intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:150

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu nội dung của Hiệp ước Basel I, II và những sửa đổi bổ sung của Hiệp ước Basel III so với Basel II; kinh nghiệm ứng dụng Basel II của các quốc gia trên thế giới; phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống quản trị rủi ro hiện tại của Ngân hàng Á Châu, từ đó đưa ra những thuận lợi – khó khăn của Ngân hàng Á Châu khi ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro của ngân hàng.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THÙY NGA ỨNG DỤNG HIỆP ƢỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Chính – Ngân Hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN THỊ THÙY LINH TP.HCM, NĂM 2011
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Luân văn Thạc sĩ Kinh tế này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, dữ liệu mà tôi sử dụng trong luận văn này là hoàn tòan trung thực, dựa trên nghiên cứu của riêng tôi và hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn. Tác giả đề tài Nguyễn Thị Thùy Nga Học viên Cao học khóa 18 – Đại Học Kinh Tế TP.HCM
  3. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nỗ lực, tôi đã hoàn thành đề tài “Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Á Châu”. Trong suốt quá trình thực hiện, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ thông tin nhiệt tình từ Quý thầy cô, bạn bè. Vì vậy, tôi xin phép được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: - PGS.TS Trần Thị Thùy Linh, người đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề cương, tìm kiếm tài liệu đến khi hoàn tất luận văn. - Cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu phân tích. - Cảm ơn những kiến thức quý báu về phương pháp nghiên cứu và lãnh đạo mà các thầy cô đã truyền đạt trong chương trình cao học. - Và đặc biệt, cảm ơn gia đình đã động viên, ủng hộ tinh thần và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn. TP.Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng11 năm 2011. Học viên Nguyễn Thị Thùy Nga
  4. MỤC LỤC ```````````````` OOO ```````````````` PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 5. Các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài....................................................... 3 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ƢỚC QUỐC TẾ VỀ AN TOÀN VỐN & GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG (HIỆP ƢỚC BASEL) 1.1. Sơ lƣợc các nghiên cứu về quản trị rủi ro của các NHTM trên thế giới ......... 4 1.1.1. Lý thuyết về tính điểm tín dụng ......................................................................... 4 1.1.2. Lý thuyết về quản lý rủi ro của Thomas ............................................................. 5 1.1.3. Mô hình CAMELS trong QTRR ngân hàng ....................................................... 6 1.2. Lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam… ………… 7 1.2.1. Khái niệm về quản trị rủi ro…… …………………………………………… 7 1.2.2. Đặc điểm của quản trị rủi ro ……………………………………………………8 1.2.3. Xác định mức độ rủi ro tín dụng……………………………………………….. 9 1.2.4. Các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng……………………………………..10 1.3. Hiệp ƣớc quốc tế về an toàn vốn và giám sát hoạt động ngân hàng……………................................................................................................. 14 1.3.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Ủy ban Basel và Hiệp ước Basel...14 1.3.2. Nội dung cơ bản Hiệp ước Basel I…………………………………………… 15 1.3.3. Nội dung cơ bản Hiệp ước Basel II……………………………………………..17 1.3.3.1. Quy định về Phạm vi và lộ trình áp dụng …………………………………… 17 1.3.3.2. Nội dung cơ bản………………………………………………………………17 1.3.3.3. Những sửa đổi bổ sung của Basel II so với Basel I ………………………… 25 1.3.3.4. Một số sửa đổi bổ sung của Basel III so với Basel II và Khả năng ứng dụng Basel III tại Việt Nam………………………………………………………………… 27
