intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Văn hóa vùng miền và việc ra quyết định trong tài chính doanh nghiệp - Bằng chứng thực nghiệm tại các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:149

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về mối quan hệ giữa văn hóa vùng miền và việc ra quyết định trong tài chính doanh nghiệp của các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam, điển hình là quyết định nắm giữ tiền mặt, quyết định đầu tư và quyết định phân phối cổ tức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Văn hóa vùng miền và việc ra quyết định trong tài chính doanh nghiệp - Bằng chứng thực nghiệm tại các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THÚY NGỌC VĂN HÓA VÙNG MIỀN VÀ VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TRONG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THÚY NGỌC VĂN HÓA VÙNG MIỀN VÀ VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TRONG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VIỆT QUẢNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan rằng toàn bộ nội dung trong luận văn này đều là nguyên bản chính của bản thân và trước đây chưa từng được trình bày trong phạm vi Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hoặc tại bất cứ cơ sở nào khác ngoài phạm vi Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Thông tin được trích dẫn trong bài nghiên cứu này đều được tác giả ghi rõ nguồn trích dẫn chính xác và đầy đủ, hoàn toàn không có hiện tượng bóp méo hay sao chép dưới bất kỳ hình thức nào. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2018 Tác giả Lê Thúy Ngọc
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...............................................................................................1 1.1 Lý do nghiên cứu ..........................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2 1.4 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................2 1.5 Cấu trúc bài nghiên cứu ..............................................................................................2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.........................................................................4 2.1 Văn hóa và hành vi con người .....................................................................................4 2.2 Văn hóa vùng miền và hành vi giao tiếp kinh doanh ở Việt Nam ...........................4 2.2.1 Sơ lược về văn hóa Việt Nam ..................................................................................4 2.2.2 Văn hóa vùng miền và hành vi giao tiếp kinh doanh ở miền Bắc ..........................6 2.2.3 Văn hóa vùng miền và hành vi giao tiếp kinh doanh ở miền Trung .....................10 2.2.4 Văn hóa vùng miền và hành vi giao tiếp kinh doanh ở miền Nam .......................14
  5. 2.3 Văn hóa vùng miền và việc ra quyết định trong tài chính doanh nghiệp của CEO các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam ................................................................18 2.3.1 Văn hóa vùng miền và quyết định nắm giữ tiền mặt của CEO các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam ..........................................................................................................20 2.3.2 Văn hóa vùng miền và quyết định đầu tư của CEO các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam ........................................................................................................................27 2.3.3 Văn hóa vùng miền và quyết định phân phối cổ tức của CEO các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam ..........................................................................................................31 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................43 3.1 Mô hình nghiên cứu và đo lường các biến số trong mô hình .................................43 3.2 Dữ liệu và mẫu nghiên cứu ........................................................................................48 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................50 4.1 Thống kê mô tả ...........................................................................................................50 4.2 Ma trận tương quan ...................................................................................................51 4.3 Phân tích kết quả hồi quy ước lượng .......................................................................52 4.3.1 Mô hình (1): Mối tương quan giữa văn hóa vùng miền và quyết định nắm giữ tiền mặt ..........................................................................................................................53 4.3.2 Mô hình (2): Mối tương quan giữa văn hóa vùng miền và quyết định đầu tư .....59 4.3.3 Mô hình (3): Mối tương quan giữa văn hóa vùng miền và quyết định phân phối cổ tức ..............................................................................................................................63 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ...............................................................................................72 5.1 Kết luận .......................................................................................................................72 5.2 Đóng góp của đề tài nghiên cứu ................................................................................74
  6. 5.3 Hạn chế của đề tài nghiên cứu ..................................................................................75 5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH 236 CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT VIỆT NAM ĐƯỢC SỬ DỤNG LÀM MẪU NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ HỒI QUY ƯỚC LƯỢNG Phụ lục 2.1: Kết quả hồi quy ước lượng mối tương quan giữa văn hóa vùng miền và quyết định nắm giữ tiền mặt Phụ lục 2.2: Kết quả hồi quy ước lượng mức độ tác động của văn hóa vùng miền đến mối quan hệ giữa dòng tiền và quyết định nắm giữ tiền mặt Phụ lục 2.3: Kết quả hồi quy ước lượng mối tương quan giữa văn hóa vùng miền và quyết định đầu tư Phụ lục 2.4: Kết quả hồi quy ước lượng mức độ tác động của văn hóa vùng miền đến mối quan hệ giữa dòng tiền và quyết định đầu tư Phụ lục 2.5: Kết quả hồi quy ước lượng mối tương quan giữa văn hóa vùng miền và quyết định phân phối cổ tức Phụ lục 2.6: Kết quả hồi quy ước lượng mức độ tác động của văn hóa vùng miền đến mối quan hệ giữa dòng tiền và quyết định phân phối cổ tức
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ bằng tiếng Anh Từ viết đầy đủ bằng tiếng Việt CASH Cash Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt CEO Chief Executive Officer Giám đốc điều hành CF Cashflow Dòng tiền DIV Dividend Cổ tức GLS Generalized Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát HNX Hanoi Stock Exchange Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội HOSE Ho Chi Minh Stock Exchange Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh INV_SALES Investment_Sales Chi tiêu vốn trên doanh thu INV_TA Investment_Total Assets Chi tiêu vốn trên tổng tài sản LEV Leverage Đòn bẩy MB Market-to-book Giá trị thị trường/giá trị sổ sách NWC Net Working Capital Vốn luân chuyển ròng Pooled OLS Pooled Ordinary Least Squares Mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất gộp R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển REM Random Effects Model Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên REP Repurchase Mua lại cổ phiếu SIZE Firm Size Quy mô công ty VOCF Volatility of Cashflow Độ bất ổn của dòng tiền
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng biểu Trang Bảng 2.1 Tổng hợp mối tương quan giữa văn hóa vùng miền và việc 42 ra quyết định trong tài chính doanh nghiệp của các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam theo giả thuyết nghiên cứu Bảng 4.1 Thống kê mô tả 51 Bảng 4.2 Ma trận tương quan 52 Bảng 4.3 Kết quả hồi quy ước lượng mối tương quan giữa văn hóa 55 vùng miền và quyết định nắm giữ tiền mặt Bảng 4.4 Kết quả hồi quy ước lượng mức độ tác động của văn hóa 58 vùng miền đến mối quan hệ giữa dòng tiền và quyết định nắm giữ tiền mặt Bảng 4.5 Kết quả hồi quy ước lượng mối tương quan giữa văn hóa 60 vùng miền và quyết định đầu tư Bảng 4.6 Kết quả hồi quy ước lượng mức độ tác động của văn hóa 62 vùng miền đến mối quan hệ giữa dòng tiền và quyết định đầu tư Bảng 4.7 Kết quả hồi quy ước lượng mối tương quan giữa văn hóa 64 vùng miền và quyết định phân phối cổ tức dưới hình thức chi trả cổ tức bằng mua lại cổ phiếu Bảng 4.8 Kết quả hồi quy ước lượng mối tương quan giữa văn hóa 66 vùng miền và quyết định phân phối cổ tức dưới hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt Bảng 4.9 Kết quả hồi quy ước lượng mức độ tác động của văn hóa 68 vùng miền đến mối quan hệ giữa dòng tiền và quyết định phân phối cổ tức dưới hình thức chi trả cổ tức bằng mua lại cổ phiếu Bảng 4.10 Kết quả hồi quy ước lượng mức độ tác động của văn hóa 70 vùng miền đến mối quan hệ giữa dòng tiền và quyết định phân phối cổ tức dưới hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt Bảng 4.11 So sánh giả thuyết nghiên cứu và kết quả nghiên cứu về mối 71 tương quan giữa văn hóa vùng miền và việc ra quyết định trong tài chính doanh nghiệp của các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam
  9. TÓM TẮT Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu về mối quan hệ giữa văn hóa vùng miền và việc ra quyết định trong tài chính doanh nghiệp của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, điển hình là quyết định nắm giữ tiền mặt, quyết định đầu tư và quyết định phân phối cổ tức. Tác giả tiến hành hồi quy dữ liệu bảng của 236 công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017 với tổng cộng 1.888 quan sát, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng văn hóa vùng miền có tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của CEO các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam, cụ thể là công ty cổ phần có CEO xuất thân từ miền Bắc sẽ có khuynh hướng nắm giữ tiền mặt ít hơn so với công ty cổ phần có CEO xuất thân từ hai vùng miền còn lại, công ty cổ phần có CEO xuất thân từ miền Trung sẽ có khuynh hướng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn so với công ty cổ phần có CEO xuất thân từ hai vùng miền còn lại và cuối cùng, công ty cổ phần có CEO xuất thân từ miền Nam sẽ có khuynh hướng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn so với công ty cổ phần có CEO xuất thân từ miền Bắc nhưng ít hơn so với công ty cổ phần có CEO xuất thân từ miền Trung. Từ khóa: Văn hóa vùng miền, quyết định nắm giữ tiền mặt, quyết định đầu tư, quyết định phân phối cổ tức, Việt Nam.
  10. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Chương 1 sẽ giúp người đọc có được cái nhìn sơ bộ về đề tài nghiên cứu mà tác giả sẽ phân tích trong xuyên suốt bài luận văn này thông qua lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu thực hiện đề tài, mô tả sơ lược về đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu được vận dụng. 1.1 Lý do nghiên cứu Không thể phủ nhận rằng đứng sau thành công của mỗi doanh nghiệp luôn mang dấu ấn của Giám đốc điều hành (Chief Executive Officer – CEO). Có thể nói, CEO là vị thuyền trưởng có vai trò tiên quyết trong việc đưa ra các quyết định mang tính chiến lược tạo nên thành công hay thất bại cho con tàu doanh nghiệp, các quyết định quan trọng có thể kể đến trong công tác quản trị doanh nghiệp như quyết định nắm giữ tiền mặt, quyết định đầu tư và quyết định phân phối cổ tức. Tuy nhiên, dưới góc nhìn khác cho thấy văn hóa vùng miền có tác động rất lớn đến các quyết định quan trọng này của CEO các công ty. Cụ thể là, nếu các CEO của các doanh nghiệp xuất thân từ các địa phương vùng miền khác nhau thì các quyết định như nắm giữ tiền mặt, đầu tư và phân phối cổ tức cũng có thể sẽ khác nhau vì văn hóa vùng miền là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách và hành vi của mỗi cá nhân. Việc hiểu rõ mối quan hệ này sẽ giúp chúng ta đưa ra được cái nhìn tổng quan về quyết định nắm giữ tiền mặt, quyết định đầu tư cũng như quyết định phân phối cổ tức của các công ty hoạt động tại một quốc gia có nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh như Việt Nam. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Văn hóa vùng miền và việc ra quyết định trong tài chính doanh nghiệp: Bằng chứng thực nghiệm tại các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam” nhằm mục đích tìm ra câu trả lời cho nghi vấn liệu có thể dùng văn hóa vùng miền làm yếu tố giải thích cho sự khác nhau trong việc ra quyết định trong tài chính doanh nghiệp của CEO các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hay không.
  11. 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về mối quan hệ giữa văn hóa vùng miền và việc ra quyết định trong tài chính doanh nghiệp của các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam, điển hình là quyết định nắm giữ tiền mặt, quyết định đầu tư và quyết định phân phối cổ tức. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tác giả tiến hành kiểm định hồi quy sử dụng dữ liệu bảng của 236 công ty cổ phần niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017, với tổng cộng 1.888 quan sát. Tất cả dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu đều được thu thập và tập hợp từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và bản cáo bạch được công khai rộng rãi trên trang dữ liệu chứng khoán tài chính www.vietstock.vn và www.cafef.vn. Mẫu nghiên cứu chỉ tập trung vào các công ty phi tài chính, không bao gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, chẳng hạn như, ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, v.v… 1.4 Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu vận dụng phương pháp định lượng và thực hiện mô hình hồi quy dữ liệu bảng nhằm đo lường mức độ tác động của đặc điểm nguồn gốc xuất thân của CEO đến quyết định nắm giữ tiền mặt, quyết định đầu tư và quyết định phân phối cổ tức của các công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trên cơ sở lược khảo lý thuyết cũng như các nghiên cứu liên quan, thu thập các số liệu cần thiết từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và bản cáo bạch của các công ty cổ phần niêm yết làm dữ liệu đầu vào cho mô hình nghiên cứu và tiến hành hồi quy đa biến thông qua phần mềm kinh tế lượng Stata. 1.5 Cấu trúc bài nghiên cứu
  12. 3 Kết cấu bài nghiên cứu bao gồm năm chương như sau: chương một sẽ trình bày sơ lược về đề tài nghiên cứu; nội dung chương hai đề cập đến cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm trước đây và từ đó, phát triển các giả thuyết nghiên cứu; tiếp theo, chương ba sẽ là phần mô tả phương pháp, mô hình nghiên cứu và cách đo lường các biến số trong mô hình cùng với dữ liệu nghiên cứu và mẫu nghiên cứu; nội dung về việc kiểm định tác động của văn hóa vùng miền đến việc ra quyết định trong tài chính doanh nghiệp sẽ được trình bày trong chương bốn; và cuối cùng là chương năm bao hàm nội dung tổng kết lại những vấn đề được nêu ra trong bốn chương trước.
  13. 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Ở Chương 2 này, tác giả sẽ đưa ra phần tổng quan cơ sở lý thuyết về văn hóa vùng miền và các quyết định trong tài chính doanh nghiệp cũng như các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây nhằm mục tiêu giúp người đọc trang bị được kiến thức mang tính lý thuyết lẫn thực tiễn về mối quan hệ giữa văn hóa vùng miền và các quyết định như quyết định nắm giữ tiền mặt, quyết định đầu tư, quyết định phân phối cổ tức, và cuối cùng, tác giả sẽ xây dựng giả thuyết nghiên cứu được kế thừa từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm này. Nội dung Chương 2 cũng là tiền đề cho hai chương tiếp theo trình bày về phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. 2.1 Văn hóa và hành vi con người Văn hóa là toàn bộ giá trị, tiêu chuẩn, tín ngưỡng và giả định chi phối quan điểm và hành vi của các cá nhân. Cụ thể là, văn hóa làm cho quan điểm và hành vi của các cá nhân có đặc điểm tương tự và đồng thời cho phép tạo ra sự khác biệt giữa các cá nhân. Ở điểm này, khái niệm về văn hóa quốc gia trở nên quan trọng. Văn hóa quốc gia có thể được định nghĩa là toàn bộ các tiêu chuẩn hành vi, tín ngưỡng truyền thống và giá trị có ảnh hưởng mang tính xác định đối với phần lớn các cá nhân sinh sống tại một quốc gia nhất định (Çetenak và cộng sự, 2017). 2.2 Văn hóa vùng miền và hành vi giao tiếp kinh doanh ở Việt Nam 2.2.1 Sơ lược về văn hóa Việt Nam Theo Nguyen và Truong (2016), kể từ thế kỷ II trước công nguyên, Việt Nam đã chịu sự thống trị và chi phối của các triều đại phong kiến Trung Quốc trong hơn một nghìn năm. Điều này lý giải vì sao văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều bởi hệ tư tưởng và tín ngưỡng Trung Quốc. Trong nguồn gốc văn hóa Trung Quốc, triết học Khổng Tử được lan rộng tại Việt Nam dưới thời nhà Hán (từ năm 110 trước công nguyên đến năm
  14. 5 220 sau công nguyên) có thể được xem là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến giá trị văn hóa Việt Nam (Kelley, 2006). Hơn nữa, trong lịch sử Việt Nam, bên cạnh sự thống trị của các triều đại Trung Quốc, sẽ thật thiếu sót khi không đề cập đến khoảng thời gian một thế kỷ Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1954) và ba mươi năm bị đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam. Các cuộc xâm lược này đã góp phần làm pha trộn thêm nhiều đặc trưng phương Tây vào giá trị văn hóa Việt Nam. Về hệ thống văn hóa của Hofstede, đặc điểm văn hóa Việt Nam được mô tả như sau: Chủ nghĩa tập thể: Theo Hofstede, với điểm số thấp trên thang điểm 20 dành cho khía cạnh chủ nghĩa cá nhân, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tinh thần chủ nghĩa tập thể tương đối cao (Hofstede, 2001). Đánh giá của Hofstede phù hợp với kết quả nghiên cứu do Ralston và cộng sự (1999) tiến hành. Kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam có tinh thần chủ nghĩa tập thể cao hơn đáng kể so với các nhà quản trị Trung Quốc và Mỹ. Ngoài ra, người Việt Nam cũng có xu hướng làm việc hòa thuận, có lối suy nghĩ tập thể, ưa thích hoạt động tập thể hơn và đưa ra quyết định mang lại lợi ích cho cả tập thể thay vì mục tiêu cá nhân (Nguyen và Mujtaba, 2011). Khoảng cách quyền lực: Trong khía cạnh văn hóa này, Hofstede tin rằng nền văn hóa Việt Nam tồn tại khoảng cách quyền lực rất lớn (Sower và Sower, 2005). Có thể chứng kiến mô hình chung của hệ thống ra quyết định tập trung tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam và hầu hết các quyết định kinh doanh quan trọng đều do các nhà lãnh đạo cấp cao và các nhà quản trị cấp cao đưa ra (Napier, 2006). Nhiều người lao động Việt Nam quen thuộc với việc tuân theo mệnh lệnh của cấp trên mà không hề có sự chất vấn hoặc tranh luận nào. Ngoài ra, cả nhà quản trị và cấp dưới đều chấp nhận khoản chênh lệch lớn về mức lương giữa người lao động và nhà quản trị trong doanh nghiệp của họ. Thái độ né tránh rủi ro: Việt Nam nhận được số điểm trung bình về chỉ số thái độ né tránh rủi ro (Sower và Sower, 2005). Điều này có nghĩa là đôi khi người Việt Nam kể
  15. 6 cả các nhà quản trị doanh nghiệp trong nước có thể bị đe dọa bởi các tình huống mơ hồ, vì vậy, họ thường cố gắng né tránh các trường hợp không chắc chắn này bằng cách xây dựng một số quy tắc chính thống và kế hoạch hoạt động chi tiết nhằm đề phòng biến cố có thể xảy ra. Họ có mức e ngại rủi ro nhất định, trì hoãn việc ra quyết định tạm thời khi cảm thấy không chắc chắn và có xu hướng bác bỏ các ý kiến hoặc hành vi không có tiền lệ (Duong và Swierczek, 2008). Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, người Việt Nam khá linh hoạt và dễ dàng thích nghi với tình huống thực tế, thỉnh thoảng họ tin rằng mọi việc xảy ra đều do số phận an bài. Tính chất nam tính: Vị trí, tình trạng và giai cấp xã hội đều đóng vai trò quan trọng trong xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của Khổng giáo đến nền văn hóa quốc gia, người Việt Nam có xu hướng chú trọng đến địa vị của nam giới trong nhiều khía cạnh đời sống. Mặc dù trong những thập kỷ gần đây bất bình đẳng giới đã dần được xóa bỏ trong thế hệ trẻ người Việt Nam, nhưng vẫn tồn tại sự phân biệt về vai trò và vị trí của người phụ nữ trong xã hội (Knodel và cộng sự, 2004). Trong nhiều doanh nghiệp Việt Nam, các vị trí chủ chốt trong ban điều hành phần lớn đều do nam giới nắm giữ và khoản chênh lệch về mức lương và phúc lợi giữa hai giới vẫn được ngầm chấp nhận giữa những người lao động với nhau. Định hướng dài hạn: Trong khía cạnh văn hóa thứ năm, Việt Nam được xếp vào một trong những xã hội có định hướng dài hạn. Tuy nhiên, với điểm số dành cho Việt Nam ở khía cạnh này là 57 được xem là thấp hơn nhiều so với các nền văn hóa khác cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Khổng giáo bao gồm Trung Quốc là 80, Đài Loan là 93, Hàn Quốc là 100 và Nhật Bản là 88. Người Việt Nam “có xu hướng tiết kiệm và đầu tư, tính tằn tiện, tính kiên nhẫn trong việc đạt được kết quả và mối quan tâm hơn cả đó là đức hạnh” (Sower và Sower, 2005). 2.2.2 Văn hóa vùng miền và hành vi giao tiếp kinh doanh ở miền Bắc
  16. 7 Theo Trần Ngọc Thêm (1996), McLeod và cộng sự (2001), Ngô Đức Thịnh (2003) và Trần Quốc Vượng (2006), Bắc Bộ là nơi ghi dấu ấn lịch sử lâu đời nhất của đại dân tộc Việt. Vùng đất này được xem là quê hương, là nguồn cội của con người Việt Nam, là xuất phát điểm của ba nền văn hóa cổ xưa nổi tiếng như văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đại Việt và văn hóa Việt Nam, tiêu biểu là trung tâm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Đây cũng được xem là cái nôi ban đầu tiếp nhận các yếu tố văn hóa mới hình thành nên vùng văn hóa Trung Bộ và vùng văn hóa Nam Bộ. Với lịch sử nghìn năm văn hiến, Bắc Bộ chính là trung tâm đời sống văn hóa, chính trị và xã hội của đất nước, từ đó, mọi khía cạnh trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây luôn mang đậm những nét truyền thống văn hóa lâu đời. Nét truyền thống quý báu ấy tạo nên nét đẹp rất đặc trưng của cư dân miền Bắc nhưng lại trở thành chướng ngại vật ngăn cản con đường phát triển của chính họ. Vị trí địa lý cùng hoàn cảnh lịch sử này đã tạo cho con người Bắc Bộ một lối ứng xử hài hòa sao cho vừa tiếp nhận những ảnh hưởng giao lưu văn hóa vừa lưu giữ những truyền thống lâu đời, từ đó, hình thành nên những bản sắc văn hóa cũng như những tính cách rất đặc trưng. Tính cách thứ nhất là tính căn cơ: Bắc Bộ quanh năm có nhiệt độ tương đối cao và ẩm, khí hậu ở đây mang tính chất lục địa chịu ảnh hưởng từ lục địa Trung Hoa chuyển qua. Trong khi đó, khí hậu ở một phần khu vực Duyên hải lại mang tính chất cận nhiệt đới ẩm chịu ảnh hưởng từ đất liền. Vùng đất này có hai mùa rõ rệt, đó là mùa đông rét căm và mùa hạ nắng nóng cùng với sự tàn phá nặng nề của thiên tai như lũ lụt, hạn hán, v.v… gây ra tình trạng mùa màng thất bát. Chính vì thế, người dân miền Bắc phải căn cơ và tiết kiệm để phòng tránh tình cảnh đói rét có thể xảy ra trong tương lai. Tính cách thứ hai là tính sĩ diện: Đây là vùng đất của những người mang đậm cốt cách kẻ sĩ, quan trọng vẻ bề ngoài, phong cách ăn mặc và phong cách lễ nghĩa. Tâm lý sĩ diện trong đời sống người miền Bắc dẫn đến tính khoa trương, trọng hình thức. Người
  17. 8 dân Bắc Bộ tuy có bản tính căn cơ, tiết kiệm nhưng đôi lúc lại hoang phí vì những lý do bất hợp lý như khoe khoang, tỏ vẻ hơn người, sĩ diện. Họ xem trọng những thứ tao nhã về tri thức và tinh thần nên học thức cũng là một trong những cái “kiêu ngầm” của kẻ sĩ. Tính cách thứ ba là tính bảo thủ: So với hai vùng văn hóa còn lại là Trung Bộ và Nam Bộ thì vùng văn hóa Bắc Bộ gần sát với Trung Quốc hơn nên cũng chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn hóa của quốc gia láng giềng này, điển hình là Khổng giáo, vì thế, tư tưởng của người miền Bắc đến nay vẫn còn nặng tinh thần của trường phái này, đó chính là trọng nam khinh nữ, trọng quân thần khinh dân đen, trọng lễ nghi hình thức, gia trưởng và bảo thủ. Tính cách thứ tư là tính cộng đồng: Tuân theo nguyên tắc truyền thống và chuẩn mực chung, hành vi ứng xử của người Bắc Bộ cũng mang những nét đặc trưng của xã hội Việt Nam có bề dày lịch sử phong kiến lâu đời, đó là đề cao tính cộng đồng. Tính cộng đồng ấy biểu hiện rõ rệt từ cộng đồng về lãnh thổ, đó là các thành viên trong làng cùng sở hữu chung đất đai, áp dụng chế độ ruộng đất công, chẳng hạn như, vào mỗi định kỳ, ruộng công sẽ được phân chia cho từng thành viên trong làng, còn người nhận ruộng có nghĩa vụ đóng góp sức lao động và của cải, v.v… Ngoài ra, tính cộng đồng còn được thể hiện trong hoạt động tổ chức lao động sản xuất, chẳng hạn như, xây dựng các công trình thủy lợi, công trình đường bộ, hệ thống cống rãnh, lao động dưới hình thức vần công, đổi công, v.v… Với tư cách là cội nguồn hình thành dân tộc Việt, văn hóa vùng Bắc Bộ vừa có những nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam vừa có những nét riêng của vùng này, chính vì vậy, hành vi ứng xử của người dân nơi đây cũng không giống với người miền Trung và người miền Nam do bởi hành vi giao tiếp trong đời sống sinh hoạt và đời sống sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào nền tảng văn hóa. Từ đó, hành vi giao tiếp trong cuộc sống và trong kinh doanh của người Bắc Bộ cũng tồn tại nhiều điểm khác biệt so
  18. 9 với hành vi giao tiếp trong cuộc sống và trong kinh doanh của người Trung Bộ và người Nam Bộ. Từ sự đúc rút của Trần Ngọc Thêm (1996), McLeod và cộng sự (2001), Ngô Đức Thịnh (2003) và Trần Quốc Vượng (2006) về tính cách người Bắc Bộ kết hợp với những kiến thức học thuật về hành vi giao tiếp, tâm lý giao tiếp cũng như kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh của Chu Văn Đức (2005), Meyer và cộng sự (2006), Phan Thanh Lâm (2008), Thái Trí Dũng (2009) và Đoàn Thị Hồng Vân (2011), hành vi giao tiếp trong kinh doanh của người miền Bắc được mô tả như sau: Tính căn cơ: Bề dày văn hóa lịch sử lâu đời đã vô hình chung tạo cho con người Bắc Bộ định kiến bất di bất dịch rằng những người làm nghề phục vụ là những người hạ lưu và thấp hèn. Định kiến ấy cũng góp phần làm cho sự phát triển của ngành dịch vụ tại khu vực này bị hạn chế với văn hóa phục vụ khách hàng còn rất yếu kém. Tính sĩ diện: Người miền Bắc vốn rất xem trọng thể diện và chú trọng đến vẻ bề ngoài. Họ luôn muốn chứng tỏ bản thân mình vượt trội hơn so với những người khác. Chính vì thế, khi tham gia vào bất kỳ lĩnh vực nào, chẳng hạn như, đầu tư, kinh doanh, họ cũng luôn hướng đến việc giữ gìn hình ảnh tốt đẹp trước công chúng. Mỗi khi đưa ra quyết định liên quan đến vận mệnh công ty, họ đều cân nhắc rất kỹ lưỡng để không ảnh hưởng đến hình ảnh công ty đã xây dựng. Tính bảo thủ: Việc thuyết phục người dân Bắc Bộ chấp nhận cái mới là rất khó khăn do bởi tính cách bảo thủ của họ. Nếu xét về góc độ doanh nghiệp đến từ khu vực khác thì họ cần phải tìm tòi và sáng tạo sao cho sản phẩm của mình có thể chinh phục được người dân nơi đây, có thể khiến họ thay thế sản phẩm quen thuộc bằng sản phẩm mới của mình. Nhưng lại nghịch lý ở chỗ, họ rất thích những gì gọi là khác biệt. Nên nếu doanh nghiệp nắm bắt được tâm lý này thì việc tiêu thụ sản phẩm mới ở thị trường miền Bắc sẽ không trở nên quá khó khăn. Còn nếu xét về góc độ doanh nghiệp miền Bắc thì với tính cách cố hữu này họ sẽ cảm thấy e ngại với các dự án hay các lĩnh vực
  19. 10 mang tính mới lạ và mạo hiểm vốn luôn tồn tại sự không chắc chắn mặc dù nếu thành công họ có thể đạt được lợi nhuận rất cao. Tính cộng đồng: Đối với người miền Bắc, mối quan hệ rất quan trọng. Tất cả các vấn đề phát sinh đều được giải quyết bằng mối quan hệ quen biết giữa những người liên quan và dĩ nhiên, kinh doanh không phải là trường hợp ngoại lệ. Nếu đã thiết lập được mối quan hệ tâm giao tốt đẹp và vững chắc thì công việc kinh doanh sẽ thuận lợi hơn. Nói chung, khi tham gia vào hoạt động kinh doanh ở khu vực miền Bắc, một trong những điều kiện tiên quyết mà doanh nghiệp cần lưu ý đến là xây dựng mối quan hệ thân thiết với những người có liên quan đến lĩnh vực mà mình sẽ tham gia hoạt động. 2.2.3 Văn hóa vùng miền và hành vi giao tiếp kinh doanh ở miền Trung Theo Trần Ngọc Thêm (1996), McLeod và cộng sự (2001), Ngô Đức Thịnh (2003) và Trần Quốc Vượng (2006), so sánh với vùng văn hóa Bắc Bộ – địa bàn tụ cư cùng với lịch sử khai thác lâu đời của dân tộc Việt và vùng văn hóa Nam Bộ – vùng đất mới với những sắc thái văn hóa tiêu biểu và riêng biệt, thì vùng văn hóa Trung Bộ thể hiện rõ nét là một vùng đệm mang tính trung gian. Vùng chịu sự chi phối của các yếu tố tự nhiên khác nhau như đồng bằng, sông ngòi, biển cả và núi non. Các yếu tố này đã góp phần tạo nên các thành tố văn hóa vùng bộc lộ rõ qua các loại hình văn hóa, phong tục tập quán nói chung và đời sống sinh hoạt của cộng đồng làng xã và đồng bằng ven biển nói riêng. Điều kiện tự nhiên quanh năm khắc nghiệt và không được thuận lợi nên tính chất văn hóa vùng miền cũng vì thế mà chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ. Mặc dù vùng văn hóa Trung Bộ sở hữu những nét riêng biệt so với hai vùng văn hóa còn lại, nhưng cũng thuộc về hệ thống địa lý thống nhất cùng với mối quan hệ tương quan với các vùng miền trong suốt chiều dài lịch sử đất nước nên vẫn tồn tại song song hai đặc tính, đó là vừa đặc trưng vừa tương đồng với nền văn hóa chính thể.
  20. 11 Chính những đặc điểm tự nhiên ấy đã tạo nên một nền văn hóa độc đáo riêng nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Và cũng chính hoàn cảnh ấy đã tạo nên tính cách riêng của con người Trung Bộ. Tính cách thứ nhất là tính cần cù, chịu thương, chịu khó: Có lẽ chính sự nghèo khó và sự khắc nghiệt đã biến người miền Trung trở thành những con người cần cù, chịu thương, chịu khó. Họ lấy sức mạnh ý chí để chống lại cái khắc nghiệt của thiên nhiên. Họ ý thức được cái nghèo của bản thân nên họ rất chịu khó. Đằng sau những tai ương, những bạc bẽo ấy là những ngày bình yên của những con người mang theo vẻ đẹp của tinh thần hăng say lao động tạo ra của cải vật chất cống hiến cho đời. Tính cách thứ hai là tính tiết kiệm: Miền Trung không được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nguồn tài nguyên phong phú hoặc khí hậu thuận lợi. Những gì vùng đất này nhận được chỉ là những dãy núi cao quanh co hiểm trở và những dòng sông sóng nước cuồn cuộn cùng thời tiết khắc nghiệt, mùa đông lạnh lẽo, mùa hạ nắng nóng, rồi đến những trận thiên tai lũ lụt, hạn hán phá hoại biết bao vụ mùa. Có thể thấy rằng, để sinh tồn, mỗi ngày người dân Trung Bộ phải vật lộn và chống chọi với thiên nhiên gian khổ như thế nào, và chính vì lẽ đó, đã tạo nên trong họ tính cách chịu đựng gian khó và tiết kiệm vì nếu không dành dụm, chắt chiu thì khi lũ lụt hay hạn hán kéo đến bất ngờ, họ biết xoay sở thế nào? Bởi thế, ăn chắc mặc bền là hành vi ứng xử với hoàn cảnh thiên nhiên không lấy gì gọi là dễ chịu của người dân vùng này. Tính cách thứ ba là tinh thần hiếu học: Người Trung Bộ luôn nghĩ đến tương lai, điều họ mong muốn là thời tiết thuận lợi, mùa màng bội thu để thoát khỏi nghịch cảnh nghèo đói. Nhưng thay vì mỗi ngày phải cầu xin cho mưa thuận gió hòa, họ lại thấm nhuần tư tưởng phải “đổi đời” bằng con đường học vấn, đây là con đường duy nhất để chấm dứt cái nghèo khổ đeo đẵng dai dẳng từ ngày này sang ngày khác. Họ cho rằng họ phải nỗ lực học hành thành đạt thì trong tương lai họ mới có thể tránh khỏi sự trừng phạt khắc nghiệt của thiên nhiên và thoát khỏi cảnh cơ hàn khốn khó. Vì vậy, tinh thần
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1