Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang
lượt xem 5
download
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như tồn tại hạn chế để đề xuất giải pháp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN NGUYỄN THỊ NGỌC MAI THU NHẬP TỪ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KIM CHUNG Long An, năm 2020
- iii NỘI DUNG TÓM TẮT Thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua đã có những kết quả tích cực. Agribank với tiềm lực và những nền tảng sẵn có đã có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng, phát triển dịch vụ phi tín dụng với kết quả thu nhập luôn tăng trưởng. Tuy nhiên, hoạt động dịch vụ phi tín dụng vẫn còn chiếm tỷ trọng rất thấp, chưa mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng, cần tăng cường phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, là chi nhánh của Agribank Việt Nam, Agribank Huyện Châu Thành -Tiền Giang cần có những giải pháp nhằm đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả dịch vụ phi tín dụng để tăng nguồn thu từ hoạt động này trong tổng nguồn thu nhập , giúp ngân hàng mình phát triển ổn định, gia tăng nguồn thu ít rủi ro. Vì vậy, cần phải có những đề tài nghiên cứu để giải quyết vấn đề trên. Luận văn đã đạt được những mục tiêu đề ra: (i) hệ thống hóa cơ sở lý thuyết có liên quan đến dịch vụ phi tín dụng và thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng, các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng, các tiêu chí đánh giá sự phát triển của dịch vụ phi tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu này, (ii) từ những cơ sở lý thuyết trên, bằng cách sử dụng phương pháp thống kê, khảo sát và tổng hợp, tác giả phân tích thực trạng về thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng và yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tại Agribank chi nhánh Huyện Châu Thành Tiền Giang giai đoạn 2017- 2019 một cách khách quan, trung thực từ đó rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó, (iii) đề ra một số giải pháp tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng góp phần phát triển thu nhập tại Agribank Huyện Châu Thành Tiền Giang. Từ đó giúp nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng tại chi nhánh phát triển và hoàn thiện hơn nữa về qui mô cũng như chất lượng cung cấp dịch vụ. Luận văn là tài liệu tham khảo cho các đối tượng quan tâm, đặc biệt các nhà quản lý của Agribank Huyện Châu Thành Tiền Giang nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế.
- iv ABSTRACT Income from non-credit services at Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, branch Chau Thanh district, Tien Giang province in the past time has had positive results. Agribank, with its existing potentials and foundations, has made great efforts in expanding and developing non-credit services with always- growing income. However, non-credit service activities still account for a very low proportion, have not brought a significant source of income for the bank, it is necessary to strengthen the development of new, diversified, quality products and services. customer's request. Therefore, as a branch of Agribank Vietnam, Agribank Chau Thanh District - Tien Giang needs solutions to diversify and improve the efficiency of non-credit services to increase income from this activity in total income. , help our bank develop stably, increase revenue with less risk. Therefore, it is necessary to have research topics to solve the above problem. The thesis has achieved the set objectives: (i) systematize the theoretical basis related to non-credit services and income from non-credit services, non-credit products and services, criteria for assessing the development of non-credit services and the factors affecting this revenue, (ii) from the above theoretical bases, using statistical, surveying and aggregating methods, The author analyzes the current situation of income from non-credit services and the factors affecting income from non-credit services at Agribank Chau Thanh district Tien Giang branch in the period of 2017-2019 in an objective and honest manner. From there, draw out the results achieved and the shortcomings that exist as well as the causes of those limitations, (iii) propose a number of solutions to affect factors affecting income from non-services. credit contributes to income development at Agribank Chau Thanh Tien Giang District. Since then, the revenue from non-credit services at the branch will develop and further improve in terms of the scale and quality of service delivery. Thesis is the reference for interested subjects, especially the managers of Agribank Chau Thanh District, Tien Giang to research and apply in practice.
- v MỤC LỤC NỘI DUNG TÓM TẮT ................................................................................................iii ABSTRACT................................................................................................................... iv MỤC LỤC ...................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..............................................................................viii DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ .......................................................................... x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. xi PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung............................................................................................. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2 3. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................2 4.1. Phạm vi về không gian địa điểm ................................................................... 2 4.2. Phạm vi về thời gian ..................................................................................... 2 6. Những đóng góp mới của luận văn.................................................................2 6.1. Đóng góp về mặt khoa học ........................................................................... 2 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ............................................................................ 3 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước .................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI ....................................... 6 1.1. Tổng quan về dịch vụ phi tín dụng của NHTM .........................................6 1.1.1. Khái niệm về dịch vụ phi tín dụng ............................................................. 6 1.1.2. Đặc điểm dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại........................... 6 1.1.3. Các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại .................... 9 1.1.4. Vai trò của dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại ...................... 12 1.2. Thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng và yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại ............................................13 1.2.1.Thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng .............................................................. 14
- vi 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tại NHTM:........... 14 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại ................................................................................................15 1.3. Bài học kinh nghiệm nâng cao thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nước...................................................................20 1.3.1 Ngân hàng Vietinbank đầu tư vào kỹ thuật công nghệ .............................. 20 1.3.2. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng mạnh tại Vietcombank ......... 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 22 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ THU NHẬP TỪ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN GIANG ................... 23 2.1. Giới thiệu về Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Huyện Châu Thành Tiền Giang............................................23 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................... 23 2.1.2. Cơ cấu tổ chức......................................................................................... 25 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017 đến 2019 ....................................................................................................... 25 2.2. Thực trạng về thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang .................................................................................................29 2.2.1. Tình hình thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tại Agribank chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017 đến 2019. ........................................ 30 2.2.2.Phân tích về thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017 đến 2019 ........................................................................................ 31 2.2.3. Khảo sát lãnh đạo, nhân viên ngân hàng và khách hàng về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tại Agribank Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang ............................................................................................................ 42
- vii 2.2.4. Đánh giá về kết quả, hạn chế và yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang qua kết quả khảo sát .......................... 52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 59 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP TỪ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN GIANG......... 60 3.1. Định hướng phát triển ................................................................................60 3.1.1. Định hướng phát triển thương hiệu và dịch vụ của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam .......................................................... 60 3.1.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Huyện Châu Thành TG ..................... 61 3.2.1.Mở rộng và phát triển danh mục sản phẩm dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng ...................................................................................................................... 63 3.2.2.Nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng: ........................ 64 3.2.3. Hoàn thiện các kênh phân phối dịch vụ, tăng khả năng tiếp cận khách hàng .............................................................................................................................. 67 3.2.4. Tăng cường hoạt động marketing và chăm sóc khách hàng ...................... 67 3.2.5.Nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn của nhân viên ngân hàng ...................................................................................................................... 69 3.3. Một số kiến nghị đối với Agribank chi nhánh Tỉnh Tiền Giang:...........71 3.3.1. Hoàn thiện chiến lược phát triển dịch vụ phi tín dụng .............................. 71 3.3.2. Phát triển mạng lưới hoạt động hợp lý ..................................................... 71 3.3.3. Nâng cao quyền tự chủ cho các chi nhánh trong việc phát triển dịch vụ phi tín dụng: ................................................................................................................ 71 3.3.4. Hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo, phát triển và phân phối nguồn nhân lực trong toàn tỉnh ......................................................................................... 72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 73 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................. 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 75 PHỤ LỤC........................................................................................................................ I
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU BẢNG BIỂU TÊN BẢNG BIỂU TRANG Bảng tóm tắt các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thu nhập Bảng 1.1 23 từ DV phi tín dụng Bảng 2.1 Trình độ của nhân viên 33 Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bảng 2.2 36-38 Châu Thành –TG từ 2017-2019 Cơ cấu thu phí DV phi tín dụng trong tổng thu nhập của Bảng 2.3 40 Agribank Châu Thành-TG từ 2017-2019 Phí DV và tỷ trọng thu nhập của từng loại DV phi tín Bảng 2.4 41-42 dụng tại Agribank Châu Thành-TG từ 2017-2019 Thu nhập thanh toán chuyển tiền trong nước tại Agribank Bảng 2.5 43 Châu Thành-TG từ 2017-2019 Doanh số và thu nhập DV chi trả kiều hối tại Agribank Bảng 2.6 44 Châu Thành-TG từ 2017-2019 Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ tại Agribank Châu Bảng 2.7 45 Thành-TG từ 2017-2019 Doanh số và thu nhập DV thẻ tại Agribank Châu Thành- Bảng 2.8 46 TG từ 2017-2019 Doanh số và thu nhập DV ngân quỹ tại Agribank Châu Bảng 2.9 48 Thành-TG từ 2017-2019 Doanh số và thu nhập DV ngân hàng hiện đại tại Bảng 2.10 49 Agribank Châu Thành-TG từ 2017-2019 Doanh số và hoa hồng bảo hiểm ABIC tại Agribank Châu Bảng 2.11 50 Thành-TG từ 2017-2019 Bảng 2.12 Kết quả khảo sát KH khi sử dụng sản phẩm chuyển tiền 54 Bảng 2.13 Kết quả khảo sát KH khi sử dụng sản phẩm thẻ 55-56 Kết quả khảo sát KH khi sử dụng sản phẩm ngân hàng Bảng 2.14 57 điện tử
- ix Kết quả khảo sát KH khi sử dụng sản phẩm nhận tiền kiều Bảng 2.15 58-59 hối Bảng 2.16 Tổng hợp kết quả khảo sát KH trên 4 SPDV tiêu biểu 60 Kết quả khảo lãnh đạo và nhân viên ngân hàng sử dụng Bảng 2.17 60 SPDV của chi nhánh Tổng hợp kết quả khảo sát nhân viên ngân hàng về Bảng 2.18 61 SPDV phi tín dụng của chi nhánh
- x DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ TÊN ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ TRANG Cơ cấu tổ chức của Agribank Huyện Châu Sơ đồ 2.1 33 Thành tỉnh Tiền Giang Cơ cấu thu phí DV PTD trong tổng thu nhập Biểu đồ 2.1 41 của Agribank Châu Thành –TG từ 2017-019 Tỉ lệ khách hàng tham gia khảo sát có sử dụng Biểu đồ 2.2 53 SPDV ở các NH khác
- xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 DV Dịch vụ 3 KH Khách hàng 4 NH Ngân hàng 5 NHNN Ngân hàng Nhà Nước 6 NHTM Ngân hàng thương mại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển 7 Agribank Châu Thành Nông Thôn Việt Nam – Chi nhánh Châu Tiền Giang Thành Tiền Giang Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển 8 Agribank Tiền Giang Nông Thôn Việt Nam– Chi nhánh Tiền Giang 9 Hệ thống chuyển nhận tiền kiều hối của ARS ngân hàng nông nghiệp 10 ATM Máy rút tiền tự động
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế buộc các ngân hàng thương mại( NHTM) Việt Nam phải đương đầu với sức ép cạnh tranh quốc tế cũng như sự thâm nhập và từng bước mở rộng thị phần của các NHTM nước ngoài, với ưu thế mạnh hơn về năng lực tài chính, công nghệ hiện đại, chủng loại và chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp trong kinh doanh thì sự cạnh tranh trong nền kinh tế diễn ra gay gắt hơn, môi trường cạnh tranh giữa các NH ngày càng khốc liệt hơn. Các NHTM buộc phải cải cách toàn diện và sâu sắc hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam hầu hết tập trung chủ yếu vào nguồn thu từ dịch vụ tín dụng – một dịch vụ mang tính rủi ro cao, trong khi đó việc chênh lệch lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra của đơn vị hiện nay ngày càng thu hẹp làm cho thu nhập từ dịch vụ này giảm xuống. Dịch vụ phi tín dụng được xếp vào lĩnh vực kinh doanh tương đối an toàn, ít rủi ro hơn so với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Vì vậy các NHTM đều hy vọng nâng cao tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ phi tín dụng trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng thấp và bị kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, khó khăn của nền kinh tế trong nước đã làm ảnh hưởng đến doanh thu từ hoạt động dịch vụ của các ngân hàng thương mại nói chung và của cả Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Agribank) Việt Nam nói riêng, thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng chiếm tỷ trọng rất thấp cộng thêm vào đó sự cạnh tranh trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng giữa Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông ThônViệt Nam với các ngân hàng thương mại khác ngày càng gay gắt, vì vậy là chi nhánh của Agribank Việt Nam, Agribank Huyện Châu Thành -Tiền Giang cần có những giải pháp nhằm đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả dịch vụ phi tín dụng để tăng nguồn thu từ hoạt động này trong tổng nguồn thu nhập, giúp ngân hàng mình phát triển ổn định, gia tăng nguồn thu ít rủi ro. Nhận thức được tầm quan trọng đó và xuất phát từ yêu cầu thực tế nơi chi nhánh mình đang làm, tác giả đi đến nghiên cứu đề tài : “Thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang” làm luận văn Thạc sĩ kinh tế.
- 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như tồn tại hạn chế để đề xuất giải pháp. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích, đánh giá thực trạng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng hiện tại của ngân hàng sở tại để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến sự phát triển của hoạt động này tại ngân hàng, từ đó đưa ra kết quả, những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế đó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tại Agribank chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang. 3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi về không gian địa điểm Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang. 4.2. Phạm vi về thời gian Số liệu trong bài nghiên cứu được thu thập, xử lý trong giai đoạn 2017-2019. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của Agribank chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang như thế nào? - Giải pháp gì nhằm nâng cao thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng tại Agribank chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang? 6. Những đóng góp mới của luận văn 6.1. Đóng góp về mặt khoa học Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận văn tác giả tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại trong giai
- 3 đoạn hiện nay, vai trò của nó đối với hoạt động của ngân hàng thương mại, các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng trong các ngân hàng thương mại. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Với những kết quả mà luận văn nghiên cứu được, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến nội dung đề tài. 7. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp định tính cụ thể bao gồm : phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh theo chuỗi thời gian phải khảo sát để phân tích thực trạng dịch vụ phi tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang. 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước Trong thời gian qua, có nhiều công trình khoa học, nhiều bài báo nghiên cứu về dịch vụ phi tín dụng và yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng. Một số công trình nghiên cứu tại Việt Nam có thể kể đến như: Bài viết Vai trò phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 6 (16) –Tháng 9-10/2012 của tác giả Đào Lê Kiều Oanh và Phạm Anh Thủy) đã nêu khái quát về sự cần thiết về phát triển và vai trò phát triển của dịch vụ phi tín dụng tại các NHTM đồng thời đưa ra các giải pháp để NHTM có thể đa dạng hóa được các dịch vụ giữ vững thị phần và đạt kết quả cao trong kinh doanh. Bài viết nghiên cứu về “Để phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại” ngày 18/09/2015 của tác giả Phan Thị Linh và Nguyễn Thị Phương Lan- Kinh tế và dự báo. Nghiên cứu cho thấy vai trò của dịch vụ phi tín dụng, những khó khăn khi phát triển dịch vụ này và cuối cùng là đưa ra giải pháp để phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Bài viết Kinh nghiệm tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng trong khu vực và bài học đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày 18/04/2015 của tác giả Hồ Tuấn Vũ- kketoan.duytan.edu.vn. Tác giả đã đưa ra bài học kinh nghiệm từ các nước trong khu vực từ việc tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng và giải pháp cho Việt Nam.
- 4 Luận án tiến sĩ của Phan Thị Linh, Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHTM Nhà nước Việt Nam, 2017. Luận án đã hệ thống hóa tương đối đầy đủ, toàn diện những vấn đề lý luận về dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại, nêu lên thực trạng phát triển một số dịch vụ phi tín dụng điển hình của Agribank từ đó đưa ra các nhóm giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng này. Bài viết của ThS.Nguyễn Thị Thu Thủy, Thực trạng và giải pháp Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng cổ phần ở Việt Nam, tapchicongthuong.vn, cập nhật 18/5/2017. Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng cổ phần ở Việt Nam. Bài viết của Giảng viên Nguyễn Thị Nguyệt Loan, Giải pháp Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại, bài viết cập nhật 12/4/2018. Bài viết nêu ra những hạn chế thiếu sót từ dịch vụ phi tín dụng mà các NHTM đang cung cấp, từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Bài viết của TS Đỗ Quang Trị, Xu hướng tăng qui mô và tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam, 11/09/2019. Bài viết nghiên cứu và phân tích số liệu trong Báo cáo tài chính hết quý III/2018 được công bố của các NHTM cổ phần, từ đó nêu lên xu hướng tích cực, khả quan trong việc phát triển các dịch vụ tiện ích và hiện đại giúp tăng thu nhập và đảm bảo các NHTM phát triển bền vững. Tóm lại, các nghiên cứu trên đã đưa ra được những chỉ tiêu đo lường và kết quả đạt được từ phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các NHTM góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời cũng nêu lên các nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng. Trong luận văn tác giả kế thừa các nghiên cứu trước về cơ sở lý luận hoạt động dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại, sự cần thiết và vai trò của dịch vụ phi tín dụng, yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ phi tín dụng để tìm ra giải pháp thích hợp cho Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang. Đề tài của tác giả có sự khác biệt về không gian và thời gian so với các luận văn trên. 9. Kết cấu luận văn
- 5 Ngoài phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các sơ đồ, hình vẽ nội dung chính của nghiên cứu, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về Ngân hàng thương mại và dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng về thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang. Chương 3: Giải pháp nâng cao thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang.
- 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI 1.1. Tổng quan về dịch vụ phi tín dụng của NHTM 1.1.1. Khái niệm về dịch vụ phi tín dụng Hiện nay chưa có định nghĩa trực tiếp dịch vụ phi TD của NHTM là gì, tuy nhiên ta có thể định nghĩa dịch vụ phi TD thông qua dịch vụ TD. Từ điển thuật ngữ NH của Nhà xuất bản giáo dục Barron, xuất bản lần thứ 5 của Thomas P.Fitch định nghĩa về dịch vụ phi TD như sau: dịch vụ phi TD là các dịch vụ NH dựa trên lệ phí không liên quan đến việc mở rộng TD mà NH cung cấp cho các NH đại lý hoặc KH doanh nghiệp. Thu nhập từ dịch vụ phi TD có thể là một nguồn thu đáng kể cho các NH và các tổ chức tài chính. Trong hoạt động dịch vụ truyền thống của NHTM thì dịch vụ phi TD với hoạt động thanh toán là hoạt động tiêu biểu nhất mà trong đó cụ thể là thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không bằng tiền mặt. Theo Đào Lê Kiều Oanh và Phạm Anh Thủy (2012), nghiên cứu về vai trò phát triển dịch vụ phi TD tại các NHTM Việt Nam thì định nghĩa dịch vụ phi TD như sau:“Dịch vụ phi TD là bất cứ dịch vụ hoặc sản phẩm nào cung cấp bởi NH hoặc các tổ chức tài chính mà không phải là những dịch vụ TD. Dịch vụ phi TD là dịch vụ được NH cung cấp tới KH đáp ứng nhu cầu về tài chính, tiền tệ của KH nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp đem lại cho NH một khoản thu nhập nhất định, không bao gồm dịch vụ”. Từ các định nghĩa trên, tác giả có thể khái quát và đưa ra khái niệm dịch vụ phi TD như sau: Dịch vụ phi TD là dịch vụ được NH cung cấp tới KH để đáp ứng nhu cầu về tài chính, tiền tệ của KH nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp đem lại cho NH một khoản thu nhập thông qua việc thu phí, hoa hồng dịch vụ trong đó không bao gồm dịch vụ tín dụng. (Nguyễn Đăng Dờn, 2014) 1.1.2. Đặc điểm dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại. Dịch vụ phi tín dụng cũng là một lọai dịch vụ ngân hàng nên nó mang đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ ngân hàng, đó là:
- 7 Quá trình cung ứng dịch vụ ngân hàng và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời Quá trình cung cấp và tiêu dùng dịch vụ NH được diễn ra đồng thời, đặc biệt có sự tham gia trực tiếp của khách hàng vào quá trình cung ứng dịch vụ. Đồng thời mỗi dịch vụ lại tuân theo một quy trình nhất định không thể chia cắt được thành các loại dịch vụ khác nhau như quy trình thẩm định, quy trình cho vay…Điều này làm cho dịch vụ NH không có dịch vụ dở dang, dịch vụ lưu kho mà được cung cấp trực tiếp cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu. Do đó, các NH thường tạo dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng và các NH khác bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng phát triển hoạt động chăm sóc khách hàng trong đội ngũ nhân viên NH và hiện đại hóa hệ thống cung ứng tạo tính đặc biệt của hoạt động dịch vụ này. *Tính không ổn định và khó xác định Chất lượng dịch vụ mang tính không đồng nhất. Dịch vụ gắn chặt với người cung cấp dịch vụ. Chất lượng phụ thuộc chặt chẽ vào người thực hiện dịch vụ (trình độ, kỹ năng…). Hơn nữa đối với cùng một cá nhân cung ứng dịch vụ thì chất lượng dịch vụ đôi khi cũng thay đổi theo thời gian. *Tính không lưu giữ được Các DVNH của NHTM mang tính vô hình, do vậy cũng không thể lưu kho được. Trong khi đó nhu cầu dịch vụ thường giao động lớn có thời điểm nhu cầu tăng đột biến, song các NH cũng không thể sản xuất sẵn rồi đem cất trữ. Ví dụ, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền tại thời điểm cuối năm là rất lớn nhưng các NH phải tăng cường phương tiện cũng như nguồn nhân