intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Cuộc đấu tranh của quân và dân Việt Nam đòi Mĩ, chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Paris (1973 – 1975)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

101
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài nhằm phục dựng một cách toàn diện và khách quan về quá trình Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa vi phạm Hiệp định Paris và cuộc đấu tranh của quân và dân ta đòi thi hành hiệp định từ năm 1973 đến năm 1975. Qua đó, góp phần làm rõ thêm tính chính nghĩa trong cuộc đấu tranh của quân và dân ta nhằm loại bỏ những trở lực trong quá trình thi hành Hiệp định Paris, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước với dấu mốc chiến thắng lịch sử ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Cuộc đấu tranh của quân và dân Việt Nam đòi Mĩ, chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Paris (1973 – 1975)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thị Hà CUỘC ĐẤU TRANH CỦA QUÂN VÀ DÂN VIỆT NAM ĐÒI MĨ, CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN THI HÀNH HIỆP ĐỊNH PARIS (1973 – 1975) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thị Hà CUỘC ĐẤU TRANH CỦA QUÂN VÀ DÂN VIỆT NAM ĐÒI MĨ, CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN THI HÀNH HIỆP ĐỊNH PARIS (1973 – 1975) Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 8229013 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN ĐẠT Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ: “Cuộc đấu tranh của quân và dân Việt Nam đòi Mĩ, Chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Paris (1973 – 1975)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu và số liệu trong luận văn là trung thực. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Huỳnh Thị Hà
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Nhà trường, Khoa Lịch sử và Phòng Đào tạo Sau đại học, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Ban quản lý Thư viện Quốc gia, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II; Ban Giám hiệu Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Thành phố Hồ Chí Minh) đã tạo điều kiện và cung cấp thông tin, tài liệu cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn. Chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Văn Đạt – người thầy, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2019 Tác giả luận văn Huỳnh Thị Hà
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 Chương 1. HIỆP ĐỊNH PARIS 1973 VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM VÀ SỰ VI PHẠM HIỆP ĐỊNH CỦA MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ..............................12 1.1. Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ..12 1.1.1. Hoàn cảnh đi đến đàm phán tại Paris .........................................................12 1.1.2. Diễn biến Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1968 – 1973) ............................................................................16 1.1.3. Nội dung cơ bản của Hiệp định Paris 1973 ................................................19 1.1.4. Ý nghĩa của Hiệp định Paris 1973 ..............................................................21 1.2. Sự vi phạm Hiệp định Paris của Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1973 – 1975)....................................................................................................24 1.2.1. Sự thay đổi tình hình ở Việt Nam sau khi Hiệp định Paris được kí kết .....24 1.2.2. Âm mưu, kế hoạch vi phạm Hiệp định Paris của Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa....................................................................................29 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................34 Chương 2. CUỘC ĐẤU TRANH TRÊN MẶT TRẬN CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO ĐÒI MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN THI HÀNH HIỆP ĐỊNH PARIS (1973 – 1975)........................................................36 2.1. Chủ trương của Đảng, Trung ương Cục miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam .......................................36 2.1.1. Chủ trương của Đảng ..................................................................................36 2.1.2. Chủ trương của Trung ương Cục miền Nam và Chính phủ Cách mạng
  6. lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ...................................................39 2.2. Hoạt động vi phạm Hiệp định Paris của Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa về chính trị - ngoại giao ...................................................................42 2.3. Cuộc đấu tranh đòi Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa thi hành Hiệp định Paris trên mặt trận chính trị - ngoại giao ..................................................47 2.3.1. Đấu tranh với Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa trên trường quốc tế .................................................................................................................47 2.3.2. Đấu tranh với Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa qua Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát Hiệp định Paris .........................................50 2.3.3. Đấu tranh đòi thành lập chính phủ liên hiệp ở miền Nam Việt Nam .........54 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................63 Chương 3. CUỘC ĐẤU TRANH TRÊN MẶT TRẬN QUÂN SỰ, TIẾN TỚI GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975) ..................................65 3.1. Hoạt động vi phạm Hiệp định Paris của Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa về quân sự ........................................................................................65 3.2. Đấu tranh đòi trao trả tù binh, chống kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ” của Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.................................................................70 3.2.1. Đấu tranh đòi trao trả tù binh......................................................................70 3.2.2. Đấu tranh chống kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ” của Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam..................72 3.3. Đặc điểm và bài học kinh nghiệm của quá trình đấu tranh đòi Mĩ và chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Paris ..........................................................83 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................88 KẾT LUẬN ...............................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................93 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa BCH TW Ban chấp hành Trung ương BLHQS Ban Liên hợp quân sự CMLTCHMNVN Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam DAO Defense Attache Office (Văn phòng Tùy viên Quân sự Mĩ tại Việt Nam) DCCH Dân chủ Cộng hòa ĐIICH Tài liệu ở TTLTII thuộc Phông Phủ Tổng thống Đệ nhị Cộng hòa (1967 – 1975) MACV The US Military Assistance Command, Vietnam (Bộ chỉ huy Viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam). MTDTGPMNVN Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam PTTg Tài liệu ở TTLTII thuộc Phông Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (1954 – 1975) TTLT II Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II UBQTKS&GS Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát VNCH Việt Nam Cộng hòa XHCN Xã hội chủ nghĩa
  8. 1 CUỘC ĐẤU TRANH CỦA QUÂN VÀ DÂN VIỆT NAM ĐÒI MĨ, CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN THI HÀNH HIỆP ĐỊNH PARIS (1973 – 1975) MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia có lịch sử lâu đời, nằm ở vị trí chiến lược quan trọng của khu vực Đông Nam Á, luôn bị các thế lực ngoại bang tìm cách xâm lược, thôn tính. Phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống xâm lược, nhân dân Việt Nam rất tha thiết với hòa bình nhưng đó phải là hòa bình trong độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Điều đó đã được Đảng ta khẳng định “Nước Việt Nam, về mọi mặt lịch sử, địa lý, dân tộc, kinh tế, văn hóa, là một khối duy nhất, không thể phân chia được. Lãnh thổ Việt Nam là một dải đất thống nhất, không thể chia cắt được” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001). Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 22/7/1954, một lần nữa khẳng định: “Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001) Ngay sau khi Hiệp định Geneve 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được kí kết, Mĩ liền thay thế chân Pháp, dựng lên chính quyền tay sai ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, tin tưởng vào sức mạnh và chính nghĩa, quân dân Việt Nam kiên quyết chiến đấu đến cùng. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đã buộc Mĩ phải tìm kiếm một giải pháp ngoại giao để rút khỏi “vũng lầy” Việt Nam, chấp nhận đàm phán ở Paris. Từ đây đã mở ra cuộc chạm trán gay cấn giữa ta và Mĩ diễn ra trên bàn đàm phán và cả trên chiến trường để giành ưu thế quân sự và công luận quốc tế. Bốn năm tám tháng mười sáu ngày diễn ra cuộc đàm phán Paris, đây là câu chuyện kì lạ về cuộc đối đầu giữa hai nền ngoại giao khác biệt về văn hóa và truyền thống, giữa một siêu cường hùng mạnh nhất thế giới và một quốc qia phương Đông bé nhỏ. Từ nước cờ “tuy hai mà một, tuy một mà hai” đến chiến lược “vừa đánh vừa đàm” cùng với những thắng lợi then chốt trên chiến trường, đặc biệt chiến thắng trong đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mĩ vào Hà Nội,
  9. 2 Hải Phòng và một số thành phố của miền Bắc trong 12 ngày đêm liên tục cuối năm 1972, đã buộc Mĩ kí Hiệp định Paris (27/1/1973) chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Hiệp định Paris là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước, đã tạo ra bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc. Tuy nhiên, không đúng như tên gọi của hiệp định - Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam - sau khi hiệp định được kí kết ngày 27/1/1973, hòa bình không được lập lại ở Việt Nam mà phải mãi đến ngày 30/4/1975, và chắc chắn không theo cách mà các điều khoản chính thức của hiệp định quy định. Điều đó đúng như quan điểm của đồng chí Lê Đức Thọ cho rằng “Nền hòa bình thật sự vẫn chưa đến với dân tộc Việt Nam” khi ông từ chối nhận Giải thưởng Nobel Hòa bình của Ủy ban Nobel. Hiệp định Paris dù thắng lợi rất lớn nhưng chưa phải là điểm kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc Việt Nam, nhất là khi cả Mĩ và người đứng đầu chính quyền Sài Gòn – Nguyễn Văn Thiệu đã cố ý phá hoại Hiệp định Paris ngay từ đầu. Như vậy khả năng thống nhất Tổ quốc trong hòa bình không thể thực hiện được khi kẻ thù cố tình vi phạm hiệp định. Quân và dân ta đã phải tiếp tục đấu tranh đòi Mĩ, chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Paris, phát huy tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân kiểu mới của Mĩ trong những năm tiếp theo (1973 – 1975), tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, thống nhất đất nước. Nghiên cứu về cuộc đấu tranh của quân và dân ta đòi Mĩ, chính quyền Sài Gòn thi hành hiệp định Paris từ tháng 1/1973 đến tháng 4/1975 góp phần lý giải rõ hơn về diễn biến và khẳng định tính chất chính nghĩa của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mĩ xâm lược, thống nhất đất nước, đặc biệt trong hoàn cảnh kẻ thù dùng mọi thủ đoạn tuyên truyền và tố cáo ta vi phạm hiệp định. Đồng thời, qua việc khai thác nguồn tài liệu lưu trữ để làm rõ hơn những âm mưu, kế hoạch, hoạt động vi phạm Hiệp định Paris của chính quyền Sài. Mặt khác, là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử tại trường trung học phổ thông, việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp ích rất nhiều cho bản thân tôi trong công
  10. 3 tác giảng dạy và giáo dục học sinh, nhất là giảng dạy về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) của quân và dân ta. Từ nhận thức trên, tôi chọn đề tài “Cuộc đấu tranh của quân và dân Việt Nam đòi Mĩ, Chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Paris (1973 – 1975)” làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có rất nhiều tài liệu đề cập đến các vấn đề của cuộc kháng chiến chống Mĩ nói chung, về Hiệp định Paris năm 1973 và cuộc đấu tranh của quân và dân ta trong những năm 1973 – 1975 tiến tới thống nhất đất nước nói riêng. Nhiều tài liệu đã được giải mật, công bố, nhiều cuốn sách đã được xuất bản và bài nghiên cứu đăng tải trên các báo, tạp chí viết về những vấn đề có liên quan, thậm chí có cả hồi ký của những người từng tham gia cuộc chiến ở những vị trí khác nhau với tư cách là nhân chứng. Cuốn “Giải phẫu một cuộc chiến tranh” của Gabriel Kolko viết từ năm 1964 khi cuộc chiến đang tiếp diễn, xuất bản năm 1985 tại New York, sau đó được dịch sang tiếng Việt và đã tái bản lần 3 (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội). Dựa vào những tài liệu mới và những năm quan sát tại chỗ ở Washington, Paris và những chuyến thăm Việt Nam, Gabriel Kolko đã phân tích chi tiết, sâu sắc các đối tượng trong cuộc chiến tranh. Cuốn sách gồm hai tập, trong đó tập 2 viết về cuộc chiến tranh ở Việt Nam từ năm 1968 và hội đàm Paris. Đây là công trình phong phú về tư liệu, rất sinh động và hấp dẫn về một cuộc chiến tranh có tác động sâu sắc đến toàn thế giới vào thời điểm đó. Cuốn sách “Cuộc kháng chiến chống Mỹ” (Hồi ký, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991) của Đại tướng Văn Tiến Dũng có đề cập về chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “học thuyết Nich xơn” trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân ta giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nêu một số vấn đề về nghệ thuật chỉ đạo kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của Đảng ta. Qua đó thấy rõ sự chỉ đạo với tài thao lược, tính kiên quyết, tư tưởng cách mạng tiến công, tính độc lập, sự đấu trí thông minh của Đảng, nhân dân và quân đội ta để dẫn đến sự toàn thắng. “Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học” của
  11. 4 Ban chỉ đạo chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995) có nội dung chủ yếu là tổng kết quá trình đấu tranh của quân, dân ta trong thời kỳ lịch sử hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đồng thời, khẳng định thắng lợi là kết quả của sự đoàn kết, đồng lòng của cả dân tộc và chiến thắng luôn thuộc về phía chính nghĩa. Cuối cùng rút ra những kinh nghiệm từ những bài học của Đảng trong lãnh đạo chiến tranh cách mạng. Cuốn “Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissnger tại Paris” của 2 tác giả Lưu Văn Lợi và Nguyễn Anh Vũ (Nxb Công an nhân dân, 2002), gồm có 2 phần: Cuộc tiếp xúc bí mật Việt Nam – Hoa Kỳ trước Hội nghị Paris; Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Pari. Là những nhân chứng lịch sử, đã trực tiếp tham gia trong suốt quá trình diễn ra Hội nghị Paris, các tác giả cuốn sách đã phác họa bức tranh tổng thể toàn bộ quá trình dẫn tới Hội nghị được bắt đầu từ các cuộc tiếp xúc bí mật Việt Nam - Hoa Kỳ trước Hội nghị Paris; phân tích âm mưu, kế hoạch của Mỹ; quan điểm, phương sách đối phó của ta; các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris theo trình tự thời gian diễn ra Hội nghị. Cuốn sách đã miêu tả diễn biến các cuộc hội đàm giữa Việt Nam - Hoa Kỳ, đồng thời khẳng định thắng lợi của Hiệp định Paris là tinh thần quyết chiến quyết thắng, là ý chí quật cường đấu tranh bền bỉ bảo vệ chân lý, giành độc lập, tự do của cả dân tộc Việt Nam. Các vấn đề về phương châm, sách lược, nghệ thuật đàm phán, diễn biến gay go quyết liệt trong 4 năm 8 tháng 16 ngày cùng nhiều thông tin rất giá trị xung quanh cuộc đàm phán lịch sử này đã được ghi lại, kể lại trong những hồi ký, hồi ức, bài viết của những nhân chứng lịch sử đã từng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc đàm phán, những nhà nghiên cứu quan tâm đến sự kiện này. Những hồi ký, hồi ức, bài viết, nghiên cứu đó đã được Bộ Ngoại giao tập hợp và kết hợp với Nxb Chính trị quốc gia ra mắt bạn đọc “Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Paris về Việt Nam” của Bộ Ngoại giao (Nxb Chính trị Quốc gia, 2003) là cuốc sách tập hợp các hồi ức, hồi kí, bài viết của những nhân chứng lịch sử đã từng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc đàm phán, những nhà nghiên cứu quan tâm đến sự kiện này. Với lời văn súc tích, lập luận chặt chẽ và nội dung phong phú, đầy sức thuyết phục, cuốn sách đã đi sâu phân tích,
  12. 5 phác họa nên bức tranh sống động về quá trình đấu tranh gay go, quyết liệt từ khi bắt đầu đến khi kết thúc cuộc đàm phán hòa bình tại Hội nghị Paris và cuộc đấu tranh sau đó nhằm bảo đảm những kết quả đã giành được trong Hiệp định. Cuốn “Không hòa bình, chẳng danh dự: Nixon, Kisingger và sự phản bội ở Việt Nam” của Larry Berman (Nxb Việt Tide, 2003) - Giám đốc Trung tâm Washington (Đại học California) là một trong những công trình nghiên cứu tiêu biểu về việc khai thác những nguồn tài liệu được giải mã. Trong đó, tác giả đã công bố những tư liệu chưa từng được biết đến qua các tài liệu vừa giải mật. Cuốn sách đề cập nhiều vấn đề liên quan đến cuộc đàm phán về hòa bình tại Việt Nam. Sau gần 5 năm đàm phán, Hiệp định Paris được ký kết ngày 27/1/1973 buộc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam. Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu công phu, thể hiện tính nghiêm túc, cẩn trọng trong cách đánh giá của tác giả và là công trình có giá trị về nguồn tư liệu, rất đáng được tham khảo. Cuốn sách “Nền hòa bình mong manh - Washington, Hà Nội và tiến trình của Hiệp định Paris” của Pierre Asselin (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005). Với nguồn tài liệu chắt lọc, có giá trị tham khảo, cuốn sách đã tập trung trình bày quá trình đàm phán Hiệp định Paris kéo dài hơn 4 năm giữa những nhà ngoại giao của Hà Nội và Washington. Thông qua việc chia quá trình đàm phán thành sáu giai đoạn, tác giả đã đi sâu phân tích bối cảnh, tình hình của mỗi bên trong từng giai đoạn, từ đó làm rõ động cơ, ý đồ chiến lược của mỗi bên trong từng thời điểm đàm phán. Đồng thời nêu lên tình hình cuộc chiến ở Việt Nam sau Hiệp định Paris 1973 - 1975. Trong cuốn sách, tác giả đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu tham khảo khác nhau và phương pháp tiếp cận cũng rất riêng nên có một số tư liệu được trích dẫn chưa khớp với tài liệu mà các nhà khoa học Việt Nam đã có. Tuy nhiên đây cũng chỉ là quan điểm riêng của tác giả. Năm 2007, Nxb Công an nhân dân đã cho ra mắt độc giả cuốn “Hồ sơ Chiến tranh Việt Nam - Tiết lộ bí mật của chiến lược thời kỳ Nixon” của Jeffrey Kimball - một cuốn sách được trình bày khá sinh động. Bao gồm nhiều chứng cứ được tổng hợp, đồng thời tác giả đi sâu phân tích các chính sách của chính quyền Nixon về chiến tranh Việt Nam, những cuộc đàm phán bí mật ở Paris giữa Henry Kissinger với
  13. 6 Lê Đức Thọ cùng các quan hệ Hoa Kỳ - Liên Xô - Trung Quốc trong giai đoạn này trong bối cảnh chung của lịch sử thế giới. Cuốn “Về Đại thắng mùa xuân năm 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn” của Bộ Nội vụ, Cục văn thư và lưu trữ nhà nước, Trung Tâm lưu trữ Quốc gia II (Nxb Chính trị Quốc gia, 2010) được hoàn thành nhân dịp kỷ niệm 35 năm Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Cuốn sách được các tác giả biên soạn, tuyển chọn trên cơ sở tập hợp những tài liệu của chính quyền Sài Gòn thu thập, ghi chép những sự kiện lịch sử diễn ra trong giai đoạn từ khi Hiệp định Paris năm 1973 được ký kết đến kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975. Những tư liệu mà chính quyền Sài Gòn và các nguồn báo chí phía bên kia để lại không thể phản ánh đầy đủ về biên niên sự kiện, về nguyên nhân thất bại của chế độ Việt Nam Cộng hòa kể từ sau khi Mỹ rút quân khỏi miền Nam, đặc biệt là trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 của quân và dân ta. Nhưng qua tư liệu mà chính quyền Sài Gòn và báo chí phía bên kia để lại được chắt lọc trình bày trong cuốn sách là có giá trị tham khảo, giúp cho người đọc có thêm nguồn tư liệu đối chiếu, qua đó càng hiểu thêm về cuộc chiến ở Việt Nam. Năm 2012, Nxb Chính trị Quốc gia phối hợp cùng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II thuộc Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước tổ chức biên soạn, xuất bản bộ sách: Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn (2 tập): Tập 1 “Đánh và đàm (1968-1972)” và Tập 2 “Ký kết và thực thi (1973- 1975)”. Tập 1 gồm ba phần: Tiến trình đi đến bàn đàm phán tại Paris; Hoa Kỳ leo thang chiến tranh – đàm phán trên thế mạnh; Chặng cuối của đàm phán. Tập hai gồm ba phần: Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973; Thực thi Hiệp định; Ngừng chiến, không ngừng bắn. Cuốn sách được biên soạn trên cơ sở nghiên cứu, tuyển chọn và hệ thống hóa các tài liệu lưu trữ (những báo cáo, tường trình, sắc lệnh, nghị định,…) của chính quyền Sài Gòn về quá trình đàm phán, kí kết và thực thi Hiệp định Paris nhằm chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Trong đó, nhiều tài liệu có tính chất tuyên truyền theo mục đích, quan điểm và cách nhìn nhận của phía đối phương, do đó có thể có những sự kiện chưa thật sự chính xác. Tuy nhiên, qua cuốn sách này, độc giả và các
  14. 7 nhà nghiên cứu có thể tiếp cận với nguồn sử liệu gốc của Việt Nam Công hòa góp phần tìm hiểu, so sánh, đối chiếu, làm sáng tỏ hơn nhiều vấn đề, đặc biệt hiểu rõ hơn âm mưu của Hoa Kì và chính quyền Sài Gòn trong cuộc đàm phán về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, cũng như âm mưu tái can thiệp vào Việt Nam của Mĩ sau Hiệp định Paris. Đây là cuốn sách lần đầu tiên công bố những tài liệu gốc của chính quyền Sài Gòn liên quan đến quá trình đàm phán tại Paris về Việt Nam giai đoạn 1968 – 1973. Với kinh nghiệm nhiều năm công tác trong ngành ngoại giao và nghiên cứu lịch sử ngoại giao, đồng thời là một nhân chứng, người trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán Hội nghị Paris, tác giả Nguyễn Khắc Huỳnh đã tập hợp tư liệu và viết cuốn “Nghệ thuật ngoại giao Việt Nam với cuộc đàm phán Paris” (Nxb Chính trị quốc gia, 2012). Cuốn sách gồm một số bài viết, bài nghiên cứu đã được chọn lọc và xuất bản của tác giả trong những năm gần đây và một số bài tham luận tại các cuộc hội thảo trong và ngoài nước nhân dịp kỷ niệm ngày ký Hiệp định Paris về Việt Nam. Bằng những phân tích sắc sảo, những luận chứng súc tích, tác giả tập trung trình bày và làm rõ thêm một số vấn đề, sự kiện lớn trong quan hệ quốc tế, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và quá trình diễn ra cuộc đàm phán Paris. Năm 2013, nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Viện Lịch sử quân sự Việt Nam xuất bản bộ “Lịch sử kháng chiến chống Mĩ, cứu nước 1954-1975”, gồm 9 tập, 42 chương và hơn 3.800 trang. Toàn bộ tác phẩm phản ánh một cách tương đối toàn diện và sinh động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, từ nguyên nhân, quá trình chuyển chiến lược, đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mĩ cho đến thắng lợi cuối cùng năm 1975 và phân tích nguyên nhân và bài học lịch sử. Trong đó, tập VIII mang tiêu đề Toàn thắng phản ánh tiến trình lịch sử ở giai đoạn cuối cùng 1973 – 1975, phản ánh cuộc đấu tranh cam go đòi Mĩ và Việt Nam Cộng hòa phải thi hành Hiệp định Paris, giai đoạn toàn thắng của sự nghiệp kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta chống lại tên đế quốc đầu sỏ của thời đại.
  15. 8 Ngoài những công trình nghiên cứu trên đây, còn có nhiều bài viết được đăng trên các báo, tạp chí ít nhiều có đề cập đến những nội dung liên quan đến Hiệp định Paris, quá trình quân, dân ta đấu tranh đòi Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa thi hành Hiệp định ở nhiều góc độ khác nhau: “Vừa đánh, vừa đàm trong chống Mĩ, cứu nước” (Phan Hiển, Tạp chí Lịch sử quân sự, tháng 1, 1988); “Hà Nội - Sài Gòn - Washington xuân 1975”, Trần Trọng Trung, Tạp chí Lịch sử quân sự, tháng 2, 1990); “Mĩ - Ngụy đẩy mạnh bình định lấn chiếm sau Hiệp định Pari, 1973 - 1974” (Trần Quốc Trung, Tạp chí Lịch sử quân sự, tháng 2, 1993); “Quân Mĩ vào, Quân Mĩ ra” (Nguyễn Quốc Dũng, Tạp chí Lịch sử quân sự, tháng 1, 1993)… Như vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc Việt Nam nói chung; nghiên cứu về Hiệp định Paris 1973, quá trình vi phạm hiệp định của Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, cuộc đấu tranh đòi Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa thi hành Hiệp định Paris 1973 của quân, dân ta nói riêng dưới nhiều góc độ khác nhau (các công trình nghiên cứu theo vấn đề hoặc trình bày dưới dạng bài viết cá nhân…). Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trên và khai thác nguồn tài liệu lưu trữ, tôi muốn đi sâu tìm hiểu, hệ thống và phục dựng bức tranh lịch sử về cuộc đấu tranh của quân và dân Việt Nam đòi Mĩ, Chính quyền Sài Gòn thi hành hiệp định từ tháng 1/1973 đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, thống nhất nước nhà. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam và cuộc đấu tranh của quân và dân Việt Nam đòi Mĩ, chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Paris. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Thời gian nghiên cứu đề tài chủ yếu là từ tháng 1/1973 đến tháng 4/1975, đây là khoảng thời gian rất quan trọng, là giai đoạn cuối trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Không gian nghiên cứu đề tài là cuộc đấu tranh của quân, dân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam nói chung, nhưng chủ yếu tập trung vào cuộc đấu tranh của quân,
  16. 9 dân ta ở miền Nam Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quân sự. 4. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 4.1. Mục đích Nghiên cứu đề tài nhằm phục dựng một cách toàn diện và khách quan về quá trình Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa vi phạm Hiệp định Paris và cuộc đấu tranh của quân và dân ta đòi thi hành hiệp định từ năm 1973 đến năm 1975. Qua đó, góp phần làm rõ thêm tính chính nghĩa trong cuộc đấu tranh của quân và dân ta nhằm loại bỏ những trở lực trong quá trình thi hành Hiệp định Paris, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước với dấu mốc chiến thắng lịch sử ngày 30 tháng 4 năm 1975. 4.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung hướng đến giải quyết những nhiệm vụ sau: - Làm rõ âm mưu và hành động vi phạm Hiệp định Paris 1973 của Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. - Tái hiện lại một cách khách quan, toàn diện quá trình đấu tranh của quân, dân Việt Nam đòi Mĩ, Chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Paris, làm rõ những chủ trương, sách lược của Đảng trong việc chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ trên mặt trận ngoại giao trong những năm 1973 – 1975. - Rút ra những bài học kinh nghiệm trong cuộc đàm phán Paris và cuộc đấu tranh chống Mĩ, chính quyền Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1973 - 1975. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic để giải quyết các vấn đề đặt ra: - Sử dụng Phương pháp lịch sử nhằm trình bày quá trình phát triển của các sự kiện, vấn đề theo một trình tự liên tục về thời gian để tái hiện bức tranh lịch sử từ Hội đàm Paris đến kí kết hiệp định, quá trình vi phạm Hiệp định Paris của Mĩ, chính quyền Việt Nam Cộng hòa và cuộc đấu tranh đòi thi hành hiệp định của quân, dân ta trong giai đoạn 1973 – 1975. - Phương pháp logic giúp kết hợp, xâu chuỗi các sự kiện một cách linh hoạt, nghiên cứu tổng quát các sự kiện, hiện tượng lịch sử, loại bỏ yếu tố ngẫu nhiên,
  17. 10 không cơ bản để có thể trình bày vấn đề một cách đầy đủ, hệ thống. Đồng thời, qua đó xác định độ tin cậy và giá trị của các sự kiện cũng như làm rõ được tính chất và ý nghĩa cuộc đấu tranh của quân và dân ta sau Hiệp định Paris. - Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để tổng hợp các thông tin có trong các nguồn tài liệu, lựa chọn, phân tích giá trị của các sự kiện liên quan đến đề tài và trình bày vấn đề theo hệ thống, so sánh giữa đối tượng này với đối tượng khác trong những điều kiện, hoàn cảnh xác định chi phối chúng. 6. Nguồn tư liệu Nguồn sử liệu sẽ được khai thác và sử dụng trong luận văn gồm có: - Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố (sách, báo, hồi kí, các bài viết…). - Các văn kiện của Đảng, Chính phủ trong thời kỳ chống Mỹ, đặc biệt trong những năm 1973 – 1975. - Các tài liệu của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975) lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia II… 7. Đóng góp của luận văn - Phục dựng quá trình đấu tranh đầy cam go và quyết liệt của quân, dân ta đòi Mĩ và Việt Nam Cộng hòa thi hành Hiệp định Paris, quá trình gạt bỏ những cản trở để tiến tới thống nhất đất nước (1973 – 1975). - Bổ sung nguồn tư liệu về chiến tranh Việt Nam nói chung về cuộc đấu tranh của quân và dân ta trên mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao trong những năm 1973 - 1975 nói riêng; đặc biệt là nguồn tài liệu gốc của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. - Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là nguồn tham khảo thiết thực phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu trong các trường trung học phổ thông của Thành phố Hồ Chí Minh… 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục thì phần Nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương:
  18. 11 Chương 1. Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và sự vi phạm Hiệp định của Mĩ và chính quyền Sài Gòn Chương 2. Cuộc đấu tranh trên mặt trận chính trị - ngoại giao đòi Mĩ và Chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Paris (1973 – 1975) Chương 3. Cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975)
  19. 12 Chương 1. HIỆP ĐỊNH PARIS 1973 VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM VÀ SỰ VI PHẠM HIỆP ĐỊNH CỦA MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN 1.1. Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam 1.1.1. Hoàn cảnh đi đến đàm phán tại Paris Từ cuối năm 1964, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ đứng trước nguy cơ thất bại. Tổng thống Mĩ – L. Johnson quyết định đưa quân Mĩ và quân đồng minh Mĩ vào tham chiến ở miền Nam, tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc trên qui mô lớn. Đưa quân vào chiến trường miền Nam, Mĩ hi vọng sẽ giữ được lợi ích ở Đông Nam Á và thế giới, sẽ nhanh chóng giành thắng lợi trong chiến lược quân sự mới của mình. Mĩ chủ trương đưa quân quân vào và rút ra nhanh, giành thắng lợi trong thời gian ngắn (18 tháng). Ngày 4/8/1964, Mĩ dựng lên sự kiện Hải quân Việt Nam tấn công Hải quân Mĩ trong Vịnh Bắc bộ, tạo cớ cho Quốc hội Mĩ thông qua Nghị quyết Đông Nam Á cho phép Tổng thống Mĩ quyền hỗ trợ bất kì quốc gia Đông Nam Á nào bị đe dọa bởi cộng sản. Trong thông điệp đầu năm 1965, Tổng thống Johnson tuyên bố chính thức đưa quân đội viễn chinh vào miền Nam Việt Nam với lí do “vì nước bạn yêu cầu, vì phải giữ cam kết 10 năm trước đây, vì an ninh bản thân nước Mĩ và hòa bình châu Á” (Cục văn thư và lưu trữ Nhà nước – TTLTII, 2012). Đến tháng 12/1967, số quân Mĩ có mặt tại miền Nam Việt Nam là 497.498 quân, cùng với 60.276 quân các nước đồng minh Mĩ nâng tổng số quân đội nước ngoài tham chiến ở miền Nam Việt Nam lên 557.774 quân (TTLTII, Hồ sơ 15829). Trong hai năm 1966 – 1967, Mĩ đã viện trợ hàng tỉ đô la và hàng triệu tấn vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, nhằm tăng quân số cũng như nâng cao sức mạnh cho chính quyền Sài Gòn. Tháng 3/1968, quân số quân đội Sài Gòn là 781.074. Tổng số lực lượng liên quân Mĩ – VNCH lên đến 1.375.474 quân, nâng tỉ lệ tương quan lực lượng giữa liên quân Mĩ – VNCH với Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam là 4 – 1 (TTLTII, Hồ sơ 16201). Năm 1965, Tổng chỉ huy quân viễn chinh Mĩ tại miền Nam Việt Nam đề ra chiến lược quân sự “tìm diệt” (Search/Seek and destroy) nhằm tiêu diệt quân cách
  20. 13 mạng, kết hợp với chiến lược “bình định”, tấn công, chiếm giữ các vị trí, căn cứ của quân cách mạng. Tướng W. Westmoreland tin tưởng sẽ hoàn thành bình định miền Nam Việt Nam vào cuối năm 1966. Nhưng kết thúc mùa khô 1965 – 1966, chiến lược “tìm diệt” và “bình định” của Mĩ không đem lại hiệu quả như Mĩ mong muốn. Trước tình hình đó, để trấn an dư luận, tháng 1/1967, Tổng thống L. Johnson tuyên bố: “Hoa Kì sẵn sàng đi bất cứ nơi nào vào bất cứ lúc nào để gặp gỡ miền Bắc bàn định hòa bình” (TTLTII, Hồ sơ 864). Ngày 28/1/1967, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh khẳng định lập trường của Việt Nam DCCH: “Nếu Hoa Kì thành thật muốn có một cuộc hòa đàm, họ phải trước hết chấm dứt vô điều kiện các cuộc oanh tạc và các hành vi gây chiến chống miền Bắc” (TTLTII, Hồ sơ 864). Trái ngược với các tín hiệu “hòa đàm”, liên quân Mĩ – VNCH vẫn tiếp tục huy động tối đa tiềm lực quân sự vào chiến lược “tìm diệt” và “bình định”. Từ đầu năm 1967, liên quân Mĩ – VNCH đã mở nhiều cuộc hành quân “tìm diệt”, trong đó có các cuộc hành quân quan trọng đánh thẳng vào căn cứ cách mạng nhằm tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta (lớn nhất là cuộc hành quân Junction City). Mĩ và chính quyền Sài Gòn còn sử dụng chất độc hóa học để khai quang vào căn cứ cách mạng, đặc biệt ở vùng rừng núi. Tuy nhiên, đến cuối năm 1967, các mục tiêu cơ bản của chiến lược “tìm diệt” và “bình định” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn đều không đạt được. Liên quân Mĩ – VNCH ngày càng bị sa lầy và bị tổn thất nặng nề. Dư luận Mĩ phản đối chiến tranh ngày càng mạnh mẽ, đòi chính quyền thực hiện đàm phán, chấm dứt can thiệp vào Việt Nam. Để xoa dịu dư luận và đánh lạc hướng, Tổng thống L. Johnson không ngừng rêu rao Hoa Kì sẵn sàng đàm phán ở bất cứ nơi nào, bất cứ khi nào và đổ lỗi cho Chính phủ nước Việt Nam DCCH không chịu hòa đàm. Mĩ tiếp tục đưa quân viễn chinh sang chiến trường Việt Nam. Đến ngày 31/3/1968, lực lượng quân viễn chinh Mĩ và quân đồng minh Mĩ ở miền Nam Việt Nam lên đến 594.673 quân (tăng 36.899 quân so với năm 1967). Điều này cho thấy chính quyền Johnson quyết tâm tìm kiếm thắng lợi trong cuộc chiến tranh bằng sức mạnh quân sự. Ngày 27/12/1967, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh phản bác những luận điệu xuyên tạc của chính quyền Mĩ: “Chúng ta sẽ mở cuộc đàm phán khi Mĩ chứng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0