Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Đảng Bộ tỉnh Đăk Lăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật người dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến năm 2004
lượt xem 20
download
Mục tiêu đề tài: tổng kết những kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn có thể bước đầu vận dụng vào việc xây dựng nguồn nhân lực cán bộ KHKT người DTTS trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Đảng Bộ tỉnh Đăk Lăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật người dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến năm 2004
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TĨNH §¶ng bé tØnh ®¨kl¨k l·nh ®¹o c«ng t¸c ®µo t¹o c¸n bé khoa häc - kü thuËt ng−êi d©n téc thiÓu sè tõ n¨m 1996 ®Õn 2004 Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 60 22 56 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỮU CÁT HÀ NỘI - 2009
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu ñược sử dụng trong luận văn là trung thực và tin cậy. Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2009 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tĩnh
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐĂKLĂK VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ KHOA HỌC-KỸ THUẬT NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (1996-2004) 7 1.1. Đặc ñiểm tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Đăklăk 7 1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ñào tạo cán bộ khoa học-kỹ thuật người dân tộc thiểu số 14 1.3. Sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Đăklăk về ñào tạo cán bộ khoa học-kỹ thuật người dân tộc thiểu số 29 Chương 2: KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH ĐĂKLĂK LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ KHOA HỌC-KỸ THUẬT NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (1996-2004) 46 2.1. Kết quả và nguyên nhân của những thành công và hạn chế 46 2.2. Kinh nghiệm lãnh ñạo công tác ñào tạo cán bộ khoa học-kỹ thuật người dân tộc thiểu số 71 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện ñại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội DTTS : Dân tộc thiểu số GDĐT : Giáo dục và ñào tạo KHKT : Khoa học-kỹ thuật XHCN : Xã hội chủ nghĩa UBND : Ủy ban nhân dân
- DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Trang Bảng 2.1: Học sinh ĐăkLăk theo học dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang từ 1999-2004 48 Bảng 2.2: Đội ngũ cán bộ KHKT có trình ñộ từ cao ñẳng trở lên phân theo giới tính và trình ñộ ñào tạo năm 2004 56 Bảng 2.3: Đội ngũ cán bộ KHKT có trình ñộ từ cao ñẳng trở lên phân theo hình thức ñào tạo và nơi ñào tạo năm 2004 57 Bảng 2.4: Số lượng cán bộ KHKT qua các năm 58 Bảng 2.5: Đội ngũ cán bộ KHKT có trình ñộ từ cao ñẳng trở lên phân theo thành phần dân tộc năm 2004 59 Bảng 2.6: Cán bộ có trình ñộ từ cao ñẳng trở lên là người DTTS phân theo giới tính và trình ñộ ñào tạo năm 2008-2009 60 Bảng 2.7: Cán bộ có trình ñộ từ cao ñẳng trở lên là người DTTS phân theo chuyên ngành ñào tạo năm 2008-2009 61
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của ñề tài Trong suốt quá trình lãnh ñạo, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác ñịnh vấn ñề dân tộc là một trong những vấn ñề có tính chiến lược của cách mạng và thực hiện chính sách dân tộc với những nguyên tắc cơ bản là: “Bình ñẳng, ñoàn kết, tương trợ giúp ñỡ nhau cùng phát triển”. Biểu hiện của nguyên tắc ñó trong thời kỳ ñẩy mạnh CNH, HĐH là việc tập trung xây dựng vùng dân tộc và miền núi phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa, xã hội, vững mạnh về chính trị, an ninh-quốc phòng, xứng ñáng với vị trí chiến lược ñặc biệt quan trọng của cả nước. Để ñưa vùng dân tộc và miền núi phát triển nhanh và bền vững tiến kịp miền xuôi, làm cho ñồng bào DTTS ñược hưởng ngày càng ñầy ñủ hơn những quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa thì vấn ñề có ý nghĩa quyết ñịnh là phải có ñội ngũ cán bộ. Việt Nam ñang ở trong thời kỳ phát triển mới - thời kỳ ñẩy mạnh CNH, HĐH do ñó KHKT là một nguồn lực quan trọng của sự nghiệp CNH, HĐH. Điều này khẳng ñịnh, vận hội cũng như nguy cơ của vùng dân tộc và miền núi gắn liền với công tác ñào tạo, bồi dưỡng ñội ngũ cán bộ DTTS nói chung và cán bộ KHKT người DTTS nói riêng ñủ về số lượng ñảm bảo về chất lượng. Chính ñội ngũ cán bộ này là lực lượng nòng cốt, hạt nhân ñưa ñường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ñi vào cuộc sống, lãnh ñạo ñồng bào các DTTS từng bước làm chủ quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở ñịa phương. Họ ñem sự hiểu biết KHKT của mình truyền bá rộng rãi cho ñồng bào DTTS. Họ là những chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa và KHKT; góp tài góp sức ñể cải tiến bộ mặt xã hội của vùng ñồng bào DTTS, làm cho ñồng bào mình sản xuất và công tác theo khoa học và ñời sống của chính họ ñược văn minh. Cán bộ KHKT người DTTS còn là cầu nối giữa ñảng và dân, là một trong những “kênh” làm cho Đảng gắn bó
- 2 với dân, gần gũi với dân. Vai trò của cán bộ KHKT người DTTS không chỉ thể hiện trong phát triển kinh tế mà còn ñảm bảo cho việc giữ vững an ninh- quốc phòng. ĐăkLăk là một tỉnh miền núi thuộc Tây Nguyên, tại thời ñiểm trước khi chia tách thành hai tỉnh (ĐăkLăk và ĐăkNông) có 44 dân tộc anh em chung sống, chiếm 29,5% tổng dân số cả tỉnh, trong ñó 19,31% là ñồng bào DTTS tại chỗ. ĐăkLăk có một vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh và quốc phòng. Quán triệt chính sách dân tộc của Đảng cũng như nhận thức ñược tầm quan trọng của KHKT ñối với sự phát triển của tỉnh, trong quá trình lãnh ñạo Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk ñã tập trung chỉ ñạo công tác ñào tạo cán bộ KHKT người DTTS nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh ñể ñưa ñồng bào các dân tộc thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, từng bước xây dựng cuộc sống văn minh, hạnh phúc, góp phần xây dựng CNXH và ñảm bảo quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, ñây là nhiệm vụ rất khó khăn, từ năm 1996-2004 ở ĐăkLăk ñã diễn ra hai cuộc bạo loạn chính trị năm 2001 và 2004, ñiều ñó bộc lộ một số tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở ĐăkLăk mà trước hết là sự yếu kém về ñội ngũ cán bộ DTTS nói chung và cán bộ KHKT người DTTS nói riêng. Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh ñạo công tác ñào tạo cán bộ KHKT người DTTS một cách khoa học, ñúng ñắn và toàn diện sẽ giúp chúng ta rút ra ñược những kinh nghiệm có tính khả thi ñể lãnh ñạo, chỉ ñạo việc ñào tạo nguồn nhân lực này một cách có hệ thống nhằm phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH bảo ñảm cho chính trị, an ninh-quốc phòng ñược giữ vững, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống về vật chất và tinh thần cho ñồng bào DTTS. Xuất phát từ những lý do trên, Tôi chọn ñề tài: “Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh ñạo công tác ñào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật người dân tộc thiểu số từ năm 1996 ñến 2004” làm luận văn tốt nghiệp.
- 3 2. Tình hình nghiên cứu liên quan ñến ñề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quan ñến ñề tài như: - Bộ Khoa học công nghệ và môi trường (1996), Chiến lược CNH, HĐH ñất nước và cách mạng công nghệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - TS. Trịnh Quang Cảnh (2005), Phát huy vai trò ñội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số nước ta trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - PGS.TS. Trương Minh Dục (2005), Một số vấn ñề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - GS.TS. Lê Hữu Nghĩa (2001), Một số vấn ñề về xây dựng ñội ngũ cán bộ lãnh ñạo chủ chốt cấp huyện người các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - PTS. Danh Sơn (1999), Quan hệ giữa phát triển khoa học công nghệ với phát triển kinh tế-xã hội trong CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. - Ủy Ban khoa học xã hội Việt Nam, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân ĐăkLăk (1990), Vấn ñề phát triển kinh tế xã hội các dân tộc thiểu số ở ĐăkLăk, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. - TS. Lê Phương Thảo, PGS, TS. Nguyễn Cúc, TS. Doãn Hùng (2005), Xây dựng ñội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ ñẩy mạnh CNH, HĐH - Luận cứ và giải pháp, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Một số luận văn, luận án chuyên ngành Triết học, Lịch sử có bàn ñến nội dung của ñề tài: - Trịnh Quang Cảnh (2002), Trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong công cuộc ñổi mới (chủ yếu ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc), Luận án tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Phạm Ngọc Đại (2008), Quá trình lãnh ñạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ các tỉnh Nam Tây Nguyên từ năm 2001-2006, Luận văn thạc sỹ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- 4 - Lê Nhị Hòa (2002), Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh ñạo xây dựng ñội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị cấp cơ sở thời kỳ ñổi mới (1986-2000), Luận văn thạc sỹ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Phạm Đức Kiên (2006), Đảng lãnh ñạo công tác ñào tạo ñội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật ở miền Bắc 1960-1975, Luận văn thạc sỹ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Nguyễn Thị Tứ (1993), Mấy vấn ñề chủ yếu của chính sách giáo dục và ñào tạo ñối với các ñồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Bài viết của nhiều tác giả ñược ñăng tải trên các tạp chí như: - Đặng Ngọc Dinh (1998), “Vấn ñề ñịnh hướng chiến lược phát triển khoa học công nghệ nước ta”, Tạp chí Cộng sản, (3), tr. 35. - Lại Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Mỹ Trang (2005), “Chính sách cử tuyển - Một chủ trương ñúng trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta về phát triển giáo dục, ñào tạo ở vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số”, Tạp chí Dân tộc học, (2), tr. 27. - Nguyễn Đình Hòa (2004), “Vai trò của khoa học, kỹ thuật ñối với sự phát triển của xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Cộng sản, (21), tr. 31. - GS.VS. Đặng Hữu (1990), “Tăng cường sự lãnh ñạo của Đảng ñối với khoa học-công nghệ”, Tạp chí Cộng sản, (8), tr. 2. - Nguyễn Hữu Ngà (2005), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức dân tộc thiểu số trong thời kỳ ñẩy mạnh CNH, HĐH”, Tạp chí Dân tộc học, (3), tr. 50. - Vũ Thị Hoài Nghiêm (2008), “Phát triển giáo dục và ñào tạo trong vùng ñồng bào dân tộc thiểu số”, Tuyên giáo, (2), tr. 44. Những tài liệu nêu trên chỉ ñề cập ñến việc xây dựng ñội ngũ cán bộ người DTTS nói chung ở các cấp và các ñịa phương khác nhau, cũng như vai trò của khoa học kỹ thuật trong giai ñoạn hiện nay, chưa có công trình khoa
- 5 học nào nghiên cứu về sự lãnh ñạo của Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk ñối với công tác ñào tạo cán bộ KHKT người DTTS từ năm 1996-2004. Tuy nhiên, những công trình khoa học, bài viết kể trên là cơ sở ñể tác giả tham khảo và kế thừa trong việc thu thập, xử lý nguồn tài liệu và phương pháp luận trong quá trình thực hiện ñề tài. 3. Mục ñích, nhiệm vụ của luận văn Mục ñích Tổng kết những kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn có thể bước ñầu vận dụng vào việc xây dựng nguồn nhân lực cán bộ KHKT người DTTS trên ñịa bàn tỉnh ĐăkLăk ñáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ ñẩy mạnh CNH, HĐH. Nhiệm vụ - Trình bày một số quan ñiểm, chủ trương, ñường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk về công tác ñào tạo cán bộ KHKT người DTTS từ năm 1996 ñến 2004. - Phân tích và làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk chỉ ñạo công tác ñào tạo cán bộ KHKT người DTTS thời kỳ 1996-2004. - Nêu lên những thành tựu, hạn chế và tổng kết kinh nghiệm của Đảng bộ trong quá trình lãnh ñạo công tác ñào tạo cán bộ KHKT người DTTS ở tỉnh ĐăkLăk thời kỳ 1996-2004. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Thời gian: Từ năm 1996 ñến năm 2004. Nội dung: Đường lối lãnh ñạo và tổ chức chỉ ñạo thực hiện công tác ñào tạo cán bộ KHKT người DTTS. Địa bàn khảo sát chủ yếu: 2 cơ sở ñào tạo trên ñịa bàn tỉnh ĐăkLăk là Trường Đại học Tây Nguyên và Trường Cao ñẳng Sư phạm; cán bộ KHKT người DTTS có trình ñộ từ cao ñẳng trở lên ñang công tác tại các sở, ban, ngành, viện, trường, các tổ chức, ñoàn thể xã hội, doanh nghiệp trên ñịa bàn tỉnh ĐăkLăk (trừ các ñơn vị lực lượng vũ trang).
- 6 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan ñiểm, ñường lối của Đảng về chính sách dân tộc, cán bộ dân tộc và KHKT, cán bộ KHKT. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành như thống kê, so sánh, ñồng ñại, lịch ñại, phân tích, tổng hợp … 6. Những ñóng góp về khoa học của luận văn - Giải ñáp những vấn ñề còn tồn tại trong quá trình lãnh ñạo, chỉ ñạo của Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk về công tác ñào tạo cán bộ DTTS và cán bộ KHKT người DTTS - Một vấn ñề chưa ñược nghiên cứu nhiều. - Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch ñịnh các chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, UBND tỉnh ĐăkLăk nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung về công tác ñào tạo ñội ngũ cán bộ KHKT người DTTS. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Tổng kết những kinh nghiệm có tính ñịnh hướng ñể nâng cao nhận thức, chất lượng và hiệu quả của công tác ñào tạo cán bộ DTTS nói chung và cán bộ KHKT người DTTS nói riêng ở ĐăkLăk. - Kết quả của luận văn góp phần vào việc nghiên cứu và giảng dạy các chuyên ñề của môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở ñầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.
- 7 Chương 1 ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐĂKLĂK VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ KHOA HỌC - KỸ THUẬT NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (1996-2004) 1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐĂKLĂK Tỉnh ĐăkLăk nằm ở phía Tây Nam của dãy Trường Sơn, phía Bắc giáp với tỉnh GiaLai; phía Nam giáp với hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước; phía Đông giáp với hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp với Vương quốc Cămpuchia. ĐăkLăk có nhiều tuyến giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ và tỉnh Munñunkiri (Cămpuchia). ĐăkLăk nằm ở trung tâm Cao Nguyên, với diện tích là 13.125 km2 và ở ñộ cao trung bình là 500m so với mặt nước biển, trong ñó diện tích ñất lâm nghiệp có 1.019.847ha, ñất nông nghiệp diện tích 28.906ha, ñất trồng cây lâu năm 160.488ha và hàng vạn hécta ñồng cỏ, có nhiều cánh ñồng cỏ chạy dài, nhiều ñầm hồ rộng lớn (lớn nhất là hồ Lăk với diện tích 750ha, hồ EaSoup với diện tích 400ha), Hệ thống sông suối ở ĐăkLăk khá phong phú, lớn nhất là sông Sêrêpốc. Do ñó, tiềm năng thủy ñiện cũng là một thế mạnh của ĐăkLăk. Việc xây dựng các công trình thủy ñiện sẽ làm tăng sản lượng ñiện, góp phần phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu trên ñịa bàn tỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tạo tiền ñề cho giao thông phát triển, giao lưu văn hóa xã hội, cải thiện ñời sống vật chất và tinh thần, tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho ñồng bào các dân tộc. Quan trọng nhất là nó mở ra cơ hội cho các dân tộc tiếp xúc với ñời sống hiện ñại và dần từng bước xóa bỏ các thủ tục lạc hậu. Vùng Cao Nguyên Buôn Ma Thuột và các khu vực phụ cận có ñịa hình tương ñối bằng phẳng, ñất ñai phì nhiêu. Diện tích ñất ñỏ bazan ở ĐăkLăk có hơn 704.000ha, có diện tích rừng và ñất rừng lớn nhất ñất nước với
- 8 1.215.000ha (chiếm 62,2% diện tích ñất tự nhiên), có nhiều tài nguyên sinh vật phong phú, ña dạng như Vườn Quốc gia YokĐôn; Với thế mạnh về tài nguyên ñất ñai, rừng, lâm sản, ĐăkLăk là vùng ñất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày, ñặc biệt là các loại cây có giá trị xuất khẩu cao như cao su, cà phê … chăn nuôi ñại gia súc và kinh doanh tổng hợp nghề rừng. Khí hậu ở ĐăkLăk tương ñối ôn hòa, nhiệt ñộ trung bình hàng năm là 240C. Lượng chiếu sáng dồi dào với cường ñộ tương ñối ổn ñịnh, lượng mưa trung bình 1700 - 2000mm/ năm. Độ ẩm trung bình 81%, khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 ñến tháng 11 chiếm trên 70% lượng mưa cả năm, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Mùa khô từ tháng 12 ñến tháng 4, ñộ ẩm giảm, gió ñông bắc thổi mạnh từ cấp 4 ñến cấp 6, lượng bốc hơi lớn gây ra khô hại nghiêm trọng. Vì vậy, yếu tố giữ và cấp nước trong mùa khô có vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. ĐăkLăk là tỉnh còn trữ lượng lớn tài nguyên, khoáng sản chưa ñược khai thác nhiều như: chì, vàng, sét cao lanh, than bùn, … nhưng ñáng kể nhất là quặng bôxít tự nhiên có trữ lượng khoảng 5,4 tỷ tấn với hàm lượng ôxít nhôm khoảng 35-40%, sét cao lanh trữ lượng 60 triệu tấn phân bổ ở Ma’Đrắc, Buôn Ma Thuột, Sét làm ngói trữ lượng trên 50 triệu tấn tập trung ở huyện KrôngAna, Buôn Ma Thuột, Ma’Đrắc và nhiều nơi khác trong tỉnh. Ngoài ra còn có các khoáng sản khác như: vàng ở huyện EaKar, chì ở huyện EaH’leo, phốtpho ở Buôn Đôn, than bùn chủ yếu ở CưM’Gar cùng các loại ñá quý, ñá ốp lát, cát ñá xây dựng có trữ lượng không lớn phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh. Điều kiện tự nhiên vốn có ñã tạo ra thế mạnh cho tỉnh ĐăkLăk, nhưng do trình ñộ còn nhiều hạn chế, nên các DTTS bản ñịa ñã không khai thác ñược thế mạnh phục vụ cho cuộc sống mà chủ yếu vẫn là dựa vào săn bắt, hái lượm những sản phẩm sẵn có trong tự nhiên và canh tác sản xuất nhưng hiệu quả thấp nên ñời sống của ñại bộ phận các DTTS bản ñịa còn hết sức khó khăn. Để phát huy ñược nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có của tỉnh, vấn ñề
- 9 căn cốt hiện nay là cần có một ñội ngũ cán bộ KHKT ñặc biệt là cán bộ KHKT người DTTS ñể họ hướng dẫn cho DTTS bản ñịa, vận dụng những tri thức khoa học vào việc khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có của ñịa phương mình. Trước khi chia tách tỉnh (2004), ĐăkLăk gồm 18 huyện và 1 thành phố. Dân số trên 1,7 triệu người, dân tộc kinh chiếm 44%, DTTS chiếm 56%, mật ñộ dân số là 135 người/ km2, trong ñó số dân làm nông nghiệp và sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Kinh tế ĐăkLăk nhìn chung chậm phát triển, công nghiệp, dịch vụ manh mún thiếu tập trung, tỷ trọng ñóng góp của nông nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh cao. Tốc ñộ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong 5 năm 2001-2005 ñạt 8,05%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân xấp xỉ 5,18%/ năm trong giai ñoạn 2001-2005. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh gồm các mặt hàng nông sản như: cà phê, tiêu, ñiều, ong mật, gỗ, cao su … trong ñó, các mặt hàng cà phê, ngô, gỗ, bông có sản lượng ñứng ñầu cả nước, ñặc biệt sản phẩm cà phê ĐăkLăk là mặt hàng nổi tiếng trên thế giới ñã xuất khẩu sang 83 quốc gia và vùng lãnh thổ, thâm nhập ñược vào cả những thị trường khó tính, có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như EU, Mỹ, Nhật … Tuy nhiên, những mặt hàng xuất khẩu của ĐăkLăk ñều ở dạng thô nên hiệu quả kinh tế không cao, ñiều ñó ñòi hỏi cần ñầu tư xây dựng những nhà máy chế biến những sản phẩm ñó ở dạng tinh ñể xuất khẩu. Muốn làm ñược vậy cần quan tâm ñến chính sách ñào tạo và thu hút những cán bộ KHKT về lĩnh vực này. Xã hội Tây Nguyên nói chung và ĐăkLăk nói riêng là sự ñan xen giữa những yếu tố của xã hội truyền thống với hiện ñại. Tính chất cư trú ñan xen giữa các tộc người là một hiện tượng phổ biến ở ĐăkLăk, nó không chỉ dừng lại ở cấp ñộ xã, phường, thị trấn mà còn xuống tận các buôn, làng, thôn, xóm. Và kéo theo là sự ña dạng, phong phú về phong tục, tập quán, truyền thống
- 10 văn hóa, truyền thống với ñầy ñủ tính chất hai mặt của nó. Như vậy, sự ña dạng về thành phần dân tộc, sự ñan xen về ñịa bàn cư trú là một nét nổi bật của các DTTS ở ĐăkLăk. ĐăkLăk là một trong những tỉnh có số lượng thành phần dân tộc ñông nhất nước. Hiện ĐăkLăk có 44 dân tộc anh em chung sống, chiếm 29,5% tổng dân số cả tỉnh, trong ñó 19,31% là ñồng bào DTTS tại chỗ (Êñê, M’Nông, GiaJai). Êñê dân tộc bản ñịa chiếm tỷ lệ cao nhất là 14,8% so với các DTTS khác. Trong các DTTS ở nhiều vùng khác nhau di cư vào thì dân tộc Tày, Nùng chiếm tỷ lệ lớn nhất gần 6%. Có 7 dân tộc có số dân trên 1 vạn người là Êñê, M’Nông, GiaJai, Tày, Nùng, Thái, Mường. Khoảng cách về trình ñộ phát triển giữa các dân tộc tương ñối cao. Một số dân tộc ñã ñạt tới trình ñộ tiên tiến, nhưng vẫn còn một bộ phận vẫn còn mới chỉ vừa qua giai ñoạn canh tác, ñốt, phát, chọc, trỉa. Chính vì vậy, sự phân hóa giữa các dân tộc thể hiện rõ nét hơn sự phân hóa trong nội bộ từng dân tộc, rõ nét nhất là giữa dân tộc kinh với các DTTS bản ñịa. Sự phân hóa ñang có xu hướng tăng dần không chỉ giữa các dân tộc và trong nội bộ một dân tộc, mà còn giữa các khu vực và các vùng trong tỉnh. Đặc ñiểm này ñòi hỏi phải có ñội ngũ cán bộ KHKT người DTTS ở nhiều trình ñộ khác nhau, nhiều tộc người khác nhau và phải có khả năng nhạy cảm với các vấn ñề về dân tộc và quan hệ dân tộc, biết giải quyết nhanh, ñúng ñắn, có hiệu quả trong quá trình chuyển ñổi từ thói quen sản xuất lạc hậu sang vận dụng KHKT vào sản xuất không ngừng nâng cao hiệu quả của sản xuất tăng năng xuất lao ñộng. Có thể nói ñây là một yêu cầu không thể thiếu ñược ñối với người cán bộ KHKT là người DTTS ở ĐăkLăk. ĐăkLăk là một vùng văn hóa giàu bản sắc và phong phú của nhiều dân tộc anh em trong ñại gia ñình các dân tộc Việt Nam. Nó vừa ña dạng ñan xen; vừa thống nhất, kết hợp hài hòa với nhau tạo nên một bản sắc ñộc ñáo, tinh tế, một phong cách ñặc thù với 3 dòng văn hóa chính:
- 11 - Văn hóa bản ñịa của các dân tộc Trường Sơn - Tây Nguyên - Văn hóa của các DTTS phía Bắc - Văn hóa của dân tộc Việt, mang ñủ sắc thái 3 miền Bắc - Trung - Nam. Cả ba dòng văn hóa này ñang phát triển, giao thoa, ñan xen, bồi ñắp cho nhau tạo nên nền văn hóa ĐăkLăk phong phú, ña dạng, ñậm ñà bản sắc dân tộc. Văn hóa làng buôn ở ĐăkLăk là sự hội tụ của văn hóa nhà dài (Êñê, M’Nông), văn hóa nhà rông (GiaJai, XêĐăng), văn hóa nhà sàn của các DTTS phía Bắc và văn hóa ñình làng của người Việt. Nơi ñây vừa có hương ước (quy ước) làng thể hiện sự gắn bó trong cộng ñồng từ lâu ñời, vừa thể hiện sự giao kết giữa các cộng ñồng trong việc thực hiện nếp sống văn minh, gia ñình văn hóa trong sự nghiệp ñổi mới hiện nay. Nói ñến văn hóa các dân tộc ĐăkLăk không thể không nói ñến văn hóa cồng chiêng hết sức ñộc ñáo, với sự hội nhập của các dàn chiêng Knar (Êñê), GôngPế (M’Nông), Aráp (XêĐăng, GiaJai) tạo nên một bản hợp sướng giàu âm ñiệu của núi rừng Tây Nguyên. Là một trong những dân tộc bản ñịa lâu ñời ở ĐăkLăk, người Êñê có một hệ thống lễ hội dân gian hết sức phong phú, ña dạng và ñộc ñáo. Đặc biệt là lễ nghi nông nghiệp theo nông lịch chu kỳ hàng năm như lễ ăn cơm mới, cúng bến nước, cầu mưa, lễ ñâm trâu, lễ mừng ñược mùa … Vấn ñề ñặt ra ở ñây là, hệ thống lễ hội phong phú như vậy vừa chứa ñựng những quan niệm mê tín dị ñoan cần ñược xóa bỏ nhưng cũng bao hàm chứa ñựng ý nghĩa nhân văn, giáo dục ñạo ñức và ý thức cộng ñồng của các thành viên buôn làng, cần ñược tiếp tục nghiên cứu và cải biến cho phù hợp với nhu cầu ñời sống văn hóa mới. Một nét ñặc sắc trong văn hóa các dân tộc ở ĐăkLăk là các Sử thi. Nội dung của các Sử thi mang ñậm tính lịch sử, trong ñó các sinh hoạt xã hội, tín ngưỡng, phong tục tập quán ñược miêu tả cụ thể và sinh ñộng bằng những lời văn vần xúc tích, trau chuốt và mang tính nghệ thuật cao. Các Sử thi thường
- 12 ñược kể trong các lễ hội cầu chúc sức khỏe, lễ cơm mới, các lễ hội sau mùa gặt hái … phản ánh khát vọng tự do của con người hướng về cội nguồn tổ tiên, cội nguồn dân tộc; về ý thức cộng ñồng buôn làng. Các nội dung này có ý nghĩa quan trọng ñối với việc giáo dục thế hệ trẻ, hình thành mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên một cách hài hòa, góp phần trong việc tạo dựng phẩm chất khoan dung, sự ñoàn kết gắn bó và tính cộng ñồng bền chặt xây dựng quê hương giàu ñẹp hơn. Người Êñê theo chế ñộ mẫu hệ, con cái tính theo dòng mẹ, lấy họ mẹ. Trong cuộc sống gia ñình, vai trò của người phụ nữ trở thành chính yếu, từ việc nắm giữ kinh tế, nuôi dạy con cái, tổ chức cuộc sống, còn người ñàn ông chỉ lo nương rẫy. Chính sự phân công xã hội từ bản sắc văn hóa cộng ñồng này ñã ảnh hưởng ñến nhân cách của người DTTS hiện nay theo hai chiều: tâm lý tự ti thụ ñộng. Mặt khác, tuy người vợ có vị thế quan trọng trong gia ñình nhưng trong quan hệ xã hội thì người ñàn ông vẫn giữ vị trí quan trọng. Cho nên nam giới vẫn dễ thoát ly, nữ giới vẫn dễ bị cột chặt vào công việc gia ñình, dòng họ. Thực tế này ñã ảnh hưởng ñến việc xây dựng ñội ngũ cán bộ nữ người DTTS. Sống trong một xã hội mà ý thức cộng ñồng bao giỡ cũng là tính trội so với ý thức sống và làm việc theo pháp luật; những tàn tích của gia ñình mẫu hệ vẫn còn tồn tại; những thói quen và tập tục lạc hậu từ ngàn ñời vẫn níu kéo con người làm cho người cán bộ DTTS bàng quang trước cái mới và ngại thay ñổi. Yếu tố xã hội truyền thống này ảnh hưởng không nhỏ ñến việc hình thành nhân cách, tâm lý của người cán bộ DTTS, chỉ dừng lại ở tư duy trực quan, cảm tính mà không vươn tới tư duy lý luận, tư duy khoa học, làm cho năng lực cá nhân chưa ñược phát triển một cách ñầy ñủ. ĐăkLăk chịu sự chi phối rất lớn bởi ñặc ñiểm tình hình của một ñịa bàn miền núi, biên giới, nơi có nhiều thành phần dân tộc và tôn giáo ñang
- 13 hoạt ñộng; là ñịa bàn tập trung ñầy ñủ các yếu tố về dân tộc, tôn giáo, biên giới hết sức phức tạp và nhạy cảm. Tỉnh có 10 xã của 6 huyện tiếp giáp với tỉnh Munñunkiri với 193km ñường biên giới. Có 24,6% dân số theo tôn giáo, trong ñó Công giáo 214.425 người, Phật Giáo 123.619 người, Tin lành 135.836 người, Cao Đài 4.200 người, Hòa Hảo 175 người; có mối liên quan và ảnh hưởng mật thiết với yêu cầu xây dựng và bảo vệ khu vực Tây Nguyên cũng như của cả nước. Sự ổn ñịnh và phát triển của ĐăkLăk gắn liền với sự ổn ñịnh và phát triển của cả khu vực Tây Nguyên và trong cả nước. Với vị trí chiến lược của mình, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, ĐăkLăk luôn là một trong những ñịa bàn mà các lực lượng thù ñịch chống phá quyết liệt, tìm cách chia rẽ khối ñại ñoàn kết dân tộc, làm suy yếu chế ñộ XHCN do Đảng ta lãnh ñạo. Trong thời gian gần ñây, các thế lực phản ñộng quốc tế ñã và ñang lợi dụng vấn ñề dân tộc, tôn giáo ñể ñẩy mạnh việc thực hiện diễn biến hòa bình kết hợp với âm mưu bạo loạn lật ñổ ở ĐăkLăk bằng nhiều thủ ñoạn chống phá trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, gia tăng việc truyền ñạo tin lành trái phép. Núp dưới danh nghĩa dân tộc, tôn giáo, các thế lực thù ñịch ra sức xuyên tạc, chia rẽ tổ chức ñảng, chính quyền với ñồng bào các dân tộc, lừa gạt, dụ dỗ, kể cả ñe dọa ñể lôi kéo ñồng bào nhằm gây ra sự mất ổn ñịnh về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vụ bạo loạn mang tính chất chính trị diễn ra vào năm 2001 và 2004 nhằm mục ñích công khai cái gọi là “Nhà nước Đềgar ñộc lập”. Việc phát triển tổ chức “Tin lành Đềgar”, lôi kéo kích ñộng lừa phỉnh ñồng bào vượt biên trái phép sang Cămpuchia, phát tán tờ rơi, viết khẩu hiệu chống chính quyền, chống Đảng … ñều nằm trong âm mưu nói trên. Đặc ñiểm này ñòi hỏi và yêu cầu trong quá trình xây dựng, ñào tạo ñội ngũ cán bộ DTTS nói chung, ñội ngũ cán bộ KHKT người DTTS nói riêng phải hết sức chú ý vấn ñề rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt ñối trung thành với lý tưởng cách mạng, ñề cao cảnh giác, nắm vững và quán triệt
- 14 các quan ñiểm của ñảng về chính sách dân tộc, tôn giáo, ñộc lập dân tộc với an ninh biên giới, phát triển kinh tế gắn liền với ổn ñịnh xã hội và giữ vững chính trị, an ninh, quốc phòng, có khả năng nhạy bén chính trị, khôn khéo và kiên quyết trong xử lý, giải quyết công việc khi có “ñiểm nóng chính trị” xảy ra. Hơn bao giờ hết trong những hoàn cảnh có vấn ñề ñòi hỏi cán bộ, ñảng viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, ñặc biệt là trên ñịa bàn tỉnh ĐăkLăk vốn rất phức tạp bởi âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù ñịch. Tất cả những vấn ñề trên cho thấy, cùng với việc học tập, nâng cao trình ñộ chuyên môn trong nhà trường thì việc giữ vững bản lĩnh chính trị, không ngừng rèn luyện tu dưỡng ñạo ñức và tư cách có ý nghĩa hết sức quan trọng ñể ñội ngũ cán bộ KHKT người DTTS ở ĐăkLăk ñủ sức vươn lên ñáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng ñặt ra. Những ñặc ñiểm về tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh ĐăkLăk là cơ sở thực tiễn của một trong năm tỉnh ở Tây Nguyên ñể Trung ương Đảng ñề ra ñường lối lãnh ñạo khu vực Tây Nguyên phát triển bền vững và ổn ñịnh chính trị. 1.2. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ KHOA HỌC-KỸ THUẬT NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Sự phát triển của lịch sử nhân loại ñã và sẽ tiếp tục chứng minh KHKT luôn chứa ñựng trong bản thân nó một sức mạnh tiềm tàng, KHKT có thể mang lại cho con người những lợi ích to lớn, song cũng có thể ñặt con người trước những nguy cơ, hiểm họa khôn lường. Mác ñã từng nhấn mạnh ñến những hậu quả, ñặc biệt là về mặt xã hội do sự phát triển của KHKT dưới chủ nghĩa tư bản mang lại. Ngày nay, khi phải ñối mặt với những hậu quả do sự lạm dụng KHKT vì những toan tính vụ lợi, ích kỷ của con người gây ra như ô nhiễm môi trường sống, ngộ ñộc thực phẩm, bệnh tật … chúng ta càng cảm nhận rõ hơn chiều sâu trong tư tưởng của Mác về vấn ñề này. Hơn lúc nào hết, trong thời ñại ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học
- 15 và công nghệ cần phải có ñội ngũ cán bộ KHKT ñể biến sức mạnh tiềm tàng vốn có của KHKT thành hiện thực phục vụ cho cuộc sống của con người ñồng thời chính họ cũng là những người tham gia vào công việc ngăn ngừa, khắc phục những hiểm họa mà chính KHKT tạo ra. Kế thừa những tư tưởng của Mác và Ăngghen, sau khi giành ñược chính quyền, ñể ñáp ứng ñược yêu cầu của công cuộc bảo vệ và xây dựng CNXH, và trong sự nghiệp công nghiệp hóa XHCN, một nhiệm vụ rất mới mẻ ñặt ra trước công nhân và Đảng của giai cấp công nhân ñó là nhiệm vụ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế nhằm xây dựng thắng lợi CNXH. Lênin ñã tiến hành ñánh giá, sắp xếp lại, ñào tạo, bồi dưỡng ñội ngũ cán bộ cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. Lênin rất chú ý ñến việc rèn luyện, ñào tạo ñội ngũ cán bộ, ñảng viên trẻ, ñó là những người có khả năng tiếp thu nhanh kiến thức về KHKT, quản lý kinh tế-xã hội, quản lý nhà nước, là những người kế thừa sự nghiệp lãnh ñạo ñất nước, lãnh ñạo cách mạng trong tương lai, ñó là nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước Xôviết. Lênin nêu rõ: Tiến tới xóa bỏ sự phân công giữa người và người, ñồng thời giáo dục, huấn luyện và trau dồi nên lớp người có tri thức về mọi mặt, nghĩa là những người có khả năng làm ñược tất cả mọi việc. Chủ nghĩa cộng sản ñang ñi theo hướng ấy. Còn J.Stalin thì cho rằng: Bản thân chúng ta cần phải trở thành những nhà chuyên môn, những người làm chủ công việc; chúng ta cần phải hướng về phía những trí thức kỹ thuật; ñấy là phía mà cuộc sống ñang ñẩy chúng ta ñi tới … Đã ñến lúc gấp rút chúng ta phải hướng về kỹ thuật … bản thân chúng ta phải trở thành những nhà chuyên môn, những người thông hiểu kỹ thuật, bản thân chúng ta phải trở thành những người hoàn toàn làm chủ ñược công tác kinh tế. Bình ñẳng dân tộc là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong Cương lĩnh về vấn ñề dân tộc của Lênin. Đây là một sự bình ñẳng hoàn toàn, một sự bình ñẳng toàn diện giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 177 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 203 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 147 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 168 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 150 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 199 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 175 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn