết, họ lập luận rằng dù cho sự giảm giá tiền tệ cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn, thì các phản ứng trong ngắn hạn có thể là khác nhau. Hơn nữa, trong ngắn hạn sự giảm giá làm cho CCTM xấu đi và chỉ cải thiện sau khi qua một vài giai đoạn. Nói chung, phản ứng trong ngắn hạn của CCTM với việc giảm giá tiền tệ không theo bất kỳ mô hình cụ thể nào. Kết quả là tùy thuộc từng quốc gia khác nhau. Irina Tochitskaya (2007) đưa ra một nghiên cứu thực nghiệm tại Belarus bằng cách sử dụng mô hình của Rose and Yellen (1989), Bahmani-Oskooee (2001) nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại Belarus
  16. 15 trong ngắn hạn và dài hạn. Tác giả sử dụng dữ liệu theo quý từ năm 1995 tới 2004 và dữ liệu thương mại của Belarus với 10 nước là đối tác thương mại chính. Nghiên cứu bắt đầu bằng cách kiểm định tính dừng của các biến, sau đó sử dụng phương pháp đồng liên kết Johansen. Tác giả mô hình hóa các tác động ngắn hạn sử dụng phương trình hồi quy OLS và sử dụng kỹ thuật đồng liên kết để ước lượng theo điều kiện Marshall- Lerner để xác định sự giảm giá ảnh hưởng lên cán cân thương mại trong dài hạn như thế nào. Nghiên cứu đưa ra kết luận rằng sự mất giá đã ảnh hưởng lên CCTM trong ngắn hạn. Ảnh hưởng ngay của sự giảm giá có thể được giải thích bởi sự tồn tại của độ trễ. Đầu tiên, đó là độ trễ của các nhà nhập khẩu để nhận ra rằng giá cả tương đối đã thay đổi do thông tin không hoàn hảo. Thứ hai, có độ trễ đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng để đặt hàng nhập khẩu mới. Thứ ba, có độ trễ trong sản xuất và giao dịch. Đồng thời cũng do sự bất cân xứng giữa những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu. Tác giả cũng phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi của REER lên cán cân thương mại theo phương pháp tiếp cận VAR cho thấy kết quả là cú sốc tỷ giá làm cho cán cân thương mại cải thiện sau 2 quý, ngay sau đó sự ảnh hưởng tiêu cực kéo dài trong quý 3,4, phù hợp với kết quả thu được từ mô hình ARDL. Tuy nhiên, tác động tiêu cực lên CCTM là rất nhỏ. Trong dài hạn tác giả ước lượng điều kiện Marshall- Lerner và thu được kết quả khá tích cực và cho thấy sự giảm giá đồng tiền có thể cải thiện CCTM trong dài hạn và có ảnh hưởng đáng kể lên xuất khẩu của Belarus. Cụ thể đó là khi phá giá đồng nội tệ 1% thì sẽ cải thiện mức cân bằng của CCTM khoảng 0.94% - 1.3% và cần khoảng 2,5 năm để thiết lập lại trạng thái cân bằng . Onafowora (2003) xem xét tác động ngắn hạn và dài hạn của tỷ giá thực tế về cán cân thương mại của 3 nước ASEAN, cụ thể là Thái Lan, Malaysia và Indonexia trong thương mại song phương với cả Mỹ và Nhật Bản. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng quý trong giai đoạn 1980-2001. Phương pháp đồng liên kết Johansen (1988) đã được sử dụng để kiểm tra các mối quan hệ lâu dài của các biến trong mô hình. Kết quả cho thấy rằng có một mối quan hệ dài hạn giữa CCTM, tỷ giá thực, thu nhập quốc dân và thu nhập nước ngoài. Hơn nữa, nghiên cứu cũng ước lượng mô hình hàm số đẩy (IRFs) để điều tra tác động của tỷ giá hối đoái thực trên cán cân thương mại theo thời
  17. 16 gian. Đối với Indonexia và Malaysia có thương mại song phương với cả Mỹ và Nhật Bản, và Thái Lan có thương mại song phương Mỹ, kết quả cho thấy có hiện tượng đường cong J. Sự giảm giá tiền tệ ban đầu sẽ dẫn đến CCTM xấu đi trong 4 quý trong ngắn hạn và sau đó được cải thiện trong dài hạn. Tuy nhiên, Thái Lan lại đối diện với chuyển dịch trong thương mại song phương với Nhật Bản, tức là sự phá giá của TGHĐ thực được cải thiện một bước sau đó trở nên tồi tệ và sau đó cải thiện cán cân thương mại. Mô hình này là phù hợp với hiện tượng đường cong S (Backus, Kehoe và Kydland, 1994). Nhìn chung, kết quả ước lượng mô hình hàm số đẩy tổng quát cho thấy rằng các điều kiện Marshall-Lerner nắm giữ trong thời gian dài với độ biến động của hiện tượng đường cong J trong ngắn hạn. Tóm lại, theo kết quả nghiên cứu là neo giữ đồng nội tệ trong dài hạn với mức độ biến đổi của hiệu ứng đường cong J trong ngắn hạn. Những tìm kiếm này có nhiều ứng dụng cho cán cân của những quốc gia khu vực Đông Á với Nhật và Mỹ. Điều căn bản đó là tiếp tục giảm giá tiền tệ của các quốc gia Đông Á so với đồng USD và Yên Nhật để có thể dẫn đến một sự cải thiện trong cán cân thương mại của họ với Nhật và Mỹ. Dù thế nào đi nữa thì sự cải thiện này cũng sẽ xảy ra chỉ trong 3 hoặc 4 thời kỳ sau khi có sự giảm giá thực sự. Hock-Tsen Wong và Hui-Ing Chong (2006) cũng xem xét các tác động dài hạn và ngắn hạn của tỷ giá hối đoái thực lên cán cân thương mại song phương của Malaysia với Mỹ, Nhật Bản và Singapore bằng cách sử dụng các dữ liệu hàng tháng trong thời gian 1976-2004. Hơn nữa, nghiên cứu này xem xét các tác động của việc thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái cố định tại Malaysia vào năm 1994 và cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997-1998) cũng như thực hiện các tỷ giá hối đoái cố định ở Malaysia sau cuộc khủng hoảng trong cán cân thương mại song phương. Mô hình hàm số đẩy được ước tính để điều tra sự linh hoạt của cán cân thương mại song phương trước cú sốc về tỷ giá thực. Nghiên cứu này cho thấy rằng có một mối quan hệ dài hạn giữa các cán cân thương mại song phương, tỷ giá thực tế, thu nhập trong nước và thu nhập của nước ngoài. Mô hình hàm số đẩy tổng quát cho thấy rằng hiện tượng đường cong J được tìm thấy trong ngắn hạn, đặc biệt cho toàn bộ chu kỳ lấy mẫu. Trong dài
  18. 17 hạn, sự giảm giá hay mất giá của tỷ giá hối đoái sẽ cải thiện cán cân thương mại song phương. Vì vậy, điều kiện Marshall-Lerner nắm giữ trong trường hợp này. Wilson (1999: 14) kiểm tra cán cân thương mại song phương của Malaysia với Mỹ và Nhật Bản và công bố rằng tỷ giá hối đoái thực không có tác động đáng kể cán cân thương mại thực và không tìm thấy bằng chứng của hiện tượng đường cong J. Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho thấy không có bằng chứng rằng giá sản xuất của hàng xuất khẩu của Malaysia ra nước ngoài chứ không phải là đồng tiền trong nước. Điều này sẽ tạo ra một sự gia tăng trong giá trị đồng tiền trong nước của xuất khẩu giống như là mất giá tiền tệ. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng quý trong giai đoạn 1970-1996. Nghiên cứu sử dụng mô hình thực nghiệm của Rose và Yellen (1989) có nguồn gốc từ mô hình hai quốc gia thay thế không hoàn hảo. Trong một bài nghiên cứu khác, Wilson (2001: 408-409) đã kiểm tra mối quan hệ giữa cán cân thương mại song phương thực đối với hàng hóa trao đổi và tỷ giá hối đoái thực của Singapore, Hàn Quốc và Malaysia, tương ứng với Mỹ và Nhật Bản. Nghiên cứu sử dụng cùng một mô hình thực nghiệm và mẫu cùng kỳ như trước. Tuy nhiên, nghiên cứu này sử dụng phương pháp ước lượng khác. Kết quả cho thấy rằng tỷ giá hối đoái thực không có tác động đáng kể lên cân bằng thương mại song phương thực, ngoại trừ cán cân thương mại song phương của Hàn Quốc với Mỹ. Hơn nữa, không có bằng chứng của hiện tượng đường cong J. 1.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường Việt Nam Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu thực nghiệm về tỷ giá hối đoái và CCTM. Tác giả xin tóm tắt một số nghiên cứu điển hình như sau: Nghiên cứu về tác động của tỷ giá thực lên xuất khẩu của Việt Nam, Lord (2002) đã sử dụng mô hình ECM để tính hệ số co giãn xuất khẩu mặt hàng giày dép của tỷ giá thực trong ngắn hạn và dài hạn. Kết quả hồi quy của nghiên cứu này cho thấy tác động của tỷ giá thực lên xuất khẩu giày dép có ý nghĩa về mặt thống kê trên thị trường toàn cầu và trên một số thị trường khu vực. Hệ số co giãn xuất khẩu giày dép của tỷ giá thực trên thị trường toàn cầu là 1,8 trong ngắn hạn và 2,0 trong dài hạn. Trong ngắn hạn hệ số này là 0,1 đối với thị trường ASEAN-5 và 0,3 đối với thị trường
  19. 18 Mỹ. Trong dài hạn hệ số này là 0,4 đối với thị trường Mỹ và 1,9 đối với thị trường EU3. Lord còn cho rằng chỉ số đo lường mức cạnh tranh thích hợp hơn cho từng thị trường là tỷ giá thực so sánh (cross-rates) giữa Việt Nam và các đối tác thương mại quan trọng. Sử dụng chỉ số tỷ giá thực so sánh tác giả chỉ ra rằng tính cạnh tranh của Việt Nam trong những năm gần đây tăng lên trên thị trường Trung Quốc, Mỹ, trong khi lại giảm xuống trên những thị trường khác như ASEAN, Nhật Bản và EU. Việc giảm tính cạnh tranh trên thị trường EU được giải thích là do đồng đô la lên giá so với đồng euro và mối liên quan chặt chẽ giữa đồng Việt Nam và đô la. Phan Thanh Hoàn, Nguyễn Đăng Hào,Trường Đại học Kinh tế,Đại học Huế đã có bài viết về mối quan hệ giữa TGHĐ và CCTM Việt nam thời kỳ 1995 – 2004. Trong bài viết này, tác giả sử dụng lý thuyết Đồng liên kết (Cointegration theory) và Cơ chế hiệu chỉnh sai số (ECM – Error Correction Model) nhằm kiểm định các hiệu ứng ngắn hạn và dài hạn của tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại nhằm xác định mô hình của mối quan hệ giữa hai nhân tố này. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, trong thời kỳ 1995 – 2004, tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa đồng Việt Nam với các đồng tiền của các bạn hàng chủ yếu thể hiện xu hướng tăng, đồng nghĩa với việc đồng Việt Nam mất giá. Tuy nhiên, dựa trên kết quả tính toán được, tỷ giá hối đoái thực tế đã bị giảm tới hơn 20%. Trong giai đoạn 1992-1997, việc duy trì tỷ giá hối đoái danh nghĩa gần như cố định trong điều kiện lạm phát đã được kiềm chế song vẫn cao hơn lạm phát của Mỹ (nước có đồng tiền chiếm tỷ trọng chủ yếu trong rổ tiền tệ để xác định tỷ giá của Việt Nam) và các nước có quan hệ thương mại chủ yếu của Việt Nam, đồng thời đồng USD có xu hướng tăng giá từ năm 1995 đã làm cho VNĐ có xu hướng ngày càng bị đánh giá cao hơn thực tế. Điều này đã tạo ra và tích lũy những nhân tố gây mất ổn định và kìm hãm sự phát triển kinh tế. Kết quả nghiên cứu cũng đã khẳng định được sự tồn tại của quan hệ giữa hai biến số vĩ mô này trong ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, sự tác động của tỷ giá có tính chất trễ, và trong dài hạn hai biến số này tiến tới một quan hệ cân bằng (đồng liên kết), nghĩa là có tác động tích cực tới CCTM và cứ 1% mất giá TGHĐ thực làm cho CCTM cải thiện 0.7%
  20. 19 Như vậy, mỗi điều kiện kinh tế khác nhau sẽ cho ra kết quả nghiên cứu thực nghiệm khác nhau. Nhưng có một điểm chung nhất là việc tăng tỷ giá HĐ hay là làm giảm giá đồng nội tệ phần nào cải thiện CCTM trong dài hạn, còn trong ngắn hạn thì tác động tiêu cực lên CCTM. Tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố khác tác động lên CCTM nên việc CCTM có thực sự được cải thiện hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố đó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2