Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai (1991-2018)
lượt xem 3
download
Kết cấu của luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1 - Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai trước năm 1991; Chương 2 - Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai từ năm 1991 đến 2008; Chương 3 - Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai từ năm 2008 đến năm 2018. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai (1991-2018)
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ MẠNH TRƯỜNG NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH LÀO CAI (1991 - 2018) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên, năm 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ MẠNH TRƯỜNG NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH LÀO CAI (1991 - 2018) Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 8229013 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐỨC THẮNG Thái Nguyên, năm 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai (1991-2018)” dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Đức Thắng là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và nội dung trong luận văn là trung thực. Kết quả của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 6 năm 2020 Tác giả luận văn Vũ Mạnh Trường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn của mình, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, cá nhân tôi còn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của quý Thầy cô cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS.Nguyễn Đức Thắng, người trực tiếp hướng dẫn đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô Khoa Lịch sử, Ban Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Khoa Sau đại học - Trường Đại học sư phạm, Đại học Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và đến khi thực hiện đề tài luận văn. Xin chân thành cảm ơn ThS.Nguyễn Thị Lan Phương - Phó chánh văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai; Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai; Thư viện tỉnh Lào Cai; Trung tâm Lưu trữ quốc gia III; Trường THPT số 1 huyện Bảo Thắng đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 6 năm 2020 Tác giả luận văn Vũ Mạnh Trường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 5 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 6 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 6 6. Đóng góp về khoa học của đề tài..................................................................... 7 7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 7 Chương 1: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH LÀO CAI ............................................................. 8 1.1. Tổng quan về tỉnh Lào Cai ........................................................................... 8 1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên .................................................................. 8 1.1.2. Những thay đổi địa giới hành chính tỉnh Lào Cai ..................................... 9 1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 11 1.2. Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai trước năm 1946............................. 13 1.2.1. Văn hóa .................................................................................................... 13 1.2.2. Thể dục thể thao ...................................................................................... 14 1.2.3. Sự ra đời của khu nghỉ dưỡng Sa Pa và những hoạt động du lịch đầu tiên ở Lào Cai .................................................................................................... 15 1.3. Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) ................................................................................................................ 17 1.3.1. Sự ra đời Ty Thông tin và hoạt động văn hóa thông tin trong công cuộc đấu tranh giải phóng tỉnh Lào Cai (1947-1950) ....................................... 17 1.3.2. Văn hóa Lào Cai trong cuộc đấu tranh tiễu phỉ (1951 - 1954)................ 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1.4. Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 1954 - 1975................................. 21 1.4.1. Hoạt động văn hóa ................................................................................... 21 1.4.2. Hoạt động thể dục thể thao ...................................................................... 24 1.4.3. Hoạt động du lịch .................................................................................... 26 1.5. Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn hợp nhất tỉnh Hoàng Liên Sơn (1976-1991) ....................................................................................................... 28 1.5.1. Hoạt động văn hóa thông tin ................................................................... 28 1.5.2. Hoạt động thể dục thể thao ...................................................................... 29 1.5.3. Hoạt động du lịch .................................................................................... 32 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 34 Chương 2: NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH LÀO CAI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2008 ..................................................................... 35 2.1. Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn tái thiết tỉnh Lào Cai và bước đầu phát triển (1991 - 2000) .............................................................................. 35 2.1.1. Tình hình, nhiệm vụ mới ......................................................................... 35 2.1.2. Hoạt động văn hóa ................................................................................... 36 2.1.3. Hoạt động thể thao ................................................................................... 40 2.1.4. Hoạt động du lịch .................................................................................... 43 2.2. Văn hóa, Thể thao và Du lịch thời kỳ hội nhập và phát triển (2001 - 2008) ............................................................................................................... 45 2.2.1. Hoạt động văn hóa ................................................................................... 46 2.2.2. Hoạt động thể thao ................................................................................... 49 2.2.3. Hoạt động du lịch .................................................................................... 53 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 59 Chương 3: NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH LÀO CAI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2018................................................... 60 3.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ................................................................. 60 3.1.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy ........................................................................ 60 3.1.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực .................................................... 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3.2. Phát triển tổ chức cơ sở Đảng, xây dựng Đảng bộ Sở vững mạnh đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới ............................................................................. 62 3.2.1. Phát triển tổ chức cơ sở Đảng .................................................................. 62 3.2.2. Xây dựng Đảng bộ Sở vững mạnh đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.......... 63 3.3. Văn hóa Lào Cai phát triển mạnh mẽ, trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển ................................................................................................. 66 3.3.1. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, hướng dẫn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động đối với các thiết chế văn hóa .............................. 67 3.3.2. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ................. 69 3.3.3. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, truyền thống các dân tộc........... 72 3.3.4. Đẩy mạnh chương trình hợp tác, quảng bá văn hóa ................................ 76 3.4. Phong trào thể dục thể thao ngày càng lớn mạnh, thể thao thành tích cao có những bước phát triển đột phá ............................................................... 79 3.4.1. Công tác đầu tư phát triển thể dục thể thao ............................................. 79 3.4.2. Thể thao quần chúng................................................................................ 81 3.4.3. Thể thao thành tích cao ............................................................................ 84 3.5. Thương hiệu du lịch Lào Cai đã được định hình, phát triển trong toàn quốc và vươn tầm quốc tế .................................................................................. 86 3.5.1. Công tác quản lý nhà nước về du lịch ..................................................... 86 3.5.2. Cơ sở vật chất chuyên ngành phục vụ khách du lịch .............................. 89 3.5.3. Chương trình hợp tác, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch ................... 92 3.5.4. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch ............................... 96 3.5.5. Phát triển các loại hình dịch vụ và sản phẩm du lịch .............................. 98 3.5.6. Kết quả hoạt động du lịch ...................................................................... 101 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 104 KẾT LUẬN..................................................................................................... 105 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ................................................................................................................. 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 111 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Dịch nghĩa BVHTTDL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch GĐVH Gia đình văn hóa HCB Huy chương bạc HCĐ Huy chương đồng HCV Huy chương vàng SVHTTDL Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TDĐKXDĐSVH Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa TDTT Thể dục thể thao UBND Ủy ban nhân dân VĐV Vận động viên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo quan niệm Mácxít - Lêninnít, đối tượng của khoa học lịch sử không phải là những sự kiện riêng lẻ, tách rời khỏi sự phát triển chung, hợp quy luật của xã hội loài người mà “Đối tượng của khoa học lịch sử là quá trình phát triển thực tế của xã hội loài người, cũng như từng nước, từng dân tộc, trong toàn bộ tính thống nhất, tính phức tạp, tính muôn màu muôn vẻ của nó” [59, tr.77-78]. Như vậy, khoa học lịch sử nghiên cứu mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như lịch sử kinh tế, lịch sử văn hóa, lịch sử địa phương,…. Do đó, lịch sử ngành cũng là một trong những đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử. Văn hóa, thể thao và du lịch là một ngành đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có những lĩnh vực đóng vai trò trọng yếu như “là động lực của mọi sự phát triển”, “là ngành kinh tế mũi nhọn”, có tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của đất nước nói chung, tỉnh Lào Cai nói riêng. Trong những năm qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai luôn là đơn vị dẫn đầu trong số các tỉnh khu vực biên giới phía Bắc. Các di sản văn hóa Lào Cai được bảo tồn, phát huy và góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Lào Cai trở thành địa phương đầu tiên và duy nhất trong số các tỉnh ở miền Bắc có cách làm sáng tạo trong thực hiện bảo tồn văn hóa truyền thống. Thể thao Lào Cai có mặt tại các đấu trường khu vực và quốc tế, Lào Cai trở thành điểm đến không thể thiếu trong hành trình của du khách khi đến miền Bắc Việt Nam. Những thành tựu của văn hóa, thể thao và du lịch Lào Cai rất cần được đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu để có những đánh giá sát thực, đúc rút những bài học kinh nghiệm cho các giai đoạn tiếp theo. Mặt khác, việc tìm hiểu ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai nhằm kết nối lại những chặng đường lịch sử của một ngành đa lĩnh vực, để dựng lại bức tranh lịch sử của ngành từ khi ra đời với từng lĩnh vực riêng lẻ, với những tên gọi khác nhau đến khi “về chung một nhà”. Qua đó, các thế hệ cán bộ của ngành thấy được truyền thống vẻ vang của ngành. Việc nghiên cứu về ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch góp phần đánh giá những đóng góp của văn hóa, thể thao, du lịch đối với sự phát triển chung của tỉnh Lào Cai. Qua đó, giúp cho chính quyền địa phương cũng như lãnh đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đúc rút ra những bài học kinh nghiệm để tiếp tục lãnh đạo, xây dựng phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch trong thời gian tới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Là giáo viên Lịch sử đang giảng dạy ở trường phổ thông, tôi luôn quan tâm tìm hiểu những vấn đề lịch sử, văn hóa của tỉnh Lào Cai. Việc tìm hiểu, nghiên cứu về ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai không những giúp tôi có thêm kiến thức mà còn trang bị thêm nguồn tư liệu quan trọng khi giảng dạy về văn hóa, lịch sử địa phương Lào Cai trong trường phổ thông. Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai (1991-2018)” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Liên quan đến chủ đề ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai (1991- 2018) đã có một số công trình nghiên cứu, có thể chia làm 02 nhóm: Những nghiên cứu về Lào Cai, văn hóa, du lịch của Lào Cai Tác phẩm Hưng hóa phong thổ lục ký của Hoàng Bình Chính (1778) đã khái quát về lịch sử địa thế, sông núi, thổ sản và phong tục tập quán toàn xứ Hưng Hoá lúc đó, trong đó có phong tục tập quán của các tộc người ở châu Thủy Vĩ, châu Văn Bàn (địa phận Lào Cai hiện nay). Cuốn Hưng Hóa ký lược của Phạm Thận Duật (1856) là tập địa chí đầu tiên ghi chép một cách tỉ mỉ, chi tiết về tỉnh Hưng Hóa xưa (trong đó có tỉnh Lào Cai ngày nay). Trong mục V của cuốn địa chí, tác giả Phạm Thận Duật đã liệt kê những đình, đền chùa xây dựng ở địa phận tỉnh Hưng Hóa. Tác giả cũng ghi chú rõ ràng năm xây dựng, các vị thánh, thần được thờ phụng ở các điểm này. Đây là nguồn tư liệu quan trọng và cần thiết cho những người làm công tác văn hóa. Cuốn Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ của soạn giả Đỗ Đình Nghiêm, Ngô Vi Liễn, Phạm Văn Thư (1930) đã ghi chép khái quát về tỉnh Lào Cai như vị trí và diện tích, địa hình, sông ngòi, khí hậu, dân cư, tỉnh lỵ và các châu, sản vật, thương mại, giao thông,... Đặc biệt cuốn sách có nhắc tới nơi nghỉ mát Sa Pa của Lào Cai. Năm 2003, Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Viện Viễn đông Bác cổ (ban biên tập gồm Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin, Phan Văn Các, Lê Việt Nga, Dương Thị The) hoàn tất việc dịch, chú thích tác phẩm Đồng Khánh địa dư chí và công bố phần của 19 tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra. Trong cuốn địa chí này đã mô tả khái quát các đặc điểm về mặt hành chính, dân cư, ruộng đất, thuế má, sản vật, khí hậu,...của tỉnh Hưng Hóa (có châu Thủy Vĩ và châu Văn Bàn là địa phận Lào Cai ngày nay). Cuốn địa chí cũng đề cập đến phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc tỉnh Hưng Hóa, những danh lam thắng cảnh trong tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Cuốn sách Du lịch Lào Cai, Nxb Văn hoá Dân tộc (2000) của nhóm tác giả Trần Hữu Sơn, Nguyễn Quang Đức, Mã A Lềnh, Đức Đảm, Đoàn Hữu Nam và Đình Dũng, do Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Lào Cai xuất bản. Đây là công trình giới thiệu khái quát quá trình phát triển của lĩnh vực du lịch tỉnh Lào Cai. Cuốn sách Địa chí Lào Cai khái lược, Nxb Văn hoá Dân tộc (2001), chủ biên Nguyễn Đức Thăng đã cung cấp những thông tin cơ bản về tỉnh Lào Cai như: diện tích, dân số, dân tộc, lịch sử, di tích, danh lam thắng cảnh và một số nét về đặc trưng về kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai. Cuốn sách Lào Cai vận hội mới được Công ty Cổ phần Hợp tác Truyền thông Việt Nam xuất bản (2005) với sự tham gia của nhiều tổ chức, ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Cuốn sách đã giới thiệu tổng quan về lịch sử phát triển cũng như tiềm năng, lợi thế của vùng đất Lào Cai. Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch Lào Cai Cuốn sách Lịch sử Thể dục Thể thao tỉnh Yên Bái (1946-2006) của Sở Thể dục Thể thao tỉnh Yên Bái đã đề cập đến hoạt động thể dục thể thao (TDTT) Hoàng Liên Sơn trong những năm sáp nhập 3 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ (1976-1991). Thể thao Lào Cai đã đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp TDTT của tỉnh Hoàng Liên Sơn. Cuốn sách 20 năm tái lập tỉnh Lào Cai (01/10/1991 - 01/10/2011), Nxb Công ty cổ phần In và Thương mại Lào Cai (2011) của nhóm nhiều tác giả là lãnh đạo và nguyên lãnh đạo tỉnh Lào Cai, những nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, nhà văn nhà thơ,…được Báo Lào Cai tổng hợp và xuất bản. Công trình gồm 4 phần nội dung chính là: Lào Cai - Thành tựu mới, Nỗ lực xây dựng quê hương Lào Cai, Chặng đường mới, Lào Cai qua tác phẩm. Cuốn sách chính là một nhật ký về kinh tế, văn hóa, xã hội trong 20 năm xây dựng và phát triển của lãnh đạo và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai. Cuốn sách Sơ thảo Lịch sử Thể dục thể thao Việt Nam (Nguyễn Văn Hiếu chủ biên, 2012) có độ dày hơn 500 trang, được chia làm 13 chương đã phản ánh các dấu mốc, các sự kiện lịch sử của TDTT Việt Nam qua các thời đại, thời kỳ lịch sử từ thời Vua Hùng dựng nước, đặc biệt là thời kỳ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuốn sách đã đề cập tới một số thành tích của thể thao Lào Cai trong sự nghiệp phát triển chung của thể thao nước nhà. Cuốn sách cũng cho thấy các bài học chính quyết định thành công của TDTT Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- là phải nhận thức rõ mục tiêu của TDTT nước ta vì sức khỏe toàn dân để phục vụ sản xuất, chiến đấu và đời sống; phải tạo dựng vững chắc các cơ sở nền tảng đảm bảo cho hoạt động TDTT và tổ chức tốt các hoạt động TDTT, cả TDTT quần chúng và thể thao thành tích cao. Cuốn sách Lào Cai 25 năm tái lập, đổi mới, phát triển (1991-2015) - Tầm nhìn và hành động của Tỉnh ủy Lào Cai (2015) đã khái quát lịch sử Lào Cai, những thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Lào Cai sau 25 năm tái lập, trong đó cũng đã điểm tới thành tựu trên lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Trên trang https://svhttdl.laocai.gov.vn/ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (SVHTTDL) tỉnh Lào Cai có bài Lịch sử phát triển Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai (tác giả Trần Hữu Sơn) đã khái quát chặng đường của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai từ sau Cách mạng tháng Tám đến năm 2011 nhưng còn hết sức sơ lược. Tác giả Trần Hữu Sơn với bài Sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch Lào Cai sau 20 năm tái lập tỉnh trên trang http://css.hcmussh.edu.vn/ đã điểm qua những thành tựu văn hóa, thể thao và du lịch Lào Cai từ khi tái lập tỉnh (1991) đến năm 2011. Tác giả Hoàng Hà với bài viết “Du lịch Lào Cai phất lên nhờ công nghệ thông tin” trên trang https://ictnews.vn/. Tác giả Hồng Ninh, Cao Hương với bài “Các điểm du lịch tâm linh thu hút khách du lịch đầu xuân ở Lào cai” trên trang https://bnews.vn/. Tác giả Quang Minh với bài “Xây dựng Lào Cai dẫn đầu về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch ở khu vực Tây Bắc” trên trang http://www.baolaocai.vn. Văn hóa, du lịch Lào Cai còn được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ. Tác giả Nguyễn Thị Lan Phương với Luận văn Thạc sĩ kinh tế chính trị Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai. Tác giả Nguyễn Thị Nhung với Luận văn Thạc sĩ Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạo phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2015. Tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy với Luận văn Thạc sĩ Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử ở địa phương từ 2000 - 2015. Tác giả Phạm Ngọc Thắng với Luận án Tiến sĩ kinh tế Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai. Tác giả Vũ Thanh Ngọc với Luận văn Thạc sĩ Du lịch Nghiên cứu phát triển văn hóa du lịch tỉnh Lào Cai. Trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, SVHTTDL tỉnh Lào Cai đã ra các Nghị quyết, xây dựng và ban hành các chương trình, đề án về các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Hàng năm, hàng nhiệm kỳ, tỉnh Lào Cai đều có báo cáo, đánh giá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- khái quát kết quả đạt được, ví dụ như: Đề án Phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020 của Tỉnh ủy Lào Cai (Số 03 - ĐA/TU ngày 27/11/2015); Quyết định về việc phê duyệt Đề án Năm Du lịch Quốc gia 2017 - Lào Cai - Tây Bắc của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai (Số 2572/QĐ-UBND ngày 10/8/2016); Quyết định Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ (Số 1845/QĐ-TTg ngày 26/9/2016); Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020 của Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai (Số 192/BC-VHTTDL ngày 01/7/2016); Báo cáo Kết quả thực hiện Đề án số 8 “Phát triển văn hóa, thể thao tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020” từ năm 2016 đến tháng 6 năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới của Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai (Số 157/BC-SVHTTDL ngày 07/6/2019); Báo cáo Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch của Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai (Số 148/BC- SVHTTDL ngày 28/5/2019),... Những quyết định, đề án, quy hoạch, báo cáo của ngành là nguồn tư liệu quan trọng để tác giả sử dụng, kế thừa trong quá trình phân tích, đánh giá, khái quát trong luận văn. Như vậy, những công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập đến một khía cạnh nào đó của văn hóa, thể thao và du lịch Lào Cai hoặc có viết về ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai nhưng chỉ ở góc độ hết sức khái quát, sơ lược. Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên đã đưa ra những nhận xét, đánh giá, đúc rút ra những định hướng cho công tác văn hóa, thể thao và du lịch ở Lào Cai để tác giả luận văn tiếp thu và kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai. Trong đó, tác giả tập trung vào nghiên cứu các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh Lào Cai. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu từ năm 1991 tới năm 2018, tức là tính từ thời điểm tỉnh Lào Cai chính thức tái lập đến năm 2018 (SVHTTDL thành lập được 10 năm). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Năm 1991, tỉnh Lào Cai được tái lập, cùng với các cơ quan, ban ngành trong toàn tỉnh, ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch bước vào công cuộc xây dựng, tái thiết tỉnh nhà. Đặc biệt, kể từ năm 1991, du lịch Lào Cai bước vào giai đoạn phục hưng và mở ra những bước phát triển mới. Năm 2008, với chủ trương tinh gọn bộ máy, sáp nhập các cơ quan có chức năng tương đồng, tương hỗ, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã được sáp nhập và trở thành một ngành đa lĩnh vực. - Không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Lào Cai từ khi tách ra khỏi tỉnh Hoàng Liên Sơn, từ năm 1991 đến năm 2018, với tổng diện tích 6.364,02km2, gồm 8 huyện và 1 thành phố. - Nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về những hoạt động của ngành trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích - Làm rõ quá trình ra đời, phát triển của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. - Làm rõ những thành tựu, đóng góp của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai từ năm 1991 tới năm 2018. Từ đó, tác giả đưa ra một số nhận xét về sự phát triển của ngành từ 1991 đến 2018, rút ra một số kinh nghiệm nhằm cung cấp cơ sở cho việc hoạch định chủ trương, giải pháp phát triển trong giai đoạn tiếp theo. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp, hệ thống hóa nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Trình bày và phân tích những yếu tố về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thay đổi địa giới hành chính, kinh tế - xã hội của Lào Cai, từ đó khái quát bức tranh tổng thể về tỉnh Lào Cai. - Trình bày sự ra đời, các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch Lào Cai trước năm 1991, từ đó đánh giá vai trò của ngành trong từng thời điểm lịch sử cụ thể. - Trình bày các hoạt động, thành tựu của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai từ năm 1991 tới năm 2018. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công tác phát triển ngành từ 1991 đến 2018, đúc rút những kinh nghiệm để tham khảo cho hiện tại. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu: Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng những nguồn tư liệu sau: - Một số tài liệu chính sử của Quốc sử quán triều Nguyễn như Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đồng Khánh dư địa chí; một số sách ghi chép về Lào Cai thời nhà Nguyễn như Hưng Hóa phong thổ lục ký, Hưng Hóa ký lược... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- - Các văn kiện của Đảng, các văn bản của Chính phủ, văn bản của Bộ Văn hóa Thông tin, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (BVHTTDL). - Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Lào Cai, các văn bản của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lào Cai, các văn bản của Ty Thông tin, Ty Văn hóa, Ty Văn hóa Thông tin, Sở Văn hóa - Thông tin và Thể thao, Sở Văn hóa Thông tin, SVHTTDL tỉnh Lào Cai. - Các sách, báo, bài viết, công trình nghiên cứu có liên quan đến văn hóa, thể thao và du lịch nói chung, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai nói riêng. - Nguồn tư liệu nhân chứng lịch sử: Phỏng vấn sâu các thế hệ cán bộ đã công tác trong ngành. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, thống kê để khái quát, tổng hợp những kết quả mà tỉnh Lào Cai đã đạt được trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch theo đúng trình tự không gian và thời gian. Với nguồn tư liệu nhân chứng lịch sử, luận văn đã sử dụng phương pháp hồi cố lịch sử, phỏng vấn sâu, trao đổi, đàm thoại với các nhân chứng lịch sử để phục dựng lại bức tranh văn hóa, thể thao và du lịch qua các thời kỳ. 6. Đóng góp về khoa học của đề tài - Thông qua việc khái quát lại quá trình hoạt động, những kết quả đạt được trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, đề tài phân tích những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Lào Cai. - Bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch. - Đề tài sau khi bảo vệ thành công có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng viên giảng dạy ở Trường Chính trị tỉnh; dùng cho giáo viên, học sinh các trường phổ thông khi giảng dạy, học tập về văn hóa, du lịch và lịch sử địa phương; phục vụ công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai thời kỳ đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai trước năm 1991. Chương 2. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai từ năm 1991 đến 2008. Chương 3. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai từ năm 2008 đến năm 2018. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Chương 1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH LÀO CAI 1.1. Tổng quan về tỉnh Lào Cai 1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Tỉnh Lào Cai có 182,086 km đường biên giới giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); phía Bắc giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với điểm cực Bắc thuộc xã Pha Long, huyện Mường Khương; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái với điểm cực Nam ở xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn; phía Đông giáp tỉnh Hà Giang với điểm cực Đông là đỉnh PonTatJian; phía Tây giáp tỉnh Lai Châu với điểm cực Tây ở xã Y Tý, huyện Bát Xát. Với vị trí cửa ngõ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, từ xa xưa trong lịch sử, Lào Cai đã là mảnh đất “phên dậu” của đất nước. Đặc điểm này đã tạo nên cho Lào Cai không chỉ có vị trí địa kinh tế, địa chính trị quan trọng mà còn là mảnh đất giàu giá trị lịch sử văn hóa. Địa hình Lào Cai rất phức tạp, có sự phân tầng độ cao lớn, hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Điểm cao nhất của tỉnh là đỉnh Fansipan cao 3.143m so với mực nước biển. Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai, Bảo Thắng, Bảo Yên, và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn, địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng. Khí hậu Lào Cai mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh, biến động mạnh và phân hóa đa dạng. Do hệ quả của chế độ gió mùa, khí hậu ở Lào Cai phân hóa thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa tại Lào Cai phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian. Thời gian không mưa diễn ra vào mùa đông, ngược lại mưa dài ngày thường xuất hiện vào mùa hè. Hệ thống sông, suối phân bố khá đều với hai con sông lớn là sông Hồng và sông Chảy chảy qua địa bàn tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn dòng chảy, trong đó có 107 sông, suối dài từ 10km trở lên. Hệ thống sông, suối dày với địa hình dốc tạo ra lợi thế cho Lào Cai trong phát triển thủy điện vừa và nhỏ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Tài nguyên đất của tỉnh rất đa dạng do địa hình phức tạp. Trong phạm vi địa giới của tỉnh có 30 loại đất được chia làm 10 nhóm chính như đất phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit trên núi,… Lào Cai có 278.907ha rừng, chiếm 43,87% tổng diện tích tự nhiên. Thảm thực vật phong phú của Lào Cai không chỉ có giá trị khoa học mà còn có giá trị kinh tế cao về lâm sản. Diện tích rừng và trữ lượng gỗ rừng tự nhiên khá lớn cùng với thảm thực vật phong phú, sự đa dạng của các loài động vật là điều kiện thuận lợi để Lào Cai phát triển kinh tế lâm nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp khai thác, chế biến và du lịch. Khoáng sản của Lào Cai khá đa dạng, trữ lượng lớn và có tính đại diện về chủng loại cả nước. Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ khoáng sản đã được thăm dò đánh giá trữ lượng, chất lượng như mỏ Apatit Cam Đường với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Xa với trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ môlip đen Ô Quý Hồ với trữ lượng 15,4 nghìn tấn. 1.1.2. Những thay đổi địa giới hành chính tỉnh Lào Cai Thời Hùng Vương dựng nước, vùng đất Lào Cai thuộc bộ Tân Hưng, là một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang “...Hưng Hóa và Tuyên Quang xưa là bộ Tân Hưng” [24, tr.4-5]. Thời Âu Lạc, vùng phía đông và phía nam Lào Cai thuộc bộ lạc Tây Vu, còn một phần đất phía tây và phía bắc Lào Cai hiện nay thuộc phạm vi của các bộ lạc nhỏ hơn không chịu thuần phục Lạc Việt. Thời Bắc thuộc nhà Đường, vùng đất Lào Cai thuộc châu Đan Đường (Cam Đường) và Chu Quý (Văn Bàn). Thời kỳ phong kiến tự chủ, Lào Cai thuộc châu Quy Hóa. Triều Lê thế kỷ XV đã đổi lộ làm phủ và đổi trấn làm châu, khi đó lộ Quy Hóa đổi thành phủ Quang Hóa, huyện Văn Bàn, huyện Thủy Vĩ trở thành châu Văn Bàn, châu Thủy Vĩ trực thuộc phủ Quang Hóa, thừa tuyên Hưng Hóa. Đến đời nhà Nguyễn, vùng đất Lào Cai chủ yếu thuộc đất của châu Thuỷ Vĩ, châu Văn Bàn, một phần thuộc châu Chiêu Tấn và một phần nhỏ thuộc châu Lục Yên, phủ Quy Hoá. Đến thời điểm này địa danh Lào Cai chưa được hình thành. Sau khi đánh chiếm Lào Cai (3-1886) và hoàn thành công cuộc bình định, thực dân Pháp cai quản địa hạt Lào Cai theo chế độ quân sự. Ngày 7-l-1899, đạo quan binh IV được thành lập bao gồm Tiểu quân khu Yên Bái và Tiểu quân khu Lào Cai (Lào Cai là đạo lỵ, thủ phủ của đạo quan binh IV). Để dễ bề kiểm soát và tiến hành khai thác bóc lột, thực dân Pháp đã chia lại khu vực hành chính và thay đổi chế độ cai trị. Ngày 12-7-1907, toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh IV Lào Cai, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai. Từ đây địa danh tỉnh Lào Cai được xác định trên bản đồ Việt Nam. Năm 1907, tỉnh dân sự Lào Cai được thành lập, phần đất của châu Thuỷ Vĩ bên hữu ngạn sông Hồng sáp nhập vào Chiêu Tấn, vẫn lấy tên là châu Thuỷ Vĩ. Từ đó địa danh Chiêu Tấn không còn. Phần đất của châu Thuỷ Vĩ bên tả ngạn sông Hồng được tách ra lập thành châu Bảo Thắng. Đến cuối những năm 1910, đầu những năm 1920, trong thành phần tỉnh Lào Cai mới xuất hiện các đại lý Mường Khương, Pa Kha (Bắc Hà), Bát Xát, Phong Thổ và đặc khu Sa Pa. Sau khi tỉnh Lào Cai được giải phóng lần thứ nhất (11-1946), chính quyền của ta chia Lào Cai thành 7 huyện (Bắc Hà, Mường Khương, Bản Lầu, Bảo Thắng, Sa Pa, Bát Xát, Phong Thổ) và thị xã Lào Cai. Ngày 7-5-1955, Khu tự trị Thái Mèo được thành lập, huyện Phong Thổ của tỉnh Lào Cai chuyển sang Khu tự trị Thái Mèo, sau này thuộc tỉnh Lai Châu. Ngày 27-3-1975, tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V đã nghị quyết hợp nhất ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh mới lấy tên là Hoàng Liên Sơn. Ngày 17-4-1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định hợp nhất thị xã Lào Cai và Cam Đường thành thị xã Lào Cai trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn. Ngày 12-8-1991, Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Ngày 1-10-1991 tỉnh Lào Cai được tái lập trên cơ sở vùng đất Lào Cai (cũ) và bổ sung thêm ba huyện: Bảo Yên, Văn Bàn (thuộc Yên Bái cũ), Than Uyên (thuộc Nghĩa Lộ cũ) bao gồm 8 huyện, 2 thị xã. Khi tái lập, tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên là 8.044 km2, gồm 8 huyện với 180 xã, phường, thị trấn, tỉnh lị là thị xã Lào Cai. Tháng 8 năm 2000, huyện Bắc Hà được tách thành 2 huyện Bắc Hà và Si Ma Cai, đến tháng 1 năm 2002 thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường sáp nhập thành thị xã Lào Cai. Tháng 1 năm 2004, huyện Than Uyên chuyển về tỉnh Lai Châu. Ngày 30-11-2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 195/2004/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai. Sự ra đời của thành phố Lào Cai đánh dấu bước phát triển vượt bậc về mọi mặt của thành phố trong đó có văn hóa, thể thao và du lịch. Đến năm 2018, tỉnh Lào Cai gồm thành phố Lào Cai và 8 huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn. Diện tích tự nhiên 6.364,02 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước). Địa danh và đơn vị hành chính của tỉnh Lào Cai có nhiều thay đổi trước những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- biến động của lịch sử. Sự thay đổi này là do nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng cả nước cũng như nhiệm vụ chính trị của địa phương. Điều đó đã có tác động nhất định đến quá trình chuyển biến về mọi mặt của tỉnh qua các thời kỳ, trong đó, có sự biến đổi của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tự cung, tự cấp là chủ yếu, cơ sở hạ tầng thấp kém, tỉnh Lào Cai đã đạt tốc độ tăng trưởng về kinh tế khá cao và liên tục, cao hơn so với các tỉnh khác và cả nước [8]. Giai đoạn 1991-1995, tăng trưởng kinh tế trung bình của Lào Cai đạt 11,8%/năm (cả nước đạt 8,2%/năm), thể hiện bước chuyển đầu tiên của nền kinh tế sang cơ chế thị trường. Giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào Cai giảm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ của châu Á. Nền kinh tế Lào Cai tuy không chịu tác động trực tiếp, nhưng sự cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, thu hút nguồn vốn từ bên ngoài giảm nên đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Lào Cai, tăng trưởng bình quân đạt 5,8%/năm. Tính bình quân trong 10 năm (1991-2000), tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn đạt 9,0%/năm (cả nước đạt 7,6%). Những kết quả trên khẳng định bước chuyển biến đầu tiên, quan trọng của nền kinh tế tỉnh Lào Cai trong những năm đầu tái lập. Trong 10 năm tiếp theo (2001-2011), tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào Cai trung bình 12,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 2001 đến năm 2011 luôn ở mức 2 chữ số, cao hơn những năm đầu tái lập tỉnh, cao hơn so với mức tăng của cả nước và nhiều địa phương khác. Kết quả đó khẳng định đường lối đổi mới của Đảng đã được vận dụng sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tình hình tỉnh Lào Cai. Kết thúc năm 2015, tỉnh Lào Cai đạt thắng lợi toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong tổng số 27 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV, có 25 chỉ tiêu vượt và đạt; 2 chỉ tiêu đạt trên 56%. Trong tổng số 393 mục tiêu của 7 chương trình, 27 đề án, có 313 mục tiêu vượt và đạt; 48 mục tiêu đạt trên 80%. Trong quá trình phát triển, Lào Cai phát huy tốt vai trò, vị trí của mình, luôn đặt trong mối liên kết của vùng và cả nước; là tỉnh trung tâm của khu vực Tây Bắc, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, hoạt động đối ngoại và xây dựng Đảng của khu vực. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XV, đã chỉ rõ định hướng phát triển của tỉnh Lào Cai đến năm 2020 là phát triển nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới là trọng tâm; phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ là đột phá; phát triển công nghiệp là quan trọng. Tập trung nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn gắn với xây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- dựng nông thôn mới, chú trọng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; ưu tiên đầu tư, phát triển kinh tế cửa khẩu, du lịch. Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ và hạnh phúc. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao, thông tin - truyền thông, khoa học - công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chủ động bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ gìn biên giới hoà bình, hữu nghị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đến năm 2020, Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của khu vực Tây Bắc và là tỉnh khá của vùng miền núi phía Bắc. Cùng với sự phát triển của kinh tế, đời sống văn hóa, xã hội của Lào Cai ngày một nâng cao. Hoạt động giáo dục đào tạo có bước phát triển toàn diện và vượt bậc, chất lượng giáo dục được nâng lên một bước. Hoạt động giao lưu hợp tác quốc tế về văn hóa, nghệ thuật và thể thao tiếp tục được tăng cường, chương trình xây dựng đời sống văn hóa, thể thao ở khu dân cư tiếp tục được củng cố và phát triển. Công tác đưa thông tin về cơ sở được đổi mới về nội dung và nâng cao chất lượng để tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng đến với đồng bào các dân tộc. Hoạt động thể thao thành tích cao và thể thao quần chúng đều thu được nhiều kết quả đáng mừng. Phong trào tập luyện thể thao được mở rộng trong đông đảo quần chúng nhân dân. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân đã được triển khai có hiệu quả. Lào Cai đã kịp thời khống chế được các dịch bệnh nguy hiểm. Chất lượng phục vụ và hoạt động tại các bệnh viện đã ổn định và nâng lên, tạo điều kiện cho mọi người dân, nhất là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người có công được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế có chất lượng, từng bước tạo sự công bằng trong khám chữa bệnh. Những thành tựu trong xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội là thành quả trí tuệ và công sức của nhân dân các dân tộc Lào Cai. Đây là tiền đề để Lào Cai tiếp tục có những bước phát triển mới trong công cuộc hội nhập và phát triển. Trong sự phát triển chung của kinh tế - văn hóa - xã hội Lào Cai có sự đóng góp to lớn của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các vai trò: Văn hóa là “mục tiêu”, “động lực” của mọi sự phát triển; Thể thao góp phần nâng cao sức khỏe phục vụ sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước; Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, tạo nên sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Về dân cư, dân tộc, theo số liệu năm 2017, dân số toàn tỉnh Lào Cai là 694.416 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 175 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 198 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 167 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 149 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 149 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 194 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 170 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 136 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 16 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn