intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tái cơ cấu kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

27
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về cơ cấu kinh doanh, tái cơ cấu trong doanh nghiệp. Phân tích thực trạng cơ cấu kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì giai đoạn 2017 - 2019, chỉ ra những kết quả đạt được, và những mặt còn hạn chế cùng với các nguyên nhân. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần tái cơ cấu kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tái cơ cấu kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI CHU VĂN LỰU TÁI CƠ CẤU KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT VIỆT TRÌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI– 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI CHU VĂN LỰU TÁI CƠ CẤU KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT VIỆT TRÌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410 Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Đức Nhuận HÀ NỘI – 2020
  3. i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, xin trân trọng cảm ơn Thầy đã hƣớng dẫn tôi là PGS.TS Nguyễn Đức Nhuận, thầy đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô khoa Sau đại học - trƣờng Đại Học Thƣơng mại Hà Nội đã tận tình giảng dạy cho tôi trong thời gian học tập. Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các Thầy, Cô để bài luận văn của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2020 HỌC VIÊN CAO HỌC Chu Văn Lựu
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2020 HỌC VIÊN CAO HỌC Chu Văn Lựu
  5. iii BẢN CAM ĐOAN Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tƣơng đồng nội dung luận văn/luận án qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tƣơng đồng …..… % toàn bộ nội dung luận văn/luận án. Bản luận văn/luận án kiểm tra qua phần mềm là bản cứng luận văn/luận án đã nộp để bảo vệ trƣớc hội đồng. Nếu sai tôi xin chịu các hình thức kỉ luật theo quy định hiện hành của Trƣờng. Hà Nội, ngày ….. tháng …. năm 2020 HỌC VIÊN CAO HỌC Chu Văn Lựu
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... i MỤC LỤC .......................................................................................................................... iv MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài của luận văn. ............................................................... 1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ............................................................................. 2 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................................2 2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam......................................................................3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4 3.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................4 3.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................................. 5 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu...........................................................................................5 4.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................. 5 5.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu ..............................................................................5 5.2. Phƣơng pháp phân tích, xử lý dữ liệu .......................................................................... 5 5.2.1. Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................................5 5.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích số liệu ..........................................................6 6. Kết cấu luận văn ............................................................................................................... 6 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CƠ CẤU KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. .............................................................................................................................. 8 1.1. Một số khái niệm và lý luận cơ sở ............................................................................... 8 1.1.1. Tái cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp. .........................................................8 1.1.2. Chuỗi giá trị doanh nghiệp. .............................................................................13 1.2. Nội dung tái cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp ................................................... 15 1.2.1. Tái cơ cấu lựa chọn ngành kinh doanh cặp sản phẩm – thị trƣờng của doanh nghiệp ........................................................................................................................15 1.2.2. Tái cơ cấu danh mục sản phẩm của doanh nghiệp ..........................................17 1.2.3. Tái cơ cấu tổ chức sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp ..........................23
  7. v 1.2.4. Tái cơ cấu quá trình kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp .............................28 1.2.5. Tái cơ cấu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ..........................................30 1.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến tái cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp. .......................... 32 1.3.1. Nhóm nhân tố môi trƣờng kinh doanh vĩ mô ..................................................32 1.3.2. Các yếu tố môi trƣờng ngành ..........................................................................34 1.3.3. Các yếu tố môi trƣờng bên trong doanh nghiệp ..............................................35 1.4. Bài học tham khảo từ kinh nghiệm thực tiễn tái cơ cấu kinh doanh của một số doanh nghiệp cho Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì .................................................... 37 1.4.1. Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) ............................................................37 1.4.2. Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất dầu khí (PVFCCo) ...............................39 1.4.3. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk ...................................................43 1.4.4. Bài học tham khảo rút ra cho Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì .................46 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA VIỆT TRÌ ................................................................................................... 46 2.1. Khái quát quá trình phát triển của Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì: ................. 46 2.1.1. Tên, quy mô và địa chỉ Công ty. .....................................................................46 2.1.3. Quá trình hình thành phát triển Công ty. ........................................................47 2.2 Thực trạng và những vấn đề đặt ra với cơ cấu kinh doanh hiện tại .......................... 49 2.2.1. Về ngành kinh doanh, cơ cấu tuyến sản phẩm/thị trƣờng và danh mục đầu tƣ hiện tại .......................................................................................................................49 2.2.2. Về chiến lƣợc kinh doanh các đơn vị kinh doanh chiến lƣợc (SBU) hiện tại:52 2.2.3. Về tổ chức sản xuất- kinh doanh hiện tại: .......................................................63 2.2.4. Về các quá trình kinh doanh cốt lõi và năng suất (NSLD) hiện tại: ...............67 2.2.5. Về năng lực cạnh tranh hiện tại: .....................................................................69 2.3. Khái quát thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến tái cơ cấu kinh doanh của Công ty trong hiện tại ....................................................................................................................... 74 2.3.1. Các yếu tố môi trƣờng vĩ mô ..........................................................................74 2.3.2. Các yếu tố môi trƣờng ngành ..........................................................................75 2.3.3. Các yếu tố môi trƣờng bên trong doanh nghiệp ..............................................77 2.4. Đánh giá chung cơ cấu kinh doanh hiện tại............................................................... 78 2.4.1. Hiệu suất cơ cấu kinh doanh hiện tại ..............................................................78
  8. vi 2.4.2. Những điểm mạnh, ƣu thế cơ cấu kinh doanh hiện tại ...................................80 2.4.3. Những điểm yếu, hạn chế cơ cấu kinh doanh hiện tại ....................................81 2.4.4. Nguyên nhân các hạn chế của Công ty thời gian tới.......................................82 CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP HÓA CHẤT VIỆT TRÌ ĐẾN NĂM 2025 TẤM NHÌN 2030 .............................................................................................................. 84 3.1. Một số dự báo, tấm nhìn chiến lƣợc, định hƣớng, quan điểm tái cơ cấu kinh doanh của Công ty CP Hóa chất Việt Trì đến năm 2025 tấm nhìn 2030 ................................... 84 3.1.1. Một số dự báo thay đổi môi trƣờng kinh doanh và thị trƣờng Công ty. .........84 3.1.2. Tầm nhìn chiến lƣợc Công ty đến năm 2025 và 2030. ...................................86 3.1.3. Định hƣớng và quan điểm tái cơ cấu kinh doanh Công ty đến năm 2025 tầm nhìn 2030 ...................................................................................................................87 3.1.4. Các tiêu điểm tái cơ cấu kinh doanh của Công ty ...........................................88 3.2. Nhóm giải pháp triển khai các tiêu điểm và lộ trình tái cơ cấu kinh doanh Công ty đến 2025 và 2030................................................................................................................ 90 3.2.1. Phát triển chiều sâu ngành kinh doanh hiện tại và mở ngành kinh doanh mới. ...................................................................................................................................90 3.2.2. Phát triển danh mục đầu tƣ và chiến lƣợc kinh doanh hiện tại và kiến tạo SBU mới.............................................................................................................................92 3.2.3. Nâng cấp công nghệ hiện tại và phát triển công nghệ mới cho thị trƣờng mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới .......................................................................................94 3.2.4. Tái cơ cấu tổ chức Công ty .............................................................................99 3.2.5. Nâng cao chất lƣợng và làm rõ nguồn nhân lực Công ty .................................... 101 3.2.6. Tái cơ cấu các quá trình sản xuất – kinh doanh cốt lõi .................................102 3.2.7. Tái cơ cấu năng lực cốt lõi và năng lực cạnh tranh động của Công ty .........103 3.3. Một số kiến nghị vĩ mô ............................................................................................. 104 3.3.1. Với chính phủ, bộ ngành trung ƣơng ............................................................104 3.3.2. Với ủy ban nhân dân địa phƣơng ..................................................................105 3.3.3. Với hiệp hội doanh nghiệp ............................................................................106 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 107
  9. vii CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT - DN: Doanh nghiệp; - NLCT: Năng lực cạnh tranh; - ĐTCT: Đối thủ cạnh tranh; - ROA: Return on assets; - ROS: Return on Sales; - CIEM: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW; - OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế; - R&D: Research & development; - VCSH: Vốn chủ sở hữu; - SBU: Strategic Business Unit; - CNTT: Công nghệ thông tin; - HĐQT: Hội đồng quản trị; - CP: Cổ phần; - PVFCCo: Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất dầu khí ; - Vinamilk: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam; - DGC: Tập đoàn Hóa chất Đức Giang; - Vitrichem: Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì; - Vinachem: Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
  10. viii ANH MỤC CÁC ẢNG IỂU Bảng 1.1: Chỉ tiêu kinh tế Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) 37 Bảng 1.2: Chỉ tiêu kinh tế Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk 45 Bảng 2.1: Mã nghành kinh doanh 47 Bảng 2.2: Năng lực sản xuất tại Việt Nam 49 Bảng 2.3: Tổng hợp vốnđầu tƣ giai đoạn 2017 – 2019 50 Bảng 2.4: Tổng hợp x t nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2018 51 Bảng 2.5: Tổng hợp nguồn nhân lực Công ty 53 Bảng 2.6: Tình hình tài chính của Công ty CP Hóa chất Việt Trì những năm gần đây 54 Bảng 2.7: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 54 Bảng 2.8: Sản phẩm sản xuất giai đoạn 2017 – 2019 66 Bảng 2.9: Biến động lao động giai đoạn 2017 – 2019 66 Bảng 2.10: Các chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2017 – 2019 66 Bảng 2.11: Đánhgiá năng suất lao động theo sản phẩm tấn/ngƣời 67 Bảng 2.12: Đánh giá năng suất Doanh thu/ngƣời 67 Bảng 2.13: Đánh giá năng suất lao động theo lợi nhuận 67 Bảng 2.14: Đánh giá năng lực sản xuất hóa chất cơ bản tại Miền Bắc 68 Bảng 2.15: Phân tích nhu cầu các sản phẩm hóa chất tại Miền Bắc 69 Bảng 2.16: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Hoá chất Việt Trì giai đoạn 2017–2019 77 Bảng 3.1: Kế hoạch đầu tƣ giai đoạn 2020–2025 86 Bảng 3.2: Nhu cầu vốn giai đoạn 2020–2015 96 Bảng 3.3: Cân đối vốn giai đoạn 2021–2025 91 Bảng 3.4: Đề xuất về vốn chủ sở hữu đến năm 2025 92
  11. ix ANH MỤC CÁC H NH Hình 1.1: Lý do để tái cơ cấu kinh doanh doanh nghiệp 11 Hình 1.2: Mô hình chuỗi giá trị 12 Hình 1.3: Sản lƣợng sản xuất các mặt hàng phân bón, hóa chất năm 2019 38 Hình 1.4: Sản lƣợng kinh doanh các mặt hàng phân bón, hóa chất năm 2019 39 Hình 2.1: Năng lực sản xuất x t 49 Hình 2.2: Tình hình nhập khẩu X t 6 tháng đầu năm 2018 52 Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ sản xuất x t 55 Hình 2.4: Sơ đồ công nghệ sản xuất axit HCl 57 Hình 2.5: Sơ đồ công nghệ sản xuất javen 58 Hình 2.6: Sơ đồ công nghệ hóa lỏng khí clo 59 Hình 2.7: Sơ đồ công nghệ sản xuất PAC 60 Hình 2.8: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì 62 Hình 3.1: Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm xút NaOH tại Việt Nam 82 Hình 3.2: Giá trị nhập khẩu sản phẩm xút NaOH tại Việt Nam 2009-2018 83 Hình 3.3: Công nghệ điện phân điện cực ODC 93 Hình 3.4: Công nghệ điện phân năng lƣợng thấp cho EDC sản xuất NaOH 32% 94 Hình 3.5: Công nghệ sản xuất chất khử tr ng 96 Hình 3.6: Sơ đồ tổ chức sau khi tái cơ cấu tổ chức 98
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài của luận văn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam với mong muốn phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh tốt trên thị trƣờng đều có ý định tái cơ cấu kinh doanh. Có thể nói, tái cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp hiện đang là cấp bách nhất. Thể hiện cụ thể là: Quá trình tái cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp có thể đƣợc áp dụng cho nhiều đơn vị, nhiều doanh nghiệp khác nhau. Việc này không giới hạn ở những doanh nghiệp đang gặp khó khăn, có thể đang gặp nguy cơ phá sản, mà những doanh nghiệp, Công ty đang phát triển cũng có thể thực hiện. Nhìn chung thì mục tiêu của tái cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp chính là để nâng cao năng suất, hiệu suất kinh doanh, tìm cách phát triển và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trƣờng. Từ đó có thể giúp cho doanh nghiệp đã tiến hành tái cơ cấu có thể phát triển, tồn tại và tìm đƣợc chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng hiện nay. Theo đó, tái cơ cấu kinh doanh là việc xem xét và cơ cấu lại một phần, một số phần hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị nào đó, mà thƣờng là một Công ty. Ngoài việc tổ chức cho một Công ty về các mảng chức năng (nhƣ là sản xuất, kế toán, tiếp thị, v.v...) và xem xét các nhiệm vụ mà mỗi chức năng thực hiện, theo lý thuyết tái cơ cấu, chúng ta còn phải chú ý tới các quy trình hoàn thiện từ khâu tìm kiếm các nguyên liệu, cho tới các khâu sản xuất, tiếp thị và phân phối. Công ty cần đƣợc tái cơ cấu qua một loạt các quy trình. Đứng trƣớc xu thế biến động không ngừng của nền kinh tế, nhằm bảo đảm Tập đoàn Vinachem nói chung và Vitrichem nói riêng có cơ cấu hợp lý; nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của Tập đoàn. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá phức tạp đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hóa chất. Và
  13. 2 câu hỏi đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp ở đây là tái cơ cấu kinh doanh nhƣ thế nào và bắt đầu từ đâu nếu không có định hƣớng và giải pháp cụ thể rõ ràng? Từ đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Tái cơ cấu kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu về tái cơ cấu kinh doanh có thể kể đến là Lester R. Brown (2001) đề cập đến công cụ tái cơ cấu kinh doanh, Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD (2002) tái cơ cấu kinh doanh ngành công nghiệp toàn cầu, Paul Krugman (2008) đƣa ra tổng hợp về tái cơ cấu kinh doanh sau các cuộc khủng hoảng từ trƣớc đến nay, Andrew Figura và William Wascher (2008) đề cập đến dấu hiệu sớm từ thế kỷ XXI về nguyên nhân và kết quả tái cơ cấu kinh doanh. Robert Wade (2010) đánh giá thay đổi chính sách công nghiệp của các quốc gia thu nhập thấp sau khủng hoảng, Sonali Mehta-Rao và Senior Honors Thesis (2010) phân tích ngành nghề theo chƣơng trình tái cơ cấu kinh doanh của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Michel Leonard (2010) khẳng định lại tính cấp thiết của việc tái cơ cấu nền kinh tế thế giới thời kỳ sau khủng hoảng. Bên cạnh đó còn nhiều công trình nghiên cứu về quá trình tái cơ cấu nền kinh tế ở một hoặc một vài quốc gia nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Đức, Anh… Một số tác phẩm có nội dung liên quan gần đây gồm: Cuốn The Heart of Economic Reform: China's Banking Reform and State Enterprise (Trọng tâm của đổi mới kinh tế ở Trung Quốc: Tái cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp nhà nƣớc và đổi mới hệ thống ngân hàng) của Donald D.Tong [25]. Xuất phát từ tầm quan trọng của hệ thống doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng trong quá trình phát triển kinh tế Trung Quốc, tác giải đi sâu mô tả cơ cấu và phân tích các khía cạnh của hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nƣớc ở Trung Quốc. Trong tác phẩm, tác giả làm rõ mối liên hệ mật thiết giữa hệ thống tài chính ngân hàng và hệ thống doanh nghiệp, cũng nhƣ vai trò, tầm quan trọng của hai nhân
  14. 3 tố này đối với phát triển kinh tế. Qua đó chỉ ra và nhấn mạnh rằng "muốn tái cơ cấu kinh doanh thành công hệ thống ngân hàng và hệ thống doanh nghiệp, nhà nƣớc nhất quyết phải thực hiện đồng thời và liên hệ chặt chẽ hai nhân tố này với nhau" [25, tr.7]. Đây là gợi ý quan trọng nhằm tạo tính đồng bộ cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt Nam. Cuốn Restructuring the French Economy: Government and the Rise of Market competition since world war II (Tái cơ cấu kinh doanh kinh tế Pháp: Nhà nƣớc và sự phát triển thị trƣờng cạnh tranh từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II) của Williams James Adams [26]. Trong tác phẩm, tác giả đề cập đến mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và sự biến đổi tái cơ cấu kinh doanh. Tác giả đề cập đến giải thích của Simon Kuznet về sự đồng hành và phối hợp của tăng trƣởng và biến đổi tái cơ cấu kinh doanh: Tái cơ cấu kinh doanh phụ thuộc vào quá trình công nghệ. Quá trình công nghệ lại đòi hỏi cơ cấu kinh doanh phải biến đổi. Những trở ngại trong thay đổi tái cơ cấu kinh doanh sẽ cản trở tăng trƣởng kinh tế. Cơ cấu kinh doanh thay đổi không phải do những giới hạn của tăng trƣởng kinh tế. Nó thay đổi do thị hiếu của khách hàng, do công nghệ sản xuất, do những điều kiện cạnh tranh quốc gia mà không phụ thuộc vào tỷ lệ tăng trƣởng [26, tr.1]. 2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Tái cơ cấu kinh doanh mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lƣợng doanh nghiệp, chính vì vậy mà đã có rất nhiều luận văn thạc sĩ lựa chọn đề tài này. Các doanh nghiệp tái cơ cấu kinh doanh nhằm làm tinh gọn các hoạt động, các bộ phận, các bƣớc phối hợp hoạt động, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Nguyên nhân dẫn đến quá trình tái cơ cấu bao gồm: (i) quản trị yếu kém; (ii) cơ hội chiến lƣợc xuất hiện; (iii) kinh doanh không hiệu quả; (iv) gia tăng cạnh tranh; (v) kinh tế vĩ mô bất ổn; (vi) thay đổi về công nghệ, chính sách thuế và pháp luật. Hoàng Văn Hoan [9] cho rằng, tái cơ cấu doanh nghiệp xuất phát từ các áp lực bên trong nhƣ: để phù hợp với quy mô tăng trƣởng, phát triển của doanh nghiệp theo yêu cầu phân công chuyên môn hóa sâu hơn hoặc để kịp thời ngăn chặn đà suy thoái
  15. 4 của doanh nghiệp đang bên bờ vực phá sản; và các áp lực bên ngoài nhƣ: chính sách cổ phần hóa, chủ trƣơng hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập AFTA, WTO. Tái cơ cấu kinh doanh có thể đƣợc đề cập đến toàn bộ các mảng hoạt động của doanh nghiệp. Việc thay đổi, điều chỉnh, sắp xếp các hoạt động trong doanh nghiệp nhằm hƣớng tới hiệu quả cao hơn,và nội dung tái cơ cấu đề cập đến việc tái cơ cấu quá trình kinh doanh; tái cơ cấu tổ chức; tái cơ cấu tài chính; và các hoạt động khác. Lê Đăng Minh [12]. Vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng đều phải thích nghi và trải qua quá trình tái cơ cấu kinh doanh để tồn tại và nâng cao sức cạnh tranh. Sức ép tái cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đƣợc đẩy lên cao hơn trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng. Mặt khác, yếu tố dẫn dắt quá trình tái cơ cấu kinh doanh cũng là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu, cụ thể là các lãnh đạo doanh nghiệp. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Đề xuất giải pháp khoa học góp phần tái cơ cấu kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về cơ cấu kinh doanh, tái cơ cấu trong doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng cơ cấu kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì giai đoạn 2017 - 2019, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, và những mặt còn hạn chế cùng với các nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần tái cơ cấu kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì.
  16. 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến tái cơ cấu kinh doanh, tái cơ cấu kinh doanh tại các doanh nghiệp hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu trong giai đoạn từ 2017 đến 2019. - Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì. - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích đánh giá hiện trạng các nội dung cơ bản về tái cơ cấu kinh doanh của Công ty cổ phần Hóa chất Việt Trì, một số kinh nghiệm của DN trong nƣớc và đƣa ra một số phƣơng án và giải pháp cho Công ty cổ phần Hóa chất Việt Trì. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập tài liệu Là thông tin thứ cấp, đƣợc thu thập từ: - Các thông tin có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu bao gồm: quan sát các hành vi của khách hàng, của đối thủ cạnh tranh và nhân viên trong Công ty; - Các báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty CP Hóa chất Việt Trì, các nguồn lực kinh doanh của Công ty giai đoạn 2017-2019. - Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhƣ các báo cáo khoa học, tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học... Các tài liệu đƣợc kế thừa, phân tích và tổng hợp có chọn lọc. 5.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu 5.2.1. Phương pháp xử lý số liệu  Phương pháp tổng hợp tài liệu
  17. 6 D ng phƣơng pháp biểu đồ, phƣơng pháp phân tổ thống kê để tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức nghiên cứu.  Công cụ xử lý tài liệu Sau khi thu thập đầy đủ tài liệu, cần tiến hành phân loại, sắp xếp lại tài liệu một cách hợp lý theo trình tự thời gian, không gian và đối tƣợng nghiên cứu. Xử lý tài liệu bằng các phần mềm nhƣ Excel 2013. 5.2.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu  Phương pháp thống kê mô tả Từ những tài liệu, số liệu thu thập đƣợc sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích, xây dựng hệ thống bảng biểu số liệu, biểu đồ, sau đó tiến hành phân tích đến các vấn đề nghiên cứu để làm cơ sở đánh giá, kết luận, xây dựng các giải pháp cho phù hợp.  Phương pháp thống kê so sánh Từ những kết quả thu thập đƣợc, các chỉ tiêu tính toán đƣợc tiến hành so sánh các yếu tố liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm. Tiến hành so sánh theo các đối tƣợng, các loại hình kinh doanh để đánh giá mức độ phát triển của Công ty, lựa chọn ra các nguyên nhân và đề xuất xây dựng các giải pháp phù hợp.  Phương pháp phân tổ thống kê Căn cứ vào kết quả điều tra, thu thập đƣợc sẽ tiến hành tính toán, đánh giá theo các tiêu chí cụ thể liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá theo các tiêu chí để làm cơ sở đánh giá, đƣa ra giải pháp phù hợp với từng nhóm khách hàng, từng nhóm đối tƣợng. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn bao gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Một số cơ sở lý luận về tái cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp.
  18. 7 Chƣơng 2. Thực trạng cơ cấu kinh doanh và sự cần thiết khách quan của tái cơ cấu kinh doanh Công ty. Chƣơng 3. Định hƣớng, quan điểm và giải pháp tái cơ cấu kinh doanh của Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì giai đoạn đến 2025 tầm nhìn 2030.
  19. 8 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CƠ CẤU KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. Hoạt động của doanh nghiệp luôn chịu sự tác động của các yếu tố môi trƣờng kinh doanh. Căn cứ vào mục tiêu, chiến lƣợc của doanh nghiệp, các nhà quản trị cấp cao thƣờng đƣa ra những quyết định về tổ chức nhằm tạo ra một cơ cấu tổ chức, linh hoạt để ứng phó với sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh. Do vậy, việc nghiên cứu các vấn đề tái cơ cấu kinh doanh là một nhiệm vụ cần thiết để nhà quản trị lựa chọn và xây dựng một cơ cấu kinh doanh phù hợp với tình hình tế sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. 1.1. Một số khái niệm và lý luận cơ sở 1.1.1. Tái cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm về tái cơ cấu kinh doanh Phạm vi của tái cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp rất rộng, đƣợc đề cập tới trên cả ba góc độ là thể chế, thiết chế và định chế. Về thể chế, hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm định ra một trật tự mới thông qua các luật, văn bản dƣới luật để thực hiện quyền lực của Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp. Về thiết chế, đây là các quy định nội bộ, quy định các mối quan hệ “dọc ngang”, “trên dƣới” của các bộ phận cấu thành doanh nghiệp và đƣợc thể hiện thông qua hệ thống điều lệ, quy chế, quy định, nội quy cũng nhƣ hệ thống quy trình, quy phạm kỹ thuật chuyên ngành khác. Về định chế, đƣợc hiểu là các thành phần, bộ phận nhƣ là các Tổng Công ty, Công ty trong Tập đoàn hay các doanh nghiệp trong một Tổng Công ty, Tập đoàn. Về khía cạnh định chế, việc tái cơ cấu doanh nghiệp đƣợc thể hiện qua việc tách, nhập,thành lập mới, xóa bỏ các bộ phận, các doanh nghiệp con, các lĩnh vực kinh doanh nhằm hƣớng tới sự phù hợp và hiệu quả cao hơn.Có thể hiểu tổng quát tái cơ cấu doanh nghiệp là tổng hợp toàn bộ sự thay đổi cả về thể chế, thiết chế và định chế để quản lý doanh nghiệp theo một trật tự pháp luật chặt chẽ hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn. Trong bài viết này, tác giả mong muốn làm rõ hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp từ góc độ định chế, và xem xét trong mối quan hệ với thiết chế và thể chế nếu có.
  20. 9 Nhƣ trên đã nêu, thuật ngữ “tái cơ cấu doanh nghiệp” hiện nay đƣợc nhắc đến rất nhiều nhƣ một điều kì diệu giúp doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn. Tuy nhiên, hiểu thế nào là tái cơ cấu doanh nghiệp thì lại là một vấn đề đang đƣợc bàn luận khá nhiều. Quan điểm thứ nhất: Tái cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp gắn với sự thay đổi của chiến lƣợc kinh doanh. Quan điểm này cho rằng, tái cơ cấu là việc áp dụng vào điều chỉnh hƣớng chiến lƣợc cũng nhƣ tầm nhìn chiến lƣợc của doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến việc phải thay đổi cách thức quản lý tài chính và nguồn nhân lực cho thích hợp. Nhiệm vụ của tái cơ cấu doanh nghiệp là tái cơ cấu chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp, xác định lại mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp xác định các định hƣớng về lĩnh vực sản phẩm, thị trƣờng và khách hàng trong bối cảnh mới.Điều này giúp cho doanh nghiệp định hƣớng tốt về thị trƣờng-sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Sở dĩ phải điều chỉnh hƣớng chiến lƣợc kinh doanh là do sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh. Các doanh nghiệp nhận thấy việc tiếp tục áp dụng chiến lƣợc kinh doanh hiện tại không làm tăng hiệu quả kinh doanh, chiến lƣợc hiện tại tỏ ra không còn thích hợp trong điều kiện mới của thị trƣờng và môi trƣờng. Quan điểm thứ hai: Tái cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp tiếp cận theo hƣớng cắt giảm chi phí, thích hợp trong trƣờng hợp kinh tế suy thoái, khủng hoảng. Charles Hill và Gareth Jones (1998) cho rằng tái cơ cấu là quá trình cắt giảm lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích của tái cơ cấu doanh nghiệp theo quan điểm này là cắt giảm tới mức tối đa có thể nhằm đạt đƣợc sự “cải thiện vận hành” ở một mảng nào đó trong doanh nghiệp, hay chí ít là để doanh nghiệp có thể tồn tại đƣợc qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Điều này thể hiện trong các trƣờng hợp sau: - Quyết định cắt giảm chi phí khi phát hiện chi phí ở một khâu nào đó phát sinh quá lớn, vƣợt ra khỏi sự kiểm soát của doanh nghiệp;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2