Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 2015, tầm nhìn đến 2020
lượt xem 12
download
Mục tiêu của đề tài là thu thập các dữ liệu, phân tích đánh giá các số liệu, thông tin liên quan nhằm mục đích xây dựng chiến lược phát triển DLST tại Đồng Nai giai đoạn 2008 -2015, tầm nhìn đến 2020. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 2015, tầm nhìn đến 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ______________ TRẦN VŨ HOÀI HẠ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2008-2015, TẦM NHÌN ĐẾN 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HCM – Năm 2008
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ______________ TRẦN VŨ HOÀI HẠ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2008-2015, TẦM NHÌN ĐẾN 2020 Chuyên ngành : Kinh tế Phát triển Mã số : 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. TRẦN VĂN THÔNG TP.HCM – Năm 2008
- MỤC LỤC Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình, biểu Danh mục phụ lục PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 1 3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 1 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 1 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................. 4 1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch .................................................................... 4 1.1.1 Tài nguyên du lịch sinh thái .................................................................... 4 1.1.1.1. Khái niệm ................................................................................. 4 1.1.1.2. Hệ sinh thái............................................................................... 6 1.1.1.3. Đa dạng sinh học ...................................................................... 6 1.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch ................................................................... 7 1.1.3. Các loại hình du lịch............................................................................... 7 1.1.3.1. Du lịch sinh thái ....................................................................... 7 1.1.3.2. Du lịch văn hóa ........................................................................ 8 1.1.3.3. Khái niệm về sản phẩm du lịch ................................................ 8 1.1.3.4. Khái niệm về chiến lược du lịch .............................................. 9
- 1.2. Du lịch sinh thái ................................................................................................... 9 1.2.1. Khái niệm du lịch sinh thái .................................................................... 9 1.2.2. Khái niệm về quy hoạch du lịch sinh thái ............................................ 13 1.2.3. Các tiêu chuẩn quy hoạch du lịch sinh thái .......................................... 14 1.2.3.1. Hệ sinh thái............................................................................. 14 1.2.3.2. Hiệu quả ................................................................................. 15 1.2.3.3. Bản sắc văn hóa ...................................................................... 15 1.2.3.4. Công bằng .............................................................................. 15 1.2.3.5. Cộng đồng .............................................................................. 15 1.2.3.6. Cân bằng ................................................................................. 15 1.2.3.7. Phát triển ................................................................................ 16 1.2.4. Khái niệm về vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu lịch sử-văn hóa-môi trường và miệt vườn ................................................................................... 16 1.2.4.1. Vườn Quốc gia ....................................................................... 16 1.2.4.2. Khu bảo tồn thiên nhiên ......................................................... 16 1.2.4.3. Khu rừng lịch sử - văn hóa – môi trường ............................... 17 1.2.4.4. Miệt vườn ............................................................................... 17 1.2.5. Các yêu cầu của quy hoạch du lịch sinh thái ....................................... 17 1.2.5.1. Yêu cầu về yếu tố sinh thái .................................................... 17 1.2.5.2. Yêu cầu về thẩm mỹ sinh thái ................................................ 17 1.2.5.3. Yêu cầu về kinh tế .................................................................. 18 1.2.5.4. Yêu cầu về xã hội ................................................................... 18 1.2.6. Các nguyên tắc quy hoạch du lịch sinh thái ......................................... 18
- 1.2.6.1. Nguyên tắc hòa nhập .............................................................. 18 1.2.6.2. Nguyên tắc quy mô ................................................................ 18 1.2.7. Khách du lịch sinh thái ......................................................................... 20 1.2.8. Phát triển du lịch sinh thái bền vững .................................................... 21 1.2.9. Chiến lược phát triển du lịch sinh thái ................................................. 22 1.2.9.1. Chiến lược sản phẩm ............................................................. 22 1.2.9.2. Chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ ................................ 22 1.2.9.3. Chiến lược về giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên DL ... 22 1.2.9.4. Chiến lược đầu tư phát triển ................................................... 22 1.2.9.5. Chiến lược giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực .................... 23 1.2.9.6. Chiến lược thị trường du lịch sinh thái .................................. 23 CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở TỈNH ĐỒNG NAI ....................................................... 24 2.1. Đánh giá tổng quan tài nguyên du lịch Đồng Nai .............................................. 24 2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 24 2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên.................................................................. 24 2.1.2.1. Địa hình .................................................................................. 24 2.1.2.2. Khí hậu ................................................................................... 26 2.1.2.3. Tài nguyên nước ..................................................................... 26 2.1.2.4. Tài nguyên thực, động vật ...................................................... 27 2.1.3. Tài nguyên văn hóa bản địa ................................................................. 39 2.1.3.1. Các di tích lịch sử ................................................................... 39
- 2.1.3.2. Các lễ hội ................................................................................ 42 2.1.3.3. Dân tộc và các làng nghề truyền thống .................................. 43 2.1.3.4. Các công trình, giá trị văn hóa khác ....................................... 47 2.1.4. Các nguồn lực phát triển khác .............................................................. 50 2.1.4.1. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội ...................................... 50 2.1.4.2. Kết cấu hạ tầng du lịch ........................................................... 50 2.1.4.3. Cơ sở vật chất – kỹ thuật dịch vụ du lịch ............................... 53 2.1.4.4. Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí ................................................ 55 2.1.4.5. Lao động du lịch ..................................................................... 56 2.2. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Đồng Nai ...................... 58 2.2.1. Loại hình du lịch sinh thái .................................................................... 58 2.2.2. Sản phẩm du lịch sinh thái ................................................................... 59 2.2.2.1. Mạng lưới các điểm du lịch sinh thái ..................................... 59 2.2.2.2. Mạng lưới tuyến du lịch sinh thái .......................................... 60 2.2.3. Tình hình kinh doanh du lịch ............................................................... 61 2.2.3.1. Lượt khách.............................................................................. 61 2.2.3.2. Ngày khách ............................................................................. 64 2.2.3.3. Tính thời vụ ............................................................................ 65 2.2.3.4. Doanh thu du lịch ................................................................... 67 2.2.4. Đầu tư phát triển du lịch ....................................................................... 68 2.2.5. Hoạt động xúc tiến du lịch ................................................................... 70 2.2.6. Đánh giá tác động môi trường du lịch .................................................. 72
- 2.3. Một số kết quả và khó khăn hạn chế trong quá trình phát triển DLST của tỉnh Đồng Nai ................................................................................................................... 72 2.3.1. Kết quả ................................................................................................. 72 2.3.2. Khó khăn hạn chế ................................................................................ 73 CHƯƠNG 3 : XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2008-2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 ........................................................................................................................... 74 3.1. Phân tích những lợi thế và hạn chế đối với phát triển du lịch sinh thái (phương pháp phân tích SWOT).............................................................................................. 74 3.1.1. Nhóm các yếu tố bên trong .................................................................. 74 3.1.1.1. Điểm mạnh (S) ....................................................................... 74 3.1.1.2. Điểm yếu (W) ......................................................................... 75 3.1.2. Nhóm các yếu tố bên ngoài .................................................................. 76 3.1.2.1. Cơ hội (O) .............................................................................. 76 3.1.2.2. Thách thức (T) ........................................................................ 77 3.1.3. Phân tích SWOT................................................................................... 78 3.1.3.1. Ma trận SWOT ....................................................................... 79 3.1.3.2. Chiến lược SO ........................................................................ 80 3.1.3.3. Chiến lược ST ........................................................................ 80 3.1.3.4. Chiến lược WO ...................................................................... 81 3.1.3.5. Chiến lược WT ....................................................................... 82 3.2. Các chiến lược phát triển du lịch sinh thái ......................................................... 82 3.2.1. Chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái (DLST) ................................... 82
- 3.2.1.1. Tập trung xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch sinh thái mang nét đặc trưng, đặc sắc của Đồng Nai, trọng tâm gồm 3 sản phẩm chính ........ 82 3.2.1.2. Hình thành các sản phẩm du lịch chuyên đề bổ trợ cho sản phẩm du lịch sinh thái ............................................................................................... 84 3.2.1.3. Liên kết mở rộng không gian du lịch Đồng Nai sang các tỉnh thành lân cận, tạo thêm các sản phẩm du lịch, hạn chế các sản phẩm trùng lắp....... 84 3.2.1.4. Phát triển thêm các điểm dừng trung tâm trên tuyến đường đến các trung tâm du lịch lân cận .............................................................................. 85 3.2.2. Chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ DLST ................................... 86 3.2.2.1. Cải tạo, nâng cấp, đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, tập trung vào các sản phẩm du lịch trọng tâm................................................. 86 3.2.2.2. Đẩy mạnh việc cải thiện nhân tố con người ........................... 86 3.2.2.3. Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý du lịch ............ 86 3.2.3. Chiến lược tôn tạo, giữ gìn và phát triển tài nguyên DLST ................. 87 3.2.3.1. Khai thác hợp lý trên cơ sở giới hạn sức chứa của tài nguyên du lịch (tự nhiên, văn hóa) ........................................................................................ 87 3.2.3.2. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường du lịch.................... 87 3.2.3.3. Lập kế hoạch bảo tồn, phục hồi các giá trị nhân văn ............. 88 3.2.3.4. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương .......... 88 3.2.4. Chiến lược đầu tư phát triển DLST ...................................................... 88 3.2.4.1. Tập trung đầu tư vốn ngân sách nhà nước mang tính xúc tác, hỗ trợ ......................................................................................................................... 88 3.2.4.2. Thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế ............................... 89 3.2.4.3. Xây dựng cơ chế thu hút và giám sát đầu tư .......................... 89 3.2.5. Chiến lược giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực DLST ....................... 89
- 3.2.5.1. Đưa các nội dung về môi trường, văn hóa, xã hội vào các chương trình đào tạo.................................................................................................. 89 3.2.5.2. Phổ biến kiến thức về môi trường, du lịch sinh thái .............. 89 3.2.5.3. Chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng .......................................... 90 3.2.6. Chiến lược thị trường DLST ................................................................ 90 3.2.6.1. Xây dựng thương hiệu du lịch xanh cho Đồng Nai ............... 90 3.2.6.2. Nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của các du khách về môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa ........................................................................ 91 3.2.6.3. Chọn lựa, sử dụng hiệu quả các kênh thông tin quảng bá ...... 92 3.3 . Các chỉ tiêu dự báo ............................................................................................ 92 3.3.1. Cơ sở dự báo ........................................................................................ 92 3.3.2. Dự báo số lượng du khách DLST ........................................................ 94 3.3.3. Dự báo doanh thu DLST ...................................................................... 98 3.3.4. Dự báo nguồn vốn đầu tư ..................................................................... 98 3.3.5. Dự báo nguồn lao động du lịch .......................................................... 100 3.3.6. Tầm nhìn đến 2020............................................................................. 101 3.4. Các giải pháp và kiến nghị ............................................................................... 102 3.4.1. Về tổ chức thực hiện chiến lược ........................................................ 102 3.4.2. Về vốn đầu tư phát triển ..................................................................... 103 3.4.3. Về cơ chế chính sách .......................................................................... 104 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 107 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. CSLT Cơ sở lưu trú 2. DLST Du lịch sinh thái 3. DN Doanh nghiệp 4. DTLS Di tích lịch sử 5. ĐDSH Đa dạng sinh học 6. ĐTV Động thực vật 7. HST Hệ sinh thái 8. MTST Môi trường sinh thái 9. PTBV Phát triển bền vững 10. SPDL Sản phẩm du lịch 11. VQG Vườn Quốc gia
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 : Thống kê định nghĩa du lịch sinh thái ..................................................... 11 Bảng 2.1 : Phân loại tài nguyên du lịch tự nhiên Đồng Nai ..................................... 25 Bảng 2.2 : Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Đồng Nai ............................. 40 Bảng 2.3 : Rừng văn hóa lịch sử Đồng Nai .............................................................. 41 Bảng 2.4 : Dân tộc bản địa sinh sống quanh rừng đặc dụng ..................................... 44 Bảng 2.5 : Cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Đồng Nai năm 2007 ....................................... 54 Bảng 2.6 : Công suất phòng bình quân từ 2003 – 2007 ............................................ 55 Bảng 2.7 : Cơ sở kinh doanh ăn uống tỉnh Đồng Nai ............................................... 55 Bảng 2.8 : Phân loại lao động du lịch Đồng Nai theo trình độ đào tạo .................... 56 Bảng 2.9 : Phân loại lao động du lịch Đồng Nai theo chức năng nhiệm vụ ............. 57 Bảng 2.10 : Tổng lượt khách đến Đồng Nai 2003 – 2007 ........................................ 62 Bảng 2.11 : Khách du lịch sinh thái đến Đồng Nai 2004 – 2007 ............................. 63 Bảng 2.12 : Ngày khách du lịch tại Đồng Nai .......................................................... 65 Bảng 2.13 : Hệ số thời vụ du lịch sinh thái Đồng Nai .............................................. 66 Bảng 2.14 : Doanh thu du lịch Đồng Nai .................................................................. 67 Bảng 2.15 : Chi tiêu du lịch bình quân ..................................................................... 68 Bảng 2.16 : Tổng vốn đầu tư du lịch 2003 – 2007.................................................... 69 Bảng 2.17 : Bảng tình trạng các dự án đầu tư du lịch 2001-2007 ............................ 69 Bảng 2.18 : Thời gian triển khai dự án đầu tư du lịch .............................................. 70 Bảng 2.19 : Kinh phí và hình thức xúc tiến du lịch Đồng Nai.................................. 71 Bảng 3.1 : Ma trận SWOT ........................................................................................ 79
- Bảng 3.2 : Dự kiến tốc độ tăng trưởng lượt khách bình quân ................................... 94 Bảng 3.3 : Dự báo lượt khách du lịch đến Đồng Nai 2008-2015 ............................. 96 Bảng 3.4 : Dự báo lượt khách DLST đến Đồng Nai 2008-2015 .............................. 97 Bảng 3.5 : Dự báo doanh thu DLST ở Đồng Nai 2008-2015 ................................... 99 Bảng 3.6 : Dự báo nhu cầu vốn đầu tư DLST tại Đồng Nai 2008-2015................... 99 Bảng 3.7 : Tỷ lệ lượt khách du lịch/lao động .......................................................... 100 Bảng 3.8 : Dự báo nhu cầu nhân lực phục vụ du lịch tại Đồng Nai 2008-2015 ..... 100 Bảng 3.9 : Dự báo nhu cầu nhân lực phục vụ DLST tại Đồng Nai 2008-2015 ...... 101
- DANH MỤC HÌNH, BIỂU Hình 1.1 : Sức chứa du lịch thường xuyên................................................................ 19 Hình 1.2 : Sức chứa hàng ngày ................................................................................. 19 Biểu 2.1 : Thời vụ du lịch Đồng Nai ......................................................................... 66
- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Tình hình hoạt động du lịch tỉnh Đồng Nai năm 2003 Phụ lục 2 : Tình hình hoạt động du lịch tỉnh Đồng Nai năm 2004 Phụ lục 3 : Tình hình hoạt động du lịch tỉnh Đồng Nai năm 2005 Phụ lục 4 : Tình hình hoạt động du lịch tỉnh Đồng Nai năm 2006 Phụ lục 5 : Tình hình hoạt động du lịch tỉnh Đồng Nai năm 2007 Phụ lục 6 : Tài nguyên du lịch tự nhiên Đồng Nai Phụ lục 7 : Tài nguyên du lịch nhân văn Đồng Nai Phụ lục 8 : Bản đồ tài nguyên du lịch Đồng Nai Phụ lục 9 : Bản đồ du lịch Đồng Nai trong hệ thống tuyến điểm toàn quốc Phụ lục 10 : Bản đồ kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Phụ lục 11 : Bản đồ tổ chức không gian, tuyến điểm du lịch Đồng Nai Phụ lục 12 : Bản đồ các dự án du lịch ưu tiên đầu tư phát triển Phụ lục 13 : Bản đồ Quy hoạch du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 Phụ lục 14 : Cơ cấu doanh thu du lịch Đồng Nai Phụ lục 15 : Các khu điểm du lịch sinh thái tại Đồng Nai Phụ lục 16 : Tình hình triển khai các dự án đầu tư du lịch Phụ lục 17 : Tiêu chuẩn không gian Việt Nam Phụ lục 18 : Các dự án mời gọi đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Phụ lục 19 : Phụ biểu sơ bộ sức chứa các khu điểm DLST tại Đồng Nai Phụ lục 20 : Hình ảnh một số khu điểm DLST tiêu biểu Đồng Nai
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU _________ 1. Lý do chọn đề tài : Đồng Nai là tỉnh có tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng, phong phú nhưng du lịch Đồng Nai vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có mặc dù cơ cấu kinh tế của Đồng Nai đang dịch chuyển theo hướng nâng cao tỷ trọng dịch vụ và Tỉnh cũng đang quyết tâm đẩy mạnh sự chuyển dịch này theo hướng PTBV. Song song đó, ngành du lịch thế giới nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng đang ngày càng phát triển, góp phần đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, trong đó nổi lên việc phát triển DLST như một công cụ hữu hiệu giúp PTBV. Trong bối cảnh như thế, tác giả nhận thấy sự cần thiết, cũng như sự thuận lợi và phù hợp khi chọn lựa đề xuất chiến lược phát triển DLST Đồng Nai theo hướng PTBV với mong mỏi kết quả nghiên cứu đề tài sẽ phần nào đóng góp được các ý tưởng, các giải pháp giúp cho việc phát triển ngành du lịch của tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu : Thu thập các dữ liệu, phân tích đánh giá các số liệu, thông tin liên quan nhằm mục đích xây dựng chiến lược phát triển DLST tại Đồng Nai giai đoạn 2008 -2015, tầm nhìn đến 2020. 3. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu DLST như một quan điểm PTBV, một sự lựa chọn hợp lý mà hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đang triển khai áp dụng. - Đánh giá hệ thống tài nguyên du lịch của Đồng Nai để thấy được tiềm năng phát triển DLST. - Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Đồng Nai, phân tích xu thế phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng. - Hình thành định hướng chiến lược phát triển DLST của Đồng Nai (chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược đào tạo nguồn nhân lực...) - Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp thực hiện. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- 2 Phƣơng pháp tiếp cận và phân tích hệ thống : Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành liên vùng. Do đó hệ thống lãnh thổ du lịch cũng bao hàm nhiều phân hệ câu tạo thành mối liên hệ đa dạng và phức tạp. Vì thế, khi tiến hành phân tích các hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch cần có sự tiếp cận mang tính tổng thể, toàn diện, đa chiều dựa trên quan điểm hệ thống để hạn chế việc nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện, đơn lẻ, thiếu tính kết nối, giúp nhận thức được quy luật vận động của từng phân hệ và các mối liên hệ nội tại giữa chúng để đưa ra phương hướng phát triển tối ưu. Phƣơng pháp khảo sát thực địa : giúp cung cấp các thông tin, dữ liệu cơ bản mang tính thực tiễn qua việc khảo sát thực tế các khu điểm để từ đó hạn chế được tính chủ quan trong việc phân tích, đánh giá các nội dung cụ thể có liên quan. Để khảo sát thực địa có thể sử dụng một số hình thức như sau: quan sát trực tiếp, đếm số lượng, khảo sát. Phƣơng pháp bản đồ : ghi nhận, mô tả, phân tích, tổng hợp và nhận thức các đối tượng địa lý thông qua việc thiết lập và sử dụng bản đồ, biểu đồ. Nghiên cứu bằng bản đồ giúp phản ánh những đặc điểm không gian phân bố các nguồn tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; đồng thời tạo ra cơ sở để phân tích và phát hiện các quy luật hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch, từ đó xác định phương hướng phát triển và tổ chức quy hoạch không gian du lịch. Phƣơng pháp cân đối kinh tế : tính toán lập kế hoạch phát triển, dự báo hệ thống các chỉ tiêu và thiết lập sự cân đối cung cầu về các mặt : cân đối giữa tiềm năng du lịch và nhu cầu tham quam quan của du khách; cân đối giữa nhu cầu của du khách với khả năng cung ứng dịch vụ về kết cấu hạng tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; cân đối ngân sách đầu tư cho phát triển du lịch; cân đối nguồn nhân lực du lịch. Phƣơng pháp phân tích xu thế : dựa vào quy luật vận động của sự vật trong quá khứ và hiện tại để suy ra xu hướng phát triển trong tương lai. Phương
- 3 pháp này được sử dụng để đưa ra dự báo về các chỉ tiêu phát triển và có thể được mô hình hóa bằng các phương pháp toán học. Phƣơng pháp phân tích SWOT : là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định thông qua việc phân tích điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses) bên trong và cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats) bên ngoài đối tượng nghiên cứu. SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một ngành, một tổ chức, một công ty hay của một đề án kinh doanh một cách có hệ thống nhằm giúp phân loại lựa chọn các chiến lược, chiến thuật phát triển phù hợp.
- 4 CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN ___________ 1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch 1.1.1 Tài nguyên du lịch sinh thái 1.1.1.1. Khái niệm Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của con người. Hiểu theo nghĩa này, tài nguyên là khái niệm rất rộng bao gồm đất, nước, rừng, biển, khoáng sản, năng lượng, khí hậu, cảnh quan, di sản văn hóa kiến trúc, thông tin. Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã hội loài người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác hoặc tạo ra ngày càng tăng. Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Có thể hiểu đơn giản tài nguyên du lịch đề cập tới các loại tài nguyên có tiềm năng, giá trị khai thác du lịch. Đó chính là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, DTLS - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch. Có hai loại tài nguyên du lịch : - Tài nguyên du lịch thiên nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, HST, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. - Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, DTLS, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên DLST là bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một HST cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời HST tự nhiên đó.
- 5 Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều là tài nguyên DLST mà chỉ các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một HST cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển DLST mới được xem là tài nguyên DLST. Văn hóa bản địa là các giá trị về vật chất và tinh thần được hình thành trong quá trình phát triển của một cộng đồng dân cư, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa thế giới tự nhiên và con người trong không gian của một HST tự nhiên cụ thể. Văn hóa bản địa là một bộ phận cấu thành của đa dạng sinh học (ĐDSH). Tài nguyên DLST mang một số đặc trưng như sau : - Tính phong phú, đa dạng : là một bộ phận của tài nguyên du lịch chủ yếu được hình thành từ tự nhiên mà bản thân tự nhiên lại rất đa dạng phong phú nên tài nguyên DLST cũng có đặc điểm này. - Tính nhạy cảm : tài nguyên DLST được hình thành trên cở sở các HST tự nhiên, sự ĐDSH mà các hợp phần này lại rất nhạy cảm với các tác động của con người nên việc sử dụng, khai thác tài nguyên DLST phải rất chú trọng đến công tác bảo tồn, gìn giữ môi trường tự nhiên. - Thời gian khai thác khác nhau : trong các loại tài nguyên DLST, có loại có thể khai thác quanh năm nhưng cũng có loại mà việc khai thác phụ thuộc ít nhiều vào thời vụ. Sự phụ thuộc này chủ yếu dựa vào quy luật diễn biến của khí hậu, mùa di trú, sinh sản của các loài sinh vật. - Xa khu dân cư và được khai thác tại chỗ để tạo ra sản phẩm du lịch (SPDL): tài nguyên DLST thường xa khu dân cư, chúng có nguy cơ bị suy giảm, biến mất do tác động trực tiếp của con người. Chẳng hạn, người dân chặt cây rừng, săn bắn bừa bãi để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Việc thưởng thức SPDL sinh phải cũng tương tự SPDL nói chung, phải được diễn ra tại chỗ. Ví dụ, du khách phải đến tận nơi mới có thể quan sát được một hệ thực vật đặc trưng. - Khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài : phần lớn các tài nguyên DLST đều có khả năng phụ hồi tái tạo. Điều này có được là do bản chất tự nhiên của các tài nguyên DLST vốn dựa trên nền tảng là các tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên
- 6 thực tế cho thấy, nhiều loài quý hiếm có thể bị hủy diệt, dẫn đến tuyệt chủng do những tai biến tự nhiên hoặc do các tác động của con người. 1.1.1.2. Hệ sinh thái "HST là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó". Theo độ lớn, HST có thể chia thành HST nhỏ (bể nuôi cá), HST vừa (một thảm rừng, một hồ chứa nước), HST lớn (đại dương). Tập hợp tất cả các HST trên bề mặt trái đất thành một HST khổng lồ sinh thái quyển (sinh quyển). HST bao gồm hai thành phần: vô sinh (nước, không khí,...) và sinh vật. Giữa hai thành phần trên luôn luôn có sự trao đổi chất, năng lượng và thông tin. 1.1.1.3. Đa dạng sinh học Công ước Quốc tế về ĐDSH định nghĩa : “ĐDSH là sự khác biệt trong mọi cơ thể sống có từ mọi nguồn, từ các HST ở đất liền, ở biển, và ở các HST khác ở nước, và mọi tổ hợp sinh thái mà các cơ thể sống là thành phần hợp thành; ĐDSH cũng bao gồm sự đa dạng trong loài, giữa các loài và các HST. ĐDSH bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần của cơ thể, các chủng quần, hay các hợp phần sinh học khác của HST, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người”. Nói ngắn gọn, ĐDSH là mức độ phong phú của thiên nhiên sống, là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên tạo nên do tất cả các dạng sống trên trái đất. ĐDSH có ba mức độ : - Đa dạng di truyền : thể hiện sự đa dạng gen trong mỗi loài - Đa dạng loài : thể hiện sự đa dạng về các loài sinh vật cùng tồn tại và phát triển trong một không gian lãnh thổ nhất định. - Đa dạng sinh thái : thể hiện sự đa dạng của các kiểu cộng đồng sinh thái khác nhau tạo nên tạo nên cơ thể sống và mối liên hệ giữa chúng với nhau ĐDSH là thước đo tính đa dạng về gen, về loài và các HST trong một vùng hay trên toàn thế giới. Đối với con người và trái đất nói chung, ĐDSH có các chức năng chính rất quan trọng như là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất trong đó có
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 244 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn