Luận văn Thạc sĩ Lí luận ngôn ngữ: Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của hai tổ hợp ghép chính phụ
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là chỉ ra các phương thức định danh của mỗi tổ hợp, so sánh về phương thức định danh và đặc điểm ngữ nghĩa giữa hai tổ hợp, từ đó thấy được phần nào đặc trưng văn hoá của người Việt thể hiện qua tiếng Việt. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lí luận ngôn ngữ: Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của hai tổ hợp ghép chính phụ
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Vũ Thị Thu Huyền ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH VÀ NGỮ NGHĨA CỦA HAI TỔ HỢP GHÉP CHÍNH PHỤ "CƯỜI + X" VÀ "NÓI + X" TRONG TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ Mã số: 5.04.08 Hà Nội - 2003 1
- MỤC LỤC Mở đầu ----------------------------------------------------------------------- 5 Chƣơng I. Cơ sở lí thuyết và các khái niệm trong luận văn. ----------- 9 I. Một số vấn đề về định danh. --------------------------------------------- 9 II. Một số vấn đề về ngữ nghĩa. -------------------------------------------13 III. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá. ----------------------------18 IV. Khái niệm tổ hợp ghép chính phụ được sử dụng trong luận văn. ---------------------------------------------------------------22 Chƣơng II. Đặc điểm định dsanh và ngữ nghĩa của tổ hợp ghép chính phụ "cười + x" trong tiếng Việt. ---------------------------29 I. Đặc điểm định danh của tổ hợp ghép chính phụ "cười + x" trong tiếng Việt. ------------------------------------------------------------29 1. Đặc điểm cấu tạo của tổ hợp ghép chính phụ "cười + x". ----------29 2. Những đặc trưng được dùng để gọi tên tổ hợp ghép chính phụ "cười + x". ------------------------------------------------31 II. Đặc điểm ngữ nghĩa của tổ hợp ghép chính phụ "cười + x" trong tiếng Việt. ------------------------------------------------------------35 1. Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ "cười". -----------------------------35 2. Đặc điểm ngữ nghĩa của yếu tố phụ x. --------------------------------36 3. Các nét nghĩa trong tổ hợp ghép chính phụ "cười + x". ------------39 4. Sự kết hợp các nét nghĩa trong tổ hợp ghép chính phụ "cười + x". ------------------------------------------------------------------43 III. Tiểu kết. -----------------------------------------------------------------51 Chƣơng III. Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của tổ hợp ghép chính phụ "nói + x" trong tiếng Việt. -----------------------------53 I. Đặc điểm định danh của tổ hợp ghép chính phụ "nói + x" 2
- trong tiếng Việt. -------------------------------------------------------------53 1. Đặc điểm cấu tạo của tổ hợp ghép chính phụ "nói + x". -----------54 2. Những đặc trưng được dùng để gọi tên tổ hợp ghép chính phụ "nói + x". -------------------------------------------------56 II. Đặc điểm ngữ nghĩa của tổ hợp ghép chính phụ "nói + x" trong tiếng Việt. ----------------------------------------------------------- 60 1. Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ "nói". ------------------------------60 2. Đặc điểm ngữ nghĩa của yếu tố phụ x. --------------------------------61 3. Các nét nghĩa trong tổ hợp ghép chính phụ "nói + x". -------------64 4. Sự kết hợp các nét nghĩa trong tổ hợp ghép chính phụ "nói + x". -------------------------------------------------68 III. Tiểu kết. -----------------------------------------------------------------77 Chƣơng IV. So sánh phương thức định danh và đặc điểm ngữ nghĩa của hai tổ hợp: "cười + x" và "nói + x". ---------78 I. Đặc điểm định danh của hai tổ hợp ghép chính phụ "cười + x" và "nói + x". ----------------------------------------------------78 1. Nét tương đồng -----------------------------------------------------------78 2. Nét khác biệt. -------------------------------------------------------------81 II. Đặc điểm ngữ nghĩa của hai tổ hợp ghép chính phụ "cười + x" và "nói + x". ---------------------------------------------------85 1. Nét tương đồng.-----------------------------------------------------------85 2. Nét khác biệt. -------------------------------------------------------------92 III. Nhận xét chung. --------------------------------------------------------95 Kết luận. ------------------------------------------------------------------- 101 Các công trình khoa học đã công bố liên quan đến luận văn.--- 105 Tài liệu trích dẫn. ------------------------------------------------------- 106 3
- Tài liệu tham khảo. ------------------------------------------------------ 107 4
- MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Cho đến nay, các động từ tiếng Việt thường được nghiên cứu nhiều hơn ở phương diện cú pháp. Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của chúng đã được đề cập nhưng còn rất ít. Đây là vấn đề phức tạp, bị chi phối bởi nhiều yếu tố trong và ngoài ngôn ngữ. Với luận văn này, chúng tôi bước đầu khảo sát phương thức định danh và đặc điểm ngữ nghĩa của hai tổ hợp ghép chính phụ "cười + x", "nói + x" trong tiếng Việt (như cười khẩy, cười mỉa, cười đểu, nói kháy, nói móc, nói oang oang...). Đây là hai tổ hợp ghép chính phụ có trung tâm là hai động từ chỉ hoạt động của miệng: cười, nói, chắc chắn sẽ có những nét rất riêng vì chúng không chỉ là hoạt động sinh học mà còn là hoạt động văn hoá: bộc lộ suy nghĩ, tâm tư, tình cảm... của con người. 2. Đối tƣợng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những tổ hợp ghép chính phụ có động từ "cười", "nói" làm trung tâm, với công thức khái quát là "cười + x", "nói + x". Đối tượng mà luận văn đề cập đến được nghiên cứu ở các bình diện: chức năng (định danh), ngữ nghĩa và chủ yếu được xem xét trong hệ thống. 3. Nhiệm vụ của luận văn. - Thu thập tư liệu: tổ hợp "cười +x", "nói + x" trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) và trên sách báo cũng như trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. - Phân loại tư liệu theo những tiêu chí về phương diện định danh và đặc điểm ngữ nghĩa. - Phân tích, miêu tả, tổng hợp tư liệu nhằm chỉ ra phương thức định danh và đặc điểm ngữ nghĩa của từng tổ hợp. 5
- - Qua kết quả trên nhận xét về những đặc trưng văn hoá của Việt Nam từ mối liên hệ với đặc điểm của ngôn ngữ. 4. Mục đích của luận văn. - Chỉ ra các phương thức định danh của mỗi tổ hợp. - Chỉ ra đặc điểm ngữ nghĩa của hai tổ hợp này. - So sánh về phương thức định danh và đặc điểm ngữ nghĩa giữa hai tổ hợp, từ đó thấy được phần nào đặc trưng văn hoá của người Việt thể hiện qua tiếng Việt. 5. Phƣơng pháp và tƣ liệu nghiên cứu. Muốn chỉ ra được một cách đầy đủ và toàn diện đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của tổ hợp "cười +x" và "nói + x", luận văn phải sử dụng nhiều phương pháp và thủ pháp khác nhau: - Phân tích để tìm ra đặc điểm đặc trưng, những thuộc tính bản chất của các đơn vị ngôn ngữ đang là đối tượng nghiên cứu. - Miêu tả từ sự phân tích trên để đưa ra toàn bộ bộ mặt của đối tượng nghiên cứu ở các bình diện khác nhau (định danh, ngữ nghĩa). - Thống kê ngôn ngữ học - Tổng hợp. Nguồn tư liệu của luận văn trước hết là các tổ hợp "cười + x", "nói + x" có trong Từ điển tiếng Việt, sau đó là các đơn vị này xuất hiện trong sách báo cũng như lời ăn tiếng nói hàng ngày với một số lượng tương đối khoảng 150 tổ hợp "cười + x" và 270 tổ hợp "nói + x". 6. Đóng góp của luận văn. Các động từ tiếng Việt thường được nghiên cứu nhiều hơn về phương diện cú pháp, đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của chúng đã được đề cập nhưng còn rất ít. Với luận văn này, chúng tôi muốn góp phần thống kê và 6
- miêu tả phương thức định danh và đặc điểm ngữ nghĩa của hai tổ hợp "cười + x", "nói + x", từ đó phần nào thấy được đặc trưng văn hoá của người Việt thể hiện qua cách nhìn nhận về hoạt động nói, cười và hoạt động ngôn ngữ của người Việt nói chung. 7. Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương. Nội dung được tóm tắt như sau: Mở đầu: Giới thiệu những vấn đề mà luận văn quan tâm và có nhiệm vụ thực hiện. Chƣơng I. Cơ sở lí thuyết và các khái niệm trong luận văn I. Một số vấn đề về định danh. II. Một số vấn đề về ngữ nghĩa. III. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá. IV. Khái niệm tổ hợp ghép chính phụ được sử dụng trong luận văn. Chƣơng II. Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của tổ hợp ghép chính phụ "cười + x" trong tiếng Việt. I. Đặc điểm định danh của tổ hợp ghép chính phụ "cười + x" trong tiếng Việt. 1. Đặc điểm cấu tạo của tổ hợp ghép chính phụ "cười + x". 2. Những đặc trưng được dùng để gọi tên tổ hợp ghép chính phụ "cười + x". II. Đặc điểm ngữ nghĩa của tổ hợp ghép chính phụ "cười + x" trong tiếng Việt. 1. Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ cười. 2. Đặc điểm ngữ nghĩa của yếu tố phụ x. 3. Các nét nghĩa trong tổ hợp "cười + x". 7
- 4. Sự kết hợp của các nét nghĩa trong tổ hợp "cười + x". III. Tiểu kết. Chƣơng III. Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của tổ hợp ghép chính phụ "nói + x" trong tiếng Việt. I. Đặc điểm định danh của tổ hợp ghép chính phụ "nói + x" trong tiếng Việt. 1. Đặc điểm cấu tạo của tổ hợp ghép chính phụ "nói + x". 2. Những đặc trưng được dùng để gọi tên tổ hợp ghép chính phụ "nói + x". II. Đặc điểm ngữ nghĩa của tổ hợp ghép chính phụ "nói + x" trong tiếng Việt. 1. Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ nói. 2. Đặc điểm ngữ nghĩa của yếu tố phụ x. 3. Các nét nghĩa trong tổ hợp "nói + x". 4. Sự kết hợp của các nét nghĩa trong tổ hợp "nói + x". III. Tiểu kết. Chƣơng IV. Nhận xét bước đầu về đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của hai tổ hợp ghép chính phụ "cười + x" và "nói + x". I. Đặc điểm định danh của hai tổ hợp ghép chính phụ "cười + x" và "nói + x". 1. Nét tương đồng. 2. Nét khác biệt. II. Đặc điểm ngữ nghĩa của hai tổ hợp ghép chính phụ "cười + x" và "nói + x". 1. Nét tương đồng. 2. Nét khác biệt. 8
- III. Nhận xét chung. Kết luận. 9
- Chƣơng I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ CÁC KHÁI NIỆM TRONG LUẬN VĂN I. Một số vấn đề về lí thuyết định danh. 1. Định danh (nomination) là gì? Thuật ngữ định danh được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo quan niệm của G. V. Cosanski thì định danh là "sự cố định (hay gắn) cho một kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm - biểu niệm (significat) phản ánh các đặc trưng nhất định của một biểu vật (denotat) - các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của các đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ" [dẫn theo 24, 102]. Định danh là một trong các chức năng của các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ, ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất thì đây chính là chức năng gọi tên: gọi tên những đối tượng, thuộc tính, hoặc những hành động cụ thể như: cây, đi, cao...; gọi tên những hình tượng trừu tượng không có hình dạng, thuộc tính hay hoạt động cụ thể nhưng có tính khách quan như: đã, đang, sẽ...; và cũng có thể gọi tên những hình tượng đặc biệt có tính chủ quan như: à, ư, nhỉ, nhé... Yêu cầu của một tên gọi là: - Nó phải khái quát, trừu tượng, phải mất khả năng gợi đến những đặc điểm, những thuộc tính riêng rẽ tạo thành đối tượng vì nó là sản phẩm của tư duy trừu tượng. Về mặt ngữ nghĩa nó phải tách hẳn với những dấu vết của giai đoạn cảm tính. - Các tên gọi có tác dụng phân biệt đối tượng này với đối tượng khác trong cùng một loại hay phân biệt các loại nhỏ trong một loại lớn. Sự phân biệt này phải dứt khoát, có nghĩa là khi đã có tên gọi thì sự vật này, loại nhỏ 10
- này cũng trở thành độc lập với nhau, riêng rẽ với nhau. Nhờ có tên gọi mà sự vật có đời sống độc lập trong tư duy [4, 190]. Tất cả các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ đều có chức năng biểu nghĩa nhưng phải là một đơn vị có cấp độ từ trở lên mới có thể định danh [Dokulil & Danes, Akhmanova, dẫn theo 18, 212]. Nhưng cũng chỉ có các thực từ mới có chức năng định danh, còn các thán từ, liên từ, giới từ, đại từ... không có chức năng này [7, 59]. 2. Đơn vị định danh. Khi xem xét các đơn vị của ngôn ngữ, lí thuyết định danh phân biệt các loại đơn vị định danh khác nhau. Nhìn từ số lượng đơn vị có nghĩa tham gia đơn vị định danh thì có sự phân biệt: - Định danh đơn giản (định danh tổng hợp): được tạo bởi một đơn vị có nghĩa. - Định danh phức hợp (định danh phân tích, định danh miêu tả): được tạo bởi từ hai đơn vị có nghĩa trở lên. Nhìn từ góc độ ngữ nghĩa thì có: định danh gốc (hay bậc một) và định danh phái sinh (hay bậc hai). Đơn vị định danh gốc là những từ tối giản về mặt hình thái - cấu trúc, mang nghĩa đen, được dùng làm cơ sở để tạo ra các đơn vị định danh khác. Hồ Lê gọi đây là định danh phi liên kết hiện thực: "gọi tên những mẩu nhỏ nhất trong hiện thực mà một cộng đồng ngôn ngữ quan niệm là đã chia cắt ra được và nắm bắt được từ hiện thực" [24, 102]. Ví dụ như nhà, cây, hoa, đất... Định danh phái sinh (hay bậc hai) là những đơn vị định danh có đặc trưng hình thái cấu trúc phức tạp hơn đơn vị gốc, mang nghĩa biểu trưng hoá (dưới hình thái ẩn dụ hay hoán dụ) [12, 8] mà Hồ Lê gọi đây là định danh liên kết hiện thực: "để phản ánh hiện thực khách quan một cách đầy đủ, không cchỉ gọi tên từng mẩu hiện thực nhỏ nhất mà còn phải gọi 11
- tên những tập hợp gồm nhiều mẩu hiện thực liên kết lại" [24, 102]. Ví dụ: làng nước, đất đai, cây lá, nói vã, cười khẩy... 3. Cơ chế định danh của đơn vị định danh phái sinh (bậc hai). Quá trình cấu tạo nên các đơn vị định danh phái sinh (bậc hai) có cơ chế nhất định. Muốn xác định rõ cơ chế của nó thì theo tác giả Hoàng Văn Hành cần phải làm rõ hai vấn đề cốt yếu là: a) Có những yếu tố nào tham gia vào cơ chế này và tư cách của mỗi yếu tố ra sao? b) Mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố đó như thế nào mà khiến ta có thể coi đó là một cơ chế? Sự phân tích cứ liệu trong các ngôn ngữ đơn lập mà tiếng Việt là tiêu biểu, cho phép nhận định rằng để có một cơ chế cấu tạo các đơn vị định danh phái sinh có thể vận hành được một cách có hiệu quả thì cần có điều kiện sau: Một là, có một hệ những đơn vị làm yếu tố gốc (nguyên tố). Hai là, có một hệ những yếu tố có giá trị hình thái nghĩa là có thể dùng làm phương tiện để tạo lập những đơn vị định danh phái sinh (hình tố). Ba là, để có đơn vị định danh phái sinh, điều cốt yếu là có một hệ quy tắc vận hành để sử dụng các hình tố làm phương tiện mà tác động vào nguyên tố theo một cách nhất định. Cơ chế vừa nêu thuộc về hệ thống của ngôn ngữ. Nó có tính chất tiềm năng, xét về mặt lí thuyết. Những sản phẩm của cơ chế này trở thành đơn vị định danh được ghi nhận vào vốn từ vựng của ngôn ngữ hay không còn phụ thuộc vào nhân tố thứ tư nữa, một nhân tố không kém phần quan trọng, nhân tố xã hội. Đó chính là tính đắc dụng hay không đắc dụng của các đơn vị định danh mới được sản sinh đối với cộng đồng người bản ngữ [12, 26 - 28]. Cụ thể, để tạo ra các đơn vị định danh phái sinh, chúng ta có hai con đường: phái sinh ngữ nghĩa và phái sinh hình thái - cú pháp. Bằng con đường ngữ nghĩa, ta có thể nhân khả năng định danh của đơn vị gốc lên nhiều lần. Một từ cùng với một vỏ ngữ âm phát triển ra bao nhiêu 12
- nghĩa sẽ có bấy nhiêu đơn vị định danh. Mỗi một biến thể từ vựng - ngữ nghĩa sẽ tương ứng với một đơn vị định danh. Ví dụ: chân trong "chân tay" là đơn vị định danh bậc một (gốc), nhưng chân trong "có chân trong ban chủ nhiệm hợp tác xã" là đơn vị định danh bậc hai (phái sinh) được tạo ra bằng con đường phái sinh ngữ nghĩa. Theo con đường hình thái cú pháp, người ta có thể tạo ra hàng loạt các đơn vị định danh phái sinh với các đặc trưng khác nhau về cấu trúc và ngữ nghĩa. Theo cách này thường có hai quá trình: - Thứ nhất là quá trình tạo từ với các phương thức thường gặp là: Phương thức suy phỏng: kiểu như bú - vú, bóp - móp, dìm - chìm... Phương thức láy: kiểu như bé - be bé, nhỏ - nho nhỏ, mảnh - mảnh mai... Phương thức ghép: trong phương thức này có hai cách: ghép hội nghĩa (như giày dép, quần áo, chùa chiền...) và ghép phân nghĩa (như áo tắm, quần the, cười ruồi, nói nhảm...) Phương thức phụ gia: phương thức này không có trong tiếng Việt. - Quá trình thứ hai để tạo các đơn vị định danh phái sinh bằng con đường cú pháp là quá trình từ vựng hoá những tổ hợp. Đó là quá trình chuyển hoá những tổ hợp thành những đơn vị mang thành ngữ tính. Tính thành ngữ của các đơn vị từ vựng này biểu hiện ở tính bền vững về mặt hình thái cấu trúc và tính bóng bẩy về mặt ngữ nghĩa với những mức độ khác nhau. Có hai loại tổ hợp thường được từ vựng hoá: tổ hợp tự do và tổ hợp cố định. Trong cơ chế cấu tạo đơn vị định danh bậc hai, phương thức ghép được coi là phương thức quan trọng nhất đối với tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn lập tiêu biểu. Số lượng đơn vị định danh được tạo bởi phương thức này rất lớn, đặc biệt là các đơn vị ghép phân nghĩa (phụ nghĩa). Và cũng ở chính những đơn vị kiểu này, sự phong phú trong cách nhìn nhận và chỉ ra đặc trưng tạo 13
- thành nhiều tiểu loại trong cùng một loại lớn của tư duy người Việt, ngôn ngữ người Việt được bộc lộ. Và đây cũng là đối tượng nghiên cứu hết sức thú vị mà chúng tôi đã lựa chọn, khoanh vùng trong một giới hạn nhất định: tổ hợp ghép chính phụ (phụ nghĩa, phân nghĩa) "cười + x", "nói + x" với trung tâm là hai động từ chỉ hoạt động của miệng: vừa là hoạt động sinh lí đồng thời cũng là hoạt động nói năng thường gắn với nét văn hoá rất đặc trưng của con người. II. Một số vấn đề về ngữ nghĩa. Nghĩa là một trong những hiện tượng phức tạp nhất [12, 9] vì nó không những có mối liên hệ mật thiết với hiện thực khách quan mà còn có mối liên hệ với tư duy, với văn hoá, lịch sử, xã hội… gắn với mỗi cộng đồng ngôn ngữ. Nó vừa là hệ quả của quá trình nhận thức, vừa là hệ quả của những quá trình có tính chất tâm lí - xã hội, lịch sử - văn hoá. Nghĩa rất trừu tượng, biểu hiện của nó rất đa dạng nên việc nghiên cứu nó gặp phải không ít những vấn đề như: dùng phương pháp định tính hay định lượng, thẩm định vấn đề bằng giác quan của sự tri nhận nhưng còn con đường khách quan hình thức… Chính vì vậy, thành tựu của việc nghiên cứu ngữ nghĩa đến nay còn tương đối hạn chế. Nhìn lại lịch sử, từ thời Platon, người ta đã tranh cãi ngôn ngữ là tinh thần hay vật chất. Rồi khi Aristotle phân tích trí tuệ con người, bàn đến nghĩa thì ngữ nghĩa đã hoà vào nội dung nghĩa của triết học và logic học. Ngữ nghĩa được coi trọng trong thế chưa được phân lập. Cho đến đầu thế kỉ XX, F. de Saussure chỉ ra rằng ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và mọi tín hiệu đều có tính hai mặt: cái được biểu hiện cái biểu hiện 14
- ngữ nghĩa hình thức ngôn ngữ lúc này nghĩa được nhìn nhận là mặt nội dung của hình thức ngôn ngữ, tồn tại trong mọi hình thức của ngôn ngữ. Và cho đến nay, nghĩa không ngừng được nghiên cứu theo những mặt phân chia liên quan đến hiệu lực, bản chất và chức năng của ngôn ngữ. Với cách hình dung phức tạp và trừu tượng như vậy thì bản chất của nghĩa là gì? Thực chất, nghĩa là nội dung của những hình thức biểu hiện ngôn ngữ, là một mặt trong hai mặt của ngôn ngữ. Nó có tính tinh thần trừu tượng nhưng luôn luôn gắn bó với hình thức biểu hiện của nó. Nghiên cứu nghĩa phải luôn nhìn nhận trong mối quan hệ gắn bó này và phải xem xét tính cộng đồng của nó: cộng đồng hiểu, thừa nhận nó như thế nào thì nó mới có tính hiện thực. Hình thức biểu hiện của nội dung ngữ nghĩa có khi có tính cộng đồng nhưng cũng có khi có tính sáng tạo cá nhân tạo nên phong cách riêng. Khi đó, nội dung nghĩa càng phải luôn đặt trong mối quan hệ với hình thức biểu hiện và những nhân tố quyết định sự xuất hiện của những hình thức biểu hiện ngôn ngữ đó. Xem xét các phạm vi tồn tại của nghĩa, các nhà nghiên cứu thấy rằng, ngoài nghĩa của chất liệu ngôn ngữ (nghĩa của những đơn vị tín hiệu) còn có nghĩa trong giao tiếp gắn với người nói (người phát) và người nghe (người nhận) nhưng nghiên cứu ngữ nghĩa thì chủ yếu là nghiên cứu ngữ nghĩa của chất liệu ngôn ngữ. Nó tồn tại dưới dạng các đơn vị ngôn ngữ có nghĩa: hình vị, từ, ngữ (tổ hợp), câu, đoạn văn, văn bản. Trong phạm vi luận án này, chúng tôi chủ yếu xem xét nghĩa của từ và nghĩa của tổ hợp. Nghĩa từ là sự phản ánh của hiện thực khách quan vào ý thức và được thể hiện ở ngôn ngữ (A. I. Smirnixki). Nó là một thực thể tinh thần cùng với 15
- phương diện hình thức lập thành một thể thống nhất gọi là từ. Cái thực thể tinh thần đó hình thành từ một số nhân tố, không đồng nhất với những nhân tố đó nhưng không có những nhân tố này không có nghĩa của từ. Các nhân tố tự mình chưa phải là nghĩa, ở bên ngoài nghĩa nhưng để lại những dấu vết bên trong nghĩa góp phần "nhào nặn" nên nghĩa từ. Nói một cách khác, nghĩa của từ là một hợp điểm, là kết quả của những nhân tố và tác động giữa những nhân tố tạo nên nghĩa. Trong số những nhân tố đó có nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ, có nhân tố nằm trong ngôn ngữ. Chúng là sự vật, hiện tượng, những hiểu biết của tư duy (khái niệm), người sử dụng (nhân tố lịch sử - xã hội), chức năng tín hiệu học, cấu trúc ngôn ngữ… [4, 119 - 121]. Nghĩa của từ không phải là một đơn vị không thể phân tích ra được nữa mà nó là một cơ cấu, do một chùm những thành tố có quan hệ hữu cơ với nhau được tổ chức theo một tôn ti nhất định. Nghĩa bao hàm những đơn vị nhỏ hơn gọi là nét nghĩa, nghĩa vị, thành tố nghĩa, nhân tử ngữ nghĩa tuỳ theo cách gọi của những tác giả khác nhau [4, 202]. Có tác giả cho rằng: nét nghĩa và thành tố nghĩa không phải là hai khái niệm tương đương: "nét nghĩa không phải bao giờ cũng là thành tố trực tiếp tạo ra nghĩa từ mà thường là yếu tố tạo nên những thành tố trực tiếp của nghĩa từ. Nên thành tố nghĩa là đơn vị trung gian giữa nét nghĩa và nghĩa từ, nó do một hay nhiều nét nghĩa tạo nên"[12, 8]. Nét nghĩa là đơn vị cơ bản phản ánh thuộc tính hoặc quan hệ có giá trị khu biệt của hiện tượng, sự vật trong thế giới khách quan. Có hai loại nét nghĩa: - Nét nghĩa phạm trù: thường gắn với nghĩa đen, nghĩa gốc của từ. - Nét nghĩa khu biệt: tạo thành nghĩa phái sinh, nghĩa bóng. Sự phân biệt giữa nghĩa của các từ hoặc giữa các nghĩa của một từ nhiều nghĩa là do một hay nhiều nét nghĩa mang tính khu biệt. Tính tôn ti của các 16
- nét nghĩa trong cơ cấu nghĩa từ được thể hiện ở chỗ: nếu trật tự các nét nghĩa thay đổi thì sẽ tạo ra các nghĩa khác nhau hoặc nghĩa của các từ khác nhau. Ví dụ: tổ hợp các nét nghĩa [người] + [đực] sẽ cho từ đàn ông nhưng [đực] + [người] sẽ cho từ nam. Nghĩa từ là hệ quả của những quá trình có tính chất tâm lí xã hội, lịch sử văn hoá nên chịu sự chi phối của quá trình này. Do vậy, nghĩa từ sẽ có sự biến đổi, phát triển, mở rộng, thu hẹp, hạn chế... theo những quy luật nhất định. Ví dụ từ bị vốn "biểu thị chủ thể chịu sự tác động của việc không hay hoặc là đối tượng của động tác, hành vi không có lợi đối với mình" [28 ,61] nhưng ngày nay các bạn trẻ vẫn nói: "Cô ấy hơi bị xinh" thì bị lại biểu thị sự nhấn mạnh về tính chất (cả không có lợi và có lợi ) chứ không chỉ có nghĩa như trên nữa. Đó là nghĩa từ, còn đối với tổ hợp tìi nghĩa của chúng có những đặc điểm riêng. Nghĩa của tổ hợp không phải là sự tổng hợp đơn thuần nghĩa của các đơn vị tạo thành tổ hợp. Đó là sự kết hợp các nét nghĩa của những đơn vị cấu tạo này. Sự kết hợp đó tạo ra những biến đổi cả về chất lẫn về lượng, các nét nghĩa có thể được phân bố lại và do chúng tác động lẫn nhau mà có thể có nét nghĩa được tô đậm, có nét nghĩa trở thành chủ đạo, có nét nghĩa bị triệt tiêu, có nét nghĩa mới nảy sinh làm thành nghĩa của toàn tổ hợp. Đơn vị phân tích ngữ nghĩa là nét nghĩa của đơn vị cấu tạo tổ hợp. Khi các nét nghĩa tổ hợp lại, chúng vừa theo những quy tắc nội tại của ngôn ngữ đồng thời còn phải phù hợp với logic thông thường của cuộc sống. Ngôn ngữ không tách rời cuộc sống, thực tiễn xã hội, khi là kinh nghiệm phổ biến được phản ánh vào trong ngôn ngữ ở dạng "cố định hoá" chi phối nguyên tắc ngữ nghĩa. Cái "ngoài ngôn ngữ" chuyển hoá thành cái "trong ngôn ngữ", thành cái "logic" của ngôn ngữ [26, 28 - 32]. 17
- Đối với các ngữ cố định - một trong những đối tượng nghiên cứu của luận án này - thì chúng có đặc điểm ngữ nghĩa như sau: Thứ nhất, chúng có tính biểu trưng. Hầu hết là những bức tranh về vật thực, việc thực cụ thể riêng lẻ được nâng lên để nói về cái phổ biến, khái quát, trừu tượng. Chúng là các ẩn dụ, so sánh, hoán dụ. Chẳng hạn như người Việt có câu "đẹp vàng son, ngon mật mỡ": vàng son ở đây vừa là hình ảnh cụ thể, vừa mang ý nghĩa biểu trưng cho sự cao sang, quyền quý. Thứ hai, chúng mang tính dân tộc. Chúng phản ánh các biểu hiện, các sắc thái khác nhau của sự vật hiện tượng trong đời sống, kinh nghiệm và cách nhìn của từng dân tộc. Ví dụ: Người Việt nói "Con trâu là đầu cơ nghiệp" vì văn hoá Việt là văn hoá nông nghiệp gắn với việc trồng lúa nước, trong thời kì nền công nghiệp hiện đại chưa phát triển thì việc cày bừa đất để trồng lúa chủ yếu nhờ vào sức kéo của trâu bò. Nếu không có trâu, bò thì sẽ không làm được đất, không làm được đất thì không trồng lúa được, do đó không có gì để sinh sống và như vậy thì còn nói gì đến cơ nghiệp nữa. Thứ ba, chúng có tính hình tượng và tính cụ thể. Tính hình tượng của chúng là kết quả tất yếu của tính biểu trưng: tái hiện về các sự vật, hiện tượng trong đời sống, tạo ấn tượng mạnh mẽ, gây tác động đậm nét. Nếu nói "chậm", "ngu" sẽ không thể tạo ấn tượng như nói "chậm như sên", "ngu như bò", hay "ăn thủng nồi trôi rế" là một cách nói để diễn tả việc "ăn nhiều" ở mức độ rất cao mà bản thân từ này không diễn tả được. Cuối cùng, về ngữ nghĩa, ngữ cố định có tính biểu thái. Chúng mang kèm thái độ, cảm xúc, sự đánh giá: có thể nói lên lòng kính trọng, yêu mến hoặc sự khinh ghét, căm phẫn đối tượng đang nói tới. Ví dụ: Ta thấy thái độ thương cảm ở câu "chó cắn áo rách", thái độ coi thường trong câu "ngựa non 18
- háu đá" hay "anh hùng rơm", còn ở câu "vinh quy bái tổ" là đầy cảm giác tự hào, sung sướng. Để tìm hiểu, nghiên cứu nghĩa từ, nghĩa tổ hợp,... ngữ nghĩa nói chung người ta có rất nhiều phương pháp. Nhưng có lẽ phổ biến hơn cả là phương pháp phân tích thành tố nghĩa, mặc dù phương pháp này không phải đã nhận được sự tán thành của tất cả các nhà nghiên cứu ngữ nghĩa: "các nét nghĩa dù có đơn giản đến đâu cũng không phải là không chia nhỏ hơn được như các nét khu biệt âm vị học", "những người sáng lập ra phép phân tích thành tố đã muốn vận dụng phép lưỡng phân vào sự đối lập các nét nghĩa… nhưng giữa các nét nghĩa không phải bao giờ cũng có quan hệ này" [4, 204 - 205]. Tuy nhiên trong thực tế nghiên cứu, phương pháp này "đã phát hiện ra được những mặt căn bản của ý nghĩa từ và có thể sử dụng một cách có hiệu quả để nghiên cứu hệ thống ngữ nghĩa của ngôn ngữ" (Pasov). Nó đã được khẳng đinh "sự phân tích thành tố là một trong những phương pháp quan trọng nhất nghiên cứu ngữ nghĩa ngôn ngữ" (Akhmanova). Phương pháp phân tích thành tố nghĩa là phương pháp đối lập trong nội bộ hệ thống để phân xuất các nét nghĩa. Phương pháp này dùng lối so sánh, đối chiếu các sự kiên ngôn ngữ với tư cách những yếu tố của một hệ thống để phát hiện các nét khu biệt. Chẳng hạn: đối chiếu cha, mẹ với nhà, cửa ta có thể rút ra nét khu biệt người / vật. Đối chiếu cha với mẹ ta có nét khu biệt nam / nữ; cha, mẹ với vợ, con thì ta có nét nghĩa đã có con (trong quan hệ với con) trong nghĩa của cha, mẹ. Vì vậy ta có thể giải thích nghĩa của cha, mẹ như sau: - Cha: người đàn ông đã có con trong mối quan hệ với con. - Mẹ: người đàn bà đã có con trong mối quan hệ với con. 19
- Với phương pháp đối lập trong nội bộ hệ thống ta đã phân tích được cơ cấu nghĩa của các đơn vị ngữ nghĩa với các thành tố trong cơ cấu này. Đây cũng chính là phương pháp cơ bản chúng tôi sử dụng trong luận văn bên cạnh các phương pháp bổ trợ khác như tổng hợp, miêu tả, liên tưởng, so sánh, đối chiếu... Khi phân tích một loạt đơn vị ngữ nghĩa là đối tượng nghiên cứu của luận án "cười +x", "nói + x" chúng tôi thấy chúng có cùng một kiểu cơ cấu nghĩa: - Có lượng thành tố nghĩa ở cấp độ phạm trù tương đương nhau. - Có cùng một cách tổ chức bên trong như nhau. Quan hệ giữa các đơn vị như thế này các nhà nghiên cứu gọi là quan hệ đẳng cấu ngữ nghĩa. Nhờ đó, chúng tôi có thể phân loại theo nhóm, tiểu nhóm để phân tích, miêu tả. Kết quả sẽ được trình bày ở chường II và chương III. III. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá. Văn hoá, với tư cách là một hiện tượng xã hội bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần, đã và đang được một cộng đồng người nào đó tích luỹ. Mỗi một hệ thống văn hoá bất kì có quy mô, đặc trưng riêng của nó là tính chất đặc thù bên cạnh tính nhân loại của nó do môi trường sống và loại hình kinh tế quyết định. Đó chính là những yếu tố mang sắc thái dân tộc như truyền thống phong tục, nghi lễ, nghệ thuật… Đi sâu vào các đặc trưng, ta thấy chúng có liên quan chặt chẽ với nhau, cho phép từ cái nọ suy ra cái kia và suy ra tất cả các đặc trưng của mỗi nền văn hoá cụ thể. Cái bất biến của văn hoá trong quá trình phát triển của lịch sử chính là bản sắc văn hoá. Dĩ nhiên, văn hoá là hệ thống những quan hệ, không phải là những vật. Các hệ thống quan hệ này mang những tên gọi riêng, có thể chứa đựng những cách lí giải khác nhau trong cách biểu hiện qua các thời đại. Cái tạo thành tính bất biến của các quan hệ này là những nhu cầu của tâm thức con người [ 25, 15]. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận văn học: Không gian và thời gian nghệ thuật và trong thơ về bốn mùa của Xuân Diệu và Chế Lan Viên
134 p | 119 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Lí luận văn học: Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
114 p | 164 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Lí luận văn học: Tứ thơ và cái tôi trữ tình trong thơ Hữu Thỉnh
103 p | 72 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lí luận văn học: Thi pháp văn xuôi tự sự trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
96 p | 62 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Lí luận văn học: Sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết Việt Nam đầu thời kỳ đổi mới
117 p | 66 | 12
-
Luân văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên của Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Cà Mau
115 p | 115 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn: Xây dựng chương trình ngoại khóa văn học cho học sinh lớp 11 Trường THPT tỉnh Trà Vinh
148 p | 114 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Lí luận văn học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Qua Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn)
103 p | 57 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Lí luận Văn học: Thế giới nghệ thuật thơ Thanh Hải
88 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật: Dạy học môn mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực của người học tại Trường trung học cơ sở Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
81 p | 79 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Lí luận ngôn ngữ: Những hình thức thể hiện ý nghĩa
221 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Sử dụng hệ thống bài tập điện li nhằm bồi dưỡng học sinh yếu kém trường trung học phổ thông
15 p | 24 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun phần Quang hình học, Vật lí 11 góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông
13 p | 19 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Vận dụng kĩ thuật đánh giá lớp học trong dạy học chương Mắt và các dụng cụ quang học Vật lí lớp 11
12 p | 20 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề Các định luật Chất khí
13 p | 33 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Động lực học chất điểm –Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí trung học phổ thông
12 p | 31 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn