Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay
lượt xem 4
download
Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày khái niệm, xu hướng vận động của dòng FDI và sự cần thiết trong việc thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam; biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2008; tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2008.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM THỊ HỒNG PHÚC BIẾN ĐỔI CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1988 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội – 2012 -1-
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ HỒNG PHÚC BIẾN ĐỔI CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN KINH TẾ – XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1988 ĐẾN NAY Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Nguyễn Đình Lê Hà Nội – 2012 -2-
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 11 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................. 12 5. Bố cục luận văn ........................................................................................... 14 Chƣơng 1 KHÁI NIỆM, XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG CỦA DÒNG FDI VÀ SỰ CẦN THIẾT TRONG VIỆC THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO VIỆT NAM 1.1. Các khái niệm ........................................................................................... 15 1.2. Xu hướng vận động của dòng FDI trong những thập niên gần đây ........... 19 1.3. Thực trạng vốn đầu tư ở Việt Nam trước Đổi mới và sự cần thiết trong việc thu hút nguồn vốn FDI cho phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam ..................... 26 1.4. Cơ sở tư tưởng và pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam ............................................................................................... 31 1.4. Tiểu kết .................................................................................................... 38 -5-
- Chƣơng 2 BIẾN ĐỔI CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1988 ĐẾN NĂM 2008 2.1. Biến đổi cơ cấu vốn FDI trong thời gian khởi động và từng bước tăng trưởng mạnh của FDI ở Việt Nam (1988 – 1996) ............ 41 2.2. Biến đổi cơ cấu vốn FDI trong thời gian suy giảm của FDI ở Việt Nam (1997 – 2000) .......................................................................................... 74 2.3. Biến đổi cơ cấu vốn FDI trong thời kỳ phục hồi và tăng trưởng trở lại của FDI ở Việt Nam (2001 – 2008) ................................................................ 96 2.4. Tiểu kết .................................................................................................. 123 Chƣơng 3 TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN KINH TẾ – XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1988 ĐẾN NĂM 2008 3.1. Những tác động tích cực ......................................................................... 125 3.2. Những tác động tiêu cực ......................................................................... 138 3.3. Tiểu kết ................................................................................................... 146 -6-
- KẾT LUẬN 1. Một số đặc điểm về biến đổi cơ cấu vốn FDI ở Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2008 ........................................................................... 148 2. Những hạn chế trong việc thu hút FDI ở Việt Nam thời gian qua .............. 152 3. Kết luận chung .......................................................................................... 157 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 163 -7-
- BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KKT Khu kinh tế TNCs Transnational Corporations Các công ty xuyên quốc gia UNCTAD United Nation Conference on Trade and Development Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc WTO World trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới -8-
- MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Được khởi xướng từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12 – 1986), công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước của Việt Nam sau hơn 20 năm (1986 – 2008) đã đạt được những kết quả hết sức to lớn trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, trong đó những thành tựu về kinh tế là to lớn nhất và quan trọng nhất. Đạt được kết quả to lớn đó là nhờ trong thời gian qua Việt Nam đã không chỉ biết phát huy nội lực mà còn tranh thủ được những nguồn lực từ bên ngoài (hay ngoại lực) cho phát triển kinh tế – xã hội. Trong khá nhiều các nguồn ngoại lực mà Việt Nam tranh thủ và tận dụng được (như vốn ODA, vốn FII, vốn FDI,…) thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể xem là một trong những nguồn vốn lớn nhất, quan trọng nhất và có những đóng góp thiết thực đối với công cuộc Đổi mới nói chung, sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nói riêng của Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Vì vậy nhìn nhận lại quá trình thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam dưới góc độ lịch sử là rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam không chỉ là vấn đề của quá khứ mà nó đang và sẽ là vấn đề thời sự của hiện tại và cả tương lai. Ngày nay, khi mà quan hệ kinh tế đang trở thành quan hệ chủ yếu trong các quan hệ quốc tế, sức mạnh kinh tế đang trở thành yếu tố đóng vai trò quyết định đến sức mạnh tổng hợp của một quốc gia, thì vấn đề phát triển kinh tế đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam tất nhiên cũng không phải là một ngoại lệ. Thực tế lịch sử cho thấy, trong -9-
- quá trình phát triển kinh tế, nhiều quốc gia đang phát triển hiện nay, thậm chí là cả các nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs), cũng có điểm xuất phát tương đối thấp, nhưng nhờ biết tranh thủ nguồn vốn từ bên ngoài, nhất là vốn FDI, các nước này đã biến nguồn vốn FDI thành “chìa khoá vàng” cho sự phát triển kinh tế đất nước, góp phần quan trọng tạo nên sự biến chuyển to lớn về vị thế của chính các quốc gia này trên bản đồ địa – kinh tế, địa – chính trị thế giới. Ở Việt Nam, thời gian qua, nguồn vốn FDI đã có những đóng góp quan trọng. Hiện nay, nguồn vốn này cũng đang mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam đạt được những bước phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên để có thể biến nguồn vốn FDI thành “chìa khoá vàng” thực sự cho sự phát triển, như điều mà không ít các quốc gia đã làm được, thì việc nhìn nhận lại quá trình thu hút FDI vừa qua, đặc biệt là dưới góc độ cơ cấu FDI, để rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình thu hút FDI trong thời gian tới là rất cần thiết. Mặt khác, hiện nay, xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên thế giới, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia nhưng đồng thời cũng đặt các quốc gia này trước nhiều thách thức lớn. Song dù thách thức có lớn thì hội nhập vẫn là sự lựa chọn tất yếu, là sự lựa chọn có thể nói là duy nhất, bởi chỉ có hội nhập thì các quốc gia mới có thể tránh được nguy cơ tụt hậu. Tuy nhiên, để có thể hội nhập một cách chủ động và hiệu quả thì các quốc gia, trong đó có Việt Nam phải tự xây dựng cho mình một nền tảng kinh tế vững chắc. Với điều kiện của Việt Nam hiện nay, nếu chỉ dựa vào nguồn vốn tích luỹ trong nước thì thực sự là điều không dễ dàng. Vì vậy, thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ bên ngoài thông qua sự phân bổ hợp lý nguồn vốn, nhất là vốn FDI, đang là một vấn đề đặt ra cấp thiết. - 10 -
- Thêm vào đó, thực tiễn phát triển của các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam thời gian qua đã cho thấy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài có thể thuần tuý là một hoạt động mang tính kinh tế, nhưng đối với các nước được tiếp nhận đầu tư thì đó không chỉ là một hoạt động mang tính kinh tế với nhiều lợi ích cho nền kinh tế, mà nó còn là một hoạt động mang tính xã hội với nhiều ích lợi xã hội không thể phủ nhận. Là một chủ thể tham gia tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam cũng đã đạt được những lợi ích và kết quả nhất định, thậm chí có những thành tựu không phải là nhỏ, thông qua hoạt động này. Trên phương diện kinh tế, đó là sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, là sự điều chỉnh và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng đa dạng hoá và hiện đại hoá,... Trên phương diện xã hội, nó đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, củng cố tay nghề, trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động đồng thời nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống cho một bộ phận người lao động Việt Nam,... Tuy nhiên, ở một phương diện khác của vấn đề, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua đã và đang bộc lộ những mặt trái, những hạn chế và tiêu cực trên một số mặt. Trong đó, thu hút sự quan tâm của chính quyền và dư luận xã hội thời gian qua có thể kể đến những mặt trái, những hiện tượng nổi cộm, “nóng” và mang tính thời sự như: ô nhiễm môi trường; các hiện tượng bất thường như đình công, bãi công; gian lận thương mại; cạnh tranh bất bình đẳng,… Những mặt trái này đã và đang tác động đến tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam ở nhiều mức độ khác nhau. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cho Đảng và Nhà nước Việt Nam là phải nhanh chóng tìm ra những hệ giải pháp thích hợp không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong dài hạn để giải quyết tình trạng trên, đồng thời góp phần hạn chế các mặt tiêu cực và làm lành mạnh hoá - 11 -
- hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như đảm bảo sự phát triển nhanh chóng và bền vững cho đất nước. Như vậy, với những vấn đề đặt ra ở trên thì việc nghiên cứu sự biến đổi của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian 1988 – 2008 dưới góc độ cơ cấu cũng như tác động của nó đến cơ cấu kinh tế – xã hội Việt Nam là không phải không có ý nghĩa. Vì vậy, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Là một trong hai hình thức đầu tư chủ yếu của đầu tư quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn là mối quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu, nhất là các nhà kinh tế học, cả ở Việt Nam và trên thế giới. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về FDI nhìn chung xuất hiện khá muộn. Phải từ năm 1988 trở đi và đặc biệt là trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, khi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu hiện diện và từng bước khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của nó đối với sự phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam thì hoạt động này mới dần trở thành tâm điểm chú ý của các nhà nghiên cứu Việt Nam. Tất nhiên, đối tượng chủ yếu của các chuyên gia này là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Các công trình nghiên cứu về diễn biến của dòng FDI trên thế giới nói chung, về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia khác nói riêng nhìn chung còn ít và chủ yếu đều hướng tới việc rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình thu hút, sử dụng nguồn vốn FDI ở Việt Nam. - 12 -
- Cho đến nay đã có nhiều bài và công trình nghiên cứu khá quy mô về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Về cơ bản, các bài viết và công trình nghiên cứu này có thể chia làm 2 nhóm sau đây: Thứ nhất, các bài viết và công trình nghiên cứu chung, tổng thể về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Điển hình có thể kể tới các công trình như: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: cơ sở pháp lý, hiện trạng, cơ hội, triển vọng của Nguyễn Anh Tuấn – Phan Hữu Thắng – Hoàng Văn Huấn, NXB Thế giới, 1994; Tìm hiểu đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của Lê Minh Toàn, NXB Chính trị Quốc gia 2004; Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp của Trần Xuân Tùng NXB Chính trị Quốc gia 2005,… Các công trình này đã đề cập đến rất nhiều vấn đề thuộc về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài từ chủ trương thu hút FDI của Đảng và Nhà nước Việt Nam, pháp luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, cho đến thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, những thành tựu cũng như hạn chế của Việt Nam trong thu hút FDI, giải pháp cho hoạt động thu hút FDI ở Việt Nam, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam,… Tuy nhiên, do đây phần lớn là những công trình nghiên cứu dài hơi, có tính khái quát và ở tầm vĩ mô nên chưa có điều kiện phản ánh một cách cụ thể về sự biến đổi của cơ cấu FDI phân theo các tiêu chí khác nhau trong mỗi giai đoạn của quá trình thu hút FDI ở Việt Nam. Thứ hai là nhóm các bài viết và công trình nghiên cứu về một khía cạnh cụ thể của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hoặc mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài với các quá trình kinh tế – xã hội của Việt Nam. Trong nhóm này, nhiều bài viết và công trình nghiên cứu như: Định hướng phát triển các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của Ngô Công Thành (2005); Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế ở Việt Nam của - 13 -
- Tống Quốc Đạt (2005); Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam giai đoạn 1988 – 2000 của Đỗ Thị Thuỷ (2001); Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam, Nguyễn Trọng Xuân, NXB Khoa học xã hội, 2002; Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Lê Xuân Bá (Chủ biên), NXB Khoa học kỹ thuật, 2006; “Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”, Võ Đại Lược, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 3/1997,… đều là những công trình có đóng góp quan trọng về nhiều mặt đối với việc nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Mặc dù vậy, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng, các bài viết và công trình nghiên cứu này cũng mới chỉ điểm qua một cách sơ lược đến thực trạng nguồn vốn FDI qua thời gian, điểm qua tình hình phân bổ nguồn vốn FDI theo ngành kinh tế, theo hình thức đầu tư, theo vùng lãnh thổ, theo đối tác đầu tư; hoặc có đi sâu nghiên cứu thực trạng FDI theo cơ cấu ngành và hình thức đầu tư nhưng lại theo cả một quá trình mà chưa thể hiện được sự biến đổi cụ thể của cơ cấu FDI qua từng giai đoạn phát triển của quá trình thu hút FDI ở Việt Nam. Ngoài ra, có thể kể tới một số tài liệu của nước ngoài như các báo cáo đầu tư hằng năm của UNCTAD (World Investment Report), báo cáo của JICA (The study on FDI promotion steategy in the Socialist Republic of Viet Nam – Final report, Hanoi),… cũng đề cập tới tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Từ thực tiễn tình hình nghiên cứu trên, với đề tài “Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay”, tác giả mong muốn có thể đưa lại một cái nhìn cụ thể hơn về diễn biến của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài xét dưới góc độ - 14 -
- cơ cấu (từ cơ cấu vốn FDI phân theo hình thức đầu tư, phân theo khu vực kinh tế, phân theo vùng lãnh thổ cho đến cơ cấu FDI phân theo đối tác đầu tư) ở Việt Nam, từ đó chỉ ra những tác động của hoạt động này đến cơ cấu kinh tế – xã hội Việt Nam trong 20 năm (1988 – 2008). Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng, để tiến hành đề tài nghiên cứu này, ngoài những nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi của bản thân, tác giả cũng đã có sự kế thừa những kết quả nhất định từ các bài viết và công trình nghiên cứu của các học giả đi trước, nhất là những bài viết và công trình có giá trị ở trên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu sự biến đổi của cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam ngay từ khi hình thức đầu tư quốc tế này xuất hiện ở nước ta vào năm 1988 cho đến hết năm 2008. Do đó, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi xem FDI là chủ thể chính, là đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm rằng, ở đây chúng tôi chỉ nghiên cứu về sự biến đổi cơ cấu dòng vào của FDI (FDI inflows) ở Việt Nam, tức dòng FDI nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, mà không nghiên cứu dòng ra của FDI (FDI outflows), tức dòng FDI Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Cơ cấu vốn FDI ở đây được hiểu là tổng thể các bộ phận FDI có mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Với ý nghĩa đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu sự biến đổi giá trị của FDI, sự biến đổi cơ cấu FDI phân theo hình thức đầu tư, cơ cấu FDI phân theo lĩnh vực đầu tư, cơ cấu FDI phân theo vùng lãnh thổ và cơ cấu FDI phân theo đối tác đầu tư; đồng thời chỉ ra những tác động mà FDI, với tư cách là chủ thể tác động, tạo ra đối với kinh tế – xã hội Việt Nam. Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu, mặc dù phạm vi không gian chính của đề tài là Việt Nam nhưng để làm rõ hơn thực trạng FDI ở Việt Nam chúng - 15 -
- tôi có mở rộng không gian đề tài thông qua việc tiến hành so sánh về tình hình FDI ở Việt Nam với một số nước trong khu vực châu Á. Phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài được tác giả giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 1988 cho đến hết năm 2008, tức trong khoảng thời gian 20 năm – một con số có thể nói là có ý nghĩa về mặt lịch sử để đưa ra những nghiên cứu, tổng kết, đánh giá lịch sử. Vì vậy, trong toàn bộ nội dung luận văn, chúng tôi sẽ thống nhất sử dụng hai mốc thời gian này như là điểm đầu và điểm cuối cho phạm vi thời gian nghiên cứu chủ yếu của đề tài. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành khai thác và sử dụng tài liệu từ 4 nguồn chủ yếu sau đây: Nguồn tài liệu thứ nhất là các văn kiện chính thống của Đảng và Nhà nước như: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X của Đảng Cộng sản Việt Nam; một số Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương Đảng; một số Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các văn bản pháp luật quan trọng như Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam cùng với một số lần sửa đổi, bổ sung. Nguồn tài liệu này đề cập đến những chủ trương, phương hướng, chính sách của Nhà nước cũng như pháp luật và những quy định pháp lý khác đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước đến nay. Nguồn tài liệu thứ hai là nguồn tài liệu sách báo đề cập đến vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam nói riêng đã được xuất bản trong vài thập niên trở lại đây. Nguồn tài liệu này không - 16 -
- chỉ cung cấp những số liệu cụ thể, tương đối đáng tin cậy về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới và ở Việt Nam, mà nó còn cung cấp nhiều kiến thức có tính chất nền tảng cũng như chuyên sâu về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn tài liệu thứ ba là các báo cáo của một số tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và kinh tế quốc tế như: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD). Các báo cáo này chủ yếu đưa ra những đánh giá về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới qua các năm; tổng kết tình hình kinh tế thế giới và đánh giá về triển vọng của nền kinh tế thế giới trong những năm tới. Nguồn tài liệu thứ tư là các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Đây đều là những công trình nghiên cứu chuyên sâu về một số vấn đề của FDI, một số khía cạnh có liên quan đến FDI hoặc là nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với một số quá trình kinh tế – xã hội ở Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn là sự thể nghiệm bước đầu của chúng tôi trong việc nghiên cứu một vấn đề thuộc về lĩnh vực lịch sử kinh tế Việt Nam thời hiện đại, mà cụ thể là trong thời kỳ Đổi mới. Xuất phát từ nội dung nghiên cứu của đề tài, khi tiến hành khảo cứu sự biến đổi cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2008, chúng tôi đã áp dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: phương pháp hệ thống cấu trúc, phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích và phương pháp thống kê so sánh để có thể phác dựng lại một cách tương đối chân thực, đầy đủ và bước đầu đưa ra những nhận xét, đánh giá về sự biến đổi của cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam trong khoảng thời gian 1988 – 2008. - 17 -
- 5. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung chính của luận văn được bố cục như sau: Chương 1: Khái niệm, xu hướng vận động của dòng FDI và sự cần thiết trong việc thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam Chương 2: Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2008 Chương 3: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2008 - 18 -
- Chƣơng 1 KHÁI NIỆM, XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG CỦA DÒNG FDI VÀ SỰ CẦN THIẾT TRONG VIỆC THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO VIỆT NAM 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) Đầu tư nước ngoài, trong nhiều thập kỷ trở lại đây, đang là một trong những hình thức đầu tư hết sức phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Đầu tư nước ngoài về cơ bản có thể xem là sự di chuyển các luồng vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thu về lợi nhuận cho nhà đầu tư. Đầu tư nước ngoài được thực hiện thông qua 2 hình thức chủ yếu là: đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Indirect Investment – FII) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI), trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem là hình thức đầu tư quan trọng bậc nhất. Tuy nhiên, có lẽ cũng bởi vai trò quan trọng của nó mà đã có nhiều định nghĩa về FDI được đưa ra. Phổ biến và thông dụng hơn cả là định nghĩa của các tổ chức tài chính và kinh tế quốc tế. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund – IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài là vốn đầu tư được thực hiện nhằm thu về những lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc đất - 19 -
- nước của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành được tiếng nói có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó [41, tr. 24–30]. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization – WTO), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”. Ở Việt Nam, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này [34, tr. 38]. Từ năm 1996, với việc ban hành mới và đưa vào áp dụng Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trên cơ sở Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 cùng các lần sửa đổi, bổ sung của Luật này, khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào khác để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam [34, tr. 38]. Đến năm 2005, với việc ban hành Luật Đầu tư áp dụng chung cho cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước thay thế cho Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, khái niệm đầu tư nước - 20 -
- ngoài tiếp tục có sự điều chỉnh tương thích với sự thay đổi trong nhận thức của những người lãnh đạo, những người hoạch định chính sách và những người làm luật. Theo đó, Luật nêu ra rằng, đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư. Như vậy, mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng về cơ bản, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể xem là loại hình di chuyển vốn giữa các nước, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động sử dụng vốn và phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. 1.1.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Trên phương diện kinh tế, phải thừa nhận một thực tế là, trong các hoạt động kinh tế nói chung, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng, yếu tố nguồn vốn luôn đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu, nó là yếu tố tiên quyết, là cơ sở, là phương tiện và là chìa khoá để nhà đầu tư tiến hành các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư có thể hiểu là lượng tiền hoặc tài sản mà nhà đầu tư sử dụng để tiến hành các hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh. Tương ứng với các cách phân loại đầu tư quốc tế người ta cũng sử dụng những tên gọi khác nhau để chỉ nguồn vốn đầu tư theo từng loại hình đầu tư, chẳng hạn như: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn FDI), vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (vốn FII), vốn viện trợ phát triển (vốn ODA),… Các nguồn vốn đầu tư này, suy cho cùng, về căn bản đều mang những đặc điểm của vốn đầu tư nói chung, sự khác nhau có chăng là ở cách thức và mục đích mà nguồn vốn đó được - 21 -
- sử dụng. Ở phương diện này, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – vốn FDI, hiểu một cách khái quát nhất, có thể xem là nguồn vốn mà thông qua đó nhà đầu tư sử dụng để tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài. 1.1.3. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Cơ cấu là một phạm trù dùng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống. Từ hệ quy chiếu đó, áp dụng để xem xét nguồn vốn FDI trên phương diện cơ cấu, có thể hiểu cơ cấu vốn FDI là tổng thể các bộ phận FDI có mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Cơ cấu được thể hiện ở tỷ lệ, tỷ trọng và vị thế của từng bộ phận trong tổng thể. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, người ta phân loại cơ cấu vốn FDI thành các kiểu loại khác nhau. Trong phạm vi luận văn này, xuất phát từ mục tiêu đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu bốn loại cơ cấu vốn FDI dựa theo 4 tiêu chí như sau: – Thứ nhất, căn cứ vào tiêu chí khu vực kinh tế tương ứng có cơ cấu vốn FDI phân theo khu vực kinh tế. – Thứ hai, căn cứ vào tiêu chí hình thức đầu tư tương ứng có cơ cấu vốn FDI phân theo hình thức đầu tư. – Thứ ba, căn cứ vào tiêu chí vùng lãnh thổ tương ứng có cơ cấu vốn FDI phân theo vùng lãnh thổ. – Thứ tư, căn cứ vào tiêu chí đối tác đầu tư tương ứng có cơ cấu FDI phân theo đối tác đầu tư. - 22 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 240 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố địa - chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay (12/1989 - 5/2008)
144 p | 249 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 181 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 204 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 149 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 169 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 153 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 188 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 153 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 207 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 153 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 177 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 138 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 178 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 138 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 68 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn