intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Đầu tư của Nhật Bản vào địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2016

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:142

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Đầu tư của Nhật Bản vào địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2016" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Bình Dương trong giai đoạn 1997 - 2016 với những đặc điểm nổi bật về tiến trình và tốc độ, quy mô, địa bàn cũng như lĩnh vực đầu tư; đánh giá tác động của hoạt động đầu tư Nhật Bản trên các lĩnh vực tại Bình Dương; đề xuất các giải pháp để thúc đẩy đầu tư Nhật Bản vào tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Đầu tư của Nhật Bản vào địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2016

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT  DƯƠNG QUỲNH NGA ĐẦU TƯ CỦA NHẬT BẢN VÀO BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1997 – 2016 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 60220313 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGÔ HỒNG ĐIỆP BÌNH DƯƠNG – 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan; phù hợp với thực tiễn của tỉnh Bình Dương và Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tác giả Dương Quỳnh Nga i
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Lãnh đạo Trường Đại học Thủ Dầu Một, Phòng Đào tạo Sau đại học và Khoa Lịch sử của Nhà trường đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi chân thành cảm ơn người hướng dẫn khoa học đã có những góp ý, chỉnh sửa cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các Sở - Ban - Ngành đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ về mặt khai thác tư liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu, đặc biệt là Sở Kế hoạch & Đầu tư, Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Bình Dương. Tôi cũng rất biết ơn gia đình, bạn bè đã luôn đồng hành, động viên và cổ vũ tinh thần cho tôi trong suốt thời gian qua. ii
  4. TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài “Đầu tư của Nhật Bản vào địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2016” được chúng tôi lựa chọn xuất phát từ thực tiễn hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong suốt hai thập niên từ sau ngày tái lập Tỉnh. Tại thời điểm thực hiện luận văn, Nhật Bản là một trong những quốc gia có số lượng dự án và nguồn vốn đầu tư lớn nhất tại Bình Dương. Trong quá trình đầu tư, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đóng góp quan trọng vào những chuyển biến tích cực của Bình Dương trên nhiều lĩnh vực khác nhau và trở thành bộ phận không thể thiếu trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài của Tỉnh. Đề tài tập trung làm rõ các vấn đề liên quan đến chính sách và biện pháp thu hút đầu tư của tỉnh Bình Dương trong thời kỳ Đổi mới; hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Bình Dương trong giai đoạn 1997 - 2016 với những đặc điểm nổi bật về tiến trình, quy mô cũng như lĩnh vực đầu tư; tác động của hoạt động đầu tư Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương và các giải pháp để thúc đẩy đầu tư Nhật Bản vào tỉnh Bình Dương. Các phương pháp chính được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp liên ngành và kỹ thuật xử lý, phân tích dữ liệu,… Nguồn tài liệu nghiên cứu là các số liệu thống kê, báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương; số liệu từ Niên giám thống kê; các văn kiện Tỉnh Đảng bộ; các công trình nghiên cứu có liên quan; các ấn phẩm điện tử cũng như tư liệu từ các website,… Nội dung chính của luận văn dài 91 trang, gồm Phần mở đầu và ba chương. Trong đó, chương 1 “Chính sách thu hút vốn đầu tư Nhật Bản vào Bình Dương” trình bày bối cảnh, chính sách thu hút đầu tư của Bình Dương cũng như nguyên nhân thúc đẩy hoạt động đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Tỉnh; Chương 2 “Hoạt động đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn tỉnh Bình Dương (1997 - 2016)” tập trung làm rõ những đặc điểm chủ yếu trong hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Bình Dương trên các phương diện tiến trình và tốc độ, quy mô, địa bàn, lĩnh vực đầu tư; Chương 3 “Tác động của đầu tư Nhật iii
  5. Bản và giải pháp thúc đẩy đầu tư Nhật Bản vào tỉnh Bình Dương” phân tích những tác động từ hoạt động của đầu tư Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương và đề ra một số giải pháp tăng cường thúc đẩy đầu tư Nhật Bản tại Bình Dương. Kết quả của nghiên cứu cũng sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho những nghiên cứu chuyên sâu, gợi mở những hướng nghiên cứu mới về đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nội dung của nghiên cứu sẽ là tài liê ̣u tham khảo phu ̣c vu ̣ cho sinh viên, cán bộ ngành kế hoạch đầu tư cũng như những người quan tâm vấn đề quan hệ đầu tư nước ngoài nói chung, đầu tư Nhật Bản nói riêng. Về mặt lý luận, luận văn góp phần làm rõ những giá trị của hoạt động đầu tư kinh tế nước ngoài đối với sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; có thể trở thành cơ sở tham khảo cho việc hoạch định chiến lược phát triển của các địa phương trong cả nước. iv
  6. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 10 5.1. Cơ sở lý luận........................................................................................... 10 5.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 11 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................. 12 6.1. Về lý luận ............................................................................................... 12 6.2. Về thực tiễn ............................................................................................ 12 7. Nguồn tài liệu................................................................................................ 12 8. Cấu trúc của luận văn ................................................................................... 13 CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NHẬT BẢN CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG .......................................................................................... 15 1.1. Bối cảnh thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh Bình Dương ..................... 15 1.2. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh Bình Dương (1997 - 2016) ................................................................................................................. 21 1.3. Quá trình định hình hoạt động của đầu tư Nhật Bản trên địa bàn tỉnh Bình Dương ...................................................................................................... 30 1.3.1. Khuynh hướng đầu tư nước ngoài của Nhật Bản ................................ 30 1.3.2. Quá trình đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam ...................................... 34 1.3.3. Hoạt động xúc tiến hợp tác đầu tư giữa tỉnh Bình Dương - Nhật Bản ................................................................................................................. 38 CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NHẬT BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG (1997 - 2016) ................................................................... 45 2.1. Lý luận về đầu tư ....................................................................................... 45 v
  7. 2.1.1. Khái niệm “đầu tư”.............................................................................. 45 2.1.2. Các hình thức đầu tư nước ngoài......................................................... 45 2.1.3. Tác động của đầu tư nước ngoài ......................................................... 46 2.2. Tiến trình đầu tư của Nhật Bản vào tỉnh Bình Dương (1997 - 2016) ....... 48 2.3. Địa bàn và quy mô đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn tỉnh Bình Dương (1997 - 2016) ........................................................................................ 51 2.3.1. Địa bàn đầu tư ..................................................................................... 51 2.3.2. Quy mô đầu tư ..................................................................................... 57 2.4. Hoạt động đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn tỉnh Bình Dương (1997 - 2016) ................................................................................................................. 60 2.4.1. Cơ cấu lĩnh vực đầu tư của Nhật Bản.................................................. 60 2.4.2. Hoạt động đầu tư trên lĩnh vực sản xuất ............................................. 62 2.4.3. Hoạt động đầu tư trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ ......................... 65 2.4.4. Hoạt động đầu tư trên lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đô thị .......................... 67 2.5. Hiệu quả của hoạt động đầu tư Nhật Bản tại tỉnh Bình Dương ................. 69 CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ NHẬT BẢN VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ NHẬT BẢN VÀO TỈNH BÌNH DƯƠNG................................. 73 3.1. Tác động của đầu tư Nhật Bản .................................................................. 73 3.1.1. Thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng hiện đại hóa .......................... 73 3.1.2. Giải quyết việc làm và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ......... 74 3.1.3. Tạo dựng giá trị văn hóa trong kinh doanh ......................................... 76 3.1.4. Nâng cao mức sống, an sinh xã hội ..................................................... 77 3.1.5. Hoàn thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng đô thị .................................. 78 3.2. Những giải pháp tăng cường thu hút đầu tư Nhật Bản vào tỉnh Bình Dương ............................................................................................................... 80 3.2.1. Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư hợp lý ......................................... 80 3.2.2. Thực hiện nhất quán chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư; hoàn thiện môi trường pháp lý; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục đầu tư ................................................................................................. 81 3.2.3. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ đi kèm ..... 82 vi
  8. 3.2.4. Đảm bảo và phát triển nguồn nhân lực................................................ 83 3.2.5. Nâng cao chất lượng các chỉ số thành phần trong chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh CPI .......................................................................................... 84 3.2.6. Tăng cường công tác đối ngoại ........................................................... 85 3.2.7. Quảng bá hình ảnh và xúc tiến đầu tư ................................................. 86 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 92 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 99 vii
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ 1. Bảng Trang - Bảng 1.1.1: Diện tích và dân số các tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ năm 2015 (Sắp xếp theo số lượng dân số giảm dần) ......................................... 18 - Bảng 1.2.1: Tổng hợp hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương .. 26 - Bảng 1.2.2: Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Bình Dương (2012 - 2015)................................................................................................................... 29 - Bảng 1.3.1: Thống kê dân số Nhật Bản 1997 - 2015 (Đơn vị: 1.000 người) ................................................................................................................. 31 - Bảng 1.3.2: 5 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất tại Việt Nam tính đến năm 2015 (theo tổng số vốn đăng ký) .................... 36 - Bảng 1.3.3: Các dự án đầu tư của Nhật Bản tại Bình Dương giai đoạn 1991 - 1996 ........................................................................................................ 38 - Bảng 2.3.1: Phân bố các dự án đầu tư của Nhật Bản theo huyện, thị của Bình Dương và tiến trình thời gian .................................................................... 54 - Bảng 2.3.2: Phân bố các dự án đầu tư của Nhật Bản tại Bình Dương theo đơn vị quản lý ............................................................................................. 55 - Bảng 2.3.3: Phân bố các dự án đầu tư Nhật Bản tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương ................................................................. 56 - Bảng 2.3.4: Quy mô đầu tư của các dự án Nhật Bản tại Bình Dương........ 58 - Bảng 2.3.5: Các dự án sản xuất có vốn đăng ký trên 50 triệu USD của Nhật Bản tại Bình Dương................................................................................... 59 - Bảng 2.3.6: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo đối tác đầu tư chủ yếu (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2015) ........................................................................................................ 60 - Bảng 2.4.1: Cơ cấu lĩnh vực đầu tư của Nhật Bản tại Bình Dương giai đoạn 1997 - 2016 xét theo số lượng dự án ......................................................... 61 - Bảng 2.4.2: Các mặt hàng sản xuất vật liệu công nghiệp chính của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Bình Dương ............................................................ 63 viii
  10. - Bảng 2.4.3: Các loại hình thương mại - dịch vụ chính của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Bình Dương ....................................................................... 65 - Bảng 2.4.4: Dự án Tokyu Gardens City của nhật Bản tại Bình Dương ..... 68 - Bảng 3.1.1: Thống kê lao động trong một số doanh nghiệp Nhật Bản tại Bình Dương năm 2016 ....................................................................................... 75 2. Biểu đồ - Biểu đồ 2.2.1: Số lượng dự án đầu tư của Nhật Bản vào tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2016 ............................................................................ 48 - Biểu đồ 2.2.2: Vốn đăng ký của các dự án đầu tư Nhật Bản vào Bình Dương giai đoạn 1997 - 2016 ............................................................................ 50 - Biểu đồ 2.3.1: Số lượng dự án đầu tư của Nhật Bản tại Bình Dương phân theo các huyện, thị ..................................................................................... 52 - Biểu đồ 2.3.2: Quy mô trung bình của một dự án đầu tư của Nhật Bản qua từng năm (1997- 2016) ................................................................................ 57 - Biểu đồ 2.4.1: Cơ cấu lĩnh vực đầu tư của Nhật Bản giai đoạn 1997 - 2016 xét theo nguồn vốn .................................................................................... 62 - Biểu đồ 3.1.1: Cơ cấu kinh tế Bình Dương năm 1997 (trái) và 2016 (phải) .................................................................................................................. 74 3. Hình - Hình 2.3.1: Bản đồ phân bố các dự án đầu tư của Nhật Bản tại Bình Dương Dương giai đoạn 1997 - 2016 ............................................................................ 53 ix
  11. BẢNG THUẬT NGỮ Thuật ngữ Giải thích Việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo Đầu tư quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Đầu tư trực tiếp (FDI, Hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản Foreign Direct lý hoạt động đầu tư. Investment) Hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái Đầu tư gián tiếp (FPI, phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông Foreign Portfolio qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không Investment) trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư Việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác Đầu tư ra nước ngoài từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư. Việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và Đầu tư nước ngoài các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm Nhà đầu tư nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp Nhà đầu tư nước luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt ngoài Nam. Tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người thay mặt chủ sở hữu hoặc người vay vốn và trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực Chủ đầu tư hiện hoạt động đầu tư. x
  12. Hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồm các Hoạt động đầu tư khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư Tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các Dự án đầu tư hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định Tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu Vốn đầu tư tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp Có điều kiện là lĩnh vực chỉ được thực hiện đầu tư với các điều Lĩnh vực đầu tư kiện cụ thể do pháp luật quy định Khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công Khu công nghiệp nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch Khu chế xuất vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ Khu chuyên nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công Khu công nghệ cao nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. Khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư Khu kinh tế và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. Hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền Hợp đồng xây dựng - và nhà Đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ kinh doanh - chuyển tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư giao (BOT, Build- chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Operate-Transfer) Nam. xi
  13. Hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền Hợp đồng xây dựng - và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi chuyển giao - kinh xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà doanh (BTO, nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh Building-Transfer- doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn Operate) đầu tư và lợi nhuận. Hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi Hợp đồng xây dựng - xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà chuyển giao (BT, nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực Building-Transfer) hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT. (Theo Luật Đầu tư 2005 và Luật Đầu tư 2014) xii
  14. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhật Bản là một trong những quốc gia có nguồn vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Theo khảo sát của Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (The Japan External Trade Organization - JETRO) tại thành phố Hồ Chí Minh về hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản năm 2016 cho thấy, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nổi bật tại châu Á với các nhà đầu tư từ Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, có trên 60% doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam [76]. Con số này cao hơn hẳn so với đánh giá mà giới kinh doanh Nhật Bản dành cho các nền kinh tế như Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và kể cả Trung Quốc. Nhật Bản luôn giữ tốc độ đầu tư cao, ổn định tại Việt Nam, quan hệ hợp tác về nhiều mặt giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng phát triển. Nhật Bản đã trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Với tác phong chuyên nghiệp, tôn trọng kỷ luật, tinh thần cần cù chịu khó và trách nhiệm cao với công việc, các dự án đầu tư của Nhật Bản luôn được đánh giá là hoạt động có hiệu quả. Vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam phân bố tương đối rộng. Tính đến tháng 7 năm 2015, các doanh nghiệp quốc gia này đã đầu tư vào 49/63 tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó tỉnh Thanh Hóa thu hút nhiều vốn đầu tư từ Nhật Bản nhất với 10 dự án, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn là 9,68 tỷ USD (chiếm 25,7% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ hai là Hà Nội với 661 dự án với với tổng vốn đầu tư là 4,1 tỷ USD (chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư). Bình Dương đứng thứ ba trong việc thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản với 248 dự án với tổng số vốn là 3,85 tỷ USD (chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư) [21]. Sau khi được tái lập vào năm 1997, tỉnh Bình Dương đã có những bước tiến trong phát triển về kinh tế - xã hội. Trong đó, việc thu hút đầu tư nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng của Tỉnh trong thời kỳ đổi mới. Điều này được minh chứng qua hai biểu hiện chính sau: thứ nhất, đa phần các công ty, xí nghiệp hoạt động trên địa bàn Bình Dương đều hoạt động dưới hình thức FDI hoặc các doanh nghiệp cổ phần, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng 1
  15. GDP; thứ hai, đầu tư nước ngoài là nguồn vốn quan trọng để xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp và đô thị trên địa bàn Tỉnh. Tính lũy kế đến cuối năm 2016, các nhà đầu tư Nhật Bản rót vốn vào Bình Dương nhiều nhất và ngành nghề đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Bình Dương khá đa dạng, từ hạ tầng, phát triển đô thị - thương mại - dịch vụ đến sản xuất linh kiện điện tử, mạch và chíp điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, sản xuất thép, thực phẩm… Ngoài số vốn đầu tư đang dẫn đầu, tại Bình Dương có không ít dự án của nhà đầu tư Nhật Bản có quy mô vốn lớn. Đơn cử, tập đoàn Tokyu đầu tư 1,2 tỷ USD triển khai tổ hợp bất động sản, hạ tầng tại Thành phố mới Bình Dương ; công ty TNHH Wonderful Sài Gòn Electrics đầu tư 240 triệu USD sản xuất linh kiện điện tử, tập đoàn Aeon đầu tư 95 triệu USD xây trung tâm thương mại… [36] Đặc biệt là việc xây dựng các khu đô thị kiểu mẫu, hiện đại mà điển hình là khu đô thị Tokyu tại khu Liên hiệp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương được xây dựng dựa trên hình mẫu khu đô thị Tokyu Tama Den-en Toshi tại ngoại ô thành phố Tokyo [81]. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ công cộng như các tuyến xe buýt hiện đại phục vụ nhu cầu đi lại của người dân tại thành phố Thủ Dầu Một. Với vị trí quan trọng đó, việc nghiên cứu về hoạt động đầu tư của Nhật Bản là hết sức cần thiết, góp phần hoạch định chiến lược, chính sách nhằm tiếp tục thu hút ngày càng lớn nguồn đầu tư không chỉ của Nhật Bản mà còn từ nhiều quốc gia khác để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương. Từ ý nghĩa quan trọng trên, chúng tôi chọn đề tài “Đầu tư của Nhật Bản vào Bình Dương giai đoạn 1997 - 2016” làm đề tài luận văn tốt nghiệp trình độ thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung vào các nhiệm vụ chính sau đây: Thứ nhất, trình bày bối cảnh thu hút đầu tư nước ngoài; phân tích chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Bình Dương; 2
  16. Thứ hai, trình bày quá trình đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam; phân tích nguyên nhân dẫn đến hoạt động đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Thứ ba, làm rõ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Bình Dương trong giai đoạn 1997 - 2016 với những đặc điểm nổi bật về tiến trình và tốc độ, quy mô, địa bàn cũng như lĩnh vực đầu tư. Thứ tư, đánh giá tác động của hoạt động đầu tư Nhật Bản trên các lĩnh vực tại Bình Dương; Thứ năm, đề xuất các giải pháp để thúc đẩy đầu tư Nhật Bản vào tỉnh Bình Dương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là hoạt động đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong bối cảnh thu hút vốn đầu tư của Tỉnh thời kỳ đổi mới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động đầu tư của Nhật Bản trong hai thập niên từ năm 1997 từ khi Bình Dương tái lập Tỉnh cho đến năm 2016. Trên cơ sở những thành tựu đạt được trước năm 1997, đây là giai đoạn mà quá trình thu hút đầu tư nước ngoài của Bình Dương diễn ra mạnh mẽ, trong đó có các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản. Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bình Dương tính mốc hành chính từ khi được tái lập năm 1997 đến năm 2016. Ngày 01 tháng 01 năm 1997, tỉnh Bình Dương chính thức được tái lập. Tỉnh Bình Dương lúc này có 04 đơn vị hành chính gồm thị xã Thủ Dầu Một và ba huyện Thuận An, Bến Cát và Tân Uyên. Đến tháng 7 năm 1999, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 58/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, tái lập các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Dĩ An và thành lập xã thuộc hai huyện Dầu Tiếng và Dĩ An. Tỉnh Bình Dương có thêm ba huyện mới là Dĩ An (tách ra từ Thuận An) và Phú Giáo (tách ra từ Tân Uyên) và Dầu Tiếng (tách ra từ Bến Cát). 3
  17. Bảng: Sự thay đổi hành chính của Bình Dương từ năm 1997 đến 1999. 1997 7/1999 Đơn vị Diện tích Dân số Đơn vị Diện tích Dân số (km2) (km2) Thủ Dầu Một 84,80 133.403 Thủ Dầu Một 84,80 144.579 Thuận An 82,46 112.359 Thuận An 139,81 167.590 Dĩ An 57,35 96.005 Tân Uyên 611,17 117.886 Tân Uyên 1.076,90 176.355 Phú Giáo 538,61 59.289 Bến Cát 586,52 105.102 Bến Cát 1.414,50 167.590 Dầu Tiếng 720,10 86.713 Nguồn: [8; 13], [10; 15]. Năm 2013, theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ, huyện Bến Cát tiếp tục được tách ra thành thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng, Tân Uyên tách thành thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên. Từ thời điểm này, tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố (Thủ Dầu Một), 4 thị xã (Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên) và 04 huyện (Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên). Như vậy, so với năm 1997, đến năm 2016, Bình Dương có sự thay đổi lớn về đơn vị hành chính và không gian đô thị. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Nhóm công trình liên quan đến quan hệ Việt Nam - Nhật Bản và đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam - Các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Những đóng góp của Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực trong quá trình đầu tư tại Việt Nam đã đặt ra nhu cầu nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia. Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ Nhật Bản - Việt Nam, trong đó có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu sau: Công trình “Lịch sử Nhật Bản” do Nguyễn Quốc Hùng chủ biên với sự tham gia của Đặng Xuân Kháng, Nguyễn Văn Kim và Phan Hải Linh đã trình 4
  18. bày một cách hệ thống toàn bộ tiến trình lịch sử Nhật Bản từ thời tiền sử, sơ sử cho đến hiện nay. Đặc biệt, công trình cũng trình bày quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản từ trước thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Theo các tác giả: “Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản đã từng tồn tại và phát triển từ rất xa xưa trong lịch sử hai nước. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, trong những điều kiện quốc tế mới có nhiều thuận lợi, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản hiện nay có những triển vọng phát triển tốt đẹp. Quan hệ hữu nghị hợp tác đó đã và đang đem lại những lợi ích thiết thực cho cả hai nước. Sự hợp tác và quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ góp phần vào sự phát triển ổn định, bảo đảm an ninh ở khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á” [25; 421]. Công trình “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản sau chiến tranh lạnh” (2013) của Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Tất Giáp đã làm rõ thực trạng về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên các lĩnh vực chính trị - đối ngoại, kinh tế và các các lĩnh vực khác từ năm 1991 đến năm 2012 trên quan điểm đối tác chiến lược và đưa ra dự báo triển vọng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đến năm 2020, qua đó các tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị mang tính định hướng nhằm giữ vững, xây dựng và thúc đẩy hơn nữa sự phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Công trình “40 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thành quả và triển vọng” (2014) của Nguyễn Tiến Lực phân tích những thành tựu to lớn trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, đồng thời tác giả cũng trình bày những triển vọng của quan hệ giữa hai nước trong tương lai và những biện pháp nhằm phát triển quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng. Trong đó, bài viết “Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản hiện tại và tương lai” của tác giả Nguyễn Tiến Lực đã đưa ra những tư liệu minh chứng cho quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản, tác giả đưa ra những dự đoán về sự phát triển mối quan hệ này trong tương lai và đề xuất những biện pháp để phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật bản trong thời đại hội nhập và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nằm trong chuỗi nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, Trần Quang Minh đã xuất bản cuốn sách “Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - 5
  19. Nhật Bản trong bối cảnh mới ở Đông Á” (2015). Nội dung được trình bày trong 4 chương. Chương 1: Các nhân tố tác động tới quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh mới ở Đông Á; Chương 2: Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực kinh tế; Chương 3: Phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam - Một lĩnh vực hợp tác quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản; Chương 4: Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, và phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh các công trình nghiên cứu, một số hội thảo về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã được tổ chức. Năm 2014, hội thảo “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 40 năm nhìn lại và định hướng tương lai” do Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đại học Senshu, Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản phối hợp tổ chức. Đây là một trong những chuỗi hoạt động kỷ niệm 40 năm hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản (1973 - 2013), là diễn đàn khoa học để học giả hai nước nhìn lại chặng đường 40 năm, đề xuất những giải pháp thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển hơn nữa trong bối cảnh mới của khu vực Đông Á và thế giới. Hội thảo có sự tham gia của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, 20 giáo sư, tiến sĩ đến từ các trường Đại học Senshu, Ibaraki (Nhật Bản), các học giả của một số viện nghiên cứu, trường đại học ở Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo đã được xuất bản bao gồm 20 bài báo cáo tham luận của các học giả hai nước Việt Nam - Nhật Bản về các vấn đề kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá, xã hội. - Các công trình nghiên cứu về đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam: Liên quan đến đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam” (2011) của Phan Văn Tâm đã đánh giá thực trạng đầu tư nước ngoài của Nhật Bản trên thế giới và Việt Nam. Tác giả cho rằng đến đầu thập niên 2010, Việt Nam đã thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp Nhật Bản, nhưng dòng FDI Nhật Bản chưa thật sự ổn định do tác động của những nhân tố khách quan và chủ quan. Luận án cũng khẳng định Nhà nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thu hút và sử dụng hiệu quả dòng vốn đầu tư nước ngoài. Qua đó, đề xuất các giải pháp mang tính khả thi nhằm thúc đẩy FDI Nhật Bản nói riêng và các nước nói chung vào Việt Nam. 6
  20. Tuy nhiên, do được tiến hành dưới góc độ nghiên cứu kinh tế nên luận án chủ yếu tiếp cận đầu tư nước ngoài theo hướng thực trạng, chưa phản ánh được toàn diện quá trình đầu tư của Nhật Bản với những thay đổi qua từng giai đoạn lịch sử. Bài viết “Đầu tư trực tiếp Nhật Bản vào Việt Nam, cơ hội, thách thức và triển vọng” của Phan Minh Tuấn, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 02/2007, đã phản ánh một cách tương đối tổng quan về thực trạng đầu tư trực tiếp của các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs - Transational Corporations) Nhật Bản tại Việt Nam cho đến giữa thập niên đầu của thế kỷ XXI. Về cơ hội thu hút đầu tư từ Nhật Bản của Việt Nam, tác giả đánh giá “Trong con mắt của người Nhật, Việt Nam có khả năng hội tụ những điều kiện cần thiết để lôi cuốn các nhà đầu tư Nhật Bản đưa vốn vào Việt Nam mà không lo ngại về những rủi ro thường gặp trong quá trình đầu tư. Với những tiềm năng và lợi thế như vậy, cùng với một môi trường chính trị - xã hội cơ bản là ổn định, lại được chính phủ Việt Nam luôn tạo những điều kiện thuận lợi và cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong tương lai, Việt Nam rất có thể sẽ trở thành một địa bàn lý tưởng để Nhật Bản có thể thâm nhập, mở rộng buôn bán, đầu tư, tiêu thụ hàng hóa và khai thác nguồn cung cấp nguyên liệu, do đó FDI của Nhật Bản sẽ tăng mạnh mẽ” [58;10 - 11]; từ đó, nghiên cứu đã chỉ ra những triển vọng khả quan trong thu hút đầu tư trực tiếp Nhật Bản. Có thể nói đây là bài nghiên cứu khá toàn diện về đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam. Tuy nhiên, phạm vi không gian của nghiên cứu mang tính toàn thể quốc gia chứ không chủ yếu phản ánh tiến trình cũng như những đặc trưng đầu tư của Nhật Bản tại tỉnh Bình Dương. 2.2. Nhóm công trình liên quan đến đầu tư nước ngoài tại Bình Dương Với những chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế từ năm 1997 đến nay, Bình Dương ngày càng thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. Chủ đề nghiên cứu về Bình Dương rất đa dạng, trong đó quá trình đầu tư thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Bình Dương đã và đang thu hút được sự quan tâm của các học giả. Cho đến nay đã có một số ấn phẩm được công bố ít nhiều đề cập đến vấn đề này. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2