  5. 1.4. Kết quả khảo sát ứng dụng Basel II tại một số nƣớc trên thế giới và Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ………………………………… 29 1.4.1. Kết quả khảo sát ứng dụng Basel II tại một số Quốc gia trên thế giới……… 29 1.4.2. Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ…………………….. 30 1.4.3. Bài học cho Việt Nam từ cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ……………………….31 Kết luận Chƣơng 1 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HIỆP ƢỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) 2.1. Thực trạng quản trị rủi ro tại ACB……………………… … ……………. 33 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của ACB…………………………………. 33 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển trong tương lai……. 33 2.1.3. Đánh giá Hệ thống quản lý rủi ro tại ACB……………………………………36 2.1.3.1. Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tại ACB………………………………… 36 2.1.3.2. Hệ thống quản lý rủi ro hoạt động tại ACB…………………………………40 2.1.3.3. Hệ thống quản lý rủi ro thị trường tại ACB…………………………………41 2.1.3.4. Kết quả công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ACB………………………….. 41 2.2. Thực trạng ứng dụng Quản trị rủi ro theo Basel II tại Hệ thống NHTM Việt Nam …………………………………………………………………………….43 2.2.1. Những quy định hiện tại của NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng của các NHTM………………………………………………………. 44 2.2.2. Thực trạng ứng dụng Quản trị rủi ro theo Basel tại Việt Nam………………. 45 2.2.2.1. Quy định về tỷ lệ an toàn vốn (CAR)……………………………………. 45 2.2.2.2. Quy định về kiểm tra, giám sát rủi ro …………………………………… 46 2.2.2.3. Quy định về công bố thông tin………………………………………… 50 2.2.3. Thuận lợi – khó khăn khi ứng dụng Hiệp ước Basel II tại ACB…………… 50 2.2.3.1. Thuận lợi …………………………………………………………………50 2.2.3.2. Khó khăn………………………………………………………………….53 2.3. Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu của Basel II của ACB và những điều kiện cần thiết để ứng dụng Basel III …………………………………………………..58
  6. 2.4. Phân tích kết quả khảo sát………………………………………………….59 Kết luận chƣơng 2 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG HIỆP ƢỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) 3.1. Định hƣớng Quản trị rủi ro theo Hiệp ƣớc Basel II tại ACB ………………65 3.1.1. Định hướng Quản trị rủi ro theo Basel II tại ACB……………………………65 3.1.2. Đề xuất lộ trình ứng dụng hiệp ước Basel II trong QTRR tại ACB…….…… 67 3.1.3. Các luận cứ đề xuất giải pháp……………………………………………… 69 3.2. Giải pháp Quản trị rủi ro đối với hoạt động hiện tại của ACB…………… 70 3.3. Các giải pháp ứng dụng Hiệp ƣớc Basel II trong quản trị rủi ro tại ACB…71 3.3.1. Hoàn thiện và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin…………………………71 3.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực………………………………………….74 3.3.3. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ………………………………..74 3.3.4. Xây dựng hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng và Cải tiến quy trình quản trị rủi ro theo chuẩn mực Basel II……….………………………………………………76 3.3.5. Tăng cường nhận thức và cam kết từ ban lãnh đạo Ngân hàng……………….77 3.4. Kiến nghị với ngân hàng nhà nƣớc…………………………………………...78 3.4.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật………………………….78 3.4.2. Tăng cường năng lực tài chính của Hệ thống NHTM…………………………80 3.4.3. Nâng cao chất lượng Hệ thống xếp hạng tín nhiệm của Trung tâm thông tin tín dụng………………………………………………………………………………… 82 3.4.4. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kiểm soát, giám sát ngân hàng Nhà nước ..84 Kết luận chƣơng 3 KẾT LUẬN Phụ lục1 : Hệ số rủi ro và hệ số chuyển đổi cho các khoản mục trên bảng cân đối kế toán theo Basle I. Phụ lục 2 : Chỉ số tài chính và Hệ số rủi ro Phụ lục 3 : Các hạng mục kinh doanh theo Basel II và Một số yêu cầu về bảo mật thông tin theo Basel II
  7. Phụ lục 4: Nội dung cơ bản của Basel III và khả năng ứng dụng Basel III tại Việt Nam Phụ lục 5 : Kết quả khảo sát lần thứ 5 của Ủy ban Basel về việc ứng dụng Basel II Phụ lục 6 : Sơ đồ tổ chức của ACB; Các thành tích đạt được của ACB từ khi thành lập đến nay và Quy định về Tỷ lệ khấu trừ theo từng loại tài sản bảo đảm. Phụ lục 7 : 25 nguyên tắc cơ bản của Uỷ Ban Basel về Thanh tra, giám sát Ngân hàng Phụ lục 8 : Bảng khảo sát mẫu và kết quả khảo sát
