Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản (từ 1992 đến 2017)
lượt xem 10
download
Luận văn phân tích, đánh giá để làm rõ những sự thay đổi, điều chỉnh trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản nói chung và các hoạt động quan hệ giáo dục, văn hoá nói riêng từ 1992 đến 2017, để có thể đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động trên và một số giải pháp cho hướng phát triển trong tương lai của quan hệ văn hoá giữa hai quốc gia
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản (từ 1992 đến 2017)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Văn Trường HỢP TÁC VĂN HOÁ, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ 1992 ĐẾN 2017) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Văn Trường HỢP TÁC VĂN HOÁ, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ 1992 ĐẾN 2017) Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số: 82 29 013 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGÔ CHƠN TUỆ 2. TS. TRỊNH TIẾN THUẬN Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam – Nhật Bản (từ 1992 đến 2017)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các cơ quan chức năng cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2018 Lê Văn Trường
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Lịch sử và Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn. Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, với lòng biết ơn sau sắc nhất, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Ngô Chơn Tuệ và TS. Trịnh Tiến Thuận – hai người thầy, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Mặc dù, bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì thế, tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của Quý thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2018 Lê Văn Trường
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục bảng biểu MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ CỦA QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM – NHẬT BẢN VỀ GIÁO DỤC, VĂN HÓA...................................................................... 11 1.1. Khái niệm văn hóa và giao lưu văn hóa......................................................... 11 1.1.1. Khái niệm văn hóa ................................................................................ 11 1.1.2. Khái niệm tiếp xúc và giao lưu văn hóa................................................ 13 1.2. Cơ sở hình thành quan hệ Việt Nam – Nhật Bản về văn hóa, giáo dục ........ 15 1.2.1. Điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội Việt Nam ........................................... 15 1.2.1. Điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội Nhật Bản........................................... 19 1.3. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản ...................................................................... 26 1.3.1. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản từ 1973 đến 1991 ................................ 26 1.3.2. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản từ 1992 đến 2017 ................................ 27 1.3.3. Các mốc lớn trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản ............................... 30 Chương 2. HỢP TÁC VĂN HÓA VIỆT NAM – NHẬT BẢN ........................... 36 2.1. Giao lưu văn hóa - nghệ thuật ........................................................................ 36 2.2. Viện trợ văn hóa của Nhật Bản cho Việt Nam .............................................. 44 2.3. Các hoạt động hợp tác bản tồn văn hoá truyền thống của Việt Nam giữa Việt Nam và Nhật Bản ................................................................................... 47 2.3.1. Hỗ trợ bảo tồn các di tích tại Huế ......................................................... 47 2.3.2. Hỗ trợ bảo tồn Nhã nhạc Việt Nam ...................................................... 49 2.3.3. Hỗ trợ Bảo tàng dân tộc học Việt Nam ................................................. 50 2.3.4. Hỗ trợ thiết bị bảo tồn Di tích Hoàng thành Thăng Long ..................... 51 2.4. Ảnh hưởng của một số loại hình văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản ........ 53 2.4.1. Ảnh hưởng của một số loại hình văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản ....... 53
- 2.4.1. Ảnh hưởng của một số loại hình văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam ....... 61 2.5. Người Việt Nam tại Nhật Bản và người Nhật Bản tại Việt Nam .................. 68 2.5.1. Người Việt Nam học tập, sinh sống tại Nhật Bản................................. 68 2.5.2. Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản ............................................. 70 2.6. Người Nhật Bản học tập, sinh sống tại Việt Nam ......................................... 71 Chương 3. HỢP TÁC GIÁO DỤC VIỆT NAM – NHẬT BẢN ......................... 75 3.1. Hợp tác giảng dạy tiếng Việt tại Nhật Bản .................................................... 75 3.2. Hợp tác giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam................................................... 76 3.2.1. Chương trình giảng dạy tiếng Nhật ....................................................... 76 3.2.2. Chương trình cộng sự tiếng Nhật .......................................................... 77 3.3. Hợp tác giáo dục đại học và đào tạo nguồn nhân lực .................................... 82 3.3.1. Số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản ....................................... 82 3.3.2. Trường Đại học Việt – Nhật ................................................................. 85 3.3.3. Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực hộ lý điều dưỡng .......... 86 3.4. Hợp tác nghiên cứu khoa học ........................................................................ 87 3.4.1. Khoa học công nghệ .............................................................................. 87 3.4.1. Nghiên cứu Việt Nam tại Nhật Bản ...................................................... 89 3.4.2. Nghiên cứu Nhật Bản tại Việt Nam ...................................................... 89 3.5. Hợp tác trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn ......................................... 93 3.5.1. Trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử - khảo cổ học ................................. 93 3.5.2. Dịch thuật và nghiên cứu văn học. ........................................................ 95 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 103 PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2017 ................................................................................................. 16 Bảng 1.2. Các sự kiện chính trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản ......................... 30 Bảng 2.1. Thống kê nhóm 5 cộng đồng có số người nước ngoài cao nhất tại Nhật Bản năm 2017 ............................................................................ 69 Bảng 2.2. Thống kê số người Việt Nam tại Nhật giai đoạn 2007 đến 2017............ 69 Bảng 3.1. Thống kê số lượng lưu học sinh một số nước tại Nhật Bản năm 2014 và 2015 ................................................................................... 83 Bảng 3.2. Số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật năm 2008 và năm 2016 .......... 84 Bảng 3.3. Thống kê số bài viết về văn hoá Nhật Bản trên Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á (tính đến tháng 3/2015). .............................................. 92
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá và quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng mạnh mẽ. Quan hệ Việt Nam và Nhật Bản cũng không nằm ngoài xu thế chung. Giao lưu Việt Nam – Nhật Bản đã có từ thế kỷ XVI – XVII, trong khuynh hướng mở rộng và phát triển thương mại quốc tế, quan hệ giữa hai nước đã diễn ra trên các lĩnh vực đối ngoại, kinh tế, xã hội, văn hóa. Lúc bấy giờ hoạt động của thương nhân Nhật Bản nhộn nhịp ở Phố Hiến, Hội An. Cho đến nay, mối quan hệ giữa hai nước còn để lại nhiều dấu ấn và kỷ vật có giá trị, như 62 bức văn thư trao đổi giữa chính quyền Mạc phủ và các Chúa Trịnh, Nguyễn; mộ người Nhật ở Hội An và bia “Phổ Đà Sơn linh Trung Phật” ghi tên những Nhật kiều đóng góp tiền, bạc, công đức xây chùa Phổ Đà (1640)… Đó là một trong những dấu tích còn lại trên thế giới và Đông Nam Á được bảo tồn ở những nơi mà người Nhật đã sinh sống, buôn bán cách đây gần 400 năm. Nhật Bản trở thành một chủ đề hấp dẫn và quan tâm với trên 300 Viện và Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản trên thế giới... Vào thế kỉ XXI, khi quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản ngày càng mở rộng, đòi hỏi phải nghiên cứu về đất nước, con người hai nước nhiều hơn. Do đó, việc nghiên cứu Nhật Bản và quan hệ văn hóa, giáo dục Việt – Nhật có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu về Nhật Bản được đẩy mạnh ở Việt Nam, các hoạt động giao lưu văn hoá và giáo dục cũng được tiến hành với quy mô rộng lớn và tổ chức khá thành công, đặc biệt là nhân dịp kỉ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973 - 2018). Nhiều hoạt động giao lưu về giáo dục, văn hoá được tổ chức, tạo tiền đề cơ sở cho hợp tác về mặt kinh tế, nâng cao hiệu quả của đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Vậy nên, việc tìm hiểu quan hệ văn hoá giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ rút ra những bài học trong quá trình xây dựng, tổ chức các hoạt động ngoại giao trên lĩnh vực văn hoá giữa hai quốc gia để có hiệu hơn trong thời gian tới. Thủ tướng Hashimoto đã chỉ ra : “Điều kiện không thể thiếu được là không chỉ dừng lại ở mối giao lưu kinh tế thương mại đơn thuần, mà còn phải hiểu biết đúng đắn tình hình
- 2 hiện nay bao gồm cả lĩnh vực lịch sử, văn hóa hai nước đã đạt được truyền thống lâu đời vun đắp” (Đại Học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2004). Như ngài Makoto Anabuki (Tham tán văn hoá và thông tin, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam) tại Hội thảo “25 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Nghiên cứu Nhật Bản tại Việt Nam và nghiên cứu Việt Nam tại Nhật Bản” khẳng định “mối quan hệ Việt – Nhật sẽ tiếp tục phát triển trong thế kỷ XXI, nhưng chúng ta cần phải hiểu biết lẫn nhau hơn” (Dương Phú Hiệp, Ngô Xuân Bình, Trần Anh Phương, 1999). Giao lưu văn hoá là một yếu tố quan trọng giúp cho việc tăng cường hiểu biết trong quan hệ giữa hai dân tộc, hai quốc gia. Trước đây, những hiểu biết của người Việt Nam về Nhật Bản chủ yếu qua sách báo. Như giáo sư Masaya Shiraishi khi chỉ ra trong quan hệ Nhật Bản - Việt Nam “là sự thiếu vắng của các khía cạnh văn hoá”. Giữa Nhật Bản - Việt Nam, việc giao lưu văn hoá diễn ra chậm ngay cả khi hai nước đã bình thường hoá quan hệ với nhau. Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia ở Châu Á, cùng chịu ảnh hưởng từ văn hoá Trung Hoa nên có một số nét tương đồng. Từ năm 1992 đến 1995, đã có nhiều đoàn văn hoá Việt Nam cũng như Nhật Bản đến và giới thiệu về văn hoá truyền thống, tổ chức các cuộc hội thảo về Hội An, Phố Hiến, Bách Cốc, hội thảo về khoa học kỹ thuật... Một số các tổ chức hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản cũng được thành lập như Hội giao lưu văn hoá Nhật - Việt, Hội hữu nghị Việt – Nhật đã đóng vai trò to lớn trong việc phát triển quan hệ giao lưu văn hoá Việt Nam – Nhật Bản. Các chương trình dạy cắm hoa, cử giáo viên Nhật Bản sang Việt Nam dạy tiếng Nhật, giới thiệu về trà đạo, tổ chức diễn chèo, múa rối nước Việt Nam. Tuy nhiên, ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân khác nhau những công trình nghiên cứu về Nhật Bản và về quan hệ giữa hai nước thường tập trung vào thời kỳ cận hiện đại trên lĩnh vực kinh tế, chính trị. Quan hệ văn hoá có phần còn hạn chế và chưa có nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ văn hoá Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 1992 – 2017. Vì vậy, nghiên cứu quan hệ văn hoá của hai nước sẽ góp phần nhìn nhận toàn diện hơn về quan hệ Việt Nam -Nhật Bản, mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau, tăng
- 3 cường quan hệ hữu nghị giữa hai nước nhằm phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay. Rút ra bài học từ mối quan hệ trong lịch sử, giúp cho tác giả luận văn có nhận thức sâu sắc hơn về giá trị văn hóa trong tiến trình lịch sử dân tộc, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà văn hóa được xem là động lực và mục tiêu của mỗi quốc gia. Trường THPT Marie Curie nơi tôi giảng dạy cũng có chương trình giảng dạy ngôn ngữ Nhật Bản và tình nguyện viên Nhật Bản đang làm việc nên đề tài cũng giúp cho tác giả luận văn có thêm kinh nghiệm giao tiếp, có thêm kiến thức để giảng dạy tốt hơn trong tương lai. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam – Nhật Bản (từ 1992 đến 2017)” làm đề tài luận văn thạc sĩ nhằm có thêm những hiểu biết về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản được nhiều học giả và các nhà nghiên cứu ở cả hai nước quan tâm. Với mục đích tìm hiểu và đưa ra những phương hướng phát triển cho mối quan hệ giữa Việt Nam một cách hiệu quả thì các công trình nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu những lĩnh vực khác nhau của mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam – Nhật Bản. Từ sau năm 1990 với xu thế mở trong hợp tác quốc tế, quan hệ giao lưu văn hóa Việt – Nhật phát triển nhanh chóng về chiều sâu. Nhiều công trình khoa học được công bố, nhiều Hội thảo khoa học được tổ chức. Trước tiên, phải kể đến là công trình “25 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản 1973 - 1998” (1999) của Dương Phú Hiệp, Ngô Xuân Bình và Trần Anh Phương. Với nhiều báo cáo chuyên để xoay quanh hai nội dung cơ bản: Mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong 25 năm qua; có Phần thứ nhất Tình hình nghiên cứu Nhật Bản ở Việt Nam và nghiên cứu Việt Nam ở Nhật Bản và Phần thứ năm, trình bày Quan hệ giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản của các nhà nghiên cứu như Kawamato Kynnie, Furuta Moto, Mashayaa Shiraishi, Dương Phú Hiệp, Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Văn Lịch… phác thảo những nét lớn về tình hình nghiên cứu
- 4 Nhật Bản ở Việt Nam và nghiên cứu Việt Nam ở Nhật Bản, đào tạo ngành Nhật Bản học ở Việt Nam và những vấn đề đang đặt ra… Công trình nghiên cứu “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản quá khứ, hiện tại và tương lai” của Ngô Xuân Bình và Trần Quang Minh (chủ biên) (2005) là những nghiên cứu của của các học giả trong và ngoài nước, có 5 nội dung chính, trong đó “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản về văn hoá, giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực” , đánh giá một cách khách quan chặng đường lịch sử trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản, về những kết quả mà hai bên đã đặt được cũng như những hạn chế cần được khắc phục nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục để nâng cao sự tin cậy lẫn nhau giữa Chính phủ và nhân dân hai nước cũng như tạo ra bầu không khí hoà bình - hợp tác - phát triển trong khu vực và trên thế giới. Cuốn “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản sau chiến tranh lạnh” của Nguyễn Thị Quế và Nguyễn Tất Giáp (2013) đã làm rõ thực trạng về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trên các lĩnh vực (chính trị - đối ngoại, kinh tế và các lĩnh vực khác) từ năm 1991 đến năm 2012 và dự báo triển vọng quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đến năm 2020. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đã có những bước phát triển một cách toàn diện mọi mặt như: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.... trở thành mối quan hệ năng động và hiệu quả góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam và công cuộc cải cách của Nhật Bản. Cuốn “Các vấn đề lịch sử, văn hóa, xã hội trong giao lưu Việt Nam - Nhật Bản” của Trần Quang Minh - Ngô Hương Lan (2015), phân tích khá sâu về mặt học thuật các sự kiện cũng như những chứng cứ lịch sử về sự biến đổi xã hội và mối quan hệ giao lưu giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản trong suốt quá trình lịch sử hơn một nghìn năm kể từ thế kỷ thứ 8 đến nay. Đặc biệt đã trình bày những kết quả nghiên cứu thực địa, các phân tích khảo cổ học, các văn bản thư tịch cổ chứng minh sự giao lưu từ rất sớm giữa hai nước. Đồng thời, các tác giả cũng đối chiếu văn hoá Việt Nam – Nhật Bản từ đó thấy được sự tương đồng và những khó khăn trong quá trình giao lưu và truyền bá văn hóa giữa hai nước. Có thể nói đây là những nghiên cứu hết sức có ý nghĩa góp phần khẳng định một trong những nhân tố góp phần vào
- 5 sự phát triển mạnh mẽ hiện nay của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản là có nguồn gốc sâu xa từ trong lịch sử. Nhiều hội thảo về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản và có những Hội thảo chuyên đề về quan hệ văn hóa, giáo dục được tổ chức. Có thể kể đến: - Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Nhật Bản và các nước tiểu vùng Mekong - mối quan hệ lịch sử” (2010) do trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Nhật Bản và các nước tiểu vùng sông Mekong" (gồm Việt Nam- Lào-Thái Lan-Campuchia), diễn ra trong hai ngày (29-30/10/2010) tập hợp 45 bài viết, của các nhà nghiên cứu và học giả trong và ngoài nước, trong đó, nhiều tác giả nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam - Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (2000), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đông phương học Việt Nam” - Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Hội thảo khoa học “Quan hệ văn hoá, giáo dục Việt Nam – Nhật Bản và 100 năm phong trào Đông Du”. - Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Hội thảo “Nhật Bản với Nam Bộ - Việt Nam quá khứ - hiện tại - tương lai” - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Kỷ yếu hội thảo “Thúc đẩy nghiên cứu Nhật Bản tại Việt Nam” - Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Các giá trị Nhật Bản ở châu Á. - Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Đào tạo nguồn nhân lực Nhật Bản bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” - Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Hội thảo khoa học: 40 năm quan hệ Nhật Bản – Việt Nam - Thành quả & phát triển.
- 6 Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Hội thảo Quốc tế: Quan hệ Việt -Nhật thời cận thế. Các hội thảo này đã nêu rõ được tầm quan trọng của giao lưu văn hoá, giáo dục giữa Nhật Bản và Việt Nam trên các phương diện về thúc đẩy, đào tạo nguồn nhân lực từ giáo dục phổ thông đến đại học, đặc biệt là ghi nhận mở rộng quy mô đào tạo tiếng Nhật ở Việt Nam, đào tạo tiếng Việt ở Nhật Bản; thúc đẩy việc giao lưu con người đặc biệt là cho giới trẻ cho thấy sự khác biệt và con đường giao lưu so với trước đây. Cũng chỉ rõ những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu Nhật Bản và Việt Nam ở mỗi nước. Ngoài các công trình nghiên cứu tổng hợp, các cuốn sách còn có các bài báo nghiên cứu trên các tạp chí khoa học: Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á Nghiên cứu “Quan hệ văn hóa Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn từ 1993 đến nay” của Ngô Hương Lan (2012), tác giả phân tích quan hệ văn hoá giữa Việt Nam và Nhật Bản không diễn ra sôi động như trong lĩnh vực kinh tế nhưng tầm quan trọng của nó ngày càng được xác định rõ. Quan hệ văn hoá giữa hai nước hiện nay chủ yếu diễn ra trong các lĩnh vực: Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển các hoạt động văn hoá, giáo dục; giao lưu văn hoá, nghệ thuật giữa hai nước; đào tạo tiếng Nhật Bản tại Việt Nam và tiếng Việt tại Nhật Bản; trao đổi học thuật, phát triển ngành tại Việt Nam và nghiên cứu Việt Nam tại Nhật Bản; cuối cùng là những hoạt động tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước. “Hợp tác văn hoá đa phương Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN” của Vũ Tuyết Loan (2007), trình bày về quan hệ văn hoá giữa các nước ASEAN với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác sẽ làm tăng thêm vốn hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau cho sự hợp tác giữa các nước đạt được hiệu quả cao hơn, nhất là trong bối cảnh thế giới trong những thập niên đầu thế kỷ XXI. “Hợp tác và giao lưu văn hóa – giáo dục Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh mới” của Ngô Hương Lan (2013), trình bày các hoạt động giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, xúc tiến hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Nhật Bản là nền tảng của mọi quan hệ hợp tác. Trong bối cảnh toàn cầu hóa
- 7 và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức hiện nay đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của toàn nhân loại. Chính vì vậy, việc hợp tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường giao lưu văn hóa và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh mới. “Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực” của Hoàng Minh Lợi, số 2 (144), 2-2013, trình bày về vị trí quan trọng của lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực hiện nay. Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực này là hợp tác giữa hai chính phủ; giữa các trường học; giữa các viện nghiên cứu, trung tâm, tổ chức và cá nhân; đào tạo nhân lực dành cho lao động. “Chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay và tác động của nó với Việt Nam” của Hạ Thị Lan Phi, số 2 (144), 2-2013, phân tích tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Nhật Bản và các nước trên thế giới có nhiều biến động. Ngoại giao văn hóa theo hình thức truyền thống thông qua kinh tế quảng bá hình ảnh của Nhật Bản - một quốc gia có nền kinh tế cao, một mô hình cho các quốc gia Châu Á khác học tập đã không còn phù hợp. Những nỗ lực thay đổi hình ảnh từ một “siêu cường kinh tế” sang hình ảnh một “siêu cường văn hóa” trong ngoại giao; những khó khăn, thuận lợi khi triển khai chính sách ngoại giao văn hóa và những thay đổi này có tác động gì đến Việt Nam là nội dung bài viết đề cập đến. Ngoài ra còn có nhiều bài báo, bài nghiên cứu về các lĩnh vực riêng của mối quan hệ Việt Nam và Nhật Bản. Tuy nhiên, chúng tôi được biết chưa có công trình nào nghiên cứu tổng hợp về quan hệ văn hoá Việt Nam – Nhật Bản từ năm 1992 đến 2017. Điều này là căn cứ để tôi tìm hiểu và tổng hợp những phân tích đánh giá của các nhà khoa học, các học giả đặt cơ sở cho nghiên cứu khoa học của tôi cũng chính là luận văn Thạc sĩ với đề tài: “Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam – Nhật Bản (từ 1992 đến 2017)”. 3. Nguồn tài liệu - Các tài liệu văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan đến nội dung luận văn.
- 8 - Các giáo trình lịch sử Việt Nam, Nhật Bản có liên quan. - Các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, các luận văn, luận án của các tác giả có liên quan đến đề tài luận văn đã được công bố. - Các bài nghiên cứu trong các tạp chí như: Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, … 4. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tổng hợp nguồn tư liệu một cách có hệ thống, luận văn cố gắng phục dựng lại bức tranh quan hệ văn hoá Việt Nam – Nhật Bản trong khuôn khổ hợp tác văn hoá, giáo dục giữa hai nước từ 1992 đến 2017. Phân tích, đánh giá để làm rõ những sự thay đổi, điều chỉnh trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản nói chung và các hoạt động quan hệ giáo dục, văn hoá nói riêng từ 1992 đến 2017, để có thể đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động trên và một số giải pháp cho hướng phát triển trong tương lai của quan hệ văn hoá giữa hai quốc gia. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, luận văn tìm hiểu các nhân tố đóng vai trò quan trọng làm tiền đề của mối quan hệ văn hoá, giáo dục Việt Nam – Nhật Bản từ 1992 đến 2017. Thứ hai, luận văn xem xét sự phát triển, thay đổi của quan hệ văn hoá, giáo dục Việt Nam – Nhật Bản dưới tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực trong giai đoạn 1992 đến 2017 Thứ ba, luận văn sẽ đánh giá thành tựu, hạn chế của quan hệ văn hoá, giáo dục của hai nước (1992 đến 2017) đồng thời rút ra những đặc điểm, nêu nên những khó khăn và triển vọng trong mối quan hệ văn hoá Việt – Nhật. 4.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Để làm rõ nội dung của đề tài hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục, chúng tôi tập trung tìm hiểu các hoạt động tiếp nhận viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam; các hoạt động giao lưu văn hoá, nghệ thuật giữa hai quốc gia; đào tạo tiếng Nhật Bản tại Việt Nam và đào tạo tiếng Việt Nam tại Nhật
- 9 Bản; trao đổi học thuật, nghiên cứu Nhật Bản học và Việt Nam học; các hoạt động xúc tiến những hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu bối cảnh lịch sử Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 1992 - 2017 để thấy được những tác động của các mối quan hệ thân thiện giữa hai nước để có thể tìm hiểu kỹ hơn về các chính sách hợp tác về giáo dục và văn hoá của Việt Nam và Nhật Bản. Luận văn có sự phân tích về những thay đổi trong các hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản từ năm 1992 đến 2017. - Thời gian nghiên cứu Những hoạt động hợp tác văn hoá và giáo dục của Việt Nam và Nhật Bản từ 1992 đến 2017. Tuy nhiên luận văn không thể không nói đến các giai đoạn lịch sử quan hệ Việt – Nhật trước đó để làm rõ hơn vấn đề luận văn cần nghiên cứu. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để nhìn nhận đánh giá vấn đề. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Cũng như sử dụng các phương pháp khác như: Phân tích, tổng hợp, so sánh... 6. Những đóng góp khoa học của luận văn - Luận văn phục dựng những nét lớn quan hệ giáo dục và văn hoá Việt Nam – Nhật Bản từ 1992 đến 2017. - Qua nội dung nghiên cứu của luận văn để làm rõ mối quan hệ văn hoá giữa Việt Nam và Nhật Bản, cùng với những tác động của nó đối với mỗi nước trong bối cảnh thế giới những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI.
- 10 - Luận văn được nghiên cứu theo hướng chuyên đề giúp tác giả có cách nhìn sâu sắc hơn những vấn đề lịch sử theo từng nội dung vấn đề nghiên cứu. - Luận văn có thể sử dụng làm nguồn tài liệu cho những ai quan tâm việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu về các hoạt động văn hoá của Việt Nam hay Nhật Bản ở các trường trung học phổ thông và cao đẳng thời kỳ này. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở của quan hệ giữa Việt Nam – Nhật Bản về giáo dục, văn hoá Chương 2. Hợp tác giáo dục Việt Nam – Nhật Bản (1992 – 2017) Chương 3. Hợp tác văn hoá Việt Nam – Nhật Bản (1992 – 2017)
- 11 Chương 1 CƠ SỞ CỦA QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM – NHẬT BẢN VỀ GIÁO DỤC, VĂN HÓA Khái niệm văn hóa và giao lưu văn hóa Khái niệm văn hóa Hiện nay, trên thế giới có nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về văn hoá. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc cho rằng có khoảng 300 định nghĩa khác nhau về văn hoá (Phan Ngọc, 1994). Do vậy, nên việc xác định khái niệm văn hoá có nhiều những ý kiến khác nhau. Như ông Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO đã ghi: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” (Trần Quốc Vượng, 2010). Các Mác coi “văn hóa là toàn bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạt động lao động sáng tạo của con người” - hoạt động sản xuất vật chất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực của con người (Đặng Hữu Toàn, 2007). Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm về văn hoá như sau: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn (Hồ Chí Minh toàn tập, 1995). Trần Quốc Vượng cho rằng: “Một hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với giao lưu văn hoá là trao đổi kinh tế”. Sự trao đổi kinh tế thuờng đuợc tiến hành bằng những cuộc tiếp xúc tập thể hay cá nhân tại các điểm quy định trên đuờng biên giới
- 12 giữa lãnh thổ của các cộng đồng (bộ lạc hay nhóm bộ lạc...) (Trần Quốc Vượng, 2010). “Ngoại giao văn hóa sẽ góp phần quảng bá và thúc đẩy du lịch, hỗ trợ cho việc xóa đói giảm nghèo của địa phương, đồng thời phát triển kinh tế xã hội. Ngoại giao văn hóa phải hiểu theo 3 góc cạnh như vậy”, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Sanh Châu khẳng định (Hùng Cường và Hoàng Lê, 2018). Phạm Sanh Châu cũng nhấn mạnh, thông điệp quốc gia hay thương hiệu địa phương thường được gắn với hình ảnh du lịch quốc gia. Và ngoại giao văn hóa góp phần vào quá trình giới thiệu, thúc đẩy du lịch, cũng như hỗ trợ xóa đói giảm nghèo của các địa phương, từ đó góp phần phát triển kinh tế xã hội. Thông qua các hoạt động giao lưu, trao đổi, tiếp xúc đối ngoại, xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước, các địa phương có thể xác định được điểm mạnh, yếu của mình và định vị được hình ảnh mong muốn xây dựng trong tương lai. Qua những chương trình, hoạt động cụ thể, ngoại giao văn hóa chuyển tải tới bạn bè quốc tế hình ảnh về một đất nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, thân thiện, cởi mở, một dân tộc Việt Nam anh dũng, bất khuất, nhân văn, một lịch sử hào hùng, một nền văn hóa đậm đà bản sắc, một quốc gia có nhiều di sản văn hóa, thiên nhiên, nhiều phong cảnh đẹp (Hùng Cường và Hoàng Lê, 2018). Tiếp đến, phải kể đến khái niệm “văn hoá” được UNESCO ghi nhận tại Hội nghị quốc tế ngày 26/07/1992 ở Mexico những nhà văn hoá đại diện cho trên 100 nước tham dự đã đi đến một định nghĩa chung về văn hoá: Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt, tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hoá làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một
- 13 cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình, là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân (Trần Quốc Vượng, 2010). Văn hoá là một khái niệm chung chỉ những giá trị vật chất, tinh thần được con người tạo ra trong thực tiễn lao động, tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Đồng thời, văn hoá cũng là biểu hiện của trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Quá trình lao động và hoạt động sáng tạo của con người là không ngừng nghỉ chính vì vậy những giá trị được tạo ra cũng vô cùng phong phú và đa dạng, tạo nên một bức tranh văn hoá đa sắc màu. Thực tế lao động, sinh hoạt của con người ở những khu vực khác nhau trên thế giới, có những điều kiện tự nhiên về thổ nhưỡng, khí hậu, đất đai, nguồn nước… đã tạo ra những thuận lợi và cả những khó khăn riêng biệt nên con người đã sinh sống trên vùng đất đó thì sẽ phải tìm cách thích ứng với vùng đất đó và đó là việc con người thể hiện sự sáng tạo những giá trị vật chất, tinh thần sao cho phù hợp hơn với yếu tố thiên nhiên. Và theo ý kiến của bản thân tôi thì đây cũng chính là nguồn gốc để con người ở mỗi vùng đất lại có những dấu ấn văn hoá riêng biệt. Khái niệm tiếp xúc và giao lưu văn hóa Trong các hoạt động ngoại giao thông thường có ngoại giao kinh tế dẫn đường và sau đó là đến ngoại giao văn hoá. Các hoạt động ngoại giao văn hoá góp phần tạo nên sự tác động qua lại giữa các nền văn hoá giữa các quốc gia. Từ đó cũng hình thành khái niệm tiếp xúc và giao lưu văn hoá. Khái niệm tiếp xúc và giao lưu văn hóa được dịch từ những thuật ngữ như cultural contacts, cultural exchanges, acculturation của các nước phương Tây. Nhưng ngay bản thân ở các nước phương Tây, các khái niệm này cũng được dùng bởi những từ khác nhau. Người Anh thích dùng chữ Cultural Change (có thể dịch là trao đổi văn hóa), người Tây Ban Nha dùng chữ Transculturation (có nghĩa là di chuyển văn hóa), người Pháp có thuật ngữ Interpénnétration
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Dưới đây là luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á mười thế kỷ đầu công nguyên
115 p | 257 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 178 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 203 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 147 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 168 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 150 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 200 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 176 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn