intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đào tạo và nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở Đại học Quốc gia Hà Nội (1974-2014)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:144

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nhằm trình bày khái quát công tác đào tạo đại học, sau đại học cũng như hoạt động nghiên cứu khoa học Lịch sử Đảng suốt 40 năm hình thành và phát triển, trên cơ sở đó, khẳng định những thành tựu, hạn chế, và rút ra kinh nghiệm cho công tác đào tạo và nghiên cứu Lịch sử Đảng tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đào tạo và nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở Đại học Quốc gia Hà Nội (1974-2014)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ======================= NGUYỄN THANH HẢI ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (1974-2014) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ======================= NGUYỄN THANH HẢI ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (1974-2014) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam M ố: Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Đăng Tri HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Ngô Đăng Tri, có kế thừa một số kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về luận văn của mình. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Học viên Nguyễn Thanh Hải
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ của các thầy cô giáo khoa Lịch sử của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Ngô Đăng Tri - Trưởng bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Khoa Lịch sử) đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Học viên Nguyễn Thanh Hải
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam ĐHKHXH Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội ĐHKHTN Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHTHHN Đại học Tổng hợp Hà Nội DTDCND Dân tộc dân chủ nhân dân GDĐT Giáo dục đào tạo NCKH Nghiên cứu khoa học NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản Th.s Thạc sĩ TS Tiến sĩ Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ giảng dạy lý luận TTBDCBGDLL chính trị TƯ Trung ương UBND Ủy ban Nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 5 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài ................................................................... 7 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.................................................................. 7 . Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu chính .................................... 8 6. Bố cục ........................................................................................................... 8 Chƣơng : ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐẢNG Ở ĐẠI HỌC TỔNG HỢP HÀ NỘI (TỪ NĂM 974 ĐẾN NĂM 99 ) ........................... 9 1.1 Đào tạo và nghiên cứu Lịch sử Đảng ở Bộ môn Lịch sử Đảng, Khoa Lịch sử (từ năm 974 đến năm 98 ) ............................................................ 9 1.1.1 Quá trình hình thành Bộ môn Lịch sử Đảng, Khoa Lịch sử .............. 9 1.1.2 Đào tạo và nghiên cứu tại Bộ môn Lịch sử Đảng từ năm 1974 đến 1985 ... 16 1.2 Đào tạo và nghiên cứu Lịch sử Đảng từ năm 98 đến năm 99 ......... 22 1.2.1 Tại Bộ môn Lịch sử Đảng thuộc Khoa Lịch sử .................................... 22 1.2.2 Tại Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.............................................................................. 31 Tiểu kết ........................................................................................................... 39 Chƣơng : ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐẢNG Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (TỪ NĂM 99 ĐẾN 2014) ..................................... 41 . Đào tạo và nghiên cứu Lịch sử Đảng ở Bộ môn Lịch sử Đảng, Khoa Lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn .......................... 41 2.1.1 Đào tạo và nghiên cứu từ năm 1996 đến năm 2005............................ 41 2.1.2 Đào tạo và nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2014............................ 48 . Đào tạo và nghiên cứu Lịch sử Đảng ở Bộ môn Lịch sử Đảng, Trung 1
  7. tâm Đào tạo, Bồi dƣỡng giảng viên lý luận chính trị ................................. 57 2.2.1 Đào tạo và nghiên cứu từ năm 1996 đến năm 2005............................ 57 2.2.2 Đào tạo và nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2013............................ 67 Tiểu kết ........................................................................................................... 72 Chƣơng : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ............................................ 73 3.1 Nhận xét chung ........................................................................................ 73 3.1.1 Về thành tựu .......................................................................................... 73 3.1.2 Về hạn chế ............................................................................................. 83 3.2 Kinh nghiệm và các vấn đề đặt ra ......................................................... 89 3.2.1 Kinh nghiệm .......................................................................................... 89 3.2.2 Một số vấn đề đặt ra .............................................................................. 94 Tiểu kết ........................................................................................................... 98 KẾT LUẬN .................................................................................................. 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 104 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 109 2
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bộ môn khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thuộc Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (trước đây là Đại học Tổng hợp Hà Nội) được thành lập năm 1974 với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo cử nhân Lịch sử Đảng. Từ năm 1988, Bộ môn Lịch sử Đảng, Khoa Lịch sử đảm nhiệm thêm chức năng giảng dạy môn Lịch sử Đảng cho toàn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1995, Đại học Tổng hợp Hà Nội tách thành 2 trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHKHXH&NV) và Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN), Bộ môn Lịch sử Đảng thuộc Khoa Lịch sử, ĐHKHXH&NV. Năm 1996 Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị (TTĐTBDGVLLCT) của Đại học Quốc gia Hà Nội) thành lập, Đại học Quốc gia Hà Nội lúc này có 2 Bộ môn Lịch sử Đảng: Bộ môn Lịch sử Đảng, Khoa Lịch sử dạy môn Lịch sử Đảng (sau là môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam) cho sinh viên hai trường ĐHKHXHNV và ĐHKHTN, đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng; Bộ môn Lịch sử Đảng của Trung tâm làm nhiệm vụ dạy môn Lịch sử Đảng (sau là Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam) cho sinh viên các trường, khoa còn lại của Đại học Quốc gia Hà Nội, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng. Năm 2013, Trung tâm ĐTBDGVLLCT giải thể, Bộ môn Lịch sử Đảng của Trung tâm sáp nhập vào Bộ môn Lịch sử Đảng của Khoa Lịch sử. Bộ môn Lịch sử Đảng Khoa Lịch sử lúc này vừa làm chức năng Bộ môn chuyên ngành của Khoa Lịch sử đó là: đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ lịch sử; vừa làm chức năng của Bộ môn Lý luận chính trị là dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho toàn Đại học Quốc gia Hà Nội. Qua 40 năm đào tạo và nghiên cứu khoa học (1974-2014), Bộ môn 3
  9. Lịch sử Đảng của Đại học Tổng hợp và sau là Đại học Quốc gia Hà Nội đã đạt được những thành tựu to lớn về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Về đào tạo, hai Bộ môn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (nay là môn Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam) cho toàn thể sinh viên của trường Đại học Tổng hợp và Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong đào tạo chuyên ngành, hai Bộ môn đã trở thành địa chỉ hàng đầu, uy tín, tin cậy trong đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng, đã đào tạo hàng ngàn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ Lịch sử Đảng, góp phần cung cấp đội ngũ cán bộ chất lượng cho các trường Đại học, viện nghiên cứu và hệ thống chính trị các cấp. Về nghiên cứu khoa học, hai Bộ môn đã chủ trì và tham gia biên soạn thành công nhiều công trình có giá trị cao về Lịch sử Đảng như: “Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, “Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam”, “Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh”, “82 năm Đảng Cộng sản Việt Nam, những chặng đường”, “Đảng với vấn đề nông dân, nông thôn, nông nghiệp thời kỳ 1930-1945”… Tuy vậy, hiện nay Bộ môn Lịch sử Đảng cũng như các ngành khoa học khác đang đứng trước những yêu cầu cấp bách cần giải quyết: đổi mới chương trình và hệ thống chuyên đề đại học, sau đại học; về sự thống nhất nhận thức một số sự kiện lịch sử Đảng; về bổ sung đội ngũ cán bộ giáo viên; về kết hợp giữa nhiệm vụ của Bộ môn chuyên ngành thuộc Khoa Lịch sử với chức năng kiêm nhiệm giảng dạy môn “Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam” cho toàn ĐHQGHN,… Năm 2014 là năm kỷ niệm 40 năm thành lập Bộ môn lịch sử Đảng ở Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là mốc lịch sử hết sức quan trọng của Bộ môn nói riêng và của ngành lịch sử Đảng trên cả nước nói chung. Trong dòng chảy lịch sử 40 năm, Bộ môn đã có rất nhiều đóng góp cũng như những kinh 4
  10. nghiệm quý báu, đặc biệt trong vấn đề đào tạo và nghiên cứu khoa học. Xuất phát từ thực tiễn trên đây, tôi quyết định chọn đề tài “Đào tạo và nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở Đại học Quốc gia Hà Nội (1974-2014)” nhằm trình bày khái quát công tác đào tạo đại học, sau đại học cũng như hoạt động nghiên cứu khoa học Lịch sử Đảng suốt 40 năm hình thành và phát triển, trên cơ sở đó, khẳng định những thành tựu, hạn chế, và rút ra kinh nghiệm cho công tác đào tạo và nghiên cứu Lịch sử Đảng tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 2. Lịch ử nghiên cứu vấn đề Bộ môn Lịch sử Đảng tại Đại học Quốc gia Hà Nội có quá trình phát triển lâu dài, mang ý nghĩa lớn. Bởi vậy, đã có một số cuốn sách, bài báo, tạp chí hay những bài viết đề cập đến những nội dung liên quan với mức độ và cách tiếp cận khác nhau, tiêu biểu như: Về Bộ môn Lịch sử Đảng ở Khoa Lịch sử, Đại học KHXHNV: Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) Quá trình xây dựng và trưởng thành, PGS.TS Vũ Quang Hiển, Tạp chí Lịch sử Đảng số 10-2006; Bộ môn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam những cố gắng và thành tựu, PGS.TS Ngô Đăng Tri NXB CTQG, Hà Nội, 1996... Trong các bài viết này, các tác giả đã đề cập đến tình hình công tác tổ chức đội ngũ cán bộ, cũng như công tác đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học của Bộ môn qua các thời kỳ; đây là những bài viết có tính khái quát cao, trình bày tổng quan về Bộ môn, tuy nhiên, trong một bài viết ngắn gọn lại đề cập nhiều vấn đề nên vấn đề đào tạo và nghiên cứu khoa học chưa được đề cập sâu rộng. Về công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học các môn lý luận chính trị nói chung và Bộ môn Lịch sử Đảng ở Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng: Vận dụng quan điểm đối ngoại của Đại hội IX trong giảng dạy môn Lịch sử 5
  11. Đảng Cộng sản Việt Nam, trong tác phẩm Quán triệt, vận dụng Nghị quyết Đại hội IX, nâng cao chất lượng giảng dạy lí luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB CTQG, Hà Nội, 2002; Phương pháp nêu vấn đề trong dạy và học Lịch sử Đảng, PGS. TS Vũ Quang Hiển, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1-2007, in lại trong sách Về phương pháp nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008; Quá trình nhận thức của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bài trong sách Quán triệt, vận dụng quan điểm Đại hội X của Đảng vào giảng dạy các môn lí luận chính trị, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007; Đổi mới phương pháp dạy và học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam theo học chế tín chỉ, Hội thảo khoa học “Giảm tải, nâng cao chất lượng dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh (trong các trường đại học, cao đẳng)”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007; Bàn về phương thức kiểm tra, đánh giá môn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội thảo khoa học Giảng dạy các môn lí luận chính trị ở các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, 2007; Mấy suy nghĩ về nhiệm vụ giảng viên môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, HTKH “Những vấn đề lí luận và thực tiễn của đào tạo theo tín chỉ các môn lí luận chính trị ở Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay”, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lí luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội, 5-2009… Những cuốn sách hay những bài viết được đề cập trên đây, hầu hết là viết về vấn đề phương pháp giảng dạy và hiệu quả các môn lý luận chính trị; nhưng chưa có luận văn chuyên sâu nào về công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của Bộ môn Lịch sử Đảng ở Đại học Quốc gia Hà Nội từ khi thành lập (1974) cho đến nay (2014). Vì vậy công trình nghiên cứu này của tôi hoàn toàn có ích và hữu dụng, đóng góp sự nghiên cứu của mình vào nghiên cứu khoa học Lịch sử Đảng nói 6
  12. chung và công tác đào tạo, nghiên cứu Lịch sử Đảng tại Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài * Mục đích Làm rõ quá trình đào tạo và nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại học Quốc gia Hà Nội, qua đó đúc rút ra những kinh nghiệm cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo Lịch sử Đảng hiện nay. * Nhiệm vụ + Tập trung sưu tầm, tập hợp, hệ thống hóa tư liệu về đào tạo và nghiên cứu về Lịch sử Đảng ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây và ở ĐHQGHN hiện nay. + Trình bày quá trình hoạt tổ chức-hoạt động đào tạo và nghiên cứu của Bộ môn Lịch sử Đảng Khoa Lịch sử và Bộ môn Lịch sử Đảng thuộc Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, ĐHQGHN. + Tổng kết thành tựu, hạn chế trong 40 năm đào tạo và nghiên cứu Lịch sử Đảng, trên cơ sở đó rút ra các kinh nghiệm chủ yếu, đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm đổi mới kết cấu môn học, chương trình môn học, giáo trình và phương pháp giảng dạy môn Lịch sử Đảng ở Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của Đại học Quốc gia Hà Nội * Phạm vi nghiên cứu Về thời gian : từ năm 1974 đến năm 2014 Về không gian: Đại học Quốc gia Hà Nội Về nội dung: Hoạt động đào tạo và nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại học Quốc gia Hà Nội. 7
  13. . Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu chính Cơ sở lý luận Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm và giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận sử học Macxit, trong đó chủ yếu dùng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp hai phương pháp đó. Đồng thời khóa luận cũng sử dụng các phương pháp như: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tế... Nguồn tư liệu Các văn kiện, báo cáo tổng kết của Đảng và Nhà nước về công tác nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị. Các báo cáo, công trình tổng kết, đề án của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội(cũ), trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về công tác đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học. Các báo cáo tổng kết, kế hoạch về tình hình đào tạo, nghiên cứu khoahọc của Khoa Lịch sử, Bộ môn Lịch sử Đảng, Khoa Lịch sử. Tài liệu khảo sát thực tế và các công trình khoa học có liên quan 6. Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Đào tạo và nghiên cứu Lịch sử Đảng ở Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1974 đến 1995. Chương 2: Đào tạo và nghiên cứu Lịch sử Đảng ở Đại học Quốc gia Hà Nội từ năm 1996 đến 2014. Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm. 8
  14. Chƣơng : ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐẢNG Ở ĐẠI HỌC TỔNG HỢP HÀ NỘI (TỪ NĂM 974 ĐẾN NĂM 1995) 1.1 Đào tạo và nghiên cứu Lịch sử Đảng ở Bộ môn Lịch sử Đảng, Khoa Lịch sử (từ năm 974 đến năm 1985) 1.1.1 Quá trình hình thành Bộ môn Lịch sử Đảng, Khoa Lịch sử Năm 1906, Trường Đại học Đông Dương, tiền thân của ĐHQGHN ngày nay được thành lập theo Quyết định số 1514a, ngày 16/5/1906 của Toàn quyền Đông Dương. Trường ĐH Đông Dương đặt trụ sở tại 19-Lê Thánh Tông-Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, cơ sở này thuộc về Trường ĐHQG Việt Nam; sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc do Trường ĐHTH Hà Nội quản lý, sử dụng và nay là một trong những cơ sở chính của ĐHQGHN. Cùng thời gian đó, Trường ĐHQG Việt Nam khai giảng khoá đầu tiên vào 15/11/1945 dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực đầu tiên được thành lập dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trường Đại học Quốc gia Việt Nam trực tiếp kế thừa truyền thống khoa học và giáo dục của Trường Đại học Đông Dương . Tiếp đó, đến năm 1951, Trường Khoa học Cơ bản (tại Chiến khu Việt Bắc) được thành lập. Đây là một trong những trường tiền thân của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sau này. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2138/TC ngày 4-6-1956 của Thủ tướng Chính phủ, Giáo sư Ngụy Như Kon Tum được bổ nhiệm làm Giám đốc đầu tiên. Ban đầu, Trường chỉ có hai ban là Ban Khoa học và Ban Văn khoa. Ban Văn khoa gồm hai bộ phận tương đối độc lập là văn và sử do GS Trần Đức Thảo phụ trách chung. Một thời gian ngắn sau đó, ngay trong năm 1956, Ban Văn khoa được chia thành hai khoa là Khoa Văn học và Khoa Lịch sử. Khoa Lịch sử chính thức ra đời từ đây, trở 9
  15. thành một trong bốn khoa đầu tiên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đó là một sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền sử học Việt Nam hiện đại. Từ đây, những tên tuổi lớn, những tác phẩm lớn, những lớp lớp cử nhân được đào tạo góp phần to lớn vào công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những ngày đầu mới thành lập, Khoa Lịch sử cũng như Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đứng trước muôn vàn khó khăn vất vả: cơ sở vật chất thiếu thốn, giáo trình, tài liệu tham khảo khan hiếm... Bù lại, trong những ngày đầu xây nền đắp móng này, Khoa có được một đội ngũ các nhà khoa học tài năng và vô cùng tâm huyết với sự phát triển của Khoa và của cả nền sử học nước nhà. Đó là các giáo sư Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh, Trần Văn Giầu. Dưới sự dẫn dắt của các thầy, lớp cán bộ trẻ đầu tiên của Khoa đã nhanh chóng trưởng thành, từng bước đảm nhiệm việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Ngày 15-10-1956 khóa học đầu tiên của trường Đại học Tổng hợp long trọng khai giảng tại giảng đường lớn của khu Đại học Việt Nam tại số 19 đường Lê Thánh Tông, Hà Nội. Hơn 430 sinh viên từ nhiều địa phương trên mọi miền của Tổ quốc đã hân hoan tựu trường. Trong hai năm học đầu tiên (1956-1957 và 1957-1958), vượt qua những thiếu thốn và những khó khăn về nhiều mặt trong buổi đầu xây dựng, cán bộ và sinh viên đã dần dần ổn định nề nếp làm việc, học tập. Việc biên soạn chương trình, giáo trình giảng dạy phù hợp với thực tiễn nước ta. Một số giáo trình tài liệu khoa học của Liên Xô đã được dịch sang tiếng Việt làm tài liệu học tập nghiên cứu cho sinh viên. Cùng thời gian này, một số chuyên gia Liên Xô đã tận tình giúp đỡ đội ngũ cán bộ khoa học nhà trường bồi dưỡng và nâng cao trình độ. Việc mở rộng quy mô đào tạo và sự ổn định từng bước cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức của nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh phong trào 10
  16. dạy tốt, học tốt. Quy mô đào tạo của nhà trường ngày càng được mở rộng, số sinh viên chuyển vào trường từ 430 người năm 1956-1957 tăng lên 967 người năm học 1961-1961. Cùng với đó, chất lượng đào tạo cũng ngày càng được đảm bảo. Đến năm 1960-1961, toàn trường đã có 80 giáo trình của hầu hết các môn học. Đến năm học 1964-1965, “số lượng giáo trình tăng lên nhanh chóng, đạt 203 giáo trình”. Bên cạnh đó, việc xác định mục tiêu đào tạo luôn được đặt ra trong các kỳ đại hội của Đảng bộ và các hội nghị cán bộ công nhân viên chức toàn trường, nhà trường tích cực mời một số chuyên gia giỏi của các nước anh em thuộc hầu hết các ngành sang làm việc để nhanh chóng giúp đỡ nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, nhiều sinh hoạt chuyên đề, trao đổi và tổng kết kinh nghiệm giảng dạy đã được tổ chức nhằ nâng cao chất lượng giảng dạy và chuyên môn cho cán bộ. Trong sinh viên, phong trào tìm chọn phương pháp học tập tốt nhất, phù hợp nhất với yêu cầu học theo lối nghiên cứu ở trường đại học cũng diễn ra sôi nổi. Để kịp thời động viên và khẳng định những cố gắng thành tích chuyên môn của các bộ sinh viên, Ban Giám đốc đã quyết định tổ chức hội nghị khoa học toàn trường lần thứ nhất vào năm 1960 và hội nghị khoa học sinh viên vào năm 1961. Đây là những hội nghị khoa học đầu tiên của ngành đại học. Điều đó khẳng định vai trò của một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học, một nhà trường có phong trào sinh viên có nghiên cứu khoa học sớm nhất, rộng nhất. Những sinh hoạt học thuật ấy từ đây được duy trì đều đặn hàng năm và đạt được kết quả xuất sắc. Các môn giáo dục chính trị tư tưởng được xác định có vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo sinh viên. Thời lượng các môn học chủ nghĩa Mác - Lênin là 113 tiết trong đó dành một phần cho giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. 11
  17. Năm học 1964-1965 diễn ra và kết thúc thắng lợi trong cao trào thi đua “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”. Đồng thời đó cũng là năm học kết thức chặng được đầu tiên trong quá trình xây dựng, trưởng thành của trường ĐHTH Hà Nội. Thành tựu chín năm xây dựng và trưởng thành của trường ĐHTH đã tạo ra cơ sở vật chất và tinh thần để nhà trường có thể vươn lên “hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ trong những giai đoạn kế tiếp”[10;13]. Từ năm 1965, các môn lý luận chính trị được quy định là môn thi bắt buộc với sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học. Tại Đại học Tổng hợp, Bộ môn Mác-Lê nin được thành lập trong đó có Tổ Lịch sử Đảng. Tổ Lịch sử Đảng đảm nhiệm việc giảng dạy môn Lịch sử Đảng cho sinh viên toàn trường, “vận dụng theo chương trình, giáo trình của trường Đảng Nguyễn Ái Quốc Trung ương” [10;13]. Hình thức đào tạo tại chức được tiếp tục mở rộng. Các khoa Văn, Sử, Sinh vật đã mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề cho gần 300 học viên. Để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, đưa phong trào nghiên cứu khoa học vào nề nếp, tháng 5-1966 phòng Nghiên cứu khoa học được thành lập. Cũng trong thời gian này, để mở rộng ảnh hưởng của khoa học cơ bản đối với đòi sống xã hội, trường đã quyết định thành lập “Hội phổ biến khoa học kỹ thuật”. Mỗi khoa thành lập một chi hội, tích cực tuyên truyền phổ biến kinh nghiệm khoa học cho cán bộ sinh viên trong trường và nhiều cơ quan, đơn vị, nhân dân địa phương nơi sơ tán. Hơn 4 năm sống trên rừng núi Bắc Thái, gian nan vất vả, nhưng thầy và trò trường ĐHTHHN vững vàng trước mọi thử thách chủ động sáng tạo và hoàn thành mọi nhiệm vụ chính trị của mình. Đến giữa năm 1970, toàn trường đã trở về cơ sở cũ ở Hà Nội. Giữa lúc nhà trường đang dân đi vào thế ổn định thì tháng 4-1972 đế quốc Mỹ lại ồ ạt ném bom miền Bắc, tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai. Trước 12
  18. tình hình đó, nhà trường nhanh chóng thích ứng với tình hình thời chiến. Từ năm 1972, thực hiện chỉ thị 222/TTg của Thủ tướng Chính phủ, công tác nghiên cứu khoa học và phục vụ thực tế của trường ĐHTHHN bước sang giai đoạn mới. Nhà trường nhanh chóng đón nhận chỉ thị trên nền tảng thuận lợi, hầu hết các khoa đang triển khai nhiều đề tài nghiên cứu thực tế. Sau đợt học tập đầu tiên, hầu như cả trường đã ra quân trên một diện rộng từ khu IV đến Lạng Sơn, trên nhiều địa bàn ác liệt, của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đến năm 1973 toàn trường tập trung về Hà Nội. Trong tình hình cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang tiến nhanh tới ngày toàn thắng, Đại học Tổng hợp Hà Nội cũng bước vào năm học 1974- 1975 với nhiều thay đổi mau lẹ. Ngay từ tháng 3-1973, Đại hội Đảng bộ nhà trường lần thứ 11 đã xác định rõ nhiệm vụ quan trọng của trường trong giai đoạn mới, đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng, nhà trường đã mở rộng thêm một bước hệ thống đào tạo, tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức. Năm học 1974-1975, nhà trường mở thêm khoa kinh tế-chính trị và ngành Lịch sử Đảng (Khoa Lịch sử ). Đội ngũ cán bộ giảng dạy của nhà trường lên tới “585 người, trong đó có 145 tiến sĩ, phó tiến sĩ” [10; 27]. Thời kỳ này nhà trường đã nâng thời gian đào tạo lên 4 năm rưỡi. Việc biên soạn giáo trình và cải tiến chương trình giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu mới trở nên cấp bách. Trong 3 năm (1973-1975) toàn trường đã có “12 giáo trình cơ sở và chuyên đề được in tipô và 19 giáo tình được in rônêo” [10; 25]. Về phía Khoa Lịch sử, Sau khi Hiệp định Paris được ký kết (tháng 1- 1973), Khoa Lịch sử rời Dũng Liệt- Hà Bắc trở về Hà Nội. Khoa tổ chức cho sinh viên nhanh chóng ổn định nơi ăn ở, học tập và đi lao động, thực tập thực tế, nhiều đoàn cán bộ, sinh viên đã vào các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh và vùng giải phóng Quảng Trị để nghiên cứu, lấy tư liệu làm luận án tốt nghiệp. 13
  19. Dự báo nhu cầu đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng sẽ tăng nhanh, dưới sự chỉ đạo của Ban Khoa giáo Trung ương, của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, tháng 9-1974, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã thành lập một Bộ môn mới là Bộ môn Lịch sử Đảng do thầy Hoàng Bá Sách làm chủ nhiệm. Bộ môn được giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ nghiên cứu lịch sử Đảng cho các viện, các ban nghiên cứu lịch sử Đảng ở trung ương và các địa phương, cung cấp giáo viên giảng dạy lịch sử Đảng cho các trường đại học và cao đẳng thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Đối với Khoa Lịch sử, Bộ môn Lịch sử Đảng đóng vai trò là Bộ môn khoa học, “trực tiếp đào tạo sinh viên từ năm thứ nhất, hệ bốn năm rưỡi”. Mặc dù việc giảng dạy và nghiên cứu về Lịch sử Đảng đã có từ lâu ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội do Bộ môn Mác - Lênin đảm nhiệm, tuy nhiên việc nghiên cứu lịch sử Đảng trong bối cảnh hiện tại cần phải được nâng cao và đẩy mạnh hơn nữa. Bởi vậy, quyết định thành lập Bộ môn Lịch sử Đảng tại Khoa Lịch sử là một quyết định đúng đắn của nhà trường cũng như của khoa, trước tiên nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của sinh viên, đồng thời tạo ra không gian học thuật, nghiên cứu lịch sử Đảng một cách độc lập cho cán bộ của Bộ môn. Đồng thời, thành lập Bộ môn là một việc làm thiết thực góp phần vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc và đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Việc đào tạo và nghiên cứu lịch sử Đảng được đẩy mạnh nhiều hơn nhằm phục vụ thực tiễn, cỗ vũ tinh thần yêu nước, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân với Đảng. Những năm 1974-1979, Bộ môn chỉ có thầy Hoàng Bá Sách – chủ nhiệm Bộ môn, thầy Lê Mậu Hãn-Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, trực tiếp đứng lớp, cùng thầy Kiều Xuân Bá, vốn là cán bộ của khoa chuyển công tác lên Vụ công tác Chính trị của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Trợ giảng 14
  20. gồm các cán bộ trẻ như các cử nhân Trần Kim Đỉnh, Đặng Hồng Hạnh, Nguyễn Đình Lê, Ngô Đăng Tri. Đây là số cán bộ trẻ, vốn là sinh viên Khoa Lịch sử, nhập ngũ vào quân đội trong những năm 1971-1972, sau giải phóng miền Nam được phục viên trở lại khoa học tập tại chuyên ngành Lịch sử Đảng mới mở. Trong đợt phong hàm năm 1984, Bộ môn Lịch sử Đảng chỉ có PGS Lê Mậu Hãn. Lớp cán bộ kế tiếp những người thầy đầu tiên của Bộ môn vốn là sinh viên tốt nghiệp các khóa 18, 19, 20 và 21 (Trần Kim Đỉnh, Nguyễn Đình Lê, Đặng Hồng Hạnh, Ngô Đăng Tri, Vũ Quang Hiển, Đinh Trung Kiên, Nguyễn Hồng Phúc, Hoàng Hồng) phải vừa làm vừa học trong tình hình kinh tế xã hội khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Lực lượng vừa lớn lên đã không được duy trì nguyên vẹn. Bước vào những năm 80, trong khó khăn chung của đất nước, của ngành giáo dục, Khoa Lịch sử nói chung và Bộ Lịch sử Đảng nói riêng phải chịu hậu quả trực tiếp và hết sức nặng nề của cơ chế quan liêu bao cấp và những đòi hỏi ngặt nghèo của cơ chế thị trường. Do khó khăn trong đời sống kinh tế mà nhìn chung trong xã hội sự quan tâm đên ngành Sử nói chung cũng như đến giáo dục truyền thống bị suy giảm nghiêm trọng. Số lượng sinh viên theo học bị giảm mạnh mẽ. Giai đoạn 1974-1985 là những năm đầy thử thách khắc nghiệt về vật chất, nhưng thầy và trò của Bộ môn Lịch sử Đảng, xác định rõ nhiệm vụ: tin tưởng vào vào Đảng, chính quyền, giữ vững tinh thần, đồng thời tích cực giảng dạy, nghiên cứu, phục vụ cho khoa học Lịch sử Đảng nước nhà. Với sự kiên trì, nỗ lực của mình, Bộ môn sớm khẳng định vai trò của mình, trở thành một địa chỉ tin cậy, được Bộ giao nhiệm vụ đào tạo lớp chuyên tu, nâng cao trình độ cho gần 40 cán bộ giảng dạy Lịch sử Đảng của các trường đại học trong cả nước. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2