Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao mức độ đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường cho các công trình xây dựng dân dụng tại thành phố mới Bình Dương
lượt xem 25
download
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao mức độ đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường cho các công trình xây dựng dân dụng tại thành phố mới Bình Dương bao gồm những nội dung tổng quan về an toàn và vệ sinh môi trường cho các công trình xây dựng dân dụng; thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao mức độ đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường cho các công trình xây dựng dân dụng tại thành phố mới Bình Dương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao mức độ đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường cho các công trình xây dựng dân dụng tại thành phố mới Bình Dương
- Trường Đại học Thủy lợi Luận văn Thạc sĩ LỜI CẢM ƠN Trong những năm tháng được học tập và trao dồi kiến thức dưới ngôi trường Đại học Thủy Lợi là niềm tự hào không chỉ của bản thân tôi mà còn là của cả toàn thể học viên trong nhà trường. Hai năm học Thạc sĩ vừa qua có lẽ là khoảng thời gian tuyệt vời và đáng nhớ nhất trong cuộc đời sinh viên của tôi. Niềm hạnh phúc và thành quả ngày hôm nay tôi có được là nhờ sự chỉ dạy, hương dân và giup đ ́ ̃ ́ ỡ nhiệt tình cua quý thây cô trong khoa, trong tr ̉ ̀ ường, đã tạo điều kiện cho chúng em được học tập trong một môi trường thắm tình thầy trò, bè bạn. Vơi long kinh yêu va biêt ́ ̀ ́ ̀ ́ ơn sâu săc, tôi xin đ ́ ược bay to ̀ ̉ lời cam ̉ ơn chân thanh, sâu s ̀ ắc nhất tơi quý th ́ ầy cô trong Ban Giám hiệu nhà trường và quý thầy cô trong Khoa Môi Trường, Khoa Công Trình…. Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân và lời cảm ơn chân thành nhất đến hai Người Thầy đó là: PGS.TS Bùi Quốc Lập và PGS.TS Nguyễn Trọng Tư đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, đưa ra nhưng lời khuyên quý báo, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài đến khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tuy đã cố gắn hết khả năng và vận dụng tất cả sự hiểu biết của mình để thực hiện luận văn, nhưng do đây là công trình nghiên cứu hoàn chỉnh đầu tay nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm, tôi mong nhận được những ý kiến, chỉ bảo của quý thầy cô để tôi có thể khắc phục và thực hiện tốt hơn trong các công việc, tác nghiệp thực tế sau này. Đây cũng là bài học sau cùng của tôi ở bậc Thạc sĩ trước khi rời khỏi mái trường Đại học Thủy Lợi thân yêu. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên: Trương Minh Thiện Trang 1
- Trường Đại học Thủy lợi Luận văn Thạc sĩ LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, theo đúng quyết định giao đề tài số 1285, ngày 29/8/2014 của trường đại học Thủy lợi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bùi Quốc Lập và PGS.TS Nguyễn Trọng Tư. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới mọi hình thức nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về vấn đề nghiên cứu của mình. Học viên Trương Minh Thiện Học viên: Trương Minh Thiện Trang 2
- Trường Đại học Thủy lợi Luận văn Thạc sĩ MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH…………………...…..…………... ….9 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ……….. ……………….10 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..…………………………….…...11 MỞ ĐẦU…………...………………….……….…………….………...12 CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 11 TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG DÂN DỤNG ............................................................. 11 CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 54 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG DÂN DỤNG TẠI THÀNH PHỐ MỚI BÌNH DƯƠNG 54 ...... Kết Luận Và Kiến Nghị……………………………………………….105 Tài Liệu Kham Thảo…………………………………………………..106 Học viên: Trương Minh Thiện Trang 3
- Trường Đại học Thủy lợi Luận văn Thạc sĩ DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Tập huấn về bảo hộ lao động công trường xây dựng dân dụng tại Bình Dương...................................................................................................18 Hình 1.2: Bảo hộ lao động hóa chất, phóng xạ trên công trường xây dựng dân dụng tại Bình Dương.........................................................................19 Hình 2.1: Cơ sở đánh giá các yếu tố trong môi trường xây dựng dân dụng.....................................................................................................................4 0 Hình 3.1:Vụ tường sập ở công trường xây dựng tại Bình Dương.............................................................................................................5 6 Hình 3.2: Chung cư Sora Gardens I, dự án tại khu đô thị Tokyu Bình Dương.................................................................................................................5 8 Hình 3.3:Bụi do công tác đào đắp, vận chuyển đất đá tại công trường..................................................................................................................5 9 Hình 3.4: Hiện trạng ATLĐ tại hiện trường công trình tòa nhà hành chính....................................................................................................................6 2 Học viên: Trương Minh Thiện Trang 4
- Trường Đại học Thủy lợi Luận văn Thạc sĩ Hình 3.5:Công trình Tòa nhà Hành chính tỉnh Bình Dương năm 2013....................................................................................................................62 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng dân dụng…………………………………………………………..……………...41 Bảng 3.1: Bảng thống kê tình hình an toàn lao động trong xây dựng trong 4 năm từ 2011÷2014….. …………………………………………………...54 Biểu đồ 3.1 Biểu đồ so sánh tình hình TNLĐ ngành xây dựng trong 04 năm từ 2011 đến 2014 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.......................................54 Học viên: Trương Minh Thiện Trang 5
- Trường Đại học Thủy lợi Luận văn Thạc sĩ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Học viên: Trương Minh Thiện Trang 6
- Trường Đại học Thủy lợi Luận văn Thạc sĩ ST Ký hiệu T Nội dung viết tắt 1 An toàn lao động ATLĐ 2 Vệ sinh lao động VSLĐ An toàn vệ sinh lao 3 động ATVSLĐ 4 An toàn AT 5 Chất thải rắn CTR 6 Vi sinh vật VSV 7 Bảo hộ lao động BHLĐ 8 Kỹ sư tư vấn giám KSTVGS sát 9 Giám sát thi công GSTC 10 Tư vấn giám sát TVGS 11 Chủ đầu tư CĐT 12 Tai nạn lao động TNLĐ 13 Bệnh nghề nghiệp BNN 14 Người lao động NLĐ Học viên: Trương Minh Thiện Trang 7
- Trường Đại học Thủy lợi Luận văn Thạc sĩ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bình Dương là một trong những tỉnh đi đầu về tốc độ đô thị hóa của miền Đông Nam Bộ nói riêng và của cả nước nói chung; với 92 xã, phường, thị trấn của 9 huyện, thị, thành phố. Ngoài ra Bình Dương còn có ranh giới với các tỉnh trọng điểm phía Nam như: phía Bắc giáp Bình Phước, phía Tây giáp Tây Ninh, phía Đông giáp Đồng Nai và phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh; Bình Dương có diện tích tự nhiên 2,694,43 km2, dân số 1.748.001 người (01/04/2009), mật độ dân số 649 người/ km2 ( theo niên giám thống kê tỉnh Bình Dương tháng 6/2013). Cùng với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa cao thì vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay là đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường để phục vụ cho nhu cầu xây dựng công trình đang diễn ra hằng ngày tại các công trường xây dựng trên địa bàn tỉnh càng trở nên cấp thiết. Hiện nay, tại thành phố mới Bình Dường các công trường xây dựng với nhiều dự án xây dựng nhà cao tầng nhằm mục đích định hướng phát triển Bình Dương thành Thành Phố trực thuộc Trung Ương trong những năm tới theo chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Do đó tình trạng xây dựng, phát triển đô thị sẽ ngày một gia tăng và theo sau đó là nhu cầu đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường là thực sự cần thiết. Trước thực trạng này trong những năm qua cùng với sự giúp đỡ của địa phương, Chính Phủ và các tổ chức tài trợ của quốc tế, đến nay trên địa bàn tỉnh với những quy định kỹ thuật an toàn và vệ sinh môi trường cơ bản đã đáp ứng kỹ thuật trong đánh giá chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên mức độ đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường vẫn còn Học viên: Trương Minh Thiện Trang 8
- Trường Đại học Thủy lợi Luận văn Thạc sĩ nhiều hạn chế, chỉ mới đáp ứng tại các công trường lớn do nhà thầu nước ngoài quản lý xây dựng; bên cạnh đó còn rất nhiều công trường vẫn chưa đảm bảo yêu cầu an toàn và vệ sinh môi trường . Nguyên nhân là do công nhân chưa quen với tập quán sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc, nhà thầu và chủ đầu tư chưa thực sự quan tâm đến vấn đề an toàn và vệ sinh môi trường trong xây dựng dân dựng. Môi trường bị ô nhiễm bởi nhiều yếu tố: bụi, không khí, nước và cả tiếng ồn…nếu khắc phục được các vấn đề này sẽ đảm bảo sức khỏe và tăng khả năng làm việc của công nhân tại công trường và tránh được rủi ro tai nạn đi đáng kể. Với ý nghĩa đó, đề tài:“Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao mức độ đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường cho các công trình xây dựng dân dụng tại thành phố mới Bình Dương” đã được lựa chọn để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Phân tích và đánh giá thực trạng mức độ an toàn, vệ sinh môi trường cho các công trình xây dựng dân dụng tại thành phố mới Bình Dương. Đề xuất một số giải pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường cho các công trình xây dựng dân dụng tại thành phố mới Bình Dương. 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Luận văn thực hiện trên cơ sở kết hợp nghiên cứu các tài liệu sẵn có về lý thuyết và thực tiễn về tình hình đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong xây dựng nói chung và cho các công trình xây dựng dân dụng tại thành phố mới Bình Dương nói riêng. Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp sau: Học viên: Trương Minh Thiện Trang 9
- Trường Đại học Thủy lợi Luận văn Thạc sĩ Phương pháp kế thừa; Phương pháp phân tích, tổng hợp, thu thập thông tin; 4. Kết quả dự kiến đạt được Phân tích và đánh giá thực trạng mức độ an toàn, vệ sinh môi trường cho các công trình xây dựng dân dụng tại thành phố mới Bình Dương. Đề xuất một số giải pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường cho các công trình xây dựng dân dụng tại thành phố mới Bình Dương và một số giải pháp cụ thể ứng dụng cho công trình xây dựng tòa nhà hành chính Bình Dương. Học viên: Trương Minh Thiện Trang 10
- Trường Đại học Thủy lợi Luận văn Thạc sĩ CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG DÂN DỤNG 1.1. Tổng quan về an toàn và vệ sinh môi trường trong xây dựng dân dụng. 1.1.1. Các khái niệm. An toàn lao động (ATLĐ) trong thi công xây dựng công trình dân dụng là hệ thống các biện pháp về tổ chức và quản lý, điều hành trên công trường nhằm cải thiện điều kiện lao động và ngăn chặn tai nạn lao động trong thi công xây dựng dân dụng [4a]. An toàn lao động không tốt thì gây ra tai nạn lao động, vệ sinh lao động không tốt thì gây ra bệnh nghề nghiệp [4a]. Dưới góc độ pháp lý, an toàn lao động và vệ sinh lao động là tổng hợp những quy phạm pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động [4a]. An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động [4b]. Vệ sinh lao động (VSLĐ) trong thi công xây dựng công trình dân dụng là chỉ việc ngăn ngừa bệnh tật do các chất độc hại tiếp xúc trong quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho người lao động [4b]. Vệ sinh môi trường trong xây dựng là tổng hợp các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động của môi trường: bụi, tiếng ồn, nước thải, chất thải rắn...ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động [4b]. Học viên: Trương Minh Thiện Trang 11
- Trường Đại học Thủy lợi Luận văn Thạc sĩ An toàn lao động và vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là những chế định của luật lao động bao gồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của người lao động (4b). 1.1.2. Đặc điểm của an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong xây dựng dân dụng và các yếu tố ảnh hưởng. 1.1.2.1. Đặc điểm của an toàn lao động, vệ sinh môi trương trong xây dựng dân dụng. a) Đặc điểm của an toàn lao động trong xây dựng dân dụng Nguy cơ về an toàn là những mối nguy hiểm sắp xảy ra có thể gây ra tai nạn chết người hoặc thương tật cho công nhân cũng như làm hư hỏng các thiết bị, máy móc thi công và kết cấu công trình. Đó không chỉ đơn thuần là do hậu quả của việc thao tác sai quy trình mật mà còn có những yếu tố khác nhau như công nhân không được đào tạo, thiếu sự giám sát an toàn, thái độ làm việc chưa đúng mực, không có kế hoạch hoặc cả do sự chủ quan khi đã quá quen thuộc với những công việc hằng ngày mà quên mất sự nguy hiểm của nó. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự thiếu an toàn đối với công nhân khi làm việc trực tiếp tại công trường xây dựng dân dụng. Công nhân phải đứng làm việc ở độ cao cả hàng trăm mét và thường thì họ sẽ bị chấn thương nặng hoặc có thể nghiêm trọng hơn là tử vong nếu như rơi từ độ cao đó xuống đất. Ngay cả với việc được trang bị đây đủ mũ bảo hộ, ủng , áo bảo hộ cũng không thể đảm bảo an toàn nếu bị một con ốc rơi xuống trúng vào đầu từ tầng thứ 10 15. Học viên: Trương Minh Thiện Trang 12
- Trường Đại học Thủy lợi Luận văn Thạc sĩ Vật liệu xây dựng dân dụng dễ cháy, lan tỏa rất nhanh và sức nóng rất dữ dội vì vậy sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu xảy ra cháy nổ ở công trường không chỉ ảnh hưởng đến vật chất mà có thể sẽ gây thương vong rất nhiều. Người ngoài sẽ lấy làm ngạc nhiên trước kích thước rất lớn của các loại xe tải 10 tấn và máy xúc đất sâu 20 mét hoặc những loại máy móc lớn khác được dùng trong thi công công trình dân dụng. Tuy nhiên công nhân vận hành máy thường chú ý làm việc khác hoặc vận hành máy móc một cách rất cẩu thả, không đúng quy trình. Tương tự như vậy, thợ điện cảnh báo cho con em mình hãy cẩn thận với những dây dẫn điện 115V/20A trong nhà, nhưng chính họ lại rất cẩu thả và không cẩn trọng khi sửa chữa các thiết bị điện trong phạm vi ảnh hưởng của đường dây cao thế 4.000V. Những mối nguy hiểm này thường tiềm ẩn trong các ngành công nghiệp, nhưng đây chưa phải là nguy cơ mất an toàn thật sự. Trong hầu hết các vụ tai nạn, con người mới chính là nguyên nhân gây ra. Chúng ta sẽ xem xét lại vấn đề này trong các phần tiếp theo. b) Đặc điểm của vệ sinh môi trường trong xây dựng dân dụng Mãi cho đến gần đây, người ta mới quan tâm rằng trong ngành xây dựng dân dụng có rất nhiều công việc nặng nhọc, thiếu không khí trong lành và nếu nói theo cách hài hước là nơi tập luyện cho các vận động viên quốc gia để rèn luyện sức khỏe cho họ trong môi trường này. Mũ bảo hộ được xem là công cụ bảo vệ an toàn chính cho công nhân và được sử dụng tương đối phổ biến. Tuy nhiên các dụng cụ bảo vệ đắt tiền khác như: tai nghe, khẩu trang và thiết bị giảm xốc... thì lại không có sẳn hoặc công nhân không chịu sử dụng nếu được trang bị. Nếu không may tai nạn xảy ra thì sẽ có rất nhiều người phải chết hoặc bị thương vì thiếu những dụng cụ bảo vệ đó. Các Học viên: Trương Minh Thiện Trang 13
- Trường Đại học Thủy lợi Luận văn Thạc sĩ nguy cơ, yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của người công nhân trong ngành xây dựng dân dụng bao gồm: nhiệt độ cao, phóng xạ, tiếng ồn, bụi bẩn, rung động mạnh và các hóa chất độc hại... Hình 1.1: Tập huấn về bảo hộ lao động công trường xây dựng dân dụng tại Bình Dương (nguồn: Báo Bình Dương) Tuy nhiên mối nguy lớn nhất ở đây có thể là nhận thức kém của người lao động. Nếu tai nạn chưa xảy ra tức thì, người công nhân trực tiếp thường coi nhẹ hậu quả và có khi còn cho rằng “mình có thể làm việc trong môi trường bụi bặm này thêm vài giờ nữa, sau đó chỉ cần tắm gội sạch sẽ là sẽ ổn ngay thôi mà” hoặc “chẳng cần phải đeo tai nghe khi vào đường hầm làm việc vì mình sẽ hết ù tai khi ra khỏi đường hầm thôi” hoặc “ mình sẽ lái cỗ máy này cho đến 40 tuổi thôi, sau đó sẽ nghỉ hưu” hoặc trơi nóng quá và Học viên: Trương Minh Thiện Trang 14
- Trường Đại học Thủy lợi Luận văn Thạc sĩ mình cảm thấy hoa mắt chóng mặt, nhưng chỉ phải lái cỗ máy này khoảng một giờ nữa thôi. Chẳng có lý do gì để ngừng lái máy và đi uống nước cả” và “mình đã làm việc ở nơi có chất amiăng này 20 năm nay rồi và cũng chẳng mắc một loại bệnh gì cả. Làm sao nó có thể gây ung thư được?”. Nhưng thực tế các hóa chất sẽ từ từ hủy hoại con người từ bên trong, đến khi phát hiện thì đã không còn cách chữa trị. Hình 1.2: Bảo hộ lao động hóa chất, phóng xạ trên công trường xây dựng dân dụng tại Bình Dương (nguồn: Báo Bình Dương) Ngày nay, người ta nhận thức rõ hơn những căn bệnh nghề nghiệp thật sự là vấn đề nghiêm trọng trong ngành xây dựng dân dụng. Có những khoản chi phí trực tiếp cho việc chữa trị và cũng có những khoản chi phí gián tiếp cho việc mất đi những công nhân lành nghề. Nhiều nguy cơ không chỉ cần được nêu ra mà còn cần phải loại trừ. Chất amiăng là một trong số đó. Điều quan trọng là tất cả các công ty liên quan đến ngành xây dựng dân dụng vẫn chưa quan tâm đúng mức đến sức khỏe và các phương pháp làm giảm các mối nguy hại cho sức khỏe con người. Nếu như sự quan tâm nhân đạo là chưa đủ, trách nhiệm pháp lý cần phải được chú trọng. Học viên: Trương Minh Thiện Trang 15
- Trường Đại học Thủy lợi Luận văn Thạc sĩ 1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn và vệ sinh môi trường trong xây dựng dân dụng Các yếu tố môi trường lao động: vi khí hậu, tiếng ồn và rung động, bức xạ và phóng xạ, chiếu sáng không hợp lý, bụi, các hoá chất độc, các yếu tố vi sinh vật có hại… a) Vi khí hậu Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp của nơi làm việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ vận chuyển của không khí. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp với sinh lý của con người. Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ làm suy nhược cơ thể, làm tê liệt sự vận động, do đó làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy móc thiết bị....Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài da, say nóng, say nắng, đục nhãn mắt nghề nghiệp. Nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra các bệnh về hô hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm mạc, cảm lạnh... Độ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng nguy cơ nổ do bụi khí, cơ thể khó bài tiết qua mồ hôi. Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng lao động của con người. b) Tiếng ồn và rung sóc Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, nó phát sinh do sự chuyển động của các chi tiết hoặc bộ phận của máy do va chạm. Rung sóc thường do các dụng cụ cầm tay bằng khí nén, do các động cơ nổ tạo ra. Học viên: Trương Minh Thiện Trang 16
- Trường Đại học Thủy lợi Luận văn Thạc sĩ Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn và rung sóc quá giới hạn cho phép dễ gây các bệnh nghề nghiệp như: điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, rối loạn phát dục, tổn thương về xương khớp và các cơ hoặc làm giảm khả năng tập trung trong lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén.... Người mệt mỏi, cáu gắt, buồn ngủ... Tiếp xúc với tiếng ồn lâu sẽ bị giảm thính lực, điếc nghề nghiệp hoặc bệnh thần kinh. Tình trạng trên dễ dẫn đến tai nạn lao động. c) Bức xạ và phóng xạ Nguồn bức xạ: Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại. Lò thép hồ quang, hàn cắt kim loại, nắn đúc thép phát ra bức xạ tử ngoại. Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạ hồng ngoại), đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực, bỏng (do bức xạ tử ngoại) và dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Phóng xạ: Là dạng đặc biệt của bức xạ. Tia phóng xạ phát ra do sự biến đổi bên trong hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố và khả năng iôn hoá vật chất. Những nguyên tố đó gọi là nguyên tố phóng xạ. Các tia phóng xạ gây tác hại đến cơ thể người lao động dưới dạng: gây nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính; rối loạn chức năng của thần kinh trung ương, nơi phóng xạ chiếu vào bị bỏng hoặc rộp đỏ, cơ quan tạo máu bị tổn thương gây thiếu máu, vô sinh, ung thư, tử vong. d) Đặc điểm kỹ thuật chiếu sáng Trong đời sống và lao động, con mắt người đòi hỏi điều kiện ánh sáng thích hợp. Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động. Học viên: Trương Minh Thiện Trang 17
- Trường Đại học Thủy lợi Luận văn Thạc sĩ Các đơn vị đo lường ánh sáng thường được dùng: cường độ ánh sáng, độ rọi, độ chói; máy đo ánh sáng chủ yếu hiện nay được dùng là Luxmet. Nhu cầu ánh sáng đòi hỏi tùy thuộc vào công việc. Khi cường độ và kỹ thuật chiếu sáng không đảm bảo tiêu chuẩn quy định, (thường là quá thấp) ngoài tác hại làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động... về mặt kỹ thuật an toàn còn thấy rõ: khả năng gây tai nạn lao động tăng lên do không nhìn rõ hoặc chưa đủ thời gian để mắt nhận biết sự vật (thiếu ánh sáng); do lóa mắt (ánh sáng chói quá). e) Bụi Bụi là tập hợp của nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí; nguy hiểm nhất là bụi có kích thước từ 0,5 5 micrômét; khi hít phải loại bụi này sẽ có 70 80% lượng bụi đi vào phổi và làm tổn thương phổi hoặc gây bệnh bụi phổi. Bụi có thể phân loại theo nguồn gốc phát sinh: + Bụi hữu cơ: nguồn gốc từ động vật, thực vật. + Bụi nhân tạo: nhựa, cao su... + Bụi kim loại: sắt, đồng ... + Bụi vô cơ: silic, amiăng ... + Mức độ nguy hiểm của bụi phụ thuộc vào tính chất lý học, hóa học của chúng. Về mặt kỹ thuật an toàn, bụi có thể gây tác hại dưới các dạng: + Gây cháy hoặc nổ ở nơi có điều kiện thích hợp. + Gây biến đổi về sự cách điện: làm giảm khả năng cách điện của bộ phận cách điện, gây chập mạch... + Gây mài mòn thiết bị trước thời hạn. Về mặt vệ sinh lao động, bụi gây tác hại dưới nhiều dạng: Học viên: Trương Minh Thiện Trang 18
- Trường Đại học Thủy lợi Luận văn Thạc sĩ + Tổn thương cơ quan hô hấp: xây sát, viêm kinh niên, tuỳ theo loại bụi có thể dẫn đến viêm phổi, ung thư phổi. + Bệnh ngoài da: bịt lỗ chân lông, lở loét, ghẻ... +Tổn thương mắt. Bệnh bụi phổi phổ biến hiện nay bao gồm: + Bệnh bụi phổi silic (Silicose) là do bụi silic, hiện nay ở nước ta có tỷ lệ rất cao chiếm khoảng 87% bệnh nghề nghiệp. + Bệnh bụi phổi Amiăng (Asbestose) do bụi Amiăng. + Bệnh bụi phổi than (Antracose) do bụi than. + Bệnh bụi phổi sắt (Siderose) do bụi sắt. f) Các hóa chất độc Hóa chất ngày càng được dùng nhiều trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản.... như: Chì, Asen, Crôm, Benzen, rượu, các khí bụi (sox, nox, cox...), các dung dịch Axít, Bazơ, Kiềm, Muối..., các phế liệu, phế thải khó phân hủy. Hóa chất độc có thể ở trong trạng thái rắn, lỏng, khí, bụi....tùy theo điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hóa chất độc có thể gây hại cho người lao động dưới các dạng: + Vết tích nghề nghiệp như mụn cóc, mụn chai, da biến màu... + Nhiễm độc cấp tính khi nồng độ chất độc cao. + Bệnh nghề nghiệp: khi nồng độ chất độc thấp dưới mức cho phép nhưng thời gian tiếp xúc với chất độc lâu đối với cơ thể suy yếu hoặc trên mức cho phép và mức đề kháng cơ thể yếu. Hoá chất độc thường được phân loại thành các nhóm sau: + Nhóm 1: Chất gây bỏng kích thích da như Axít đặc, Kiềm... + Nhóm 2: Chất kích thích đường hô hấp như Clo, NH3, SO3,... Học viên: Trương Minh Thiện Trang 19
- Trường Đại học Thủy lợi Luận văn Thạc sĩ + Nhóm 3: Chất gây ngạt như CO2, CH4, CO... + Nhóm 4: Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương như rượu C2H5OH, H2S, xăng... + Nhóm 5: Chất gây độc cho hệ thống cơ quan của cơ thể như: Hyđrôcacbon các loại (gây độc cho nhiều cơ quan), benzen, phênol (hệ tạo máu), Pb, AS (thiếu máu).... Khi tiếp xúc với hóa chất độc, người lao động có thể bị nhiễm độc qua đường tiêu hóa, đường hô hấp hoặc qua da. Trong ba đường xâm nhập đó thì theo đường hô hấp là nguy hiểm nhất và chiếm tới 95% trường hợp nhiễm độc. Chất độc thâm nhập vào cơ thể và tham gia các quá trình sinh hoá có thể đổi thành chất không độc, nhưng cũng có thể biến thành chất độc hơn như CH3OH thành Focmandehyt. Một số chất độc xâm nhập vào cơ thể còn tích đọng ở một số cơ quan như: Pb tích đọng ở xương...tới lúc có điều kiện thuận tiện chúng mới gây độc. Mặt khác chất độc cũng có thể được thải ra khỏi cơ thể qua da, hơi thở, nước tiểu, mồ hôi, qua sữa...tùy theo tính chất của mỗi loại hóa chất. g) Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong lao động Là những yếu tố điều kiện lao động xấu, là nguy cơ gây ra tai nạn lao động đối với người lao động, bao gồm: * Các bộ phận truyền động và chuyển động Những trục máy, bánh răng, dây đai chuyền và các loại cơ cấu truyền động khác; sự chuyển động của bản thân máy móc như: ô tô, máy trục, tàu biển, sà lan, đoàn tàu hỏa, đoàn goòng ... tạo nguy cơ cuốn, cán, kẹp, cắt..; Tai nạn gây ra có thể làm cho người lao động bị chấn thương hoặc chết. * Nguồn nhiệt Học viên: Trương Minh Thiện Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động
143 p | 344 | 79
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm in theo tiêu chuẩn Iso 9001:2008 tại Công ty TNHH MTV In Bình Định
26 p | 302 | 75
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống phục vụ tra cứu thông tin khoa học và công nghệ tại tỉnh Bình Định
24 p | 290 | 70
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật của hệ thống truyền tải điện lạnh và siêu dẫn
98 p | 183 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng khai phá dữ liệu để trích rút thông tin theo chủ đề từ các mạng xã hội
26 p | 221 | 30
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống Uni-Portal hỗ trợ ra quyết định tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
26 p | 209 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến của khách hàng đối với một sản phẩm thương mại điện tử
26 p | 165 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng giải thuật di truyền giải quyết bài toán tối ưu hóa xếp dỡ hàng hóa
26 p | 237 | 23
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp kiểm tra hiệu năng FTP server
26 p | 169 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng web ngữ nghĩa và khai phá dữ liệu xây dựng hệ thống tra cứu, thống kê các công trình nghiên cứu khoa học
26 p | 159 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng luật kết hợp trong khai phá dữ liệu phục vụ quản lý vật tư, thiết bị trường Trung học phổ thông
26 p | 147 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến đánh giá các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng
26 p | 199 | 15
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp phòng vệ nguy cơ trên ứng dụng web
13 p | 145 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng thuật toán ACO cho việc định tuyến mạng IP
26 p | 155 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu quá trình đốt sinh khối từ trấu làm nhiên liệu đốt qui mô công nghiệp
26 p | 162 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nổ khí metan khi khai thác xuống sâu dưới mức -35, khu Lộ Trí - Công ty than Thống Nhất - TKV
73 p | 10 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tách khí Heli từ khí thiên nhiên
26 p | 110 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn