intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật cơ khí: Nghiên cứu thiết kế máy sấy cà phê đảo chiều năng suất 2 tấn/mẻ

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

33
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là nghiên cứu thiết kế máy sấy cà phê đảo chiều có hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh và có năng suất phù hợp với các hộ nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật cơ khí: Nghiên cứu thiết kế máy sấy cà phê đảo chiều năng suất 2 tấn/mẻ

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Mọi tài liệu tham khảo trong luận văn đã được trích dẫn cụ thể. Thành phố Huế, ngày 21 tháng 7 năm 2017 Tác giả Phan Duy Tuấn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và tạo điều kiện thuận lợi của các Thầy, Cô giáo trong Khoa Cơ khí - Công nghệ và Phòng sau Đại học thuộc Trường Đại học Nông lâm Huế; Ban giám hiệu Trường Trung cấp nghề số 15 cùng gia đình, bạn bè đồng nghiệp. Tôi chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ tận tình và quý báu đó. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến NGND.PGS.TS. Phan Hòa, người Thầy hướng dẫn khoa học đã dành nhiều thời gian, công sức, tâm huyết để giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này. Thành phố Huế, ngày 21 tháng 7 năm 2017 Tác giả Phan Duy Tuấn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tính cấp thiết của đề tài Nước ta thuộc vùng nhiệt đới có hơn 2000 giờ nắng mỗi năm nên quá trình làm khô cà phê chủ yếu bằng phương pháp tự nhiên. Phương pháp này có ưu điểm cơ bản là đơn giản, giá thành thấp. Tuy nhiên, phơi nắng tự nhiên cũng có những nhược điểm, đó là: Khó đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng cà phê như độ nhiễm bẩn, độ ẩm cuối, độ đồng đều và khó chủ động thời gian. Trong những năm gần đây, điều kiện thời tiết trên địa bàn các tỉnh Tây nguyên có nhiều thay đổi, chịu ảnh hưởng của gió bão, mưa nhiều nên ảnh hưởng đến quá trình thu hoạch và chế biến cà phê. Vì vậy, người ta thường dùng các loại máy sấy tĩnh để sấy cà phê. Các loại máy này đa số có năng suất chưa phù hợp với quy mô hộ nông dân trồng cà phê ở Tây nguyên và phải đảo trộn bằng tay nên mất nhiều thời gian và tốn nhiều lao động. Xuất phát từ tình hình đó, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thiết kế máy sấy cà phê đảo chiều năng suất 2 tấn/mẻ” Mục tiêu Nghiên cứu thiết kế máy sấy cà phê đảo chiều có hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh và có năng suất phù hợp với các hộ nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng. Nhiệm vụ - Khảo sát tình hình trồng và chế biến cà phê của các hộ dân tại các tỉnh Tây nguyên mà chủ yếu là Gia Lai - Nghiên cứu xác định tính chất cơ lý của quả cà phê - Nghiên cứu xác định nguyên lý làm việc của máy sấy cà phê đảo chiều - Tính toán thiết kế mẫu máy sấy cà phê đảo chiều 2 tấn/mẻ Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia - Phương pháp tính toán thiết kế máy Kết quả nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của quá trình sấy - Nghiên cứu lựa chọn nguyên lý làm việc của máy sấy cà phê đảo chiều PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv - Tính toán thiết kế máy sấy cà phê đảo chiều năng suất 2 tấn/mẻ, với các thống số cơ bản: - Năng suất của máy: 2tấn/mẻ - Hạ độ ẩm quả cà phê từ 60% xuống 12% - Thể tích buống sấy: 3,23 m3 - Thời gain sấy: 46,2 giờ - Công suất của quạt gió: 2,1 kW - Công suất động cơ điện: 2,37 kW - Chi phí chất đốt (củi khô): 14 kg/h PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ iii MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... viii DANH MỤC ẢNH, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .......................................................................ix MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CẢU ĐỀ TÀI ...............................................................................1 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................2 2.1. Mục tiêu ....................................................................................................................2 2.2. Nhiệm vụ ..................................................................................................................2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .................................................................2 3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................3 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY CÀ PHÊ............................................................................3 1.1.1. Sơ lược lịch sử việc trồng cà phê trên thế giới và ở Việt Nam. ............................3 1.1.2. Cấu tạo và tính chất hóa lý của quả cà phê. ..........................................................8 1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI. ..............13 1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM .................14 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........35 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................35 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................35 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................35 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................35 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .........................................................................35 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia....................................................................35 2.2.3. Phương pháp tính toán thiết kế máy ....................................................................35 CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................36 3.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH SẤY ....................................................19 3.1.1. Thông số nhiệt vật lý của vật liệu ẩm ..................................................................19 3.1.2. Phân loại vật ẩm ..................................................................................................19 3.1.3. Các thông số trạng thái của tác nhân sấy.............................................................20 3.1.4. Truyền nhiệt và truyền ẩm trong quá trình sấy ...................................................26 3.1.5. Động học quá trình sấy ........................................................................................31 3.1.6. Xác định thời gian sấy .........................................................................................34 3.2. NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY SẤY CÀ PHÊ ĐẢO CHIỀU ..................................................................................................36 3.2.1. Phân loại các nguyên lý sấy hạt… . .....................................................................36 3.2.2. Lựa chọn nguyên lý làm việc của máy sấy cà phê đảo chiều, năng suất 2 tấn/mẻ...45 3.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY SẤY CÀ PHÊ ĐẢO CHIỀU NĂNG SUẤT 2 TẤN/ MẺ ....................................................................................................................47 3.3.1. Tính toán các thông số buồng sấy .......................................................................47 3.3.2. Tính toán các thông số lò đốt ..............................................................................52 3.3.3. Tính toán thông số quạt gió .................................................................................54 3.3.4. Thiết kế các bộ phận của máy sấy .......................................................................56 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................60 KẾT LUẬN ...................................................................................................................60 ĐỀ NGHỊ .......................................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 61 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT a - Chiều rộng buồng sấy b - Chiều dài buồng sấy d - Hàm lượng ẩm của không khí Ga - Khối lượng cà phê quả tươi trước khi sấy GH 2O - Lượng nước bốc hơi trong quá trình sấy Gk - Khối lượng cà phê sau khi sấy GQ - Lưu lượng khói quạt h - Chiều cao lớp hạt I - Entanpy của không khí ẩm P - Áp suất khí quyển Pbh - Áp suất riêng phần của hơi nước trong hỗn hợp không khí ẩm ở điều kiện bảo hòa. PL - Công suất lò đốt q - Nhiệt trị nguyên liệu t - Nhiệt độ môi trường Vb - Thể tích buồng sấy W1 - Ẩm độ tương đối của khối hạt trước khi sấy W2 - Ẩm độ tương đối của khối hạt sau khi sấy η - Hiệu suất lò đốt φ - Độ ẩm không khí PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1. Diện tích trồng cà phê của Việt Nam ..............................................................7 Bảng 1.2. Tỷ lệ giữa các thành phần cấu tạo của quả cà phê ..........................................9 Bảng 1.3. Thành phần hoá học của vỏ quả (% chất khô) ..............................................10 Bảng 1.4. Thành phần hỏa học của lớp nhớt (% chất khô) ...........................................11 Bảng 1.5. Thành phần hoá học của vỏ trấu (% chất khô)..............................................11 Bảng 1.6. Thành phần hoá học của nhân cà phê ...........................................................12 Bảng 3.1. So sánh các hình thức chuyển động khác nhau của tác nhân sấy .................37 Bảng 3.2. Trạng thái không khí ở 3 thời điểm ..............................................................51 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. ix DANH MỤC ẢNH, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 1.1. Cây cà phê .......................................................................................................3 Hình 1.2. Bản đồ phân bố trồng cà phê trên thế giới.......................................................4 Hình 1.3. Cà phê Robusta ................................................................................................5 Hình 1.4. Cà phê Arabica ................................................................................................6 Hình 1.5. Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân trồng cà phê .........................................6 Hình 1.6. Sản lượng cà phê Việt Nam qua các niên vụ ...................................................8 Hình 1.7. Quả cà phê .......................................................................................................8 Hình 1.8. Cấu tạo giải phẫu quả cà phê ...........................................................................9 Hình 1.9. Sản lượng cà phê trên thế giới .......................................................................13 Hình 1.10. Nông dân đang thu hái cà phê .....................................................................14 Hình 1.11. Nông dân đang làm sạch sơ bộ quả cà phê ..................................................15 Hình 1.12. Máy xát vỏ cà phê quả khô ..........................................................................16 Hình 1.13. Phơi cà phê thủ công trên sân xi măng ........................................................17 Hình 1.14. Máy tách vỏ cà phê và đánh sạch nhớt ........................................................18 Hình 1.15. Cách xây dựng đồ thị I – d ..........................................................................25 Hình 1.16. Sự mô tả ảnh hưởng của trao đổi chất đến trao đổi nhiệt ............................29 Hình 1.17. Đường cong sấy. ..........................................................................................32 Hình 1.18. Đường cong tốc độ sấy ................................................................................33 Hình 1.19. Đường cong nhiệt độ sấy. ............................................................................34 Hình 3.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống sấy bằng khói lò...................................................36 Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống sấy đối lưu ............................................................................38 Hình 3.3. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo máy sấy tĩnh vỉ ngang ............................................39 Hình 3.4. Máy sấy thùng quay.......................................................................................41 Hình 3.5. Máy sấy tầng sôi ............................................................................................42 Hình 3.6. Thiết bị sấy tháp KCT 20-27 .........................................................................43 Hình 3.7. Sơ đồ nguyên lý sấy đảo chiều ......................................................................46 Hình 3.8. Sơ đồ nguyên lý máy sấy đảo chiều năng suất 2 tấn/mẻ ............................46 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. x Hình 3.9. Quá trình sấy biểu diễn trên đồ thị không khí ẩm I-d....................................48 Hình 3.10. Thành phía trước của buồng sấy..................................................................56 Hình 3.11. Thành phía sau của buồng sấy .....................................................................57 Hình 3.12. Thành bên của buồng sấy (phía thoát liệu)..................................................57 Hình 3.13. Cấu tạo vỉ sấy ..............................................................................................58 Hình 3.14. Sơ đồ cấu tạo lò đốt ....................................................................................59 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CẢU ĐỀ TÀI Cà phê được trồng và chế biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu là những nước gần vùng xích đạo có khí hậu nhiệt đới như: Việt Nam, Indônêxia, Malaixia, Ấn Độ, Côlômbia, Brazin, Etiôpia..v..v… Hàng năm, sản lượng cà phê nhân toàn cầu đạt tới 4,5 đến 5 triệu tấn, phần lớn dùng để xuất khẩu sang các nước phát triển là nơi có mức sống rất cao và cà phê trở thành nhu yếu phẩm trong cuộc sống bình thường của mỗi người dân. Từ năm 2000, Việt Nam là nước có trữ lượng cà phê xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới. Cà phê trồng ở nước ta bao gồm cà phê vối (Robusta) chiếm 90% diện tích, cà phê chè (Arabica) chiếm 9% và cà phê mít (Excelsa) chiếm 1%. Tại Gia Lai, cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Hiện nay, diện tích trồng cà phê chiếm hơn 93.000 ha (trong đó có 79.900 ha kinh doanh), với sản lượng đạt hơn 209.000 tấn/năm. Chế biến cà phê sau thu hoạch là khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất, có ảnh hưởng lớn đến quá trình bảo quản và tổn thất sau thu hoạch. Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ và thiết bị ch ế biến cà phê trên thế giới đã được áp dụng từ lâu nhằm nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Nước ta thuộc vùng nhiệt đới có hơn 2000 giờ nắng mỗi năm nên quá trình làm khô cà phê chủ yếu bằng phương pháp tự nhiên. Phương pháp này có ưu điểm cơ bản là đơn giản, giá thành thấp. Tuy nhiên, phơi nắng tự nhiên cũng có những nhược điểm, đó là: khó đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng cà phê như độ nhiễm bẩn, độ ẩm cuối, độ đồng đều và khó chủ động thời gian. Trong những năm gần đây, điều kiện thời tiết trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên có nhiều thay đổi, chịu ảnh hưởng của gió bão, mưa nhiều nên ảnh hưởng đến quá trình thu hoạch và chế biến cà phê. Vì vậy người ta chủ yếu dùng các loại máy sấy tĩnh để sấy cà phê. Các loại máy này đa số có công suất chưa phù hợp với quy mô hộ nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên và phải đảo trộn bằng tay nên mất nhiều thời gian và tốn nhiều lao động. Xuất phát từ tình hình đó, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thiết kế máy sấy cà phê đảo chiều năng suất 2 tấn/mẻ” PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 2 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu Nghiên cứu thiết kế máy sấy cà phê đảo chiều có hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh và có năng suất phù hợp với các hộ nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng. 2.2. Nhiệm vụ - Khảo sát tình hình trồng và chế biến cà phê của các hộ dân tại các tỉnh Tây nguyên mà chủ yếu là Gia Lai - Nghiên cứu xác định tính chất cơ lý của quả cà phê - Nghiên cứu xác định nguyên lý làm việc của máy sấy cà phê đảo chiều - Tính toán thiết kế mẫu máy sấy cà phê đảo chiều 2 tấn/mẻ 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu tính toán, thiết kế thành công máy sấy cà phê đảo chiều là cơ sở khoa học để tạo ra một mẫu máy mới góp phần hoàn thiện công nghệ sản xuất và chế biến cà phê ở Tây Nguyên. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Thiết kế máy sấy cà phê đảo chiều năng suất 2 tấn/mẻ, có năng suất phù hợp, chất lượng làm việc tốt và hiệu quả, góp phần nâng cao thương hiệu cây cà phê Việt Nam và cải thiện đời sống người nông dân trồng cà phê. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY CÀ PHÊ Hình 1.1. Cây cà phê 1.1.1. Sơ lược lịch sử việc trồng cà phê trên thế giới và ở Việt Nam. 1.1.1.1. Sơ lược lịch sử việc trồng cà phê trên thế giới. Cây cà phê được phát hiện cách đây hàng ngàn năm, chúng thường mọc dưới tán nhiều khu rừng thưa thuộc châu Phi. Tới năm 575 sau Công nguyên mới được đưa về trồng thuần hóa, đến ngày nay hiện có 3 loài cà phê thương mại và được di thực nhập nội tới nhiều nước trên thế giới đó là: - Loài Coffea Arabica (cà phê chè): Có nguồn gốc từ Ethiopya và hai vùng phụ cận là cao nguyên Buma thuộc Sudan và phía Bắc Kenya. Nơi có độ cao từ 1.200 - 2.000m và nằm giữa 70 vĩ Bắc đến 90 vĩ Bắc. Theo Beuthaud và Charieu 1985, cà phê chè từ Ethiopya được đưa tới Yemen sang Java năm 1690, đến Amsterdam (Hà Lan) năm 1706; sang Trung Mỹ, Colombia năm 1724. Từ Yemen sang Brazin (Nam Mỹ) năm 1715 và từ Java sang Papua New Ghine năm 1700 [4]. - Loài Coffea Canephora Pierre (cà phê vối) và loài Coffea Liberica Bull (cà phê mít, dâu da) có nguồn gốc từ một số nước thuộc Tây và Trung Phi. Cà phê vối từ Tây Phi và Madagatxca đưa sang Nam Mỹ và Amsterdam năm 1889. Sau đó từ Amsterdam đưa sang Java năm 1900 sau đó lại từ Java đưa trở về châu Phi năm 1912. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 4 Hình 1.2. Bản đồ phân bố trồng cà phê trên thế giới Trên thế giới hiện nay có khoảng trên 70 quốc gia trồng cà phê với diện tích trên 10 triệu hecta và sản lượng hàng năm biến động trên dưới 6 triệu tấn. Trong đó 10 quốc gia dẫn đầu về sản lượng cà phê chiếm tới 90% thị trường trên thế giới. Diện tích tập trung lớn nhất ở Trung và Nam Mỹ, sau đó là một số nước ở Đông Phi như Kenia, Cameroon, Ethyopya, Tanzania. Ở châu Á có Indonexia, Việt Nam, Philippin. Các nước có diện tích lớn từ 1 triệu ha đến 3 triệu ha trồng cà phê gồm có: - Brazin 3.000.000 ha - Cotdivoa (Coté D’lvoire) 1.000.000 ha - Indonexia 1.000.000 ha - Colombia 1.000.000 ha Năng suất bình quân chung toàn thế giới khoảng 800kg nhân/ha. Năng suất giữa các vùng, châu lục, các nước chênh lệch rất lớn: 28 nước châu Phi có năng suất bình quân đạt xấp xỉ 600kg/ha. Nhưng Costa Rica đạt năng suất 1.380kg/ha, Zaire đạt 1.600kg/ha. Brazin là nước có diện tích trồng cà phê lớn nhất nhưng năng suất chỉ đạt trên 475kg/ha [4]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 5 Trong khoảng 10 năm trở lại đây việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là tiến bộ trong công nghệ giống nên năng suất của một số nước tăng cao gấp 2 lần năng suất bình quân toàn thế giới. Tổng sản lượng cà phê thế giới biến động trên dưới 6.000.000 tấn/năm, riêng niên vụ 1998 – 1999 đạt tới 8.240.000 tấn (với diện tích trồng 104 triệu ha). Trong đó sản lượng cà phê Arabica chiếm bình quân 68,17%; cà phê Robusta chiếm 31,83%. Những năm trước đó tỷ lệ cà phê Arabica đạt gần 90% tổng sản lượng. Tổ chức ICO căn cứ vào loại cà phê xuất khẩu mà chia ra các nước sản xuất cà phê thành 2 nhóm: Nhóm sản xuất cà phê Arabica và nhóm sản xuất cà phê Robusta. 1.1.1.2. Sơ lược lịch sử việc trồng cà phê ở Việt Nam. Đối với Việt Nam cà phê đang là mặt hàng nông sản đạt giá trị xuất khẩu lớn nhất của nước ta. Ngành cà phê Việt Nam tăng trưởng đều và ở mức cao trong vòng 3 năm qua. Năm 2014, diện tích trồng cà phê là 653 ngàn ha, tăng 2,7% so với năm 2013. Sản lượng mùa vụ 2013/14 gần 30.000 ngàn bao (mỗi bao 60 kg), tương đương 1,8 triệu tấn, tăng nhẹ so với mùa vụ trước, chủ yếu là cà phê robusta. Các tỉnh trồng nhiều cà phê là Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông và Gia Lai. Hình 1.3. Cà phê Robusta Cà phê Việt Nam đã có những sự phát triển vượt bậc cả về sản lượng cũng như diện tích trồng. Nước ta trở thành cường quốc về cà phê, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu mặt hàng này. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 6 Hình 1.4. Cà phê Arabica Chúng ta đang chuyển dịch mạnh mẽ từ trồng cà phê Robusta sang Arabica, chú trọng phát triển chất lượng để cạnh tranh và nâng cao giá trị xuất khẩu. Cà phê đang đem lại giá trị xuất khẩu lớn và nhiều ích lợi cho nông dân Việt Nam. Hình 1.5. Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân trồng cà phê Cà phê Việt Nam đa phần được xuất khẩu. Trong năm 2016 đã xuất khẩu 1,78 triệu tấn cà phê các loại (cà phê nhân, cà phê rang, cà phê xay và cà phê hòa tan) và kim ngạch khoảng 3,34 tỷ USD, tăng 32,8% về khối lượng và tăng 24,7% về giá trị so với năm 2015. Công nghệ chế biến cà phê hiện nay ở nước ta đang là khâu yếu kém nhất trong toàn bộ công nghệ sản xuất cà phê nhân sống nhưng lại thiếu sự chú ý từ tầm doanh nghiệp đến các tổ chức nghiên cứu hỗ trợ khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự quan tâm của các tổ chức quản lý Nhà nước. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 7 Cho đến nay, ngành cà phê vẫn chưa định hình được công nghệ chế biến cần thiết đến từng vùng và cơ sở sản xuất, cơ sở vật chất chế biến không tương xứng với sản lượng quả tươi sản xuất hàng năm. Các doanh nghiệp và các hộ gia đình vẫn chỉ đầu tư mạnh vào việc mở rộng diện tích sản xuất cà phê nhưng lại chưa chú ý đúng mức đến công nghệ chế biến để rồi phải bán quả xô. Công nghệ chế biến cà phê đã không theo kịp sự phát triển nhanh quá mức của việc mở rộng diện tích gieo trồng, hạn chế này đã gây thiệt hại không nhỏ và lâu dài cho người sản xuất, đặc biệt là đối với năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê. Từ đây, phát triển công nghiệp chế biến cần được coi là nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm để ngành cà phê Việt Nam đủ điều kiện tham gia thực hiện đầy đủ những quy định của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trong thời gian tới. Để làm việc này, ngoài những công việc cần thiết để nâng cao năng lực chế biến, cần sớm hình thành một số xí nghiệp chế tạo thiết bị tiên tiến chế biến cà phê để cung ứng đủ máy móc và thiết bị chuyên dùng cần thiết cho ngành cà phê. Bảng 1.1. Diện tích trồng cà phê của Việt Nam Đơn vị: ha Năm Mục tiêu tới 2013 2014 2015 Tỉnh năm 2020 Daklak 207.152 209.760 209.760 190.000 Lâm Đồng 151.565 151.565 155.365 150.000 Dak Nong 128.703 131.895 134.240 115.000 Gia Lai 77.627 83.168 81.374 75.000 Đồng Nai 20.000 20.800 20.800 20.000 Bình Phước 14.938 15.646 15.646 15.000 Kontum 12.158 12.390 13.381 12.500 Sơn La 7.071 10.650 10.650 7.000 Bà Rịa Vũng Tàu 9.000 15.000 15.000 6.000 Quảng Trị 5.050 5.050 5.050 5.000 Điện Biên 3.385 3.385 3.385 4.500 Các tỉnh khác 5.700 5.700 5.700 n/a Tổng 642.349 665.009 670.351 600.000 (Nguồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, doanh nghiệp xuất khẩu) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 8 Hình 1.6. Sản lượng cà phê Việt Nam qua các niên vụ (Nguồn: USDA, vietrade.gov.vn) 1.1.2. Cấu tạo và tính chất hóa lý của quả cà phê. 1.1.2.1. Cấu tạo của quả cà phê [7]. Quả cà phê gồm có 5 phần chính: lớp vỏ quả, lớp nhớt (vỏ nhớt), lớp vỏ trấu, lớp vỏ lụa, nhân. Hình 1.7. Quả cà phê PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 9 - Khối lượng riêng:  = 620 kg/m3 - Nhiệt dung riêng: c = 0,37 (kcal/kg0C) - Độ ẩm ban đầu của cà phê 1 = 70% - Độ ẩm sau khi sấy 2 = 12% (Nguồn: Theo Ngô Mậu Năm (2008) Hình 1.8. Cấu tạo giải phẫu quả cà phê + Lớp vỏ quả: Là lớp vỏ ngoài, mềm, ngoài bì có màu đỏ, vỏ cà phê chè mềm hơn cà phê vối và cà phê mít. + Lớp nhớt: Lớp này bám chặt vào lớp vỏ thóc. + Vỏ trấu: Hạt cà phê sau khi loại bỏ các chất nhờn và phơi khô gọi là cà phê thóc, vì bao bọc nhân là một lớp vỏ cứng nhiều chất xơ mềm gọi là vỏ trấu. Vỏ trấu cà phê vối dày hơn và khó dập vỡ hơn vỏ trấu của cà phê chè và cà phê mít. Bảng 1.2. Tỷ lệ giữa các thành phần cấu tạo của quả cà phê [7] Thành phần Cà phê chè (%) Cà phê vối (%) Vỏ quả 43 - 45 41 - 42 Lớp nhớt 20 - 23 21 - 22 Vỏ trấu 6 - 7.5 6-8 Nhân và vỏ lụa 26 - 30 26 - 29 + Vỏ lụa: Bao bọc quanh nhân cà phê còn một lóp mỏng, mềm gọi là vỏ lụa, chúng có màu sắc và đặc tính khác nhau tuỳ theo từng loại cà phê. vỏ lụa cà phê chè có màu trắng bạc rất mỏng và dễ bong ra khỏi hạt trong quá trình chế biến. Vỏ lụa cà phê vối màu nâu nhạt, vỏ lụa cà phê mít màu vàng nhạt bám sát vào nhân cà phê . PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 10 + Nhân: là phần ở trong cùng. Lớp tế bào phần ngoài của nhân cứng, có những tế bào nhỏ, trong có chứa những chất dầu. Phía trong có những tế bào lớn và mềm hơn. Một quả cà phê thường có từ 1 đến 2 hoặc 3 nhân (thông thường chỉ có 2 nhân). 1.1.2.2. Thành phần hoá học của quả cà phê [7]. * Thành phần hoá học của vỏ quả: Vỏ quả có màu đỏ khi chín, là chất antoxian trong đó có ancaloit, tanin, cafein và các loại men. Trong vỏ quả có từ 21,5% - 30% chất khô. Người ta đã phân tích được thành phần hóa học của vỏ quả, trình bày tại bảng 1.3 Bảng 1.3. Thành phần hoá học của vỏ quả (% chất khô) Thành phần hóa học Cà phê chè Cà phê vối Protein 9.2-11.2 9.17 Chất béo 17.3 2.00 Xenluloza 13.16 27.65 Tro 3.22 3.33 Hợp chất không có Nitơ 66.16 57.15 Chất đường - - Tanin - 14.42 Pectin - 4.07 Caffeine 0.58 0.25 * Thành phần hoá học của lớp nhớt. Phía dưới lớp vỏ quả là lớp nhớt, nó gồm những tế bào mềm không có cafein, tanin, có nhiều đường và pectin (bảng 1.4). Độ PH của lớp nhớt tùy theo độ chín của quả, thường từ 5,6 - 5,7, đôi khi đạt đến 6,4. Trong lớp nhớt đặc biệt có men pectaza phân giải protein trong quá trình lên men. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2