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACB : Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu AIRB : Phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao BCBS : Ủy ban Basel về giám sát nghiệp vụ Ngân hàng FIRB : Phương pháp xếp hạng nội bộ đơn giản Hiệp ước Basel : Hiệp ước an toàn vốn quốc tế NHNN : Ngân hàng nhà nước NH : Ngân hàng NHTM : Ngân hàng thương mại PP : Phương pháp QTRR : Quản trị rủi ro RSA : Phương pháp chuẩn
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VÀ PHƢƠNG TRÌNH Bảng biểu: Bảng 1.1 :Trọng số rủi ro theo loại tài sản (Phụ lục I)...............................91 Bảng 1.2 :Trọng số rủi ro theo xếp hạng từng Quốc gia và Doanh nghiệp...........................................................................................................................20 Bảng 1.3 : Hệ số β trong phương pháp chuẩn đối với rủi ro hoạt động Bảng 1.4 : Các chỉ số tài chính cho từng nhóm nghiệp vụ (Phụ lục 2).....95 Bảng 1.5 : Hệ số rủi ro liên quan từng nhóm nghiệp vụ (Phụ lục 2).........95 Bảng 1.6 : So sánh điểm khác nhau cơ bản giữa Basel I và Basel II.........27 Bảng 1.7 : Kết quả khảo sát lần thứ 5 (QIS5) của Ủy ban Basel về việc ứng dụng các phương pháp Basel II trong đánh giá rủi ro tín dụng (Phụ lục 5)..............106 Bảng 1.8 : Kết quả khảo sát lần thứ 5 của Ủy ban Basel về việc ứng dụng các phương pháp Basel II trong đánh giá rủi ro tác nghiệp các nước G10 (Phụ lục 5)................................................................................................................................108 Bảng 1.9 : Khảo sát ứng dụng Basel II của các nước không phải là thành viên của Hội đồng Basel (Phụ lục 5) ……........................................................................108 Bảng 1.10 : Kế hoạch thực hiện Hiệp ước Basel II tại các nước Châu Á (Phụ lục 5) .........................................................................................................................108 Bảng 2.1 :Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn 2008- 2011............................................................................................................................113 Bảng 2.2 : Quá trình tăng vốn của ACB (Phụ lục 6)................................117 Bảng 2.3 : Tổng hợp dư nợ và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của các NH Việt Nam..............................................................................................................................42 Bảng 2.4 : Hệ số an toàn vốn của một số ngân hàng từ 2005- 2010 (%)...46 Phƣơng trình: Phương trình 1.1 : Tỷ lệ vốn tối thiểu theo Basel I...............................................15 Phương trình 1.2 : Tài sản có rủi ro (RWA).........................................................16 Phương trình 1.3 : Vốn yêu cầu tối thiểu theo Basel II........................................19 Phương trình 1.4 : Vốn dự phòng rủi ro hoạt động theo phương pháp chỉ số cơ bản..............................................................................................................................21
  10. Phương trình 1.5 : Vốn dự phòng rủi ro hoạt động theo phương pháp chuẩn......22 Hình: Hình 1.1 : Tóm tắt nội dung của Basel II...................................................18 Hình 1.2 : Tóm tắt nội dung của Basel III (Phụ lục 4).............................99 Hình 2.3 : Sơ đồ tổ chức của ACB (Phụ lục 6) ......................................114 Hình 2.4 : Quy trình thẩm định - quản lý rủi ro tín dụng tại ACB............38
  11. Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo cam kết WTO trong lĩnh vực Ngân hàng, kể từ 1/4/2007 các Ngân hàng các tổ chức nước ngoài sẽ được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam đồng thời các Ngân hàng nước ngoài được phép cung cấp hầu hết các hoạt động dịch vụ ngân hàng và góp vốn liên doanh, mua cổ phần của các NHTM VN; Tính đến tháng 6/2011, Việt Nam có 05 Ngân hàng thương mại nhà nước, 01 ngân hàng chính sách xã hội, 37 Ngân hàng thương mại cổ phần, 05 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 05 Ngân hàng liên doanh và 36 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Điều này cho thấy áp lực cạnh tranh của các NH TMCP Việt Nam tại thị trường nội địa là rất lớn. Ngòai ra, các Ngân hàng Việt Nam hiện đang có xu hướng mở rộng hoạt động ra khu vực Đông Nam Á và các nước trên thế giới. Do đó, đòi hỏi các Ngân hàng Việt Nam phải nâng cao năng lực tài chính, trình độ công nghệ cũng như năng lực quản trị rủi ro để có thể tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Ngoài ra, bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 và ảnh hưởng đến ngày hôm nay đã cho thấy tầm quan trọng và tác động dây truyền của sự khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ sự sụp đổ của một số Ngân hàng sẽ kéo theo sự khủng hoảng nhanh chóng của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ; dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài đến tận hôm nay nhưng vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Điều này cho thấy, ngay cả những nền Kinh tế ―khổng lồ‖ như Mỹ, Nhật Bản hay các nước Châu Âu vẫn tồn tại nhiều điểm yếu trong công tác quản trị rủi ro và ngăn ngừa rủi ro hệ thống lan truyền trong phạm vi rộng, toàn thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực cực kỳ nhậy cảm là Tài chính ngân hàng. Việt Nam, với nền kinh tế đang phát triển và hệ thống tài chính chưa tinh vi, chưa có sự kết nối mạnh mẽ với các nền kinh tế hùng mạnh trên thế giới nên chúng ta không bị ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng khủng hoảng tài chính vừa qua. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập và tự do hóa hoạt động ngân hàng, việc ứng dụng các chuẩn mực và quy định quốc tế về quản trị rủi ro vào hệ thống Ngân hàng Việt Nam là điều tất yếu, nhằm từng bước nâng cao năng lực quản lý cũng như khả năng ứng phó kịp thời với các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại ACB
  12. Trang 2 Một trong những quy định đang được áp dụng phổ biến tại rất nhiều các quốc gia trên Thế giới trong việc quản trị rủi ro các Ngân hàng đó là Hiệp ước về an toàn vốn, hay còn được gọi là các Hiệp ước Basel (bao gồm: Hiệp ước Basel I, II và III). Với quan điểm chính là: sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển, có thể đe dọa đến sự ổn định về tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó và trên toàn thế giới; Việc nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính nhất thiết phải được nhiều quốc gia, nhiều tổ chức trên thế giới đặc biệt quan tâm. Tại Việt Nam hiện chỉ dừng lại ở việc ứng dụng một số tiêu chí đơn giản của Hiệp ước Basel I, do đó bài nghiên cứu “Ứng dụng Hiệp ƣớc Basel II trong Quản trị rủi ro tại Ngân hàng Á Châu” này nhằm tìm ra những nguyên nhân và khó khăn trong việc ứng dụng Basel II để từ đó đưa ra một số giải pháp ứng dụng Basel II nhằm nâng cao khả năng quản trị rủi ro của Ngân hàng Á Châu nói riêng và Hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nội dung của Hiệp ước Basel I, II và những sửa đổi bổ sung của Hiệp ước Basel III so với Basel II; kinh nghiệm ứng dụng Basel II của các quốc gia trên thế giới; Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống quản trị rủi ro hiện tại của Ngân hàng Á Châu, từ đó đưa ra những thuận lợi – khó khăn của Ngân hàng Á Châu khi ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro của Ngân hàng. Đưa ra một số giải pháp để ứng dụng Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của Ngân hàng Á Châu, đồng thời xem xét khả năng ứng dụng Basel III trong tương lai. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Hiệp ước an toàn vốn quốc tế (Hiệp ước Basel I, II & III) và Hệ thống quản lý rủi ro tại Ngân hàng Á Châu. Phạm vi nghiên cứu: Hiệp ước Basel II được đánh giá là rất phức tạp với rất nhiều quy tắc và chuẩn mực liên quan đến an toàn vốn, quy trình giám sát và các quy tắc thị trường của các Ngân hàng, bao gồm các Ngân hàng đa quốc gia; tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ xin tập trung nghiên cứu quy định liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn nhằm giúp cho Ngân hàng đối phó với các rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro vận Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại ACB
  13. Trang 3 hành; các nội dung về quy trình giám sát và quy tắc thị trường trong Basel II & III đề tài chỉ dừng lại ở việc trình bày nội dung, xin được để lại cho các nghiên cứu sâu hơn sau này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp lý thuyết suy luận logic, phân tích - tổng hợp; so sánh – đối chiếu. Đối với các số liệu chi tiết của các Ngân hàng Việt Nam, do hạn chế về việc công bố thông tin nên chỉ có thể dựa vào thông tin cung cấp từ một số ngân hàng theo phương pháp điều tra chọn mẫu đại diện cho nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần và Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, đề tài cũng thực hiện cuộc khảo sát về thực trạng ứng dụng Basel II tại các Ngân hàng thương mại thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia trong lĩnh vực Ngân hàng, bao gồm Trưởng/phó phòng tín dụng và các chuyên viên, nhằm hạn chế các ý kiến chủ quan của tác giả về vấn đề nghiên cứu. Hỗ trợ cho bài nghiên cứu là hệ thống cơ sở dữ liệu thứ cấp được sử dụng có chọn lọc, thu thập tại các Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên của các Ngân hàng, các tạp chí chuyên ngành có uy tín như Tạp chí tài chính, Tạp chí ngân hàng, Thời báo kinh tế Sài Gòn, một số website của Ngân hàng Nhà nước… là nguồn dữ liệu thứ cấp để đối chiếu và so sánh với dữ liệu chính thức đưa vào đề tài. 5. Các nghiên cứu liên quan trƣớc đó ―Ứng dụng hiệp ước an toàn vốn Basel trong quản trị rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam‖, Nguyễn Thị Thùy Linh, 2006; ―Những chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại‖, Trần Đình Định, 2007; ―Ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro ngân hàng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam‖, 2010; ―Ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam‖, 2010. Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại ACB
  14. Trang 4 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ƢỚC QUỐC TẾ VỀ AN TOÀN VỐN & GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG (HIỆP ƢỚC BASEL) 1.1. Sơ lƣợc các nghiên cứu về QTRR của các NHTM trên thế giới. Bắt đầu từ thập kỷ 70, dự báo rủi ro tài chính đã trở thành một hướng phát triển mạnh mẽ của mô hình hóa thống kê xác suất. Khi nhắc tới rủi ro tài chính gần như ngay lập tức người ta liên tưởng tới hoạt động quản lý danh mục đầu tư, định giá quyền chọn và các công cụ tài chính khác. Công thức định giá quyền chọn Black-Scholes (năm 1973), bài viết về định giá trái phiếu công ty của Merton (năm 1974),… là những khái niệm quen thuộc. Mặc dù không hề kém quan trọng, đặc biệt trong thực tiễn kinh doanh tài chính, các ứng dụng dự báo rủi ro tài chính với các khoản vay thể nhân, tính điểm tín dụng và hành vi, dường như chưa nhận được sự quan tâm đúng mức tại thời kỳ đó. Lý thuyết về lĩnh vực này tương đối hạn chế với số lượng ít ỏi công trình đánh giá tổng quan như khảo sát các phương pháp định lượng trong quản lý tín dụng của Rosenberg và Gleit (năm 1994); các phương pháp phân loại thống kê tín dụng thể nhân của Hand và Henley (năm 1997); các công trình của Thomas (năm 1992) về mô hình quản lý rủi ro tài chính, các phương pháp phân loại tín dụng thể nhân, tổng quan về các phương pháp tính điểm tín dụng và hành vi…. 1.1.1. Lý thuyết về tính điểm tín dụng của Hand và Henley1 (năm 1997): Lý thuyết về tính điểm tín dụng được Hand và Henley xây dựng và ghi nhận hai thành tựu quan trọng: nhu cầu phát triển các kỹ thuật dự báo rủi ro của khách hàng tương thích với biến động điều kiện kinh tế; và mục đích tính điểm chuyển từ việc xác định các khách hàng khả năng vỡ nợ cao sang tìm kiếm các khách hàng có khả năng tạo ra lợi nhuận tốt nhất. Chất xúc tác quan trọng cho các phát triển này chính là sự bùng nổ về thông tin của giao dịch khách hàng. Hai kỹ thuật đánh giá cơ bản hỗ trợ tổ chức tín dụng ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng là tính điểm tín dụng và tính điểm hành vi: Để ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng giao dịch lần đầu tiên, tổ chức tín dụng sử dụng kỹ thuật tính điểm tín dụng. Để ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng hiện hữu (có tăng hạn mức tín dụng không? Áp 1 Hand D.J. and Henley W.E. (1997) Statistical classification methods in consumer credit scoring: a review. Journal of the Royal Statistical Society, Series A, 160, 523-541. Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại ACB
  15. Trang 5 dụng chính sách khách hàng như thế nào? các ưu đãi nếu có? nếu khách hàng không trả nợ đúng hẹn thì xử lý ra sao?) dựa trên kỹ thuật tính điểm hành vi của khách hàng. Tính điểm tín dụng dựa vào các thông tin do khách hàng cung cấp và thông tin có được qua nguồn tham khảo trung gian. Ngoài ra, quá trình ra quyết định còn có thể sử dụng nguồn số liệu thu thập được về khách hàng trong quá khứ. Ngày nay, chúng ta ứng dụng lý thuyết về tính điểm tín dụng thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Việc phân tích chỉ tiêu tài chính sẽ dựa chủ yếu trên số liệu khách hàng cung cấp như bảng lương/xác nhận lương, hợp đồng cho thuê nhà, báo cáo tài chính của doanh nghiệp… để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Phân tích các chỉ tiêu phi tài chính là dựa vào số liệu trong quá khứ về uy tín thanh toán trước đây (dựa trên dữ liệu của chính NH hoặc thông qua Trung tâm thông tin tín dụng – CIC), kinh nghiệm trong ngành của công ty và chủ doanh nghiệp, thái độ hợp tác của khách hàng với ngân hàng… để đánh giá uy tín thanh toán của khách hàng. 1.1.2. Lý thuyết về quản lý rủi ro của Thomas 2 (năm 1992) - Mô hình định mức tín nhiệm thể nhân Mô hình định mức tín nhiệm thể nhân ra đời cách đây hơn 50 năm. Từ khi ra đời, các mô hình định mức tín nhiệm thể nhân được sử dụng ngày càng hiệu quả, giúp ngân hàng và các tổ chức tín dụng lượng hóa tương đối chính xác khả năng thanh toán của khách hàng trước khi quyết định cung cấp các dịch vụ như thẻ tín dụng, các khoản vay trả chậm trực tiếp và gián tiếp, vay thế chấp,… Ưu điểm nổi bật là giảm thiểu chi phí phân tích thông tin, giúp đưa ra các quyết định cho vay tín dụng nhanh và chính xác, đảm bảo việc thu hồi tín dụng, và từ đó giảm thiểu rủi ro tín dụng, mức độ đánh giá chính xác trong phân tích tín dụng tăng lên một tỷ lệ nhỏ cũng có thể giúp các ngân hàng hay các tổ chức tài chính tránh được những khoản tổn thất lớn. Ngày nay, các mô hình này được sử dụng rộng rãi đối với các cá nhân có nhu cầu thế chấp mua nhà, vay trả chậm dùng thẻ tín dụng và các khoản vay kinh doanh nhỏ. 1.1.3. Mô hình CAMELS trong quản trị rủi ro ngân hàng 2 Thomas, Lyn.C, A survey of credit and behavioral scoring – forecasting financial risk of lending to consumers, International Journal of Forecasting. Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại ACB
  16. Trang 6 Hệ thống phân tích CAMELS do NCUA (The National Credit Union Administration) công bố năm 1987, được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. Phân tích theo chỉ tiêu CAMELS dựa trên 6 yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá hoạt động của một ngân hàng, đó là: Mức độ an toàn vốn, Chất lượng tài sản có, Quản lý, Lợi nhuận, Thanh khoản và Mức độ nhạy cảm thị trường.  Capital Adequacy (Mức độ an toàn vốn): Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn. Công thức tính tỉ lệ an toàn vốn: CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II)/(Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100% Thông qua tỉ lệ an toàn vốn người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, ở Việt Nam theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 tỉ lệ này được quy định là 9%. Theo chuẩn mực Basel II mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến là 8%.  Asset Quality (Chất lượng tài sản có): Chất lượng tài sản có là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ ngân hàng. Nếu thị trường biết rằng chất lượng tài sản kém thì sẽ tạo áp lực lên trạng thái nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, và điều này có thể dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, hoặc dẫn đến tình trạng đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng.  Management (Quản lý: Nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp coi quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống phân tích CAMELS, bởi vì quản lý đóng vai trò quyết định đến thành công trong hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, các quyết định của người quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những yếu tố như: Chất lượng tài sản có, Mức độ tăng trưởng của tài sản có, Mức độ thu nhập.  Earnings (Lợi nhuận): Lợi nhuận là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá công tác quản lý và các hoạt động chiến lược của nhà quản lý thành công hay thất bại. Lợi nhuận sẽ dẫn đến hình thành thêm vốn, đây là điều hết sức cần thiết để thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ phát triển trong tương lai từ phía các nhà đầu tư. Lợi nhuận còn cần thiết để bù đắp các khoản Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại ACB
  17. Trang 7 cho vay bị tổn thất và trích dự phòng đầy đủ. Bốn nguồn thu nhập chính của NH là: Thu nhập từ lãi, Thu nhập từ lệ phí, hoa hồng, Thu nhập từ kinh doanh mua bán, Thu nhập khác.  Liquidity (Thanh khoản): Thanh khoản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng: Thứ nhất, phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn. Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự.  Sensitivity to Market Risk (Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trƣờng): Phân tích Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất và/hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần. Cho thấy khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung. Nhận xét: Mô hình của Hand & Henley và Thomas chủ yếu tập trung vào quản trị rủi ro tín dụng, loại rủi ro phổ biến nhất và được biết đến nhiều nhất của các TCTD, đến mô hình CAMELS đã có cái nhịn rộng hơn về các loại rủi ro của TCTD và đưa ra phương pháp quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản thông qua việc phân tích 06 yếu tố gồm: Mức độ an toàn vốn, Chất lượng tài sản có, Quản lý, Lợi nhuận, Thanh khoản và Mức độ nhạy cảm thị trường. Mô hình CAMELS được xem là cơ sở để phát triển lên một phương pháp quản trị rủi ro tân tiến nhất hiệp nay đó là Hiệp ước quốc tế về an tòan vốn và giám sát hoạt động ngân hàng (Hiệp ước Basel). Từ những phân tích trên ta sẽ đi nghiên cứu về nền tảng lý luận về ứng dụng Hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro của các NHTM. 1.2. Lý luận về QTRR của các NHTM Việt Nam Tại Việt Nam, một thời gian dài trước đây khi nhắc tới quản trị rủi ro tại các NHTM thì người ta sẽ nghĩ ngay tới loại rủi ro phổ biến nhất đó là quản trị rủi ro tín dụng. Một vài năm trở lại đây người ta biết đến nhiều hơn các loại rủi ro khác như rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, với quy mô hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện tại thì rủi ro tín dụng vẫn là loại rủi ro ảnh hưởng lớn nhất và phổ biến nhất đến hoạt động của các NHTM Việt Nam. 1.2.1. Khái niệm về Quản trị rủi ro Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại ACB
  18. Trang 8 Quản trị rủi ro là quá trình các NHTM áp dụng các nguyên lý, các phương pháp và kinh nghiệm quản trị ngân hàng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình để giám sát phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, đầu tư và các hoạt động kinh doanh khác để ngăn chặn tổn thất thiệt hại cho ngân hàng, đồng thời không ngừng nâng cao sức mạnh và uy tín của ngân hàng trên thương trường. Quản trị rủi ro là bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mỗi NHTM, có rất nhiều loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, đồng thời với mỗi loại rủi ro cụ thể lại áp dụng các phương pháp quản trị riêng. Quản trị rủi ro tín dụng là phương pháp tiếp cận khoa học đối với các loại rủi ro tín dụng và là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Đồng thời, phải tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM. 1.2.2. Đặc điểm Rủi ro tín dụng có những đặc điểm cơ bản sau: - Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng gặp những tổn thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn; Hay nói cách khác những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng là nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro tín dụng của ngân hàng - Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: Đặc điểm này biểu hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tín dụng do đặc điểm của ngành tài chính kinh doanh tiền tệ. Do đó, khi phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên nhân bản chất và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại để có biện pháp phòng ngừa thích hợp. - Rủi ro tín dụng có tính tất yếu tức luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại: tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho ngân hàng không thể nắm bắt đựơc các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ, điều này làm cho bất cứ Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại ACB
  19. Trang 9 khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng. Kinh doanh ngân hàng thực chất là kinh doanh rủi ro ở mức phù hợp và đạt được lợi nhuận tương ứng. 1.2.3. Xác định mức độ rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng quyết định chất lượng tín dụng, thông thường để đánh giá chất lượng tín dụng người ta thường dùng chỉ tiêu nợ quá hạn và kết quả phân loại nợ. 1.2.3.1. Phân loại nợ xấu (Bad debt) Theo tiêu chuẩn quốc tế, ―nợ xấu‖ là những khoản nợ quá hạn 90 ngàybb mà không đòi được và không được tái cơ cấu. Tại Việt Nam, nợ xấu bao gồm những khoản nợ quá hạn có hoặc không thể thu hồi, nợ liên quan đến các vụ án chờ xử lý và những khoản nợ quá hạn không được Chính phủ xử lý rủi ro. [16] Dư nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = --------------------- × 100% Tổng dư nợ cho vay Nợ xấu là khoản nợ có các đặc trƣng cơ bản sau đây: - Khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với NH khi các cam kết đã hết hạn - Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả gốc lẫn lãi. - Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất 90 ngày Tại Việt Nam, theo QĐ149/QĐ-TTg ngày 05/01/2005 thì nợ xấu có thể chia 3 nhóm: - Nhóm 1 : Nợ xấu có tài sản đảm bảo. - Nhóm 2 : Nợ xấu không có tài sản đảm bảo và không có đối tượng để thu hồi. - Nhóm 3 : Nợ xấu không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ vẫn tồn tại, đang hoạt động. Ngoài ra còn có nhóm nợ phát sinh sau ngày 31/12/2000, là những khoản nợ không thu được nhưng không đủ điều kiện để khoanh, xoá. Một tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 3% được coi là nằm trong giới hạn cho phép, khi tỷ lệ nợ xấu vượt quá mức quy định thì tổ chức tín dụng đó phải xem xét, rà soát lại danh mục đầu tư của mình một cách đầy đủ, chi tiết và thận trọng hơn. TCTD có tỷ lệ nợ quá hạn sẽ nằm trong danh sách bị kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà Nước. 1.2.3.2. Phân loại nợ quá hạn ( Non- performing loan) Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại ACB
  20. Trang 10 Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Dư nợ quá hạn Hệ số nợ quá hạn = --------------------- × 100% Tổng dư nợ Theo quy định của NHNN theo nội dung Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN thì TCTD thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm như sau: - Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn. - Nhóm 2: Nợ cần chú ý - Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn - Nhóm 4: Nợ nghi ngờ - Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn 1.2.3.3. Tỷ lệ an toàn vốn – CAR Tỷ lệ an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR) là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của các NH. Chỉ tiêu này được dùng để xác định khả năng của NH trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. CAR =[(Vốn cấp I+Vốn cấp II)/(Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)]*100% Đây cũng là một trong 5 tiêu chuẩn quan trọng nhất mà các NHTM phải đáp ứng để đảm bảo hoạt động, theo định hướng quản lý rủi ro của NHNN theo từng thời kỳ (bao gồm yêu cầu vốn tự có, tỷ lệ khả năng chi trả (thanh khoản), giới hạn cho vay và bảo lãnh thương mại, giới hạn sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn) [16] Theo điều 4 QĐ số 457/2005/QĐ-NHNN, các TCTD, trừ chi nhánh NH nước ngoài, phải duy trì tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro, theo đúng Basel I. 1.2.4. Các phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro tín dụng Có thể sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá rủi ro tín dụng, bao gồm các mô hình định lượng và mô hình định tính. Các mô hình này không loại trừ lẫn nhau, nên NH có thể sử dụng nhiều mô hình để phân tích đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng. Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại ACB
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1