lực để đảm bảo thực hiện các giao dịch hiệu quả nhất. Chính vì vậy chi phí dịch vụ NH tương đối cao. *Dịch vụ mang tính vô hình Đây chính là đặc điểm chính để phân biệt DV ngân hàng với các dịch vụ của các ngành sản xuất vật chất khác trong nền kinh tế quốc dân. DV ngân hàng không thể nhìn thấy được, cảm nhận được, nghe được trước khi mua chúng như bất cứ dịch vụ vẫn được cung cấp. Khách hàng khi đến với NH không thể biết chắc chắn số tiền của mình có được an toàn hay không? Số tiền thanh toán cho khách hàng có đúng hẹn hay không? Do vậy, để khắc phục đặc điểm này thì trong kinh doanh NH phải dựa trên cơ sở lòng tin. Hoạt động của NH phải hướng vào việc cũng cố và tạo
- 8 ra lòng tin đối với khách hàng khi sử dụng dịch vụ đối với khách hàng bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng, tăng tính hữu hình của dịch vụ, quảng cáo tăng hình ảnh của NH, uy tín, tạo điều kiện để khách hàng tham gia vào hoạt động tuyên truyền cho NH. Bên cạnh các đặc điểm trên, dịch vị PTD còn mang một số đặc điểm riêng như: *Thứ nhất: Ngoài phải đầu tư nguồn vốn ban đầu để trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng và đầu tư nguồn nhân lực. Khi thực hiện giao dịch về dịch vụ phi tín dụng, các NHTM không phải sử dụng đến nguồn vốn hoặc có phải sử dụng thì cũng sử dụng không nhiều nguồn vốn của mình để thực hiện nghĩa vụ ngay khi giao kết hợp đồng. Và đây là một trong những lợi thế mà NH nên khai thác để phát triển các loại hình dịch vụ phi tín dụng. *Thứ hai: Các dịch vụ phi tín dụng của NH có khả năng mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng thương mại bởi chi phí giao dịch mà NH bỏ ra thường rất thấp, mà chủ yếu tận dụng vào cơ sở hạ tầng công nghệ đã được đầu tư trước đó. Đây được coi là một lĩnh vực kinh doanh hiệu quả, thu hút các Ngân hàng thương mại hiện đại trên thế giới. *Thứ ba: Dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thương mại được xếp vào những lĩnh vực kinh doanh tương đối an toàn, rủi ro thấp. Vì thế mở rộng dịch vụ phi tín dụng sẽ giúp cho Ngân hàng thương mại hạn chế được những rủi ro như rủi ro lãi suất, đặc biệt là rủi ro tín dụng. *Thứ tư: Các dịch vụ phi tín dụng của NH có tính hỗ trợ cao và liên kết chặt chẽ với nhau. Các DV luôn đòi hỏi đi kèm với nhau, sự tồn tại và phát triển của DV này gắn liền với các dịch vụ khác. Do đó, dịch vụ phi tín dụng của NH đòi hỏi sự phát triển đồng bộ. *Thứ năm: dịch vụ phi tín dụng vô cùng đa dạng, phong phú và không ngừng phát triển. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại hình dịch vụ phi tín dụng. Với mỗi loại hình DV, các NH đều đa dạng các loại hình cung cấp. *Thứ sáu: Có nhiều loại dịch vụ phi tín dụng ra đời và phát triển với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Khách hàng không cần đến NH mà có thể ngồi tại nhà để thực hiện các giao dịch thông qua các kênh giao dịch hiện đại như: E- Banking,
- 9 Home Banking. (Nguyễn Đăng Dờn, 2014) 1.1.3. Các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại 1.1.3.1.Dịch vụ thanh toán Dịch vụ thanh toán bao gồm thanh toán trong nước và quốc tế. Thanh toán trong nước là một sản phẩm dịch vụ mà NHTM thực hiện theo lệnh của KH, chuyển tiền cho một người thụ hưởng nhất định, hay NHTM trích một khoản tiền từ tài khoản theo lệnh của KH, để ghi có cho tài khoản của người khác và NHTM thu được một khoản phí nhất định. Mặc dù dịch vụ này thông thường có mức phí trên một giao dịch không cao nhưng do số lượng giao dịch lớn và như vậy số tiền phí thu được không phải là nhỏ cho NHTM thực hiện. Ngoài ra, nhờ có dịch vụ thanh toán trong