intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lí luận văn học: Thi pháp văn xuôi tự sự trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

56
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với đề tài đã chọn luận văn của nhằm đem lại cách nhìn hệ thống, chỉ ra những đặc điểm riêng biệt về các truyện ngắn viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng trong dòng chảy văn học viết cho thiếu nhi nói chung của nước ta. Đồng thời, qua nghiên cứu truyện viết cho thiếu nhi của ông chúng tôi cũng thử nghiệm vận dụng lý thuyết thi pháp văn xuôi tự sự vào nghiên cứu một hiện tượng văn học cụ thể. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lí luận văn học: Thi pháp văn xuôi tự sự trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- NGUYỄN HỮU NHẤT THI PHÁP VĂN XUÔI TỰ SỰ TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN HUY TƢỞNG LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội 1 - 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- NGUYỄN HỮU NHẤT THI PHÁP VĂN XUÔI TỰ SỰ TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN HUY TƢỞNG Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận Văn học Mã số: 60.22.01.20 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS Phạm Thành Hƣng Hà Nội - 2016 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới dự hướng dẫn khoa học của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thành Hưng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả của đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./. Học viên Nguyễn Hữu Nhất 3
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thành Hưng, người thầy đã định hướng và luôn quan tâm, tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo trong Khoa Văn học, nhà trường, gia đình và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này./. Học viên Nguyễn Hữu Nhất 4
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………….…. 3 1. Lý do chọn đề tài……................................................................ 3 2. Lịch sử vấn đề………………………………………………… 4 3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu……………………. 8 4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………… 9 5. Cấu trúc của luận văn…………………………………………. 10 Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ THI PHÁP VĂN XUÔI TỰ SỰ VÀ MẢNG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG……………………………………………………………….... 11 1.1. Khái lược về thi pháp văn xuôi tự sự của Nguyễn Huy Tưởng…………………………………………………………………... 11 1.1.1. Khái lược về thi pháp học.....………………………… 11 1.1.2. Thi pháp truyện kể cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng....................................................................................................... 13 1.2. Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng……….... 15 1.2.1. Vài nét về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng……...……… 15 1.2.2. Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng trong dòng chảy văn học thiếu nhi………...…………………….. 20 Chương 2: THI PHÁP NHÂN VẬT VÀ TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN…. 24 2.1. Thi pháp nhân vật…….…………………………………..…. 24 2.1.1. Khái niệm nhân vật………………………….……….. 24 2.1.2. Nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng…..…………………………………………………... 25 2.1.2.1. Nhân vật thiếu nhi…….………………………...... 26 2.1.2.2. Nhân vật anh hùng……………………………….. 30 2.1.2.3. Nhân vật từ thế giới loài vật…….……………..… 37 1
  6. 2.1.3. Một số biện pháp khắc họa nhân vật: …………...…… 40 2.1.3.1. Khắc họa nhân vật qua hành động và xung đột….. 40 2.1.3.2. Khắc họa nhân vật qua ngoại hình……………….. 43 2.1.3.3. Khắc họa nhân vật bằng mô tả và phân tích tâm lý…………………………………………………………………. 45 2.2. Tổ chức cốt truyện…………………………………..……… 50 2.2.1. Khái niệm cốt truyện………………..………………... 50 2.2.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện của Nguyễn Huy Tưởng………………………………………………………….… 51 Chương 3: NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ NGÔN NGỮ TRUYỆN KỂ.…. 57 3.1. Người kể chuyện……..………………………….………….. 57 3.1.1. Khái lược về người kể chuyện…………...……….….. 57 3.1.1.1. Điểm nhìn trần thuật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng……...……………………………………… 58 3.1.1.2. Mối quan hệ giữa người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng………………………………………………………….… 60 3.1.2. Người kể trong truyện của Nguyễn Huy Tưởng…..…. 63 3.1.2.1. Người kể chuyện lịch sử…………………………. 63 3.1.2.2. Người kể chuyện hướng đạo……………………... 74 3.2. Ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Huy Tưởng……...……… 79 3.2.1. Khái lược ngôn ngữ kể chuyện………………..……... 79 3.2.2. Ngôn ngữ truyện thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng… 80 KẾT LUẬN…………….…………………………………………….… 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… 91 2
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với một di sản văn học phong phú, trải rộng trên khá nhiều lĩnh vực, Nguyễn Huy Tưởng xứng đáng là một đại diện xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết truyện ngắn, tiểu thuyết, soạn kịch, cả kịch bản sân khấu lẫn kịch bản phim. Ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành công nhất định. Với những đóng góp sáng tạo của mình, Nguyễn Huy Tưởng đã và đang ngày càng thu hút được sự chú ý, tìm hiểu, lí giải, đánh giá không chỉ trong giới nghiên cứu văn học nghệ thuật trong nước, mà cả ở nước ngoài. Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn đã dành trọn đời để sáng tác về các đề tài lịch sử, kháng chiến, về thủ đô Hà Nội, nhưng sẽ là thiếu sót nếu không nói đến mảng văn chương mà nhà văn đã dành tâm huyết để viết cho tuổi thơ như: Tìm mẹ, Hai bàn tay chiến sĩ, Cô bé gan dạ, đặc biệt là những truyện lịch sử như: An Dương Vương xây thành Ốc, Kể chuyện Quang Trung, Lá cờ thêu sáu chữ vàng… đã góp phần tạo lập một “văn hiệu” thực sự đáng kính trọng mang tên ông. Ở mảng đề tài lịch sử trong các truyện viết cho thiếu nhi, Nguyễn Huy Tưởng đã hướng các em vào những thời kỳ hào hùng, trọng đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, mà ở đấy những người anh hùng đã viết nên những bản anh hùng ca chói lọi, vang vọng mãi non sông Việt Nam. Dù đấy là những câu chuyện kể về những người anh hùng thời kỳ trung cận đại như: Quang Trung, Trần Quốc Toản, hay là thời kỳ cổ đại như An Dương Vương … Tất cả hiện vẫn không thể nào phai mờ trong ký ức của người dân đất Việt. Việc nghiên cứu về con người, sự nghiệp và những sáng tác của ông đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu. Ở đây chúng tôi có thể kể đến một số tác giả như: Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Phong Lê, Bích Thu, Tôn Thảo Miên… hay những nhà văn nổi tiếng nhận xét về các tác phẩm của Ông như 3
  8. Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyên Ngọc… Qua các công trình nghiên cứu và bài viết phê bình đó chúng ta thấy được những thành quả và đóng góp của Nguyễn Huy Tưởng đối với nền văn học nước nhà qua các tác phẩm kịch, tiểu thuyết đặc biệt là truyện viết cho thiếu nhi. Mặc dù vậy, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào đi sâu vào tìm hiểu đầy đủ toàn diện về thi pháp văn xuôi tự sự của Nguyễn Huy Tưởng trong truyện viết cho thiếu nhi. Để làm rõ những đặc điểm nổi bật trong thi pháp văn xuôi tự sự của ông, xuất phát từ thực tế, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thi pháp văn xuôi tự sự trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng”. Với đề tài này, thông qua sự lý giải những thành công của văn xuôi thiếu nhi Nguyễn Huy Tưởng từ bình diện thi pháp tự sự, chúng tôi có kỳ vọng được góp một phần nhỏ vào việc đánh giá chung và khẳng định tài năng cùng những đóng góp của nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Huy Tưởng được dư luận công chúng quan tâm như một tài năng nghệ thuật ngay từ trước cách mạng tháng Tám, khi ông cho ra đời Vũ Như Tô, An Tư công chúa. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu thực thụ về Nguyễn Huy Tưởng phải được tính từ chuyên luận Nguyễn Huy Tưởng (1912- 1960) của nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức, xuất bản năm 1966. Trong công trình này các tác giả đã dành trọn chương Một để khảo sát sự chuyển biến tư tưởng, con đường đến với văn chương và những bước đường sáng tạo nghệ thuật của nhà văn từ một thanh niên yêu nước phấn đấu trở thành một nhà văn cộng sản trên mặt trận văn nghệ. “Con đường đi của anh không phải là thẳng tắp, dễ dãi. Có lúc anh bi quan, dao động, có lúc lòng tin của anh bị lung lay nhưng nói chung con người đôn hậu, trung thực và đầy ý thức trách nhiệm đó luôn luôn hướng về chân lý, hướng về Đảng. Ngòi bút của anh lúc nào cũng đứng ở hàng đầu của cuộc chiến đấu cách mạng” [2, tr. 4
  9. 21]. Điều đáng ghi nhận trong công trình nghiên cứu này là các tác giả đã có sự khảo sát kỹ về tư liệu, gắn tác phẩm với bối cảnh thời đại, trong hoàn cảnh sáng tác cụ thể để thấy được ý nghĩa xã hội, tính thời sự và những hiệu ứng tích cực trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng. Dựa trên nguyên lý và phương pháp nghiên cứu theo quan điểm Mácxít, nghiêng về đánh giá, thẩm bình những giá trị nội dung với những mô típ, kết cấu quen thuộc như: Hoàn cảnh sáng tác, hình ảnh thời đại, thành công và một vài tồn tại, tinh thần dân tộc trong tác phẩm, vai trò của quần chúng và cá nhân trong lịch sử, vài nét về nghệ thuật…các tác giả chuyên luận đã đi sâu phân tích nội dung xã hội của tác phẩm trong sự tương quan, gắn kết với hiện thực cuộc sống. Tuy nhiên chúng tôi thấy trong chuyên luận đầu tay, có tính khai phá đầu tiên này, hai nhà nghiên cứu còn thiên về miêu tả lại tác phẩm, tường thuật diễn biến cốt truyện mà chưa đi sâu tìm hiểu những giá trị nghệ thuật, những nét đặc sắc của một cây bút tài hoa. Với độ lùi của thời gian, sự thông thoáng, đổi mới trong tư duy đánh giá, nhìn nhận các hiện tượng văn học thời kỳ trước đổi mới, những vấn đề đặt ra trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng tiếp tục trở thành đề tài được bàn luận, nghiên cứu trên các diễn đàn khoa học với các bài viết công phu nhiều phát hiện mới của các nhà nghiên cứu Phong Lê, Hà Minh Đức, Bích Thu, Tôn Thảo Miên, Đỗ Đức Hiểu, Phạm Vĩnh Cư, Trần Đăng Suyền, Nguyên Ngọc, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu… Bên cạnh đó là các Hội thảo khoa học về cuộc đời, sự nghiệp Nguyễn Huy Tưởng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình đã đưa ra những đánh giá khách quan nhằm khẳng định vai trò, vị thế văn chương Nguyễn Huy Tưởng đối với sự phát triển của văn chương dân tộc. Năm 1996, bộ sách Nguyễn Huy Tưởng toàn tập do Nhà xuất bản Văn học ấn hành, ra mắt bạn đọc, đã cung cấp một cách tương đối đầy đủ các tác 5
  10. phẩm của nhà văn trên tất cả các thể loại, giúp người đọc có điều kiện thuận lợi khi tiếp cận văn nghiệp Nguyễn Huy Tưởng. Năm 2006, bộ ba Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng được Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản đã giúp người đọc có những hình dung rõ hơn về quá trình lao động nghệ thuật miệt mài và những khát vọng lớn của nhà văn muốn cống hiến cho văn học dân tộc. Đây là tập nhật ký được nhà văn cần mẫn ghi chép trong suốt những năm cầm bút, bắt đầu từ ngày 02/11/1930 khi ông còn là cậu học sinh trường Bonnal - Hải Phòng và kết thúc ngày 21/06/1960 với những dòng cuối được ghi chép ngay trên giường bệnh Bệnh viện Việt - Xô chỉ ít hôm trước khi nhà văn qua đời. Tập nhật ký đã “thâu tóm, phản ánh toàn bộ sự nghiệp văn chương và cách mạng của ông, bắt đầu từ việc tìm đường cho đến khi đã trở thành một nhà văn chuyên nghiệp, một chiến sĩ của Đảng hoạt động trên lĩnh vực văn nghệ, với tất cả những đam mê và khát khao sáng tạo, những thành tựu đã đạt được và cả những hẫng hụt của một nhà văn không bao giờ bằng lòng với mình, những phơi phới lạc quan và những băn khoăn, trăn trở của một người cả nghĩ” [20, tr. 6]. Tiêu biểu như cuốn Nguyễn Huy Tưởng về tác gia, tác phẩm (Bích Thu, Tôn Thảo Miên tuyển chọn giới thiệu); Nguyễn Huy Tưởng khát vọng một đời văn (Phương Ngân tuyển chọn và biên soạn)… Và đặc biệt phải kể tới những công trình do Nguyễn Huy Thắng - con trai nhà văn, người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về những trước tác của cha mình, về những tâm sự, suy nghĩ khó nói của ông với mong muốn khắc họa một cách chân thực, rõ nét gương mặt nhà văn, nhà văn hóa Nguyễn Huy Tưởng trong cuộc sống đời thường và trong sáng tạo văn chương. Đó là các ấn phẩm có giá trị như: Nguyễn Huy Tưởng trong vầng sáng hồi nhớ; Nguyễn Huy Tưởng trước khi là nhà văn; Nguyễn Huy Tưởng với người thân; Nguyễn Huy Tưởng văn và người… 6
  11. Gần đây cuốn Nguyễn Huy Tưởng một nhà văn Hà Nội (Nxb Hà Nội, 2011) ra mắt bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và 50 năm ngày mất nhà văn. Cuốn sách tập hợp những bài viết, bài tham luận của các học giả, các nhà nghiên cứu trong Hội thảo khoa học “Nguyễn Huy Tưởng với Hà Nội” (do Hội Nhà văn, Viện Văn học và Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức) đã nhấn mạnh đến những đóng góp và cống hiến to lớn của Nguyễn Huy Tưởng - người nối dài những vẻ đẹp của Thăng Long, của Hà Nội dấu xưa. Cuốn sách giới thiệu nhiều bài viết hay của các nhà nghiên cứu như: Nguyễn Huy Tưởng, một nhà văn Hà Nội (Phạm Xuân Nguyên), Thăng Long - Hà Nội trong kịch và truyện của Nguyễn Huy Tưởng (Phong Lê), Cốt cách của một người viết sử (Dương Trung Quốc), Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng với tuổi thơ Hà Nội (Lê Phương Liên)… Những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu đã nói lên tầm vóc và những đóng góp của “một nhà văn Hà Nội”, người đã mang đến cho đất kinh kỳ những trang văn hay nhất đời mình. “Nguyễn Huy Tưởng vĩnh biệt Hà Nội khi thành phố Thủ đô vào tuổi chín trăm năm mươi. Ông đã viết nhiều về Thăng Long - Hà Nội, nhưng hình như điều sâu xa nhất ông vẫn chưa nói hết, nói trọn, nói xong. Ông ra đi mang theo tất cả những trăn trở và ước vọng của một người con Hà Nội, một con người Hà Nội và một nhà văn Hà Nội cho xứ kinh kỳ - kẻ chợ đẹp hơn lên, văn hóa hơn lên, phong phú hơn lên, cả trên mặt đất và trong hồn người. Tưởng như bất cứ cái gì đụng đến Hà Nội hôm qua, hôm nay, và ngày mai, vẫn khiến ông xúc động và lo lắng, dù đã tan vào cõi thinh không nửa thế kỷ nay. Và những con chữ trên trang viết của ông về Hà Nội, cho Hà Nội, vì Hà Nội đọc lên dịp nghìn năm Thăng Long vẫn thấy động cựa, xôn xao. Trên tất cả, Nguyễn Huy Tưởng yêu Hà Nội, yêu những con người dám sống và chết cho Hà Nội.” [17, tr. 204]. 7
