intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động thẻ tín dụng và thẻ thanh toán quốc tế tại HSBC Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

30
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu đưa ra một số các giải pháp, kiến nghị để phát triển hoạt động thẻ tín dụng và thẻ thanh toán quốc tế, góp phần nâng cao uy tín, chất lượng dịch vụ, thương hiệu cũng như hiệu quả kinh doanh thẻ của Ngân hàng HSBC Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động thẻ tín dụng và thẻ thanh toán quốc tế tại HSBC Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _______ TRẦN THỊ NGỌC HÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TNHH MỘT THÀNH VIÊN HSBC VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM _______ TRẦN THỊ NGỌC HÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TNHH MỘT THÀNH VIÊN HSBC VIỆT NAM Chuyên ngành : Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.TRƯƠNG THỊ HỒNG TP. HỒ CHÍ MINH-NĂM 2011
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Trần Thị Ngọc Hà, tác giả bài luận văn này. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên. Học viên: Trần Thị Ngọc Hà Lớp: Ngân hàng-K17-Đêm 2
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị Lời mở đầu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Giới thiệu về thẻ thanh toán.................................................................... 1 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thẻ thanh toán ................................. 1 1.1.2 Khái niệm, phân loại thẻ thanh toán .................................................. 2 1.1.2.1 Khái niệm .................................................................................... 2 1.1.2.2 Phân loại...................................................................................... 3 1.1.3 Các thành phần tham gia hoạt động thẻ thanh toán.............................. 7 1.1.4 Vai trò và lợi ích mà hoạt động thẻ thanh toán mang lại.................... 10 1.1.5 Các rủi ro trong hoạt động thẻ thanh toán.......................................... 14 1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ thẻ của NHTM Việt Nam .......... 16 1.1.6.1 Nhân tố khách quan ................................................................... 16 1.1.6.2 Nhân tố chủ quan....................................................................... 17 1.2 Kinh nghiệm phát triển hoạt động thẻ thanh toán của một số nước và bài học đối với Việt Nam ............................................................................ 18 1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước........................................................... 18 1.2.1.1 Thị trường thẻ Thái Lan............................................................. 18 1.2.1.2 Thị trường thẻ của Mỹ ............................................................... 19 1.2.1.3 Thị trường thẻ của Châu Âu....................................................... 20 1.2.2 Bài học đối với Việt Nam.................................................................. 20 1.2.2.1 Bài học về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.......................... 20
  5. 1.2.2.2 Bài học về đa dạng hóa các sản phẩm thẻ................................... 21 1.2.2.3 Bài học về thẻ là công cụ thanh toán thông dụng........................ 21 1.2.2.4 Bài học về quản lý rủi ro thẻ thanh toán ..................................... 22 1.2.2.5 Bài học về Marketing và dịch vụ khách hàng............................. 22 Kết luận Chương 1 ...................................................................................... 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TNHH MỘT THÀNH VIÊN HSBC VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC Việt Nam . ..................................................................................................................... 24 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. ........................................................ 25 2.1.2 Hoạt động của Ngân hàng HSBC Việt Nam ....................................... 27 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng HSBC Việt Nam trong hai năm 2009-2010 ..................................................................................... 28 2.1.3.1 Ưu thế về vốn và vị thế về thanh khoản .................................... 29 2.1.3.2 Tăng trưởng dư nợ cho vay nền kinh tế...................................... 30 2.2 Thực trạng hoạt động Thẻ thanh toán tại Ngân hàng HSBC Việt Nam ...................................................................................................................... 31 2.2.1 Hoạt động thanh toán thẻ ở Việt Nam ................................................ 31 2.2.1.1 Tiện ích của thẻ thanh toán tại Việt Nam ................................... 32 2.2.1.2 Số lượng và qui mô máy ATM, máy POS tại Việt Nam ............. 33 2.2.1.3 Vị thế của thẻ thanh toán trên thị trường Việt Nam .................... 34 2.2.2 Các loại thẻ thanh toán và tiện ích thẻ tại HSBC Việt Nam ................ 36 2.2.2.1 Các loại thẻ thanh toán tại HSBC Việt Nam............................... 36 2.2.2.2 Tiện ích của thẻ thanh toán do HSBC phát hành ........................ 38 2.2.3 Hoạt động phát hành thẻ tại HSBC Việt Nam..................................... 42 2.2.3.1 Quy trình phát hành thẻ tại HSBC Việt Nam.............................. 42 2.2.3.2 Thực trạng hoạt động phát hành thẻ tại Ngân hàng HSBC Việt Nam .............................................................................................................. 46 2.2.4 Hoạt động thanh toán thẻ tại HSBC Việt Nam ................................... 49
  6. 2.2.4.1 Khái quát phương thức thanh toán thẻ tại HSBC Việt Nam........ 49 2.2.4.2 Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại HSBC Việt Nam .......... 51 2.2.5 Hệ thống ATM tại Ngân hàng HSBC Việt Nam................................. 54 2.3 Đánh giá về hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng HSBC Việt Nam ...................................................................................................... 57 2.3.1 Những thành tựu ............................................................................... 57 2.3.1.1 Thủ tục đơn giản, nhanh chóng .................................................. 57 2.3.1.2 Áp dụng khoa học công nghệ hiện đại........................................ 57 2.3.1.3 Mạng lưới ATM và cơ sở chấp nhận thẻ rộng lớn ...................... 58 2.3.1.4 HSBC có mạng lưới giao dịch trên toàn cầu............................... 58 2.3.2 Những hạn chế .................................................................................. 58 2.3.2.1 Về nhu cầu sử dụng thẻ.............................................................. 58 2.3.2.2 Về việc tổ chức phát hành thẻ .................................................... 59 2.3.2.3 Về việc phát triển mạng lưới các cơ sở chấp nhận thẻ ................ 59 2.3.2.4 Về chính sách quản lý ngoại hối hiện hành ................................ 59 2.3.3 Nguyên nhân...................................................................................... 59 2.3.3.1 Về phía thị trường...................................................................... 59 2.3.3.2 Về phía khách hàng ................................................................... 61 2.3.3.3 Về phía Ngân hàng .................................................................... 61 2.3.3.4 Về phía nền kinh tế.................................................................... 63 2.3.3.5 Về yếu tố pháp lý....................................................................... 63 Kết luận Chương 2 ...................................................................................... 65 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ THANH TOÁN TẠI HSBC VIỆT NAM 3.1 Định hướng phát triển hoạt động thẻ thanh toán tại Ngân hàng HSBC Việt Nam ...................................................................................................... 66 3.1.1 Cơ cấu tổ chức .................................................................................. 66 3.1.2 Về nghiệp vụ phát hành thẻ ............................................................... 68 3.1.3 Về nghiệp vụ thanh toán thẻ.............................................................. 68
  7. 3.2 Giải pháp phát triển hoạt động thẻ thanh toán tại HSBC Việt Nam . ..................................................................................................................... 68 3.2.1 Nhóm giải pháp chung ..................................................................... 68 3.2.1.1 Về con người ............................................................................. 69 3.2.1.2 Về công nghệ kỹ thuật ............................................................... 69 3.2.1.3 Về hoạt động Marketting ........................................................... 70 3.2.1.3 Về mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ CSCNT................................ 71 3.2.1.4 Về mạng lưới ngân hàng............................................................ 72 3.2.2 Nhóm giải pháp liên quan đến phát hành thẻ ..................................... 72 3.2.2.1 Đơn giản hoá quy trình, thủ tục phát hành thẻ............................ 72 3.2.2.2 Cải tiến mẫu mã và công nghệ phát hành thẻ ............................. 73 3.2.2.3 Phí thường niên thẻ.................................................................... 74 3.2.3 Nhóm giải pháp liên quan đến thanh toán thẻ.................................... 75 3.2.3.1 Xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng CNTT .............................................................................................................. 75 3.2.3.2 Cải tiến thủ tục, quy trình thanh toán của phương tiện truyền thông, phát triển phương tiện thanh toán hiện đại. ................................. 75 3.2.3.3 Việc thu phí chuyển đổi ngoại tệ khá cao................................... 75 3.2.3.4 Tăng cường và mở rộng, liên kết, hợp tác với các cơ sở chấp nhận thẻ cũng như tăng cường liên minh thẻ......................................... 76 3.2.3.5 Mở rộng và trang bị thiết bị bảo vệ cho các địa điểm đặt máy ATM.............................................................................................. 76 3.3 Kiến nghị với Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước................................. 76 3.3.1 Chính phủ .......................................................................................... 76 3.3.2 Ngân hàng Nhà nước.......................................................................... 78 Kết luận Chương 3 ...................................................................................... 80 KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo Phụ lục
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. ATM : Máy rút tiền tự động 2. ĐVCNT : Đơn vị chấp nhận thẻ 3. HSBC : Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải 4. HSBC VN : Ngân hàng Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Hồng Kông và Thượng Hải Việt Nam 5. NH : Ngân hàng 6. TMCP : Thương Mại Cổ Phần
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của HSBC Việt Nam năm 2009-2010...................................................................................29 Bảng 2.2: Doanh số huy động và cho vay 2009-2010 ......................................... 30 Bảng 2.3: Số lượng máy ATM toàn quốc giai đoạn 2003-2010........................... 33 Bảng 2.4: Số lượng máy POS toàn quốc giai đoạn 2003 – 2010 .........................33 Bảng2.5: So sánh tốc độ tăng trưởng của thẻ thanh toán, máy POS và ATM giai đoạn 2005 – 2010 .............................................................................. 34 Bảng 2.6: So Sánh Thẻ Tín Dụng HSBC ............................................................41 Bảng 2.7: Số lượng hồ sơ đăng kí làm thẻ tại HSBC Việt Nam 2008-2010......... 46 Bảng 2.8: So sánh số lượng thẻ phát hành của HSBC Việt Nam với các Ngân hàng khác tích luỹ đến tháng 5/2010 .......................................................... 48 Bảng 2.9: So sánh biểu phí lãi suất thẻ tín dụng của HSBC Việt Nam với một số Ngân hàng khác ................................................................................. 50 Bảng 2.10: Tình hình thanh toán thẻ quốc tế của HSBC Việt Nam giai đoạn 2008- 2010 .................................................................................................. 51 Bảng 2.11: Tổng doanh thu có được từ hoạt động kinh doanh thẻ của HSBC năm 2009-2010 ......................................................................................... 53 Bảng 2.12: So sánh số lượng máy ATM của HSBC Việt Nam với các Ngân hàng khác tích luỹ đến tháng 5/2010 .......................................................... 54 Bảng 2.13: Danh sách một số ngân hàng hiện đang sử dụng công nghệ thẻ chip............................................................................. 56
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của HSBC Việt Nam năm 2009-2010...................................................................................29 Biểu đồ 2.2: Số lượng hồ sơ đăng kí làm thẻ tại HSBC Việt Nam 2008-2010 .....47 Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng thẻ của HSBC Việt Nam trong toàn thị trường .................48 Biểu đồ 2.4: Doanh số thanh toán thẻ tại HSBC Việt Nam giai đoạn 2008-2010 .........................................................................52 Biểu đồ 2.5: Chi tiết doanh thu thẻ theo từng tháng tại HSBC Việt Nam 2009-1/2011 .....................................................................................54 Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng máy ATM của HSBC Việt Nam trong toàn thị trường ......55 Hình 1.1: Các loại thẻ thanh toán...........................................................................3 Hình 2.1: Quy trình phát hành thẻ .......................................................................42
  11. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với việc Việt Nam tham gia hội nhập mở cửa và trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO, thị trường tài chính Việt Nam có những bước phát triển nhanh chóng và rõ rệt. Hệ thống Ngân hàng với chức năng bôi trơn cho hoạt động của toàn bộ nền kinh tế cũng có những thay đổi đáng kể, với việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và hiện đại hóa trong hệ thống ngân hàng, các ngân hàng tại Việt Nam ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm huy động, cho vay và thanh toán. Một trong những bước phát triển vượt bậc đó là sự xuất hiện của sản phẩm thẻ tín dụng và thẻ thanh toán quốc tế. Thực tế cho thấy, việc sử dụng thẻ đã đem lại cho khách hàng rất nhiều tiện lợi như giảm nhu cầu nắm giữ, vận chuyển tiền mặt, bên cạnh đó nhu cầu dịch vụ thẻ còn tạo điều kiện cho khách hàng giảm chi phí nhân công chi trả lương (trả lương cho nhân viên qua tài khoản ATM), thanh toán tiền điện, cước phí điện thoại,...thực hiện mua bán hàng hoá, dịch vụ qua mạng Internet. Thị trường thẻ ngân hàng phát triển tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng hoạt động thanh toán và hơn nữa còn góp phần mở rộng huy động vốn, tăng cường các hoạt động tín dụng. Việt Nam hiện nay có trên dưới 100 ngân hàng lớn nhỏ đang hoạt động. Vì vậy việc cạnh tranh để nâng cao qui mô cũng như chất lượng dịch vụ của thẻ thanh toán là không tránh khỏi và là thách thức lớn, thu hút sự quan tâm của đông đảo người sử dụng. Xây dựng và phát triển hệ thống thẻ thanh toán hiện đại là điều mà các ngân hàng đang quan tâm. Là một trong rất ít các ngân hàng 100% vốn nước ngoài lớn tại Việt Nam, HSBC dự đoán thị trường thẻ tín dụng và thẻ thanh toán quốc tế tại Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên,tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động thẻ tín dụng và thẻ thanh toán quốc tế tại HSBC Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
  12. 2. Mục tiêu của đề tài - Tìm hiểu một cách tổng quan về thẻ tín dụng và thẻ thanh toán quốc tế tại Việt Nam. - Sau đó phân tích thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng HSBC Việt Nam. - Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và tình hình hình thực tế, đưa ra một số các giải pháp, kiến nghị để phát triển hoạt động thẻ tín dụng và thẻ thanh toán quốc tế, góp phần nâng cao uy tín, chất lượng dịch vụ, thương hiệu cũng như hiệu quả kinh doanh thẻ của Ngân hàng HSBC Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn gồm: phương pháp so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp và luận giải với mục đích làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu. Các dữ liệu được thu thập từ các tạp chí, website, từ trung tâm số liệu thống kê của Ngân hàng HSBC và các giáo trình có liên quan do tác giả tổng hợp và xử lý. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Hoạt động kinh doanh và dịch vụ liên quan đến thẻ thanh toán rất đa dạng và phức tạp, do đó trong giới hạn của để tài, luận văn nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên quan đến thực trạng phát triển thẻ tín dụng và thẻ thanh toán quốc tế và đưa ra một số kiến nghị liên quan tại Ngân hàng HSBC Việt Nam. 5. Kết cấu, nội dung của đề tài Chương 1: Lý luận, tổng quan về thẻ thanh toán. Đây là phần cơ sở và là nội dung nghiên cứu của để tài. Bao gồm: Lich sử hình thành và phát triển thẻ thanh toán. Phân loại và đặc điểm của thẻ thanh toán. Hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng ở Việt Nam, Và rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ.
  13. Chương 2: Thực trạng thẻ tín dụng và thẻ thanh toán quốc tế tại ngân hàng HSBC Việt Nam. Chương này giới thiệu tổng quan về HSBC Việt Nam và thực trạng cũng như đánh giá hoạt động thẻ tín dụng và thẻ thanh toán quốc tế tại HSBC Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động thẻ tín dụng và thẻ thanh toán quốc tế tại HSBC Việt Nam. Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tế đã xảy ra để định hướng và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp phát triển thẻ tại HSBC Việt Nam.
  14. -1- Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Giới thiệu về thẻ thanh toán 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển thẻ thanh toán Thẻ nhựa bao gồm thẻ tín dụng, thẻ chấm công, thẻ rút tiền tự động… đầu tiên ra đời vào năm 1951 mang tên là Creditcard. Cha đẻ của những chiếc thẻ nhựa này là ông Frank X.Mc Namara (Mỹ). Ngay khi vừa ra đời, thẻ nhựa được nhiệt liệt đón chào nồng nhiệt bởi những người giàu trong xã hội Mỹ. Song những chiếc Creditcard đầu tiên này chỉ được sử dụng hạn chế trong 27 nhà hàng sang trọng ở New York. Nhận thấy vai trò tiện ích của thẻ nhựa, vào năm 1965, một ngân hàng của Mỹ tên là Bank of America Đã cấp giấy phép cho những ngân hàng lớn nhỏ khắp Hoa Kỳ Được sử dụng Bank Americard cho khách hàng. Và những chiếc thẻ thần kỳ này đã đưa Bank of America từ một ngân hàng địa phương (Local Bank) thành một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới. Sự ra đời của Creditcard khởi đầu cho một bước đột phá trong công nghệ thẻ nhựa trên thế giới. Trên thế giới hiện nay có 4 tổ chức thẻ quốc tế lớn nhất là Visa, MasterCard, AMEX, JCB cùng với nhiều công ty và ngân hàng liên kết nhau cung ứng nhiều sản phẩm thẻ đa dạng, phong phú trên thị trường. Thẻ Visa là thẻ có quy mô lớn và được nhiều người sử dụng nhất trên thế giới. Hệ thống máy rút tiền tự động của Visa khoảng 164.000 máy ATM ở 65 nước trên thế giới. Visa không trực tiếp phát hành thẻ mà giao lại cho các thành viên, đây là điều kiện thuận lợi giúp cho Visa dễ dàng mở rộng thị trường hơn các loại thẻ khác. Thẻ MasterCard, năm 1979, Master Charge đổi tên thành MasterCard và trở thành tổ chức thẻ quốc tế lớn thứ 2 trên thế giới, là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của thẻ Visa ngày nay, góp phần đưa thị trường thẻ thanh toán ngày càng phát triển trên toàn cầu. Cũng giống như Visa, MasterCard là một hiệp hội tài chính quốc tế riêng biệt, không quan hệ trực tiếp với chủ thẻ mà chỉ quản lý tất cả các thành viên phát hành thẻ
  15. -2- Thẻ JCB (the Japan-based) là thẻ phát hành tại Nhật Bản năm 1961 bởi ngân hàng Sanwa và bắt đầu phát triển thành một tổ chức thẻ quốc tế vào năm 1981. Thẻ JCB đã phát triển rất nhanh và là đối thủ cạnh tranh của American Express trong thị trường giải trí và du lịch. Cũng giống như Amex, JCB phát hành loại thẻ độc quyền của riêng mình và quản lý trực tiếp đến khách hàng (chủ thẻ và điểm tiếp nhận thẻ) Thẻ American Express (Amex) ra đời vào năm 1958, tổ chức American Express phát hành thẻ Green Amex, không có hạn mức tín dụng, chủ thẻ được chi dùng và có trách nhiệm thanh toán một lần vào cuối tháng. Năm 1987, Amex cho ra đời thêm ba loại thẻ: Amex Gold, Amex Platium, và Optima có hạn mức tín dụng tuần hoàn để cạnh tranh với thẻ VISA và MasterCard. American Express hiện là tổ chức thẻ du lịch và giải trí lớn nhất thế giới, trực tiếp phát hành và quản lý chủ thẻ, không cấp giấy phép thành viên cho các công ty tài chính- ngân hàng. Tổng số thẻ phát hành có gấp 5 lần Diners Club và gấp 2 lần JCB. 1.1.2. Khái niệm, phân loại thẻ thanh toán 1.1.2.1. Khái niệm Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Do đó, đòi hỏi phải có những phương tiện thanh toán mới đảm bảo tính an toàn, nhanh chóng, hiệu quả. Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được phát hành bởi các ngân hàng, các định chế tài chính hoặc các công ty. Người chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ, rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý, cơ sở chấp nhận thẻ hoặc tại các máy rút tiền tự động (ATM). Trong Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2007 của NHNN Việt Nam khái niệm thẻ thanh toán được quy định như sau: “Thẻ ngân hàng là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận”
  16. -3- 1.1.2.2. Phân loại Thẻ thanh toán Đặc tính kỹ Chủ thể phát Tính chất Hạn mức tín Phạm vi sử thuật hành thanh toán dụng dụng Thẻ Thẻ Thẻ Thẻ Thẻ Thẻ Thẻ Thẻ Thẻ Thẻ Thẻ băng thông ngân do tổ tín ghi rút vàng thường trong quốc từ minh hàng chức dụng nợ tiền nước tế phát phi mặt NH hành phát hành Các loại hình về thẻ thanh toán rất đa dạng, phong phú, chúng ta có thể phân loại thẻ dựa trên những tiêu chí sau đây: Hình 1.1: Các loại thẻ thanh toán - Xét theo công nghệ sản xuất: thẻ có 3 loại Thẻ khắc chữ nổi (embossed card): Đây là loại thẻ sơ khai ban đầu, được làm dựa trên kỹ thuật khắc chữ nổi. Trên bề mặt thẻ được khắc nổi các thông tin cần thiết. Hiện nay loại thẻ này không được sử dụng nữa do kỹ thuật sản xuất thô sơ, tính bảo mật kém và dễ làm giả. Thẻ băng từ (magnetic stripe): Là loại thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật thư tín, thẻ được phủ một băng từ chứa 2 hoặc 3 rãnh để ghi những thông tin cần thiết đã được mã hóa, các thông tin này thường là thông tin cố định về chủ thẻ và số liệu
  17. -4- kết nối. Loại thẻ này được sử dụng phổ biến trong vòng 20 năm nay nhưng trong thời đại trình độ khoa học công nghệ phát triển cao nó cũng đã bộc lộ một số nhược điểm như: tính bảo mật không an toàn, kẻ gian có thể lợi dụng đọc được thông tin và làm thẻ giả, hoặc tạo các giao dịch giả gây thiệt hại cho chủ thẻ và ngân hàng. Thẻ thông minh (smart card, chip card): Loại thẻ này được sản xuất dựa trên kỹ thuật vi xử lý nhờ gắn một chip điện tử. Những dữ liệu, thông tin liên quan đến khách hàng sẽ lưu trữ trong bộ nhớ điện tử “chip”này. Đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, nó khắc phục nhiều nhược điểm của thẻ khắc chữ nổi và thẻ băng từ, từ đó hạn chế việc sử dụng thẻ giả mạo, đảm bảo tính an toàn. Tuy nhiên, chi phí để đầu tư phát triển hệ thống thẻ thông minh rất cao. Hệ thống máy móc chấp nhận thanh toán thẻ này cũng đắt nên việc sử dụng còn chưa phổ biến như thẻ từ. Việc phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ này mới chỉ phổ biến ở các nước phát triển dù các tổ chức thẻ quốc tế vẫn khuyến khích các ngân hàng thành viên phát hành và thanh toán lại thẻ này nhằm giảm tỷ lệ rủi ro do giả mạo thẻ. - Xét theo phạm vi sử dụng: có 2 loại thẻ Thẻ nội địa: là loại thẻ chỉ được sử dụng trong phạm vi một quốc gia và đồng tiền giao dịch là đồng bản tệ. Thông thường thẻ nội địa là những thẻ ghi nợ của các ngân hàng thương mại, được phát hành, được sử dụng tại hệ thống máy ATM và mạng lưới các đơn vị CSCNT trong nước. Thẻ quốc tế: là loại thẻ không chỉ được sử dụng trong phạm vi quốc gia mà còn được dùng trên toàn thế giới. Thẻ quốc tế được chấp nhận thanh toán trên toàn cầu và sử dụng các loại ngoại tệ mạnh để thanh toán. Để phát hành thẻ quốc tế, tổ chức phát hành thẻ phải là thành viên của tổ chức thẻ quốc tế, tuân thủ chặt chẽ các quy định trong việc phát hành và thanh toán thẻ do tổ chức thẻ quốc tế đó ban hành. Khách hàng khi sử dụng thẻ quốc tế phải chịu nhiều chi phí hơn so với thẻ nội địa, đặc biệt là chi phí liên quan đến việc chuyển đổi ngoại tệ giữa các quốc gia.
  18. -5- - Xét theo chủ thể phát hành thẻ Thẻ do các ngân hàng phát hành: Ngân hàng phát hành thẻ giúp cho khách hàng sử dụng linh hoạt tài khoản của mình tại ngân hàng hoặc sử dụng một số tiền do ngân hàng cấp tín dụng (ví dụ như: thẻ Visa card, Master card…). Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ do các tập đoàn kinh doanh lớn gồm các công ty cung ứng hàng hóa dịch vụ, du lịch và giải trí phát hành thẻ để tạo thêm tiện ích cho khách hàng cũng như thuận lợi trong việc quản lý tài chính và kích thích tiêu dùng (ví dụ như: thẻ Affinity card, Charge card…). - Xét theo tính chất thanh toán thẻ: có 3 loại thẻ Thẻ tín dụng (credit card): là loại thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ. Chủ thẻ phải thanh toán ít nhất mức trả nợ tối thiểu khi đến hạn quy định và sẽ phải trả lãi cho số tiền còn nợ theo mức lãi suất thỏa thuận trước. Thẻ tín dụng được xem như một công cụ cho vay tiêu dùng của tổ chức phát hành cấp cho chủ thẻ. Thẻ tín dụng là một hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp. Thẻ tín dụng khác với thẻ ghi nợ vì tiền không bị trừ trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của Chủ thẻ ngay sau mỗi lần mua hàng hoặc rút tiền mặt. Khoảng thời gian kể từ khi thẻ đuợc dùng để thanh toán hàng hoá dịch vụ tới lúc chủ thẻ phải trả tiền cho ngân hàng có độ dài tuỳ thuộc vào từng loại thẻ tín dụng của từng tổ chức thẻ khác nhau. Nếu Chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dư nợ vào ngày đến hạn, thời gian này sẽ trở thành thời gian ân hạn và Chủ thẻ hoàn toàn được miễn lãi đối với số dư nợ cuối kỳ. Tuy vậy nếu hết thời gian này mà Chủ thẻ vẫn chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán hết dư nợ cuối kỳ cho ngân hàng thì chủ thẻ sẽ phải chịu những khoản phí và lãi chậm trả trên số dư nợ còn lại. Sau khi thanh toán hết dư nợ phát sinh trong kỳ, hạn mức tín dụng của Chủ thẻ sẽ được khôi phục như ban đầu. Đây chính là tính chất tuần hoàn của thẻ tín dụng Ngân hàng và các tổ chức tài chính phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng dựa trên uy tín và khả năng đảm bảo chi trả của từng khách hàng. Khả năng đảm bảo chi trả được xác định dựa trên các tiêu chí như: thu nhập, tình hình chi tiêu, uy
  19. -6- tín, mối quan hệ sẵn có với các tổ chức tài chính, tài sản thế chấp … của khách hàng. Khi sử dụng thẻ thay bằng tiền mặt, chủ thẻ xuất trình thẻ của mình tại các điểm cung ứng hàng hóa dịch vụ có chấp nhận thẻ để thanh toán. Thẻ ghi nợ (debit card): là loại thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc số dư hiện hữu trên tài khoản chủ thẻ. Mức chi tiêu của chủ thẻ phụ thuộc chủ yếu vào số dư trong tài khoản. Ngân hàng giữ vai trò cung cấp dịch vụ cho chủ thẻ và thu phí dịch vụ. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho chủ thẻ trong giao dịch, tổ chức phát hành có thể cho phép chủ thẻ chi tiêu hoặc rút tiền vượt quá số dư trong một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào mối quan hệ khách hàng, hình thức này gọi là thấu chi. Thẻ ATM là hình thức phát triển đầu tiên của thẻ ghi nợ, cho phép khách hàng có thẻ tiếp cận trực tiếp tới tài khoản tại ngân hàng từ máy rút tiền tự động. Chủ thẻ có thể thực hiện nhiều giao dịch khác nhau tại máy ATM bao gồm: rút tiền, chuyển khoản, xem số dư tài khoản, in sao kê, xem các thông tin quảng cáo….. Hệ thống ATM hiện đại còn cho phép chủ thẻ gửi tiền vào tài khoản của mình ngay tại các máy ATM, đổi séc qua máy rút tiền tự động, thực hiện nộp hồ sơ cho một khoản vay cũng như tự mình thực hiện nhiều dịch vụ ngân hàng khác. Cùng với thẻ ATM, hệ thống ATM đã cung cấp cho khách hàng sử dụng thẻ khả năng giao dịch ngoài giờ làm việc, ngoài trụ sở ngân hàng và khả năng tự phục vụ. Theo thời gian, các tổ chức thẻ đã chủ động kết nối hệ thống ATM với nhau tạo nên một mạng ATM khu vực, cho phép khách hàng có thể thực hiện giao dịch tại nhiều máy ATM hơn. Hiện nay hai hệ thống ATM lớn nhất trên thế giới là Cirrus của MasterCard và Plus của Visa, sẵn sàng cho phép thẻ của ngân hàng và những tổ chức tín dụng khác kết nối, tạo nên một mạng lưới rộng khắp toàn cầu. Thẻ trả trước (prepaid card): là loại thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ, tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trả
  20. -7- trước cho tổ chức phát hành thẻ. Chủ thẻ trả trước không nhất thiết phải có quan hệ tài khoản với ngân hàng. Thẻ trả trước gồm có thẻ trả trước định danh và thẻ trả trước vô danh. Ngoài ra, thẻ trả trước có thể sử dụng dưới hình thức thẻ quà tặng, thẻ chuyển tiền, thẻ thanh toán phúc lợi xã hội và thẻ thanh toán du lịch. - Xét theo mục đích sử dụng thẻ: có 2 loại Thẻ cá nhân: đây là loại thẻ dùng cho mục đích thanh toán của cá nhân, chủ thẻ chịu trách nhiệm thanh toán thông qua số tiền ký quỹ trong tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng. Thẻ công ty: đây là thẻ được phát hành cho các nhân viên công ty sử dụng, công ty sở hữu thẻ chịu trách nhiệm về việc sử dụng thẻ. Hàng tháng/quý/năm ngân hàng phát hành sẽ cung cấp cho công ty những thông tin tóm tắt chi tiêu của các nhân viên sử dụng thẻ công ty trong kỳ giúp cho công ty có thể quản lý chặt chẽ tình hình chi tiêu vì mục đích công việc của nhân viên mình. - Xét theo hạn mức tín dụng: có 2 loại là thẻ vàng và thẻ chuẩn. Thẻ vàng: đây là loại thẻ có hạn mức tín dụng cao, phục vụ thị trường cao cấp, phù hợp với những khách hàng có mức thu nhập cao, nhu cầu chi tiêu lớn. Thẻ chuẩn: đây là loại thẻ có hạn mức tín dụng thấp hơn thẻ vàng, mang tính phổ biến và đại chúng, được sử dụng rộng rãi nhất, phù hợp với những khách hàng có mức thu nhập trung bình. 1.1.3. Các thành phần tham gia hoạt động thẻ thanh toán Hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ có sự tham gia chặt chẽ của 4 thành phần cơ bản là: ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng thanh toán thẻ, chủ thẻ và các đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT). Đối với thẻ quốc tế còn thêm một thành phần nữa là các Tổ chức thẻ quốc tế. Mỗi chủ thể đóng vai trò quan trọng khác nhau trong việc phát huy tối đa tính năng phương tiện thanh toán hiên đại không dùng tiền mặt của thẻ ngân hàng. Tổ chức thẻ quốc tế là đơn vị đứng đầu quản lý mọi hoạt động và thanh toán thẻ trong mạng lưới của mình. Đây là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng lớn có
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2