Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo thời Chúa Nguyễn và vua Nguyễn (thế kỉ XVI-XIX)
lượt xem 12
download
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của tác giả khi thực hiện đề tài này là tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề về hoạt động khai thác và bảo vệ chủ quyền vùng biển của chính quyền Nguyễn, thông qua hoạt động của các đội hải quân Hoàng Sa, Bắc Hải thời chúa Nguyễn và vua Nguyễn các hoạt động đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền và nền độc lập cho đất nước... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo thời Chúa Nguyễn và vua Nguyễn (thế kỉ XVI-XIX)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đàm Ngọc Phương Mai CHÍNH SÁCH KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO THỜI CHÚA NGUYỄN VÀ VUA NGUYỄN (THẾ KỈ XVI - XIX) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đàm Ngọc Phương Mai CHÍNH SÁCH KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO THỜI CHÚA NGUYỄN VÀ VUA NGUYỄN (THẾ KỈ XVI - XIX) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 8229013 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ THANH THANH Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự tham khảo một số nguồn tài liệu đáng tin cậy. Tôi cam kết không hề sao chép bất kì công trình nghiên cứu của ai. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ts. Trần Thị Thanh Thanh đã tận tình hướng dẫn, giúp cho tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin giử lời cảm ơn đến thư viện Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Bảo Tàng thành phố Hồ Chí Minh, bảo tàng Hội An, bảo tàng Đà Nẵng đã cung cấp tư liệu cho tôi hoàn thành luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Đàm Ngọc Phương Mai
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục hình ảnh, bản đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA CHÍNH QUYỀN CHÚA NGUYỄN VÀ VUA NGUYỄN (THẾ KỈ XVI – NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX) ....................................... 9 1.1. Quá trình tiếp nhận vùng đất Nam Bộ của các Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX ......................................... 9 1.1.1. Giai đoạn chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong thế kỉ XVII - XVIII................................................................................................ 9 1.1.2. Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của các vương triều nhà Nguyễn thế kỉ XIX .................................................................................... 24 1.2. Tầm quan trọng của biển đảo đối với chính quyền Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XI ............................... 49 1.2.1. Vai trò của biển đối với chính quyền chúa Nguyễn (thế kỉ XVII - XVIII) ...................................................................................................... 49 1.2.2. Vai trò của biển đối với triều Nguyễn ....................................................... 54 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 60 Chương 2. CHÍNH SÁCH KHAI THÁC BIỂN ĐẢO CỦA CHÚA NGUYỄN VÀ VUA NGUYỄN (THẾ KỈ XVI – NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX) ..................................................................................... 62 2.1. Chính sách khai thác kinh tế biển đảo của chúa Nguyễn và vua Nguyễn (thế kỉ XVI - nửa đầu thế kỉ XIX) .................................................................... 62 2.1.1. Chính sách khai thác kinh tế biển của chúa Nguyễn .................................. 62 2.1.2. Chính sách khai thác kinh tế biển của vua Nguyễn thế kỉ XIX ................. 76
- 2.2. Tổ chức và hoạt động của lực lượng thủy quân ở hai quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa ........................................................................................................ 87 Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................ 111 Chương 3. CHÍNH SÁCH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO THỜI CHÚA NGUYỄN VÀ VUA NGUYỄN (TỪ THẾ KỈ XVII - NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX) ................................................................. 115 3.1. Hoạt động tuần tra, kiểm soát trên biển ........................................................... 115 3.2. Xây dựng hệ thống phòng thủ ở vùng duyên hải và cảng biển của các chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn ............................................................. 120 3.2.1. Xây dựng hệ thống phòng thủ vùng biển thời Chúa Nguyễn................... 120 3.2.2. Xây dựng hệ thống phòng thủ vùng biển thời vua Nguyễn ..................... 124 3.3. Hoạt động chống ngoại xâm vùng biển của các chính quyền phong kiến ...... 135 3.3.1. Hoạt động chống ngoại xâm thời chúa Nguyễn ....................................... 135 3.3.2. Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trên biển thời Nhà Nguyễn ................. 139 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 148 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 156
- DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢN ĐỒ Hình 1.1. Bản đồ vẽ xứ Quảng Nam in trong Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá Công Đạo soạn đời Chính Hòa (1680) ............................. 14 Hình 1.2. Bảng đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ năm 1834 .................................... 37 Hình 2.3. Bản đồ An Nam đại quốc họa đồ trong từ điển Việt - La Tinh Latino -Anamici Disposita) ..................................................................... 38 Hình 4.1. Bảng đồ do người Phương Tây có xác định vị trí của quần đảo Hoàng Sa (Paracel) .................................................................................. 39
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vùng biển là một phần không thể tách rời của lãnh thổ nước ta. Từ rất lâu, vấn đề bảo vệ chủ quyền trên biển được các triều đại phong kiến xem trọng, từng được thể hiện qua chính sách cai trị. Biển có vai trò rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của nước ta, với diện tích 3690 km đường bờ biển cùng với rất nhiều các đảo và bãi đá ngầm lớn nhỏ. Biển đã đem đến cho nước ta tiềm lực lớn về nguồn lợi thủy sản và mở ra con đường giao thương với các quốc gia trong khu vực. Biển còn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ an ninh quốc phòng. Ngay từ thời phong kiến các chúa Nguyễn và vua Nguyễn luôn có ý thức về việc mở rộng mối quan hệ bên ngoài, thông qua việc đẩy mạnh giao thương, buôn bán với nhiều quốc gia thông qua con đường biển. Giai đoạn từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX là thời kì có những biến động với các sự kiện quan trọng đối với đất nước: chiến tranh Trịnh - Nguyễn, chia cắt đất nước thành hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài, sự nổi dậy của phong trào Tây Sơn, Nguyễn Ánh đánh bại vương triều Tây Sơn lập ra nhà Nguyễn. Như vậy từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII Đàng Trong của nước ta dưới sự cai trị của chúa Nguyễn và giai đoạn từ thế kỉ XVIII - thế kỉ XIX nước ta được thống nhất với sự ra đời của vương triều Nguyễn. Tuy tên gọi của hai triều đại có sự giống nhau nhưng ở mỗi giai đoạn các triều đại phong kiến đều có ý thức khác nhau về vấn đề chủ quyền đặc biệt là vấn đề chủ quyền trên biển. Có thể nói trong suốt một thế kỉ tồn tại của mình từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII chính quyền chúa Nguyễn đều cố gắng ra sức xây dựng vùng đất Đàng Trong thành cơ sở kinh tế chính trị, quân sự hùng mạnh nhằm chống lại thế lực Đàng Ngoài của chúa Trịnh. Vì thế trong chính sách cai trị của các chúa Nguyễn luôn có quan tâm đến việc chủ động mở cửa giao thương với bên ngoài thông qua việc xây dựng các thương cảng ở vùng ven biển miền Trung. Đồng thời với việc chủ động mở cửa giao thương buôn bán, thì các chúa Nguyễn cũng lần đầu tiên tiến hành việc xác lập quyền cai trị của mình tại vùng biển đảo. Điển hình nhất là dưới thời cai trị của chúa Nguyễn Phúc Nguyên người đầu tiên đã đặt cơ sở cho vấn đề xác lập chủ quyền vùng biển nước ta.
- 2 Đến thời kì nội chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh vấn đề khai thác và xác lập chủ quyền vùng biển vẫn được coi trọng. Hơn ai hết Nguyễn Ánh là người hiểu rất rõ về tầm quan trọng của vùng biển Tây Nam. Từng bị quân Tây Sơn đánh chạy ra đảo bốn lần, Nguyễn Ánh thấy được vùng biển đảo có vị trí chiến lược quan trọng mà chính quyền Tây Sơn không nhận thấy được. Nguyễn Ánh đã tận dụng lợi thế của vùng biển Tây Nam cho quân lính tiến hành khẩn hoang các vùng ven biển, phát triển thủy quân hùng mạnh, chú trọng giao thương buôn bán với nước ngoài. Những việc làm đó đã cho thấy từ rất sớm Nguyễn Ánh đã có ý thức về lợi thế của biển trong cuộc đấu tranh giành lại vương triều của mình. Bằng chính sách khai thác các tiềm năng của biển cùng với sự ủng hộ của các tầng lớp địa chủ đã giúp cho Nguyễn Ánh có thể nhanh chóng lấy lại vùng đất Gia Định và từ đó đem quân chiếm toàn bộ vùng đất Quy Nhơn của Tây Sơn, tiến ra Bắc, đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước. Đến thời triều Nguyễn các vị vua Nguyễn cũng tiếp nối tư duy hướng biển từ thế hệ trước. Bằng chứng là các vị vua trong thời kì này cũng đã cho ban hành nhiều chính sách quan trọng trong việc khai thác và bảo vệ chủ quyền vùng biển. Trong đó phải kể đến là ý thức hướng biển của vua Minh Mạng. Vua Minh Mạng không chỉ tiếp nối những chính sách khai thác biển ở vua Gia Long, mà ông còn phát triển ý thức đó ở mức độ cao thông qua việc chủ động xây dựng các đội hải quân, đóng chiến thuyền, vẽ bản đồ xác định địa giới và cắm mốc chủ quyền. Đồng thời trước việc thực dân phương Tây đang lớn mạnh trên thế giới vua Minh Mạng còn chủ động cho người sang nước ngoài học hỏi những kĩ thuật của phương Tây để về ứng dụng cho đất nước. Những việc làm đó cho thấy ngay từ rất sớm Minh Mạng đã chú trọng đề cao an ninh quốc phòng trên biển. Việc thực hiện đề tài có thể giúp cho tác giả có thể thấy được tầm quan trọng của biển đối với kinh tế và an ninh quốc phòng của đất nước từ xưa và cho đến ngày nay. Cùng theo đó là những nhận định ý thức hướng biển ngay từ rất sớm của các triều đại phong kiến nước ta, thông qua việc xác lập chủ quyền và thi hành các chính sách bảo vệ vùng biển trong mối quan hệ với Campuchia, Trung Quốc, Xiêm. Các hoạt động khai thác và bảo vệ chủ quyền vùng biển được các chúa
- 3 Nguyễn cũng như vua Nguyễn tiến hành từ rất sớm thông qua các đội thủy quân Hoàng Sa và Bắc Hải. Các đội này có nhiệm vụ tìm kiếm các sản vật và các hóa vật ở vùng biển và các đảo xa bờ. Ngoài ra họ còn làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, cứu hộ các tàu buôn phương Tây khi gặp nạn trên quần đảo Hoàng Sa. Việc làm này được tiến hành một cách liên tục xuyên suốt từ thời chúa Nguyễn, thời Tây Sơn cho đến giai đoạn các vua Nguyễn. Thông qua hoạt động của đội thủy quân Hoàng Sa và Bắc Hải chính quyền phong kiến còn tiến hành việc quản lý, làm chủ một cách hợp pháp và liên tục vùng biển suốt nhiều thế kỉ. Đây là bằng chứng quan trọng khẳng định quá trình làm chủ vùng biển từ khá sớm của chính quyền phong kiến, là cơ sở pháp lý quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của ta tại biển đông nói chung và tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng. Tuy nhiên hiện nay việc khai thác và bảo vệ an ninh vùng biển của nước ta còn gặp nhiều khó khăn.Thứ nhất là ta chưa có chính sách khai thác hợp lý các tiềm năng kinh tế biển, thứ hai là chưa có sự kết hợp các nền kinh tế một cách đồng bộ. Vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đông của ta gặp nhiều khó khăn nhất là trong nhất là trong giai đoạn hiện nay khi phải đối mặt với cuộc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Trong các hội nghị và các chuyên đề khoa học vấn đề về chủ quyền biển đông cũng được chú trọng và đem ra bàn luận. Để nhận thức rõ tầm quan trọng của biển đối với nước ta, đồng thời giáo dục cho thế hệ trẻ có sự hiểu biết về quá trình làm chủ vùng biển của Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài: “CHÍNH SÁCH KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO THỜI CHÚA NGUYỄN VÀ VUA NGUYỄN TỪ THẾ KỈ XVI - XIX” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Có rất nhiều công trình nghiên cứu về triều Nguyễn, trong đó có đề cập ở những mức độ khác nhau về những hoạt động bảo vệ biên giới, biển đảo Việt Nam của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn. Đại Nam thực lục do các sử thần trong Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn. Đây là bộ sử viết về mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và ngoại giao thời các chúa Nguyễn (phần tiền biên) tập 1, quyển I, II, III, IV, V, VII, VII, X, XI và thời
- 4 các vua Nguyễn (phần chính biên), từ tập 2 đến tập 10. Đây được coi là nguồn tài liệu gốc do các sử thần nhà Nguyễn ghi chép lại một cách cụ thể và chi tiết về toàn cảnh xã hội Việt Nam thời Nguyễn với các vấn đề về kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự...đề cập khá nhiều chi tiết phản ánh sự xác lập và thực thi chủ quyền vùng biển. “ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ ” là bộ sách do các đại thần triều Nguyễn theo lệnh vua tập hợp các tấu chương, nghị chuẩn, ghi chép những công tác của triều đình thuộc Lục bộ, về pháp luật, điển chương, chính trị, văn hóa…Tập V của bộ sách có nhiều sự kiện về hoạt động huấn luyện thủy quân, công tác diễn tập thuyền bè, trang bị của lực lượng quân đội, việc phòng thủ, bảo vệ vùng biên giới và biển đảo, hoạt động tuần biển, việc khen thưởng ban cấp cho lực lượng thủy quân, trang bị ở các đồn, đài, tấn, sở vùng biên giới, cửa biển, về các hoạt động ở Hoàng Sa, Trường Sa… Sách “Phủ Biên tạp lục” của Lê Quý Đôn, được viết năm 1776 trong thời gian ông giữ chức Hiệp chánh tham tán quân cơ của chính quyền Lê - Trịnh ở vùng Thuận Hóa. Tập sách có giá trị lớn về văn học, lịch sử, địa lí và được coi là nguồn tài liệu quý ghi lại rõ ràng và chi tiết về quá trình khai thác các nguồn sản vật biển và bảo vệ chủ quyền vùng biển dưới thời chúa Nguyễn thông qua việc cho thành lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải, xây dựng các tấn thủ, cho người đến đo đạc, cai quản các vùng đảo... Ngoài các bộ sách trên, thư tịch được ghi chép và lưu giữ dưới thời các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn như Đại Nam nhất thống chí, Minh Mệnh chính yếu, Gia Định thành thông chí, Lịch triều hiến chương loại chí, Châu bản triều Nguyễn…đều có những thông tin lịch sử đề cập tới quá trình bảo vệ chủ quyền vùng biển thời Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn. Trong thời hiện đại, vào những năm gần đây, có nhiều công trình khoa học được công bố viết về vấn đề khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo, có thể kể tên một số sách tiêu biểu như: “Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa" (2012) của tác giả Nguyễn Nhã, trình bày khá chi tiết vị trí địa lý, tên
- 5 gọi và quá trình khai thác nguồn lợi kinh tế, việc xác lập chủ quyền của các vương triều phong kiến ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tác giả đã đưa ra các hình vẽ, lược đồ, các tư liệu của Việt Nam và Phương Tây, ghi lại những nhiệm vụ cụ thể của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải, cách tổ chức thủy quân, cắm mốc chủ quyền, tổ chức thủy quân thi hành nhiệm vụ bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa. Hệ thống phòng thủ Miền Trung dưới triều Nguyễn (2011) của tác giả Đỗ Bang trình bày khá rõ nét về các hoạt động xây dựng các hệ thống đồn lũy, các tấn thủ, tuyến phòng thủ, các hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung tiêu biểu là cửa biển Đà Nẵng, quá trình thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn ở biển Đông. Biển với người Việt cổ (2011) của tác giả Phạm Đức Dương gồm 2 phần: Phần 1: Giới thiệu mấy nét khái quát lịch sử cổ xưa về cái nhìn về biển của Việt Nam. Phần 2: Các nền văn hóa biển ở Việt Nam: Văn hóa Hoa Lộc - Văn hóa biển, văn hóa Quỳnh Văn, văn hóa Bầu Tró, văn hóa Sa Huỳnh…Theo tác giả, nhờ biết khai thác các lợi thế và tiềm năng nhiều mặt của biển mà nhiều quốc gia có biển Chămpa, Phù Nam, Thủy Chân Lạp đã có những bước phát triển vượt bậc về văn hóa - văn minh một thời…vì vậy biển giữ vai trò cực kỳ quan trọng từ xưa cho đến hiện tại đối với sự tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Biển Đông và hải đảo Việt Nam” của nhiều tác giả, công bố và cung cấp các nguồn sử liệu của nhà Nguyễn về hoạt động khai thác và bảo vệ chủ quyền ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tổ chức và hoạt động bảo vệ biển đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn 1802 - 1885 (2016), Đỗ Bang (chủ biên) tập hợp một số bài được Hội khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế công bố trong hội thảo khoa học vào tháng 12 năm 2013. Trong tác phẩm này tác giả trình bày rất cụ thể về việc tổ chức, hoạt động và khai thác vùng biển của thủy quân nhà Nguyễn xuyên suốt từ thời Gia Long, Minh Mạng đến Thiệu Trị, Tự Đức. Tác giả cũng đưa ra những dẫn chứng cụ thể thông qua các chỉ dụ, châu phê của vua Nguyễn nhằm khẳng định việc làm chủ của chính quyền phong kiến Việt Nam tại vùng biển. Chủ quyền biển đảo Việt Nam trong lịch sử (2017), Đỗ Bang (chủ biên) tập hợp bài viết của nhiều tác giả về vai trò của chính quyền họ Nguyễn đối với việc
- 6 khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo Đàng Trong trong lịch sử, đưa ra nhiều hình ảnh về các sắc, dụ, lược đồ, các văn bản của thời Nguyễn và của người Phương Tây, Trung Quốc, góp phần làm rõ ý thức chủ quyền về vùng biển đảo của các vương triều phong kiến. Cuốn sách này tập trung vào một số vấn đề cơ bản: 1/Vai trò và trách nhiệm của chính quyền Việt Nam qua các thời kì trong việc khai thác, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo; 2/ Đóng góp của nhân dân, các địa phương, các tổ chức trong nước và quốc tế trong việc bảo vệ chủ quyền qua các thời kì; 3/Vị trí chiến lược của biển Đông và yếu tố nước ngoài xâm phạm, bài học từ quá khứ; 4/ Giải pháp đấu tranh để bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ hiện nay. Bên cạnh đó còn có nhiều loại sách chuyên khảo về các hoạt động khai thác và bảo vệ chủ quyền của chính quyền phong kiến như tác phẩm “Thủy quân triều Nguyễn (1802 - 1884)” của Ts. Bùi Gia Khánh được xuất bản năm 2018. Tác phẩm trình bày một cách cụ thể và chi tiết về tổ chức, cách thức hoạt động và vai trò của thủy quân nhà Nguyễn trong các hoạt động xác lập và bảo vệ chủ quyền vùng biển nửa đầu thế kỉ XIX. Trên các tạp chí Xưa và nay, Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Nghiên cứu - trao đổi, Lịch sử quân sự có một số bài viết về chủ đề biển đảo của các tác giả Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Nhã, Lê Công Tiến, Đỗ Quỳnh Nga, Đoàn Anh Thái…và nhiều công trình nghiên cứu phong phú về việc khai thác và xác lập chủ quyền chủ quyền biển đảo Việt Nam qua các thời kì lịch sử. Tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nào thể hiện vấn đề này một cách toàn diện và đầy đủ từ thế kỷ XVII - XIX thời chúa Nguyễn đến triều Nguyễn. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của tác giả khi thực hiện đề tài này là tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề về hoạt động khai thác và bảo vệ chủ quyền vùng biển của chính quyền Nguyễn, thông qua hoạt động của các đội hải quân Hoàng Sa, Bắc Hải thời chúa Nguyễn và vua Nguyễn các hoạt động đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền và nền độc lập cho đất nước...Từ đó có những
- 7 bằng chứng xác thực trong việc làm rõ chính sách khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo của các chính quyền phong kiến Việt Nam thời kỳ lịch sử. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách, các hoạt động khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo thời chúa Nguyễn và vua Nguyễn (thế kỷ XVI - nửa đầu XIX). 3.3. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Là vùng biển Đàng Trong thời Chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn được bắt đầu từ cửa biển Thuận Hóa đến vùng biển Tây Nam bao gồm hai quần đảo nằm bên ngoài dãy đất liền là Hoàng Sa và Trường Sa. Thời gian nghiên cứu: Thời kì chúa Nguyễn đến thời các vua Nguyễn bắt đầu từ thế kỉ XVI - XIX. Tuy nhiên luận văn chỉ giới hạn và tập trung làm rõ việc khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo thế kỉ XVII – XIX. Trong đó nhấn mạnh đến khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo thuộc giai đoạn chúa Nguyễn Phúc Nguyên khi mà bắt đầu có sự thành lập đội thủy quân Hoàng Sa và giai đoạn cai trị của các vua đầu triều Nguyễn như vua Gia Long, vua Minh Mạng . 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Đề tài nghiên cứu dựa trên các nguồn tư liệu là: Các bộ sách về lịch sử và các ấn phẩm triều Nguyễn gồm Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam liệt truyện, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Phủ biên tạp lục, Gia Định thành thông chí… là những tài liệu quan trọng để nghiên cứu về biển đảo dưới thời Nguyễn. Tác giả khai thác triệt để nguồn tư liệu gốc là Phủ Biên tạp lục, Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam thực lục chính biên. Các bản đồ nước ta được vẽ dưới thời Nguyễn, cùng với hệ thống bản đồ của các nước phương Tây về biển Đông cũng được coi là nguồn tài liệu xác thực, tin cậy cần khai thác đối chiếu. Các bộ sách thông sử và giáo trình của các trường đại học, các tác phẩm và công trình nghiên cứu về vùng biên giới, các vùng biển đảo Việt Nam là nguồn tham khảo cho luận văn. Tác giả luận văn cũng chú trọng việc sưu tầm tài liệu thực địa tại một vài địa điểm nhằm phát hiện thêm các tài liệu mới có liên quan.
- 8 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện bằng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, vận dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể là tổng hợp, phân tích dữ liệu và thông tin lịch sử, hệ thống hóa, khái quát hóa... 5. Đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là một đóng góp về quá trình khai thác và bảo vệ biển đảo từ chúa Nguyễn đến vương triều Nguyễn (thế kỷ XVII - XIX). Luận văn góp phần làm rõ và khẳng định chủ quyền của chính quyền phong kiến chúa Nguyễn và nhà Nguyễn đối với vùng biển đảo, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa. Luận văn cũng góp phần tìm hiểu quá trình thành lập và kết thúc của đội thủy quân Hoàng Sa, quá trình đội Hoàng Sa kiêm quản cửa biển Sa Kỳ. Trên cơ sở đó, luận văn góp phần nêu bài học lịch sử cho thế hệ hôm nay trong việc nâng cao ý thức đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Luận văn cũng góp phần nhỏ thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Góp phần bổ sung, cung cấp thêm tư liệu phục vụ cho học tập, giảng dạy và nghiên cứu lịch sử, giáo dục học sinh về tầm quan trọng của các vùng biên giới, các vùng biển đảo quê hương, hưởng ứng tích cực phong trào tuyên truyền về việc bảo vệ biển đảo quê hương. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn chia thành 3 chương.
- 9 Chương 1. QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA CHÍNH QUYỀN CHÚA NGUYỄN VÀ VUA NGUYỄN (THẾ KỈ XVI – NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX) 1.1. Quá trình tiếp nhận vùng đất Nam Bộ của các Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX 1.1.1. Giai đoạn chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong thế kỉ XVII - XVIII Vùng đất Nam Bộ được khẩn hoang và khai thác khi có lưu dân Việt di cư vào thế kỉ XVII gắn liền với sự kiện Nguyễn Hoàng trấn thủ vùng đất Thuận Hóa. Qúa trình hợp nhất vùng đất Nam Bộ là sự kết hợp nhuần nhuyễn và khéo léo về quân sự, chính trị, ngoại giao của chính quyền chúa Nguyễn với các nước láng giềng. Để tăng cường vị thế của vùng đất Đàng Trong, chúa Nguyễn Hoàng tiến hành mở rộng lãnh thổ về phía Nam thông qua các hoạt động quân sự, đánh bại các cuộc tấn công của Chiêm Thành. Năm 1611, chúa Nguyễn Hoàng phái Lương Văn Chánh đem quân sang đánh, chiếm một vùng đất lập phủ Phú Yên, chia làm hai huyện Đồng Xuân, Tuy Hòa. Đến thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên thì xác lập chủ quyền bằng con đường chính trị mềm dẻo và khôn khéo hơn. Năm 1623, sau khi giúp Chân Lạp đánh bại cuộc tấn công xâm lược của Xiêm và dựa vào quan hệ hôn nhân giữa vua Chiêm Thành là Chay Chetta II với công nương Ngọc Vạn, chúa Nguyễn Phúc Nguyên cử người dâng các tặng phẩm mừng chiến thắng, đề nghị chính quyền Chân Lạp cho lập 2 sở thu thuế ở Prei Nokor (Sài Gòn) và KasKrobei (Bến Nghé) để bảo vệ thành quả khẩn hoang của lưu dân Việt ở vùng này. Việc này đặt cơ sở pháp lí quan trọng khẳng định chủ quyền của chúa Nguyễn tại vùng đất Nam Bộ. Nơi đặt sở thu thuế là vùng thu hút đông đảo thuyền buôn từ các nơi đến, góp phần thúc đẩy nhanh chóng việc xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn trên vùng đất này. Năm 1672 diễn ra sự kiện Mô Xoài, chúa Nguyễn Phúc Tần đã phái Nguyễn Phước Yến giúp Chân Lạp giải quyết mối bất hòa trong hoàng gia, đánh bại quân
- 10 Xiêm, đưa Nặc Thu lên làm vua Chân Lạp. Sau sự kiện này, lưu dân Việt đến vùng đất Mô Xoài, Đồng Nai ngày càng đông. Năm 1679, hai nhóm người Hoa “phản Thanh phục Minh” xin tá túc và sinh sống ở Đàng Trong. Chúa Nguyễn phái quan lại dẫn đường để họ định cư ở Biên Hòa và Mỹ Tho.Tại đây họ lập nên phố xá và khu vực mua bán, nơi này nhanh chóng trở thành trung tâm mua bán sầm uất nổi tiếng của Đàng Trong như Nông Nại đại phố, Mỹ Tho đại phố. Sự hình thành các trung tâm đô thị lớn đã làm cho số dân của vùng đất này tăng lên nhanh chóng. Người Việt, người Hoa, người Chăm đến sinh sống và định cư ở đây ngày càng nhiều. Những vùng trước kia hoang vu rậm rạp bấy giờ đã có số dân tới 4 vạn hộ. Họ khai phá đất hoang, hình thành làng mạc thôn xóm. Với số lượng người Việt tăng lên nhanh chóng, chúa Nguyễn tìm cách xác lập quyền cai quản của mình trên vùng đất này. Năm 1698 Chúa Nguyễn Phúc Chu cử thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất phía Nam. Theo Đại Nam thực lục:“Nguyễn Hữu Cảnh lấy đất Nông Nại làm dinh đặt phủ Gia Định, lấy Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh đặt chức lưu thủ, cai bộ và ký lục để cai trị” (Trịnh Hoài Đức,1998, tr.77). Sau khi thành lập dinh Trấn Biên chúa Nguyễn Phúc Chu cũng cử tướng Trương Phúc Phan làm trấn thủ tại đây. Dinh Trấn Biên bao gồm toàn bộ khu vực huyện Phước Long và khu vực phía đông như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu và các đảo, quần đảo từ bờ biển đổ ra. Vùng đất mới ngày càng được mở rộng, chúa Nguyễn chiêu mộ dân lưu tán từ Bố Chính vào Nam đến khai hoang lập ấp, cho người Hoa ở Trấn Biên lập xã Thanh Hà, người Hoa ở Phiên Trấn lập xã Minh Hương. Đây được coi là việc xác lập chủ quyền theo hình thức “dân đến mở đất trước nhà nước đến cai trị sau”. Như vậy, sự kiện trên đã chính thức đánh dấu quyền quản lí hành chính của chúa Nguyễn tại vùng đất Nam Bộ. Cùng với việc làm chủ vùng đất liền thì chúa Nguyễn cũng tiến hành kiểm soát các vùng biển và hải đảo như Côn Lôn, Phú Quốc, Hoàng Sa thông qua hoạt động của đội Bắc Hải:
- 11 Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải không biết bao nhiêu suất, người thôn Tứ Chính, Bình Thuận hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn tiến sưu và các thuế tiền đò, cho thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, Côn Lôn, Hà Tiên tìm lượm sản vật của tàu và các thứ đồi mồi, hải ba (Lê Qúy Đôn, 1977, tr. 155). Việc thành lập đội Bắc Hải đã cho thấy chính quyền chúa Nguyễn đã kiểm soát một khu vực biển rộng lớn kéo dài từ khu vực Bình Thuận cho đến cảng Hà Tiên. Trên các đảo này, chính quyền chúa Nguyễn chú trọng khuyến khích lưu dân đến khẩn hoang, khai thác sản vật. Theo ghi nhận của tác giả Trần Nam Tiến thì trên các đảo Côn Đảo, Phú Quốc từ rất sớm đã có cư dân đến sinh sống: Ở phía đông và phía Bắc vùng biển, người ta thấy một bãi cát rộng khoảng nửa dặm, trên đó có những túp liều của dân nằm rải rác và hỗn độn, khi đó dân trên đảo khoảng 200 người ” (Trần Nam Tiến, 2018, tr. 89). Đầu thế kỉ XVII các đội Hoàng Sa, Bắc Hải, Thanh Châu được thành lập, có nhiệm vụ khai thác sản vật, hóa vật và bảo vệ chặt chẽ an ninh vùng biển. Vùng biển phía Tây Nam được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt thông qua sự kiện Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn vào năm 1708. Mạc Cửu vốn là người Quảng Đông (Trung Quốc), vào năm 1699 đã xin phép vua Chân Lạp đến khai khẩn vùng đất Hà Tiên và sau đó được vua Chân Lạp giao cai quản vùng đất này. Mạc Cửu chiêu mộ dân khai hoang mở đất, lập nhiều phố xá, trung tâm mua bán và sòng bạc. Vùng đất hoang vu rậm rạp này nhanh chóng trở thành thị tứ đông đúc gọi là Hà Tiên trấn. Chính điều này đã thu hút đông đảo dân cư từ khắp các nơi tìm đến sinh sống và buôn bán. Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức:“ Đường xá giao nhau, phố xá nối liền, người Việt, người Tàu người Cao Miên, người Chà Và đều họp nhau sinh
- 12 sống, ghe thuyền ở sông biển qua lại như mắc cửi thật là nơi đại đô hộ ở biển vậy” (Trịnh Hoài Đức, 1999, tr. 245 - 246). Do có quá trình sinh sống và khai thác lâu dài trên các vùng biển đảo nên người dân lập thành lập nhiều ngôi làng như: Cù Lao Chàm, Đại Côn Lôn, làng An Vĩnh, Cù Lao Ré, làng Hà Trung, xã Cảnh Dương. Họ tiến hành khai khẩn và trồng trọt, làm nông kết hợp với đánh bắt thủy sản. Thôn Lý Hòa châu Nam Bố Chính đất ấy là dư khí của núi Lệ Đệ rủ xuống thành một bãi cát bằng nổi cao và mở rộng, dân cư ở ngang bãi trông về hướng Nam, đuôi bãi từ bên tả ôm lấy, sông Thuận Cô từ bên hữu chạy lại làm tiền đường, một dải cát thôn Thuận Cô làm án, cho nên nhân đinh thịnh vượng đến hơn nghìn người (Lê Qúy Đôn, 1977, tr. 135). Ngoài những làng dân tự lập thì trong quá trình khai khẩn vùng biển đảo chúa Nguyễn cũng cho lập nên các làng mới và bố trí ở đây các đội tuần tra và giám sát. Họ có nhiệm vụ là giám sát, tuần tra và báo cáo về chính quyền khi có sự xuất hiện của thuyền nước ngoài trên biển. Các lực lượng này đều là dân ở các vùng ven biển họ là lực lượng bán quân sự vừa có nhiệm vụ khai thác hải vật vừa là tai mắt của triều đình. Đây được coi là lực lượng dân sự đầu tiên của chúa Nguyễn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vững chắc vùng biển, đồng thời thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa nhân dân với chính quyền phong kiến. Ở các khu vực cửa biển quan trọng đều có bộ trí những trạm gác, giúp cho chính quyền có thể quản lý chặt chẽ, tránh sự tấn công của quân Trịnh từ phía Bắc hay Chân Lạp, Xiêm từ phía Nam. Trong các làng kể trên thì làng Hà Trung thuộc huyện Phú Vang đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác giữ gìn và phòng thủ vùng ven biển Thuận Hóa. Phủ Biên Tạp lục của Lê Qúy Đôn cũng đã ghi nhận về đặc điểm địa hình và dân cư của huyện Phú Vang: Huyện Phú Vang dưới thì núi, giữa thì đầm phá, dưới thì biển. Phá Hà Trung rộng lớn không thấy bờ không biết bao nhiêu mẫu khoảng dân cư ở vòng quanh bốn bề, hải vật nhiều thứ không kể xiết, nhà nước không có thóc thuế thiếu,
- 13 dân cư không phải đói ăn, áo cơm đầy đủ kho vựa thường đầy (Lê Qúy Đôn, 1977, tr. 147). Những dân chứng trên đã cho thấy vùng đất Thuận Hóa có những điều kiện thuận lợi tạo điều kiện cho dân cư tới đây sinh sống. Theo ghi chép của T.S Võ Vinh Quang ở phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Huế cho rằng dân cư làng Hà Trung đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý vùng biển trước khi đội Hoàng Sa ra đời. Trong bài viết của mình tác giả đã cho rằng làng Hà Trung được thành lập sau khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ tại vùng đất Thuận Hóa Tháng 10 năm Mậu Ngọ (1558) chúa Nguyễn Hoàng đem quân vào trấn thủ vùng Thuận Quảng tức là Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Nam lúc đó, 6 ngài Thỉ tổ của 6 họ làng Hà Trung là họ La, họ Mai, họ Bùi, họ Trấn, họ Đặng, họ Văn được theo phò giá, chiếm đóng Thuận Quảng, hành trình bằng đường thủy vào cửa Tư Đông [Tư Dung] là cửa Tư Hiền ngày nay. Đầu tiên tạm đóng ở phường Nhất Hà Trung nay vẫn còn dấu tích (Đỗ Bang, 2017, tr. 397). Đường đi vào vùng này sẽ đi từ cửa biển Tư Hiền đến vùng đầm Hà Trung, từ Thuận Hóa rồi đến kinh đô Phú Xuân. Như vậy vùng đầm Hà Trung là con đường là cửa ngõ quan trọng để tiến xuống kinh đô. Vì thế để bảo vệ cho vùng này tránh sự tấn công của các thế lực bên ngoài, chúa Nguyễn Hoàng đã cho những thuộc hạ của mình được tự do vào đây khai khẩn, lập làng, rồi phong cho họ chức cai cơ phó tướng đồng thời giao cho họ kiêm quản toàn bộ vùng đất liền, vùng biển và toàn bộ dân cư ở vùng Thuận Hóa. Như vậy vào nửa đầu thế kỉ XVIII hầu hết các đảo và biển ở vùng Thuận Quảng đều thuộc về chúa Nguyễn. Cùng với việc làm chủ các vùng ven biển gần bờ chúa Nguyễn cũng tiến hành khuyến kích dân cư đến khai thác ở các đảo xa bờ như Hoàng Sa, Trường Sa. Quần đảo Hoàng Sa thuộc địa phận phủ Quảng Ngãi. Cách đảo Hải Lí và đảo Hải Nam của Trung Quốc 230 hải lý. Nằm phân bố dọc bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi. Quần đảo này
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 178 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 203 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 147 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 168 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 150 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 199 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 176 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn