Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu phân tích tình hình tai nạn lao động của Công ty than Thống Nhất - TKV, giai đoạn 2009 ÷ 2019; Dự đoán tình hình trong những năm tới và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn lao động
lượt xem 6
download
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật "Nghiên cứu phân tích tình hình tai nạn lao động của Công ty than Thống Nhất - TKV, giai đoạn 2009 ÷ 2019; Dự đoán tình hình trong những năm tới và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn lao động" trình bày các nội dung: Xác định được các tai nạn lao động ở Công ty than Thống Nhất - KTV trong giai đoạn 2009 ÷ 2019; Dự báo tình hình tai nạn lao động trong những năm tới theo chiến lược phát triển của các mỏ; Đề xuất các giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu phân tích tình hình tai nạn lao động của Công ty than Thống Nhất - TKV, giai đoạn 2009 ÷ 2019; Dự đoán tình hình trong những năm tới và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn lao động
- Bộ môn: Khai thác hầm lò Luận văn thạc sỹ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nhiều năm qua, ngành khai thác than đã trở thành một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Do vậy đòi hỏi ngành khai thác than nói chung và khai thác than Hầm lò nói riêng luôn phải được duy trì và có sự đầu tư phát triển với quy mô ngày càng lớn, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng than trong nước và xuất khẩu. Để đáp ứng chiến lược phát triển của ngành than về sản lượng trong những năm tới, đòi hỏi các mỏ than hầm lò phải mở rộng, nâng cao năng lực, áp dụng các nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, đảm bảo tạo được bước phát triển cao, cả về năng suất lao động, công suất mỏ, tận thu tài nguyên triệt để và đặc biệt phải đảm bảo an toàn trong tất cả các khâu sản xuất. Do những đòi hỏi nêu trên, để đáp ứng nhu cầu các đơn vị sản xuất than Hầm lò phải mở rộng, lập các dự án để khai than xuống sâu dưới mức thông thủy và đây chính là vấn đề thách thức lớn nhất đối với công tác an toàn mỏ. Vì theo đánh giá của nhiều nhà khoa học cho thấy khi càng khai thác xuống sâu thì nguy cơ xảy ra mất an toàn là rất lớn và khó kiểm soát, đặc biệt là các loại hình tai nạn về khí mỏ, sập đổ lò do điều kiện lớp vỉa thay đổi. Trong những năm gần đây dù đã ý thức được vấn đề về an toàn mỏ, nhưng hàng năm chỉ tính riêng các mỏ than hầm lò thuộc vùng Quảng Ninh vẫn luôn xẩy ra những vụ tai nạn lao động và đặc biệt nguy hiểm như: Nổ khí CH 4; bục nước, sập đổ lò, ngạt khí... làm chết hàng chục người, gây hậu quả nghiêm trọng và thiệt hại lớn về con người, cũng như vật chất. Chính vì vậy an toàn, bảo vệ con người trong khai thác mỏ hầm lò, hiện là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong quá trình sản xuất, phương châm và chiến lược phát triển của ngành than, cần phải có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, phòng tránh nguy cơ tai nạn lao động xẩy ra. Không ngoài quan điểm coi con người là vừa là mục tiêu, vừa là nguồn lực để phát triển sản xuất, để giảm thiểu tai nạn lao động trong quá trình khai thác than hầm lò và nhằm mục đích đánh giá, đề xuất các giải pháp ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động trong quá trình khai thác than hầm lò Công ty than Thống Nhất - TKV, tác giả đã lựa chọn đề tài "Nghiên cứu phân tích tình hình tai nạn lao động của Công ty than Thống Nhất - TKV, giai đoạn 2009 ÷ 2019; dự đoán tình hình trong những năm tới và đề xuất một số giải Nguyễn Quang Dũng 1 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
- Bộ môn: Khai thác hầm lò Luận văn thạc sỹ pháp nhằm giảm thiểu tai nạn lao động" để làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành khai thác mỏ. 2. Mục đích của đề tài - Xác định được các tai nạn lao động ở Công ty than Thống Nhất - KTV trong giai đoạn 2009 ÷ 2019. - Dự báo tình hình tai nạn lao động trong những năm tới theo chiến lược phát triển của các mỏ. - Đề xuất các giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động. 3. Đối tượng nghiên cứu - Đặc điểm chung về mỏ than hầm lò thuộc Công ty than Thống Nhất; - Nghiên cứu quy luật tai nạn lao động ở các khu khai thác hầm lò thuộc Công ty than Thống Nhất trong giai đoạn 2009 ÷ 2019. - Dự báo tình hình tai nạn lao động của công ty trong các năm tới theo quy hoạch phát triển. - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động. 4. Các phương pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập, thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu; - Phương pháp toán học xác suất; 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - Kết quả nghiên cứu của Luận văn được dựa trên cơ sở của khoa học thống kê và phương pháp toán học xác suất, vì vậy đảm bảo độ tin cậy cao; - Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, vì sẽ góp phần đáng kể vào việc phòng ngừa và giảm tai nạn lao động trong quá trình khai thác than Hầm lò; - Luận văn đã đề xuất được một số giải pháp hợp lý, có thể ứng dụng vào trong sản xuất than hầm lò, để giảm tối thiểu nguy cơ rủi ro, tai nạn lao động theo chiến lược phát triển Công ty than Thống Nhất - TKV. 6. Cơ sở tài liệu Luận văn được xây dựng trên cơ sở: - Báo cáo thống kê tình hình tai nạn lao động của Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam. - Báo cáo thống kê tình hình tai nạn lao động của Công ty than Thống Nhất - TKV. Nguyễn Quang Dũng 2 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
- Bộ môn: Khai thác hầm lò Luận văn thạc sỹ - Các giáo trình về khoa học, công nghệ trong khai thác mỏ hầm lò. - Kế hoạch phát triển Công ty than Thống Nhất - TKV giai đoạn 2020 -:- 2025 do Công ty lập và được TKV phê duyệt; - Các tài liệu liên quan khác. 7. Cấu trúc Luận văn Luận văn gồm 4 chương được trình bày trong 85 trang A4 với 23 Bảng và 17 Hình vẽ. Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Tạ Văn Kiên và TS. Đỗ Xuân Huỳnh. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ban Giám hiệu Trường đại học Công nghiệp Quảng Ninh, Phòng Đào tạo, Khoa Mỏ và Công trình, Bộ môn Khai thác hầm lò, Ban lãnh đạo Công ty than Thống Nhất... đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt là sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của TS. Tạ Văn Kiên và các thầy giáo trong Bộ môn khai thác hầm lò, Trường đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Đồng thời tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp và người thân đã tạo điều kiện, động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Nguyễn Quang Dũng 3 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
- Bộ môn: Khai thác hầm lò Luận văn thạc sỹ CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TAI NẠN LAO ĐỘNG MỎ HẦM LÒ VÙNG QUẢNG NINH VÀ CÔNG TY THAN THỐNG NHẤT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1.1. Tổng quan về tình hình khai thác than Hầm lò vùng Quảng Ninh 1.1.1 Khái quát về bể than vùng Quảng Ninh a. Trữ lượng than hầm lò vùng than Quảng Ninh Tổng trữ lượng than của nước ta là 48,7 tỉ tấn, trong đó than đá là 48,4 tỉ tấn. Ở vùng Quảng Ninh Trữ lượng than Antraxit phân bố từ Phả Lại đến Kế Bào với diện tích khoảng 300 km2. Trữ lượng xác định là 3,222 tỷ tấn. Độ tin cậy của công tác thăm dò thấp, cấp A + B chỉ đạt 13%; Cấp C 1 chiếm 56%. Trữ lượng than được khai thác hầm lò rất lớn chiếm gần 80% tổng trữ lượng cả vùng. Trữ lượng than phân theo vùng được ghi ở bảng 1.2 Bảng 1.1. Trữ lượng than vùng Quảng Ninh. Phân cấp theo trữ lượng, 1000 tấn TT Tên khu vực A+B C1 C2 A + B + C1 + (%) (%) (%) C2 84,98 723,23 524,21 1332,432 1 Uông bí - Bảo đài 6,38 54,28 39,34 41,34 30,38 320,81 254,29 605,49 2 Hòn Gai 5,02 52,98 42 18,88 302,96 747,82 234,24 1285 3 Cẩm Phả 23,53 58,19 18,24 39,78 418,32 1791,86 1012,74 3222,95 Cộng 13% 56% 31% 100 b. Đặc điểm cấu trúc địa chất Nham thạch trong địa tầng chứa than chủ yếu là các loại sét kết, bột kết, cát kết. Các tập lớp nham thạch này nằm xen kẽ nhau, có chiều dầy thay đổi lớn và là thành phẩm chủ yếu vách trực tiếp, vách cơ bản và trụ các vỉa than, tính chất cơ lý đá vách, trụ vỉa than thay đổi trong phạm vi lớn. c. Đặc điểm cấu tạo vỉa than Các vỉa than vùng Quảng Ninh có cấu tạo đơn giản chiếm khoảng 29%, số lượng còn lại là các vỉa có cấu tạo phức tạp và rất phức tạp. Các vỉa than không ổn định về chiều dầy và góc dốc chiếm tỷ lệ cao (gần 1/2 tổng trữ lượng). Nguyễn Quang Dũng 4 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
- Bộ môn: Khai thác hầm lò Luận văn thạc sỹ Cấu tạo vỉa có chứa các lớp đá kẹp với số lượng, chiều dầy và tính chất cơ lý của chúng thường biến đổi. Các vỉa than bị phân cắt bởi hàng loạt đứt gẫy, phay phá. Nếu chỉ tính riêng các đứt gãy lớn thì mức độ là thấp (dưới 50m/ha). Nhưng trong quá trình đào lò chuẩn bị và khai thác đã phát hiện được nhiều phay phá có biên độ nhỏ. Ở mỏ Vàng Danh trong quá trình thăm dò chỉ phát hiện được 7% đứt gãy có biên độ dịch chuyển < 15 cm. Còn 93% đứt gãy là do phát hiện trong quá trình khai thác. Ở mỏ Mạo Khê phát hiện 88 đứt gãy và mỏ Hà Lầm 129 đứt gãy có biên độ nhỏ bắt gặp trong quá trình khai thác và đào lò chuẩn bị. d. Địa chất thủy văn Kết quả bơm nước thí nghiệm vùng Hòn Gai - Cẩm Phả thì lưu lượng nước các lỗ khoan đa số dưới 1 lít/ giây. Hệ số thẩm thấu của nham thạch đa số dưới 0,1 m/ ngày đêm và thay đổi đến 0,52 m/ ngày đêm. Kết quả quan trắc mức nước ở các lỗ khoan và lượng nước thoát ra ở các đường lò cho thấy nước trong trầm tích chứa than liên quan chặt chẽ với nước mặt và chịu ảnh hưởng rất lớn của mùa mưa nhiệt đới. e. Độ chứa khí và tính tự cháy Theo báo cáo thăm dò địa chất các mỏ hầm lò ở Quảng Ninh về độ chứa khí tự nhiên ở mức đang khai thác hiện nay có khí cấp I, có một vài mỏ tiếp cận cấp II. Đặc biệt sau sự cố nổ khí CH4 ngày 11/1/1999 tại mỏ Mạo khê thì Mỏ đã được chuyển sang chế độ mỏ có khí Mê tan siêu hạng và từ năm 2006, trong quá trình khai thác xuống sâu độ xuất khí Mê tan của mỏ Mạo Khê đã tăng lên và được xếp vào mỏ siêu hạng về khí Mê tan. Trong quá trình khai thác tại các mỏ hầm lò hầu như chưa gặp hiện tượng phụt khí đột ngột, chỉ có một vài trường hợp xảy ra cháy khí CH4 khi đào lò chuẩn bị trong than để mở khai trường, nơi không được thông gió tốt. f. Chất lượng than của bể than Quảng Ninh Vùng than Quảng Ninh có tới 96,19% là than Antraxit và bán Antraxit, thuộc loại than quí hiếm trên thế giới. Than Quảng Ninh không những đáp ứng được các nhu cầu sử dụng trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu cao. 1.1.2. Hiện trạng khai thác các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh Hiện nay có trên 20 mỏ hầm lò đang hoạt động. Trong đó chỉ có 13 mỏ có trữ lượng huy động lớn, có công nghệ và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, khai thác với sản lượng hầm lò từ 1 triệu tấn/năm trở lên. Các mỏ còn lại sản lượng khai thác dưới 1 triệu tấn/năm, dây chuyền công nghệ và cơ sở hạ tầng không đầy đủ. Một số mỏ còn nhỏ, diện tích khai trường hẹp, trữ lượng ít nên Nguyễn Quang Dũng 5 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
- Bộ môn: Khai thác hầm lò Luận văn thạc sỹ không có điều kiện để phát triển sản lượng và cơ giới hóa dây chuyền công nghệ. a. Khai thông và chuẩn bị ruộng mỏ Sơ đồ mở vỉa trữ lượng trên mức thông thủy tự nhiên là lò bằng, dưới mức thông thủy tự nhiên là giếng nghiêng kết hợp lò bằng, chỉ có mỏ Mông Dương và một số ít mỏ như Hà Lầm, Mạo Khê là mở vỉa bằng giếng đứng. Chuẩn bị khai thác theo phương pháp khấu dật được áp dụng phổ biến ở các mỏ, khấu đuổi có lò đá tiến trước chỉ áp dụng ở một số vỉa thuộc khoáng sàng Mạo Khê, Tràng Bạch do đá trụ trực tiếp mềm yếu. Chuẩn bị trong khu khai thác đối với các mỏ lớn thường là tầng chia phân tầng có cặp thượng trung tâm, 1 thượng để xuống than, 1ò thượng để vận chuyển vật liệu thiết bị và thông gió. Chiều dài lò chợ theo phương từ 150 400m đối với các mỏ nhỏ, 400 800m đối với các mỏ lớn; theo hướng dốc từ 60 110m đối với các mỏ nhỏ, 120 150m đối với các mỏ lớn. Các mỏ nhỏ thường chuẩn bị theo kiểu lò chợ tầng khấu dật từ biên giới về xuyên vỉa hoặc ra cửa lò. b. Công nghệ khai thác áp dụng Hệ thống khai thác cột dài theo phương lò chợ khấu theo chiều dốc cho vỉa thoải và nghiêng đang là công nghệ khai thác truyền thống có hiệu quả nhất. Chiều dài lò chợ khi chống cột thủy lực đơn hoặc giá thủy lực di động, giá xích là 100 150m, sản lượng 140 180 nghìn tấn/năm. Một số công nghệ khai thác đang được áp dụng để khai thác vỉa dốc trên 50 0 là hệ thống khai thác 2ANSH, hệ thống khai thác chia lớp ngang nghiêng chống giá thủy lực. Đặc biệt lò chợ cơ giới hóa kết hợp máy khấu liên hợp của công ty than Hà Lầm công suất đạt 600 1.200 nghìn tấn/năm. Với điều kiện thực tế và nhu cầu sự dụng than Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam đã nghiên cứu triển khai một số công nghệ mới có ứng dụng như: cơ giới hóa khai thác than trong lò chợ, áp dụng thử nghiệm khai thác bằng máy Com bai với giá chống thủy lực, giàn chống VINATA, giàn chống 2ANSH,…. Công nghệ cơ giới hóa toàn phần (Máy combai+dàn chống thủy lực tự hành + máng cào mềm). Trong thời gian tới tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các thông số công nghệ để có thể triển khai thác áp dụng rộng rãi đối với tất cả các mỏ than hầm lò có điều kiện địa chất phù hợp. Xu hướng phát triển khoa học công nghệ hầm lò thế giới hiện nay là hoàn thiện sơ đồ công nghệ khấu lò chợ dài theo hướng cơ giới hóa đồng bộ, tăng chiều cao khấu hết chiều dày vỉa. Phát triển sơ đồ công nghệ chia lớp nghiêng với vách giả nhân tạo bằng các vật liệu mới, khấu than dưới dàn tự hành có cơ Nguyễn Quang Dũng 6 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
- Bộ môn: Khai thác hầm lò Luận văn thạc sỹ cấu thu hồi than nóc và cơ giới hóa khai thác gương lò chợ ngắn. Năng lực sản xuất và mức độ tiêu thụ than đã đạt được mức tăng trưởng cao, đáp ứng đủ nhu cầu về than của nền kinh tế quốc dân. Công tác quản lý kỹ thuật trong toàn ngành đã được quan tâm, đã cải thiện đáng kể tình trạng kỹ thuật của các mỏ than. Ngành than đã bảo toàn được vốn kinh doanh và đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi, các khoản nộp ngân sách hàng năm đều tăng. Công tác quản lý kỹ thuật - công nghệ đã có những cải thiện rõ rệt đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên hàng năm các mỏ than hầm lò vẫn để xẩy ra những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng không những gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn gây thiệt hại về con người. Sản lượng than khai thác than Hầm lò trong các năm 2007÷2016 của các đơn vị thành viên và của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam được thể hiện ở bảng 1.2. Bảng 1.2. Sản lượng khai thác các mỏ than Hầm lò vùng Quảng Ninh từ năm 2007 2016 200 Năm 2007 2008 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 9 Sản lượng 42.2 38 39.5 46.8 48.8 44 39.3 39.5 37.6 42 (triệu tấn) Nguyễn Quang Dũng 7 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
- Bộ môn: Khai thác hầm lò Luận văn thạc sỹ Hình 1.1. Biểu đồ Sản lượng khai thác các mỏ than Hầm lò vùng Quảng Ninh từ năm 2007 2016 1.1.3. Tình hình tai nạn lao động nghiêm trọng các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh giai đoạn 2007 2016 Do đặc thù là một ngành công nghiệp nặng nhọc và có nguy cơ xẩy ra tai nạn lao động cao, Ngành công nghiệp khai thác than hầm lò đã để xẩy ra nhiều vụ tai nạn lao động làm chết nhiều người. Theo số liệu thống kê giai đoạn từ năm 2007 2016 chỉ tính riêng vùng than Quảng Ninh, đã xẩy ra 216 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng trong khai thác than hầm lò và làm chết 272 người. Theo bảng 1.3 sản lượng khai thác các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh từ năm 2007 2016; bảng 1.4 Thống kê các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khai thác than hầm lò vùng Quảng Ninh giai đoạn 2007 2016 và hình 1.3 Biểu đồ thống kê các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khai thác than hầm lò vùng Quảng Ninh giai đoạn 2007 2016 cho thấy sản lượng khai thác hầm lò và tình hình tai nạn lao động và số người chết có chiều hướng giảm nhưng chưa đang kể. Một trong số vụ tai nạn điển hình gần đây mà những người thợ lò làm việc tại vỉa 1C, khu Đông Tràng Bạch, thuộc Cty Than Đồng Vông - trực thuộc Công than Than Uông Bí khó có thể quên vào ngày 16/01/2014, khiến 6 người tử vong và 1 người bị thương nặng. Nguyên nhân được xác định do cuối ca 2 ngày 16/01/2014 công nhân vận hành băng tải bỏ về sớm không tắt băng tải, để băng chạy tự do đến đầu ca 3 dẫn đến kẹt đầu băng và cháy băng, sau đó cháy khí mê tan CH4 lan rộng và nhanh trong đường hầm, nên nhóm thợ ca 3 gồm 7 công nhân đi vào lò để làm việc không kịp thoát ra ngoài và bị ngạt khí dẫn đến tử vong 6 người và 1 người bị thương nặng. Bảng 1.3. Thống kê các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khai thác than Hầm lò vùng Quảng Ninh giai đoạn 2007 2016 Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Số vụ 20 25 23 21 17 30 26 15 17 22 Số người 27 34 29 28 19 34 30 26 20 25 chết Nguyễn Quang Dũng 8 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
- Bộ môn: Khai thác hầm lò Luận văn thạc sỹ Hình 1.2. Biểu đồ thống kê các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khai thác than Hầm lò vùng Quảng Ninh giai đoạn 2007 2016 Trong những năm tới nhu cầu tiêu thụ năng lượng tự nhiên nói chung và than nói riêng trên toàn thế giới đều tăng cao. Với dự đoán như vậy không chỉ riêng Việt Nam mà trên toàn thế giới cần phải có quy hoạch khai thác cụ thể đảm bảo các yếu tố sau: Tài liệu địa chất (Hoạt động thăm dò). Nâng cao năng suất sản lượng đáp ứng nhu cầu kinh tế Quốc dân và xuất khẩu. Đổi mới công nghệ, đồng thời cũng phải có biện pháp tiết kiệm năng lượng triệt để. Về sản xuất than: Hiên nay công nghệ khai thác hầm lò nói chung có những tiến bộ vượt bậc. Các Công ty đều đổi mới công nghệ khai thác và áp dụng thành công công nghệ chống giữ sử dụng cột chống thủy lực đơn, giá thủy lực di động, giàn chống thủy lực để chống lò chợ cho các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tốt và đặc biệt là an toàn lao động được cao hơn. Tại các vỉa dốc đứng, đã áp dụng công nghệ khai thác chia lớp ngang nghiêng chống lò bằng giá thủy lực di động đã thay thế được hệ thống khai thác lò chợ dọc vỉa phân tầng, vừa không an toàn và tổn thất than cao. Tuy nhiên, ngoài những tiến bộ nêu trên công nghệ khai thác hầm lò các mỏ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển, sản lượng lò chợ còn thấp, trình độ cơ giới hoá và tự động hoá cầu của toàn bộ các khâu trong hầm lò chưa cao và chưa rộng rãi, kinh nghiệm vẫn còn nhiều hạn chế. Về công tác An toàn: Nhìn chung tình hình TNLĐ từ năm 2007 2016 có xu hướng giảm. Tỷ lệ số người chết/1 nghìn tấn than cũng đã giảm. Tai nạn lao động ngoài tính đến số vụ xảy ra, còn do đặc thù tai nạn lao Nguyễn Quang Dũng 9 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
- Bộ môn: Khai thác hầm lò Luận văn thạc sỹ động. Nguy hiểm nhất là cháy nổ khí Mêtan và Bục nước là loại tai nạn dẫn đến thảm họa một tai nạn gây chết nhiều người và gây hậu quả nghiêm trọng có thể khắc phục được hoặc không thể khắc phục được. Các tai nạn loại này đều được các nước khai thác mỏ than quan tâm hàng đầu. Do tính chất nghiêm trọng như trên công tác an toàn mỏ luôn là vấn đề được đề cập thường xuyên và cần có những phân tích, đánh giá, có giải pháp đề phòng, ngăn chặn hiệu quả. 1.2. Lịch sử hình thành, phát triển và tình hình khai thác than hầm lò tại mỏ Thống Nhất; Công ty Than Thống Nhất - TKV có tuổi mỏ trên 100 năm. Năm 1960 trở về trước là Mỏ Lộ Trí Cẩm Phả, gồm: Khu vực khai thác hầm lò Lộ Trí, Khu vực khai thác lộ thiên tầng 1 - 5 và Khu vực khai thác lộ thiên Núi Trọc, Đèo Nai; Từ ngày 1/8/1960, mỏ Lộ Trí phân chia thành: Mỏ than Thống Nhất khai thác hầm lò; Mỏ than Đèo Nai khai thác lộ thiên; Mỏ than Cọc Sáu khai thác lộ thiên và Xí nghiệp bến Cửa Ông (gồm nhà sàng và bến Cửa Ông). Mỏ than Thống Nhất được thành lập theo Quyết định số 707-BCN của Bộ Công nghiệp do ông Hoàng Thái làm Giám đốc. Tổng số công nhân cán bộ lúc này đã có 800 người. Tháng 8 năm 1965, Bộ Công nghiệp ra Quyết định thành lập Tổng Công ty than Quảng Ninh, gồm 2 công ty đó là: Công ty than Hòn Gai và Công ty than Cẩm Phả. Mỏ Thống Nhất trực thuộc Công ty than Cẩm Phả quản lý; Tháng 8 năm 1969, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 146/HĐCP về việc thành lập Bộ Điện và Than. Theo quyết định này, hai Công ty than Cẩm Phả và than Hòn Gai hợp nhất thành Công ty than Hòn gai. Mỏ Thống Nhất trực thuộc Công ty than Hòn Gai. Tháng 12 năm 1997, Bộ Công nghiệp có Quyết định số 21/1997/QĐ-BCN chuyển Mỏ than Thống Nhất thuộc quyền quản lý của Tổng Công ty Than Việt Nam. Đến năm 2001, thực hiện Quyết định số 405/QĐ-HĐQT ngày 01/10/2001 của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Than Việt Nam, về việc đổi tên các đơn vị thành viên. Mỏ than Thống Nhất được đổi thành Công ty than Thống Nhất. Quyết định số 2455/QĐ-HĐQT ngày 08 tháng 11 năm 2006 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đổi tên Công ty than Thống Nhất thành Công ty than Thống Nhất - TKV. Nguyễn Quang Dũng 10 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
- Bộ môn: Khai thác hầm lò Luận văn thạc sỹ Quyết định số 3328/QĐ-BCT ngày 25 tháng 06 năm 2009 của Bộ Công thương về việc phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty than Thống Nhất - TKV thành Công ty TNHH MTV than Thống Nhất - TKV. Quyết định số 1173/QĐ-VINACOMIN ngày 01/7/2013 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam về việc Thành lập "Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Công ty than Thống Nhất - TKV", hoạt động ổn định đến nay. 1.3. Đặc điểm điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ khu Lộ Trí Công ty than Thống Nhất 1.3.1. Vị trí địa lý Khoáng sàng than Lộ Trí - Cẩm Phả thuộc diện quản lý của Công ty than Thống Nhất, Tổng công ty Đông Bắc và Công ty than Đèo Nai, nằm ở phía Bắc thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. + Phía Bắc giáp khoáng sàng than Khe Chàm, Khe Tam. + Phía Đông giáp mỏ than Đèo Nai. + Phía Nam giáp thành phố Cẩm Phả. + Phía Tây giáp khoáng sàng Khe Sim (Theo đứt gãy F.B). Với diện tích khoảng 5,5 km2, khoáng sàng than Lộ Trí - Cẩm Phả nằm phía Bắc dọc đường quốc lộ 18A, điều kiện giao thông thuận lợi, có đường ô tô nối liền với các thị trấn và thành phố lớn trong cả nước. 1.3.2. Ranh giới toạ độ khoáng sàng; Khoáng sàng than Lộ Trí - Cẩm Phả được chia thành ba phần và giao cho các Công ty than Thống Nhất, Tổng Công ty Đông Bắc và Công ty than Đèo Nai quản lý, phần giao cho Công ty than Thống Nhất nằm trong giới hạn tọa độ: X: 24.600 26.400 Y: 425.400 427.800 1.3.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; a, Địa hình Khoáng sàng Lộ Trí là phần Nam của dải chứa than Cẩm Phả. Địa hình vùng mỏ mang nhiều đặc điểm vùng rừng, núi ven biển, độ cao các đỉnh núi trung bình 200 300 m, đỉnh cao nhất +439,6 m. Các dãy núi có phương kéo dài á vĩ tuyến, từ Khe Sim đến Đông Quảng Lợi. Toàn bộ diện tích phía Tây Nam là thung lũng, được tạo thành do người Pháp trước kia và mỏ Thống Nhất hiện nay khai thác lộ thiên. Địa hình trên mặt bị khai thác, đổ thải hầu khắp, Nguyễn Quang Dũng 11 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
- Bộ môn: Khai thác hầm lò Luận văn thạc sỹ thảm thực vật rừng không còn nhiều, sườn núi khá dốc, dễ bị xói lở trong mùa mưa. Vì vậy, các lộ vỉa than chỉ xuất hiện tại các moong tầng, còn lại bị đá thải che lấp. Đặc điểm địa hình trên mặt khu mỏ là các moong, tầng khai thác, nên nước mặt không tồn tại lâu, hướng dòng chảy về phía Nam và Đông Nam Lộ Trí. Nguồn nước mặt tồn tại chủ yếu ở suối Hào Bắc, hồ BaRa nằm ở phía Bắc khu mỏ. b. Sông suối Do địa hình của khu Lộ Trí có dạng kéo dài, nên mạng sông suối có dạng song song và bắt nguồn từ đường phân thuỷ của dãy núi Lộ Trí. Dòng chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam. Địa hình có dạng sườn dốc, nằm sát bờ biển, nên suối chỉ có nước vào mùa mưa. Phía Đông Bắc có hồ Bara - đây là hồ nhân tạo do Pháp xây dựng để chứa nước phục vụ công nghiệp và dân sinh. c. Giao thông. Khu Lộ Trí có điều kiện giao thông, vận tải thuận lợi cả bằng đường ôtô và bằng đường sắt. + Đường Ô tô có đường quốc lộ18A, 18B nối vùng mỏ với các vùng kinh tế khác. + Hệ thống đường sắt chở than chạy từ máng ga MB+52 đến cảng Cửa Ông. Ở đây còn có hệ thống đường thuỷ nằm gần các cảng lớn như cảng Cửa Ông và một số cảng nhỏ như cảng Km6, Mông Dương..., rất thuận tiện cho việc xuất khẩu than và vận chuyển nội địa. d. Điều kiện kinh tế xã hội khu mỏ. Khu Lộ Trí - Cẩm Phả nằm gần các khu Công nghiệp lớn của ngành than như: Nhà máy tuyển than Cửa Ông, nhà máy cơ khí Cẩm Phả, Cơ khí Trung Tâm, Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô, máy mỏ. Dân cư khu Lộ Trí - Cẩm Phả tập trung khá đông dọc đường 18A và thành phố Cẩm Phả, phần đông là Công nhân của các mỏ khai thác than. Ngoài ra, còn một phần nhỏ là đồng bào Sán Rìu ở rải rác ven chân, sườn núi, chủ yếu canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp là chính. 1.4 Đặc điểm địa chất khu mỏ; 1.4.1. Đặc điểm địa chất mỏ a. Địa tầng: * Hệ tầng Đá Mài (C - P2 dm) Nguyễn Quang Dũng 12 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
- Bộ môn: Khai thác hầm lò Luận văn thạc sỹ Thành phần thạch học chủ yếu là đá vôi ẩn tinh, màu xám, xám tro có ít sét silic dạng khối, vết vỡ dạng nửa vỏ sò. Phần trên là dăm kết và cuội kết, thành phần của dăm và cuội là đá vôi. Hệ tầng Đèo Bụt có quan hệ chỉnh hợp góc với Hệ tầng Hòn Gai (T3n-rhg). Chiều dày khoảng 315m. * Hệ tầng Hòn Gai (T3n-r hg ) Mặt cắt địa tầng bao gồm các đá trầm tích như: Cuội kết, sạn kết, cát kết, bột kết, sét kết và các vỉa than xen kẽ nhau. Các công trình nghiên cứu địa chất khu mỏ đã xác định địa tầng trầm tích chứa than thuộc Giới Mezozoic - hệ Trias - thống thượng, bậc Nori-Rêti, Hệ tầng Hòn Gai (T3n-rhg). Trong khu mỏ các trầm tích Hệ tầng Hòn Gai (T3n- rhg) được chia thành 03 phân hệ tầng, gồm: Phân hệ tầng Hòn Gai dưới (T3n-r hg1), phân hệ tầng Hòn Gai giữa (T3n-r hg2), phân hệ tầng Hòn Gai trên (T3n-r hg3) phân bố trên toàn diện tích khu mỏ. Theo thứ tự từ dưới lên như sau: - Phân hệ tầng Hòn Gai dưới (T3n-r hg1): Phân hệ tầng này phân bố thành dải hẹp ở phía Nam, Đông nam khu mỏ, với chiều dầy khoảng 300 đến 400m, thành phần cơ bản là cuội kết, sạn kết màu xám trắng xen kẽ một số lớp mỏng cát kết, bột kết, sét kết và một số lớp than mỏng không có giá trị công nghiệp. - Phân hệ tầng Hòn Gai giữa (T3n-r hg2): Nằm chuyển tiếp trên phân hệ tầng Hòn Gai dưới (T3n-r hg1), phân bố rộng rãi trên diện tích khu mỏ, bao gồm các đá chủ yếu như: Cuội kết, sạn kết, cát kết, bột kết, sét kết và các vỉa than. Quy luật trầm tích của các vỉa than khá phức tạp. Chiều dầy địa tầng chứa than tăng dần từ Nam lên Bắc và từ Tây sang Đông. Hệ số chứa than tập trung chủ yếu ở phần trung tâm (nếp lõm Lộ Trí). Càng lên phía Bắc địa tầng chứa than dầy lên nhưng chiều dầy các vỉa than bị vát mỏng dần. Đặc điểm các đá trầm tích và các vỉa than, thuộc phân hệ tầng Hòn gai giữa (T3n-rhg2) như sau: + Cuội kết: Cuội kết có màu xám đến xám trắng, thành phần hạt chủ yếu là thạch anh. Các hạt thạch anh tương đối tròn cạnh, đường kính hạt không đều, kích thước hạt thay đổi từ 3 ÷ 150mm. Xi măng gắn kết là Silic dạng cơ sở, đá cấu tạo khối rắn chắc, vết vỡ không bằng phẳng, sắc cạnh. + Sạn kết: Ít phổ biến trong cột địa tầng, thành phần hạt chủ yếu là thạch anh, lẫn ít mảnh silic, than, kích thước hạt không đều từ 1mm đến 10mm, sắc cạnh, xi măng gắn kết là Sét, Silic dạng cơ sở. Đá có màu xám đen đến xám trắng, xám phớt hồng, cấu tạo khối rắn chắc. Chiều dày lớp sạn kết thay đổi từ 0,30m đến 50m. Nguyễn Quang Dũng 13 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
- Bộ môn: Khai thác hầm lò Luận văn thạc sỹ + Cát kết: Là loại đá phân bố rộng rãi nhất, xen kẽ giữa cuội kết và sạn kết. Đá có màu xám đen, xám tro, đến xám tối, thành phần hạt chủ yếu là cát thạch anh, độ hạt biến đổi từ mịn đến thô được gắn kết bằng xi măng silíc, kết cấu rất bền vững, cấu tạo khối và phân lớp dày, xen các chỉ than, thấu kính than mỏng. Chiều dày biến đổi phức tạp từ 0,20m đến đến 60m, trung bình 4,50m, duy trì khá liên tục theo cả đường phương và hướng dốc. + Bột kết: Thường phân bố gần vách, trụ các vỉa than, kẹp trong các vỉa than. Đá có màu xám tro đến xám, thành phần chủ yếu là các khoáng vật sét và thạch anh hạt mịn, được gắn kết bằng xi măng sét, Hyđroxit sắt, cacbonat dạng lấp đầy, cấu tạo dạng khối, gắn kết tương đối rắn chắc. Chúng khá duy trì theo đường phương và hướng dốc, có xen kẹp các ổ, thấu kính than, các di tích hữu cơ bảo tồn tốt. + Sét kết: Có màu xám đến xám đen, hạt mịn, đá thường nằm trực tiếp ở vách, trụ hoặc kẹp trong các vỉa than, có xen kẹp các ổ, thấu kính than, các di tích hữu cơ bảo tồn tốt. Đá có cấu tạo phân lớp mỏng, bị vỡ thành các mảnh nhỏ, chiều dày lớp biến đổi 0,3m đến 2m, cục bộ có nơi lên đến 5m. - Phân hệ tầng Hòn Gai trên (T3n-r hg3): Phân hệ tầng Hòn Gai trên (T3n-r hg3) nằm trên cùng của địa tầng chứa than, phân bố ở Tây Lộ Trí, nằm chuyển tiếp trên phân hệ tầng Hòn gai giữa. Thành phần cơ bản là cuội kết, sạn kết màu xám trắng xen kẽ một số lớp mỏng cát kết, bột kết, sét kết và một số lớp than mỏng không có giá trị công nghiệp. * Hệ Đệ Tứ (Q) Đất đá thuộc hệ Đệ Tứ (Q) phân bố chủ yếu phần phía Bắc, dạng dải hẹp dọc đứt gẫy F.A, ở sườn, chân núi, trong các thung lũng, phần phía Nam chỉ rải rác ở một số nơi, do các tầng khai thác lộ thiên đã bóc đi hoặc đổ thải lên. Thành phần chủ yếu Hệ Đệ Tứ (Q) là cuội, sỏi, cát, sét và các vật chất thực vật, cấu tạo bở rời. Chiều dày đất đá từ 2m đến 10m, trung bình 7m, thường phủ không chỉnh hợp trên trầm tích Triát, những nơi đổ thải, chiều dày từ 70m đến 100m. b. Cấu trúc, kiến tạo: * Nếp uốn: - Nếp lồi 184: Trục của nếp lồi đi sát phía Nam lỗ khoan 184, kéo dài khoảng 1500m theo phương Đông Bắc - Tây Nam. Mặt trục nghiêng về phía Bắc, hai cánh không đối xứng. Cánh phía Bắc thoải hơn, góc dốc thay đổi từ Nguyễn Quang Dũng 14 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
- Bộ môn: Khai thác hầm lò Luận văn thạc sỹ 28o- 400 và cánh phía Nam có góc dốc thay đổi từ 35o- 450, có nơi dốc đến 60o. - Nếp lõm 238: Phân bố ở phía Nam, cách nếp lồi 184 từ 300m đến 350m, kéo dài khoảng 2000m theo phương Đông bắc - Tây Nam. Hai cánh của nếp uốn tương đối cân xứng nhau. Cánh phía Bắc có góc dốc thay đổi từ 300 đến 600 (gần đứt gẫy F.C góc dốc lên tới 70o) và cánh phía Nam có góc dốc thay đổi từ 200 đến 600. - Nếp lõm Tây đứt gẫy F.α: Phân bố ở phía Tây, chạy dọc theo đứt gẫy F.α, kéo dài khoảng 1000m theo phương Bắc - Nam, bề rộng nếp uốn khoảng 100m. Mặt trục hơi nghiêng về phía Đông. Trong nếp uốn gặp vỉa Dày (2) đến vỉa G (4), cánh Tây thoải, góc dốc từ 30o đến 54o, cánh Đông dốc từ 40o đến 60o (gần đứt gẫy Fα có chỗ dốc đến 80o). Theo kết quả quan sát các phân Vỉa G(4) trong khai thác lộ thiên, thì cánh đông của nếp lõm này có chỗ dốc đứng. - Nếp lõm Đông đứt gẫy F.α: Phân bố ở phía Đông, chạy dọc theo đứt gẫy F.α, kéo dài gần 1000m theo phương Bắc - Nam, bề rộng nếp uốn Đông hẹp hơn nếp uốn Tây đứt gẫy F.α. Mặt trục hơi nghiêng về phía Tây. Trong nếp uốn gặp vỉa trung gian, vỉa Dày, cánh Đông góc dốc từ 28o đến 35o, cánh Tây (gần đứt gẫy Fα) góc dốc lớn hơn. - Nếp lõm 146 - 402: Phân bố từ T.IA đến T.IV, trục nếp uốn đi qua lỗ khoan LK.146 - LK.402, kéo dài khoảng 2000m theo phương Đông bắc - Tây nam. Cánh Nam của nếp uốn lộ vỉa Dày (2), vỉa Trung gian (3), độ dốc cánh Nam thoải thường từ 10o-15o, bị đứt gẫy F.A1 cắt rời tạo thành khối Nam. Cánh Bắc lộ vỉa Dày (2), vỉa trung gian (3), vỉa G (4) và vỉa H (5), các vỉa này có góc dốc thay đổi từ 150 đến 300. Nếp lõm này không khép kín, mở rộng dần về phía Đông. Phần phía Tây bị đứt gẫy F.B cắt rời, nâng lên tạo thành nếp lõm Đông Khe Sim. * Đứt gẫy: Lộ Trí là khu mỏ có cấu tạo phức tạp, tồn tại nhiều đứt gãy với quy mô, tính chất khác nhau. - Nhóm các đứt gãy có đường phương á vĩ tuyến gồm: F.A - A, F.A1. F.MT. - Nhóm các đứt gãy có đường phương á kinh tuyến gồm: F.A6, F.C, F.B, F.K, F.L, F.L2, F.α, F.α3. - Đứt gãy nghịch gồm: F.A, F.A1 , F.A6, F.C, F.K, F.L, F.Q, F.L2, F.α3. - Đứt gãy thuận gồm: F.B, F.MT, F.α. Nguyễn Quang Dũng 15 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
- Bộ môn: Khai thác hầm lò Luận văn thạc sỹ Ngoài các đứt gẫy kể trên ở khu mỏ còn nhiều đứt gẫy nhỏ sinh kèm đứt gẫy chính. Các đứt gẫy nhỏ loại này chỉ được phát hiện qua tài liệu lò khai thác hoặc tầng khai thác lộ thiên. Bảng 1.4. Đặc điểm các đứt gãy chính khu mỏ Cự ly dịch Số Tên đứt Thế nằm mặt chuyển theo Tính chất Cơ sở xác định Ghi chú TT gãy trượt mặt trượt (m) H451, H1564, Chưa được H1521, H508 và Kế thừa cấu 1 F.A Nghịch 175 50÷600 N.cứu đầy các: LK 448, 449, trúc cũ đủ 437, 2596, 399. LK: 2607, 2511, 2 F.A1 Nghịch 355 70÷850 100 ÷200 2628.... Khai thác Trụ bắc 3 F.A6 Nghịch 330 60÷650 50 ÷ 70 Đèo Nai LK:10, 1056, 413B, Kế thừa cấu 4 F.C Nghịch 130 65÷700 50 ÷ 80 196b, 413b lò mức trúc cũ +18, +54, Khai thác khu Nam 5 F.K Nghịch 50 700 80 ÷ 100 Moong LK: 410, LK1053, Kế thừa cấu 6 F.L Nghịch 45 60÷650 70 ÷ 80 409, 1058b, và lò trúc cũ mức +18,+54,+174 Tài liệu KT lộ thiên 7 F.L2 Nghịch 110 65÷700 50 ÷ 60 Đèo Nai Tài liệu KT lộ thiên 8 F.α3 Nghịch 75 60÷700 - Đèo Nai Tài liệu KT lộ thiên 9 F.P1 Nghịch 355 60÷750 - Mới Khe Sim LK: 72, 73, 105 và Kế thừa cấu 10 F.MT Thuận 360 70÷750 100 lò mức +13 trúc cũ Lò mức +172m, Kế thừa cấu 11 F.α Thuận 85 60÷700 70 ÷ 100 +112m trúc cũ Kế thừa cấu 12 F.B Thuận 50 70÷750 100 LK.146 trúc cũ 1.4.2. Đặc điểm cấu trúc các vỉa than; Kết quả nghiên cứu địa tầng chứa than và các công trình thăm dò đã xác định mỏ Lộ Trí có 5 vỉa than, từ trên xuống các vỉa được ký hiệu là: H(5), G (4), TG (3), Dày (2) và Vỉa Mỏng (1). Trong đó, vỉa G (4), vỉa Trung gian (3) và vỉa Dày (2) là những vỉa có giá trị công nghiệp. Nguyễn Quang Dũng 16 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
- Bộ môn: Khai thác hầm lò Luận văn thạc sỹ + Vỉa Dày (2) được chia thành 6 chùm từ chùm 1 đến chùm 6, mỗi chùm được phân thành các phân vỉa mang số hiệu a, b, c... , tổng cộng vỉa Dày (2) được chia thành 23 (Tây Lộ Trí) đến 28 (Đông Lộ Trí) phân vỉa. + Vỉa G(4) mỏ Lộ Trí tương ứng là chùm vỉa GI của vỉa G (4) thuộc dải than Nam Cẩm Phả, Chùm vỉa GI bao gồm 4 tập vỉa. Trong dự án lần này chỉ quan tâm đến chùm vỉa Dày (2) gồm 23 phân vỉa (còn chùm vỉa G (2) và TG (3) cũng tham gia tính trữ lượng nhưng chỉ có trữ lượng phần trên mức -35, vỉa mỏng, phân tán). Sau đây, xin mô tả chi tiết các phân vỉa tính trữ lượng của vỉa Dày(2) theo thứ tự từ trên xuống như sau: 1. Phân vỉa 6d: Lộ không liên tục từ ranh giới phía Tây Nam khu mỏ đến qua T.IVA, với chiều dài khoảng 1.720m, phân bố rộng rãi trong diện tích khu mỏ, nằm trên, cách phân vỉa 6c từ 1,39m đến 2,84m, trung bình 2,12m. Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,35m (LK413B) ÷ 43,86m (TN40), trung bình 8,53m. Chiều dày riêng than từ 0,35m ÷ 37,37m (TN40), trung bình 7,15m. Cấu tạo phân vỉa rất phức tạp, thường có từ 0 đến 12 lớp kẹp (ĐN106), chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0m ÷ 7,48m (LK.1056), trung bình 1,37m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 14o ÷ 500, trung bình 320. 2. Phân vỉa 6c: Lộ không liên tục từ ranh giới phía Tây Nam khu mỏ đến qua T.IVA, với chiều dài khoảng 1720m, phân bố rộng rãi trong diện tích khu mỏ, nằm trên, cách phân vỉa 6b từ 2,89 ÷ 3,32m, trung bình 3,10m. Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,41m (TN78) ÷ 10,3 (TN71), trung bình 2,58m. Chiều dày riêng than từ 0,41m ÷ 7,73m (TN71), trung bình 2,25m. Cấu tạo phân vỉa tương đối phức tạp, thường có 0 đến 4 lớp kẹp (LK196B), chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0m ÷ 2,57m (TN71), trung bình 0,33m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 5 o ÷ 500, trung bình 300. Đá vách, trụ là bột kết. 3. Phân vỉa 6b: Lộ không liên tục từ ranh giới phía Tây khu mỏ đến T.IX, với chiều dài khoảng 3.790m, phân bố trong diện tích khu mỏ, nằm trên, cách phân vỉa 6a từ 2,59 ÷ 8,50m, trung bình 4,64m. Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,31m (TN62) ÷ 39,53m (1056B), trung bình 10,16m. Chiều dày riêng than từ 0,31m ÷ 32,24m (1056B), trung bình 8,12m. Cấu tạo phân vỉa rất phức tạp, thường có từ 0 đến 11 lớp kẹp (CGHLT10), chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,00m ÷ 9,87m (ĐN106), trung bình 2,03m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 5 o ÷ 700. Đá vách, trụ là bột kết, sét kết, ít gặp cát kết. Nguyễn Quang Dũng 17 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
- Bộ môn: Khai thác hầm lò Luận văn thạc sỹ 4. Phân vỉa 6a: Lộ không liên tục từ ranh giới phía Tây khu mỏ đến tuyến TIVA, với tổng chiều dài khoảng 1430m, Phân vỉa tồn tại, phân bố không liên tục trong diện tích khu mỏ, nằm trên, cách phân vỉa 5d từ 3,86m đến 9,90m, trung bình 6,55m. Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,43 (2630) ÷ 17,50m (ĐLT15), trung bình 2,8m, có xu hướng vát dần về phía đứt gẫy F.A và F.C. Chiều dày riêng than từ 0,43 ÷ 16,45m (ĐLT15), trung bình 2,42m. Cấu tạo phân vỉa tương đối phức tạp, thường có từ 0 đến 3 lớp kẹp (TN85), chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,00m đến 4,39m (LK412), trung bình 0,38m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 5o ÷ 600, trung bình 310. Đá vách, trụ là bột kết, ít gặp sét kết. 5. Phân vỉa 5d: Lộ không liên tục từ ranh giới phía Tây khu mỏ đến tuyến TIVA, với tổng chiều dài khoảng 1240m, phân bố không liên tục trong phạm vi khối trung tâm và khối Nam, nằm trên, cách phân vỉa 5c từ 2,73m đến 7,81m, trung bình 4,65m. Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,39m (LK1072) ÷ 14,66m (TN32), trung bình 1,94m. Chiều dày riêng than từ 0,39m (LK1072) ÷ 8,68m (TN32), trung bình 1,68m. Cấu tạo phân vỉa tương đối đơn giản, thường có 0 đến 5 lớp kẹp (TN32), chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0m ÷ 5,98m (TN32), trung bình 0,26m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 10o ÷ 500, trung bình 290. Đá vách, trụ là bột kết, ít gặp cát kết (LK1056). 6. Phân vỉa 5c: Lộ không liên tục ở phía Tây bắc và ranh giới phía Nam khu mỏ, với tổng chiều dài khoảng 2198m, phân bố không liên tục trên diện tích khu mỏ, nằm trên, cách phân vỉa 5b từ 2,38m đến 5,42m, trung bình 3,78m. Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,17m(2602) ÷ 31,36m (CGHLT04), trung bình 6,25m. Chiều dày riêng than từ 0,17m ÷ 29,45m (CGHLT04), trung bình 4,95m. Cấu tạo phân vỉa rất phức tạp, thường có từ 0 đến 9 lớp kẹp (LKA2), chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0m ÷ 8,64m (TN84), trung bình 1,31m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 10o ÷ 600, trung bình 300. Đá vách, trụ là bột kết, ít gặp sét kết và sạn kết. 7. Phân vỉa 5b: Lộ ở phía Nam T.IIB đến qua T.III, phân bố rải rác trong khu mỏ, nằm trên, cách phân vỉa 5a từ 2,90 ÷ 6,37m, trung bình 4,37m. Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,57m (2611) ÷ 8,41m (1076), trung bình 2,16 m. Chiều dày riêng than từ 0,57m (TN41) ÷ 7,63m (TN43), trung bình 1,88m. Phân vỉa có cấu tạo phức tạp, thường chứa từ 0 tới 2 lớp đá kẹp, chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0m đến 1,70m (LK1053), trung bình 0,23m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 10o ÷ 450, trung bình 300. Đá vách, trụ thường là bột kết. Nguyễn Quang Dũng 18 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
- Bộ môn: Khai thác hầm lò Luận văn thạc sỹ 8. Phân vỉa 5a: Lộ không liên tục từ ranh giới phía Tây đến qua tuyến TIII, với chiều dài khoảng 900m, phân bố không liên tục trên diện tích khu mỏ, nằm trên, cách phân vỉa 4d từ 4,59m đến 9,71m, trung bình 7,76m. Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,30m (LK. 2604) ÷ 10,53m (TN53), trung bình 2,69 m. Chiều dày riêng than từ 0,30m (LK2604) ÷ 9,01m (LK.CGHTL06), trung bình 2,43m. Cấu tạo phân vỉa phức tạp, thường có 0 đến 5 lớp kẹp (ĐN106), chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0.0m đến 3,00m (LKTN83), trung bình 0,30m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 10o đến 600, trung bình 310. Đá vách, trụ là bột kết, một vài nơi gặp sét kết. 9. Phân vỉa 4c: Không lộ trên mặt, phân bố không liên tục trong khu mỏ, nằm trên, cách phân vỉa 4b từ 1,88 ÷ 4,79m, trung bình 2,93m. Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,35m (ĐKS5) ÷ 35,59m (ĐN109), trung bình 6,05 m. Chiều dày riêng than từ 0,35m ÷ 29,68m (ĐN109), trung bình 4,63m. Cấu tạo phân vỉa rất phức tạp, thường có từ 0 đến 11 lớp kẹp (ĐN109), chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0 ÷ 16,08m (ĐN109), trung bình 1,41m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 5o ÷ 520, trung bình 300. Đá vách, trụ là bột kết, ít gặp sét kết. 10. Phân vỉa 4b: Không lộ trên mặt, phân bố không liên tục trong khu mỏ, nằm trên, cách phân vỉa 4a từ 2,41 ÷ 8,40m, trung bình 4,57m. Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,45m (2604) ÷ 20,79m (TN58), trung bình 2,71m. Chiều dày riêng than từ 0,45m ÷ 15,42m (TN58), trung bình 2,46m. Cấu tạo phân vỉa tương đối phức tạp, thường có 0 đến 5 lớp kẹp (TN58), chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0 ÷ 5,37m (TN58), trung bình 0,25m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 12o ÷ 500, trung bình 310. Đá vách, trụ là bột kết, ít gặp sét kết. 11. Phân vỉa 4a: Không lộ trên mặt, phân bố không liên tục từ phía Tây tuyến TIV đến qua TIXA, nằm trên, cách phân vỉa 3h chùm vỉa 3 từ 4,96m đến 22,00m, trung bình 11,65m. Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,23m (TN108) ÷ 9,31m (CGHLT10), trung bình 2,01m. Chiều dày riêng than từ 0,23m (TN108 ÷ 6,53m (LK.1053), trung bình 1,79m. Cấu tạo phân vỉa tương đối phức tạp, thường có 0 đến 7 lớp kẹp (CGHLT10), chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0 ÷ 3,21m (CGHLT10), trung bình 0,22m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 15 o ÷ 500, trung bình 330. Đá vách, trụ là bột kết, ít gặp sét kết. 12. Phân vỉa 3h: Không lộ trên mặt, phân bố rải rác trong khu mỏ, nằm trên, cách phân vỉa 3d từ 1,88m đến 4,48m, trung bình 3,18m. Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,41m (LK1062) ÷ 2,70m (LK1075), trung bình 1,12m. Chiều dày riêng than từ 0,41 ÷ 2,7m (CGHLT17), trung bình 1,09m. Cấu tạo Nguyễn Quang Dũng 19 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
