intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật cơ sở hạ tầng: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cấp nước bền vững huyện Mỹ Tú trong điều kiện xâm nhập mặn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

25
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cấp nước bền vững huyện Mỹ Tú trong điều kiện xâm nhập mặn" nghiên cứu nhằm đề xuất được các giải pháp cấp nước bền vững cho Mỹ Tú trong điều kiện xâm nhập mặn. - Thực hiện hoàn thành chỉ tiêu 17.1 nông thôn mới, tỷ lệ dân nông thôn được cấp nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia từ 65% cho các xã huyện Mỹ Tú.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật cơ sở hạ tầng: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cấp nước bền vững huyện Mỹ Tú trong điều kiện xâm nhập mặn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI NGUYỄN THÀNH DŨNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC BỀN VỮNG CẤP NƯỚC HUYỆN MỸ TÚ TRONG ĐIỀU KIỆN XÂM NHẬP MẶN LUẬN VĂN THẠC SĨ TP HỒ CHÍ MINH - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI NGUYỄN THÀNH DŨNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC BỀN VỮNG CẤP NƯỚC HUYỆN MỸ TÚ TRONG ĐIỀU KIỆN XÂM NHẬP MẶN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS ĐOÀN THU HÀ TP HỒ CHÍ MINH - 2019
  3. ỜI CÁM ƠNể hoàn thành ận văn ềỹ Tcsự hướng dẫn tận tìnhcủaảng viênTrường Đại học Thủy lợi. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................ 5 1.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu .................................................................. 5 1.2 Giới thiệu điều kiện tự nhiên về khu vực nghiên cứu ...................................... 8 1.2.1 Vị trí địa lý .................................................................................................. 8 1.2.2 Khí hậu........................................................................................................ 8 1.2.3 Tài nguyên đất đai ....................................................................................... 8 1.2.4 Tài nguyên nước .......................................................................................... 9 1.2.5 Tài nguyên sinh vật ..................................................................................... 9 1.2.6 Tài nguyên con người ................................................................................ 10 1.3 Hiện trạng hệ thống cấp nước huyện Mỹ Tú ................................................. 11 1.3.1 Công trình cấp nước phân tán .................................................................... 11 1.3.2 Công trình cấp nước tập trung ................................................................... 11 1.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hệ thống cấp nước của chi nhánh cấp nước huyện Mỹ Tú...................................................................................................... 13 1.4.1 Thuận lợi ................................................................................................... 13 1.4.2 Khó khăn ................................................................................................... 14 1.5 Đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến sử dụng nước sinh hoạt của người dân và đến hệ thống cấp nước tập trung của Chi nhánh cấp nước huyện Mỹ Tú ........ 15 1.5.1 Tình hình xâm nhập mặn ........................................................................... 15 1.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn .................................................. 19 1.5.3 Nguyên nhân ............................................................................................. 20 1.5.4Tác động của xâm nhập mặn đến sử dụng nước sinh hoạt của người dân và đến hệ thống cấp nước tập trung của Chi nhánh cấp nước huyện Mỹ Tú ................... 21 CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 22 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ............................................................. 22 2.1 Các khái niệm cơ bản .................................................................................. 22 2.1.1 Khái niệm, yêu cầu, phân loại hệ thống cấp nước ...................................... 22 2.1.2 Khái niệm công trình cấp nước sạch nông thôn ......................................... 25 1
  4. 2.1.3.Các tiêu chí về Phát triển bền vững đối với công trình cấp nước ................25 2.1.4 Các phương pháp đánh giá sự Phát triển bền vững của công trình cấp nước sạch ....................................................................................................................26 2.1.5 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong viêc khai thác nước sạch và quản lý bền vững ................................................................................................29 2.2 Vai trò, đặc điểm của hệ thống cấp nước .....................................................30 2.2.1 Hệ thống cấp nước nhỏ lẻ ..........................................................................30 2.2.2 Hệ thống cấp nước tự chảy ........................................................................31 2.2.3Hệ thống cấp nước tập trung .......................................................................31 2.3 Cơ sở thực tiễn ............................................................................................32 2.3.1 Tổng quan về công tác quản lý công trình cấp nước...................................32 2.3.1.1 Mục đích của việc quản lý vận hành công trình cấp nước .......................32 2.3.1.2 Nhiệm vụ của người quản lý công trình cấp nước: ..................................32 2.3.1.3 Đơn vị quản lý vận hành .........................................................................33 2.4 Giới thiệu phần mềm Epanet ..............................................................................34 2.4.1 Khái niệm EPANET ..................................................................................35 2.4.2 Khả năng mô phỏng thủy lực .....................................................................35 CHƯƠNG 3 .......................................................................................................37 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC BỀN VỮNG CHO HUYỆN MỸ TÚ TRONG ĐIỀU KIỆN XÂM NHẬP MẶN ..........................................................37 3.1 Giải pháp kỹ thuật ........................................................................................37 3.1.1Đề xuất các giải pháp về khai thác và xử lý nước........................................37 3.1.2Đề xuất các giải pháp về vận chuyển và phân phối nước.............................41 3.1.3Tính toán nhu cầu sử dụng nước, công suất trạm xử lý và thủy lực đường ống ...........................................................................................................................41 3.2Đề xuất các giải pháp phi công trình ..............................................................51 3.2.1 Giải pháp truyền thông ..............................................................................51 3.2.2 Đề xuất các giải pháp về công tác quản lý, vận hành..................................52 3.2.3Cập nhật quy hoạch và công tác bảo trì, sửa chữa công trình ......................59 3.2.4Nguồn nhân sự quản lý vận hành khai thác hệ thống cấp nước....................61 3.2.5 Đề xuất các giải pháp về cơ chế chính sách................................................62 KẾT LUẬN ......................................................... Error! Bookmark not defined. 1.Các kết luận .....................................................................................................64 2. Tồn tại của luận văn .......................................................................................64 3. Kiến nghị ........................................................................................................65 2
  5. hPHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đóng vai trò đặc biệt quan trọng, thiết yếu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Trong đó, hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn góp phần quan trọng đối với đời sống và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, là tiêu chí quan trọng của các xã thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ngày nay, trước tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán xâm nhập mặn đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng chất lượng và số lượng nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Chi nhánh cấp nước huyện Mỹ Tú là đơn vị trực thuộc Trung tâm nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn tỉnh Sóc Trăng, đang quản lý 18 trạm hệ cấp nước, với tổng chiều dài tuyến ống khoảng 143km, công suất thiết kế 6.500m3 cung cấp cho hơn 13.500 hộ dân, tỷ lệ thất thu, thất thoát khoảng 18%. Huyện Mỹ Tú cũng là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, hạn hán xâm nhập mặn trong những năm gần đây. Với mục tiêu lâu dài là nâng cao hiệu quả quản lý, mở rộng quy mô quản lý mạng lưới cấp nước cho Chi nhánh cấp nước huyện Mỹ Tú, thời gian tới, cần thiết phải phải từng bước ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, từng bước hiện đại hóa hệ thống cấp nước, thực hiện các giải pháp hiệu quả đột phá nhằm phục vụ công tác quản lý hệ thống cấp nước một cách có hiệu quả, tiết kiệm chi phí quản lý và đầu tư, duy trì bền vững, cung cấp kịp thời nước sạch sinh hoạt cho người dân sử dụng. Đồng thời qua các giải pháp sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch, thực hiện hoàn thành chỉ tiêu 17.1 nông thôn mới. Đó là lí do tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cấp nước bền vững huyện Mỹ Tú trong điều kiện xâm nhập mặn”. 3
  6. 2. Mục đích của đề tài: - Đề xuất được các giải pháp cấp nước bền vững cho Mỹ Tú trong điều kiện xâm nhập mặn. - Thực hiện hoàn thành chỉ tiêu 17.1 nông thôn mới, tỷ lệ dân nông thôn được cấp nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia từ 65% cho các xã huyện Mỹ Tú. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội huyện Mỹ Tú; mạng lưới truyền dẫn nước sạch đang hoạt động tại huyện Mỹ Tú, ảnh hưởng xâm nhập mặn đến nguồn nước. Phạm vi nghiên cứu: lĩnh vực cấp nước sinh hoạt thuộc Chi nhánh cấp nước huyện Mỹ Tú trong điều kiện xâm nhập mặn. 4. Nội dung nghiên cứu Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Phân tích và đánh giá hiện trạng các công trình cấp nước huyện Mỹ Tú. Thu thập thông tin, phân tích đánh giá hiện trạng tình hình quản lý và vận hành mạng tuyến ống truyền dẫn nước sạch tại huyện Cù Lao Dung. Phương pháp vận hành kỹ thuật mang lại hiệu quả trong điều kiện xâm nhập mặn huyện Mỹ Tú. Nghiên cứu, tìm hiểu ứng dụng mô hình thủy lực EPANET trong việc mô phỏng thủy lực mạng lưới đường ống truyền dẫn nước sạch huyện Mỹ Tú. Đề xuất giải pháp cấp nước bền vững các công trình cấp nước huyện Mỹ Tú trong điều kiện xâm nhập mặn. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận: - Tiếp cận thực tiễn; - Tiếp cận lý thuyết; 4
  7. - Tiếp cận công nghệ mới; - Tiếp cận đa mục tiêu bền vững; Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích và thống kê: thu thập, tổng hợp, phân tích và thống kê các số liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế - văn hóa – xã hội của huyện Mỹ Tú. Khảo sát, thu thập, tổng hợp, phân tích và thống kê các số liệu về hiện trạng quản lý, vận hành hệ thống cấp nước ở Chi nhánh cấp nước huyện Mỹ Tú. - Phương pháp phỏng vấn hộ dân trên địa bàn huyện Mỹ Tú. - Phương pháp kế thừa: kế thừa các kết quả của các đề tài, dự án trước đó để tổng hợp thông tin đưa vào cơ sở dữ liệu đầu vào phục vụ cho luận văn. - Phương pháp mô hình: Sử dụng mô hình EPANET để mô phỏng thủy lực hệ thống cấp nước. 6. Kết quả đạt được: - Đánh giá được hiện trạng và nhu cầu sử dụng nước sạch sinh hoạt của người dân huyện Mỹ Tú; - Đánh giá được tác động của xâm nhập mặn đến việc cấp nước sạch của chi nhánh Mỹ Tú. - Mô phỏng thủy lực được cho hệ thống cấp nước huyện Mỹ Tú. - Đề xuất được các giải pháp cấp nước nước bền vững huyện Mỹ Tú trong điều kiện xâm nhập mặn. - Thực hiện hoàn thành chỉ tiêu 17.1 nông thôn mới tỷ lệ dân nông thôn được cấp nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia từ 65% cho các xã huyện Mỹ Tú. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu Mỹ Tú là một trong 11 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Sóc Trăng, cách Thành phố Sóc Trăng 18 km về phía Tây, có tổng diện tích tự nhiên là 36.815,56 5
  8. ha, bao gồm 08 xã và 01 Thị trấn: Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, các xã Long Hưng, Hưng Phú, Mỹ Hương, Mỹ Tú, Mỹ Phước, Thuận Hưng, Mỹ Thuận và Phú Mỹ. Mỹ Tú là huyện có diện tích sản xuất lúa lớn nhất tỉnh Sóc Trăng. Nhưng do cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, năng suất thấp cho nên phần lớn đời sống người dân còn nghèo. Huyệnđược chia tách vào năm 2009, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ còn ở quy mô nhỏ. Trong quá trình phát triển, huyện chú trọng mời gọi, tạo thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư hoạt động trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng huyện Mỹ Tú cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều chỉ tiêu đạt và vượt ở mức khá cao, như tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 12,3%. Thu nhập bình quân đầu người tính đến cuối năm 2015 ước đạt 1.306 USD, tăng gấp hơn hai lần so với năm 2010. Thu ngân sách hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu tỉnh giao từ 10 đến 15%; chi ngân sách bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Huyện đã đầu tư và huy động toàn xã hội đóng góp 4.020 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phục vụ sản xuất và đời sống của người dân; các chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng như: giao thông, trường học, trụ sở làm việc, bệnh viện, trạm y tế, nhà văn hóa... gắn với chỉnh trang đô thị được đầu tư xây dựng khang trang. Bên cạnh đó, huyện còn đầu tư xây dựng trung tâm thương mại Long Hưng, nâng cấp mở rộng trung tâm thương mại thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, chợ Mỹ Phước, Mỹ Hương... Từng bước hình thành các cụm trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị ở các xã, thị trấn. Nhờ đó, mạng lưới kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn có bước phát triển tốt. Tổng số cơ sở thương mại - dịch vụ hiện có 3.935 đơn vị (tăng 1.500 cơ sở so đầu nhiệm kỳ). Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và dịch vụ tiêu dùng xã hội ước thực hiện 3.080 tỷ đồng, đạt 102,67% Nghị quyết. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lượng, công tác phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở tiếp tục được duy trì. Năm 2015, có 22 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 46,8% tổng số trường trên địa bàn. Hoạt động khoa học - công 6
  9. nghệ có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân được nâng lên. Mạng lưới y tế cơ sở được kiện toàn từ trạm y tế các xã, thị trấn đến tổ y tế ấp; tất cả các xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư nâng cấp, bảo đảm nhu cầu khám, chữa bệnh và phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đạt nhiều kết quả tích cực. Trong điều kiện khó khăn chung, giai đoạn 2010-2015, huyện đã huy động được 361 tỷ đồng đầu tư phát triển hơn 200 công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới. Nhờ vậy đã làm thay đổi nhanh chóng diện mạo nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer. Đến nay, huyện có hai xã Long Hưng và Mỹ Hương được công nhận chuẩn quốc gia xây dựng nông thôn mới, các xã còn lại đạt từ 12 đến 15 tiêu chí. Huyện cũng đã đầu tư và huy động nhân dân đóng góp 34,5 tỷ đồng xây dựng 148 căn nhà tình nghĩa, 1.300 căn nhà tình thương cho các đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo và đào tạo nghề, giải quyết việc làm góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 8,88%, trong đó hộ đồng bào dân tộc Khmer giảm chỉ còn 13,86%. Về lĩnh vực nước sạch và VSMT nông thôn, căn cứ mục tiêu cung cấp nước sạch nông thôn giai đoạn 2016- 2020 đến năm 2020 về cấp nước có 99% dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 60% sử dụng nước sạch đạt QCVN 02:2009/BYT với số lượng 80 lít/ngày. Để hoàn thành mục tiêu trên đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư rất lớn cho hệ thống công trình cấp nước tập trung nông thôn của tỉnh nói chung và cho huyện Mỹ Tú nói riêng. Hiện nay, chương trình MTQG nước sạch và VSMT nông thôn đã kết thúc, nguồn ngân sách tỉnh đầu tư cho lĩnh vực cấp nước nông thôn cũng rất khó khăn. Như vậy cần phải có sự huy động nguồn kinh phí từ các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế khác mới có thể hoàn thành được mục tiêu đề ra. 7
  10. 1.2 Giới thiệu điều kiện tự nhiên về khu vực nghiên cứu 1.2.1 Vị trí địa lý Huyện Mỹ Tú nằm trên tọa độ địa lý 9o52 – 9o78 vĩ độ Bắc và 105o74 – 106o kinh Đông, giáp ranh với 05 huyện, thành phố trong tỉnh Sóc Trăng và huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang. Cụ thể như sau: Phía Đông giáp với Thành phố Sóc Trăng, huyện Châu Thành, huyện Mỹ Xuyên. Phía Tây giáp với huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang, huyện Ngã Năm và huyện Thạnh Trị; Phía Nam giáp huyện Thạnh Trị, Ngã Năm và huyện Mỹ Xuyên; Phía Bắc giáp với huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang và huyện Châu Thành. Với vị trí này đã tạo điều kiện cho Mỹ Tú có lợi thế mở rộng giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các địa phương trong và ngoài huyện. Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa có diện tích 1.143,02 ha là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của huyện. Do nằm ở phía Tây sông Hậu nên Mỹ Tú tiếp giáp cả vùng mặn và vùng ngọt. 1.2.2 Khí hậu Do nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên khí hậu của huyện mang những nét đặc trưng của khí hậu đồng bằng châu thổ, chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 02 mùa mưa nắng rõ rệt. Gió mùa Tây Nam được hình thành từ tháng 5 đến tháng 10, gió mùa Đông Bắc được hình thành từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tốc độ gió trung bình/năm là 3,9m/s, trung bình tháng lớn nhất là 4,9 m/s, trung bình tháng nhỏ nhất là 3,1 m/s. 1.2.3 Tài nguyên đất đai Toàn huyện có 04 nhóm đất chính sau rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp: Một là, nhóm đất phèn chiếm 35,21% diện tích toàn huyện, gồm nhóm đất phèn trung bình tập trung chủ yếu ở các xã Mỹ Hương, một phần ở xã Long Hưng, Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa và nhóm đất phèn nặng tập trung ở các xã Mỹ Phước, Mỹ Tú, một phần ở xã Long Hưng. Loại đất này không cho giá trị sản xuất nông nghiệp cao, ngoại trừ các đất phèn có tầng phèn sâu, mặn nhẹ có khả năng sản 8
  11. xuất lúa 1-2 vụ trong mùa mưa (lúa Hè thu, lúa Mùa hoặc lúa Hè thu + lúa Mùa). Chủ yếu sử dụng cho việc trồng tràm và một số cây chịu phèn như khóm, mía,… Hai là, nhóm đất phù sa chiếm khoảng 43,95% diện tích toàn huyện, tập trung nhiều nhất ở các xã Thuận Hưng, Phú Mỹ và Mỹ Hương. Đây là vùng đất chịu ảnh hưởng của kênh xáng Phụng Hiệp không có phèn, mặn nên được xếp vào loại phù sa ngọt và được phù sa trẻ bồi đắp. Ba là, nhóm đất giồng cát chiếm 0,44% diện tích toàn huyện, tập trung chủ yếu ở phía Đông Bắc của huyện như xã Mỹ Hương, Long Hưng, được cấu tạo bởi cát mịn thường có dạng vòng cung kéo dài chạy dọc theo các bờ biển hoặc sông. Đất giồng cát có thể nằm nổi lên mặt đất hoặc bị chôn vùi ở độ sâu nhất định. Bốn là, nhóm đất nhân tác chiếm 12,44% diện tích toàn huyện tập trung chủ yếu ở phía Đông Bắc. Được hình thành trong quá trình canh tác của con người và sự tác động cơ giớ hóa, lên líp,…chủ yếu là thổ canh, thổ cư, đất vườn đã được lên líp, phân bố rộng khắp các xã trong huyện. 1.2.4 Tài nguyên nước Tài nguyên nước của huyện rất dồi dào, gồm hai nguồn chính: nước mặt và nước ngầm, chất lượng nước tương đối tốt, ít bị ô nhiễm vì thế có giá trị lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Nguồn nước mặt được lấy từ sông Hậu theo quản lộ Phụng Hiệp – Cà Mau vào các kênh 8 thước, 9 thước, Trà Cú, Quản lộ đi Nhu Gia,… đây là nguồn nước ngọt rất quan trọng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn toàn huyện. Nguồn nước ngầm được khai thác sử dụng cho việc sinh hoạt của nhân dân trong huyện bằng giếng khoan, chất lượng nước phụ thuộc vào độ sâu của giếng khoan, thông thường là khoan sâu dưới 30m. Nếu được khai thác và sử dụng hợp lý sẽ đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp – công nghiệp, đời sống của nhân dân góp phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của toàn huyện. 1.2.5 Tài nguyên sinh vật Mỹ Tú có tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú, rất có ích cho phát triển kinh tế của vùng. Nổi bật nhất là tài nguyên thủy sản và tài nguyên rừng. 9
  12. + Tài nguyên thủy sản: Nhờ hệ thống kênh mương chằng chịt với tổng chiều dài các tuyến kênh mương là 1.459,56 km, mật độ kênh là 2,68 km/km2, do đó tài nguyên thủy sản khá đa dạng và phong phú, đa số là các loại thủy sản nước ngọt, có một phần nhỏ thủy sản nước lợ như tôm sú được nuôi ở khu vực ngoài đê có lợi thế trong việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên phạm vị toàn huyện. Các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá tra, cá mè vinh, cá rô phi, rô đồng, cá trê lai, tôm càng xanh, tôm sú, ba ba, rùa,…. + Tài nguyên rừng: Rừng được trồng trên diện tích đất lâm nghiệp kém hiệu quả với diện tích là 1.050 ha, tập trung ở các lâm trường thuộc các phân trường Sóc Trăng, Mỹ Phước, Phú Lợi và rải rác ở Long Hưng, Hưng Phú, chủ yếu là trồng tràm, bạch đàn, xà cừ; ngoài giá trị kinh tế, còn có giá trị rất lớn trong công tác phòng hộ và bảo vệ môi trường, là nơi cư trú của các loài sinh vật có giá trị như: ong, rùa, rắn và các loài cá, tôm, cua, nghêu, sò,…đặc biệt có mô hình trồng tràm kết hợp với nuôi ong cho hiệu quả kinh tế cao. 1.2.6 Tài nguyên con người Là nơi gắn kết và sinh sống của nhiều dân tộc anh em, chủ yếu là dân tộc kinh chiếm 75,54%, Hoa chiếm 1,59%, Khmer chiếm 22,87%. Cộng đồng các dân tộc trong huyện với những truyền thống, bản sắc riêng đã hình thành một nền văn hóa phong phú, có nhiều nét độc đáo và giàu bản sắc dân tộc. Mỹ Tú luôn là vùng đất có truyền thống văn hóa và cách mạng. Cộng đồng các dân tộc trong huyện có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn đễ vững bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế - xã hội, trong xu hướng hội nhập với cả nước, khu vực và quốc tế; là thuận lợi để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện vững bước đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng huyện Mỹ tú giàu, đẹp, văn minh. 10
  13. 1.3 Hiện trạng hệ thống cấp nước huyện Mỹ Tú 1.3.1 Công trình cấp nước phân tán Theo số liệu Bộ chỉ số theo dõi và đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2017 được UBND tỉnh phê duyệt, tính đến cuối năm 2017, trên địa bàn toàn huyện có 9.427 công trình cấp nước nhỏ lẻ, phân tán, trong đó có 9.024 công trình được xếp tiêu chuẩn nguồn nước hợp vệ sinh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, phục vụ cho khoảng 45.260 người, chiếm khoảng 43% dân số nông thôn toàn huyện. 1.3.2 Công trình cấp nước tập trung Tính đến hết năm 2017, trên địa bàn huyện Mỹ Tú có 18 trạm cấp nước tập trung bao gồm: Trạm CNTT Hưng Phú, trạm CNTT Long Hưng, Hệ Tân Thành, Hệ Tân Phước A2, Hệ Tân Hoà B, Hệ Long Hưng, Trạm CNTT xã Mỹ Hương, Trạm CNTT Mỹ Hương 2, Trạm CNTT Mỹ Phước, Trạm CNTT xã Mỹ Thuận, Hệ Mỹ Thuận (Ấp B2), Hệ Mỹ Lợi C, Hệ Mỹ An, Trạm CNTT xã Phú Mỹ, Hệ Đại Uí, Liên Áp Thuận Hưng, Trạm CNTT Thuận Hưng B, Trạm CNTT Thuận Hưng C. Các trạm CNTT được xây dựng từ năm 2003-2014 bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn WB6, Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình 134, ADB,…với tổng giá trị đầu tư khoảng 67 tỷ đồng. Cụ thể như sau: Các công trình CNTT trên địa bàn huyện hiện nay đang được Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn quản lý vận hành và đều hoạt động bền vững.Mô hình Trung tâm Nước sạch và VSMTNT quản lý tại huyện Mỹ Tú được xem là mô hình có hiệu quả và bền vững vì có hệ thống tương đối đồng bộ, phát triển theo quy hoạch, không chồng chéo. Có thể kết nối một cách đồng bộ với các trạm xây dựng mới hoặc nâng công suất; Quản lý hiệu quả các công trình CNTT, nâng cao được chất lượng và cả kỹ thuật quản lý, chất lượng nước ngày càng tốt hơn, được người tiêu dùng chấp nhận. Việc thu tiền nước cũng được quản lý tốt, lượng nước thất thoát được hạn chế nhiều. 11
  14. - Công trình cấp nước có công suất thiết kế lớn nhất là960 m3/ngày đêm, nhỏ nhất là 140m3/ngày đêm. - Hiệu suất hoạt động của các công trình cấp nước (công suất khai thác thực tế/công suất thiết kế) là 45%. Bảng 1: Hiệu suất hoạt động của các công trình cấp nước huyện Mỹ Tú T Hiệu suất hoạt động Số lượng (công trình) T 1 Trên 100% 0 2 Từ 70% đến 100% 2 3 Từ 50% đến 70% 6 4 Dưới 50% 10 - Nguồn nước sử dụng: Tất cả các CTCN do Trung tâm quản lý đều khai thác nguồn nước dưới đất, chất lượng nước cấp đạt theo QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế. - Tổng chiều dài tuyến ống cấp nước là 225.468 m đều đang hoạt động đạt tổng công suất là 8.064 m3/ngày đêm cấp cho 13.813 hộ dân. -Đến hết năm 2017, tổng số hộ nông thôn huyện Mỹ Tú là 25.799 hộ dân trong đó số hộ dân nông thôn được sử dụng nước HVS là 25.133 hộ, chiếm tỷ lệ 97,42% trong đó số hộ sử dụng nước theo QCVN 02:2009/BYT chiếm 60,62%. Cụ thể như bảng 2:[11] 12
  15. Bảng 2: Tỷ lệ DSNT được sử dụng nước hợp vệ sinh Số hộ sử dụng nước Tỷ lệ % hộ dân sử dụng nước TTT Tên xã Tổng số hộ HVS HVS Tổng cộng 25.799 25.133 97,42% Thuận Hưng 3.770 3.687 97,80% Mỹ Hương 2.642 2.587 97,92% Long Hưng 3.043 2.985 98,09% Mỹ Thuận 2.611 2.535 97,09% Hưng Phú 2.898 2.834 97,79% Mỹ Phước 4.483 4.435 98,93% Phú Mỹ 3.690 3.496 94,74% Mỹ Tú 2.662 2.574 96,69% - Đối với Mỹ Tú, cấu tạo địa chất nước bị nhiễm phèn rất nhiều, nước bơm lên có mùi tanh, người dân rất khó khăn trong sử dụng nước giếng khoan hay nước trên các kênh, sông. Chính vì nguyên nhân trên, nhằm đảm bảo cuộc sống người dân nông thôn, đơn vị đã đầu tư khá nhiều trạm cấp nước phục vụ người dân. 1.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hệ thống cấp nước của chi nhánh cấp nước huyện Mỹ Tú 1.4.1 Thuận lợi Trong nhiều năm qua được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, các Ngành các cấp, các nhà tài trợ quốc tế và đặc biệt là sự tham gia tích cực của người dân trong việc đầu tư cho lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn do đó số lượng công trình cấp nước tập trung nông thôn của huyện tăng lên đáng kể. Với vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên ở trên có thể thấy rằng huyện Mỹ Tú là một huyện có điều kiện tương đối thuận lợi cho phát triển cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển hạ tầng giao thông thủy lợi và cấp điện là sự tăng trưởng kinh tế thể hiện ở tỉ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể năm sau so với những năm trước nên đây cũng là một thuận lợi lớn cho hoạt động cấp nước nông thôn. Ngoài ra, một điểm thuận lợi nữa là các trạm cấp nước tập trung sau khi đầu tư được UBND tỉnh giao cho Trung tâm Nước sạch và VSMTNT làm đầu mối quản lý, khai thác vận hành, nhằm quản lý tốt về sản lượng và chất lượng nước, đồng thời cân đối được kinh phí thu tiền nước và duy tu bảo dưỡng công trình sử 13
  16. dụng lâu dài. Hình thành được hệ thống quản lý cấp nước tập trung từ tỉnh đến huyện, xã sẽ giúp cho cấp nước của huyện hoạt động có hiệu quả và bền vững. 1.4.2 Khó khăn - Các hoạt động truyền thông chưa được thực hiện thường xuyên, phần lớn hoạt động tập trung vào dịp Tuần lễ Quốc gia nước sạch và VSMTNT, thời gian còn lại triển khai phân tán, thiếu hệ thống, nguyên nhân chính là do thiếu kinh phí thực hiện.Do đó,nhận thức của người dân về nước sạch và VSMT nông thôn chưa thật đầy đủ dẫn đến việc người dân còn hạn chế sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung. - Tình trạng biến đổi khí hậu, hiện tượng thời tiết cực đoan và El Nino kéo dài nên tình hình khô hạn trong mùa khô diễn ra gay gắt, ngày càng nghiêm trọng. Chất lượng nguồn nước thô biến động theo chiều hướng xấu nên ảnh hưởng đến công tác xử lý nước và chi phí cấp nước. - Kinh tế của người dân nông thôn huyện Mỹ Tú còn gặp nhiều khó khăn, nhiều nơi dân cư sống phân tán không tập trung, rất khó khăn trong việc vận chuyển và phân phối nước phục vụ cho các hộ này. - Việc quản lý các công trình cấp nước chủ yếu là lấy thu bù chi, tự trang trải kinh phí hoạt động từ những công trình hoạt động hiệu quả cho những công trình ở hoạt động kém hiệu quả do đó việc đầu tư kinh phí cho sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, các công trình cấp nước tập trung nằm ở các khu vực nông thôn, mật độ dân cư rất thưa dẫn đến khó khăn trong quản lý vận hành, sửa chữa mạng đường ống cũng như tốn kém kinh phí khi cần nâng cấp, sửa chữa hệ thống mạng đường ống. - Cơ chế chính sách còn nhiều bất cập: Nguồn vốn thực hiện tiêu chí 17.1 nông thôn mới trong giai đoạn 2011-2015 do ngân sách Trung Ương, vốn ODA hỗ trợ là chính và chưa huy động được nguồn lực của khối doanh nghiệp tư nhân tham gia, nguyên dân do lĩnh vực này còn mang tính phúc lợi xã hội, chưa thật sự trở 14
  17. thành hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, nguồn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng chính sách – Xã hội chiếm vị trí quan trọng nhưng lãi suất ưu đãi lại khá cao (9%/năm); 1.5 Đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến sử dụng nước sinh hoạt của người dân và đến hệ thống cấp nước tập trung của Chi nhánh cấp nước huyện Mỹ Tú 1.5.1 Tình hình xâm nhập mặn Những năm gần đây, người dân nghèo ở các tỉnh ven biển và đặc biệt các tỉnh ĐBSCL đã và đang phải đối mặt với tác động của xâm nhập mặn lên sản xuất và đời sống. Nhiều nơi tại ĐBSCL xâm nhập mặn đã vào sâu từ 35-40km với độ mặn từ 14,6-31,2g/l. Với địa hình thấp, bị phân cắt nhiều bởi hệ thống các sông rạch và kênh mương thủy lợi, lại tiếp giáp với biển cho nên dễ bị nước biển xâm nhập, nhất là vào mùa khô. Tình hình xâm nhập mặn thời gian qua trên địa bàn huyện Mỹ Tú diễn biến phức tạp, mặn xâm nhập ngày càng sâu vào trong nội đồng làm ảnh hưởng đến các vùng sản xuất, đặc biệt là các vùng ngọt hóa, môi trường đất, nước bị nhiễm mặn, phèn ngày càng gia tăng, nhiễm mặn nước ngầm đang là vấn đề cần tập trung giải quyết. Nhiều hàng hóa bị tổn thất do hạn hán vào mùa khô và xâm nhập mặn, ngập lụt vào mùa mưa gây nên ở những sản phẩm như lúa gạo, rau, trái cây, cá tôm… đã gây ra nhiều khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như đảm bảo mức sống cho người dân trong vùng. Xâm nhập mặn là quá trình thay thế nước ngọt trong các tầng chứa nước ở ven biển bằng nước mặn do sự dịch chuyển của khối nước mặn vào tầng nước ngọt. Xâm nhập mặn làm giảm nguồn nước ngọt dưới lòng đất ở các tầng chứa nước ven biển do cả hai quá trình tự nhiên và con người gây ra. Theo Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn bằng 4‰ xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt. Xâm nhập mặn là vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều chính quyền địa phương, vấn đề này đã được nỗ lực giải quyết trong bối cảnh đang diễn ra biến đổi khí hậu như nước biển dâng, tăng nhiệt độ, khai thác nước ngầm quá mức để đáp 15
  18. ứng nhu cầu nước cho phát triển, những nguyên nhân này đang làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn. Theo Trung tâm phân tích của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Nasati), trong tự nhiên, bề mặt phân cách giữa nước ngọt và nước mặn hiếm khi ổn định. Quá trình bổ sung nước hoặc khai thác nguồn nước ngầm đều dẫn đến sự dịch chuyển bề mặt phân cách giữa nước ngọt và nước mặn từ vị trí này sang vị trí khác. Sự dịch chuyển đó có thể làm mực nước dâng lên hoặc hạ xuống tùy thuộc vào việc nước ngọt đổ vào tầng ngậm nước tăng hay giảm. Do đó, sự thay đổi lượng nước ngầm gây ảnh hưởng trực tiếp đến xâm nhậpmặn. Tình trạng này sẽ tăng nhanh hơn nếu giảm bổ sung nước ngầm. Những thay đổi do biến đổi khí hậu như lượng mưa và nhiệt độ, thay đổi mục đích sử dụng đất cũng có thể làm thay đổi đáng kể tốc độ bổ sung nước ngầm cho các hệ thống tầng ngậm nước, gây ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập mặn. Về tình hình xâm nhập mặn huyện Mỹ Tú: Đối với nước ngầm, chất lượng nước ngầm trên địa bàn huyện Mỹ Tú hiện nay bị nhiễm mặn, độ mặn cao nhất là 1,3‰, đã tăng từ 2-10 lần vào những tháng mùa khô, mực hạ thấp nước ngầm phổ biến 0,4 mét /năm, có nơi mực nước tỉnh vượt ngưỡng 6 mét/năm (theo tài liệu của Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sóc Trăng). Về tình hình khai thác nước ngầm, hiện nay trữ lượng nước ngầm toàn tỉnh là 201.758 m3/ngày đêm, trong đó riêng huyện Mỹ Tú là 63.057 m3/ngày đêm (tầng qp 2-3). Khai thác nước ngầm hiện nay toàn huyện Mỹ Tú là 13.268 m3/ngày đêm, tương đương 21,03% trữ lượng nước ngầm khu vực huyện Mỹ Tú (Theo tài liệu của Liên đoàn địa chất Miền Nam). Với tình hình khai thác ồ ạt như trên, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3421/QĐ- UBND ngày 25/12/2018 Phê duyệt danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, trong đó huyện Mỹ Tú hạn chế khai thác 60,65 km2 (tầng qp 2-3). Về tình hình xâm nhập mặn nước mặt, độ mặn đo được cao nhất vào tháng 02/2015 tại các điểm đo kênh Năm Kiệu, Nàng Rền, Phường 3 độ mặn lần lượt là 10,7 ‰, 8,5‰, 16
  19. 6,3‰, độ mặn phổ biến trên các kênh là 2‰ (Theo tài liệu kết quả đo của Trạm Quản lý Thủy nông Ngã Năm-Mỹ Tú). Về tình hình nhiễm mặn trên sông Hậu: Theo QCVN 08: 2008/BTNMT về chất lượng nước mặt gồm các thông số sau: STT Thông số Đơn Giá trị giới hạn vị A B A1 A2 B1 B2 1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥6 ≥5 ≥4 ≥2 3 Tổng chất rắn lơ mg/l 20 30 50 100 lửng (TSS) 4 COD mg/l 10 15 30 50 5 BOD5 (20oC) mg/l 4 6 15 25 6 Amoni (NH+4) (tính mg/l 0.1 0.2 0.5 1 theo N) 7 Clorua (Cl-) mg/l 250 400 600 - 8 Florua (F-) mg/l 1 1,5 1,5 2 -2 9 Nitrit (NO ) (tính mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 theo N) 10 Nitrat (NO-3) (tính mg/l 2 5 10 15 theo N) 11 Phosphat (PO43)(tính mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5 theo P) 12 Xianua (CN-) mg/l 0,005 0,01 0,02 0,02 13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1 14 Cadimi (Cd) mg/l 0.02 0,02 0,05 0,05 15 Ch. (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05 3+ 16 Crom III (Cr ) mg/l 0,05 0,1 0,5 1 17 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1 1,5 2 20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 21 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2 22 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002 23 Chất hoạt động bề mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5 mặt 24 Tổng dầu, mỡ (oils mg/l 0,01 0,02 0,1 0,3 & grea se) 25 Phenol (tổng số) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02 26 Hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ - Aldrin+Dieldrin µg/l 0,002 0,004 0,008 0,01 - Endrin µg/l 0,01 0,012 0,014 0,02 - BHC µg/l 0,05 0,1 0,13 0,015 17
  20. - DDT µg/l 0,001 0,002 0,004 0,005 - Endosunfan µg/l 0,005 0,01 0,01 0,02 (Thiodan) - Lindan µg/l 0,3 0,35 0,38 0,4 - Chlordane µg/l 0,01 0,02 0,02 0,03 - Heptachlor µg/l 0,01 0,02 0,02 0,05 27 Hoá chất bảo vệ thực vật phospho hữu cơ - Paration µg/l 0,1 0,2 0,4 0,5 - Malation µg/l 0,1 0,32 0,32 0,4 28 Hóa chất trừ cỏ - 2,4D µg/l 100 200 450 500 - 2,4,5T µg/l 80 100 160 200 - Paraquat µg/l 900 1200 1800 2000 29 Tổng hoạt độ phóng Bq/l 0.1 0.1 0.1 0.1 xạ 30 Tổng hoạt độ phóng Bq/l 1.0 1.0 1.0 1.0 xạ 31 E. Coli MPN/ 20 50 100 200 100ml 32 Coliform MPN/ 2500 5000 7500 10000 100ml Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu môi trường nước trên sông Hậu năm 2017 Tháng STT Thông số Tháng 3 Tháng 5 Tháng 10 1 Nhiệt độ (0C) 30,0 30,0 28,2 2 pH 7,2 7,4 7,2 3 Độ đục (NTU) 7 10 50 4 Độ dẫn (μS/cm) 48,1 50,2 36,9 5 DO( mg/l) 5,5 5,4 5,4 6 TSS (mg/l) 9 19 38 7 COD (mg/l) 9 8 10 8 BOD5 (mg/l) 3 5 3 9 N-NH4+(mg/l) 0,13 0,13 0,07 10 Độ mặn(NaCl 0/00) 0,110 1,911 0,310 11 N-NO2- (mg/l) 0,013 0,010 0,003 12 N-NO3- (mg/l) 0,15 0,21 0,32 13 P-PO4-3 (mg/l) 0,029 0,020 0,039 14 As (mg/l)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2