Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Sinh hoạt văn hóa của cư dân phương Tây thời trung cổ (thế kỉ V-XV)
lượt xem 17
download
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Sinh hoạt văn hóa của cư dân phương Tây thời trung cổ (thế kỉ V-XV) giới thiệu tới các bạn những nội dung về từ xã hội công dân đến “đêm trường trung cổ”; sự trở lại của đời sống thành thị (thế kỉ XI - XIII); những chuyển biến trong sinh hoạt văn hóa của cư dân phương Tây cuối thời trung cổ (thế kỉ XIV-XV).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Sinh hoạt văn hóa của cư dân phương Tây thời trung cổ (thế kỉ V-XV)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trà My SINH HOẠT VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN PHƯƠNG TÂY THỜI TRUNG CỔ (THẾ KỈ V-XV) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trà My SINH HOẠT VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN PHƯƠNG TÂY THỜI TRUNG CỔ (THẾ KỈ V-XV) Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 60 22 03 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ BÍCH LIÊN Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, sự kiện, tư liệu mà tôi trình bày, trích dẫn trong luận văn đều hoàn toàn trung thực và ghi rõ nguồn. Nếu có gian dối tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Tác giả luận văn Nguyễn Trà My 1
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Hà Bích Liên, người đã tận tình giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành luận văn này. Những phương pháp nghiên cứu khoa học mà cá nhân tôi học tập được từ cô, sẽ là hành trang không thể thiếu trong suốt chặng đường nghiên cứu khoa học về sau. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Do còn nhiều hạn chế về thời gian, nguồn tư liệu… chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô và bè bạn. Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô khoa Lịch Sử, các cán bộ của phòng Sau Đại học, các cán bộ thư viện và các bạn học viên dồi dào sức khỏe. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, thứ hai, ngày 30 tháng 9 năm 2013 Nguyễn Trà My 2
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 5 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................................... 5 3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 8 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 9 6. Nguồn tư liệu ................................................................................................................... 9 7. Đóng góp của luận văn ................................................................................................. 10 8. Bố cục của luận văn ...................................................................................................... 10 CHƯƠNG 1: TỪ XÃ HỘI CÔNG DÂN ĐẾN “ĐÊM TRƯỜNG TRUNG CỔ” 11 1.1. Công dân Hy-La cổ đại – một đời sống tự do và sáng tạo ..................................... 11 1.2. Khi người Man tộc là chủ nhân của lịch sử............................................................. 18 1.2.1. Bối cảnh lịch sử ..................................................................................................... 18 1.2.2. Những nét sinh hoạt văn hóa thường ngày của cư dân phương Tây trung đại thế kỉ V-X .................................................................................................................................. 23 CHƯƠNG 2: SỰ TRỞ LẠI CỦA ĐỜI SỐNG THÀNH THỊ (THẾ KỈ XI - XIII) ..................................................................................................................................... 50 2.1. Bối cảnh lịch sử của phương Tây trung đại thế kỉ XI-XIII ................................... 50 2.2. Đời sống văn hóa của cư dân phương Tây trong các thế kỉ XI - XIII. ................. 51 2.2.1. Đời sống thành thị ................................................................................................. 51 2.2.2. Giáo hội và dân chúng ........................................................................................... 69 2.2.3. Thời đại hiệp sĩ và phong cách hiệp sĩ .................................................................. 76 2.2.4. Ánh sáng từ các trường Đại học đầu tiên .............................................................. 79 CHƯƠNG 3: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG SINH HOẠT VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN PHƯƠNG TÂY CUỐI THỜI TRUNG CỔ (THẾ KỈ XIV-XV) .......... 84 3.1. Tình hình phương Tây trung đại trong những thế kỉ XIV - XV ........................... 84 3.2. Những chuyển biến trong đời sống .......................................................................... 86 3.2.1. Sự phát triển của phố xá và các phường hội, thương hội ...................................... 86 3.2.2. Đời sống hàng ngày ............................................................................................... 90 3.2.3. Cơ đốc giáo không còn là duy nhất ..................................................................... 102 3
- KẾT LUẬN .............................................................................................................. 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 111 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 117 4
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đối với các nhà nghiên cứu ở Việt Nam, từ hàng trăm năm trước, những đề tài nghiên cứu về các nước phương Tây vẫn luôn là một đòi hỏi của thực tế lịch sử. Thế giới “phẳng” ngày hôm nay, Đông – Tây đã trở nên gần gũi hơn nhiều so với thế kỷ trước, nhưng cũng chính vì vậy, nhu cầu hiểu biết lẫn nhau đòi hỏi ở một mức độ tinh tế hơn, cũng là lĩnh vực văn hóa, nhưng người ta quan tâm hơn đến cấu trúc sinh hoạt văn hóa hàng ngày, những thói quen trong cuộc sống liên quan đến ăn, mặc, ở, sản xuất, kiếm tiền, quan hệ trong cộng đồng… những vấn đề tưởng chừng đơn giản, nhưng xem ra Đông - Tây vẫn cách xa nhau vằng vặc. Những câu chuyện vẫn thuộc về lịch sử, từ thời kỳ trung cổ xa xăm nhưng lại là điểm tựa, khởi nguồn cho những nét sinh hoạt của cư dân phương Tây ngày nay. Một số vấn đề khoa học cũng sẽ được sáng tỏ hơn khi nghiên cứu cấu trúc sinh hoạt hàng ngày của Phương Tây trung đại. Bàn về thời Trung cổ, nhiều sử gia vẫn đánh giá đây là thời kì tăm tối, dốt nát, lạc hậu. Liệu đó có phải là hình ảnh bao trùm của lịch sử Phương Tây từ thế kỷ V đến khi có Phong trào văn hóa Phục Hưng không? Nghiên cứu đề tài này sẽ góp một phần không nhỏ vào việc trả lời câu hỏi đó. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp người viết không chỉ củng cố thêm những kiến thức đã được học mà còn mở mang thêm nhiều nguồn kiến thức mới về lịch sử sinh hoạt văn hóa phương Tây thời Trung cổ, cũng như cách thức, phương pháp nghiên cứu những vấn đề thuộc về lịch sử văn hóa. Đề tài cũng là một trong những lĩnh vực chưa được nghiên cứu rộng rãi ở Việt Nam, phần nào các thầy cô giáo dạy trung học và sinh viên sư phạm vẫn lúng túng và ngại đề cập hay ngại dạy những vấn đề có liên quan đến văn hóa, nên với việc lựa chọn đề tài này, tác giả mong muốn trên cơ sở tổng hợp tư liệu có liên quan, đóng góp thêm một góc nhìn mới về bức tranh châu Âu trung cổ. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về cuộc sống hàng ngày của các cộng đồng dân cư trong lịch sử không được chú trọng như các mảng đề tài khác. Việc nghiên cứu về đời sống của cư dân Phương Tây lại càng hiếm. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể tìm thấy nội dung này trong những cuốn sách dịch thuật hoặc những sách viết tổng quát về thời Cổ 5
- đại, Trung đại; cũng có một số bài viết trên báo tạp chí với nội dung mang tính cục bộ, bàn về một khía cạnh nào đó mà đề tài này đề cập tới. Liên quan đến văn hóa đời thường của cư dân phương Tây trung đại, các học giả phương Tây đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng do nguồn tư liệu còn hạn chế nên quy mô và số lượng cũng không bằng các lĩnh vực khác. Năm 1962, học giả người Pháp Genevieve D' Haucourt viết tác phẩm “Life in the Middle Ages” (Đời sống thời Trung cổ). Tác phẩm được Dương Linh dịch ra tiếng Việt xuất bản bởi nhà xuất bản Thế Giới năm 2002. Đây là tác phẩm có nội dung rất sát với đề tài trong đó tác giả tập trung nghiên cứu về đời sống vật chất của cư dân phương Tây ở giai đoạn cuối thời Trung cổ (thế kỉ XIV – XV). Cũng trong năm 1962, nhà nghiên cứu Lynn White của đại học California, Los Angeles viết tác phẩm “Medieval Technology and Social Change” (Kỹ thuật Trung cổ và sự thay đổi trong xã hội) do Clarendon Press xuất bản. Tác phẩm đề cập nhiều đến cấu trúc xã hội và những thay đổi ở các tầng lớp trong xã hội. Hoàn thành năm 1969 và được xuất bản đầu tiên vào năm 1982 bởi nhà xuất bản Harper Collins ở New York quyển sách “Life in a medieval city” (Đời sống trong một thành phố trung đại) của hai nhà nghiên cứu Joseph và Frances C. Gies đã gây nhiều tiếng vang lớn. Tác phẩm đã miêu tả về cuộc sống ở thành phố Troyes (nằm ở Đông Bắc Pháp ngày nay) vào thế kỉ XIII từ nhiều khía cạnh đời sống và các thành phần dân cư từ những người vợ, đứa trẻ, bác sĩ, học giả… đến công việc kinh doanh lớn nhỏ, bệnh tật và tang lễ… một cách sinh động và chi tiết. Không chỉ dừng lại ở đó trong nhiều năm sau, hai tác giả đã cho ra đời nhiều tác phẩm giá trị về đời sống trung đại như “Life in a medieval castle” (Đời sống trong một lâu đài Trung cổ) năm 1974, “Womans in the Middle Ages” (Phụ nữ thời trung đại) năm 1978, “The knight in History” (Hiệp sĩ trong Lịch sử) năm 1984, “Marriage and the family in the Middle Ages” (Hôn nhân và gia đình trong thời Trung cổ) năm 1987, “Life in a medieval village” (Đời sống trong một ngôi làng Trung cổ) năm 1990)… Năm 1973, Marjorie Rowling viết quyển sách “Life in medieval times” (Cuộc sống thời Trung cổ) do The berkley Publishing Group – một chi nhánh của Penguin Putnam xuất bản ở New York. Đây là một quyển sách hay về cuộc sống của cư dân trung đại. Tác phẩm tập trung phân tích đời sống từng tầng lớp xã hội từ lãnh chúa, nông nô đến tăng lữ, kị sĩ… và nghiên cứu tập trung chủ yếu ở địa phận tương ứng với nước Pháp ngày nay. 6
- Năm 1985, học giả người Nga A.JA Gurevich viết tác phẩm “Categories of Medieval culture” (Các phạm trù văn hóa Trung cổ) xuất bản đầu tiên ở London. Tác phẩm được Hoàng Ngọc Hiến dịch ra tiếng Việt năm 1996 được xuất bản bởi nhà xuất bản Giáo Dục. Tác phẩm đề cập nhiều vấn đề thuộc phạm trù văn hóa Trung cổ: các khái niệm, sự kiện lịch sử, cấu trúc gia đình, tập trung vào các mảng như thời gian, lịch, vấn đề pháp quyền, tự do cá nhân thời Trung cổ. Năm 1996, Andrew Langley cùng nhiều tác giả cho ra đời cuốn sách “Medieval life” (Đời sống Trung cổ) nằm trong hệ thống sách Eyewitness của nhà xuất bản Dorling Kindersley tại New York. Đây là một công trình có sự đầu tư công phu của các tác giả với một bộ sưu tập những hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu về đời sống cư dân trung đại. Nếu chỉ đọc sách, ta sẽ khó mà hình dung ra được về đời sống thời bấy giờ nhưng nhờ có công trình với nhiều hình ảnh được lấy từ các bảo tàng, nhà thờ, các công trình lớn ta sẽ có được cái nhìn rõ nét, cụ thể hơn. Năm 1999, ba nhà nghiên cứu John P. McKay, Bennett D. Hill, John Buckler đã viết nên tác phẩm lớn “A history of western society” (Lịch sử xã hội phương Tây) xuất bản ở Boston, New York. Đây là tác phẩm đồ sộ với hơn một ngàn trang sách, khái quát khá đầy đủ về lịch sử phát triển của phương Tây qua các thời kì trong đó thời Trung cổ cũng được các tác giả chú trọng nghiên cứu. Năm 2003, những nhà nghiên cứu Laurel Carrington, Rudy J. Martinez, Akira Iriye, Mattie P. Collins, Peter N. Stearns đã hoàn thành tác phẩm “Hold World History” (Nắm giữ lịch sử Thế giới) xuất bản bởi Holt, Rinehart and Winston ở Texas. Tác phẩm là sự tổng hợp đầy đủ nhưng súc tích và sinh động về lịch sử phát triển của con người trên nhiều mặt chính trị, xã hội, văn hóa. Năm 2004, quyển sách “Terry Jones’ medieval life” (Đời sống Trung cổ của Terry Jones) được BBC Books xuất bản tại Anh. Đây là tác phẩm thú vị và lôi cuốn, nó được xuất bản dựa theo Series truyền hình cùng tên của Oxford Film and Television. Với sự giúp đỡ của nhiều giáo sư lớn ở Anh, sách được Terry Jones biên soạn với lời văn hóm hỉnh nhưng đầy ý nghĩa. Tác phẩm tập trung vào các tầng lớp xã hội chính trong thời Trung cổ và có cả những phần chính viết về đời sống của các trinh nữ, những nghệ sĩ hát rong. Tháng 7 năm 2011, Shenanchie O'Toole đã xuất bản quyển sách nhỏ “Medieval Cuisine” (Ẩm thực thời Trung cổ). Tuy không phải là nhà nghiên cứu lịch sử nhưng quyển sách nhỏ của tác giả cũng đã đem lại một cái nhìn đầy đủ hơn về ẩm thực thời Trung cổ. 7
- Gần đây nhất, xuất bản năm 2012 là tác phẩm “Medieval Life: Archaeology and the Life Course” (Cuộc sống thời Trung cổ: Khảo cổ học và quá trình diễn biến của cuộc sống) được nhà xuất bản Woodbridge: Boydell and Brewer phát hành. Đây là công trình nghiên cứu của nữ khảo cổ học người Anh - Roberta Gilchrist. Tác phẩm là sự kết hợp giữa những thu hoạch từ khảo cổ và những nghiên cứu về con người thời trung đại. Các mảng sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng và tôn giáo, giới tính và đẳng cấp, hôn nhân… được tập trung trình bày góp phần đem lại những cái nhìn mới về những sinh hoạt thường ngày của con người thời bấy giờ. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm khái quát được những nét cơ bản nhất trong đời sống văn hóa hàng ngày của cư dân phương Tây thời Trung cổ, chọn những nét đặc trưng tiêu biểu nhất của từng thời kì để trình bày. Do đó, không phải tất cả các vấn đề phong phú, phức tạp trong đời sống của mọi tầng lớp cư dân đều được trình bày một cách đầy đủ. Mặt khác, do tính đa dạng của lĩnh vực nghiên cứu và sự cho phép của tư liệu, nhiều vấn đề không đề cập đến sẽ không có nghĩa là nó không từng tồn tại. Ngoài ra, dưới góc độ của người nghiên cứu lịch sử tác giả mong muốn nhìn văn hóa phương Tây dưới góc độ lịch sử để thấy được sự chi phối của bối cảnh lịch sử đến đời sống và sự khác nhau của sinh hoạt văn hóa trong từng thời kì. Một mục đích khác nữa của việc nghiên cứu đề tài chính là việc luận văn cũng mong muốn góp phần làm rõ sự ảnh hưởng, tác động của các nền văn hóa với nhau qua những nét sinh hoạt văn hóa của cư dân ở từng thời kì, từng khu vực khác nhau. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những cấu trúc trong sinh hoạt văn hóa hàng ngày của cư dân phương Tây thời Trung cổ tập trung vào đời sống văn hóa hàng ngày (đời sống vật chất và đời sống tinh thần), phong tục tập quán,… + Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Tập trung ở Tây Âu chủ yếu là Anh, Pháp, Đức, Ý - Về thời gian: 8
- Thời Trung cổ kéo dài khoảng từ thế kỉ V-VI đến XIV-XV. Việc phân định mốc thời gian còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng tác giả nghiên về khoảng thời gian trên. Về mốc mở đầu là giai đoạn người Man tộc tràn vào cương giới Rome và lập nên những quốc gia tươi trẻ của họ thế kỉ V-VI. Mốc kết thúc được lấy vào khoảng thế kỉ XIV-XV vì đây là giai đoạn thời kì Trung cổ kết thúc với hàng loạt các sự kiện lớn như sự ra đời của hàng loạt những trường đại học trên khắp Tây Âu với nội dung kiến thức mới, xa rời Thần học, sự suy giảm lòng tin vào giáo hội Công giáo, đòi hỏi nó phải thay đổi, mong muốn tìm lại các giá trị nhân văn của văn minh Hy-La cổ, những tiến bộ khoa học kỹ thuật trên bộ và trên biển để tìm những con đường mới… Bên cạnh đó các giai đoạn trước và sau khoảng thời gian trên cũng sẽ được đề cập tới trong những giới hạn nhất định đặc biệt là thời cổ đại để làm rõ hơn nội dung nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp lịch sử: trình bày lịch sử như nó từng có. - Trình bày những nội dung trong sinh hoạt văn hóa của cư dân phương Tây thời Trung cổ theo một trình tự thời gian và không gian cụ thể. - Tiếp cận, sử dụng tư liệu từ việc quan sát, nghiên cứu các di tích lịch sử - văn hóa có liên quan như thành quách, quảng trường, vết tích nhà cửa…; nguồn tư liệu tổng hợp qua tranh ảnh, hiện vật… của các bảo tàng lịch sử thế giới như bảo tàng Louvre ở Pháp, bảo tàng British ở Anh, bảo tàng Metropolitan ở New York,… + Phương pháp Logic: - Đặt các sự kiện, hiện tượng trong mối liên hệ với nhau và tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích chúng… để tìm ra được ý nghĩa, bản chất của sự kiện lịch sử. + Sử dụng kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học có liên quan như văn hóa học, khảo cổ học, dân tộc học, xã hội học, nhân học, văn học, dân tộc học, địa lý học… để tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về sinh hoạt văn hóa của cư dân phương Tây. 6. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu gốc của đề tài là những di chỉ khảo cổ học, những di tích lịch sử, thành quách, quảng trường, dấu tích nhà cửa, các công trình kiến trúc, đồ dùng sinh hoạt… còn tồn tại đến ngày nay; những trang phục, mô hình nhà ở của dân cư, mô hình thành thị… được phục dựng lại từ các bảo tàng Lịch sử; những kết quả khảo cổ từ việc khai quật ngũ cốc, cây trồng… của các sử gia sống ở thời kì đó được các sử gia phương Tây tổng kết. 9
- Người viết chủ yếu tiếp cận nguồn tư liệu gốc trên qua các tài liệu thống kê của các tác gia nước ngoài. Bên cạnh đó, tác giả cũng khai thác các sách, bài báo, tạp chí có liên quan đến đề tài, các website lớn ở nước ngoài viết về đề tài và một số bộ phim nước ngoài phản ánh các khía cạnh của đề tài. 7. Đóng góp của luận văn Góp phần nghiên cứu một mảng trống vắng trong lịch sử văn hóa phương Tây – một lĩnh vực còn thiếu sự quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong nước. Thu thập và hệ thống hóa nguồn tài liệu tạo thành tập tin, nguồn tài liệu đáng tin cậy về đời sống cư dân phương Tây thời kì cổ trung đại. Tác giả hy vọng, đề tài có thể là một tài liệu tham khảo cho sinh viên Lịch sử và giáo viên dạy Sử trung học khi học và dạy phần Lịch sử Thế giới, đặc biệt là giai đoạn Cổ trung đại. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục, luận văn có ba chương nội dung chính: • Chương 1: Từ xã hội công dân đến “Đêm trường Trung cổ” • Chương 2: Sự trở lại của đời sống thành thị (XI - XIII) • Chương 3: Những chuyển biến trong sinh hoạt văn hóa của cư dân phương Tây cuối thời Trung cổ (XIV-XV) 10
- CHƯƠNG 1: TỪ XÃ HỘI CÔNG DÂN ĐẾN “ĐÊM TRƯỜNG TRUNG CỔ” Chương đầu tiên của luận văn tập trung xem xét những nét tiến bộ trong đời sống của công dân Hy-La cổ đại và những sinh hoạt bước đầu của cư dân Man tộc khi họ đã làm chủ lịch sử châu Âu trung đại, để thấy được sự khác biệt giữa đời sống của con người ở hai thời kì cũng như nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó. 1.1. Công dân Hy-La cổ đại – một đời sống tự do và sáng tạo Hy Lạp và La Mã là hai quốc gia điển hình của văn minh phương Tây cổ đại. Thuật ngữ phương Tây đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử. Vào thời cổ đại, khi con người còn chưa tìm ra những lục địa mới, người Hy Lạp đã gọi khu vực mặt trời lặn so với họ là phương Tây, các vùng đất còn lại (Châu Á, châu Phi ngày nay) gọi là phương Đông. Sự phân loại này mang tính chất tương đối và chỉ là sự quy ước của con người mà thôi. Xét về mặt địa lý, phương Tây cổ đại bao gồm Nam Âu, Tiền Á, Tiểu Á, bờ cực Bắc vùng Bắc Phi, rìa nước Anh ngày nay và có cả Tây Âu, một phần đảo Britain và bán đảo Iberia khi đế chế La Mã mở rộng phạm vi. Khác với nền văn minh của các quốc gia cổ đại phương Đông, văn minh phương Tây cổ đại hình thành và phát triển trên những khu vực tự nhiên không thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Nhưng bù lại, điều kiện khí hậu ôn hòa và địa hình hướng biển với nhiều cảng, vịnh đã chấm phá nên những nét đặc sắc riêng biệt cho nền văn minh này. Cụ thể hơn, Hy Lạp cổ đại nằm ở phía Nam bán đảo Balkan, giống như cái đinh ba của thần biển từ đất liền vươn ra địa Trung Hải. Đất đai Hy Lạp cổ đại bao gồm Hy Lạp ngày nay, các đảo trong biển Aegean tới phía Tây Tiểu Á, và phía Bắc của Bắc Hải, nhưng vùng quan trọng nhất là vùng lục địa Hi Lạp ở phía Nam Balkan. Lục địa Hy Lạp gồm 3 phần: miền Bắc là vùng đồng bằng rộng lớn; miền Trung ngăn cách với phía bắc bởi đèo Thermopil hiểm trở, nơi đây có 2 đồng bằng lớn là Attique và Beotie trù phú với thành thị Athens nổi tiếng; miền Nam là bán đảo Peloponesus như hình bàn tay bốn ngón xòe ra Địa Trung Hải – đây là nơi xuất hiện một trong những thành bang quan trọng của Hy Lạp – Sparta. Mặc dù có các đồng bằng rộng lớn nhưng nhìn chung đất đai Hy Lạp không phì nhiêu lắm, chủ yếu trồng nho, ô liu và phát triển các nghề thủ công, còn lương thực chính là lúa mì phần lớn được nhập từ Ai Cập. Địa hình Hi Lạp tương đối trở ngại về giao thông đường bộ nhưng có sự thuận lợi tuyệt vời với con đường giao thông trên biển, bờ biển có nhiều cảng, vịnh, 11
- thuận lợi cho tàu bè hoạt động. Từ đây, người Hi Lạp dễ dàng tới vùng Tiểu Á, Bắc Hải để giao thương. Nằm gần kề với Hy Lạp là bán đảo Ý nơi phát sinh quốc gia La Mã cổ đại. Đó là một dải đất dài và hẹp như chiếc hia duỗi thẳng xuống Địa Trung Hải với diện tích lớn gấp 5 lần bán đảo Hy Lạp. Phía Bắc có dãy núi Alps như một bức tường thành tự nhiên ngăn cách bán đảo với lục địa châu Âu; ba phía Đông, Tây, Nam đều có biển bao bọc. Dãy núi Apennines như một chiếc xương sống chạy dọc bán đảo từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Khác với Hy Lạp, điều kiện tự nhiên của La Mã tương đối thuận lợi hơn. Nơi đây có một số đồng bằng rộng lớn, màu mỡ và phì nhiêu: đồng bằng sông Po (miền Bắc), đồng bằng sông Tiber (miền Trung), các đồng bằng trên đảo Sicily. Ở miền Nam còn có nhiều đồng cỏ rộng lớn thuận tiện cho việc phát triển nghề nông và chăn nuôi gia súc. Chính vì vậy, ở La Mã thời kì này đã có các Latifundia rộng lớn mà cuộc sống của những người dân ở đó có những điểm khác biệt với dân thành bang Hy Lạp và lãnh địa trung đại sau này. Ở phía Tây và Nam, bờ biển có nhiều cảng, tàu bè ra vào dễ dàng, thuận lợi cho giao thông và buôn bán. Vào thời đế chế phạm vi của La Mã mở rộng không ngừng với cương giới là cả thế giới Địa Trung Hải cổ đại. Con người Hy Lạp và La Mã ngay từ sớm đã chinh phục biển để tìm nguồn lương thực nuôi sống họ bằng cách trao đổi những sản phẩm như rượu nho, dầu oliu để lấy lúa mì ở những vùng lân cận như Ai Cập, Tiểu Á. Những con đường giao thương trên biển, hải cảng, tàu bè… không chỉ thúc đẩy sự phát triển trong mỗi quốc gia mà còn thúc đẩy sự giao lưu, buôn bán giữa các nước, tạo điều kiện cho cư dân Hy-La tiếp xúc và đón nhận những nền văn hóa mới. Yếu tố mở về tư duy, ngôn ngữ, tộc người đã tạo nên những xã hội công dân ở Hy- La, lập nên những nền dân chủ, cộng hòa đầu tiên trên thế giới. Cư dân Hy-La cổ đại đã có quyền công dân của mình một cách tương đối (nô lệ, phụ nữ, trẻ em không được tính). Việc bầu cử chọn lựa người lãnh đạo và các quyết định quan trọng đưa ra không của riêng rẽ một cá nhân nào mà phải thuộc số đông. Từ những xã hội công dân phát triển, công dân Hy-La cổ đại đã xây dựng cho mình một nền văn minh tiên tiến với đời sống vật chất và tinh thần phát triển mà thế giới phải nghiên mình. Trong đời sống vật chất, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ về điều kiện sống của công dân Hy-La cổ đại. Những túp lều thuở ban sơ dần được thay thế bằng những 12
- ngôi nhà khang trang, nhiều phòng với nhiều chức năng hơn. Những công trình kiến trúc đồ sộ nhưng uyển chuyển và tinh tế mọc lên không ngừng với những hàng cột chạy dài, thay cho tường, đem đến một không gian mở, rộng rãi và thoáng mát. Điêu khắc Hy-La vô cùng tỉ mỉ và sống động đến từng chi tiết. Nghệ thuật Hy-La mà đặc biệt là nghệ thuật Hy Lạp là bậc thầy của nhiều nền nghệ thuật trên thế giới. Những con đường trong các phố La Mã đã được lát gạch, sạch sẽ và thuận tiện. Trong thời đại vàng Periclet ở Hy Lạp, công dân đã được hưởng phúc lợi xã hội và các quan chức đã được trả lương. Rome với thời kì cực thịnh – Pax Romana đã nổi tiếng với câu nói “mọi con đường đều đổ về La Mã”. Dáng vẻ bề ngoài của cư dân cũng được quan tâm từ sớm. Trang phục của nam và nữ công dân khá đa dạng về kiểu dáng. Vải lanh mịn được trang trí kết hợp với những chiếc ghim cài đã tạo nên những bộ trang phục mềm mại và thướt tha của nữ giới. Những bức tượng điêu khắc hay tranh vẽ còn tồn tại đến ngày nay đã cho thấy điều đó. Làm đẹp cũng được các quý cô, quý bà xem trọng. Những trang sức như vòng tay, nhẫn, vòng cổ bằng vàng bạc, đá quý được sử dụng nhiều. Nguồn tài nguyên kim loại đã góp phần làm phong phú hơn các phụ kiện đi kèm này. Cư dân cũng đã đi giày bằng cách buộc dây da thành những đôi xăng đan hay giày ống bằng lông thú tuy không thể giống thời đại ngày nay nhưng cũng cho thấy sự tiến bộ trong đời sống con người. Ăn uống tuy còn đơn giản với đại bộ phận công dân nhưng với giới quý tộc nó như một nghệ thuật. Nhiều sách vở viết về bữa ăn của những công dân giàu có ở Hy-La. Nhà sử học người Pháp Pierre Grimal miêu tả về bữa Cena của người La Mã: “Bữa cena thường bao gồm ba lượt thức ăn. Dù thế nào đi nữa, lượt thức ăn dọn đầu tiên, các món “nhập bữa” chỉ hầu như mới xuất hiện vào thế kỷ cuối cùng của nền Cộng hòa. Nó bao gồm trứng, cá nguội, rau sống, các món ăn ngon khác, nhìn chung là mặn và người ta uống rượu nhẹ mật ong khi ăn thức ăn đó. Sau đó là tới các món chính: món thịt, nhưng thường người ta thích thịt thú rừng hay gia cầm hơn. Món ngon tuyệt hảo là món cá bể, được người ta đưa tới từ rất xa. Nhưng dần dần, các chủ sở hữu giàu có bắt đầu cho đặt ngay trên lãnh địa của mình và đặc biệt ở vùng bờ biển, trong các biệt thự ở Campanie, các bể chứa lớn (piscine), đây là nơi họ bảo quản cá, vừa dùng cho các nhu cầu ăn uống của mình, vừa để kinh doanh. Cũng theo cách đó, và ngay đầu thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, người ta thấy xuất hiện các vườn thú săn gần như khắp xung quanh thành La Mã. Ở đây, lợn lòi, hươu đực tự do sinh sống gần tới mức có thể chạm được vào, lại còn có cả thỏ rừng, 13
- thậm chí cả sóc và chuột sóc, thịt của loại động vật này rất được ưa chuộng. Varron (116-27 TCN), người đã mô tả khu vườn kiểu này cho chúng ta biết có khu chuồng chim đặt ở trên con nước, để nuôi ngỗng và vịt vẫn còn nửa hoang dã, thậm chí cả diệt và cò nữa. Các chuồng chim này còn nuôi cả các loại gà tây, công và chim trĩ, mới đưa về và nhập từ phương Đông. Tóm lại, hầu như nhà nào ở nông thôn cũng có chuồng chim câu và sân nuôi gà vịt. Loại thức ăn thứ ba được phục vụ trong bữa cena là món tráng miệng. Lúc này, người ta dọn ra hoa quả và bánh ngọt. Ở Italy, bao giờ cũng có rất nhiều hoa quả. Một số hoa quả bản xứ như táo, lê, mận, vả, hạnh nhân và hạt dẻ. Một số khác được nhập từ phương Đông: các quả anh đào có được là nhờ ở Lucullus, một người sành ăn nổi tiếng, ông đồng thời cũng là nhà chinh phạt vĩ đại và là người chiến thắng vua Mithridate. Chính trong chiến dịch này, ông đã biết tới cây anh đào và khi trở về, ông đã dâm một vài cành anh đào trong vườn nhà mình, ở đây cây phát triển tươi tốt. Cũng theo cách đó, đào có nguồn gốc từ Ba Tư, nhưng chúng ta không được biết loại quả này đã lan rộng ở Italy như thế nào. Đào đã được người La Mã biết tới và ưa chuộng. Lựu và chà là chỉ bắt đầu xuất hiện vào buổi ban đầu của Đế chế, khi mà toàn bộ thế giới Địa Trung Hải lọt vào trong quỹ đạo thương mại của La Mã. Chanh và cam cũng xuất hiện như vậy, lần đầu tiên người ta nhìn thấy hình ảnh của chúng trên bức tranh tường cùng thời với hoàng đế Auguste. Có một thời Italy không phải là đất tốt cho cây cam. Nhưng bao giờ đây cũng là mảnh đất tốt cho cây nho. Một nhà sử học cổ đại đã cho nhân vật của mình mượn lời nhận xét rằng đất đai do người La Mã chiếm khắp mọi nơi đều có vườn cây ăn quả và vườn nho.” [10; Tr. 39-41] Như vậy, có thể thấy ăn uống đã có nhiều lúc không phải chỉ là nhu cầu để sống mà còn là cả một nghệ thuật được chú trọng. Nổi bật trong sinh hoạt văn hóa của cư dân Hy-La chính là sự cởi mở trong vấn đề quan hệ tình dục thậm chí là cả tính dục. Tình dục xuất hiện đậm nét trong văn hóa Hy Lạp. Trong thần thoại Hy Lạp hay trường ca của Homer và Plutarch, có các câu chuyện kể về nữ thần Tình yêu Aphrodite, người được sinh ra từ bọt biển do bộ phận sinh dục của cha nàng bị chém rơi xuống biển. Những người anh hùng vĩ đại như Hercules, từng ngủ với 50 trinh nữ chỉ trong một đêm, hay mối tình vụng trộm của chàng với cháu trai của mình là Iolaus… Các thuật ngữ tình dục cổ về tình dục như Aphrodisiac (kích thích tình dục – bắt nguồn từ 14
- Aphrodite ‘Thần vệ nữ’); Eroticism (tư tưởng dâm dục – gốc từ Eros “Thần ái tình”); Homosexuality (tính dục đồng giới – gốc Hy Lạp “Homos” có nghĩa là giống nhau); Narcissism (tự sùng ái bản thân – gốc là Narcissus); Nymphomania (chứng cuồng dâm ở đàn bà - gốc Nymph); Pederasty (tình dục đồng giới nam – gốc paiderastia)… đều bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp. Từ đầu thế kỷ thứ 16 đến đầu thế kỷ thứ 14 TCN, tính dục đồng giới nam phát triển cực thịnh ở Athens [77]. Những người đàn ông trưởng thành tìm kiếm các thiếu niên trẻ tuổi làm người tình. Mặc dù vậy, việc họ có quan hệ xác thịt thực sự hay không vẫn là vấn đề được bàn cãi. Phụ nữ trong Hy Lạp cổ đại được coi là vật sở hữu của đàn ông và không được coi trọng trong quan hệ đôi lứa. Trong khi đó, gái điếm lại rất phổ biến và được coi trọng như một nét văn hóa quý phái cho đàn ông. Gái điếm hạng sang có thể có rất nhiều quyền lực và tiền bạc. Những người vợ bị bỏ rơi có con đường riêng của họ để thỏa mãn những ham muốn của mình. Đồng tính nữ xuất hiện từ đó, yếu tố tính dục này gắn kết mạnh mẽ (ta có thể thấy trong các câu chuyện huyền thoại về hòn đảo Lesbos “nơi mà nàng Sappho cuồng nhiệt đã hát và yêu”). Cũng có nhiều câu chuyện trong văn học thời kỳ này nói tới việc sử dụng dương vật giả. Thời Hy Lạp cổ đại, dương vật giả được độn bởi da thuộc và được xức dầu olive trước khi sử dụng [77]. Ở Rome, ngay từ sớm mại dâm đã được cho phép và truyền thống tính dục đồng giới nam có từ thời Hy Lạp được xem là bình thường. Cùng với đời sống vật chất, đời sống tinh thần của công dân Hy-La cũng rất phong phú. Nền giáo dục ở Hy Lạp rất phát triển điển hình là ở Athens. Những công dân của thành bang nổi tiếng này để lại nhiều thành tựu lớn về giáo dục. Cư dân xem trọng giáo dục và tạo điều kiện cho con cái được đến trường. Họ còn quan niệm rằng để phát triển tâm hồn, trí tuệ, con người phải có một cơ thể khỏe mạnh. Ngữ pháp và âm nhạc giúp phát triển trí tuệ, khả năng suy nghĩ, cảm xúc của học sinh và thể dục giúp phát triển cơ thể. Điều này vẫn còn chính xác đến tận ngày nay. Vào năm 400 TCN, những trường học đã được các giáo sư triết học (Sophists) lập ra cho những thanh niên. Từ Sophist xuất phát từ Hy Lạp Sophos có nghĩa là thông thái “Wise”. Tại những ngôi trường này học sinh được học về nhà nước, chính phủ, toán, đạo đức và hùng biện. Đạo đức xoay quanh cái tốt, xấu, trách nhiệm, bổn phận của mỗi người. Hùng biện là học về diễn thuyết, nói chuyện trước đám đông và tranh luận. Nền giáo dục phát triển đã đưa ngôn ngữ và văn minh Hy Lạp đi khắp thế giới Địa Trung Hải. Tiếng Hy Lạp trở thành ngôn ngữ thứ hai được giáo dục ở khắp nơi vào thời bấy giờ. 15
- Một nét nổi bật trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của cư dân Hy-La chính là việc họ đã sáng tạo và tin theo hệ thống thần linh và thần thoại của họ. Các vị thần được tôn thờ trên khắp Hy Lạp và La Mã với tên gọi khác nhau. Ở Hy Lạp mỗi thành bang đều có vị thần riêng của mình. Thần bảo trợ thành bang Athens là nữ thần Athena. Thần thoại Hy-La không chỉ nêu rõ tín ngưỡng thờ cúng của công dân Hy-La mà còn cả thế giới quan của họ. Mặc dù là các thần linh, nhưng những vị thần Hy-La đều có những khuyết điểm như con người, gần gũi với con người. Thần Zeus của Hy Lạp, dù là vị thần tối cao, nhưng vẫn thường lén lút ngoại tình với các cô gái trẻ đẹp. Thần biến thành một con thiên nga để tán tỉnh nàng Leda xinh đẹp và nhiều lần biến thành hạt mưa, giả trang thành người thường để được thỏa mãn nhu cầu tình yêu, tránh khỏi cặp mắt của bà vợ hay ghen Hera. Những câu chuyện về những cuộc tình vụng trộm của vị thần quyền lực này đã trở thành đề tài cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật sau này. Nữ thần tình yêu Aphrodite, nàng thơ của rất nhiều họa sĩ, nhà văn… cũng không lấy gì làm chung thủy. Tuy đã có chồng là thần thợ rèn Hephaixtot, nàng vẫn lăng nhăng với thần chiến tranh Mars, tạo nên một trường sóng gió cho đỉnh Olympia… Nhìn chung, các vị thần hiện ra mang trên mình những nét đẹp nhất của con người và cũng đối mặt với những vấn đề tương tự như con người. Thần linh tuy thật oai nghiêm với phép màu nhưng cũng rất gần gũi, phản ánh cuộc sống, tâm tư, tình cảm của con người thời kì này. Bước sang những thế kỉ đầu công nguyên, cư dân Hy-La đã tiếp nhận Cơ đốc giáo hay Ki-tô giáo - một tôn giáo do Jesus sáng lập nên ở Palestine. Vào năm 200 sau thời kỳ của Ngũ vị hoàng đế, bạo lực và tình trạng không ổn định lại một lần nữa lay chuyển đế chế Rome, nhiều người Rome đã tìm đến Cơ đốc giáo với sự hy vọng. Đến những năm 300, những nhà thờ Cơ đốc đã trở nên quá lớn đến nỗi chính quyền không thể trừng phạt hết tất cả thành viên của nó.Thất bại trong việc dập tắt tôn giáo này, luật pháp Rome đã phải chấp nhận Cơ đốc giáo và xem nó là một tôn giáo chính thống. Ngoài ra, sống trong một xã hội công dân, nơi con người có quyền có tiếng nói riêng, công dân Hy-La đã tạo ra rất nhiều thành tựu trong đời sống tinh thần của họ. Cư dân Hy Lạp cổ đại được xem là chủ nhân kịch nghệ, là những người đầu tiên viết nên những vở kịch. Ban đầu là những chuỗi hành động hay đối thoại kết hợp với sự xung đột và xúc động. Những nhà hát của họ thường được xây trên các sườn đồi. Tại phần dưới cùng của ngọn đồi họ tạo ra một khu vực bằng phẳng gọi là “Orchestra”. Đây chính là vòng bán nguyệt trước sân khấu dành cho ban đồng ca và những diễn viên biểu diễn. Không giống những vở kịch 16
- ngày nay, kịch nghệ thời bấy giờ sử dụng rất ít đồ dùng trang trí sân khấu, thay vào đó, khán giả sẽ dựa vào những lời miêu tả của ban đồng ca. Điều này làm cho người ta tập trung thả mình vào vở kịch hơn. Hài kịch và bi kịch cũng xuất hiện từ sớm ở Hy Lạp cổ đại. Hài kịch mang tính chất vui nhộn, gây cười và nhân vật trong nó có thể giải quyết những vấn đề của họ. Những vở kịch hài thường được diễn trong các lễ hội nhất là lễ hội dành cho thần rượu Dionysia. Tác gia nổi tiếng được người Hy Lạp tôn sùng của thể loại này là Aristoplanes. Ông có ngòi bút khôi hài nhưng sắc bén và dùng hài kịch để làm cho người Athens phải suy nghĩ về hậu quả của chiến tranh. Trái ngược với hài kịch, bi kịch diễn tả nỗi đau, những khó khăn của con người khi đối mặt với số mệnh hay tội lỗi của con người đặc biệt là các anh hùng. Ba tác giả lớn của thể loại này trong những năm 400 TCN là Aeschylus, Sophocles, Euripides. Một loại hình giải trí khác chính là cuộc thi nổi tiếng Olympic của Hy Lạp mà đến tận ngày nay vẫn còn được tổ chức với quy mô lớn trên thế giới. Xuất phát từ quan niệm rằng đem lại niềm vui cho các vị thần là một phần quan trọng trong đời sống và thể hiện sức mạnh, lòng dũng cảm là một trong những cách tốt nhất để làm hài lòng các vị thần, cư dân Hy Lạp đã nghĩ ra nhiều cuộc thi để thể hiện sức mạnh và sự dũng cảm của mình trong đó quan trọng nhất là kì thi Olympic, tổ chức 4 năm một lần để tôn thờ thần Zeus. Đại hội thể thao này được tổ chức đầu tiên vào năm 776 B.C, bao gồm các môn như chạy bộ, phóng lao, ném đĩa, đấu vật, đấu võ và chỉ có đàn ông được tham gia và theo dõi cuộc thi. Kết thúc cuộc thi những người chiến thắng sẽ được nhận một vòng nhánh cây oliu, một nhành cọ và những dải ruy băng bằng len và không có giải cho người về nhì hoặc ba. Nhìn chung, với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nền kinh tế hàng hóa, công thương nghiệp, cư dân phương Tây cổ đại đã tạo cho mình một nền văn hóa mở trong những xã hội công dân có nhiều yếu tố tiến bộ về quyền con người. Với sự độc lập trong suy nghĩ và có tiếng nói nhất định trong xã hội của mình, con người nơi đây đã không ngừng sáng tạo nên những giá trị văn hóa đặc sắc. Trên cái nền đó, xã hội công dân ở Hy Lạp và La Mã đã tạo dựng cho phần lớn công dân của họ một đời sống phong lưu về vật chất và phong phú về tinh thần. Đương nhiên, xã hội công dân Hy-La chỉ rộng mở với công dân tự do, quyền công dân, quyền sáng tạo, cách mà người Hy-La thưởng thức cuộc sống đầy lãng mạn không dành cho tầng lớp nô lệ. Khủng hoảng xã hội bắt đầu từ những Latifundia của đế chế La Mã, từ những người chiếm số đông trong xã hội là nô lệ, không có đời sống của con người và họ đã không chấp nhận thân phận của mình. Trước những cuộc xâm lăng của người Man 17
- tộc, La Mã rệu rã đã không chống đỡ nổi. Sự sụp đổ của đế chế Tây Rome đã đánh dấu sự kết thúc của phương Tây cổ đại, bước sang thời trung đại địa bàn trung tâm của phương Tây đã dịch chuyển, chủ nhân của lịch sử đã thay đổi, liệu những thành quả mà văn minh Hy-La đạt được có còn phát huy, cuộc sống của cư dân phương Tây liệu có văn minh, sáng sủa hơn, nếp sinh hoạt văn hóa thời kì này có gì thay đổi không… Phần tiếp theo sẽ đề cập đến những điều đó. 1.2. Khi người Man tộc là chủ nhân của lịch sử 1.2.1. Bối cảnh lịch sử Người Man tộc (Barbarians, Barbaros) là những bộ tộc lớn sinh sống bên ngoài đế chế Rome, chủ yếu ở địa bàn tương ứng với phần lớn châu Âu ngày nay (trừ Nam Âu), từ sông Rihne đến tận sông Vistula, từ sông Danube đến biển Baltic. Khi công dân Hy-La cổ đại xây dựng được cho mình một nền văn minh phát triển ở thế giới Địa Trung Hải thì các nhánh Man tộc vẫn sống trong tình trạng công xã nguyên thủy. Trên toàn châu Âu cổ đại (trừ Nam Âu) chỉ là những vùng đất hoang sơ, rừng rậm thiếu vắng thành phố, nhà cửa và cái gọi là văn minh. Đến giữa thế kỉ IV, sự thiên di ồ ạt của người Hung nô xuống phía Đông của Nam Âu đã làm cho các bộ lạc của người Man tộc hoảng sợ. Họ vội vàng kéo nhau vào sâu trong lãnh thổ Rome để lánh nạn và dần xâm chiếm đất đai của người La Mã. Sự khủng hoảng mọi mặt từ bên trong nền đế chế đã đưa đến một kết cục là người Rome đã bị chính những người Man tộc kém văn minh hơn đánh bại họ. Lịch sử đã gọi sự kiện lớn này là “cuộc thiên di của những người Man tộc” hay “cuộc di chuyển lớn của các dân tộc”. Người Man tộc với những cuộc thiên di ngang dọc của mình đã chia nhỏ đế quốc Rome thành nhiều mảnh vụn mà từ đó, nhiều vương quốc của họ đã ra đời vào các thế kỷ V-VI, chính thức xác lập sự ra đời của Châu Âu. Những người man tộc cổ sơ với trình độ công xã thị tộc thấp kém, tiếp xúc và chinh phục một nền văn minh quá cao so với đời sống thị tộc du mục và bấp bênh của họ nên nhiều giá trị của văn minh Hy-La chói lọi đã không được họ kế thừa. Vì lẽ đó, sau này, vào thời kỳ Phục Hưng, các nhà văn hóa đã nhìn nhận thời kỳ tung hoành và xác lập quyền lực của người Man tộc ở Châu Âu là “Đêm trường trung cổ - Dark Age”. Với các cuộc thiên di, thành phần tộc người của cư dân phương Tây trung đại trở nên đa dạng hơn rất nhiều lần so với thời cổ đại. Nó không chỉ thuần nhất là những nhánh Man tộc khác nhau ở những địa bàn riêng rẽ mà trải qua hàng trăm năm các tộc người đã 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 240 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố địa - chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay (12/1989 - 5/2008)
144 p | 249 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 181 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 204 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 149 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 169 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 152 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 188 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 153 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 205 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 153 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 177 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 138 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 178 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 138 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 68 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn