Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai (1986 – 2005)
lượt xem 21
download
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai (1986 – 2005) làm rõ quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp ở Đồng Nai trong 20 năm đầu đổi mới (1986 – 2005). Trên cơ sở đó, đánh giá những thành tựu đã đạt được cũng như những mặt còn tồn tại để đề ra những định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai (1986 – 2005)
- THƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------- Nguyễn Thị Thu Hằng QUÁ TRÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH ĐỒNG NAI (1986 – 2005) Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN ĐẠT TP. Hồ Chí Minh – 2010
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS. Lê Văn Đạt, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm cùng các thầy cô khoa Lịch sử và Phòng Khoa học Công nghệ và Sau đại học, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và các giáo viên trường THPT Bàu Hàm, Trảng Bom, Đồng Nai, nơi tôi đang công tác. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và nhân viên các phòng, ban của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai, Ban Quản lý khu công nghiệp Đồng Nai, Cục Thống kê Đồng Nai đã giúp tôi tiếp cận nguồn tài liệu phục vụ cho quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tài liệu và số liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết Chữ viết tắt 01 Công ty phát triển khu công nghiệp Biên Hòa SONADEZI 02 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 03 Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN 04 Tổng sản phẩm quốc nội GDP 05 Châu Âu EU 06 Héc ta Ha 07 Kilôwat KW 08 Kilômét Km 09 Kilôwat/giờ Kwh 10 Số tấn đăng ký GRT 11 Trọng tải tĩnh DWT 12 Trang tr 13 Khu công nghiệp KCN 14 Doanh nghiệp DN 15 Trách nhiệm hữu hạn TNHH 16 Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tại các nước đang phát triển, vốn đầu tư là yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư được huy động từ hai nguồn chủ yếu là vốn trong nước và vốn nước ngoài. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình hoạt động kinh tế quốc tế, ra đời và phát triển có tính tất yếu, lâu dài cùng với xu thế toàn cầu hóa về kinh tế. FDI là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, cho việc khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó, FDI còn có vai trò trong chuyển giao công nghệ. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các dự án FDI cũng có tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động. FDI đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển trên thế giới. Nhận thức rõ vai trò của FDI, cho nên trong quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế, chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Ở Việt Nam, trong gần hai thập kỷ qua, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao của đất nước. Là một đỉnh của tứ giác kinh tế động lực trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu), tỉnh Đồng Nai có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển một nền công nghiệp theo hướng hiện đại. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên là một lợi thế lớn của tỉnh Đồng Nai trong xây dựng, phát triển khu công nghiệp và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, Nhà nước; lại sớm đánh giá đúng và phát huy thế mạnh của địa phương, Đồng Nai đã đạt được những thành tựu nổi bật về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm qua. Đồng Nai trở thành một trong những địa phương luôn dẫn đầu cả nước về xây dựng phát triển các khu công nghiệp và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường, kỹ năng quản lý…đã và đang có vai trò ngày càng lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Đồng Nai. Do đó, việc nghiên cứu về quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong 20 năm qua ở Đồng Nai để trên cơ sở đó tìm ra phương hướng, giải pháp khắc phục những hạn chế và tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài có hiệu quả trong thời gian tới là một vấn đề cấp bách, có ý nghĩa lý luận
- và thực tiễn. Nhìn lại chặng đường 20 năm đã qua với những thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong việc thu hút đầu tư nước ngoài sẽ là căn cứ khoa học để các Sở, Ban, Ngành và lãnh đạo tỉnh Đồng Nai có những điều chỉnh hợp lí hơn cho sự phát triển của Đồng Nai trong tương lai. Việc hoàn thành đề tài cũng giúp tôi rèn luyện công tác nghiên cứu khoa học và vận dụng vào công tác giảng dạy lịch sử của địa phương sau này. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai (1986 – 2005)” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề: Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều thuận lợi để phá t triển công nghiệp, trong đó mô hình khu công nghiệp là mô hình phát triển kinh tế trọng điểm của địa phương và là địa điểm quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực tế đó đặt ra nhiều yêu cầu cần giải quyết để hoàn thiện công tác xây dựng, quản lý, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các khu công nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bởi vậy, vấn đề thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp đang được nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Liên quan đến đề tài có nhiều công trình nghiên cứu đề cập dưới các dạng khác nhau, có thể chia thành các nhóm sau: Nhóm 1: Những công trình nghiên cứu của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà quản lý các cấp * Cuốn Tiềm năng Việt Nam thế kỉ XXI của Phan Văn Khải, Vũ Khoan, Võ Hồng Phúc, Nhà xuất bản thế giới ấn hành năm 2001. Các tác giả đã khái quát những tiềm năng phát triển công nghiệp, khu công nghiệp của các địa phương, các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Trên cơ sở đó, định hướng ưu tiên thu hút đầu tư của mỗi vùng. * Cuốn Tổng kết quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (1991 – 2004) của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai ấn hành năm 2005. Cuốn sách bao gồm báo cáo tổng kết quá trình xây dựng các khu công nghiệp, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh và báo cáo chuyên đề của các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban Nhân dân các địa phương trong tỉnh. Cuốn sách phác họa bức tranh tổng quát về các khu công nghiệp trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, khẳng định những kết quả đạt được, chỉ ra những vấn đề cần quan tâm trong quá trình phát triển khu công nghiệp, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng khu công nghiệp. * Cuốn 10 năm hình thành và phát triển của Ban quản lý khu công nghiệp Đồng Nai (1995 – 2005). Tác phẩm khái quát những thành tựu nổi bật của Ban quản lý trong 10 năm xây dựng và phát triển; đánh giá thành công của Ban quản lý trong thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các khu công
- nghiệp ở địa phương; chỉ rõ phương hướng, mục tiêu xây dựng ban quản lý vững mạnh, có khả năng quản lý tốt nhất các khu công nghiệp trong tình hình mới. * Cuốn Đồng Nai – 30 năm xây dựng và phát triển của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Nhà xuất bản Đồng Nai ấn hành năm 2005. Tác phẩm đã thống kê, tổng hợp một cách khái quát chặng đường xây dựng và phát triển trên tất cả các lĩnh vực của đời sống như: kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, giáo dục, y tế… mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tiến hành trong 30 năm từ năm 1975 đến năm 2005. * Cuốn Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam của Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2001. Cuốn sách đã trình bày tổng quan về đặc điểm tổ chức lãnh thổ công nghiệp của Việt Nam, các hình thức tổ chức kinh tế lãnh thổ của Việt Nam, khẳng định khu công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đặc biệt cần được xây dựng, chỉ ra cơ sở khoa học của đổi mới tư duy về cơ cấu kinh tế vùng miền của Đảng ta. * Cuốn Những giải pháp chính trị kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam của Nguyễn Khắc Thân, Chu Văn Cấp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1996. * Cuốn Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam – cơ sở pháp lý, hiện trạng, cơ hội, triển vọng của Nguyễn Anh Tuấn, Phan Hữu Thắng, Nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 1994. Nhóm 2: Các bài viết tiêu biểu về công tác xây dựng, quản lý các khu công nghiệp và hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, gồm có: * Võ Văn Một (2004), “Đồng Nai trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số tháng 5 – 2004, tr.18 – 21. * Đặng Thị Kim Nguyên (2004), “Một số giải pháp phát triển khu công nghiệp tại Đồng Nai”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số tháng 5 – 2004, tr.23 – 26. * Lê Hoàng Quân (2004), “Đồng Nai chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội”, Tạp chí Cộng sản, số 16 (8 – 2004), tr.53 – 56. * Trần Ngọc Hưng (2006), “Đổi mới và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, Số 2 (2 – 2006), tr.25 – 27. Các tác giả đã nêu thực trạng công tác xúc tiến, vận động đầu tư thời gian qua, đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vào khu công nghiệp trong năm 2006. …. Nhóm 3: Các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IV,V,VI,VII,VIII của Tỉnh ủy Đồng Nai; các báo cáo thường niên về công tác xây dựng, phát triển khu công nghiệp và tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, Ban quản lý khu công nghiệp và các Sở, Ban, Ngành khác của tỉnh Đồng Nai từ năm 1986 đến năm 2005 như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và môi trường, Cục Thống kê Đồng Nai, Sở Khoa học và công nghệ, Sở Công thương Đồng Nai…
- Nhìn chung, những công trình khoa học của các tác giả nghiên cứu về vấn đề xây dựng phát triển khu công nghiệp và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung cũng như các báo cáo về vấn đề này của các Sở, Ban, Ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai nói riêng, ở nhiều góc độ khác nhau đã chỉ rõ thực trạng và khẳng định yêu cầu khách quan, cấp thiết phải xây dựng quy hoạch các khu công nghiệp, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đề xuất những giải pháp tăng cường thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả xây dựng, phát triển khu công nghiệp trong thời gian tới. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2005. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: * Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ đổi mới (giai đoạn 1986 – 2005). * Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, đề tài nghiên cứu quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Về thời gian, luận văn nghiên cứu quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 2005. Luận văn lấy mốc thời gian năm 1986 vì đây là năm diễn ra Đại hội Đảng lần thứ VI (12 – 1986) – Đại hội của đổi mới - sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Và năm 2005 là năm tổng kết những thành tựu, hạn chế đã đạt được qua 20 năm tiến hành đổi mới ở địa phương. Về nội dung, mặc dù hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài ở tỉnh Đồng Nai được tiến hành trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…nhưng luận văn chỉ tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp – lĩnh vực đầu tư quan trọng nhất - cụ thể là ở các khu công nghiệp trong toàn tỉnh. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu của đề tài * Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng về xây dựng, phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc và kết hợp giữa phương pháp lôgíc với lịch sử. Cụ thể, luận văn sử dụng các phương pháp chuyên ngành như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, phỏng vấn, điền dã… * Nguồn tài liệu:
- Để hoàn thành đề tài, tôi sử dụng nguồn tài liệu thành văn và nguồn tài liệu trên các trang web điện tử của các Sở, Ban, Ngành của địa phương. - Nguồn tài liệu thành văn: Các Nghị quyết, Chỉ thị, tài liệu của Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Đồng Nai; các công trình nghiên cứu của tập thể, cá nhân đã công bố; các tư liệu trên báo chí, tạp chí... - Nguồn tài liệu qua các trang web: www.dongnai.gov.vn.com www.dongnai-industry.gov.vn(Sở Công thương) www.dpidongnai.gov.vn (Sở Kế hoạch và Đầu tư) www.dost–dongnai.gov.vn (Sở Khoa học và công nghệ) www.diza.vn (Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai) www.gdt.gov.vn (Cục thuế Đồng Nai) www.tnmtdongnai.gov.vn (Sở Tài nguyên và môi trường) 5. Mục đích nghiên cứu của đề tài Làm rõ quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp ở Đồng Nai trong 20 năm đầu đổi mới (1986 – 2005). Trên cơ sở đó, đánh giá những thành tựu đã đạt được cũng như những mặt còn tồn tại để từ đó đề ra những định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương. 6. Những đóng góp của đề tài Trước hết, qua nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1986 – 2005 góp phần khẳng định chủ trương, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ chính quyền địa phương trong công cuộc đổi mới. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần tổng kết quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn từ 1986 đến 2005. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu cũng như những mặt hạn chế của hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Đồng Nai, luận văn đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trong thời gian tới ở địa phương. Quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này gắn liền với quá trình xây dựng, quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp ở Đồng Nai. Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo thiết thực cho việc nghiên cứu về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng Nai trong thời kỳ đổi mới. 7. Cấu trúc của đề tài
- Luận văn gồm phần Mở đầu, phần Nội dung gồm 3 chương và phần Kết luận. Trong đó, phần Nội dung được cấu trúc như sau: Chương 1 – Những tiềm năng của tỉnh Đồng Nai trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chương 2 – Quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong 10 năm đầu đổi mới (1986 – 1995) Chương 3 – Quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1996 – 2005)
- Chương 1: NHỮNG TIỀM NĂNG CỦA TỈNH ĐỒNG NAI TRONG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 2.1 Một số vấn đề chung về “đầu tư nước ngoài” và “khu công nghiệp” 1.1.1 Đầu tư nước ngoài 1.1.1.1 Khái niệm Tổ chức Thương mại thế giới đưa ra định nghĩa như sau về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, tài sản mà nhà đầu tư quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". [40, tr. 467] 1.1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời tháng 12 – 1987, kể từ đó đến năm 2005 đã trải qua 5 lần sửa đổi và luật thừa nhận có 4 hình thức FDI cơ bản: a. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (A business cooperation contract) Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản kí kết giữa hai bên hoặc nhiều bên quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không thành lập pháp nhân.[40, tr. 470] b. Doanh nghiệp liên doanh (A Joint Venture enterprise) Là doanh nghiệp mới được thành lập trên cơ sở góp vốn hai bên hoặc nhiều bên Việt Nam và nước ngoài. Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, mang tư cách pháp nhân Việt Nam. [40, tr.470] c. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (Enterprise with one hundred percent Foreign owned capital) Đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lập tại Việt Nam, tự tổ chức quản lí và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình.[40, tr.470] d. Hình thức doanh nghiệp cổ phần
- Doanh nghiệp cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, trong đó các cổ đông sáng lập nước ngoài nắm giữ ít nhất 30% vốn điều lệ; được tổ chức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần…được hưởng các đảm bảo của nhà nước Việt Nam và ưu đãi theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.[40, tr. 472] 1.1.1.3 Vai trò của đầu tư nước ngoài Trước hết, đầu tư nước ngoài là nguồn bổ sung vốn quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế. Các dự án đầu tư nước ngoài góp phần tăng thu ngân sách, cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Các dự án đầu tư nước ngoài cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các dự án này cũng đóng góp quan trọng trong việc nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ của Việt Nam, tăng khả năng cạnh tranh của công nghệ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư nước ngoài còn góp phần giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao mức sống cho người lao động; thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh với nền kinh tế thế giới. So với những hình thức đầu tư nước ngoài khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài có những ưu điểm cơ bản là: FDI không để lại gánh nợ cho chính phủ nước tiếp nhận đầu tư về chính trị, kinh tế như hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài khác như vay thương mại, phát hành trái phiếu ra nước ngoài... Do vậy, FDI là hình thức thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tương đối ít rủi ro cho nước tiếp nhận đầu tư. Nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn ra khỏi nước sở tại như đầu tư gián tiếp. Kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực 1997 đã cho thấy, những nước chịu tác động nặng nề của khủng hoảng thường là những nước nhận nhiều vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Nên FDI mang tính ổn định hơn so với những khoản đầu tư khác. 1.1.2 Khu công nghiệp: 1.1.2.1 Khái niệm Ở Việt Nam, Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP (4 – 1997) của Chính phủ xác định khái niệm về khu công nghiệp như sau: Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Tùy theo mục đích, tính chất có thể phân chia khu công nghiệp thành các loại hình cơ bản: khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp thông thường, đặc khu kinh tế. 1.1.2.2 Đặc điểm, vai trò của khu công nghiệp * Đặc điểm cơ bản của khu công nghiệp
- Thứ nhất, khu công nghiệp có môi trường đầu tư thông thoáng hơn các vùng khác. Khu công nghiệp được nhà nước dành cho những ưu đãi trong chính sách thuế, tài chính, thủ tục hải quan, hành chính, giá thuê đất…Thông qua những ưu đãi đó nhằm thu hút càng nhiều càng tốt các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn. Thứ hai, trong các khu công nghiệp chủ yếu là hoạt động kinh tế hướng ngoại, bao gồm sản xuất công nghiệp, chế biến phục vụ xuất khẩu, hoạt động xuất khẩu và kinh doanh các dịch vụ. Thứ ba, các khu công nghiệp thường nằm ở các vị trí thuận lợi về giao thông, có điều kiện phát triển sản xuất – thương mại, được ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng. Thứ tư, khu công nghiệp là khu vực tập trung tương đối nhiều xí nghiệp trong một khu vực có ranh giới rõ ràng, có hàng rào ngăn cách với xung quanh. Các xí nghiệp trong khu công nghiệp có điều kiện thuận lợi để tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Thứ năm, khu công nghiệp được nhà nước cho phép thành lập, nhằm đạt những mục tiêu nhất định. Thứ sáu, khu công nghiệp có ban quản lí chung, thống nhất, thực hiện chức năng quản lí nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các xí nghiệp công nghiệp hoạt động đạt hiệu xuất tối đa. Thứ bảy, khu công nghiệp thường có giới hạn địa lí hẹp, khoảng vài chục đến vài trăm hecta, hoạt động chính trong khu công nghiệp là sản xuất công nghiệp. Đến hết năm 2005, tỉnh Đồng Nai mới xây dựng loại hình của khu công nghiệp là khu công nghiệp thông thường. Bởi vậy, quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp ở Đồng Nai trong những năm 1986 – 2005 là tìm hiểu loại hình khu công nghiệp này. * Vai trò của khu công nghiệp Khu công nghiệp có vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Đối với các nước đang phát triển, sự gia tăng số lượng vốn và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là vấn đề có ý nghĩa quyết định đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội. Các khu công nghiệp ra đời góp phần quan trọng tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Ở các khu công nghiệp, nhà nước sẽ có điều kiện cải tiến và hoàn thiện hệ thống chính sách, tạo nên hành lang pháp lý thuận lợi nhất, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đảm bảo tốt nhất cho hoạt động kinh doanh. Vai trò to lớn đó giúp khu công nghiệp trở thành những điểm trũng thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước. Khu công nghiệp là nơi tiếp cận, nắm bắt, đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động. Tốc độ phát triển công nghệ trên phạm vi toàn cầu ngành càng nhanh, trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất ngày càng sâu rộng, khoa học công nghệ đóng vai trò ngày càng to lớn trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Bởi vậy, quốc gia nào tiếp cận được những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất thì quốc gia đó có điều kiện vượt lên. Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ, các doanh nghiệp giảm chi phí sản
- xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và trên thế giới. Xây dựng các khu công nghiệp góp phần tạo nên nhiều việc làm mới, nâng cao chất lượng lao động. Giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp có ý nghĩa kinh tế, chính trị - xã hội to lớn, góp phần giữ vững ổn định chính trị của đất nước. Làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, người lao động được tiếp cận với tác phong làm việc khẩn trương, phương pháp quản lý khoa học, được tiếp cận những thành tựu khoa học kỹ thuật mới. Qua đó, người lao động được rèn luyện tác phong lao động công nghiệp, có kỷ luật, có kỹ thuật, từng bước nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp sẽ góp phần quan trọng tạo sự cân bằng ngoại thương. Đây là một trong những nhân tố trọng yếu của kinh tế vĩ mô. Số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu vừa phản ánh sức cạnh tranh vừa phản ánh năng lực hội nhập và khả năng cân bằng ngoại thương của nền kinh tế. Các khu công nghiệp, khu chế xuất góp phần thúc đẩy đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Để tạo môi trường đầu tư thông thoáng, Nhà nước thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ”. Thực hiện cơ chế này sẽ tạo nên mũi đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư. Cơ chế “một cửa, tại chỗ” không chỉ tạo nên sức hấp dẫn của các khu công nghiệp, khu chế xuất mà còn tạo nên sức lan tỏa, tác động làm thay đổi cơ chế quản lý của toàn bộ nền kinh tế. Khu công nghiệp đóng vai trò như là “mũi đột phá” là động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mô hình khu công nghiệp ra đời đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng tỷ trọng công nghiệp phục vụ xuất khẩu, góp phần điều chỉnh, sắp xếp lại sản xuất công nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái. Khu công nghiệp là nơi tốt nhất để tiếp thu, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất. Các khu công nghiệp thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng. Với tư cách là hạt nhân hình thành những đô thị mới, khu công nghiệp góp phần to lớn cải tạo, xây dựng mới các đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, mở rộng hệ thống dịch vụ công cộng. 1.2 Những tiềm năng và lợi thế của tỉnh Đồng Nai trong phát triển khu công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài 1.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam – trọng điểm đầu tư của Chính phủ (gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An). Tỉnh Đồng Nai là một trong bốn tỉnh thuộc tứ giác kinh tế động lực (thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu). Tỉnh Đồng Nai giáp các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống giao
- thông đường bộ, đường thủy và đường sắt của tỉnh Đồng Nai rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế. Tỉnh Đồng Nai có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên và miền Trung. Tỉnh Đồng Nai bao gồm 11 đơn vị hành chính: thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và 9 huyện: Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Định Quán, Tân Phú. Tỉnh Đồng Nai là vùng tiếp chuyển đồng bằng sông Cửu Long và cao nguyên Bảo Lộc (Lâm Đồng). Địa hình đa dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng: vùng có địa hình đồi núi thấp có độ cao thay đổi từ 200 m đến 700 m chiếm 8% diện tích; vùng có địa hình lượn sóng độ cao thay đổi từ 20 m đến 200 m chiếm 80% diện tích; vùng có địa hình đồng bằng độ cao nhỏ hơn 20 m chiếm 12% diện tích.[62] Đồng Nai thuộc vùng khí hậu cận xích đạo gồm hai mùa: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. Số giờ nắng trong năm bình quân từ 2000 đến 2376 giờ. Nhiệt độ trung bình trong năm là 20o đến 27oC. Độ ẩm không khí trung bình trong năm từ 8 đến 85%. Đồng Nai có mật độ sông suối dày. Toàn tỉnh có khoảng 40 sông, suối lớn nhỏ. Đáng kể nhất là các sông: Đồng Nai, La Ngà, Thị Vải, Đồng Tranh, Buông… Ngoài ra, tỉnh Đồng Nai còn có các hồ chứa nước lớn, đáng kể như hồ Trị An có diện tích 323 km2 dung tích khoảng 2,8 tỷ m3. Hiện tại các công trình thủy lợi, thủy điện trong tỉnh đã giữ lại được 2,9 tỷ m3 nước để phục vụ cho sản xuất, còn lại 17,1 tỷ m3 nước đổ ra biển theo các sông. Nguồn nước mặt của tỉnh Đồng Nai chủ yếu được cung cấp bởi sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, là những con sông có lưu lượng lớn. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lang Biang và hợp lưu bởi nhiều con sông nhỏ khác, lưu lượng bình quân dao động từ 200 đến 500 m3/s, lưu lượng cao nhất mùa mưa lên đến 10.000 m3/s.[62] Nguồn nước ngầm của tỉnh Đồng Nai có lưu lượng lớn, phân bố trên 3 vùng: vùng phía Bắc tỉnh, nước ngầm ở độ sâu 5 - 20 m với lưu lượng 40 - 50 m3/h; vùng phía Tây tỉnh và dọc theo sông Đồng Nai ở độ sâu 20 m với lưu lượng 30 - 40 m3/h; vùng phía Đông – Đông Nam ở độ sâu 20 - 40 m với lưu lượng 3 - 6 m3/h. Chất lượng nước, phần lớn thuộc loại sạch, nhạt độ PH từ 4,5 đến 8,5. Nguồn nước ngầm có thể khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, mỗi ngày có thể khai thác trên 20.000m3. Tổng trữ lượng tiềm năng hơn 3 triệu m3/ngày. Hiện nay, tại các đô thị và khu công nghiệp đang sử dụng trên 70.000 m3/ngày đêm từ các nhà máy khai thác nước mặt và nước ngầm của tỉnh.[62] Đồng Nai có quỹ đất rộng 5.866,4 km2 bao gồm 10 nhóm đất chính. Trong đó loại đất xám chiếm 40,05% diện tích tự nhiên, thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp và xây dựng. Đất đỏ chiếm 19,27%
- diện tích tự nhiên, thích hợp cho trồng các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, tỉnh Đồng Nai có 246.000 km2 đất phù sa cổ (Fluvilols), đất Gley và đất cát (Aré mosolls) ở thành phố Biên Hòa và các huyện: Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Thống Nhất. Đây là loại đất có độ chịu lực cao (trung bình 25 kg/1cm2) rất phù hợp cho phát triển các công trình xây dựng lớn, các khu công nghiệp.[68] Nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản của tỉnh Đồng Nai rất phong phú. Rừng có trên 150.000 ha, hàng năm khai thác khoảng 30.000 m3 gỗ, 75.000 steres củi phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Đến nay tỉnh Đồng Nai đã phát hiện 214 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng có tiềm năng và triển vọng khác nhau thuộc 5 nhóm gồm: than bùn, kim loại, đá quý, nước khoáng. Trong đó, nguồn vật liệu xây dựng (đá, cát, sét, laterit, puzolan, kermzit) và nước ngầm là các loại khoáng sản có tiềm năng lớn và quan trọng nhất trong tỉnh. Thế mạnh lớn nhất của tỉnh Đồng Nai là vật liệu xây dựng và nguồn nước. Về đất, cát, đá xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, tỉnh Đồng Nai là một trung tâm sản xuất với sản lượng cung cấp cho 50% nhu cầu của thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long. Các mỏ đá của Đồng Nai có trữ lượng lớn gần nửa tỷ m3 phân bố đều khắp các huyện, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển công nghiệp. Sét gạch ngói phân bổ ở nhiều vùng trong tỉnh, có thể khai thác hàng triệu m3/năm. Cát xây dựng tập trung chủ yếu ở lòng sông Đồng Nai với trữ lượng khá lớn và hàng năm lại được bổ sung từ thượng nguồn. Theo kết quả thăm dò cát sông Đồng Nai năm 1996 và năm 1999, trữ lượng cát từ dưới đập Trị An về hạ nguồn có khoảng 40 triệu m3 và hàng năm được bổ sung từ thượng nguồn trên 300.000 m3.[68] 1.2.2 Về lịch sử, văn hóa – du lịch Đồng Nai với lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển là một vùng đất mở. Nơi đây đã chứng kiến sự hội tụ của nhiều bộ phận cư dân. Vào cuối thế kỉ XVI, Đồng Nai lúc bấy giờ về cơ bản vẫn là vùng đất hoang dã, chưa được khai phá; chỉ có một số ít cư dân bản xứ gồm các dân tộc ít người như: S’tiêng, Châu Ro, Mạ, K’ho, M’nông và một vài buôn sóc của người Khơme sinh sống. Cuộc chiến tranh khốc liệt và dai dẳng giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam làm cho dân chúng lầm than, điêu đứng, tạo nên một làn sóng di cư vào Đồng Nai tìm đất sinh sống. Với phương tiện di chuyển chủ yếu là thuyền, ghe, xuồng, những di dân đã theo thủy triều ngược dòng Đồng Nai hoặc đi dọc theo bờ sông tiến dần vào Đồng Nai. Theo chân những lưu dân người Việt, sự có mặt của người Hoa tại khu vực này làm phong phú thêm đời sống xã hội và thay đổi cuộc sống nơi đây. Với bảy bang Hoa kiều, tập quán sinh hoạt, những ngành nghề thủ công và tín ngưỡng của người Hoa được dung nạp một cách tự nhiên và dung hòa nhanh chóng như chính sự có mặt của họ ở vùng đất này. Từ thế kỉ XVII, vùng đất này đã thực sự gắn bó và trải qua những bước thăng trầm cùng lịch sử dân tộc. Lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm đã để lại trên vùng đất này dấu ấn về nhiều mặt kinh tế
- - văn hóa – xã hội rất có giá trị. Là địa bàn tụ cư của nhiều thành phần tộc người nên Đồng Nai có truyền thống văn hóa dân gian khá phong phú, đặc biệt là văn hóa của đồng bào dân tộc ít người. Đây còn là quê hương của một số loại nhạc cụ dân gian độc đáo như: đàn đá Bình Đa, sáo trúc, chiêng đồng, thanh la... Lối hát Tam Pót của dân tộc Mạ, một loại hình hát kể có vần điệu được lưu truyền trong cộng đồng người Mạ ở huyện Định Quán. Đồng Nai còn nổi tiếng với nghề thủ công truyền thống như làng gốm Tân Vạn ven sông Đồng Nai của người Việt, nghề đục đá truyền thống tinh xảo của người Hoa sống gần hồ Long Ẩn… Đồng Nai là nơi sớm phát triển giai cấp công nhân và công nghiệp của Việt Nam. Ngay từ những năm đầu của thế kỉ XX, Đồng Nai là một trong những tỉnh sớm hình thành đội ngũ công nhân lao động trong cả nước. Những năm trước chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng công nhân thuộc các đồn điền cao su của tư bản Pháp ở Biên Hòa và Bà Rịa đã có gần 2000 người. Từ năm 1920, tư bản Pháp ồ ạt bỏ vốn vào việc lập các đồn điền cao su ở Đồng Nai. Năm 1930, số lượng công nhân cao su đã lên đến 15.000 người. Từ năm 1940 đến năm 1945, do tình hình chiến tranh nên số lượng công nhân cao su giảm xuống còn khoảng 8.000 người [46, tr.16], nhưng đã có sự biến đổi lớn trong đội ngũ công nhân. Bên cạnh việc trồng, việc sơ chế mủ tại chỗ, đã hình thành lực lượng công nhân cơ khí, hóa chất, vận tải…Có thể nói lực lượng công nhân ở Đồng Nai đã hình thành từ đầu thế kỉ 20, đây là nguồn lực của cách mạng và là vốn quý trong việc phát triển các khu công nghiệp sau này. “Đất lành chim đậu”, không chỉ trong quá khứ, hiện nay Đồng Nai vẫn tiếp tục là vùng đất mở. Nơi đây hầu như có mặt đông đảo các thành phần tộc người Việt Nam sinh sống và nhiều người nước ngoài đến từ khắp các châu lục. Tuy là vùng đất mới nhưng Đồng Nai có nhiều thế mạnh và điểm xuất phát khá thuận lợi. Ngoài sự thuận lợi về vị trí địa lý, ưu đãi về điều kiện tự nhiên, Đồng Nai còn là địa phương có nhiều di tích văn hóa – lịch sử và các điểm du lịch đầy tiềm năng. Dù không có biển đẹp như Vũng Tàu, Phan Thiết (Bình Thuận), Nha Trang (Khánh Hòa)…, không có phố cổ như Hội An (Quảng Nam)... nhưng bù lại, Đồng Nai có rừng đại ngàn (Mã Đà, Nam Cát Tiên), sông nước mênh mông, núi non hùng vĩ, di sản văn hóa phong phú. Du lịch Đồng Nai có nhiều ưu thế và tiềm năng để phát triển theo hướng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử, lễ hội truyền thống; xây dựng, phát triển một số loại hình du lịch mới: du lịch vườn, du lịch trên sông, du lịch văn hóa lễ hội..., thực hiện đa dạng hóa sản phẩm du lịch và các loại hình dịch vụ du lịch để thu hút, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Trong đó, du lịch sinh thái của Đồng Nai có thế mạnh riêng, vừa có nét giống với vùng sông nước miền Tây lại vừa có nét đặc trưng riêng của miền Đông Nam bộ. Toàn tỉnh có trên 60 điểm du lịch thì các điểm du lịch sinh thái chiếm hơn nửa. Không chỉ chiếm ưu thế về mặt số lượng, các điểm du lịch sinh thái của Đồng Nai cũng đa dạng, phong phú về mặt tự nhiên và sinh học. Du khách có thể thưởng thức vị ngọt đặc biệt của trái cây, câu cá, du thuyền ở các khu du lịch sinh thái vườn: cù lao Ba Xê, khu du lịch Vườn Xoài, Bò Cạp Vàng, làng bưởi Tân Triều, khu du lịch Suối Tre, khu du lịch Bửu Long, khu du lịch Bò Sữa Long Thành… hay du lịch mạo hiểm, khám
- phá thiên nhiên, vui chơi giải trí ở các điểm du lịch như: khu du lịch ven sông Đồng Nai, thác Giang Điền, Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên, rừng Mã Đà, hồ Trị An, núi Chứa Chan, hồ Núi Le, thác Mai- hồ nước nóng Suối Mơ, đảo Ó… Bên cạnh thế mạnh du lịch sinh thái, Đồng Nai cũng có thế mạnh về du lịch văn hóa - lịch sử. Du khách có thể tham quan những ngôi đình, chùa cổ có lối kiến trúc nghệ thuật truyền thống đặc trưng của vùng; tham quan các di tích chiến tranh, di chỉ khảo cổ, tìm hiểu về những nét văn hóa độc đáo và lịch sử đấu tranh cách mạng của vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai…qua các điểm du lịch như: chùa Đại Giác, chùa Ông, đình An Hòa, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, miếu Tổ sư, Văn Miếu Trấn Biên, chiến khu Đ, địa đạo Nhơn Trạch, mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa, Bảo tàng Đồng Nai; tham quan các làng nghề thủ công truyền thống đá Bửu Long, gốm Biên Hòa, thêu – đan – dệt của đồng bào các dân tộc Chơ Ro, Mạ, S’tiêng, Chăm… Với những lợi thế sẵn có, du lịch Đồng Nai chủ yếu hướng về tiềm năng văn hoá, lịch sử, sinh thái, dã ngoại. Nếu kết hợp được giữa truyền thống và hiện đại, thiên nhiên và văn hóa, quản lý và khai thác theo đúng quy luật phát triển của xã hội thì ngành công nghiệp không khói ở Đồng Nai sẽ phát triển mạnh trong tương lai, không chỉ trong phạm vi du lịch nội địa mà cả quốc tế. 1.2.3 Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội Tỉnh Đồng Nai có hệ thống đường giao thông tương đối phát triển. Hệ thống quốc lộ với tổng chiều dài 244,5 km đã được nâng cấp và mở rộng thành tiêu chuẩn cấp I, II đồng bằng (quốc lộ 51, quốc lộ 1A), cấp III đồng bằng (quốc lộ 20, quốc lộ 56). Riêng quốc lộ 1A trên địa bàn đã hoàn thành nâng cấp toàn bộ 102 km, mặt đường rộng từ 12,5 m - 24 m và đưa vào hoạt động có hiệu quả. Quốc lộ 51 đã hoàn thành toàn bộ 45 km trên địa bàn và cả đoạn tránh một chiều qua thị trấn Long Thành, đạt tiêu chuẩn cấp I đồng bằng. Đường bộ trong tỉnh có 3.339 km, trong đó gần 700 km đường nhựa. Hệ thống đường phường xã, đường các nông, lâm trường, khu công nhiệp tạo nên một mạng lưới liên hoàn đến cơ sở. 100% xã (phường) có đường ô tô đến trung tâm. Tỉnh Đồng Nai có tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua 87 km. Hệ thống cảng biển, cảng sông đã được quy hoạch và xây dựng gồm cảng Long Bình Tân trên sông Đồng Nai, công suất 460.000 tấn/năm; cảng Gò Dầu A, Gò Dầu B trên sông Thị Vải đang khai thác và sẽ nâng công suất lên 10 triệu tấn/năm. Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng đạt 700.000 tấn, dự kiến sẽ nâng lên 25-30 triệu tấn/năm.[46] Tỉnh Đồng Nai có hệ thống cung cấp điện, nước tương đối hiện đại, đồng bộ. Hệ thống trạm biến áp nguồn và các cụm phát điện tại chỗ gồm: Các trạm nguồn (thủy điện Trị An, trạm Long Bình, Long Thành), các trạm trung gian (Biên Hòa, Long Bình, Đồng Nai, Hiếu Lâm, Xuân Lộc, Gò Dầu, Tuy Hạ, Vedan, Vicusa…) trạm 35 kv (Định Quán, Kiệm Tân, Xuân Lộc…) và các cụm diezen (Hòa An, Amata…). Hiện nay, lưới điện phân phối đã về đến tất cả các huyện trong tỉnh.[46]
- Nguồn nước sông Đồng Nai không chỉ cung cấp cho Đồng Nai mà còn cung cấp cho thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương. Các nhà máy nước hiện cung cấp nước cho các cụm khu công nghiệp gồm: Nhà máy nước Biên Hòa 36.000 m3/ngày, Nhà máy nước Thiện Tân 100.000 m3/ngày, Nhà máy nước Nhơn Trạch 15.000 m3/ngày. Trong tương lai nhà máy nước Thiện Tân sẽ mở rộng công suất lên 1.000.000 m3/ngày, nhà máy nước Nhơn Trạch 200.000 m3/ngày, nhà máy nước Gia Ray 2.400 m3/ngày, trạm bơm Hóa An 6.000 m3/ngày, nhà máy nước Long Khánh 5.000 m3/ngày. Nước máy khai thác đã tăng từ 12,7 triệu m3 (1996) lên 19,1 triệu m3 (2000) và 41,5 triệu m3 (2003). [68] Ngành bưu chính viễn thông của tỉnh phát triển nhanh và đang được hiện đại hóa ngang trình độ các nước trong khu vực, đáp ứng tốt nhu cầu chất lượng cao. Toàn tỉnh có 79 bưu cục, 47 tổng đài điện tử, tập trung ở các trung tâm công nghiệp. Dịch vụ thông tin di động đã có: Thông tin di động hệ GSM với 17 trạm phủ sóng tại thành phố Biên Hòa, khu công nghiệp Amata, Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Hố Nai, Loteco, Sông Mây, Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2, Gò Dầu và tại trung tâm các huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Thống Nhất, thị xã Long Khánh, Định Quán, Xuân Lộc, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Cẩm Mỹ. Dịch vụ tin nhắn đã có: Nhắn tin Việt Nam (107, MCC, Phonelink, ABC, EPRO), Internet, VN.Mail, VNN, truyền dữ liệu tốc độ cao ISDN… với hệ thống truyền dẫn cáp sợi quang đảm bảo chất lượng, nhanh chóng, chính xác. Dịch vụ bưu chính đã có chuyển phát nhanh EMS, chuyển phát nhanh tận nơi: DHL Fedex, Airborne, PCN, UPS, Vinacrgo… Mật độ điện thoại tăng từ mức 1 máy/100 dân năm 1995 lên mức 5 máy/100 dân năm 2000 và 11,5 máy/100 dân năm 2003 đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc nhất là tại đô thị và các khu công nghiệp. Hiện nay, 100% phường xã và thị trấn đã có điện thoại và thư báo về kịp trong ngày.[46] Nhiều xã có bưu điện văn hóa xã được nối mạng Internet. Hạ tầng kỹ thuật, thông tin phục vụ cho phát triển các khu công nghiệp được xây dựng khá hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 1.2.4 Tiềm năng về nguồn lực con người Đối với một quốc gia hay một địa phương, ngoài những yếu tố thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thì nguồn lực con người cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội. Trong lịch sử hình thành và phát triển, Đồng Nai luôn là vùng đất mở - là nơi hội tụ của nhiều cộng đồng cư dân cùng nhau đoàn kết chung sống hòa bình, chia ngọt sẻ bùi trong nhiều hoàn cảnh lịch sử khác nhau để bảo vệ, xây dựng và phát triển vùng đất này. Chính vì thế, Đồng Nai là tỉnh có dân số đông so với các địa phương khác trong cả nước với kết cấu dân cư phức tạp. Cộng đồng dân cư gồm trên 40 tộc người đang sinh sống trên địa bàn tỉnh: Việt, Hoa, S’tiêng, Châu Ro, Mạ, M’nông, K’ho, Khơ me, Chăm…trong đó người Kinh chiếm 91,5%, người Hoa và các tộc người thiểu số khác chiếm 8,5%. Cho đến năm 2005,
- dân số toàn tỉnh Đồng Nai là 2.218.847 người, mật độ dân số là 376 người/km2, trong đó hơn 1 triệu người ở độ tuổi lao động chiếm gần 50% dân số [49, tr.88]. Nguồn lao động phụ thuộc vào mức tăng của dân số và ngược lại nguồn lao động tăng thì dân số tăng theo. Nguồn lao động ở Đồng Nai được hình thành từ hai nguồn chính: chuyển tuổi và nhập cư. Trong đó, nhân tố ảnh hưởng lớn đến tốc độ gia tăng dân số ở Đồng Nai, đó là sự di dân. Từ sau giải phóng, làn sóng di dân từ khắp các miền đất nước đến Đồng Nai liên tục diễn ra. Từ năm 1986 đến nay, tổng số nhân khẩu nhập cư chiếm 23,4% dân số toàn tỉnh. Trong giai đoạn 1986 – 1990, 60 tỉnh thành trong cả nước đều có dân di cư tự do đến Đồng Nai, đông hơn cả là các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn, nghề nghiệp chính là sản xuất nông – lâm nghiệp. Từ năm 1991 đến 2005, tình hình di dân có một số đặc điểm khác biệt so với các giai đoạn trước. Trong giai đoạn này, nền kinh tế thị trường đã hình thành và phát triển, cùng với sự phát triển ấy là thành phần kinh tế tư nhân trên đà hội nhập, thuận lợi cho lao động tìm kiếm ngành nghề thích hợp. Mặt khác, luật Đầu tư nước ngoài đã bắt đầu phát huy hiệu quả, các dự án đầu tư nước ngoài vào Đồng Nai, đặc biệt là ở các khu công nghiệp ngày càng nhiều, thu hút lao động đông đảo khắp mọi miền đất nước về đây tìm kiếm việc làm. Dân nhập cư tập trung chủ yếu ở các khu vực đô thị, thị trấn (thành phố Biên Hòa, Long Khánh , Long Thành, Trảng Bom, Nhơn Trạch) và những vùng ven các khu công nghiệp, đa số đều là lao động trẻ. Chính bộ phận lao động nhập cư này đã góp phần làm cho nguồn lao động ở Đồng Nai thêm dồi dào. Đặc điểm của nguồn nhân lực ở Đồng Nai là đội ngũ lao động trẻ chiếm tỉ lệ cao và trình độ ngày càng được cải thiện. Trình độ học vấn của dân số từ 15 tuổi trở lên tăng khá nhanh. Nếu tỷ lệ biết đọc, biết viết của độ tuổi này năm 1990 là 91,01% thì đến năm 2005 là 99%. [49, tr.91] Song hành với trình độ biết chữ khá cao thì trình độ học vấn đạt được ở bậc trung học phổ thông của những người từ 17 tuổi trở lên cũng cao dần. Đồng Nai đã thực hiện xong công tác xóa mù theo chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục đúng độ tuổi đạt cao, phổ cập trung học cơ sở đạt chuẩn 100% xã/ phường, số sinh viên cao đẳng, đại học tăng nhanh. Mỗi năm tỉnh Đồng Nai có khoảng 20.000 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hệ chính quy và bổ túc. Đây là nguồn cơ bản để đào tạo nhân lực kỹ thuật hàng năm của tỉnh. Bên cạnh đó, từ năm 1999 trở lại đây, lao động nhập cư có trình độ từ cao đẳng trở lên tập trung về Đồng Nai mỗi năm mỗi đông, đã liên tục bổ sung làm cho nguồn nhân lực thêm dồi dào. Đến năm 2005, toàn tỉnh có 1 trường đại học dân lập đào tạo cử nhân và kỹ sư các ngành quản trị doanh nghiệp, kinh tế, xây dựng, điện tử, Đông phương học, tin học, ngoại ngữ…(trường Đại học Lạc Hồng); 3 trường cao đẳng; 8 trường trung học chuyên nghiệp đào tạo cán bộ kỹ thuật các ngành: kỹ thuật công nghiệp, bưu chính viễn thông., kinh tế, y tế, địa chính; 10 trường dạy nghề đào tạo công nhân kỹ thuật các nghề: cơ điện, giao thông vận tải, cơ giới, lắp ráp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 177 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 202 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 147 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 168 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 150 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 199 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 175 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn