intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Đề xuất biện pháp hạn chế việc vượt tổng mức đầu tư các dự án dân dụng tại ban quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

34
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài góp phần trong việc tổng hợp và phân tích các đánh giá của các chuyên gia, những người giàu kinh nghiệm trong ngành xây dựng tại Ban QLDA công trình xây dựng tỉnh Cà Mau về các yếu tố gây vượt tổng mức đầu tư, đồng thời có thể làm cơ sở để các đề tài kế tiếp nghiên cứu sâu về định lượng các yếu tố gây vượt tổng mức đầu tư xây dựng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Đề xuất biện pháp hạn chế việc vượt tổng mức đầu tư các dự án dân dụng tại ban quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------- TRẦN QUANG NHU ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VIỆC VƯỢT TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN DÂN DỤNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Mã ngành: 60580208 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------- TRẦN QUANG NHU ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VIỆC VƯỢT TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN DÂN DỤNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Mã ngành: 60580208 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN QUANG PHÚ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2018
  3. i CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Trần Quang Phú Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 23 tháng 04 năm 2018 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS. TS. Lương Đức Long Chủ tịch 2 TS. Nguyễn Quốc Định Phản biện 1 3 TS. Đinh Công Tịnh Phản biện 2 4 TS. Nguyễn Việt Tuấn Ủy viên 5 TS. Nguyễn Thanh Việt Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  4. ii TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày ….. tháng ….. năm 20….. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Trần Quang Nhu Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 29/09/1990 Nơi sinh: TP. Bạc Liêu Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp MSHV: 1541870036 I- Tên đề tài: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VIỆC VƯỢT TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN DÂN DỤNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TỈNH CÀ MAU II- Nhiệm vụ và nội dung: - Xác định các nguyên nhân dẫn đến việc vượt tổng mức đầu tư các dự án dân dụng tại Ban quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau. - Khảo sát, thu thập dữ liệu về mức độ ảnh hưởng các yếu tố. - Phân tích và xếp hạng các yếu tố quan trọng gây vượt mức đầu tư. - Đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế các yếu tố gây vượt tổng mức đầu tư. III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/02/2017 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 23/04/2018 V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Trần Quang Phú CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
  5. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn được chỉ rõ nguồn gốc. Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018 Tác giả Luận văn Trần Quang Nhu
  6. iv LỜI CÁM ƠN Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Công Nghệ TP. HCM (HUTECH) đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tại trường, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Trần Quang Phú đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn, nhờ vậy mà tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này. Tiếp theo tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo và Cán bộ công nhân viên của Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình cung cấp thông tin, thu thập dữ liệu nghiên cứu, phân tích để kết quả nghiên cứu có giá trị thực tiễn hơn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tập thể lớp 15SXD21 đã luôn giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn. Trong suốt thời gian làm luận văn, tuy tôi đã cố gắng để hoàn thiện, luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn và bạn bè cũng như các anh, chị trong ngành xây dựng, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp và phản hồi quý báu của quý thầy, cô và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018 Tác giả Luận văn Trần Quang Nhu
  7. v TÓM TẮT Ngành xây dựng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, giữ nhiệm vụ hình thành, kiến thiết và phát triển cơ sở hạ tầng của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Ngoài nhiệm vụ tạo ra cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu phát triển của con người, ngành xây dựng còn góp phần tạo nên bộ mặt mỹ quan của đất nước và là một trong những yếu tố đánh giá sự phồn vinh của xã hội. Những thành tựu đạt được là vô cùng to lớn, nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra bài toán cần phải giải quyết, là việc vượt tổng mức đầu tư xây dựng các dự án dân dụng là điều không thể tránh hiện nay. Thực tế cho thấy, còn có nhiều vấn đề tồn đọng trong công tác quản lý các dự án, đặc biệt là trong công tác quản lý chi phí các dự án gây vượt tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Để hạn chế việc vượt tổng mức đầu tư và tìm ra những nguyên nhân gây vượt tổng mức đầu tư trong toàn bộ quá trình từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn kết thúc đầu tư là điều rất cần thiết. Đặc biệt, nghiên cứu áp dụng cụ thể đối với Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau nói riêng và tỉnh Cà Mau nói chung nhằm nâng cao hiệu hiệu quả trong công tác quản lý tổng mức đầu tư các dự án đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh.
  8. vi ABSTRACT The construction industry plays an important role in the economy, keeping the task of shaping, building and developing the infrastructure of any country in the world. Apart from the task of creating facilities for human development, the construction not only contributes to the country's beauty but also is one of the factors that assess the prosperity of the society. The achievements are enormous, but on the other hands, the problems which need to be resolved is that the total investment in building civil projects is inevitable. As the matter of fact, there are many outstanding issues in the management of projects, especially in the cost management that exceed the total investment in construction works. It is essential to limit the over-investment and to find out what causes total investment over the entire process from preparation to completion. Especially, the study, which applied to the Construction Project Management Unit of Ca Mau in particular and Ca Mau province in general to improve efficiency in managing the total investment projects, has been deploying in the province.
  9. vii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu .....................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 4 1.1. Khái niệm và định nghĩa ................................................................................4 1.1.1. Dự án đầu tư xây dựng ........................................................................4 1.1.2. Trình tự đầu tư xây dựng .....................................................................4 1.1.3. Công trình dân dụng ............................................................................5 1.1.4. Tổng mức đầu tư .................................................................................5 1.1.5. Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng ..............................................16 1.2. Nghiên cứu về vượt tổng mức đầu tư của các dự án khác trên thế giới và Việt Nam ...............................................................................................................17 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới .............................................................17 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước ...............................................................19 Kết luận chương 1 .................................................................................................21 CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VƯỢT TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................22 2.1. Thực trạng công tác đầu tư xây dựng tại Ban QLDA CTXD tỉnh Cà Mau 22 2.1.1. Phân tích các nguyên nhân gây vượt tổng mức đầu tư......................25 2.1.2. Tồn tại và hạn chế .............................................................................28 2.1.3. Kết luận .............................................................................................29
  10. viii 2.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................29 2.3. Nhận dạng các yếu tố là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc vượt tổng mức đầu tư các dự án dân dụng tại Ban quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau 31 2.3.1. Bảng câu hỏi ......................................................................................33 2.3.2. Tham khảo ý kiến chuyên gia............................................................35 2.3.3. Mô hình các yếu tố khảo sát ..............................................................38 2.3.4. Bước nghiên cứu chính thức .............................................................38 2.3.5. Thiết kế mẫu nghiên cứu ...................................................................39 2.4. Phân tích số liệu ...........................................................................................40 2.4.1. Khảo sát thử nghiệm (Pilot test) ........................................................40 2.4.2. Phân tích mẫu nghiên cứu .................................................................42 Kết luận Chương 2 ................................................................................................63 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VIỆC VƯỢT TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN DÂN DỤNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TỈNH CÀ MAU ..................................................................64 3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ..............................................................................64 3.2. So sánh kết quả với các nghiên cứu trước tại Việt Nam .............................65 3.3. Đề xuất biện pháp hạn chế...........................................................................70 3.3.1. Đối với Nhóm yếu tố Kinh tế vĩ mô (T4): ........................................70 3.3.2. Đối với Nhóm yếu tố chính sách pháp luật (T2) ...............................71 3.3.3. Đối với Nhóm yếu tố về năng lực các bên liên quan (T5) ................72 3.3.4. Đối với Nhóm yếu tố về môi trường - xã hội (T6) ............................74 3.3.5. Đối với Nhóm yếu tố liên quan đến đặc điểm dự án (T1).................75 3.4. Tổng hợp các biện pháp đề xuất ..................................................................76
  11. ix 3.5. Đánh giá mức độ khả thi khi đề xuất biện pháp hạn chế việc vượt tổng mức đầu tư các dự án dân dụng tại Ban QLDA CTXD tỉnh Cà Mau ...........................80 3.6. Kiến nghị .....................................................................................................87 3.6.1. Đối với Ban QLDA CTXD tỉnh Cà Mau ..........................................87 3.6.2. Đối với Tỉnh Cà Mau ........................................................................87 3.6.3. Đối với Nhà nước ..............................................................................87 Kết luận chương 3 .................................................................................................88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...... 88 1. Hạn chế của đề tài ............................................................................................... 88 2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................ 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 89 PHỤ LỤC
  12. x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - BCH : Bảng câu hỏi - BQLDA : Ban Quản lý dự án - CĐT : Chủ đầu tư - CTXD : Công trình xây dựng - DA : Dự án - ĐTXD : Đầu tư xây dựng - ĐTXDCT : Đầu tư xây dựng công trình - KCN : Khu công nghiệp - QLDA : Quản lý dự án - THPT : Trung học phổ thông - TVGS : Tư vấn giám sát - TVTK : Tư vấn thiết kế - UBND : Ủy ban nhân dân
  13. xi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các nhân tố chính làm vượt chi phí thực hiện dự án theo ........................17 Bảng 1.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng ở Nigeria theo ..................18 Bảng 1.3: Các yếu tố làm vượt chi phí trong ngành công nghiệp xây dựng ở Pakistan theo Nida Azhar et al ..................................................................................18 Bảng 1.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vượt tổng mức đầu tư các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp tại tỉnh Long An theo Nghiệp ............................19 Bảng 2.1: Thực trạng vượt tổng mức đầu tư một số công trình tại Ban QLDA tỉnh Cà Mau những năm gần đây .....................................................................................23 Bảng 2.2: Các dự án vượt tổng mức đầu tư của một số tỉnh lân cận ........................25 Bảng 2.3: Các yếu tố làm vượt tổng mức đầu tư các dự án dân dụng tại Ban quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau ...................................................................31 Bảng 2.4: Bảng mã hóa các yếu tố ảnh hưởng dùng trong nghiên cứu ....................36 Bảng 2.5: Kết quả khảo sát thử nghiệm giá trị Mean mức độ ảnh hưởng ................40 Bảng 2.6: Kết quả khảo sát thử nghiệm của hệ số Cronbach’s Alpha ......................42 Bảng 2.7: Bảng tổng hợp kết quả người trả lời .........................................................42 Bảng 2.8: Bảng tổng hợp người trả lời theo kinh nghiệm làm việc ..........................43 Bảng 2.9: Bảng tổng hợp người trả lời theo vị trí công tác ......................................44 Bảng 2.10: Phân loại vai trò người trả lời trong dự án .............................................45 Bảng 2.11: Phần lớn quy mô dự án đã tham gia .......................................................46 Bảng 2.12: Kiểm định Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố kinh tế vĩ mô ...............47 Bảng 2.13: Kiểm định Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố chính sách, pháp luật ..48 Bảng 2.14: Kiểm định Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố .....................................49 Bảng 2.15: Kiểm định Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố .....................................50 Bảng 2.16: Kiểm định Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố .....................................51 Bảng 2.17: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s lần 1...........................................52 Bảng 2.18: Thành phần nhân tố ................................................................................53 Bảng 2.19: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s lần 2...........................................54 Bảng 2.20: Kết quả phân tích thành phần chính EFA với phép quay Varimax ........55
  14. xii Bảng 2.21: Đánh giá độ phù hợp của mô hình ..........................................................56 Bảng 2.22: Phân tích ANOVA của mô hình hồi quy ................................................57 Bảng 2.23: Các thông số của từng biến trong phương trình hồi quy ........................58 Bảng 3.1: Bảng so sánh kết quả với các nghiên cứu trước tại Việt Nam .................65 Bảng 3.2: Các yếu tố tương đồng với thay đổi chi phí dự án ĐTXD ở Việt Nam ...68 Bảng 3.3: Các yếu tố tương đồng gây vượt tổng mức đầu tư các dự án ĐTXD .......68 Bảng 3.4: Các yếu tố tương đồng gây vượt tổng mức đầu tư các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN tại tỉnh Long An .........................................................................69 Bảng 3.5: Các yếu tố đặc thù so với các nghiên cứu trước .......................................70 Bảng 3.6: Tổng hợp các biện pháp đề xuất ...............................................................76 Bảng 3.7: Đánh giá mức độ khả thi của biện pháp đề xuất.......................................81 Bảng 3.8: Biện pháp đề xuất có mức độ khả thi cao nhất .........................................85
  15. xiii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1.1. Các chi phí hình thành Tổng mức đầu tư ....................................................6 Hình 1.2. Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư ....................................................7 Hình 1.3: Các nhân tố làm thay đổi chi phí DA ĐTXD ở Việt Nam theo Thanh.....20 Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu ...............................................................................30 Hình 2.2: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi theo Bình (2011) [13] .............................34 Hình 2.3: Mô hình các yếu tố khảo sát .....................................................................38 Hình 2.4: Thống kê kết quả người trả lời bảng câu hỏi ............................................43 Hình 2.5: Phân loại người trả lời theo kinh nghiệm làm việc ...................................44 Hình 2.6: Phân loại người trả lời theo vị trí công tác................................................45 Hình 2.7: Phân loại vai trò người trả lời trong dự án ................................................45 Hình 2.8: Phần lớn quy mô dự án đã tham gia ..........................................................46 Hình 2.9: Giả định phân phối chuẩn của phần dư .....................................................62 Hình 2.10: Biểu đồ biểu thị sự phân phối chuẩn của phần dư ..................................62 Hình 2.11: Biểu đồ phân tán giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị ước lượng .............63 Hình 3.1: Các nhóm yếu tố chính gây vượt tổng mức đầu tư các dự án dân dụng tại Ban QLDA CTXD tỉnh Cà Mau ...............................................................................64
  16. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng. Mặc dù chưa phải là thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhưng với sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, Cà Mau đang dần khẳng định vị trí của mình trong hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng công trình. Cà Mau là tỉnh cực nam của Việt Nam, thuộc khu vực đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, được tái lập ngày 01/01/1997. Cà Mau xem việc tập trung các nguồn lực đầu tư để phát triển các Khu công nghiệp, Khu kinh tế là giải pháp trọng tâm, bước đột phá trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong những năm gần đây, Cà Mau đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp nhiều công trình. Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Cà Mau khuyến khích đầu tư các ngành công nghiệp sau khí, chế biến khai thác thủy sản công nghệ hiện đại; đặc biệt đẩy mạnh thu hút công nghiệp sau khí, dịch vụ hậu cần cảng biển (logistics) gắn với Khu kinh tế Năm Căn và Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai và công nghiệp chế thủy sản. Tổng cộng, Cà Mau đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 28 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 12,860 tỷ đồng. Trong đó, Dự án Nhà máy xử lý Khí Cà Mau được đầu tư tại Khu công nghiệp Khánh An là dự án quy mô lớn nhất với số vốn đầu tư 10,525 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành xây dựng, đi vào hoạt động trong năm 2016. [1] Tổng mức đầu tư là cơ sở để lập kế hoạch, quản lý vốn đầu tư và là cơ sở để xác định hiệu quả đầu tư của dự án. Từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến giai đoạn thực hiện dự án và cuối cùng là giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng có rất nhiều yếu tố, biến động và rủi ro ngoài mong muốn dẫn đến việc vượt tổng mức đầu tư. Chúng tác động không hề nhỏ đến việc khai thác hiệu quả dự án từ tiến độ đến chi phí thậm chí là chất lượng dự án. Đối với Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau công tác quản lý chi phí không những là công tác quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả nguồn vốn ngân
  17. 2 sách mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh bởi vì mỗi một chi phí được đưa ra, dù nhỏ cũng phải đảm bảo chi phí đó là hợp lý và kịp thời để đánh giá đúng thực tế hiệu quả của dự án. Xuất phát từ thực tiễn nhằm xác định các nguyên nhân chính gây vượt tổng mức đầu tư xây dựng và đề xuất biện pháp nhằm hạn chế những yếu tố làm vượt tổng mức đầu tư, từ đó giúp cho các đơn vị tham gia dự án có thể lường trước, phòng tránh và giảm thiểu đến mức thấp nhất những yếu tố gây bất lợi, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đổi mới phương thức cho phù hợp, hạn chế các yếu tố phát sinh gây lãng phí có thể gặp phải khi triển khai các dự án. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Đề xuất biện pháp hạn chế việc vượt tổng mức đầu tư các dự án dân dụng tại Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau” với mong muốn đóng góp cho công tác quản lý đầu tư xây dựng của ngành xây dựng tại Cà Mau đạt hiệu quả hơn. 2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu, khảo sát để xác định các nguyên nhân dẫn đến việc vượt tổng mức đầu tư các dự án dân dụng tại Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. - Khảo sát, thu thập dữ liệu về mức độ ảnh hưởng các yếu tố. - Phân tích và xếp hạng các yếu tố quan trọng gây vượt tổng mức đầu tư. - Đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế các yếu tố gây vượt tổng mức đầu tư các dự án dân dụng tại Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau. 3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài: Phương pháp kế thừa; Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế; Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích, so sánh và kết hợp một số phương pháp khác. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  18. 3 Không gian thực hiện: bài nghiên cứu được thực hiện giới hạn ở địa bàn tỉnh Cà Mau với các dự án dân dụng tại Ban QLDA. Thời gian thực hiện: từ tháng 11/2016 đến tháng 06/2017. Phạm vi: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất biện pháp hạn chế việc vượt tổng mức đầu tư các dự án dân dụng tại Ban QLDA công trình xây dựng tỉnh Cà Mau. Đối tượng khảo sát: Các kỹ sư, các cán bộ nhiều kinh nghiệm, các chuyên gia đang công tác trong các đơn vị là Chủ đầu tư/Ban QLDA, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công và các sở ngành có liên quan. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Về mặt lý thuyết: Đề tài góp phần trong việc tổng hợp và phân tích các đánh giá của các chuyên gia, những người giàu kinh nghiệm trong ngành xây dựng tại Ban QLDA công trình xây dựng tỉnh Cà Mau về các yếu tố gây vượt tổng mức đầu tư, đồng thời có thể làm cơ sở để các đề tài kế tiếp nghiên cứu sâu về định lượng các yếu tố gây vượt tổng mức đầu tư xây dựng. Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu giúp cho các đơn vị trực tiếp tham gia dự án, đặc biệt là Chủ đầu tư/Ban quản lý dự án nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, có kế hoạch chủ động đối phó, giám sát chặt chẽ các vấn đề vượt tổng mức đầu tư cho các dự án tiếp theo nhằm đem lại hiệu quả cao trong đầu tư và lợi ích cho xã hội. Đặc biệt, nghiên cứu áp dụng cụ thể đối với tỉnh Cà Mau nhằm nâng cao hiệu hiệu quả trong công tác quản lý các dự án đang và sẽ triển khai trên địa bàn tỉnh.
  19. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1.1. Khái niệm và định nghĩa 1.1.1. Dự án đầu tư xây dựng Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc Hội quy định “Dự án đầu tư xây dựng” là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Dự án đầu tư xây dựng là tập tài liệu nghiên cứu các điều kiện kinh tế, kỹ thuật, xã hội để nhà đầu tư có cơ sở bỏ vốn vào xây dựng công trình và khai thác công trình đó nhằm đạt đến những hiệu quả kinh tế nhất định cho bản thân và xã hội. [2] Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế- kỹ thuật đầu tư xây dựng. Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế- kỹ thuật đầu tư xây dựng trong trường hợp: công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo, công trình quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định. 1.1.2. Trình tự đầu tư xây dựng Theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định như sau: a. Giai đoạn chuẩn bị dự án Giai đoạn này bao gồm các công việc: tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án. b. Giai đoạn thực hiện dự án Công việc trong giai đoạn này gồm: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập,
  20. 5 thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác. c. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng Đây là giai đoạn cuối cùng bao gồm các công việc sau: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng. 1.1.3. Công trình dân dụng Công trình dân dụng được phân loại như sau: - Nhà ở gồm: nhà ở riêng lẻ; nhà chung cư, ký túc xá và các loại nhà ở tập thể khác. - Công trình công cộng gồm: công trình giáo dục (trường phổ thông các cấp, trường mẫu giáo…); công trình y tế (bệnh viện đa khoa, các cơ sở y tế khác…); công trình thể thao; công trình thương mại, dịch vụ và trụ sở làm việc; công trình văn hóa (trung tâm hội nghị, nhà văn hóa..); công trình tôn giáo, tín ngưỡng; nhà ga và công trình trụ sở cơ quan nhà nước Tại Ban QLDA CTXD tỉnh Cà Mau hiện tại đang thực hiện các dự án trường học, bệnh viện và trung tâm y tế, trụ sở làm việc, tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử… 1.1.4. Tổng mức đầu tư 1.1.4.1. Khái niệm tổng mức đầu tư Theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ “Về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng”, Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, tổng mức đầu tư là giới hạn chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2