  12. Ở mỗi công trình nghiên cứu các tác giả đã đề cập đến những khía cạnh tiêu biểu, nổi bật trong những tác phẩm cụ thể, đồng thời có sự đối sánh với tác phẩm của tác giả khác cùng viết về một thể loại để chỉ ra những nét đặc trưng riêng và sự thành công trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng ở hai bình diện nội dung tư tưởng và bút pháp nghệ thuật. Ngoài các công trình nghiên cứu được xuất bản còn có những luận văn thạc sĩ về sáng tác Nguyễn Huy Tưởng đã bảo vệ thành công gần đây như: “Thể tài lịch sử - dân tộc trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng” (Trần Thị Hồng Minh, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011); “Mạch lạc trong văn bản kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng” ( Đỗ Thị Bích Phượng, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011); “Điểm nhìn trong kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng” (Bùi Thị Tú, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2012)… Ở mỗi công trình nghiên cứu các tác giả đã đề cập đến những khía cạnh tiêu biểu, nổi bật trong những tác phẩm cụ thể. Tuy nhiên vấn đề thi pháp tự sự trong truyện thiếu nhi Nguyễn Huy Tưởng vẫn để bỏ ngỏ, như là vùng đất trống mà chúng tôi hy vọng mình có thể góp được một tiếng nói riêng. 3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn sẽ hướng trọng tâm vào tìm hiểu thi pháp văn xuôi tự sự truyện thiếu nhi như: Cô bé gan dạ, Chiếc bánh chưng, Truyện Tấm Cám, Tìm mẹ, Thằng Quấy, Con cóc là cậu ông Giời, Con chim Trĩ lông trắng, An Dương Vương xây thành Ốc, Hai bàn tay chiến sĩ, Điện Biên Phủ của chúng em, Kể chuyện Quang Trung, Lá cờ thêu sáu chữ vàng viết cho thiếu nhi để thấy được tài năng của nhà văn qua bình diện thi pháp tự sự như: người kể chuyện, ngôn ngữ kể, tổ chức cốt truyện và hệ thống nhân vật. Cùng với khảo sát 12 truyện nêu trên, ở đây chúng tôi còn khảo sát nhật ký của ông để làm rõ 8
  13. hơn quan điểm, nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi mà ông đã dành cho độc giả trẻ. 3.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Với đề tài đã chọn, luận văn của chúng tôi nhằm đem lại cách nhìn hệ thống, chỉ ra những đặc điểm riêng biệt về các truyện ngắn viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng trong dòng chảy văn học viết cho thiếu nhi nói chung của nước ta. Đồng thời, qua nghiên cứu truyện viết cho thiếu nhi của ông chúng tôi cũng thử nghiệm vận dụng lý thuyết thi pháp văn xuôi tự sự vào nghiên cứu một hiện tượng văn học cụ thể. 3.3. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi kiến thức: Vận dụng lý thuyết tự sự học và các phương pháp nghiên cứu cụ thể để làm rõ vấn đề về thi pháp văn xuôi tự sự như người kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, tổ chức cốt truyện và ngôn ngữ kể trong văn xuôi mảng đề tài viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Đề tài được thực hiện cũng là dịp chúng tôi củng cố thêm kiến thức văn học sử về văn học Việt Nam hiện đại. - Phạm vi tư liệu: Thực hiện đề tài Thi pháp văn xuôi tự sự trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng chúng tôi tập trung khảo sát : + Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng – sách xuất bản tại Nxb Kim Đồng, năm 2013; + Nguyễn Huy Tưởng tuyển tập, Nxb Văn học; năm 2012. + Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, 3 tập, Nxb Thanh niên; 2016. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu đã được xác định, đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận thi pháp học và lý thuyết tự sự học. Ngoài ra, cũng như mọi luận văn chuyên ngành lý luận văn học khác, chúng tôi không thể không 9
  14. sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh. 5. Cấu trúc của luận văn Về cấu trúc luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Khái lƣợc về thi pháp văn xuôi tự sự và mảng truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tƣởng. Chương 2: Hệ thống nhân vật và tổ chức cốt truyện. Chương 3: Ngƣời kể chuyện và ngôn ngữ truyện kể. 10
  15. Chƣơng 1 KHÁI LƢỢC VỀ THI PHÁP VĂN XUÔI TỰ SỰ VÀ MẢNG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG 1.1. Khái lƣợc về thi pháp văn xuôi tự sự của Nguyễn Huy Tƣởng. 1.1.1. Khái lược về thi pháp học. Trong việc định nghĩa thi pháp và thi pháp học, cũng như hầu hết các phạm trù cơ bản của khoa học nghiên cứu văn học và nhiều bộ môn của khoa học nhân văn, ta gặp phải một tình hình chung: ở trình độ phát triển hiện nay, các khoa học này chưa có khả năng đưa ra được những định nghĩa “đơn nghĩa” về đối tượng nghiên cứu của mình. Chính điều này đã liệt hầu hết khoa học nhân văn vào lớp các khoa học “chưa trưởng thành”. Nếu như toán học hoặc vật lý học đã có thể xây dựng những định nghĩa “đúng duy nhất” về điểm, đường thẳng, vận tốc âm thanh, trị số mét,… thì ngược lại, có thể nói rằng có bao nhiêu nhà nghiên cứu về truyện kể và thi pháp văn xuôi thì có gần như bấy nhiêu định nghĩa về thể loại và về thi pháp với tư cách một phân ngành khoa học. Xét về mặt định nghĩa, “thân phận của thi pháp học không khác gì mấy so với thân phận tiểu thuyết”. Vì thế, cái dung sai mà viện sĩ M. Khrapchenco đã dành cho các định nghĩa về thi pháp học của ông lại phải cộng thêm những dung sai rất đa dạng mà mỗi người sử dụng. Tuy nhiên, có thể nói định nghĩa của M. Khrapchenco vẫn là một trong những định nghĩa tổng quát nhất và thuyết phục nhất về thi pháp học. Ông viết: “Không hề kỳ vọng một định nghĩa thật đầy đủ, thật bao quát, tôi cho rằng có thể xác định thi pháp học như một bộ môn khoa học nghiên cứu của các phương thức và phương tiện thể hiện cuộc sống bằng nghệ thuật, khám phá cuộc sống bằng hình tượng” [10, tr. 242]. Thi pháp học là khoa học về hình thức nghệ thuật. Ngay luận điểm xuất phát đó đã chứa đựng một đặc trưng rất cơ bản của cách tiếp cận đối tượng 11
  16. trong bộ môn này. Thi pháp học cần phát hiện ra những quy luật chi phối cái thế giới hết sức đa dạng và phong phú các hiện tượng nghệ thuật. Với tư cách là một khoa học, sự tiếp cận của thi pháp học với các đối tượng của nó luôn có những xu hướng vươn đến tính hệ thống. Điều này tuyệt nhiên không phải do ngẫu hứng của các nhà nghiên cứu hay thôi thúc của thời thượng vì càng ngày tiếp cận hệ thống càng trở thành một phương pháp khoa học tiên tiến và hữu hiệu. Tính hệ thống như là một đặc điểm cơ bản mang ý nghĩa phương pháp luận của thi pháp học có cơ sở từ trong bản thân đối tượng của khoa học này: những hiện tượng hình thức nghệ thuật. Thi pháp học có nhiệm vụ phát hiện ra những liên hệ đó dưới dạng các quy luật và trong những trường hợp sáng rõ nhất – các hệ thống. Khả năng hệ thống hóa – khả năng xây dựng và sắp xếp nhận thức trong một hệ thống, tức là một tổ chức chặt chẽ, nhất quán theo những nguyên tắc nhất định – là một đòi hỏi và một biểu hiện của sự trưởng thành khoa học. Mỗi trình độ nhận thức mới của khoa học lại được đánh dấu bởi những cấp độ mới, những tầm vóc mới của năng lực hệ thống. Không chỉ có nhiệm vụ thống kê và mô tả đơn thuần các phương diện, các thành tố cụ thể hiện tồn của hình thức nghệ thuật. Nó còn phải nghiên cứu hình thức đó trong chức năng tổ chức và thể hiện nội dung. Đồng thời, nó cần đi ngược lên phát hiện ra những cơ sở và ảnh hưởng vô cùng phức tạp đã quy định sự lựa chọn của người nghệ sĩ, đã định hướng và dẫn dắt anh ta rốt cục đến những giải pháp hình thức cụ thể trong số vô vàn khả năng có thể có. Thi pháp học đồng thời là một kiểu “triết luận” về hình thức nghệ thuật. Tựu trung, thi pháp học hiện thân như một khoa học về kỹ nghệ văn chương, lấy đối tượng nghiên cứu của mình không phải là văn học chung chung, mà nói như Jakobson, là “tính văn học của tác phẩm văn chương”. Nó giải thích vì sao một văn bản ngôn từ lại trở thành tác phẩm nghệ thuật. 12
  17. Thi pháp học phát triển theo ba hướng chính là thi pháp học quy phạm, thi pháp học lịch sử và thi pháp học cấu trúc. Căn cứ trên những thành tựu nghiên cứu về lý thuyết và kết quả ứng dụng vào khảo cứu, phê bình các hiện tượng văn học cụ thể, ngày nay chúng ta đã có một hệ thống điểm nhìn thi pháp mới, như: thi pháp thể loại, thi pháp tác giả, thi pháp tác phẩm, thi pháp trào lưu… Thi pháp học hiện đại đã khẳng định hướng nghiên cứu rất hiệu quả của nó trong lĩnh vực nghiên cứu văn xuôi tự sự. Kết quả là tự sự học ra đời và phát triển theo xu hướng “xin ở riêng”, tách lập như một phân ngành khoa học độc lập bên cạnh thi pháp học truyền thống. Do vậy, thi pháp văn xuôi tự sự được hiểu một cách giản dị như là kỹ thuật kể, hay hệ thống thủ pháp, cách thức trần thuật và xây dựng hình tượng trong các thể truyện ngắn và tiểu thuyết. 1.1.2. Thi pháp truyện kể cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng. Việc tiếp nhận và khảo cứu mảng truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng có thể được tiến hành từ nhiều góc độ khác nhau. Có một số nhà sử học (như Dương Trung Quốc) tiếp cận di sản văn chương của Nguyễn Huy Tưởng từ tiêu chí thẩm định về tư liệu lịch sử. Đối với các truyện lịch sử viết cho thiếu nhi, các nhà sử học cũng có thể trân trọng rút ra từ đó tính chân thực lịch sử và ý nghĩa giáo dục truyền thống của văn chương Nguyễn Huy Tưởng. Nhiều công trình nghiên cứu văn học sử khi tiếp cận hiện tượng Nguyễn Huy Tưởng cũng chủ yếu đánh giá đóng góp của nhà văn về tính thời sự, ý nghĩa chính trị của đề tài và chủ đề tác phẩm. Phần lớn các nghiên cứu đó đã ghi nhận những đóng góp của nhà văn ở phương diện nội dung tư tưởng và tính hiện thực của tác phẩm. Trong luận văn này chúng tôi quan tâm chủ yếu tới phương diện hình thức nghệ thuật như: ngôn ngữ, thủ pháp dàn dựng kết cấu, nghệ thuật tổ chức cốt truyện, loại hình xây dựng 13
  18. nhân vật. Tạm thời chúng tôi có những đánh giá sơ bộ về đặc điểm thi pháp tự sự của Nguyễn Huy Tưởng gắn với các tác phẩm cụ thể sau: Ngôn ngữ trong truyện của Nguyễn Huy Tưởng viết cho thiếu nhi, có đặc điểm riêng khác để nhận ra với các tác giả cùng thời khác, một kiểu ngôn ngữ mộc mạc, dân dã, dễ hiểu, cú pháp đơn giản, cơ bản, mang đặc trưng chung của ngôn ngữ viết cho độc giả thanh thiếu niên, bộc lộ rõ nhất trong truyện Tìm Mẹ; Giọng kể chuyện thân tình, mang tính đối thoại trực tiếp thể hiện rõ trong truyện Hai bàn tay chiến sỹ; Chú trọng thông tin sự kiện, không thi vị hóa kiểu Tô Hoài - truyện Điện Biên Phủ của chúng em. Với truyện về đề tài lịch sử, ngôn ngữ và giọng điệu kể có thay đổi theo đối tượng, theo đề tài: thâm trầm, trang trọng hơn trong truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Về thủ pháp dàn dựng kết cấu, đặc điểm dễ nhận thấy trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng là ông tổ chức cốt truyện theo trình tự phát triển tự nhiên của thời gian theo lịch sử cụ thể, sự việc trong truyện xảy ra tuần tự từ đầu đến cuối và không bị đứt quãng, liên tục phát triển và tiếp diễn. Những đặc điểm đó thể hiện rõ qua cốt truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung, Điện Biên Phủ của chúng em . Đó cũng là những truyện tuân thủ mẫu kết cấu chương hồi; mỗi chương hồi gắn với một giai đoạn phát triển nào đó của cốt truyện. Truyện Điện Biên Phủ của chúng em được tác giả xây dựng kết cấu làm ba phần: phần một “Đường lên Điện Biên Phủ”, phần hai “Điện Biên Phủ lịch sử”, phần ba “Điện Biên Phủ xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Ở mỗi phần nội dung của truyện được tác giả nêu cụ thể theo tiến trình thời gian của lịch sử dẫn dắt chúng ta con đường đi lên Điện Biên - những địa danh, những trận đánh và địa danh các trận đánh giành giật của bộ đội ta với địch và sự chiến thắng oai hùng của bộ đội. Cuối câu chuyện tác giả đưa chúng ta tới một Điện Biên đang ngày đêm xây dựng chủ nghĩa xã hội. 14
  19. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện các truyện viết cho thiếu nhi Nguyễn Huy Tưởng trên cơ sở khảo sát 12/12 truyện thì cốt truyện đơn tuyến theo trật tự thời gian tuyến tính, tác giả hạn chế sự hồi cố, hoài niệm vì trong các tác phẩm này thường chỉ có một nhân vật chính, đóng vai trò là trung tâm của cốt truyện; truyện phần nhiều ít kịch tính, và kết thúc có hậu (truyện Thằng Quấy, Tìm Mẹ). Kết thúc truyện có phân biệt rõ các giá trị “Thiện - Ác”, “Tốt - Xấu”, “Địch - Ta” như Cô bé gan dạ, hai bàn tay chiến sĩ, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung; Cốt truyện tổ chức trên nguyên tác các mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn địch ta, tuy nhiên chưa phát triển thành xung đột cao trào. Về loại hình nhân vật: các nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng được hình thành qua ba tuyến nhân vật chính: nhân vật thiếu nhi tiêu biểu là nhân vật Trần Quốc Toản truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng, nhân vật cô Thứ truyện Cô bé gan dạ, nhân vật em Nhà và em Gạo truyện Tìm mẹ; nhân vật anh hùng như An Dương Vương - truyện An Dương Vương xây thành Ốc, nhân vật Quang Trung trong Kể chuyện Quang Trung, nhân vật từ thế giới loại vật như con Cóc – truyện Con cóc là cậu ông Giời, chim vàng anh truyện Tấm Cám… 1.2. Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tƣởng. 1.2.1. Vài nét về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 06/5/1912, tại làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. Cha là một ông Tú nghèo, sống nhờ vợ tần tảo buôn bán. Khi Nguyễn Huy Tưởng lên 7 tuổi thì cha mất, mẹ gửi ông ra Hải Phòng sống cùng gia đình người chị, học tiểu học ở trường Bonnal. Năm 1932, khi 20 tuổi, ông đậu bằng Thành Chung và cũng bắt đầu học chữ Hán. Ra trường, sau 3 năm vất vả tìm việc, đến 1935 ông thi đậu vào ngạch thư ký Nhà Đoan (cơ quan hải quan). Năm 15
  20. 1939, ông cưới vợ, là tiểu thư con một vị quan ở Hải Phòng. Dù sống cuộc sống công chức Nhà Đoan, nhưng Nguyễn Huy Tưởng có một đời sống nội tâm phong phú, ông chăm đọc sách, chịu khó tìm ý tưởng, hàng ngày viết nhật ký. Từ năm 1938, Nguyễn Huy Tưởng đã hoạt động cho hội Truyền bá quốc ngữ. Cuối năm 1944, bắt đầu tham dự các buổi họp bí mật của hội Văn hóa cứu quốc. Tháng 4/1944, ông chuyển từ Hải Phòng lên Hà Nội công tác và được gặp các trí thức Hà thành như Nguyễn Xuân Huy, Như Phong, Nguyên Hồng, Nam Cao, Trần Huyền Trân... Tháng 6/1945, Nguyễn Huy Tưởng tham gia ban biên tập tạp chí Tiên Phong của Văn hóa cứu quốc. Sau đó hai tháng, Nguyễn Huy Tưởng đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào, Tuyên Quang. Ông còn là đại biểu Văn hóa cứu quốc, giúp biên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiên Phong. Tiếp đó ông giữ chức vụ Tổng thư ký Ban Trung ương Vận động đời sống mới. Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Huy Tưởng trở thành một trong những người lãnh đạo chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc. Ông qua đời ngày 25/7/1960, tại Hà Nội, khi mới 48 tuổi. Trong kí ức của những bạn văn cùng thời - những người cùng hoạt động cách mạng, cùng gắn bó, sẻ chia những vui buồn trong hành trình sáng tạo, Nguyễn Huy Tưởng luôn để lại ấn tượng và hình ảnh đẹp về một người chân thành, giản dị, cởi mở và đôn hậu. Nói về Nguyễn Huy Tưởng, đa số các văn nghệ sĩ đều nhận thấy những phẩm chất tốt đẹp tỏa ra từ cuộc đời và những trang viết của ông. Nhà văn Nguyễn Minh Châu khi soi chiếu cuộc đời và những tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng đã chỉ ra một đặc điểm thống nhất trong con người và văn nghiệp của nhà văn: “Những cái tên sách của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng cũng như toát lên từ tính nết của ông thường kín đáo, điềm đạm, thủ thỉ và giản dị.” [16, tr. 582]. Nhà thơ Hoàng Trung Thông thì 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2