- Bộ môn: Khai thác hầm lò Luận văn thạc sỹ phân vỉa đơn giản, thường không có lớp kẹp, chỉ thấy xuất hiện 1 lớp kẹp tại TN32, dày 0,35m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 15 o đến 500, trung bình 320. Đá vách, trụ là bột kết, ít gặp cát kết. 13. Phân vỉa 3d: Lộ ở phía Nam tuyến T.IVB, với chiều dài khoảng 185m, phân bố không liên tục từ ranh giới phía Tây đến qua tuyến T.VII, nằm trên, cách phân vỉa 3c từ 1,72m đến 4,11m, trung bình 2,95m. Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,35m (LK1062) ÷ 7,54m (TN83), trung bình 2,00m. Chiều dày riêng than từ 0,35m ÷ 4,84m (TN83), trung bình 1,71m. Cấu tạo phân vỉa phức tạp, thường có 0 đến 2 lớp kẹp, chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0m ÷ 2,70m (LK412), trung bình 0,29m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 15o ÷ 500, trung bình 320. Đá vách, trụ của phân vỉa thường là bột kết. 14. Phân vỉa 3c: Lộ trong phạm vi khối Nam, từ T.II đến gần T.IVA, với chiều dài khoảng 600m, phân bố rộng rãi ở cả 03 khối cấu tạo khu mỏ, nằm trên, cách phân vỉa 3b khoảng 4m. Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,41m (TN103) ÷ 26,68m (CGHLT17), trung bình 6,11m. Chiều dày riêng than từ 0,41m ÷ 18,54m (CGHLT04), trung bình 4,69 m. Cấu tạo phân vỉa rất phức tạp, thường có từ 0 đến 15 lớp kẹp (TN121), chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0m ÷ 9,38m (LK412), trung bình 1,40m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 12 o ÷ 620, trung bình 310. Đá vách, trụ là bột kết. Đá vách, trụ là bột kết. 15. Phân vỉa 3b: Lộ ở phía Tây nam LK.2601I, với chiều dài khoảng 645m, phân bố không liên tục trong khu mỏ, nằm trên, cách phân vỉa 3a từ 1,02m đến 4,61m, trung bình 2,61m. Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,49m (LK.120) ÷ 11,01m (TN51), trung bình 1,82m. Chiều dày riêng than từ 0,49m ÷ 8,23m (CGH17), trung bình 1,60m. Cấu tạo phân vỉa tương đối phức tạp, thường có từ 0 đến 5 lớp kẹp (TN51), chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0m ÷ 3,90m (TN51), trung bình 0,22m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 15 o ÷ 500, trung bình 310. Đá vách, trụ là bột kết. 16. Phân vỉa 3a: Phân vỉa dưới cùng của chùm vỉa 3, lộ không liên tục ở phía Tây nam khu mỏ với tổng chiều dài lộ vỉa khoảng 285m, nằm trên, cách chùm vỉa 2 từ 3,38 ÷ 8,05m, trung bình 5,36m. Phân bố rộng rãi trong khu Lộ Trí. Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,36m (CGHLT08) ÷ 19,76m (TN121), trung bình 2,47 m, vát mỏng dần tới F.A-A (phía Bắc). Chiều dày riêng than từ 0,36m ÷ 13,86m (TN121), trung bình 2,10m. Cấu tạo phân vỉa tương đối phức tạp, thường có từ 0 đến 10 lớp kẹp (TN121), chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0m Nguyễn Quang Dũng 20 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động
143 p | 351 | 79
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm in theo tiêu chuẩn Iso 9001:2008 tại Công ty TNHH MTV In Bình Định
26 p | 302 | 75
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống phục vụ tra cứu thông tin khoa học và công nghệ tại tỉnh Bình Định
24 p | 292 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Tính toán hệ dầm sàn liên hợp thép - bê tông nhà nhiều tầng có kể đến tương tác không hoàn toàn giữa bản bê tông và dầm thép hình theo tiêu chuẩn Eurocode 4
26 p | 205 | 48
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật của hệ thống truyền tải điện lạnh và siêu dẫn
98 p | 186 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật - Đề tài: Xây dựng kho ngữ vựng song ngữ Việt - Êđê trong xử lý tiếng Êđê
26 p | 228 | 31
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng khai phá dữ liệu để trích rút thông tin theo chủ đề từ các mạng xã hội
26 p | 227 | 30
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống Uni-Portal hỗ trợ ra quyết định tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
26 p | 213 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng giải thuật di truyền giải quyết bài toán tối ưu hóa xếp dỡ hàng hóa
26 p | 242 | 23
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp kiểm tra hiệu năng FTP server
26 p | 172 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng web ngữ nghĩa và khai phá dữ liệu xây dựng hệ thống tra cứu, thống kê các công trình nghiên cứu khoa học
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến đánh giá các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng
26 p | 202 | 15
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp phòng vệ nguy cơ trên ứng dụng web
13 p | 147 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Tính toán dầm thép chịu cắt theo TCXDVN 338:2005 và theo Quy phạm Hoa Kỳ AISC-2005
25 p | 97 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Phương pháp đồ thị và ứng dụng trong dạy Tin học THPT
26 p | 178 | 12
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng thuật toán ACO cho việc định tuyến mạng IP
26 p | 157 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nổ khí metan khi khai thác xuống sâu dưới mức -35, khu Lộ Trí - Công ty than Thống Nhất - TKV
73 p | 11 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn