Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đời sống kinh tế, văn hóa của người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2018)
lượt xem 2
download
Cấu trúc luận văn gồm phần Mở đầu, Kết Luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1 - Khái quát về huyện Hải Hà và người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh; Chương 2 - Đời sống kinh tế của người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2018); Chương 3 - Đời sống văn hóa của người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2018). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đời sống kinh tế, văn hóa của người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2018)
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ THỊ THÙY ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DAO THANH PHÁN Ở HUYỆN HẢI HÀ TỈNH QUẢNG NINH (1986 - 2018) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ THỊ THÙY ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DAO THANH PHÁN Ở HUYỆN HẢI HÀ TỈNH QUẢNG NINH (1986 - 2018) Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 8229013 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THỊ MỸ HẠNH THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đề tài Đời sống kinh tế, văn hóa của người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2018) là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Thị Mỹ Hạnh. Kết quả trong đề tài này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ công trình nào khác mà không trích dẫn. Đề tài này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này của mình. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Lê Thị Thùy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS Hoàng Thị Mỹ Hạnh, cùng các thầy cô trong Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban Nhân dân huyện Hải Hà, Ủy ban Nhân dân huyện Đầm Hà, Ủy ban Nhân dân xã Đường Hoa, Ủy ban Nhân dân xã Quảng Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi hoàn thành Luận văn. Trong thời gian đi thực tế, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các già làng, trưởng bản và những người cung cấp thông tin ở huyện Hải Hà, huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, ngày 11 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Lê Thị Thùy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ............................................................ iv CÁC BẢNG BIỂU........................................................................................................ v MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 2 3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 4 5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 5 6. Bố cục luận văn......................................................................................................... 5 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HẢI HÀ VÀ NGƯỜI DAO THANH PHÁN Ở HUYỆN HẢI HÀ TỈNH QUẢNG NINH .................................... 6 1.1. Khái quát về huyện Hải Hà.............................................................................. 6 1.1.1. Vài nét về lịch sử hình thành huyện Hải Hà .................................................... 6 1.1.2. Vị trí địa lí tự nhiên và dân cư ......................................................................... 9 1.2. Vài nét về người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh .......... 14 1.2.1. Nguồn gốc tộc người ..................................................................................... 14 1.2.2. Dân số và phân bố dân cư .............................................................................. 16 1.2.3. Đặc điểm đời sống kinh tế, văn hóa của người Dao Thanh Phán huyện Hải Hà trước năm 1986 ................................................................................. 19 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 22 Chương 2. ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI DAO THANH PHÁN Ở HUYỆN HẢI HÀ TỈNH QUẢNG NINH (1986 - 2018)............................ 24 2.1. Nông nghiệp................................................................................................... 24 2.1.1. Trồng trọt ....................................................................................................... 24 2.1.2. Chăn nuôi ....................................................................................................... 33 2.2. Lâm nghiệp .................................................................................................... 35 2.3. Các nghề thủ công ......................................................................................... 37 2.4. Săn bắn, hái lượm và thu nhặt lâm thổ sản .................................................... 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2.5. Buôn bán và trao đổi hàng hóa ...................................................................... 44 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 47 Chương 3. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DAO THANH PHÁN Ở HUYỆN HẢI HÀ TỈNH QUẢNG NINH (1986-2018).............................. 48 3.1. Văn hóa vật chất ............................................................................................ 48 3.1.1. Ẩm thực ......................................................................................................... 48 3.1.2. Trang phục ..................................................................................................... 51 3.1.3. Nhà ở.............................................................................................................. 56 3.1.4. Phương tiện đi lại, vận chuyển ...................................................................... 58 3.2. Văn hóa xã hội ............................................................................................... 59 3.2.1. Hình thức gia đình ......................................................................................... 59 3.2.2. Dòng họ ......................................................................................................... 60 3.2.3. Làng bản ........................................................................................................ 61 3.3. Văn hóa tinh thần ........................................................................................... 65 3.3.1. Quan niệm về sinh đẻ và nuôi con ................................................................. 65 3.3.2. Tập quán cưới xin .......................................................................................... 66 3.3.3. Tập quán ma chay (Chẩu miên) ..................................................................... 69 3.3.4. Lễ tết .............................................................................................................. 72 3.3.5. Chữ viết ......................................................................................................... 78 3.3.6. Văn học nghệ thuật và tri thức dân gian ........................................................ 81 3.3.7. Tín ngưỡng .................................................................................................... 85 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 92 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 96 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN VIẾT LÀ ĐỌC LÀ DT Dân tộc ĐHSP Đại học Sư phạm HĐND Hội đồng Nhân dân Nxb Nhà xuất bản Tr Trang UBND Ủy Ban Nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tên một số xã, thị trấn thuộc tỉnh Quảng Ninh năm 1979 .........................8 Bảng 1.2. Tổng số nhân khẩu chia theo dân tộc đến ngày 31/12/2018 ....................13 Biểu 2.1. Các mặt hàng mua bán của người Dao Thanh Phán ................................ 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ ngàn đời nay, 54 dân tộc anh em đã chung sống gắn bó trên dải đất hình chữ S - Việt Nam; trong đó, dân tộc Dao nằm trong nhóm các dân tộc theo ngôn ngữ, nhóm ngôn ngữ Hmông-Dao, với chữ viết riêng là Nôm Dao. Hiện nay, dân tộc Dao sống ở hầu hết các tỉnh miền núi miền Bắc nước ta như Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Quảng Ninh… Trong quá trình hình thành, phát triển của dân tộc Dao, kinh tế và văn hóa có mối liên hệ mật thiết với nhau, đóng vai trò quan trọng là nền tảng của mỗi quốc gia dân tộc. Kinh tế là tổng hòa của các mối quan hệ tương tác giữa con người và xã hội, liên quan trực tiếp đến sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người. Mỗi tộc người đều dựa vào điều kiện, đặc trưng riêng mà hình thành nên những đặc trưng kinh tế riêng. Ngoài ra, giữa các ngành kinh tế cũng có sự giao thoa, đan xen, hỗ trợ nhau trong quá trình vận động và phát triển. Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong tiến trình lịch sử, biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Có thể nói, văn hóa đóng vai trò quan trọng cho việc định hướng một nền kinh tế vững mạnh. Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2009 của Tổng cục Thống kê, dân tộc Dao ở nước ta có 751.067 người, đứng thứ 9 trong cộng đồng 54 dân tộc thiểu số Việt Nam, được xếp vào nhóm 10 dân tộc nhiều người nhất nước ta. Theo số người dân tộc thiểu số phân theo địa phương thời điểm ngày 1/7/2015, dân tộc Dao có 832.461 người. Bằng sự đoàn kết, sức sáng tạo, dân tộc Dao ở Việt Nam đã xây dựng cho mình một đời sống kinh tế, văn hóa đặc thù của cư dân ở vùng núi cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên và truyền thống của dân tộc mình. Huyện Hải Hà là huyện miền núi biên giới giáp biển về phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh. Huyện có 11 dân tộc anh em sinh sống như Kinh, Dao, Sán Dìu, Sán chỉ, Tày, Hoa, Nùng… Mỗi dân tộc đều mang bản sắc, văn hóa rất riêng và độc đáo. Trong đó, tộc người Dao là tộc người đông dân thứ 2 của huyện sau người Kinh. Tính đến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- năm 2018, dân tộc Dao chiếm khoảng 18,7 % dân số của cả huyện. Văn hóa tộc người ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là văn hóa của người Dao (Dao Thanh Phán và Dao Thanh Y) rất đa dạng, đặc sắc. Trong những năm qua, tộc người Dao chủ yếu sinh sống ở các xã như Quảng Sơn, xã Quảng Đức, Quảng Phong... Bản thân được sinh ra và lớn lên tại huyện Hải Hà. Qua việc nghiên cứu, tác giả cũng muốn đóng góp phần vào việc tìm hiểu kinh tế, văn hóa của người Dao Thanh Phán ở Việt Nam nói chung, huyện Hải Hà nói riêng, cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Đây cũng sẽ là nguồn tư liệu quý để phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử địa phương. Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đời sống kinh tế, văn hóa của người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2018)” làm đề tài nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề dân tộc Dao đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu ở những góc độ khác nhau. Trước tiên, phải kể đến cuốn “Người Dao ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, xuất bản năm 1971 của các tác giả Bế Viết Đẳng - Nguyễn Khắc Tụng - Nông Trung - Nguyễn Nam Tiến. Cuốn sách mới đề cập đến người Dao và những phong tục tập quán của người Dao nói chung. Cuốn sách “Một số vấn đề người Dao Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Văn Vinh, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc năm 1998 là kết quả của quá trình sưu tầm tư liệu, kế thừa các công trình nghiên cứu liên quan, khảo sát thực tế người Dao ở Quảng Ninh. Nội dung cuốn sách đề cập về dân tộc Dao, các vấn đề tổng kết thực tiễn mà bộ đội biên phòng Quảng Ninh đã rút được trong quá trình hoạt động bảo vệ biên cương ở vùng người Dao Quảng Ninh. Cuốn “Địa chí Quảng Ninh” gồm 3 tập của Tỉnh ủy - Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, do Nhà xuất bản Thế giới phát hành: Tập 1 xuất bản năm 2001, đề cập đến tự nhiên, dân cư và lịch sử truyền thống của Quảng Ninh. Tập 2 xuất bản năm 2002, đề cập đến chính trị và kinh tế của cả tỉnh. Tập 3 đề cập đến văn hóa, xã hội của cả tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Cuốn “Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán Huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh với phát triển du lịch” của Tô Thị Nga năm 2018, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Văn hóa, của Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương nghiên cứu về người Dao Thanh Phán ở huyện Bình Liêu, nhưng chủ yếu tập trung tìm hiểu cách để phát triển du lịch, chưa đề cập nhiều đến đời sống kinh tế của dân tộc Dao Thanh Phán. Năm 2018, Nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Hải Hà” của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hải Hà. Cuốn sách đã khái quát về lịch sử của huyện giai đoạn từ năm 1930 đến năm 2018, bao gồm cả hoạt động kinh tế và dân cư (trong đó có dân tộc Dao), nhưng mới chỉ khái quát sơ lược, chưa nêu cụ thể về hoạt động kinh tế, văn hóa của người Dao Thanh Phán. Tất cả các công trình trên, do mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về dân tộc Dao nói chung. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về hoạt động kinh tế, văn hóa của người Dao Thanh Phán ở Huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2018). Vì thế, việc tìm hiểu đời sống kinh tế, văn hóa trong thời kì đổi mới một cách hệ thống, đầy đủ của người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh(1986 - 2018)là một vấn đề rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Với các công trình nghiên cứu của các tập thể và cá nhân đi trước, tôi xác định đó là nguồn tài liệu, hướng gợi mở hết sức quý báu, giúp tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu để hoàn thành đề tài: “Đời sống kinh tế, văn hóa của người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2018). 3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là đời sống kinh tế, văn hóa của người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2018). 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học về người Dao Thanh Phán tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, trong đó trọng tâm là tìm hiểu đời sống kinh tế, văn hóa. Để làm sáng tỏ nội dung, Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu những vấn đề sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- - Khái quát về vị trí địa lí điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành, dân cư, đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa của người Dao Thanh Phán tỉnh Quảng Ninh từ năm 1986 đến năm 2018. - Làm rõ những thay đổi đời sống vật chất, tinh thần, xác định những giá trị văn hóa cần bảo tồn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài giới hạn không gian nghiên cứu tại huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh. - Phạm vi thời gian: Từ năm 1986 đến năm 2018. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Để hoàn thành Luận văn, tác giả đã sử dụng các nguồn tài liệu chủ yếu sau đây: - Tư liệu thành văn: Bao gồm các Nghị quyết về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc, các sách, công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết về nguồn gốc tộc người, những nét đặc sắc trong văn hóa vật chất và tinh thần của tộc người. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các sách chuyên khảo, các bài viết về văn hóa hoặc liên quan đến văn hóa của người Dao Thanh Phán. - Tư liệu điền dã: Tác giả thu thập trong quá trình tìm hiểu về người Dao Thanh Phán tại địa bàn nghiên cứu. Trong Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động kinh tế, văn hóa của người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh, tác giả gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc thu thập tư liệu trong quá trình thực tế bởi một số già làng, người có uy tín trong thôn bản nói tiếng việt không rõ. Mặc dù vậy, tác giả đã cố gắng khắc phục khó khăn, tìm tư liệu thực tế để đưa ra những kết luận chính xác về đời sống kinh tế, văn hóa của người Dao Thanh Phán tại đây. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện, đề tài sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Đồng thời, để làm rõ các đời sống kinh tế, văn hóa của người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh từ năm 1986 đến năm 2018, phương pháp điền dã được tác giả vận dụng. Ngoài ra, Luận văn còn vận dụng các phương pháp tổng hợp và phân tích, so sánh đối chiếu, phương pháp điều tra, hệ thống hóa bằng bảng biểu để Luận văn có cái nhìn tổng quát hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 5. Đóng góp của luận văn - Luận văn là công trình nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống về đời sống kinh tế, văn hóa của người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh. Qua nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa của người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh. - Luận văn cung cấp cho giáo viên và học sinh những hiểu biết về dân tộc thiểu số nói chung, người Dao Thanh Phán ở địa phương nói riêng nhằm phục vụ và nâng cao chất lượng cho việc dạy - học lịch sử địa phương. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về huyện Hải Hà và người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh. Chương 2: Đời sống kinh tế của người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2018). Chương 3: Đời sống văn hóa của người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2018). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HẢI HÀ VÀ NGƯỜI DAO THANH PHÁN Ở HUYỆN HẢI HÀ TỈNH QUẢNG NINH 1.1. Khái quát về huyện Hải Hà 1.1.1. Vài nét về lịch sử hình thành huyện Hải Hà Hải Hà là vùng đất được hình thành từ lâu đời. Tại di chỉ khảo cổ ở vùng rừng núi Tấn Mài (xã Quảng Đức), các tiêu bản công cụ đá mang dấu vết chế tác từ bàn tay con người như rìu tay, nạo, công cụ chặt đập thô, công cụ mũi nhọn... được tìm thấy. Trên cơ sở nghiên cứu niên đại các hiện vật được tìm thấy, các nhà khoa học khẳng định vùng đất Hải Hà đã có người Việt cổ sinh sống từ 11.000 - 7.000 năm trước. Năm 1981, trống đồng tại đồi Quảng Lễ xã Quảng Chính đã được khai quật. Theo nghiên cứu sơ bộ, trống đồng Quảng Chính được xác định thuộc hệ trống đồng Đông Sơn (có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 năm). Những di chỉ, hiện vật này cho thấy người Việt cổ đã sống ở khu vực này khá sớm, là minh chứng của sự phát triển văn hóa ở Hải Hà xa xưa [8, tr.21-22]. Trải qua các thời kỳ lịch sử, Hải Hà liên tục có sự thay đổi về địa giới hành chính và tên gọi. Theo các nguồn sử liệu lưu trữ, thời Hùng Vương, vùng đất Hải Hà thuộc bộ Ninh Hải. Thời kỳ đầu Bắc thuộc, Hải Hà vẫn thuộc bộ Ninh Hải; sau thuộc quận Giao Chỉ, quận Ninh Hải, châu Lục. Thời Đinh, vùng đất Hải Hà thuộc trấn (lộ) Triều Dương. Năm 1023, vua Lý Thái Tổ đổi trấn Triều Dương thành châu Vĩnh An. Năm 1242, vua Trần Thái Tông chia cả nước làm 12 lộ, vùng đất Hải Hà thuộc lộ Hải Đông, sau đổi là lộ An Bang. Năm 1407, lộ An Bang đổi là châu Tĩnh An, gồm 8 huyện, vùng đất Hải Hà thuộc huyện Vạn Ninh, châu Tĩnh An.Đầu thời Lê, châu Tĩnh An đổi lại là châu An Bang, thuộc Đồng Đạo; năm 1469 là Thừa tuyên An Bang; năm 1490 là đạo An Bang, gồm 1 phủ (3 huyện và 4 châu), trong dó vùng đất Hải Hà thuộc châu Vạn Ninh (18 xã, 2 trang, 4 động). Thời Mạc, đạo An Bang đổi gọi là trấn An Bang; thời Lê Trung Hưng gọi là xứ An Quảng (do kiêng húy vua Anh Tông Lê Duy Bang). Đầu thế kỷ XIX, vùng đất Hải Hà thuộc Tổng Hà Môn, châu Vạn Ninh, phủ Hải Đông, trấn An Quảng. Tổng Hà Môn có 19 xã phường, chòm, xóm, am, vạn: xã Mã Tê (tức xã Mã Tế), xã Lăng Khê, xã Đại Hoàng, xã Hà Cối, xã Đàm Hà (tức xã Đầm Hà), vạn Trà cổ, vạn Mễ Sơn, xã Hà Quất Đoài, xã Hà Quất Đông, phường công ngư An Lương, xóm Na Tiền thuộc xã Hà Quất Đông, xóm Na Tiền thuộc xã Hà Quất Đoài, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- phố Mã Tê thuộc xã Mã Tê, phố Đại Hoàng thuộc xã Đại Hoàng, am Dung Quốc thuộc xã Đầm Hà, chòm Vạn Vĩ thuộc vạn Mễ Sơn, phường Mi Sơn, phường Đông Giang, phường Thanh Lãng [8, tr.23]. Đời vua Đồng Khánh (1885 - 1889), vùng đất Hải Hà thuộc tổng Hà Môn, châu Vạn Ninh, phủ Hải Ninh, tỉnh Quảng Yên. Tổng Hà Môn có 11 xã, thôn, phố: xã Đầm Hà, xã Đại Điền, xã Hà Cối, xã Mã Tê, xã Lăng Khê, xã Hà Quất Đoài, xã Hà Quất Đông, xã Lạc Tụ, xã Lập Mã, xã Đại Lai, xã My Sơn Thủy Cơ.Tháng 6/1888, châu Vạn Ninh được đổi thành châu Hà Cối. Hà Cối có nghĩa là vùng đất nhiều cây cỏ ven sông (nghĩa Hán Tiệt “hà” là sông, “cối” là cây cỏ rậm rạp), nơi hội tụ của thiên nhiên, con người. Ngày 10/12/1906, phủ Hải Ninh được tách khỏi tỉnh Quảng Yên, thành lập tỉnh Hải Ninh (có 3 châu: Móng Cái, Hà Cối, Tiên Yên). Châu Hà Cối có 3 tổng: Đầm Hà, Hà Cối, Mã Tế. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thực hiện quyết định của Chính phủ về xóa bỏ cấp phủ, châu, tổng, châu Hà Cối được chia thành 2 huyện: Đầm Hà và Hà Cối. Huyện Hà Cối gồm các xã: Lăng Khê, Đường Hoa, Tấn Mài, Đại Điền Nam, Đại Điền Nùng, Quất Đoài, Mã Tế Nam, Mã Tế Nùng, Hà Cối Nam, Hà Cối Nùng, Lập Mã, Trúc Bài Sơn, My Sơn và thị trấn Hà Cối. Sau hòa bình, các đơn vị hành chính thuộc huyện Hà Cối từng bước được sắp xếp, ổn định. Năm 1958, Ủy ban hành chính tỉnh Hải Ninh chính thức ban hành quyết định công nhận huyện Hà Cối gồm 15 xã và 1 thị trấn: Hà Cối Nam, Hà Cối Nùng, Đại Đại Điền Nam, Đại Điền Nùng, Đường Hoa, Lăng Khê, Trúc Bài Sơn, Tấn Mài, Đại Lai, Mã Tế Nam, Mã Tế Nùng, Lập Mã, Phú Hải, Tiến Tới, Quất Đoài, thị trấn Hà Cối. Ngày 30/10/1963, Quốc hội quyết định hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Quảng Ninh. Huyện Hà Cối thuộc tỉnh Quảng Ninh.Năm 1964, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quyết định chuyển xã Cái Chiên từ huyện Móng Cái về huyện Hà Cối. Từ đây, huyện Hà Cối có 17 đơn vị hành chính (gồm 16 xã và 1 thị trấn). Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội địa phương, ngày 04/6/1969, Chính phủ ban hành Quyết định số 85/CP hợp nhất huyện Hà Cối và huyện Đầm Hà thành huyện Quảng Hà. Huyện Quảng Hà có 25 xã, 2 thị trấn: gồm 16 xã, 1 thị trấn của huyện Hà Cối và 9 xã, 1 thị trấn của huyện Đầm Hà cũ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Ngày 16/01/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 17-CP về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã, thị trấn và đổi tên một số xã, thị trấn thuộc tỉnh Quảng Ninh. Bảng 1.1. Tên một số xã, thị trấn thuộc tỉnh Quảng Ninh năm 1979 STT Tên cũ Đổi tên 1 Thị trấn Hà Cối Thị trấn Quảng Hà 2 Xã Hà Cối Nam Xã Quảng Trung 3 Xã Hà Cối Nùng Xã Quảng Chính 4 Xã Đại Điền Nùng Xã Quảng Long 5 Xã Đại Điền Nam Xã Quảng Điền 6 Xã Đại Lai Xã Quảng Phong 7 Xã Mã Tế Nùng Xã Quảng Minh 8 Xã Mã Tế Nam Xã Quảng Thành 9 Xã Lập Mã Xã Quảng Thắng 10 Xã Quất Đoài Xã Quảng Nghĩa 11 Xã Lăng Khê Xã Quảng Thịnh 12 Xã Trúc Bài Sơn Xã Quảng Sơn 13 Xã Tấn Mài Xã Quảng Đức Nguồn: [8, tr.26] Nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý phát triển kinh tế - xã hội địa phương và nguyện vọng của nhân dân trong huyện, ngày 29/8/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2001/NĐ-CP về việc chia huyện Quảng Hà, tỉnh Quảng Ninh thành hai huyện Hải Hà và huyện Đầm Hà (trước đó, Hội đồng Nhân dân Huyện Quảng Hà họp thống nhất giữ nguyên tên huyện Đầm Hà, còn huyện Hà Cối được đổi tên thành huyện Hải Hà). Theo Nghị định, huyện Hải Hà có 69.013,1 ha diện tích tự nhiên và 46.995 nhân khẩu. Địa giới hành chính huyện Hải Hà: phía Đông giáp thị xã Móng Cái; phía Tây giáp các huyện Bình Liêu, Đầm Hà; phía Nam giáp Biển Đông; phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Huyện có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Phú Hải, Quảng Trung, Quảng Phong, Quảng Chính, Quảng Long, Quảng Điền, Cái Chiên, Đường Hoa, Tiến Tới, Quảng Sơn, Quảng Thịnh, Quảng Minh, Quảng Thành, Quảng Thắng, Quảng Đức và thị trấn Quảng Hà. Như vậy, từ năm 2001, địa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- giới hành chính của huyện với tên gọi Hải Hà hình thành và ổn định đến nay [8, tr.26- 27]. 1.1.2. Vị trí địa lí tự nhiên và dân cư Vị trí địa lí điều kiện tự nhiên Huyện Hải Hà nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, có tọa độ địa lý từ 21o12’46’’ đến 21o38’27’’ vĩ độ Bắc và từ 107o30’54’’ đến 107o51’49’’ kinh độ Đông. Phía Bắc của huyện giáp Trung Quốc, với đường biên giới dài 17,2 km; phía Đông giáp thành phố Móng Cái; phía Nam giáp biển Đông, nằm trong vành đai Vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp huyện Đầm Hà và huyện Bình Liêu [8, tr.17]. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 69.013 ha (bao gồm cả phần đất liền, biển và hải đảo); trong đó diện tích đất tự nhiên (đất liền và hải đảo) là 51.155,97 ha, bao gồm: 39.666,4 ha đất nông nghiệp, chiếm 77,5%; 4.752,53 ha, đất phi nông nghiệp, chiếm 9,2% và 6.737,04 ha đất chưa sử dụng, chiếm 13,1% diện tích đất tự nhiên; còn lại là các loại đất khác [8, tr.17]. Huyện Hải Hà có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua như: Quốc lộ 18A, Quốc lộ 18B (tỉnh lộ 340 cũ), Quốc lộ 18C (tỉnh lộ 341 cũ). Quốc lộ 18A đoạn chạy qua địa bàn huyện có tổng chiều dài 27 km, từ tuyến đường này lên phía Đông Bắc 40 km là cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, về phía Tây Nam 150km là Thành phố Hạ Long và từ đây có thể đi tới nhiều trung tâm kinh tế quan trọng của đất nước. Quốc lộ 18B nối từ Quốc lộ 18A với cửa khẩu Bắc Phong Sinh; Quốc lộ 18C chạy dọc khu vực biên giới từ huyện Bình Liêu qua Hải Hà nối với cửa khẩu Bắc Phong Sinh. Cùng với hệ thống đường bộ, huyện có 35 km bờ biển và nhiều cửa sông, cửa biển, là điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy. Từ Hải Hà có thể đi Móng Cái, Tiên Yên, Hạ Long, Cô Tô và ra hải phận quốc tế. Vị trí địa lí, giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc giao lưu kinh tế với Khu Phòng Thành - tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Đồng thời, huyện còn có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh không chỉ đối với tỉnh Quảng Ninh mà còn có ý nghĩa đối với toàn vùng Đông Bắc nước ta. Huyện Hải Hà nằm trong hệ thống cánh cung Đông Triều - Móng Cái, phía Tây Bắc là vùng đồi núi, phía Nam là vùng phù sa ven biển tiếp giáp với dãy núi đá vôi chắn sóng, gió cho vùng đất liền. Địa hình của huyện được chia thành 3 dạng chính: vùng đồi núi phía Tây Bắc, vùng trung du ven biển và vùng đảo [8, tr. 18]. Vùng đồi núi phía Tây Bắc: độ cao từ 200 - 1.500 m so với mặt nước biển, gồm các dãy núi cao, dạng bán bình nguyên. Điểm cao nhất 1.507 m trên dãy Quảng Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Châu. Địa hình chia cắt nhiều, tạo thành các thung lũng hẹp, tập trung ở các xã Quảng Sơn, Quảng Đức, Quảng Thành, Quảng Thịnh. Vùng trung du ven biển: vừa có địa hình đồi núi thấp, vừa có đồng bằng xen kẽ, tập trung ở các xã Quảng Thắng, Quảng Minh, Quảng Trung, Quảng Điền, Quảng Phong, Đường Hoa, Quảng Long, Quảng Chính, Phú Hải và Tiến Tới, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Vùng đảo: huyện Hải Hà có xã đảo Cái Chiên với diện tích 2.549,95 ha, địa hình phức tạp, giao thông còn nhiều khó khăn, việc giao lưu với bên ngoài hoàn toàn bằng đường thủy. Xã đảo Cái Chiên có vị trí quan trọng về phòng thủ bờ biển, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và cấu trúc địa hình nên huyện có đặc trưng khí hậu nhiệt đới duyên hải, chia làm 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông). Xét về lượng mưa trong năm, có thể chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, nắng nóng, mưa nhiều, có gió Nam và Đông Nam thổi từ biển về mang theo hơi nước; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, ít mưa, có gió Bắc và Đông Bắc mang theo không khí lạnh và khô. Nhiệt độ trung bình năm 22,4 - 23,3°C. Biên độ nhiệt độ ngày đêm tương đối lớn, từ 10 - 12°C. Về mùa đông, ở những vùng núi cao, khi nhiệt độ xuống quá thấp, thường xuất hiện sương muối. Lượng mưa trung bình hằng năm 3.120mm. Huyện Hải Hà nằm ở ven biển nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Xuất hiện từ khoảng tháng 6 đến tháng 10, thường kèm theo mưa nhiều, ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống của nhân dân. Tài nguyên đất của huyện được chia thành 2 vùng chính là vùng đồi núi và đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi gồm 4 loại đất: đất nâu tím, đất vàng đỏ, đất mùn vàng đỏ trên núi và đất nhân tác, có tổng diện tích 33.638,57 ha, chiếm 65,45% tổng diện tích đất tự nhiên. Các loại đất vùng đồi núi phù hợp với trồng hoa màu, trồng cây lâu năm, phát triển nông - lâm kết hợp [8, tr. 19]. Vùng đồng bằng ven biển gồm 6 loại đất, có tổng diện tích 6.889,75 ha, chiếm 13,4% tổng diện tích đất tự nhiên, phù hợp để trồng lúa khi chủ động được nguồn nước tưới tiêu; một số diện tích độ mặn cao, vùng cát ven sông phù hợp trồng rừng ngập mặn. Tính đến năm 2016, tổng diện tích rừng của huyện là 31.187,48 ha, chiếm 61% diện tích đất tự nhiên. Rừng được chia làm 2 loại: Rừng tự nhiên có 14.780,2 ha, chiếm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 47,4%; rừng trồng 16.406,66 ha, chiếm 52,6%. Thảm thực vật rừng rất phong phú và đa dạng với các loại thực vật của khu vực đồi núi và khu vực ngập mặn. Khu vực đồi núi (rừng tự nhiên, rừng trồng) có nhiều loại cây và lâm sản như: tre, nứa; cây lấy gỗ như keo, bạch đàn, thông, sa mộc; cây đặc sản như cây quế. Khu vực ngập mặn chủ yếu là sú, vẹt, đước. Rừng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Hà, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn xâm nhập mặn, giữ nguồn nước, tạo cảnh quan [8, tr. 19-20]. Trên địa bàn huyện Hải Hà có một số mỏ khoáng sản, vật liệu xây dựng như: đá cao lanh phục vụ cho công nghiệp và xuất khẩu đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách; đất sét; đá cuội, đá hộc, sỏi, cát nằm rải rác ở các lòng sông, suối các xã và tập trung ở ven đảo Cái Chiên; đá ốp lát trữ lượng 1,5 triệu m3 (chủ yếu là đá Granit) phân bố ở Quảng Nam Châu; mỏ Kaolin-pyrophilit Tấn Mài phần lớn ở xã QuảngĐức và một phần ở xã Quảng Sơn. Huyện Hải Hà có 2 con sông lớn là sông Hà Cối và sông Tài Chi chảy qua. Cùng với các con sông, huyện có 3 hồ chứa nước ngọt lớn gồm: hồ Trúc Bài Sơn trên địa bàn xã Quảng Sơn; hồ Khe Dầu thuộc xã đảo Cái Chiên; hồ Khe Đình - Cái Chiên.Nước ngọt từ các hồ, đập nước được dẫn tới các khu sản xuất nông nghiệp nhờ hệ thống kênh mương dẫn nước: hệ thống kênh Trúc Bài Sơn dài 108,4 km, hệ thống kênh Quảng Thành dài 58 km, hệ thống kênh Đường Hoa dài 15 km,... Ngoài nguồn nước mặt được cung cấp bởi các sông, suối, hồ, kênh mương, Hải Hà có trữ lượng nước ngầm khá lớn, chất lượng nước tốt, đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Là huyện Duyên Hải của tỉnh Quảng Ninh, Hải Hà có 1 xã đảo và 8/16 xã, thị trấn giáp biển, đường bờ biển dài 35 km. Diện tích biển và bãi biển rộng 23.620 ha với nhiều loại hải sản sinh sồng như tôm, cua, cá, sò huyết, sá sùng... Biển Hải Hà cho phép khai thác khoảng 9.000 tấn/năm ở cả vùng lộng và vùng khơi. Nguồn lợi hải sản dược khoanh nuôi tại các xã Đường Hoa, Tiến Tới, Quảng Phong, Quảng Điền, Quảng Minh, Quảng Thắng, Quảng Thành, Phú Hải, Cái Chiên, Quảng Trung [8, tr.20-21]. Hải Hà có tiềm năng lợi thế về du lịch văn hóa, du lịch sinh thái biển đảo với các điểm thu hút khách du lịch như: đảo Cái Chiên (xã Cái Chiên), đền Trần Hưng Đạo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- - chùa Hải Hà (xã Phú Hải), Cửa khẩu Bắc Phong Sinh (xã Quảng Đức), không gian du lịch sinh thái hồ, núi xã Quảng Sơn, đồi chè Đường Hoa... Việc phát triển du lịch ở huyện Hải Hà vừa mang ý nghĩa kinh tế vừa góp phần khẳng định chủ quyền, bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc. Dân cư Qua các di chỉ khảo cổ, có thể khẳng định, từ thời đồ đá cũ, con người đã sớm có mặt khai phá vùng đất Hải Hà. Trải qua thời gian, dân cư ngày càng đông đúc về số lượng, đa dạng về sắc tộc: Kinh, Dao, Sán Dìu, Sán Chỉ, Tày, Hoa... Theo Tiểu dẫn về tỉnh Hải Ninh của Hà Lương Chánh (Quan Bố chánh tỉnh Hải Ninh), tháng 12/1932, Hà cối có 29.500 người, trong đó có 1/4 là người Kinh, 3/4 là người Nùng) và một số ít là người Mán [8, tr. 34-35].Theo tài liệu điều tra dân số tỉnh Hải Ninh, đầu năm 1955, huyện Hà Cối có dân số 25.783 người, trong đó dân tộc Ngái và Hoa có 22.301 người (chiếm 86,5%); dân tộc Kinh có 2.473 người (chiếm 9,6%); dân tộc Mán có 928 người (chiếm 3,6%); dân tộc Sán Dìu có 75 người (chiếm 0,3%). Trong hai năm 1978 - 1979, huyện Quảng Hà có 58.008 người Hoa bỏ đi, trong đó địa bàn các xã thuộc Hải Hà có 46.000 người. Từ năm 1978 - 1985, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhân dân từ thành phố Hải Phòng và các tỉnh Hải Hưng (Hưng Yên, Hải Dương), Thái Bình đến địa bàn huyện xây dựng vùng kinh tế mới, bổ sung lực lượng lao động phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.Năm 2001, tại thời điểm tách huyện, Hải Hà có 46.995 người. Người Dao sinh sống ở Hải Hà từ lâu đời (trước năm 1954, người Dao được gọi là người Mán). Trước năm 1979, người Dao sinh sống chủ yếu ở 2 xã: Quảng Sơn và Quảng Đức. Từ năm 1979, Đảng và Nhà nước đã kêu gọi người Dao chuyển dần từ vùng cao phát nương làm rẫy xuống vùng thấp định cư, sản xuất lúa nước. Người Dao ở Hải Hà gồm 2 nhóm: Dao Thanh Phán và Dao Thanh Y. Nhóm Dao Thanh Phán chủ yếu sinh sống ở các xã Quảng Sơn, Đường Hoa; nhóm Dao Thanh Y sống tập trung ở các xã: Quảng Đức, Quảng Sơn, Quảng Thịnh, Quảng Thắng, Quảng Thành, Quảng Long, Quảng Phong [8, tr.37]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 177 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 202 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 147 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 168 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 150 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 199 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 175 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn