intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của vốn xã hội tới giá cà phê bán được của nông dân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

20
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dựa trên những kết quả đạt được làm cơ sở cho người nông dân trồng cà phê quyết định có nên tham gia vào các tổ chức và mở rộng mối quan hệ xã hội để gia tăng lợi ích của họ cũng như gọi ý cho những người làm chính sách chú tâm đến việc phát triển các hội nhóm, tổ chức xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của vốn xã hội tới giá cà phê bán được của nông dân

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------------- NGUYỄN ANH TUẤN TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI TỚI GIÁ CÀ PHÊ BÁN ĐƢỢC CỦA NÔNG DÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------------- NGUYỄN ANH TUẤN TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI TỚI GIÁ CÀ PHÊ BÁN ĐƢỢC CỦA NÔNG DÂN Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM KHÁNH NAM Thành phố Hồ Chí Minh – 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Tác động của Vốn xã hội tới giá cà phê bán đƣợc của nông dân” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các tài liệu tham khảo, số liệu thống kê là trung thực và được tự tôi tổng hợp, tính toán. Kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015 NGUYỄN ANH TUẤN
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH TÓM TẮT CHƢƠNG I. GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1 1.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI. ...................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU………..……………………………………………………………..1 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................. 2 1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 2 CHƢƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ......... 4 2.1. ĐỊNH NGHĨA VỐN XÃ HỘI ...................................................................... 4 2.2. CÁCH ĐO LƢỜNG VỐN XÃ HỘI............................................................. 7 2.3. KHẢO LƢỢC CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ................................... 9 2.3.1. Vốn xã hội ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động trong giao dịch nông sản ....... 9 2.3.2. Đặc điểm nhân khẩu học ảnh hưởng tới vốn xã hội và hiệu quả giao dịch nông sản. ..................................................................................................................... 11 2.3.3. Vị trí địa lý ảnh hưởng tới hiệu quả giao dịch nông sản ............................... 12 CHƢƠNG III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 14
  5. 3.1. KHUNG PHÂN TÍCH ................................................................................14 3.2. KHUNG LÝ THUYẾT. ..............................................................................15 3.3. NHỮNG ĐO LƢỜNG CỦA MẠNG LƢỚI XÃ HỘI ..............................17 3.4. MÔ HÌNH KINH TẾ LƢỢNG ..................................................................19 3.4.1. Xác định và mô tả các biến số .......................................................................20 3.4.1.1. Biến phụ thuộc ...........................................................................................20 3.4.1.2 Biến độc lập .................................................................................................20 3.5. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU. ..........................................................................22 CHƢƠNG IV. TỔNG QUAN THỊ TRƢỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM .....................24 4.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ ...................................................24 4.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM ...................................25 4.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM ..................................27 4.3.1. Diện tích cà phê qua các năm theo tỉnh thành ...............................................27 4.3.2. Sản lượng cà phê qua các năm. .....................................................................28 4.3.3. Xuất khẩu cà phê qua các năm. .....................................................................29 4.4. THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM ......................30 4.5. GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN KRÔNG NÔ...................................................31 4.5.1. Lịch sử thành lập huyện Krông Nô ...............................................................31 4.5.2. Tình hình sản xuất cà phê trên địa bàn huyện Krông Nô ..............................32 4.5.3. Sản lượng cà phê của từng xã........................................................................33 4.5.4. Thu nhập bình quân đầu người ......................................................................35 CHƢƠNG V. KẾT QUẢ HỒI QUY ...........................................................................36 5.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ ...................................................................................36 5.1.1. Số lượng hộ tham gia khảo sát ......................................................................36 5.1.2. Thống kê mô tả các biến số ...........................................................................37 5.2. KẾT QUẢ HỒI QUY ..................................................................................37 5.2.1. Kiểm tra hiện tượng nội sinh. ........................................................................37
  6. 5.2.1.1. Kiểm định nội sinh với biến đo lường vốn xã hội là số lượng các tổ chức xã hội mà các thành viên trưởng thành trong hộ gia đình tham gia....................... 38 5.2.1.2. Kiểm định nội sinh với biến đo lường vốn xã hội là điểm tham gia các cuộc họp mặt .................................................................................................................... 41 5.2.1.3. Kiểm định nội sinh với biến đo lường vốn xã hội là Chỉ số cộng giữa số lượng các tổ chức xã hội mà các thành viên trưởng thành trong hộ gia đình tham gia và điểm tham gia các cuộc họp mặt. ................................................................. 43 5.2.1.4 Kiểm định nội sinh với biến đo lường vốn xã hội là biến chỉ số nhân giữa số lượng các tổ chức xã hội mà các thành viên trưởng thành trong hộ gia đình tham gia và điểm tham gia các cuộc họp mặt. ........................................................ 46 5.2.2. Kết quả hồi quy các mô hình A, B, C, D ...................................................... 48 5.2.2.1. Hồi quy Mô hình A với đo lường vốn xã hội là Số tổ chức xã hội các thành viên trưởng thành trong hộ gia đình tham gia. ....................................................... 48 5.2.2.2. Hồi quy Mô hình B với đo lường vốn xã hội bằng điểm tham gia vào các cuộc họp mặt ........................................................................................................... 52 5.2.2.3. Hồi quy Mô hình C với đo lường vốn xã hội bằng chỉ số cộng của Số hội nhóm các thành viên trưởng thành trong hộ gia đình tham gia và điểm tham gia vào các cuộc họp mặt .............................................................................................. 54 5.2.2.4. Hồi quy Mô hình D với đo lường vốn xã hội bằng chỉ số nhân của Số hội nhóm các thành viên trưởng thành trong hộ gia đình tham gia và điểm tham gia vào các cuộc họp mặt. ............................................................................................. 56 CHƢƠNG VI. KẾT LUẬN ......................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn (Two Stage 2SLS Least of Square) Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least of OLS Square) SN Mạng lưới xã hội (Social Network) DM Khoảng cách tới điểm thu mua (Distance to Market) DR Khoảng cách tới các tuyến đường (Distance to Roads) VICOFA Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam GSO Tổng cục thống kê NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển Nông thôn VAT Thuế giá trị gia tăng
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Tác động kỳ vọng của các biến số lên giá cả giao dịch được......................... 19 Bảng 4.1: Diện tích trồng cà phê theo tỉnh thành........................................................... 28 Bảng 4.2: Sản lượng cà phê Việt Nam qua các năm ...................................................... 28 Bảng 4.3: Xuất khẩu cà phê của Việt Nam qua các năm ............................................. 29 Bảng 4.4 Diện tích canh tác cà phê các xã/thị trấn của huyện Krông Nô qua các năm ........................................................................................................................................ 32 Bảng 4.5 Sản lượng cà phê các xã/thị trấn của huyện Krông Nô qua các năm ............. 33 Bảng 4.6 Năng suất cà phê các xã/thị trấn của huyện Krông Nô qua các năm.............. 34 Bảng 4.7 Thu nhập bình quân đầu người của toàn huyện Krông Nô qua các năm ....... 35 Bảng 5.1 Thống kê các hộ tham gia khảo sát................................................................. 36 Bảng 5.2 Thống kê mô tả các biến ................................................................................. 37 Bảng 5.3 Kết quả hồi quy Bước 1 với đo lường vốn xã hội là số lượng các tổ chức xã hội mà các thành viên trưởng thành trong hộ gia đình tham gia.................................... 38 Bảng 5.4 Kết quả hồi quy Bước 3 với đo lường vốn xã hội là số lượng các tổ chức xã hội mà các thành viên trưởng thành trong hộ gia đình tham gia.................................... 39 Bảng 5.5 Kết quả hồi quy Bước 1 với đo lường vốn xã hội là điểm tham gia các cuộc họp mặt ........................................................................................................................... 41 Bảng 5.6 Kết quả hồi quy Bước 3 với đo lường vốn xã hội là điểm tham gia các cuộc họp mặt ........................................................................................................................... 42 Bảng 5.7 Kết quả hồi quy Bước 1 với đo lường vốn xã hội là Chỉ số cộng .................. 43 Bảng 5.8 Kết quả hồi quy Bước 3 với đo lường vốn xã hội là Chỉ số cộng .................. 44 Bảng 5.9 Kết quả hồi quy Bước 1 với đo lường vốn xã hội là Chỉ số nhân .................. 46 Bảng 5.10 Kết quả hồi quy Bước 3 với đo lường vốn xã hội là Chỉ số nhân ................ 47 Bảng 5.11 Kết quả hồi quy với các biến công cụ........................................................... 49 Bảng 5.12 Kết quả hồi quy thay thế biến giải thích bằng biến công cụ......................... 50
  9. Bảng 5.13 Kết quả hồi quy OLS với đo lường vốn xã hội bằng điểm tham gia vào các cuộc họp mặt .................................................................................................................. 52 Bảng 5.14 Kết quả hồi quy OLS với đo lường vốn xã hội bằng Chỉ số cộng ............... 54 Bảng 5.15 Kết quả hồi quy OLS với đo lường vốn xã hội bằng Chỉ số nhân ............... 56 Bảng 6.1 Tổng hợp kết quả hồi quy của các mô hình A, B, C, D .................................. 60 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH Hình 3.1 Các yếu tố tác động lên giá cà phê giao dịch được ......................................... 14 Biểu đồ 4.1: Kim ngạch Xuất khẩu cà phê Việt Nam qua các thị trường lớn năm 2014 (Triệu USD) .................................................................................................................. 30
  10. TÓM TẮT Với mục đích để tìm hiểu xem vốn xã hội, cụ thể là việc tham gia vào các tổ chức xã hội tác động tới hiệu quả cho việc giao dịch cà phê của người nông dân như thế nào, học viên đã dựa trên những nghiên cứu trước đây để xây dựng mô hình hồi quy để tìm hiểu mối quan hệ này. Với mẫu là 217 quan sát chứa các thông tin về hộ gia đình thu thập được ở 10 xã và 1 thị trấn của huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông đảm bảo điều kiện có giao dịch cà phê trong giai đoạn tháng 5 và tháng 6 2015, thực hiện hồi quy bằng hai biến cơ bản và hai chỉ số được xây dựng dựa trên hai biến cơ bản đó, học viên tìm thấy kết quả rằng không hề có sự tương quan giữa vốn xã hội được đo lường bằng các biến số mà học viên sử dụng. Bên cạnh đó, các đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình, chi phí đi lại và chi phí vận chuyển đại diện bằng khoảng cách của hộ gia đình đó tới địa điểm thu mua gần nhất, tới đường lát/rải nhựa gần nhất và tới đường liên xã gần nhất không tương quan với giá cà phê giao dịch được. Học viên cũng kiểm định về sự phù hợp của các mô hình thì tìm thấy kết quả rằng, các mô hình hồi quy theo phương 2SLS khi vốn xã hội được đo lường bằng số lượng tổ chức mà thành viên trưởng thành trong gia đình tham gia và mô hình hồi quy theo phương pháp OLS với biến vốn xã hội được đo lường bởi điểm tham gia vào các cuộc họp mặt, biến vốn xã hội được đo lường bởi chỉ số cộng và chỉ số nhân đều không có ý nghĩa trong việc giải thích cho sự biến đổi về giá cà phê giao dịch được của người nông dân.
  11. 1 CHƢƠNG I. GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI. Là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực, mỗi năm ngành cà phê mang lại cho đất nước một khối lượng kim ngạch xuất khẩu đáng kể 2.7 tỉ USD năm 2013 và năm 2014 tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê đạt 1,73 triệu tấn, trị giá đạt 3,62 tỷ USD, đem đến một nguồn thu nhập ổn định thường xuyên, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn hộ gia đình ở các khu vực miền núi và Tây Nguyên. Tuy nhiên, sự biến động của thị trường cà phê thế giới trong ngắn hạn đã ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích mà người nông dân trồng cà phê và những nhà xuất khẩu đạt được. Việc ra quyết định bán của người nông dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như biến động giá cả, sự hiểu biết thị trường, sự chia sẽ thông tin và lời khuyên của những người xung quanh cũng như các hội nhóm mà người nông dân tham gia, kinh nghiệm bán các năm trước, tình trạng tài chính của gia đình..v..v.. Với những thất bại thông tin của thị trường, mạng lưới xã hội đóng vai trò là một nhân tố giảm thiểu tổn thất do bất cân xứng thông tin xảy ra khi người giao dịch nông sản ra quyết định. Đã có những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy kết quả tích cực của vốn xã hội tác động đến lợi ích mà người giao dịch nông sản đạt được như Fafchamps và Minten (2001) kết luận rằng vốn xã hội giúp những những người giao dịch nông sản đạt hiệu quả cao hơn, Mawejje và Holden (2014) tìm ra kết quả rằng những hộ gia đình có vốn mạng lưới xã hội cao hơn sẽ có khả năng nhận được lợi ích cao hơn từ việc giao dịch cà phê. Vì thế, học viên muốn nghiên cứu xem liệu vốn mạng lưới xã hội có đem lại hiệu quả về giao dịch hơn cho người nông dân trồng cà phê với đề tài mang tên “Tác động của Vốn xã hội tới giá cà phê bán đƣợc của nông dân” . 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
  12. 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu được tác động của vốn xã hội lên giá cà phê mà người dân trồng cà phê giao dịch được. 1.2.2. Mục đích nghiên cứu Dựa trên những kết quả đạt được làm cơ sở cho người nông dân trồng cà phê quyết định có nên tham gia vào các tổ chức và mở rộng mối quan hệ xã hội để gia tăng lợi ích của họ cũng như gọi ý cho những người làm chính sách chú tâm đến việc phát triển các hội nhóm, tổ chức xã hội. 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu Người nông dân trồng cà phê bán được giá cao hơn khi có nhiều vốn xã hội hơn? 1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này của học viên tập trung tìm hiểu vào tác động của vốn mạng lưới xã hội tới giá cả nhận được của người nông dân trồng cà phê ở 11 xã và một thị trấn thuộc huyện Krông Nô của tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn tháng 5 và tháng 6 năm 2015. Thực tế huyện Krông Nô có tộng cộng 12 xã và một thị trấn, nhưng khi thực hiện khảo sát thì xã Buôn Choah có diện tích canh tác cà phê chỉ 30 héc ta, việc thực hiện khảo sát các hộ gia đình đảm bảo điều kiện tham gia khảo sát rất tốn thời gian và chi phí nên học viên chỉ chọn lựa thực hiện ở 11 xã và thị trấn còn lại. 1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu về tác động của vốn xã hội tới giá cà phê nhận được của những hộ gia đình trồng cà phê giai đoạn tháng 5 và tháng 6 năm 2015 thuộc địa bàn huyện Krông Nô thuộc tỉnh Đắk Nông, học viên sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích định lượng. Phần phân tích định lượng, học viên sử dụng phương pháp Bình phương nhỏ nhất 2 giai đoạn (2SLS) và phương pháp OLS tùy thuộc vào biến giải thích có phải là biến nội sinh hay không?, với hệ phương trình được xây dựng dựa trên khung lý thuyết trong Chương III.
  13. 3 1.5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Cấu trúc của luận văn gồm 6 chương: CHƢƠNG I. GIỚI THIỆU CHƢƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHẢO LƢỢC CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN CHƢƠNG III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƢƠNG IV. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM CHƢƠNG V. KẾT QUẢ HỒI QUY CHƢƠNG VI. KẾT LUẬN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0