nước mà các NHTM tận dụng được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của KH với chi phí khá thấp: lãi suất tiền gửi thanh toán. Phương thức thanh toán qua hệ thống NH như: thanh toán séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thanh toán bằng thẻ, chuyển khoản thanh toán tự động định kỳ, thanh toán lương qua tài khoản. Thanh toán quốc tế là việc chi trả các nghĩa vụ và yêu cầu về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, tài chính giữa các tổ chức kinh tế quốc tế, giữa các doanh nghiệp, giữa các cá nhân của các nước khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại các NHTM. Quan hệ thanh toán quốc tế được tiến hành thông qua các phương thức thanh toán như: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng bộ chứng từ (L/C). Với việc cung ứng các dịch vụ thanh toán ngày càng hiện đại và nhanh chóng của NHTM đã mang lại cho các cá nhân và doanh nghiệp nhiều tiện ích thu phí dịch vụ và là cơ sở để phát triển các dịch vụ khác. (Nguyễn Đăng Dờn, 2014) 1.1.3.2. Dịch vụ chi trả kiều hối Đây là dịch vụ mà các NHTM làm trung gian để chuyển nguồn tiền của kiều bào từ nước ngoài về Việt Nam cho thân nhân để đầu tư, mua nhà ở, tài sản. Các NH thường liên kết với các tổ chức chuyên về dịch vụ chuyển tiền cá nhân quốc tế phục vụ nhu cầu chuyển tiền về nước của kiều bào (Western Union, Moneygram). Đây là một loại hình dịch vụ phí khá hấp dẫn khi môi trường kinh tế xã hội của Việt
- 10 Nam ngày càng ổn định làm an tâm kiều bào ở các nước, giúp cho doanh số chuyển tiền kiều hối qua kênh hệ thống NH tăng dần qua các năm. Ngoài các khoản phí chuyển tiền kiều hối thu được các NH còn thu được lợi nhuận từ hoạt động chuyển đổi ngoại tệ sang Việt Nam đồng trong các giao dịch nhận tiền kiều hối của KH. 1.1.3.3. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ Kinh doanh ngoại tệ là việc một NHTM đứng ra mua, bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Các sản phẩm dịch vụ kinh doanh ngoại tệ chủ yếu của một NHTM gồm có: dịch vụ mua bán ngoại tệ trao ngay (SPOT), có kỳ hạn (FORWARD), hoán đổi ngoại tệ (SWAP), dịch vụ giao dịch tương lai (FUTURE), dịch vụ quyền chọn ngoại tệ (OPTIONS). Dịch vụ mua bán ngoại tệ phục vụ KH thường được các NH chia thành ba mảng. Dịch vụ mua ngoại tệ phục vụ các nhà nhập khẩu, dịch vụ bán ngoại tệ hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu và dịch vụ mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của KH vãng lai như du lịch, học tập, chữa bệnh ở nước ngoài. Tùy theo chính sách quản lý ngoại hối của mỗi quốc gia có thể là thắt chặt hay nới lỏng mà các NHTM có thể đưa ra các tiện ích của dịch vụ mua bán ngoại tệ cho KH. 1.1.3.4. Dịch vụ thẻ Cùng với sự phát triển có tính cách mạng trong lĩnh vực tin học, các loại kênh phân phối ngày càng trở nên đa dạng và phong phú, không chỉ bao gồm các kênh phân phối đặt tại trụ sở ngân hàng, các điểm đặt máy ATM, các điểm bán hàng mà khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng ngay tại văn phòng của họ, hoặc tại nhà thậm chí trên tàu xe thông qua máy tính cá nhân hay điện thoại di động. Thẻ thanh toán là công cụ thanh toán không dùng tiền mặt do tổ chức phát hành (NH hoặc các tổ chức khác) cấp cho KH sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa tổ chức phát hành và chủ thẻ. - Căn cứ theo công dụng thì thẻ được chia ra làm 02 loại: thẻ thanh toán và thẻ tín dụng. - Căn cứ vào phạm vi hiệu lực sử dụng thẻ gồm: thẻ nội địa, thẻ quốc tế.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 23 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn