intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Thanh Hóa trong cuộc chống Nguyên - Mông và chống Chiêm Thành (thế kỷ XIII – XIV)

Chia sẻ: Kequaidan2 Kequaidan2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

35
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài là làm sáng rõ vai trò của Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông và chống Chiêm Thành dưới thời Trần. Qua đó thấy được sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong công cuộc bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Thanh Hóa trong cuộc chống Nguyên - Mông và chống Chiêm Thành (thế kỷ XIII – XIV)

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CAO THỊ DUNG THANH HÓA TRONG CUỘC CHỐNG NGUYÊN - MÔNG VÀ CHỐNG CHIÊM THÀNH (THẾ KỶ XIII – XIV) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ LỊCH SỬ VIỆT NAM HÀ NỘI, 2018
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CAO THỊ DUNG THANH HÓA TRONG CUỘC CHỐNG NGUYÊN - MÔNG VÀ CHỐNG CHIÊM THÀNH (THẾ KỶ XIII – XIV) Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 8.22.90.13 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC NHUỆ HÀ NỘI, 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ. Các trích dẫn, minh họa trong luận văn là chính xác, có tính khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà nội, ngày 20 tháng 8 năm 2018 Tác giả luận văn Cao Thị Dung
  4. LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ - Người đã tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả rất trân trọng và biết ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy, Cô giáo khoa Lịch sử - Học viện khoa học xã hội đã giành cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp của Trường THPT Thụy Hương - Hải Phòng đã tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban quản lý thư viện Viện sử, thư viện tỉnh Thanh Hóa, Hội sử học Thanh Hóa, Ban quản lý các di tích lịch sử Thanh Hóa đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình sưu tầm tài liệu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, cho tác giả gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân đã luôn ủng hộ, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn. Hà nội, ngày 20 tháng 8 năm 2018 Tác giả luận văn Cao Thị Dung
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THANH HÓA THẾ KỶ XIII - XIV ............ 9 1.1. Khái quát vị trí địa lý và địa hình Thanh Hóa ........................................ 9 1.2. Diên cách hành chính Thanh Hóa thời Trần (Lộ, Trấn) ....................... 11 1.3. Đặc điểm dân cư Thanh Hóa ................................................................ 14 1.4. Truyền thống yêu nước và đấu tranh của nhân dân .............................. 15 Chương 2. THANH HÓA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGUYÊN - MÔNG THẾ KỶ XIII - XIV ................................................... 22 2.1. Tình hình Đại Việt cuối thế kỷ XII đến thế kỷ XIII ............................. 22 2.2. Sự lớn mạnh và âm mưu xâm lược Đại Việt của đế quốc Mông Cổ ......... 24 2.3. Khái quát cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông xâm lược của nhà Trần thế kỷ XIII ........................................................................................... 26 2.4. Nhân dân Thanh Hóa kháng chiến chống Nguyên - Mông xâm lược ....... 37 Chương 3. THANH HÓA TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG CHIÊM THÀNH THẾ KỶ XIII - XIV ...................................................................... 54 3.1. Sự suy thoái của nhà Trần và sự lớn mạnh của Chiêm Thành ở cuối thế kỷ XIV ......................................................................................................... 54 3.2. Mối quan hệ giữa Đại Việt với Chiêm Thành thế kỷ XIII - XIV ......... 55 3.3. Các cuộc xung đột giữa Đại Việt với Chiêm Thành cuối thế kỷ XIV . 57 3.4. Cuộc kháng chiến chống Chiêm Thành của nhà Trần trên địa bàn Thanh Hóa.................................................................................................... 60 KẾT LUẬN .................................................................................................... 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 73
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NCLS : Nghiên cứu lịch sử Nxb: Nhà xuất bản UBKHXH: Ủy ban khoa học xã hội UBND: Ủy ban nhân dân VHTT: Văn hóa thông tin
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong suốt chặng đường dài phát triển của lịch sử dân tộc, đất nước ta đã tiến hành hàng loạt các cuộc đấu tranh đầy gian nan vất vả để trường tồn và phát triển. Thắng lợi của những cuộc đấu tranh đó đã khẳng định sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc và truyền thống yêu nước của nhân dân ta được lưu truyền từ ngàn xưa – mỗi khi tổ quốc lâm nguy cả dân tộc lại chung sức đấu tranh giành độc lập Do điều kiện địa lý đặc thù, ngay từ thuở các vua Hùng dựng nước và qua nhiều thế kỷ tiếp theo, nước ta luôn bị các vương triều phong kiến nước ngoài, các thế lực thực dân - đế quốc nhòm ngó, đe dọa và xâm lược. Từ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần thế kỷ thứ III (trước công nguyên) đến nay, Việt Nam trải qua hơn 10 thế kỷ đấu tranh chống Bắc thuộc, tiếp đó là 2 cuộc kháng chiến chống Tống (thế kỷ X, XI), ba cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông (thế kỷ XIII); 20 năm kháng chiến chống quân Minh (thế kỷ XV), kháng chiến chống quân Mãn Thanh (cuối thế kỷ XVIII) và hơn 80 năm chống thực dân Pháp, hơn 20 năm chống đế quốc Mĩ xâm lược (thế kỷ XIX- XX). Trong các cuộc đấu tranh ấy bằng sức mạnh của cả dân tộc, tài năng trí tuệ của người dân đất Việt chúng ta đã làm nên những thắng lợi vẻ vang buộc kẻ thù xâm lược phải rút quân về nước. Thế kỷ XIII - XIV, quốc gia Đại Việt tồn tại và phát triển dưới sự trị vì của vương triều Trần. Trải qua các đời vua Trần, đất nước ta đã có bước phát triển mạnh về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Bên cạnh đó, nhà Trần cũng phải đương đầu với họa xâm lăng của đế chế Mông Cổ với 3 lần đưa quân tấn công xâm lược Đại Việt. Hơn thế nữa, cũng trong thời gian này nhà Trần cũng phải đối mặt với cuộc tấn công của quân Chiêm Thành từ phía Nam đất nước. Vua quan nhà Trần đã đã gồng mình cùng nhân dân cả nước chống các 1
  8. thế lực xâm lược. Trong cuộc chiến chống xâm lược đó của nhà Trần đã có đóng góp không nhỏ của quân dân Thanh Hóa. Thanh Hóa là vùng đất có bề dày về lịch sử đấu tranh các mạng từ bao đời. Lịch sử dân tộc đã chỉ ra rằng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2 ( 1284 - 1285) Thanh Hóa vừa là hậu phương vừa là mặt trận chính của cuộc kháng chiến. Mảnh đất anh hùng này không chỉ là chiến trường ác liệt mà còn là trung tâm đầu não bảo vệ, che chở cho các vua Trần thực hiện chiến lược “thanh dã” (vường không, nhà trống), rời Thăng Long cùng quân dân các địa phương tổ chức kháng chiến chống quân xâm lược. Nhận rõ vị trí địa lí quan trọng cũng như truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân Thanh Hóa, các vua Trần đã coi Thanh Hóa là điểm tựa vững chắc trong phong trào đấu tranh giành độc lập. Trong kế sách chống giặc bình Nguyên ở thế kỷ XIII, Thanh Hóa là kho lương, kho lính, nguồn dự trữ hùng hậu khi tổ quốc lâm nguy. Trong thời khắc nguy nan nhất, vua Trần Nhân Tông đã rất tự tin mà viết nên vần thơ hào sảng: Cối Kê cựu sự quân tu ký; Hoan Ái do tồn thập vạn binh (Cối Kê chuyện cũ ngươi nên nhớ; Hoan Ái còn đây chục vạn quân). Cũng từ Thanh Hóa kế sách giải phóng Thăng Long đã được thực hiện trọn vẹn với những chiến thắng vang dội Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết… Trong thế kỷ XIII-XIV, có những thời điểm, quốc gia Đại Việt ở trong một tình thế rất phức tạp, đặc biệt là vùng biên viễn phía Nam. Lợi dụng sự suy yếu của triều Trần, nước Chiêm Thành hưng khởi và thường xuyên đem quân cướp phá vùng Hoá Châu, tấn công ra Thanh Nghệ, vượt biển tấn công ra Thăng Long. Từ giữa thập niên 50 (thế kỷ XIV) về sau, xung đột giữa Đại Việt với Chiêm Thành lên đến đỉnh cao mang tính chất đối đầu trực tiếp. Một lần nữa, Thanh Hoá lại trở thành điểm nóng của cuộc xung đột kéo dài gần ½ thế kỷ. Địa bàn Thanh Hóa là một trong những điểm thường xuyên bị quân 2
  9. Chiêm Thành đánh phá. Nhiều cuộc đụng độ lớn giữa Chiêm Thành và Đại Việt đã diễn ra và cuối cùng thì công cuộc bình Chiêm thắng lợi. Trong chiến thắng chung ấy nhân dân Thanh Hóa đã đóng góp một phần công sức đáng kể. Dõi theo tiến trình lịch sử dân tộc, có thể khẳng định Thanh Hóa có nhiều đóng góp trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm (từ buổi đầu dựng nước đến thời cận hiện đại). Trong khuôn khổ của một luận văn Cao học, tôi hy vọng việc tìm hiểu, nghiên cứu Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông và chống Chiêm Thành (thế kỷ XIII – XIV) sẽ giúp tôi có thêm những tri thức mới về lịch sử Thanh Hoá, từ đó, với tư cách là một giáo viên dạy môn lịch sử sẽ trao truyền những kiến thức có được cũng như niềm tự hào về lịch sử quê hương cho các thế hệ trẻ - chủ nhân của tương lai. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến nay, cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông nói chung và Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông và chống Chiêm Thành ở thế kỷ XIII - XIV nói riêng đã được nghiên cứu trên các bình diện khác nhau Về cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên- Mông có thể kể đến công trình nghiên cứu Lịch sử Việt Nam và Tài liệu về cuộc kháng chiến của nhà Trần đã ngăn chặn sự bành trướng của Mông Cổ xuống Đông Nam Á của Đào Duy Anh; tác phẩm “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông” của Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm; “Việt Nam ba lần đánh quân Nguyên toàn thắng” của Nguyễn Lương Bích. Các tác phẩm đã viết rất rõ về bối cảnh, diễn biến và nguyên nhân thắng lợi của ba cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông của Đại Việt thế kỷ XIII, đồng thời các tác phẩm này cũng dành một số trang viết về cuộc kháng chiến của nhân dân Champa. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ XIII còn được phản ánh qua nhiều bộ thông sử, đó là các bộ giáo trình giảng dạy của khoa Lịch sử trường Đại học 3
  10. Tổng hợp; Đại học Sư phạm; là cuốn thông sử Lịch sử Việt Nam do UBKHXH xuất bản năm 1971; Lịch sử Việt Nam tập 2 do nhóm các nhà nghiên cứu Viện Sử học biên soạn (xuất bản năm 2007, tái bản năm 2013 và 2016); các công trình nghiên cứu của Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng v.v… Ngoài ra, liên quan đến nội dung luận văn còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành: Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tạp chí Lịch sử quân sự… Về lịch sử Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỷ XIII- XIV đã được nghiên cứu trong các công trình như: Lịch sử Thanh Hóa của Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa; Địa chí Thanh Hóa tập 1 - Địa Lý và Lịch sử; Địa chí Hậu Lộc của Nxb KHXH: Các công trình đã giành nhiều chương viết về cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của nhân dân Thanh Hóa qua các triều đại phong kiến Việt Nam. Đặc biệt cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông của triều Trần trên địa bàn Thanh Hóa và nhân dân Thanh Hóa chống quân Nguyên Mông được viết rất cụ thể. Bài viết: “Một tấm bia đời Trần mới được phát hiện” của Phùng Văn Cường và Phạm Văn Kính, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 156 (Tháng 5 và 6 năm 1974) đã mô tả lại cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của nhân dân Thanh Hóa thông qua việc tìm hiểu một tấm bia từ đời Trần ở làng Trường Tân, xã Quảng Hùng, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Công trình nghiên cứu: “Vài nét về thái ấp Văn Trinh của Trần Nhật Duật” của Nguyễn Thị Phương Chi, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 9 (340) năm 2004 đã làm nổi bật được vai trò hậu phương của Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông xâm lược. Thanh Hóa là căn cứ địa vững chắc, là nơi tập hợp lực lượng, nơi lui quân của triều Trần trong cuộc kháng chiến. Về cuộc kháng chiến chống quân Chiêm Thành xâm lấn thế kỷ XIII - XIV cũng có nhiều bài viết đề cập đến như:“Quan hệ giữa Đại Việt với Chăm 4
  11. Pa thời Trần (thế kỷ XIII - XIV)” của Nguyễn Thị Phương Chi, đăng trên tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á. Bài viết đã tóm tắt gắn gọn về các cuộc xung đột giữa Đại Việt và Chiêm Thành qua các năm từ nửa cuối thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV. Bài viết: “Hồ Quý Ly với vấn đề Chiêm Thành” của Nguyễn Đức Nhuệ cũng đã lột tả được những quan hệ căng thẳng giữa Đại Việt với Chiêm Thành ở thế kỷ XIII - XIV (Tạp chí NCLS, 1992). Về cuộc kháng chiến chống Chiêm Thành trên địa bàn Thanh Hóa có bài viết:“Tìm hiểu những trận đánh quân Chiêm Thành và quân Minh của Hồ Quý Ly ở Thanh Hóa” của Hà Mạnh Khoa (Tạp chí NCLS, 1992), bài biết đã mô tả lại trận đánh của triều Trần chống quân Chiêm ở Thanh Hóa. Ngoài ra còn có nhiều bài viết khác đăng trên các Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (NCLS)… Như vậy, Cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân ta thế kỷ XIII - XIV nói chung và của Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến này nói riêng đã được nhiều thế hệ các học giả quan tâm nghiên cứu và có nhiều công trình có giá trị. Do mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau nên những công trình trên mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh của vấn đề. Với những vấn đề nghiên cứu nêu ở trên và cũng để hoàn thành đề tài của mình, chúng tôi kế thừa những thành tựu mà thế hệ người nghiên cứu đi trước đã đạt được và áp dụng những phương pháp nghiên cứu, hướng tiếp cận đa chiều với hy vọng có được kết quả tốt nhất và đạt được mục tiêu nghiên cứu đã nêu ra. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài là làm sáng rõ vai trò của Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông và chống Chiêm Thành dưới thời Trần. Qua đó thấy được sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong công cuộc bảo vệ nền độc lập dân tộc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
  12. - Đề tài khái quát lại cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông và chống Chiêm Thành của triều Trần và quân dân Thanh Hóa ở thế kỷ XIII – XIV. - Làm sáng tỏ hai vai trò: Hậu phương và tiền tuyến của Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông và cuộc kháng chiến chống quân Chiêm Thành dưới thời Trần. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài này là nghiên cứu, tìm hiểu về những đóng góp của quân và dân Thanh Hóa trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông và chống Chiêm Thành, bảo vệ nền độc lập của quốc gia Đại Việt trong thời Trần (thế kỷ XIII-XIV). 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về không gian: Địa bàn Thanh Hóa thời Trần (lộ, trấn) - Giới hạn về thời gian: Giai đoạn vương triều Trần trị vì quốc gia Đại Việt (1226-1400) - Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề chính sau: Giới thiệu những nét khái quát về mặt địa lý, hành chính và dân cư Thanh Hóa ở thế kỷ XIII – XIV. Những nét chính về cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông và chống Chiêm Thành của quân dân triều Trần. Vai trò của Thanh Hóa trong sự nghiệp chống Nguyên bình Chiêm ở thế kỷ XIII - XIV 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận - Để giải quyết những vấn đề do đề tài đặt ra, chúng tôi dựa vào chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết kinh tế - chính trị. Ở đây chúng tôi sử dụng quan điểm sử học Mác xít nhằm đánh giá 6
  13. một cách khách quan về vai trò của Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống các thế lực xâm lược ở thế kỷ XIII – XIV. - Quan điểm sử học Mác xít cũng là kim chỉ nam để chúng tôi xử lý nguồn tài liệu trên tinh thần khoa học và đảm bảo tính lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Hai phương pháp được vận dụng chủ yếu và xuyên suốt trong đề tài là phương pháp lịch sử và logic. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp liên quan nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong nghiên cứu của mình như phương pháp điền dã, khảo cứu thực địa (ví như tìm hiểu dấu vết thái ấp của Trần Nhật Duật ở Thanh Hoá, dấu vết các trận đánh quân Nguyên ở Quang Lộc, Liên Lộc huyện Hậu Lộc; khảo sát một số dấu vết về cuộc chiến đấu của quân dân nhà Trần trên sông Bố Vệ...). 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩa lý luận của luận văn: Luận văn lược sử lại quá trình đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt dưới thời Trần, đồng thời làm rõ vai trò của Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông và chống Chiêm Thành dưới thời Trần (thế kỷ XIII – XIV). - Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Luận văn là tài liệu tham khảo để nghiên cứu về lịch sử đấu tranh của nhân dân Thanh Hóa. Từ những căn cứ khoa học, luận văn nhằm thể hiện rõ vai trò hậu phương và tiền tuyến của Thanh Hóa trong giai đoạn lịch sử thế kỷ XIII - XIV. Từ đó, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc tìm hiểu, nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử địa phương Thanh Hóa. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn chia làm 3 chương: 7
  14. Chương 1: Khái quát Thanh Hóa thế kỷ XIII - XIV Chương 2: Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông thế kỷ XIII - XIV Chương 3: Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Chiêm Thành thế kỷ XIII - XIV. 8
  15. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ THANH HÓA THẾ KỶ XIII - XIV 1.1. Khái quát vị trí địa lý và địa hình Thanh Hóa Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở cực bắc của Trung Bộ, có cảnh quan rất đa dạng và phong phú, là hình ảnh thu nhỏ của cảnh quan Việt Nam trải rộng dài 200km trên lưu vực sông Mã có miền núi, trung du, đồng bằng và biển đảo. Địa hình Thanh Hóa là đồi núi trập trùng hiểm trở ở phía tây vây quanh những thung lũng hẹp và dài, những dòng sông lớn như sông Mã, sông Chu, sông Yên với hàng chục chi lưu nhỏ lấy nước từ hàng trăm, hàng ngàn khe suối trên vùng cao đổ về làm nên sự hung dữ của dòng chảy trong mùa mưa , nhưng hiền hòa về mùa khô. Vùng trung du trải dài với nhiều dải đồi núi chạy theo hướng đông tây đã tạo nên sự chia cắt địa hình dữ dội. Đồng bằng cao thấp bậc thang, ở nơi đồng chiêm trũng, lại có thêm nhiều đồi núi sót. Ngoài khơi là các đảo đá như: đảo Mê, đảo Nẹ… nhấp nhô xen kẽ các trũng biển sâu. Ven biển là vùng đồng bằng cát mặn bãi triều, nơi sinh sôi của các loài sú vẹt và phù du. Trạng thái lồi lõm, đứt nối của địa hình Thanh Hóa là một hình ảnh cổ xưa còn sót lại của lãnh thổ miền Bắc Việt Nam hình thành cách ngày nay hàng triệu năm. Xác định vị trí địa chính trị quan trọng có tính chiến lược của tỉnh Thanh Hóa, Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV đã coi miền đất Thanh Hóa là “phên dậu thứ hai phía nam” đất nước. Sách Đại Nam nhất thống chí biên soạn dưới triều Nguyễn đã viết: “Thanh Hóa đông liền biển lớn, tây cắp rừng dài, Khe Lãnh Thủy chặn ở phía nam, núi Tam Điệp ngăn về phía bắc, sông lớn thì có Lương Mã và Ngọc Giáp, núi sông quanh bọc, cao thấp lẫn xen. Hội Trào và Y Bích là khóa then mặt biển, Lôi Dương và Vĩnh Lộc là xung yếu đường trên”. Các triều đại phong kiến trước đây còn xác định Thanh Hóa là “một 9
  16. trấn quan trọng, nơi xung yếu”. Hơn nữa đây còn là vùng đất thiêng nơi sinh ra nhiều bậc vương tướng, văn nho. Với vị trí địa lý cộng thêm tài lực về con người đó trong lịch sử, Thanh Hóa đã từng là chỗ dựa vững chắc cho ông cha ta đánh giặc phương Bắc và là một điểm hậu cứ để mở cõi về phương Nam. Trong suốt chiều dài đấu tranh giữ nước của dân tộc, vùng đất Thanh Hóa luôn được coi là vùng đất “phên dậu”, là cứ điểm quan trọng của cả nước. Có thể chứng minh cụ thể đó là: Năm 980, khi Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế, ông đã chọn vùng đất Thanh Hóa để thực thi những chính sách phát triển kinh tế, kết hợp với quốc phòng, như là đào các hệ thống sông ngòi chằng chịt nhằm mở mang giao thông đường thủy, phục vụ ý đồ chiến lược quân sự trong việc bảo vệ biên giới phía nam, trong đó có cả tác dụng phục vụ sản xuất kinh tế nông nghiệp, chuẩn bị một hậu phương lớn về nhân tài vật lực cho công cuộc chống Tống, bình Chiêm giữ vững nền độc lập dân tộc vào những thập kỷ cuối thế kỷ X. Từ năm 1009 - 1225, thời kỳ tồn tại của vương triều Lý; sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (Thăng Long), Châu Ái, Hoan Châu trở thành miền đất xa trung tâm chính trị của đất nước và là đất “Trại” sau đó là một phủ của quốc gia Đại Việt. Các vua nhà Lý đặc biệt quan tâm đến vùng đất Thanh Hóa, coi đây là vùng đất “phên dậu” và đẩy mặt công cuộc xây dựng trên quy mô lớn về mọi mặt. Nhà Lý đã cử các đại thần như Lý Thường Kiệt, Chu Công, Phạm Tín, Đỗ Nguyên Thiện, Lương Cải, Dương Chưởng “coi giữ” miền đất quan trọng này. Đặc biệt dưới đời vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Thanh Hóa trở thành hậu phương an toàn cho những lần dừng chân trước khi hành binh về phương Nam.Thời kỳ trị vì của vương triều Trần (1226 - 1400) tính chất “Trại” và “phên dậu” của Thanh Hóa lại một lần nữa lại khẳng định. Nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi và những con người tài giỏi, yêu nước của vùng đất Thanh Hóa đã giúp triều Trần làm nên những 10
  17. chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc - Ba lần đại phá quân Nguyên Mông xâm lược. Từ những cứ liệu cụ thể được minh họa trên đây cho thấy rõ vị trí chiến lược của vùng đất Thanh Hóa cũng như vùng phên dậu phía Nam Đại Việt có tầm quan trọng hết sức đặc biệt cho sự hưng vong của đất nước. 1.2. Diên cách hành chính Thanh Hóa thời Trần (Lộ, Trấn) Năm 1226, Vương triều Trần thay Vương triều Lý, mở đầu bằng Trần Cảnh tức Trần Thái Tông. Năm 1242, vua Trần Thái Tông đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ và đặt các chức quan cai quản từ lộ đến xã. Cuối thời Lý đầu thời Trần Thanh Hóa là Phủ, năm nguyên Phong thứ 6 đời Trần Thái Tông (1256) đổi thành Trại, năm Bảo Phù thứ 3 (1275) đời Trần Thánh Tông lại gọi là Phủ. Cuối Trần (không rõ năm) đổi là lộ rồi trấn. Năm 1397, trấn Thanh Hóa đổi thành trấn Thanh Đô. Vùng đất Thanh Hóa từ cuối thế kỷ XII đến cuối thế kỷ XIV gồm có 7 huyện, 3 châu (mỗi châu có 4 huyện). Trong đó, 7 huyện là: Huyện Cổ Đằng, với trung tâm là đất Kẻ Đừng - Phú Khê. Niên hiệu Hưng Long (1293 - 1314) nhà Trần đặt làm huyện Cổ Đằng, nay thuộc huyện Hoằng Hóa. Huyện Cổ Hoằng, ngày nay là một phần đất huyện Hoằng Hóa. Huyện Đông Sơn: Trước kia gọi là Đông Dương hoặc Đông Cương. Đến thời Trần gọi là huyện Đông Sơn. Nay thuộc huyện Đông Sơn. 11
  18. Huyện Cổ Lôi, ngày nay là huyện Thọ Xuân và một phần đất huyện Thường Xuân. Huyện Vĩnh Ninh, thuộc vào địa phận huyện Vĩnh Lộc ngày nay nằm ở phía tả ngạn sông Mã. Huyện Yên Định nay là huyện Thiệu Yên, nằm ở hữu ngạn sông Mã. Huyện Lương Giang, nằm cả hai bên bờ sông chu. Trước năm 1980 là huyện Thiệu Hóa, sau đó một số xã ở tả ngạn sông Chu nhập vào Yên Định thành huyện Thiệu Yên; một số xã ở hữu ngạn sông Chu nhập vào huyện Đông Sơn ngày nay. Ba châu gồm: Châu Ái gồm 4 huyện: Hà Trung, Thống Bình, Tống Giang, Chi Nga. - Huyện Hà Trung: Ngày nay là thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung. - Huyện Thống Bình, thuộc huyện Hậu Lộc ngày nay. - Huyện Tống Giang, là địa phận thuộc một số xã phía tây Nga Sơn, thị xã Bỉm Sơn và một số xã phía đông Bắc Hà Trung. - Huyện Chi Nga: Phần đất hiện nay thuộc huyện Nga Sơn. Châu Cửu Chân gồm 4 huyện: Cổ Chiến, Kết Thuế, Duyên Giác, Nông Cống. - Huyện Cổ Chiến: Nằm ở phía đông Nam tỉnh Thanh Hóa, nay là phần đất huyện Tĩnh Gia. - Huyện Kết Thuế: Bao gồm phần đất phía Bắc Tĩnh Gia, phía Nam Quảng Xương ngày nay. - Huyện Duyên Giác: thuộc một số xã phía Bắc Quảng Xương đến khu vực Bố Vệ ngày nay. 12
  19. - Huyện Nông Cống: Là phần đất phía Tây Nam Thanh Hóa gồm cả Như Xuân ngày nay. Châu Thanh Hóa gồm 4 huyện: Nga Lạc, Tế Giang, Yên Lạc, Lỗi Giang. - Huyện Nga Lạc: Địa phận huyện Ngọc Lặc ngày nay, là một phần đất Thọ Xuân ở tả ngạn sông Chu. - Huyện Tế Giang: Vùng đất phía tây Thạch Thành ngày nay. - Huyện Yên Lạc: Phần đất của huyện Cẩm Thủy, Bá Thước ngày nay. - Huyện Lỗi Giang: Tương đương với huyện Cẩm Thủy, Bá Thước ngày nay .[ 3, tr.117 – 119]. Ở Thanh Hóa nhà Trần đặt các chức An phủ, Trấn phủ, hai viên chánh phó để cai trị. Năm 1243, Vua Trần cử Trần Thủ Độ đi kiểm tra sổ đinh và ông được cử làm tri Thanh hóa phủ sự: “Phong Trần Thủ Độ làm Thống quốc Thái sư tri Thanh Hóa phủ sự” [25, tr.12]. và 1238 “duyệt sổ đinh Thanh Hóa” [25, tr.15]. Nhà Trần rất quan tâm đến việc tổ chức xây dựng chính quyền cấp cơ sở. Theo chế độ quản lý chung của nhà nước, các xã, sách ở Thanh Hóa đều có chức tiểu tư xã, đại tư xã thuộc ngạch quan chức của triều đình quản giữ cùng với xã sử, xã chính, xã giám, gọi là xã quan [25, tr.16]. Hiệu lực của các tổ chức quản lý đó chặt chẽ và có tác dụng ở Thanh Hóa. Bia 興 福 寺 (Bia chùa Hưng Phúc) ở hương Yên Duyên (nay thuộc xã Quảng Hùng huyện Quảng Xương) dựng và khắc năm Khai Thái thứ 13 (1324) nói rõ việc Đại toát Lê Mạnh người đứng đầu hương Yên Duyên vào đời Trần đã tổ chức và xây dựng làng xã góp công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2 (1285). 13
  20. Thời Trần, cương vực các huyện, xã của Thanh Hóa đã rõ ràng, bộ máy chính quyền từ phủ hoặc trấn đến giáp hương, xã được kiện toàn và tổ chức chặt chẽ. 1.3. Đặc điểm dân cư Thanh Hóa Thanh Hóa là một tỉnh có dân số lớn thứ ba của Việt Nam, đồng thời cũng là tỉnh có nhiều đơn vị hành chính nhất trong cả nước (với 27 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương). Lịch sử hình thành và phát triển của Thanh Hóa gắn liền với quá trình cộng cư của người Việt với người Mường và các dân tộc khác, chủ yếu có 7 dân tộc là: Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú. Trong đó, người Kinh chiếm phần lớn dân số của tỉnh và có địa bàn phân bố rộng khắp. Các dân tộc khác có dân số và địa bàn sống thu hẹp hơn. Trong lịch sử, quá trình di dân giữa các vùng miền là một quy luật khách quan và diễn ra thường xuyên. Có sự nhập cư thì cũng có sự chuyển cư. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chuyển cư, có thể là các thầy đồ đi dạy học, có người đi buôn bán, làm ăn xa không trở về quê cũ và cũng có thể vì lí do chính trị mà phải bỏ quê quán ra đi. Trong tình hình tư liệu hiện nay việc xác định quá trình người Thanh Hóa chuyển cư đến các địa phương khác thời Lý - Trần là rất khó khăn. Theo gia phả họ Bùi ở Thịnh Liệt (dòng Bùi Xương Trạch, Bùi Huy Bích...) cho biết dòng họ này gốc từ Cát Xuyên (Hoằng Hoá), chuyển ra ở Thịnh Liệt vào thời cuối Trần; sau khi định cư ở xã Định Công một đời mới dời về Thịnh Liệt. Dòng họ này từ thời Lê đã nổi danh nhiều người đỗ đạt (Tiến sĩ Bùi Xương Trạch -1478; Bảng nhãn Bùi Vĩnh -1532; Tiến sĩ Bùi Bỉnh Quân - 1619; Hoàng giáp Bùi Huy Bích -1769) v.v. Dựa vào các tài liệu lịch sử và các di tích khảo cổ học cho thấy địa bàn Thanh Hóa là nơi có cư dân sinh sống từ rất sớm. Cùng với thời gian, địa bàn tụ cư ngày càng được mở rộng. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2