intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến thu nhập trồng lúa ở Việt Nam

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá tác động của BĐKH đến TNTL ở Việt Nam trong tương lai. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu sự thiệt hại của hộ trồng lúa dưới tác động của BĐKH.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến thu nhập trồng lúa ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------- PHẠM THỊ KIM PHỤNG TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN THU NHẬP TRỒNG LÚA Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT PHẠM THỊ KIM PHỤNG TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN THU NHẬP TRỒNG LÚA Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Đinh Công Khải TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 7 năm 2012 Tác giả luận văn Phạm Thị Kim Phụng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này, tôi xin cảm ơn đến bậc sinh thành và gia đình luôn ủng hộ, khích lệ tôi chuyên tâm học tập. Tôi rất biết ơn Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tạo cơ hội và truyền dạy kiến thức kinh tế cho tôi vốn không phải là học viên thuộc khối ngành Kinh tế theo học chương trình sau đại học này. Tôi xin cảm ơn các cá nhân và tổ chức đã giúp đỡ tôi rất nhiệt trình trong quá trình thực hiện luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các cá nhân đã giúp tôi rất lớn trong quá trình thực hiện luận văn: Thầy Đinh Công Khải – Viện Trưởng Viện Chính sách công, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hướng dẫn và có những góp ý rất quan trọng cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn. Ông Nguyễn Châu Thoại – Khoa Kinh tế Tài nguyên, Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đã khơi nguồn ý tưởng cho tôi thực hiện luận văn này. Ông Salvatore Virdis – Khoa Sinh thái thực vật học và Địa chất, Đại học Sassari, Ý và Cô Lê Thị Hạnh – chuyên viên GIS của dự án IMOLA, Huế, Việt Nam đã giúp tôi rất nhiều trong chuyên môn về GIS. Ông Ronald Vargas Rojas – chuyên viên quản lý đất của FAO và các người bạn của ông đã cung cấp tài liệu và dữ liệu số bản đồ phân loại đất thế giới. Ông Richard Williams – Khoa Xã hội học, Đại học Notre Dame, Mỹ đã giúp tôi rất lớn về mặt kỹ thuật tính toán tác động biên và dự báo đối với mô hình hồi quy thông thường và hồi quy phân vị trong phần mềm xử lý và phân tích số liệu Stata. Đồng hành cùng tôi, luôn có bạn bè và đồng nghiệp, các người đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian vừa qua. Chân thành cảm ơn tất cả mọi người.
  5. iii TÓM TẮT ĐỀ TÀI Có câu nói: “Nắng mưa là chuyện của trời, nhưng lúa gạo là chuyện đời đời phải lo” Quả vậy, việc trồng lúa gạo vốn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan như khí hậu và điều kiện tự nhiên của vùng. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay, quả thật BĐKH là nỗi lo đặc biệt liên quan đến việc làm và thu nhập của nông dân Việt Nam chiếm khoảng 80% dân số. Do vậy, nghiên cứu này áp dụng tiếp cận Ricardian để đánh giá mối quan hệ chủ yếu giữa yếu tố khí hậu (nhiệt độ và lượng mưa) tác động đến thu nhập trồng lúa (TNTL) của nông hộ Việt Nam. Sau đó, dự báo mức thiệt hại do BĐKH gây ra cho hộ trồng lúa Việt Nam trong tương lai. GIS được xem là công cụ hỗ trợ lớn trong việc kết nối các bộ dữ liệu đưa vào mô hình kinh tế lượng như dữ liệu VHLSS 2008, khí hậu, loại đất, độ cao. Kết quả nghiên cứu 4279 hộ trồng lúa từ bộ dữ liệu VHLSS 2008 cho thấy yếu tố khí hậu có tác động tuyến tính và phi tuyến tính đến TNTL. Nếu nhiệt độ tăng 1oC/tháng thì TNTL của hộ trung bình giảm 425 nghìn đồng/ha/oC nhưng nếu lượng mưa tăng 1mm/tháng thì TNTL của hộ tăng 3 nghìn đồng/ha/mm. Tuy nhiên, chỉ có tăng lượng mưa vào mùa khô mới có tác động tích cực đối với TNTL. Giả định các yếu tố khác không đổi ngoại trừ yếu tố khí hậu là thay đổi; rõ ràng, hộ trồng lúa Việt Nam sẽ chịu thiệt hại hơn bởi BĐKH khi nhiệt độ có xu hướng tăng cả 2 mùa và lượng mưa tăng lên vào mùa mưa nhưng giảm vào mùa khô. Dự báo vào năm 2050 và 2100, mức độ thiệt hại của hộ trồng lúa dao động trung bình từ 15 nghìn đồng/ha đến 1,6 triệu đồng/ha hay dao động từ 0,1% đến 14% so với thu nhập hộ trồng lúa vào năm 2008. Trong đó, hai vùng ảnh hưởng nhất đối với BĐKH là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ngoài ra, khu vực Trung Du và miền núi phía Bắc có thể trở thành vùng cứu cánh cho nền nông nghiệp lúa gạo nếu Nhà nước chuyển hướng phát triển cho vùng này ở mức cao hơn. TNTL còn phản ánh ở loại đất trồng, đặc điểm kinh tế và hành vi của hộ. Hầu hết, các loại đất trồng lúa hiện nay có tác động tích cực đến TNTL, do đó Luật bảo vệ đất trồng lúa trở nên khả thi trong mọi tình huống. Hộ chủ động tưới tiêu, hộ bán lẻ cho tiêu dùng và bán sỉ cho tư thương, hộ sống trong xã có trạm khuyến nông có tác động tích cực rất lớn đến TNTL. Bên cạnh, cần cân nhắc vấn đề hỗ trợ tín dụng cho nông hộ, quan tâm TNTL nhóm hộ dân tộc thiểu số, nghiên cứu lại số vụ trong năm để vừa đạt hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính mặt nông học bởi vì đây là các yếu tố tác động tiêu cực đến TNTL. Đề tài hạn chế về dữ liệu khí hậu dài hạn và thiếu một vài dữ liệu để phân tích sâu hơn cho ngành trồng lúa Việt Nam. Việc định vị vị trí trồng lúa có thể nằm ngoài phạm vi bao phủ của trạm khí tượng và lệch lạc về mặt không gian, đều có thể ảnh hưởng kết quả của đề tài.
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii TÓM TẮT ĐỀ TÀI ...............................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ........................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................................viii DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC.............................................................................................. ix Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh và vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4 1.6 Bố cục bài nghiên cứu............................................................................................... 4 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................... 5 2.1 Tiếp cận Ricardian về đánh giá tác động biến đổi khí hậu ....................................... 5 2.1.1 Vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh trong sử dụng đất nông nghiệp............................ 5 2.1.2 Mô hình Ricardian ...................................................................................................... 6 2.2 Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước .................................................................. 8 2.2.1 Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến thu nhập ròng ...................................................... 8 2.2.2 Các nhóm đất ảnh hưởng đến thu nhập ròng ............................................................ 11 2.2.3 Các đặc điểm kinh tế hộ ảnh hưởng đến thu nhập ròng ........................................... 12 Chương 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP TRỒNG LÚA Ở VIỆT NAM VÀ MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG............................................................. 14 3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập trồng lúa ở Việt Nam .................................... 14 3.1.1 Các yếu tố về khí hậu ............................................................................................... 14 3.1.2 Các yếu tố về loại đất ............................................................................................... 16 3.1.3 Các yếu tố liên quan đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ ............................................. 17 3.2 Mô hình ước lượng, chiến lược ước lượng và dữ liệu nghiên cứu ......................... 19 3.2.1 Mô hình ước lượng ................................................................................................... 19 3.2.2 Chiến lược ước lượng mô hình ................................................................................. 20 3.2.3 Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................... 20
  7. v Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 22 4.1 Thống kê mô tả ....................................................................................................... 22 4.2 Ma trận tương quan ................................................................................................. 23 4.3 Kết quả hồi quy các mô hình .................................................................................. 23 4.3.1 Các biến khí hậu tác động đến thu nhập trồng lúa.................................................... 25 4.3.2 Các nhóm đất tác động đến thu nhập trồng lúa ........................................................ 25 4.3.3 Các biến đặc điểm kinh tế - xã hội tác động đến thu nhập trồng lúa ........................ 26 4.4 Tác động biên của các biến khí hậu tác động đến thu nhập trồng lúa .................... 27 4.5 Dự báo ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến thu nhập trồng lúa ................................... 29 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................................ 32 5.1 Kết luận chính của đề tài......................................................................................... 32 5.2 Gợi ý chính sách ..................................................................................................... 33 5.2.1 Giảm thiểu BĐKH .................................................................................................... 33 5.2.2 Thích ứng với BĐKH ............................................................................................... 34 5.3 Đóng góp của nghiên cứu ....................................................................................... 37 5.4 Hạn chế của nghiên cứu .......................................................................................... 38 5.5 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 40 PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 44
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ANLT : An ninh lương thực BĐKH : Biến đổi khí hậu FAO Food and Agriculture Organization : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên of the United Nations Hiệp Quốc ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long GIS Geographic Information System : Hệ thống thông tin địa lý GSO General Statistics Office : Tổng cục Thống kê IMHEN Institute Of Meteorology, : Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi Hydrology and Environment trường MARD Ministry of Agriculture and Rural : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Development MONRE Ministry of Natural Resources and : Bộ Tài nguyên và Môi trường Environment TNR : Thu nhập ròng TNTL : Thu nhập ròng từ trồng lúa UBND : Ủy ban nhân dân VHLSS Vietnam Household Living : Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam Standard Survey WB World Bank : Ngân hàng thế giới
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Thời gian của các mùa theo phân vùng khí hậu ................................................... 15 Bảng 3.2 Số lượng mẫu nghiên cứu theo các nhóm đất ...................................................... 16 Bảng 3.3 Các biến giải thích sử dụng trong mô hình .......................................................... 19 Bảng 4.1 Kết quả hồi quy của mô hình hiệu chỉnh ............................................................. 24 Bảng 4.2 Kết quả phân tích tác động biên của mô hình hiệu chỉnh .................................... 27 Bảng 4.3 Mức biến đổi TNTL theo các khả năng của kịch bản BĐKH.............................. 29
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Giá trị của đất đối với sự thay đổi nhiệt độ ............................................................ 7 Hình 3.1 Tổng lượng mưa tháng theo mùa của các vùng khí hậu ...................................... 16 Hình 3.2 Nhiệt độ trung bình tháng theo mùa của các vùng khí hậu .................................. 16 Hình 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng TNTL ............................................................................... 18 Hình 4.1 Tác động biên của nhiệt độ và lượng mưa đến TNTL theo vùng khí hậu ........... 28 Hình 4.2 Dự báo mức độ thiệt hại của hộ TNTL do BĐKH theo vùng khí hậu ................. 30
  11. ix DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1 Tình hình sản xuất cây lúa ở Việt Nam, giai đoạn 1990 – 2010......................... 44 Phụ lục 2 Nhiệt độ trung bình giai đoạn 2001 – 2010 ........................................................ 45 Phụ lục 3 Tổng lượng mưa giai đoạn 2001 – 2010 ............................................................. 45 Phụ lục 4 Các mốc nhiệt độ đối với các giai đoan sinh trưởng và phát triển cây lúa ......... 46 Phụ lục 5 Bản đồ phân bố điểm trồng lúa và các nhóm đất ................................................ 47 Phụ lục 6 Các mùa vụ trồng lúa của các vùng trong năm ................................................... 48 Phụ lục 7 Kịch bản phát thải trung bình B2 ........................................................................ 49 Phụ lục 8 Các bước xây dựng mẫu nghiên cứu cho đề tài .................................................. 50 Phụ lục 9 Bản đồ chọn điểm nghiên cứu theo vùng khí hậu ............................................... 53 Phụ lục 10 Bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình hồi quy ...................................... 54 Phụ lục 11 Bảng ma trận tương quan giữa các biến hồi quy .............................................. 55 Phụ lục 12 Bảng kết quả hồi quy mô hình ước lượng......................................................... 56 Phụ lục 13 Bảng kết quả hồi quy mô hình hiệu chỉnh ........................................................ 56 Phụ lục 14 Xu hướng tác động của các yếu tố khí hậu đến TNTL ..................................... 57 Phụ lục 15 Dự báo TNTL của hộ theo các khả năng của kịch bản BĐKH......................... 58 Phụ lục 16 Bản đồ dự báo tác động BĐKH vào năm 2100 đến TNTL của hộ ................... 59
  12. 1 Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Bối cảnh và vấn đề nghiên cứu Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn (IMHEN, 2011). BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên lâu dài hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất. Tuy nhiên, trong vòng 150 năm qua sự thay đổi về khí hậu phổ biến rộng trên các vùng trên toàn thế giới, nguyên nhân là do hoạt động của con người. Biểu hiện của BĐKH là sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy, xâm nhập mặn xảy ra với tần suất bất thường, khó lường trước được (WB, 2010). BĐKH đe dọa đến mọi nơi trên thế giới; 5/6 dân số thế giới mà phần lớn các nước đang phát triển sẽ dễ bị tổn thương nhiều hơn mặc dù 2/3 lượng khí thải nhà kính có trong khí quyển có nguyên nhân chính gây ra BĐKH chủ yếu do các nước phát triển (WB, 2010). Hai vùng sẽ phải chịu sự tác động tiêu cực rộng lớn của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp là Châu Á và Châu Phi. Ở Châu Á, sản xuất lúa gạo có thể sẽ giảm 4% trong thế kỷ này. Ở Ấn Độ, nếu nhiệt độ không khí tăng lên 2oC, năng suất lúa sẽ giảm 0,75 tấn/ha. Ở Trung Quốc năng suất lúa nước trời sẽ giảm từ 5 đến 12% vào cuối thế kỷ này. Ở Việt Nam, tuy chưa có nhiều số liệu khoa học như những nước khác nhưng có lẽ sẽ không khác biệt nhiều so với Ấn Độ và Trung Quốc (Dương Văn Chín, 2011). Việt Nam có diện tích đất khoảng 33 triệu ha với trên 9 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp nhưng trong số đó trên 4,1 triệu ha đất sử dụng cho trồng lúa. Việc sản xuất lúa trong 20 năm gần đây mang đến nhiều thành quả cho kinh tế đất nước nhưng đi kèm theo các nỗi lo. Phụ lục 1 cho thấy tốc độ tăng của sản lượng sản xuất lúa và năng suất trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2001 – 2010 lần lượt là 2,3%, 2,1% giảm đi so với giai đoạn 1991 – 2000 với tốc độ tăng lần lượt là 2,9% và 5,4%. Riêng về diện tích gieo trồng, giai đoạn 10 năm trước đó tăng 2,4% nhưng 10 năm gần đây giảm trung bình 0,2%. Sự suy giảm diện tích trồng lúa là do một phần diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp chuyển sang phục vụ công nghiệp, công trình xây dựng, đô thị hóa. Về mặt lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng đến
  13. 2 khả năng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam. Hơn thế, nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, một vấn đề cũng không kém phần quan trọng tác động đến khả năng sản xuất lúa gạo là BĐKH. WB (2010) đưa ra lời cảnh báo “những loài cây trồng, vật nuôi nhiệt đới hiện tại sẽ giảm năng suất ngay khi nhiệt độ gia tăng; hiện nay chúng đã trồng trọt trong điều kiện gần đến giới hạn trên của sự chống chịu nhiệt độ cao”. Theo các kịch bản BĐKH, xu hướng nhiệt độ ở nước ta đang tăng dần lên và thay đổi lượng mưa không mong đợi giữa các mùa sẽ gây bất lợi đến năng suất lúa và ảnh hưởng sinh kế của người trồng lúa. Do vậy, chúng ta cần đo lường tác động kinh tế của BĐKH đến nông hộ trồng lúa ở Việt Nam và qua đó tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại cho nông hộ trồng lúa do BĐKH gây ra. Qua nghiên cứu nông học, chúng ta có thể đo lường tác động BĐKH và dự báo sản lượng ngành nông nghiệp theo điều kiện thay đổi của môi trường, tuy nhiên nó trở nên tốn kém và khó khăn cho phần lớn các nước đang phát triển (Kurukulasuriya và Rosenthal, 2003). Ngoài ra, một phương pháp khác có thể dự báo sản lượng tiềm năng của loại cây trồng dưới tác động BĐKH là mô hình mô phỏng. Yu và đ.t.g (2010) ước tính sản lượng lúa Việt Nam sẽ giảm đi 4,3% vào năm 2030 và 7,5% vào năm 2050 dựa theo kịch bản BĐKH của MONRE. Tiếp cận của họ đầu tiên dựa theo mô hình WOFOST1 và sau đó định lượng sản lượng lúa với các yếu tố đặc điểm kinh tế - xã hội bằng cách sử dụng hàm sản xuất Cobb- Douglas. Nếu bước làm đầu tiên dành cho các nhà nông học thì bước thứ 2 đặc biệt quan trọng cho các nhà làm chính sách nhằm tìm ra giải pháp cải thiện sản lượng lúa trong tương lai. Do đó, phương pháp nghiên cứu này là dựa theo 2 bước (two-pronged approach) để kết nối điều kiện biến động môi trường và đặc điểm kinh tế - xã hội nhằm đo lường sự biến đổi sản lượng lúa. Tuy nhiên, những mô hình thế này có xu hướng ước tính quá mức và chưa tính tới khả năng thích ứng của nông hộ (Kurukulasuriya và Rosenthal, 2003). Mô hình Ricardian lấy nền tảng giá trị đất đai phản ánh qua năng suất cây trồng và đất đai nhạy cảm với khí hậu. Nếu điều kiện khí hậu vùng A trong tương lai có khả năng giống điều kiện khí hậu vùng B hiện nay thì nông hộ ở vùng A trong tương lai sẽ thích ứng và thực hành giống như nông hộ ở vùng B (Mendelsohn và đ.t.g, 2004). Nhiều nghiên cứu 1 WOFOST viết tắt từ chữ World Food Sutdies (nghiên cứu thực phẩm thế giới) là mô hình mô phỏng sự phát triển của cây trồng hàng năm. Mô hình có thể phân tích sản xuất và sản lượng dự báo ở quy mô khu vực, quốc gia và lục địa bằng cách lập trình các thông số môi trường như loại đất, chế độ nước, các loại thời tiết đại diện cho khu vực nghiên cứu.
  14. 3 thực nghiệm đã dự báo sự ấm lên trái đất sẽ làm giảm TNR trong sản xuất nông nghiệp. Điển hình là các nghiên cứu như Maddison và đ.t.g (2007) ở 11 nước Châu Phi, Seo và Mendelsohn (2007) ở 7 nước Châu Mỹ La-tinh, Benhin (2008) ở Nam Phi, cho thấy nông nghiệp đặc biệt bị tổn thương đối với BĐKH. Ở Trung Quốc, nghiên cứu của Wang và đ.t.g (2008) cho thấy sự nóng lên của khí hậu toàn cầu dù có chỉ chút thiệt hại nhưng không hẳn là vấn đề quan ngại đến khả năng tự cung lương thực cho người dân nước họ. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Châu Thoại (2011) xác định ảnh hưởng BĐKH tác động lên ngành trồng trọt có thể làm giảm 0,6 – 1,3% tổng sản phẩm quốc nội vào cuối thế kỷ 21. Trong đề tài này, tác giả cũng dựa theo tiếp cận mô hình Ricardian nhưng khác với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Châu Thoại (2011): đề tài nghiên cứu cho lúa gạo thay vì cho trồng trọt nói chung. Hơn nữa, đề tài đưa thêm các yếu tố về loại đất, bổ sung thêm một vài đặc điểm kinh tế của hộ gắn liền hoạt động nông nghiệp nói chung như tiếp cận tín dụng, khuyến nông và nói riêng cho lúa gạo như bàn về số vụ, đầu ra cho lúa gạo. Ngoài ra, đề tài sử dụng phương pháp hồi quy phân vị nhằm hạn chế các vấn đề mà hồi quy bình phương tối thiểu thông thường (OLS) gặp phải đối với dữ liệu chéo. Cuối cùng, tác giả cũng dựa theo kịch bản BĐKH của MONRE nhưng đưa ra các khả năng về tác động của nhiệt độ và lượng mưa ở các mùa cùng xảy ra hoặc chỉ một yếu tố xảy ra ở một mùa nào đó bởi vì như chúng ta biết là yếu tố khí hậu khó lường trước được, dường như nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá tác động của BĐKH đến TNTL ở Việt Nam trong tương lai. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu sự thiệt hại của hộ trồng lúa dưới tác động của BĐKH. Mục tiêu nghiên cứu này đồng thời gắn liền với hai trong tám nhiệm vụ mà Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH năm 2008 đặt ra cho các ngành dự báo tác động BĐKH. Riêng đối với ngành lúa gạo, lúa gạo gắn liền với đảm bảo ANLT quốc gia, Chính sách hỗ trợ người sản xuất lúa vừa mới cụ thể hóa trong Nghị Quyết số 42 ban hành ngày 11/5/2012. Do đó, các kết quả phát hiện trong đề tài, tác giả hy vọng góp phần đề xuất thêm vào các chính sách nhằm cải thiện TNTL cho nông dân chúng ta.
  15. 4 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Với các mục tiêu trên, đề tài đặt ra câu hỏi nghiên cứu như sau: - Tác động của khí hậu thông thường hiện nay đến thu nhập của hộ trồng lúa là như thế nào? - Dự báo mức độ thiệt hại đối với hộ trồng lúa bị ảnh hưởng bởi BĐKH dựa theo kịch bản BĐKH là bao nhiêu? - Giải pháp nào nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại đối với hộ trồng lúa? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tác động BĐKH lên TNTL trên một hecta đất canh tác. Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung vào đánh giá về khía cạnh kinh tế do ảnh hưởng BĐKH lên hộ trồng lúa Việt Nam. Đơn vị nghiên cứu: ở cấp hộ trồng lúa tại các tỉnh thành cả nước từ bộ dữ liệu VHLSS 2008 được gọi là mẫu nghiên cứu. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp định lượng hồi quy phân vị thông qua tiếp cận Ricardian để đánh giá tác động kinh tế của BĐKH đến TNTL. Nhằm định lượng tác động này, GIS được xem như công cụ hỗ trợ kỹ thuật rất lớn trong việc gắn kết các dữ liệu không gian vào mẫu nghiên cứu ở cấp hộ. Chi tiết về cách thức thực hiện nghiên cứu được đề cập tiếp theo trong Chương 3 và phần Phụ lục. 1.6 Bố cục bài nghiên cứu Đề tài được chia làm 5 chương. Chương 1 trình bày bối cảnh, vấn đề và câu hỏi nghiên cứu. Chương 2 đề cập đến lý thuyết nền tảng cho tiếp cận mô hình Ricardian nhằm đánh giá kinh tế của BĐKH tác động lên nông nghiệp nói chung (lý thuyết này cho rằng giá trị đất đai phản ánh qua năng suất nông nghiệp). Chương 3 trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến TNTL ở Việt Nam, mô hình ước lượng, chiến lược ước lượng và nguồn dữ liệu. Chương 4 chủ yếu tiến hành phân tích, giải thích những kết quả nghiên cứu. Chương 5 tóm lược những kết quả chính của luận văn. Qua đó, đưa ra những gợi ý chính sách nhằm ứng phó với BĐKH. Cuối cùng, đề tài đề cập một số hạn chế trong nghiên cứu này và đề xuất ra hướng nghiên cứu trong tương lai.
  16. 5 Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Tiếp cận Ricardian về đánh giá tác động biến đổi khí hậu 2.1.1 Vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh trong sử dụng đất nông nghiệp Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của mọi hoạt động, là cơ sở không gian lưu trữ, cư trú của chúng ta. Trong nông nghiệp, đất có chức năng đặc biệt cung cấp cho cây trồng: nước, không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết để cây trồng sinh trưởng và phát triển. Dân ta có câu “người sinh nhưng đất không sinh” - đất còn có đặc tính là cố định và không thể di chuyển trong khi vốn và lao động có thể di chuyển. Do vậy, đất có tính bền vững, là công cụ sản xuất không thể thay thế trong nông nghiệp. Ở các vùng khác nhau thì lợi thế từ đất đem lại sẽ khác nhau do năng suất và chất lượng của nông sản phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của đất. Đất thường gắn với một giá trị kinh tế được thể hiện bằng giá tiền trên một đơn vị diện tích đất (Đỗ Thị Lan và Đỗ Anh Tài, 2007). David Ricardo (1772-1823), cha đẻ của trường phái kinh tế cổ điển, đã đề cập tới khái niệm về “đặc lợi kinh tế đất”. Đặc lợi kinh tế đất có thể hiểu giá trị chênh lệch về mặt năng suất được tạo ra giữa một mảnh đất này với một mảnh đất kém sinh lợi nhất đối với cùng một đối tượng sử dụng (ví dụ đất trồng lúa) với cùng yếu tố đầu vào như nhau là lao động, vốn, phương thức canh tác …. Năng suất được hiểu là khả năng sinh lợi từ đất trong việc tối đa hóa sử dụng lao động và vốn sẵn có hiện tại. Một trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua phương trình sau: VA = GO – IE (2.1) trong đó: VA là giá trị tăng thêm hay giá trị sản phẩm mới tạo ra trong quá trình sản xuất trên 1 hecta (ha) đất GO là giá trị sản xuất được tính bằng sản lượng sản phẩm trên một ha đất sản xuất ra nó nhân với giá bán sản phẩm IE là chi phí trực tiếp trên 1 ha đất bao gồm: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước và các dịch vụ sản xuất khác như vận tải, thuê đất, dịch vụ khuyến nông, lãi vay ngân hàng, thuê lao động ngoài v.v...
  17. 6 Tiếp cận Ricardian lấy nền tảng rằng giá trị đất đai phản ánh qua năng suất nông nghiệp. Với giả định rằng đất nhạy cảm với khí hậu, tiếp cận này đo lường khả năng thay đổi giá trị đất khi các yếu tố môi trường thay đổi thông qua thay đổi giá trị TNR hiện tại (Reinsborough, 2003). Nếu năng suất của một loại cây trồng cho thấy khả năng sinh lợi tối ưu từ đất thì “đặc lợi kinh tế đất” sẽ tương đương TNR/ha đất. 2.1.2 Mô hình Ricardian Nhiều nghiên cứu trước sử dụng khung phân tích Ricardian thường được trình bày theo Mendelsohn và Dinar (2004) như sau:  =  
  18.  = ∑   , , ,  − ∑ 
  19.  (2.2) trong đó: VA là giá trị tăng thêm hay giá trị sinh lợi từ đất trồng trọt/ha PLE là thu nhập ròng/ha Pi là giá trị thị trường của mùa vụ Qi là sản lượng sản xuất F là các biến khí hậu Z là các biến về loại đất G là các biến thị trường như chi phí tiếp cận thị trường và chi phí vốn X là chi phí các yếu tố đầu vào (không tính giá trị đất) R là chi phí giá cả đầu vào t là thời gian theo năm δ là suất chiết khấu trung bình năm Mô hình Ricardian cơ bản được rút gọn còn lại các biến F, Z và G dưới dạng phương trình như sau: VA = PLE = b0 + b1F + b2F2 + b3Z + b4G + u (2.3) trong đó: b0, b1, b2, b3, b4 là các hệ số hồi quy của mô hình u: phần dư của mô hình Các yếu tố khí hậu được đánh giá là trung bình tháng theo mùa hơn là theo năm. Theo mô hình này, yếu tố khí hậu có tác động phi tuyến tính đối với TNR, ví dụ cho trường hợp  nhiệt độ như thể hiện Hình 2.1. Khi nhiệt độ tăng năng suất cây trồng tăng lên  > 0.
  20. 7  Nhiệt độ ở ngưỡng tối ưu T1, năng suất đạt tới giá trị tối ưu = 0. Tuy nhiên nếu nhiệt độ   vượt quá ngưỡng này thì năng suất cây trồng giảm và có thể dẫn đến TNR giảm  < 0. Hình 2.1 Giá trị của đất đối với sự thay đổi nhiệt độ 3 >0 3 Năng suất/ha hay lợi nhuận 3 0 thì BĐKH là có lợi cho TNR; ngược lại nếu ∆ < 0 thì BĐKH gây thiệt hại cho TNR.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2