intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2008)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:183

23
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn làm rõ sự đổi mới từng bước trong tư duy lý luận của Đảng, những thay đổi trong cơ chế chính sách đào tạo và đãi ngội trí thức của Nhà nước và quá trình bổ sung quan điểm, đường lối xây dựng đội ngũ trí thức (đổi mới nhận thức về vai trò, vị trí của trí thức, công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ trí thức trong các thời kỳ cách mạng mới).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2008)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ ĐINH THỊ DUYỆT CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2008) LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ Hà Nội - 2013 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ ĐINH THỊ DUYỆT CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2008) Chuyên nghành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Khánh Hà Nội - 2013 2
  3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 2 Chƣơng 1: TỔNG QUAN 8 Chƣơng 2: ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG NHỮNG 20 NĂM 1986-1996 2.1. Xây dựng đội ngũ trí thức và tình hình đội ngũ trí thức 20 trƣớc năm 1986 2.2. Xây dựng đội ngũ trí thức trong những năm 1986 - 1996 35 2.3. Đội ngũ trí thức từng bƣớc trƣởng thành, đóng góp quan 62 trọng vào sự nghiệp đổi mới (1986 – 1996) Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƢƠNG VÀ CHÍNH SÁCH CỦA 78 ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CNH-HĐH ĐẤT NƢỚC (1986- 2008) 3.1. Các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về xây 78 dựng đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. 3.2. Xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công 88 nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. 3.3. Vấn đề sử dụng đội ngũ trí thức phục vụ sự nghiệp công 112 nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU 131 TRONG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC GIAI ĐOẠN (1986-2008) 4.1. Kết quả xây dựng đội ngũ trí thức 131 4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu 145 KẾT LUẬN 161 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164 1
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trí thức là những ngƣời lao động trí óc, tinh hoa trí tuệ của mỗi dân tộc, mỗi thời đại, là bộ phận cấu thành nguồn nhân lực chất lƣợng cao, có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của mỗi quốc gia dân tộc. Việt Nam có truyền thống coi trọng trí thức, nhân tài từ sâu trong lịch sử. Điều đó đã đƣợc khắc ghi trong văn bia tiến sỹ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngay từ thế kỷ XV: ―Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nƣớc mạnh mà hƣng thịnh. Nguyên khí suy thì thì thế nƣớc yếu mà thấp hèn. Vì thế, các bậc đế vƣơng thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sỹ, vun trồng nguyên khí quốc gia là công việc cần kíp. Vì kẻ sỹ có quan hệ trọng đại với quốc gia nhƣ thế, cho nên đƣợc qúy chuộng không biết dƣờng nào‖ Khi đất nƣớc bƣớc sang thời kỳ đổi mới, kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nhà nƣớc ngày càng chăm lo đào tạo, bồi dƣỡng, xây dựng đội ngũ trí thức về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng trong điều kiện mới. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hơn lúc nào hết, vai trò quan trọng của trí thức ngày càng đƣợc khẳng định trong thực tiễn đất nƣớc: Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng của mọi tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lƣợng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mọi quốc gia trong chiến lƣợc phát triển[128, tr.81]. Vì vậy mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: ―Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ, sức mạnh của đất nƣớc, của Đảng và hệ thống chính trị [128, tr.155] 2
  5. Là một quốc gia giàu tiềm năng trí tuệ nhƣng cho đến nay, Việt Nam vẫn chƣa phát huy đƣợc tiềm năng sáng tạo của nguồn lực này, trình độ khoa học và công nghệ quốc gia vẫn bị tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, sở hữu trí tuệ của chúng ta còn rất thấp chƣa xứng tầm với vị thế đất nƣớc. Trên thực tế, quá trình lãnh đạo, xây dựng đội ngũ trí thức còn những yếu kém, khuyết điểm. Không ít cán bộ lãnh đạo chƣa nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của đội ngũ trí thức, chƣa quan tâm đến nhiệm vụ xây dựng và phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức. Công tác vận động trí thức tuy đã đƣợc đổi mới nhƣng nhiều nơi vẫn còn mang nặng tính hình thức, thiếu thiết thực, hiệu qủa thấp…Có thể thấy rằng sự, sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng đội ngũ trí thức còn chƣa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng thời đại mới, vẫn còn thiếu nhiều vấn đề lý luận và thực tiến đặt ra cần đƣợc giải quyết. Tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa X (tháng 6- 2008), Đảng ra nghị quyết chuyên đề về công tác xây dựng đội ngũ trí thức, chỉ rõ những thành công, hạn chế, yếu kém, khẳng định rõ quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ của công tác xây dựng đội ngũ trí thức, thể hiện tầm quan trọng và sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với công tác này. Do vậy, đi sâu nghiên cứu quá trình của Đảng và Nhà nƣớc xây dựng đội ngũ trí thức từ cùng với đổi mới bắt đầu từ năm 1986 đặc biệt thời kỳ thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm rõ quá trình đổi mới nhận thức về vai trò của trí thức, quan điểm, chính sách xây dựng đội ngũ trí thức, nêu những thành công và hạn chế, đúc rút kinh nghiệm bƣớc đầu lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực này là việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần vào việc triển khai có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ƣơng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy tôi chọn đề tài: Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2008) làm luận văn thạc sỹ lịch sử, chuyên ngành lịch sử Việt Nam hiện đại. 3
  6. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 2.1. Mục đích của luận văn Nghiên cứu quá trình đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức của Đảng và Nhà nƣớc: Chủ trƣơng, chính sách phát huy tiềm lực trí thức và quá trình tổ chức thực hiện xây dựng đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới (từ 1986 – 2008), luận văn làm rõ sự đổi mới từng bƣớc trong tƣ duy lý luận của Đảng, những thay đổi trong cơ chế chính sách đào tạo và đãi ngội trí thức của Nhà nƣớc và quá trình bổ sung quan điểm, đƣờng lối xây dựng đội ngũ trí thức (đổi mới nhận thức về vai trò, vị trí của trí thức, công tác đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng đội ngũ trí thức trong các thời kỳ cách mạng mới). 2.2. Nhiệm vụ của luận văn Hệ thống, khái quát quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới, trọng tâm từ năm 1986 đến năm 2008 Trên cơ sở khảo sát thực tiễn quá trình xây dựng đội ngũ trí thức khi bƣớc vào thực hiện Cƣơng lĩnh năm 1991 đến trƣớc Đại hội X, bƣớc đầu đánh giá những thành công và hạn chế, từ đó đúc kết một số kinh nghiệm chủ yếu và thực tiễn cho quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỷ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng. Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức là vấn đề lớn có nhiều lĩnh vực liên quan, luận văn chỉ tập trung làm rõ những nội dung cơ bản: Chính sách đào tạo, xây dựng trí thức thể hiện ở sự đổi mới và phát triển chủ trƣơng, chính sách xây dựng đội ngũ trí thức và quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện những lĩnh vực chủ yếu có liên quan trực tiếp nhƣ: công tác tổ chức, đào tạo cán bộ, phát triển khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, văn học, nghệ thuật,… 4
  7. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Do khuôn khổ của luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu quá trình xây dựng đội ngũ trí thức từ năm 1986 đến năm 2008 qua các chính sách của Đảng. Những quan điểm, chủ trƣơng đó đƣợc thể hiện rõ tại Nghị quyết số 26/NQ – TW ngày 30-3-1991 của Bộ Chính trị (Khóa VI) Về phát triển khoa học – công nghệ trong thời kỳ đổi mới, trong Chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 và Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX của Đảng và nghị quyết Trung ƣơng đảng từ khóa VII đến khóa IX, nhất là các nghị quyết chuyên đề về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, công tác cán bộ, …Tại các văn kiện quan trọng, Đảng nhiều lần khẳng định vai trò của trí thức và đề cao công tác xây dựng đội ngũ trí thức. Đặc biệt tại Đại hội VII, Đảng khẳng định liên minh công nhân – nông dân – trí thức là nền tảng xã hội của chế độ. Đây là điểm mới trong quan điểm của Đảng về lực lƣợng cách mạng. Trong giai đoạn 1986 - 2008 các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức từng bƣớc quán triệt, cụ thể hóa trong thực tiễn và đạt đƣợc những kết qủa nhất định. Nhà nƣớc có những chính sách mới về xây dựng đội ngũ trí thức phù hợp với thực tế biến động của tình hình trong nƣớc và thế giới. Đội ngũ trí thức Việt Nam đã trƣởng thành về mọi mặt, ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình trong sự phát triển của xã hội. Nghiên cứu quá trình lãnh đạo và sử dụng trí thức của Đảng và Nhà nƣớc, luận văn chƣa có điều kiện tìm hiểu công tác xây dựng đội ngũ trí thức trong lực lƣợng vũ trang. Mặc dù đây là bộ phận đƣợc đào tạo bài bản, công phu và giàu kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, chiến đấu và công tác trên một số lĩnh vực đặc thù. Những vấn đề chuyên sâu về vai trò tri thức và trí thức trong phát triển kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế chỉ đề cập ở mức độ nhất định. 4. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5
  8. 4.1. Cơ sở lý luận Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đƣờng lối của Đảng về công tác xây dựng và đãi ngộ đội ngũ trí thức trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. 4.2. Nguồn tƣ liệu Nguồn tƣ liệu chủ yếu đƣợc sử dụng trong luận văn này là: Tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh về những nội dung có liên quan. Văn kiện của Đảng về công tác xây dựng đội ngũ trí thức, bao gồm văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, Ban chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ; văn bản của các Ban Văn hóa – Văn nghệ, Ban Tƣ tƣởng – Văn hóa, Ban Khoa giáo,…. Văn kiện Nhà nƣớc, gồm: Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, các văn bản của Chủ tịch nƣớc, Chính phủ, các Bộ KH – CN, Bộ GD-ĐT,… Bài viết, bài nói của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc về công tác trí thức và các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của trí thức. Văn kiện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội: Liên hiệp các hội Khoa học – Kỹ thuật (KH –KT) Việt Nam, Liên hiệp các hội VH-NT Việt Nam và các hội trí thức khác. Kết quả các công trình nghiên cứu của tập thể, cá nhân về trí thức, công tác trí thức của Đảng và Nhà nƣớc về các vấn đề liên quan là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích đối với học viên. 4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 6
  9. Trên cơ sở phƣơng pháp luận sử học, thu thập các tài liệu lý luận khoa học, tạp chí, sách báo, công báo,… có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận về Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986 -2008) làm luận văn thạc sỹ lịch sử, chuyên ngành lịch sử Việt Nam hiện đại, kết hợp với phƣơng pháp tổng hợp và phân tích, thống kê, điều tra xã hội học, khảo sát thực tế, phƣơng pháp tiếp cận hệ thống – cấu trúc (xem xét công tác xây dựng ĐNTT trong mối quan hệ với các công tác khác trong đƣờng lối chính trị của Đảng, Nhà nƣớc; trí thức trong mối quan hệ với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội) 5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Trên cơ sở hệ thống hóa các quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc từ năm 1986 đến năm 2008, luận văn góp phần luận giải sự thay đổi trong nhận thức của Đảng về vai trò của ĐNTT trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc. - Kết quả nghiên cứu về chính sách đào tạo và sử dụng trí thức trong thời kì đổi mới, luận văn không chỉ khẳng định sự đúng đắn trong nhận thức, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới, phù hợp với đặc điểm thực tiễn Việt Nam, mà còn rút ra những kinh nghiệm tốt đáp ứng yêu cầu đào tạo, phát triển và sử dụng đội ngũ trí thức trong thời kì CNH, HĐH đất nƣớc. 6. Bố cục của luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 4 chƣơng 8 tiết. 7
  10. Chương I TỔNG QUAN 1. Quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức là nội dung thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức và cá nhân Xây dựng ĐNTT có ý nghĩa chiến lƣợc đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc, thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức, cơ quan và cá nhân các nhà khoa học. Công tác xây dựng ĐNTT gồm nhiều khâu, nhiều bƣớc với nhiều nội dung, biện pháp, cách thức khác nhau. Tại các văn kiện quan trọng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khẳng định trí thức là nguồn động lực quan trọng đối với sự phát triển; khẳng định rõ các quan điểm, chủ trƣơng mới về công tác trí thức, chính sách đào tạo và bồi dƣỡng, trọng dụng, trọng đãi và tôn vinh trí thức, nhân tài. Cùng với đổi mới (1986), và khi Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), công tác xây dựng ĐNTT là vấn đề đƣợc đặc biệt quan tâm. Các cơ quan tham mƣu của Trung ƣơng Đảng đã triển khai các chƣơng trình, đề tài khoa học nghiên cứu và một số lần có tờ trình, xây dựng đề án về trí thức để Trung ƣơng ra nghị quyết về vấn đề này. Nhƣng do còn nhiều vấn đề chƣa có sự đồng thuận, hoặc chƣa đồng thuận cao nên đến năm 2008, nghị quyết về xây dựng ĐNTT mới ra đời. Các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về công tác này đƣợc thể hiện trong các văn kiện về GD-ĐT, KH-CN, về công tác cán bộ, về xây dựng hệ thống chính trị, phát huy dân chủ, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,... Do vai trò và vị trí của trí thức đối với sự phát triển của đất nƣớc, vấn đề ĐNTT đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trên các chiều cạnh và mức độ khác nhau. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa, phát triển kinh tế tri thức đang là xu thế của thời đại, vấn đề trí thức và xây dựng ĐNTT càng đƣợc các quốc gia, nhiều ngành khoa học quan tâm. Đã có nhiều đề tài khoa học, sách chuyên khảo, kỷ yếu hội thảo, luận án, luận văn, bài viết trên báo, tạp chí đề cập đến chính sách đào tạo 8
  11. và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đƣợc công bố. Nhiều tác giả đã nghiên cứu, phân tích, làm rõ quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc về xây dựng, phát huy tiềm năng ĐNTT trong các thời kỳ lịch sử, đặc biệt là trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Đã có nhiều công trình nghiên cứu sâu về các nhóm trí thức đặc thù, nhƣ trí thức nữ, trí thức dân tộc thiểu số, trí thức KH-CN, trí thức ngành khoa học xã hội (KHXH), trí thức ngành GD-ĐT,... với nhiều cấp độ, từ nhiều hƣớng tiếp cận, nhƣ chính tn học, chủ nghĩa xã hội (CNXH) khoa học, xây dựng đảng, triết học, lịch sử, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, xã hội học... Sau đây, chúng tổi xin trình bày các công trình theo nhóm vấn đề liên quan: Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp tới vấn đề quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học trong nước về xây dựng và phát huy vai trò, tiềm năng trí tuệ của trí thức và thực trạng ĐNTT Việt Nam: Trung tâm UNESCO Phổ biến kiến thức văn hóa giáo dục cộng đồng - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (2005), Trí thức Việt Nam xưa và nay, Nhà xuất bản (NXB) Văn hóa -Thông tin, Hà Nội. Đây là công trình công phu, tập hợp bài nói, bài viết về trí thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số nhà lãnh đạo và nhà khoa học, giới thiệu một cách sinh động về trí thức Việi Nam từ truyền thống đến hiện đại thông qua cuộc đời và sự nghiệp các nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ, có nhiều cống hiến, đóng góp đối với sự phát triển của đất nƣớc trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong sự nghiệp cách mạng dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là những trí thức tiêu biểu, những danh nhân đã đƣợc xã hội ghi nhận, tôn vinh. Đỗ Mƣời (1995), Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước, NXB Chính trị quốc gia (CTQG), Hà Nội, gồm những bài nói, bài viết của đồng chí nguyên Tổng Bí thƣ về trí thức và công tác xây dựng ĐNTT; GS Phạm Tất Dong chủ biên (1995), Trí thức Việt Nam - thực tiễn và triển vọng, NXB CTQG, Hà Nội; TS Nguyễn Thanh Tuấn (1998), Một số vấn đề về trí thức Việt Nam, NXB 9
  12. CTQG, Hà Nội; PGS, TS Nguyễn Văn Khánh, TS Nguyễn Quốc Bảo (2001), Một số vấn đề về trí thức Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội; PGS, TS Nguyễn Văn Khánh chủ biên (2001), Trí thức với Đảng - Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước, NXB Thông tấn, Hà Nội; Nguyễn Đắc Hƣng (2005), Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, NXB CTQG, Hà Nội; Nguyễn Trần Bạt (2005), Cải cách và sự phát triển, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội; Lê Quang Quý (2006), Trí thức ngành kiến trúc trong thời kỳ đổi mới, NXB CTQG, Hà Nội; TS Đỗ Thị Thạch (2005), Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB CTQG, Hà Nội; Nguyễn Đắc Hƣng (2008), Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại, NXB CTQG, Hà Nội; Nguyễn An Ninh (2008), Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội,... Một số công trình đã nêu các khái niệm về trí thức, ĐNTT; Vị trí, vai trò của ĐNTT trong sự phát triển của xã hội. Các công trình nêu khái quát quá trình hình thành và phát triển của trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc, đặc biệt là trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những đóng góp của ĐNTT cách mạng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng đƣợc phản ánh khá sinh động, chân thực trong các công trình. Đồng thời, cũng nêu những vấn đề, yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với ĐNTT Việt Nam và phƣơng hƣớng, giải pháp phát triển ĐNTT trong tiến trình CNH, HĐH đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Các công trình cũng nêu một số đặc điểm, thực trạng tình hình ĐNTT Việt Nam trong thời kỳ đổi mới về trình độ chuyên môn, cơ cấu ngành nghề, độ tuổi, giới tính, sự phân bố của trí thức trong các ngành khoa học, các vùng miền, các thành phần kinh tế, các lĩnh vực hoạt động; chỉ ra những ƣu điểm, tiềm năng, thế mạnh và những hạn chế của ĐNTT Việt Nam. Các tác giả cũng gợi mở một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác xây dựng ĐNTT , phát huy cao độ 10
  13. vai trò của trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc và hội nhập quốc tế, từng bƣớc xây dựng nền kinh tế tri thức. Các công trình nghiên cứu liên quan vấn đề Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng trí thức khá phong phú, đáng chú ý là: Nghiêm Đình Vỳ - Nguyễn Đắc Hƣng (2002), Phát triển giáo dục - đào tạo nhân tài, NXB CTQG, Hà Nội; Ban Khoa giáo Trung ƣơng, Giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đổi mới: Chủ trương, thực hiện, đánh giá; TS Lê Hồng Phúc (2006), Bàn về đào tạo tiến sỹ ở Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội; Nguyễn Thế Long (2006), Đổi mới tư duy, phát triển giáo dục Việt Nam trong cơ chế thị trường, NXB Lao động, Hà Nội; Phan Ngọc Liên (2007), Đảng Cộng sản Việt Nam với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Nxb Đại học sƣ phạm, Hà Nội,... Trƣớc khi bàn về quan điểm, đƣờng lối của Đảng, chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc đối với công tác xây dựng ĐNTT trong thời kỳ đổi mới, các công trình nghiên cứu đã làm rõ truyền thống lịch sử văn hiến của dân tộc Việt Nam, lịch sử giáo dục Việt Nam qua các thời đại. Qua đó cho thấy những yếu tố truyền thống và những tác động từ công tác GD-ĐT đến đặc điểm, xu hƣớng phát triển của trí thức Việt Nam. Các công trình cũng đề cập khá sâu về một số vấn đề liên quan đến nguồn trí thức Việt Nam - một yếu tố có ý nghĩa quyết định tới đặc điểm ĐNTT nƣớc ta trong thời kỳ đổi mới; chỉ rõ nhiệm vụ của giáo dục Việt Nam trong tiến trình CNH, HĐH. Nhiều công trình đã hệ thống hóa quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về GD-ĐT, phân tích những thời cơ và thách thức, những yếu tố tác động tích cực và tiêu cực đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng trí thức trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt từ khi Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), mở cửa dịch vụ giáo dục. Một số công trình bàn về vấn đề phát hiện, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng nhân tài, tài năng trẻ, nêu thực trạng và một số giải pháp để phát hiện, bồi dƣỡng, phát huy tiềm năng sáng tạo của trí thức tài năng, nhân tài trong điều kiện kinh tế thị 11
  14. trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa (XHCN), hội nhập quốc tế. Các tác giả cũng giới thiệu những kinh nghiệm hay về tổ chức, quản lý GD-ĐT, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao ở một số quốc gia trên thế giới; giới thiệu những nhân tố mới, mô hình điển hình về đầu tƣ nhân lực, cơ sở vật chất cho sự nghiệp GD-ĐT, xã hội hóa giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ở một số địa phƣơng, cơ sở trong thời kỳ đổi mới. Đề cập những vấn đề đặt ra đối với việc sử dụng trí thức, hạn chế hiện tƣợng ―chảy chất xám‖,... Các công trình về xây dựng ĐNTT từ góc độ phát triển nền kinh tế tri thức, các ngành mũi nhọn, nguồn nhân lực trình độ cao: GS,TSKH Vũ Đình Cự và PGS, TS Trần Xuân Sầm chủ biên (2005), Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức, NXB CTQG, Hà Nội; Nhiều tác giả Việt Nam và nƣớc ngoài (2005), Ai sở hữu kinh tế tri thức?, NXB CTQG, Hà Nội; Trƣờng Đại học Lao động Xã hội (2005), Giáo trình Nguồn nhân lực, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội,.... Các công trình khẳng định nền kinh tế tri thức, kinh tế trí tuệ hình thành và phát triển là tất yếu lịch sử, phân tích sự tác động của kinh tế tri thức đối với sự phát triển của Việt Nam và cơ hội cho các nƣớc đang tiến hành CNH, HĐH nhƣ Việt Nam. Nêu rõ vai trò của ĐNTT đối với tiến trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nƣớc ta; phân tích những mối quan hệ chính trị xung quanh vấn đề bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ; mối quan hệ giữa các nƣớc, nhất là Mỹ đối với các nƣớc về vấn đề sở hữu trí tuệ; những vấn đề đặt ra trên lĩnh vực phát triển thị trƣờng KH-CN, thị trƣờng lao động KH-CN,... Các công trình nghiên cứu về chủ trương đổi mới, cơ chế chính sách quản lý, đầu tư phát triển KH-CN: TSKH Phan Xuân Dũng (Chủ biên) (2004), Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, NXB CTQG, Hà Nội; TSKH Phan Xuân Dũng và TS Hồ Thị Mỹ Duệ (2006), Về đổi mới quản lý và hoạt động 12
  15. các tổ chức khoa học - công nghệ theo cơ chế doanh nghiệp, NXB CTQG, Hà Nội,... Các tác giả nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của các tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ ở Việt Nam, chỉ ra tác động của đổi mới cơ chế, chuyển đổi các tổ chức này sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với việc phát huy năng lực sáng tạo của ĐNTT, lao động, việc làm, tiền lƣơng; kinh nghiệm của các nƣớc trong việc nhập khẩu công nghệ gắn với phát triển nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ trong nƣớc, nêu những giải pháp chuyển đổi các tổ chức KH- CN sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp và tác động tích cực của mô hình quản lý doanh nghiệp đối với xây dựng và phát huy vai trò của ĐNTT trong tiến trình CNH, HĐH đất nƣớc. Giới thiệu một số kết quả ứng dụng KH-CN từ năm 1986 đến 2008, tình hình đầu tƣ phát triển KH-CN và nêu một số giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả chuyển giao công nghệ; phát huy vai trò của ĐNTT, nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong quá trình chuyển giao, tiếp nhận thành tựu KH-CN của thế giới. Xây dựng ĐNTT cũng là một chủ đề trên các diễn đàn khoa học: Tạp chí báo viết, báo điện tử, hội thảo. Trên các tạp chí, báo viết, báo điện từ có nhiều bài viết về thực trạng ĐNTT Việt Nam, nêu những ý kiến, đề xuất giải pháp xây dựng ĐNTT Việt Nam lớn mạnh làm tiền đề cho công cuộc chấn hƣng đất nƣớc, nâng cao tiềm lực quốc gia. Đặc biệt, Hội thảo về phát huy nguồn lực trí thức Việt kiều, do ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, có nhiều bài viết của trí thức Việt kiều, nêu kiến nghị nhằm phát huy tiềm năng trí thức kiều bào đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Tạp chí khoa học và Tổ quốc phối hợp với Báo điện tử Vỉetnamnet thực hiện diễn đàn Trí thức Việt Nam mạnh hay yếu, thu hút đồng đảo các học giả tham gia trao đổi, nêu ra và tranh luận xung quanh khái niệm trí thức, những thành tố để nhận diện trí thức trong thời đại bùng nổ KH-CN hiện nay; trao đổi xung quanh nhận định trí thức nước nhà mạnh hay yếu, đặc điểm, xu hƣớng phát triển của trí thức 13
  16. Việt Nam hiện nay, chỉ ra những hạn chế, yếu kém của trí thức trƣớc yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Trong quá trình các cơ quan tham mƣu Trung ƣơng xây dựng Đề án về công tác trí thức để trình Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Khoá X ra nghị quyết chuyên đề về công tác xây dựng ĐNTT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế (2008), trên các diễn đàn, tại nhiều cuộc hội thảo, hội nghị, các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc với trí thức, văn nghệ sỹ tiêu biểu, đã có những cuộc trao đổi cởi mở, sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn trên nhiều chiều cạnh về sự lãnh đạo của Đảng, chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc đối với trí thức. Đã có một số luận án đề cập xung quanh vấn đề trí thức, công tác xây dựng ĐNTT trong thời kỳ đổi mới, đáng chú ý là: Phát huy nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay của Bùi Thi Ngọc Lan, chuyên ngành CNXH khoa học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000; Phát huy tiềm năng của trí thức khoa học xã hội trong công cuộc đổi mới ở nước ta của Nguyễn An Ninh, chuyên ngành CNXH khoa học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000; Phát huy vai trò của trí thức ngành y tế Việt Nam trong công cuộc đổi mới của Nguyễn Thị Hoà Bình, chuyên ngành CNXH khoa học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, 2006,... Các tác giả đã làm rõ khái niệm trí tuệ và nguồn lực trí tuệ, nêu thực trạng và xu hƣớng phát triển của nguồn lực trí thức; những thành tựu, hạn chế chủ yếu và phƣơng hƣớng, giải pháp cơ bản về đào tạo, bồi dƣỡng và phát huy tiềm năng trí tuệ của ĐNTT trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc. Làm rõ đặc điểm, ƣu điểm, nhƣợc điểm của trí thức Việt Nam, nhất là trong thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH đất nƣớc: Trình độ chuyên môn, sự hiểu biết, nhân cách, lƣơng tri. Nêu yêu cầu phát huy tiềm năng của ĐNTT: Khơi dậy, sử dụng và phát triển các nguồn lực của đội ngũ này. Khẳng định trí thức đã và đang góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH, sự ổn định chính trị trong sự nghiệp đổi mới. Đề xuất một số giải pháp xây dựng, phát huy nguồn lực trí thức trong thời kỳ mới. 14
  17. Xây dựng ĐNTT là chủ đề lớn, đã có nhiều chương trình, đề tài các cấp nghiên cứu, khảo sát về trí thức và những vấn đề liên quan: Trong thời kỳ đổi mới đã có 2 chƣơng trình KH-CN cấp Nhà nƣớc nghiên cứu về ĐNTT: - Đề tài khoa học cấp nhà nƣớc KX 04.06 do GS Phạm Tất Dong chủ nhiệm tiến hành nghiên cứu trong các năm 1992-1995. Những nội dung cốt yếu của đề tài in thành sách Trí thức Việt Nam- Thực tiễn và triển vọng (1995), NXB CTQG, Hà Nội. - Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nƣớc, mã số ĐTĐL 2003-27: Đổi mới chính sách đối với trí thức khoa học - công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do GS, TSKH Nguyễn Hữu Tăng làm chủ nhiệm, Ban Khoa giáo Trung ƣơng là cơ quan chủ trì. Đề tài đƣợc thực hiện trong các năm 2003- 2005. Các đề tài đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học và lãnh đạo thực tiễn ở nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học, các ban, ngành Trung ƣơng và địa phƣơng. Các đề tài đã phân tích, đánh giá sâu sắc những chính sách của Đảng đối với trí thức trên lĩnh vực KH-CN trong thời kỳ đổi mới. Quá trình triển khai các Đề tài cũng là những dịp để trí thức bày tỏ nguyện vọng, mong muốn của mình với Đảng và Nhà nƣớc về những vấn đề liên quan thiết thực tới sự phát triển của ĐNTT. Kết quả nghiên cứu của các đề tài đã hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học để Đảng và Nhà nƣớc đề ra chủ trƣơng, chính sách về công tác xây dựng ĐNTT trong thời kỳ mới. Một số đề tài cấp bộ, cấp cơ sở cũng đƣợc các cơ quan khoa học triển khai: Đề tài cấp bộ Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. đối với trí thức nước ta hiện nay, do Viện Xây dựng Đảng, Học viện CTQG Hồ Chí Minh chủ trì, đã khái quát quá trình đổi mới nội dung, cách thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức trong thời kỳ đổi mới. Đề tài cấp cơ sở Phát huy vai trò đội ngũ trí thức các cơ quan Trung ương trên địa bàn Hà Nội trong công cuộc xây dựng Thủ đô 15
  18. theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do Học viện Chính trị khu vực I thực hiện, đã tìm hiểu bƣớc đầu những đóng góp của trí thức đối với sƣ phát triển thủ đô Hà Nội, nơi tập trung đông nhất trí thức cả nƣớc. Qua tìm hiểu cho thấy, những công trình nghiên cứu các vấn đề xung quanh công tác xây dựng ĐNTT và các vấn đề liên quan là khá lớn, đã có những nghiên cứu sâu về một số lĩnh vực. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về xây dựng ĐNTT đƣợc tiếp cận từ các phƣơng diện: - Công tác khoa giáo, tƣ tƣởng - văn hóa, phát huy vai trò của trí thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình đổi mới quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của trí thức: phát triển KH- CN, GD-ĐT, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,... trong tiến trình lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nƣớc. - Công tác tổ chức - cán bộ, gồm công tác quy hoạch, chính sách đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng, đãi ngộ trí thức, nhân tài, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; trí thức hoá, nâng cao năng lực trí tuệ của đội ngũ cán bộ cốt cán, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh trên cơ sở liên minh công nhân - nông dân - trí thức. - Công tác GD-ĐT, đào tạo, bồi dƣỡng trí thức trong chiến lƣợc xây dựng nguồn lực quốc gia, thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, xây dựng nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc. Ở nước ngoài, vấn đề trí thức và vai trò của trí thức trong xã hội là chủ đề đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Albert Enstein (2007), Thế giới như tôi thấy, Nxb Tri thức, Hà Nội, nêu vai trò của trí thức trong việc định hƣớng tƣ tƣởng xã hội, chuyển tải ý chí của những ngƣời lãnh đạo đến dân chúng, đặc biệt là sự ảnh hƣởng sâu sắc tới dƣ luận xã hội của những nhà trí thức lớn, có uy tín đối với xã hội. F.A.Hayek, trong tiểu luận Trí thức và chủ nghĩa xã hội, viết năm 1949, nêu vai trò của trí thức đối với sự phát triển của xã hội, với việc nhận thức và truyền bá 16
  19. các tƣ tƣởng chính trị, định hƣớng xu hƣớng tƣ tƣởng; Thẩm Vinh Hoa - Ngô Quốc Diệu (Chủ biên) (1996), Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, NXB CTQG, Hà Nội, khẳng định chính sách đối với trí thức trong chiến lƣợc phát triển quốc gia, đề cao vai trò của trí thức trong tiến trình phát triển xã hội; Khoa học xã hội ở các nước (2007), NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, tuyển chọn những bài nghiên cứu của nhiều tác giả nƣớc ngoài, nêu khái quát tình hình trí thức và xu hƣớng phát triển của trí thức khoa học xã hội trên thế giới, vai trò của KHXH và nhân văn đối với việc hoạch định chiến lƣợc, chính sách phát triển,... Các tác giả nƣớc ngoài cho chúng ta cách nhìn đa chiều về đặc điểm, vai trò của trí thức và các yếu tố tác động đến sự hình thành, phát triển của tầng lớp trí thức. Các vấn đề liên quan đến kinh tế tri thức và vai trò của trí thức trong nền sản xuất hiện đại, sự tác động của cuộc cách mạng KH-CN đến truyền thống văn hóa các dân tộc và những biến đổi trong xã hội là chủ đề lớn đƣợc nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, sự ra đời của đội ngũ lao động tri thức, trí thức hoá công nhân là chủ đề đƣợc nhiều ngƣời quan tâm tìm hiểu, trong đó phải kể đến các công trình: Ngô Quý Tùng (Trung Quốc) (2001), Kinh tế tri thức xu thế mới của xã hội thể kỷ XXI, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội; Thomas L.Friedman (2005), Chiếc Lexus và cây ô liu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Thomas L.Friedman (2006), Thế giới phẳng - tóm lược lịch sử châu Á, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh; Samuel Hungtinhton (2005), Sự va chạm của các nền văn minh, NXB Tri thức, Hà Nội,... Các tác giả nghiên cứu, phân tích những yếu tố truyền thống và hiện đại trong xã hội đƣơng đại, những tác động của KH-CN, đặc biệt là công nghệ thông tin đối với xu thế toàn cầu hóa, những xung đột xã hội và sự tác động trở lại của toàn cầu hóa đối với đời sống xã hội. Trong đó, vị trí, vai trò của giới trí thức, lao động trí thức ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội hiện đại. 17
  20. 2. Những vấn đề còn tồn tại Mặc dù vấn đề trí thức, công tác xây dựng ĐNTT của Đảng đƣợc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân nhà khoa học quan tâm, nhiều công trình đã đƣợc công bố nhƣng đến nay chƣa có công trình khoa học chuyên ngành. Các công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào nghiên cứu trình độ chuyên môn, cơ cấu, quy mô của ĐNTT, chủ yếu là trí thức KH-CN, mà chƣa quan tâm đúng mức vấn đề về phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị, trách nhiệm xã hội của trí thức, phƣơng thức thực hiện sự lãnh đạo, đãi ngộ của Đảng và Nhà đối với trí thức trong điều kiện mới. Mặt khác, trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và các cuộc cách mạng KH- CN phát triển mạnh mẽ với xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, nhiều công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung nghiên cứu ĐNTT hoạt động trong lĩnh vực KH- CN, GD-ĐT, mà chƣa chú ý đúng mức, tƣơng xứng với những vai trò, vị trí của trí thức, văn nghệ sỹ họat động trong lĩnh vực VH-NT, là chủ thể sáng tạo các giá trị văn hóa. Từ năm 1986 đến năm 2008 là giai đoạn có nhiều chuyển biến lớn trong quá trình thực hiện đổi mới ở Việt Nam. Đƣờng lối đổi mới do Đại hội VI khởi xƣớng từng bƣớc đƣợc bổ sung, hoàn thiện, quán triệt sâu rộng trong thực tiễn và thu đƣợc nhiều kết quả quan trọng có ý nghĩa lịch sử. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về đào tạo và đãi ngộ trí thức có nhiều đổi mới, đƣợc cụ thể hóa trong thực tiễn và công tác xây dựng ĐNTT có nhiều thành tựu. Những thành tựu đạt đƣợc trong công tác xây dựng ĐNTT là một bộ phận hữu cơ trong tiến trình phát triển chung, là một thành tựu của đƣờng lối đổi mới, đồng thời cũng là nhân tố quan trọng góp phần vào sự nghiệp đẩy mạnh CNH - HĐH đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Đã có nhiều nghiên cứu về công tác xây dựng ĐNTT và tình hình ĐNTT thời kỳ này nhƣng chƣa nêu đƣợc những quan điểm, chủ trƣơng mới của Đảng, Nhà nƣớc về chính sách đào tạo, sử dụng trí thức cũng nhƣ những biến đổi, phát triển, đóng 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2