Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội trộm cắp tài sản từ thực tiễn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 7
download
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Phú; qua đó tìm ra những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp nhằm áp dụng pháp luật đúng về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Phú. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội trộm cắp tài sản từ thực tiễn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ LINH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HÀ NỘI, 2020
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ LINH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8380104 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TƯỜNG VY HÀ NỘI, 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội trộm cắp tài sản từ thực tiễn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh” là công trình do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Lê Tường Vy. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Linh
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ................................................................................................ 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và ý nghĩa của áp dụng pháp luật hình sự đối với tội trộm cắp tài sản ............................................................... 8 1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật hình sự ..................................................... 8 1.1.2 Đặc điểm áp dụng pháp luật hình sự ....................................................... 9 1.2. Nội dung của áp dụng pháp luật đối với tội trộm cắp tài sản ............ 11 1.2.1. Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản ............................................ 11 1.2.2. Quyết định hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản ................................ 15 1.3. Cơ sở của áp dụng pháp luật hình sự đối với tội trộm cắp tài sản .... 18 1.3.1. Khái niệm tội trộm cắp tài sản .............................................................. 18 1.3.2. Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản ............................................ 19 1.3.3. Cấu thành tăng nặng của Tội trộm cắp tài sản theo Bộ luật hình sự năm 2015. ................................................................................................................ 21 1.4. Các yếu tố tác động đến áp dụng pháp luật hình sự đối với tội trộm cắp tài sản ....................................................................................................... 22 1.4.1. Yếu tố pháp luật .................................................................................... 22 1.4.2. Chất lượng của cán bộ áp dụng pháp luật hình sự ............................... 25 1.4.3. Sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan .................................. 25 1.4.4. Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam, Mặt trận tổ quốc, cơ quan thông tin đại chúng .................................................................................................... 25 Chương 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ .................... 28
- 2.1. Khái quát tình hình áp dụng pháp luật đối với tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Phú .......................................................................... 28 2.1.1. Khái quát về quận Tân Phú................................................................... 28 2.1.2. Tình hình áp dụng pháp luật hình sự đối với tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Phú ..................................................................................... 28 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội trộm cắp tài sản .... 36 2.2.1. Thực tiễn định tội danh ......................................................................... 36 2.3. Quyết định hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Phú .......................................................................................................... 40 2.3. Đánh giá chung về thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Phú ....................................................... 48 2.3.1. Những mặt làm được: .......................................................................... 48 2.3.2. Những mặt thiếu sót, hạn chế: .............................................................. 49 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong định tội danh và quyết định hình phạt về tội Trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Phú ............................... 51 Chương 3 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ ..... 56 3.1. Các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội trộm cắp tài sản ............................................................................................. 56 3.2. Các giải pháp đảm bảo chất lượng áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội trộm cắp tài sản ........................................................................... 60 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật ............................................................................. 61 3.2.2. Các giải pháp khác................................................................................ 65 KẾT LUẬN .................................................................................................... 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự TNHS : Trách nhiệm hình sự TAND : Tòa án nhân dân TTHS : Tố tụng hình sự VKSND : Viện kiểm sát nhân dân QĐHP : Quyết định hình phạt ADPL : Áp dụng pháp luật CTTP : Cấu thành tội phạm ADPL : Áp dụng pháp luật ADPLHS : Áp dụng pháp luật hình sự VKS : Viện kiểm sát CQĐT : Cơ quan điều tra
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số lượng số vụ và bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản bị đưa ra xét xử trong nhóm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Tân Phú từ năm 2015 đến năm 2019 ............................................................................... 31 Bảng 2.2. Tỷ lệ tội trộm cắp tài sản trong nhóm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Tân Phú từ năm 2015 đến năm 2019 ........................... 32 Bảng 2.3: Mức hình phạt Tòa tuyên bị cáo về tội trộm cắp tài sản ......... 35
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở nước ta, quyền sở hữu là một quyền con người quan trọng, đã được quy định và bảo hộ trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật ở các lĩnh vực: hình sự, hành chính, dân sự...Trong pháp luật hình sự, quyền sở hữu được bảo vệ và quy định rõ thông qua các quy định về các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự (BLHS) đồng thời là một trong những nhóm tội được quy định sớm nhất trong pháp luật hình sự của nước ta. Trong những năm gần đây, chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta đã thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Tân Phú nói riêng, thu hút nhiều các dự án đầu tư từ nguồn vốn trong và ngoài nước, giải quyết vấn đề việc làm, an sinh xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên. Nhưng bên cạnh đó, sự phân hóa giàu nghèo và sự xâm nhập văn hóa độc hại, lối sống thực dụng, các tệ nạn xã hội ngày càng tăng… đang làm cho tình hình trật tự an toàn xã hội trở nên hết sức phức tạp, là điều kiện thuận lợi làm phát sinh tội phạm xâm phạm sở hữu nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng, gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước, tổ chức và công dân đồng thời gây mất an ninh trật tự. Theo thống kê từ năm 2015 đến năm 2019, tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Phú ngày càng diễn biến phức tạp về phương thức, thủ đoạn, mức độ liều lĩnh, táo bạo và độ tuổi người phạm tội ngày càng trẻ hơn…, làm giảm lòng tin của quần chúng đối với pháp luật và gây ra tâm lý bất an trong cộng đồng dân cư, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự tại địa phương. Mặc dù các cơ quan chức năng đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, nhất là việc phát hiện và làm hạn chế các nguyên nhân làm phát sinh tội trộm cắp tài sản song chưa đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, thực tiễn điều tra, truy tố và 1
- xét xử đã cho thấy những bất cập, khó khăn trong việc xác định đối tượng tác động của tội phạm, một số dấu hiệu định tội, các dấu hiệu định khung tăng nặng, giảm nhẹ…của những người tiến hành tố tụng còn nhiều hạn chế, có vụ định tội danh chưa chính xác, quyết định hình phạt ít nhiều còn mang tính chủ quan. Trong khi đó, việc áp dụng pháp luật hình sự nói chung và áp dụng pháp luật hình sự đối với tội trộm cắp tài sản vẫn còn nhiều hạn chế nhưng đến nay vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn mới về các tội xâm phạm sở hữu trong đó có tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ Luật hình sự năm 2015 dẫn đến thực tế áp dụng quy định về các tội này chưa thống nhất giữa các cơ quan tố tụng. Để khắc phục những bất cập trong quy định của pháp luật hình sự và đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Phú cũng như trên phạm vi cả nước. Học viên đã lựa chọn đề tài: "Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội trộm cắp tài sản từ thực tiễn quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh" làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay ở nước ta, vấn đề áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng pháp luật hình sự đối với tội trộm cắp tài sản nói riêng luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học và có những bài viết có giá trị, có thể kể đến một số công trình khoa học, bài viết, đề tài sau: 2.1. Nhóm (các luận văn, luận án tiến sĩ luật học): - Luận án tiến sỹ luật học “Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án Việt Nam” của tác giả Chu Thị Trang Vân, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009; - Luận án tiến sỹ luật hoc “Tội trộm cắp tài sản và đấu tranh phòng chống tội này ở Việt Nam” của tác giả Hoàng Văn Hùng, Đại học Luật Hà Nội, 2
- 2007; - Luận văn thạc sĩ “Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước” của tác giả Lê Thị Bình, Học viện Khoa học xã hội, 2018; - Luận văn thạc sĩ “Tội trộm cắp tài sản do người nước ngoài thực hiện từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Thị Bích Liên, Học viện Khoa học xã hội, 2016; 2.2. Nhóm (các sách chuyên khảo) - GS.TSKH. Lê Cảm, Một số vấn đề lý luận chung về định tội danh, Chương I - Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tái bản 2007; - GS.TSKH. Lê Cảm, Một số vấn đề lý luận chung về định tội danh, Phần 2, Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2000; - PGS.TS. Trịnh Quốc Toản, Một số vấn đề lý luận về định tội danh và hướng dẫn giải bài tập về định tội danh, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999; - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí, Chương VI - Các tội xâm phạm sở hữu, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Tập thể tác giả do GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003; - ThS. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Phần các tội phạm, Tập II - Các tội xâm phạm sở hữu, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2002; 2.3. Nhóm (sách giáo trình, bài viết) - Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2012), Giáo trình “Luật hình sự Việt Nam- Phần Các tội phạm”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; - Võ Khánh Vinh (2013), “Lý luận chung về định tội danh”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; - Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, 3
- Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2010; - Phạm Văn Beo (2010), “Luật hình sự Việt Nam-Quyển 2 (Phần các tội phạm), Nxb Chính trị Quốc gia, Cần Thơ. - Dương Tuyết Miên (2007), “Định tội danh và Quyết định hình phạt” của Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. - Và các bài viết “Tội danh và việc chuyển hóa các tội phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Hòa, Tạp chí Luật học, số 6/2004;“Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu” của tác giả Nguyễn Ngọc Anh, Tạp chí Công an nhân dân, số 4/2008; “Một số vấn đề chú ý khi áp dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT ngày 25/12/2001, hướng dẫn xử lý các tội xâm phạm sở hữu”, của tác giả Nguyễn Ngọc Anh, Tạp chí Công an nhân dân, số 4/2002… Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo trên đã cung cấp cho tác giả một lượng kiến thức cơ bản về các tội xâm phạm sở hữu nói chung, tội trộm cắp tài sản nói riêng, đặc biệt là là vấn đề áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội phạm. Tuy nhiên, do các công trình nghiên cứu trên có thời gian khá lâu, cũng như một số công trình chỉ nghiên cứu một hoặc vài khía cạnh của tội trộm cắp tài sản nên hiện nay việc nghiên cứu áp dụng pháp luật hình sự đối với tội trộm cắp tài sản mà đặc biệt là trên địa bàn cụ thể như quận Tân Phú thì vẫn còn bỏ ngỏ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu : Luận văn nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống những vấn đề lý luận, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Phú. Trên cơ sở đó, chỉ ra một số vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật đối với tội trộm cắp tài sản để đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và những giải pháp áp dụng 4
- đúng các quy định của BLHS Việt Nam về tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Phú cũng như trên toàn quốc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: Làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật về khái niệm, đặc điểm, nội dung và ý nghĩa của áp dụng pháp luật đối với tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Phú; qua đó tìm ra những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp nhằm áp dụng pháp luật đúng về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Phú. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp luật cũng như việc áp dụng pháp luật đối với tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Phú. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung nghiên cứu: Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự trải dài xuyên suốt toàn bộ các giai đoạn tố tụng hình sự từ giai đoạn điều tra, tuy tố, xét xử đến giai đoạn thi hành án. Tuy nhiên do điều kiện nghiên cứu có giới hạn nên luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật hình sự trong giai đoạn xét xử sơ thẩm. Trong đó tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động định tội danh và hoạt động quyết định hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản từ thực tiễn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hai hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nổi bật nhất và quan trọng nhất của giai đoạn xét xử sơ thẩm. - Về thời gian : Luận văn nghiên cứu trong thời gian 05 năm từ năm 2015 đến năm 2019 5
- - Về địa bàn : Luận văn nghiên cứu hoạt động áp dụng pháp luật hình sự đối với tội trộm cắp tài sản từ thực tiễn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tội phạm và hình phạt với tội trộm cắp tài sản. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin với phép duy vật biện chứng, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về tội phạm, hình phạt, về cải cách tư pháp, về đấu tranh phòng chống tội phạm; đường lối xử lý các tội xâm phạm sở hữu nói chung, tội trộm cắp tài sản nói riêng, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ về mặt khoa học từng vấn đề tương ứng như lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, quy nạp, diễn dịch… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn góp phần làm rõ thêm các vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật hình sự, hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản từ thực tiễn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng đặc biệt là Tòa án nhân dân quận Tân Phú trong việc định tội danh và quyết định hình phạt để ứng dụng vào xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ án trộm cắp tài sản nói riêng. Ngoài ra, luận văn còn là cơ sở để đưa ra các kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam liên quan đến áp dụng pháp luật hình sự đối với tội trộm cắp tài sản, qua đó, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, việc bảo vệ các quyền tài sản của tổ chức và công dân nói riêng, cũng như phòng, chống oan, sai và vi phạm pháp luật trong giải quyết vụ án hình sự. 6
- 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về áp dụng pháp luật đối với tội Trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Phú Chương 3: Những giải pháp nhằm áp dụng đúng pháp luật về tội Trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Phú 7
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của áp dụng pháp luật hình sự đối với tội trộm cắp tài sản 1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật hình sự Ở bất cứ một hình thức Nhà nước nào thì pháp luật luôn là một công cụ để đảm bảo cho một xã hội pháp triển ổn định, khi đặt ra những quy phạm pháp luật, Nhà nước ta mong muốn sử dụng chúng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, đáp ứng lợi ích của nhân dân lao động và sự tiến bộ xã hội. Khi các chủ thể thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật trong đời sống thực tế thì mục đích của áp dụng pháp luật đã đạt được. Áp dụng pháp luật (ADPL) là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện trong những quy định pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hay chấm dứt một quan hệ pháp luật. Dựa vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật thì thực hiện pháp luật bao gồm các hình thức sau: - Tuân thủ pháp luật: Là việc thực hiện pháp luật, mang tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng "hành vi không hành động" Việc các chủ thể pháp luật tự kiềm chế là những xử sự thụ động, tự ghép mình vào tập thể, xã hội, đặt lợi ích quốc gia, lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân, lợi ích của bộ phận cục bộ đồng thời pháp luật cũng quy định mọi tổ chức và công dân không được thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội, không được xâm phạm đến quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người khác. Bên cạnh đó, pháp 8
- luật cũng bắt buộc mọi tổ chức và công dân phải làm một việc nào đó vì lợi ích chung và tùy theo hoàn cảnh cụ thể. - Chấp hành pháp luật: Là hành vi hành động được thực hiện một cách chủ động và tích cực, các chủ thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình với hành động tích cực, là cơ sở pháp lý để đánh giá thành tích, phẩm chất tốt đẹp và danh dự của công dân, tổ chức, cán bộ công chức nhà nước. - Sử dụng pháp luật : Là một hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền và tự do pháp lý của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép). - Áp dụng pháp luật: Là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành để đưa ra quyết định có tính cá biệt nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội theo mục tiêu cụ thể. Như vậy, nếu như tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật và sử dụng pháp luật là những hình thức mà mọi chủ thể pháp luật đều có thực hiện thì áp dụng pháp luật chỉ được thực hiện thông qua hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được xem như để bảo đảm đặc thù của Nhà nước cho các quy phạm pháp luật được thực hiện một cách có hiệu quả trong đời sống xã hội. Do đó, có thể đưa ra khái niệm: ADPL là một hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt, là một hoạt động thực tiễn pháp lý nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp tương ứng đối với các chủ thể pháp luật cụ thể, mang tính tổ chức - quyền lực do nhà nước thông qua những thiết chế của nó thực hiện Từ những phân tích trên có thể rút ra một định nghĩa khoa học về ADPLHS là một dạng của ADPL nói chung, được hiểu là một hoạt động thực tiễn pháp lý, là quá trình nhằm cá biệt hóa những quy phạm PLHS vào các trường hợp cụ thể đối với người đã thực hiện hành vi mà nhà nước coi là tội 9
- phạm, mang tính tổ chức - quyền lực nhà nước và được thực hiện theo một trình tự đặc biệt do pháp luật tố TTHS quy định. 1.1.2. Đặc điểm áp dụng pháp luật hình sự ADPLHS là một hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt và có những đặc điểm chung của các dạng ADPL, đó là: Thứ nhất, hoạt động ADPLHS là sự tham gia của nhà nước với tư cách là một tổ chức quyền lực công nên điều này làm cho hoạt động ADPLHS có đặc điểm là hoạt động mang tính tổ chức-quyền lực và do nhà nước thông qua những cơ quan có thẩm quyền tiến hành. Cụ thể theo quy định của BLTTH năm 2015 bao gồm các cơ quan: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Trong mối tương quan giữa nhà nước-pháp luật và ADPL thì pháp luật là công cụ, phương tiện để nhà nước thực hiện các chức năng của mình, ngoài ra nhà nước bằng việc ADPL để thực hiện những mục tiêu mà pháp luật đặt ra, các chủ thể ADPL có thẩm quyền phải nhân danh ý chí của nhà nước mà không được nhân danh ý chí chủ quan của mình. Trong mối quan hệ này, pháp luật mang tính khách quan ngay cả đối với những chủ thể có thẩm quyền áp dụng nó thì quyền của chủ thể ADPLHS bị giới hạn đến mức tối thiểu, họ chỉ có một quyền duy nhất là phải chuyển hóa một cách chính xác các quy định của pháp luật hình sự vào từng quan hệ xã hội cụ thể. Thứ hai, hoạt động ADPLHS điều chỉnh cá biệt, cụ thể các quan hệ xã hội khi có sự kiện phạm tội do nó là hoạt động giải quyết trực tiếp những vấn đề thực tế. Nói đến ADPL là nói đến tính cụ thể và ADPLHS cũng như vậy, chỉ diễn ra trong các trường hợp rất cụ thể, trong những quan hệ pháp luật rất cụ thể. Khi pháp luật hình sự được vật chất hóa vào đời sống xã hội thì nó luôn có tính xác định về mặt chủ thể- áp dụng đối với ai, áp dụng cho quan hệ xã hội nào, áp dụng ở đâu, áp dụng khi nào, áp dụng quy phạm nào của hệ thống pháp luật hình sự. 10
- Thứ ba, ADPLHS là một hoạt động được tiến hành với những thủ tục được quy định chặt chẽ bởi pháp luật TTHS, nghĩa là việc ADPLHS không thể tiến hành một cách tùy tiện mà phải được diễn ra trên cơ sở, trong những điều kiện và theo những thủ tục nhất định do pháp luật quy định, đó là thủ tục tố tụng hình sự. Thứ tư, ADPLHS là một hoạt động mang tính sáng tạo. Tính sáng tạo trong ADPLHS chính là sự đòi hỏi sự sáng tạo của các chủ thể trong quá trình áp dụng vì pháp luật hình sự có tính khái quát cao còn thực tế thì phong phú và đa dạng nên đòi hỏi các chủ thể ADPL phải sáng tạo (trong khuôn khổ của pháp luật) khi chuyển hóa những quy định của pháp luật vào đời sống. Ở phạm vi rộng, sáng tạo là thuộc tính chung của việc thực hiện pháp luật, bởi thực hiện pháp luật nói chung và ADPLHS nói riêng là hoạt động tích cực của các chủ thể pháp luật chuyển hóa pháp luật thành các xử sự cụ thể nên ở những chủ thể khác nhau việc chuyển hóa cũng khác nhau nhưng vẫn trong khuôn khổ pháp luật cho phép. 1.2. Nội dung của áp dụng pháp luật đối với tội trộm cắp tài sản Là hoạt động nhằm vật chất hóa những quy định của PLHS nên nội dung của ADPLHS phụ thuộc vào chính PLHS, nghĩa là PLHS quy định điều gì thì việc áp dụng PLHS sẽ cá biệt hóa những quy định đó trong những quan hệ xã hội và các chủ thể cụ thể. Việc áp dụng PLHS khi được chuyển hóa vào thực tế cũng chính là việc chuyển hóa các nội dung về tội phạm và hình phạt vào các trường hợp cụ thể thành hai nội dung tương ứng là định tội danh và QĐHP. 1.2.1. Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản Trong lý luËn h×nh sù, viÖc ¸p dông c¸c quy ph¹m ph¸p luËt h×nh sù ®-îc hiÓu lµ mét qu¸ tr×nh ®a d¹ng vµ phøc t¹p ®-îc tiÕn hµnh qua c¸c giai ®o¹n nhÊt ®Þnh nh-: gi¶i thÝch ph¸p luËt h×nh sù, x¸c ®Þnh hiÖu lùc cña v¨n b¶n ph¸p luËt vÒ kh«ng gian vµ thêi gian, ®Þnh téi danh, quyÕt ®Þnh 11
- h×nh ph¹t… Trong ®ã, ®Þnh téi danh lµ mét trong nh÷ng giai ®o¹n c¬ b¶n, mét trong nh÷ng néi dung cña qu¸ tr×nh ¸p dông ph¸p luËt. §Þnh téi cßn lµ tiÒn ®Ò, c¬ së cho viÖc ¸p dông c¸c quy ph¹m ph¸p luËt h×nh sù kh¸c vµ ph¸p luËt tè tông h×nh sù. NÕu chóng ta hiÓu r»ng BLHS ®¸nh gi¸ vÒ mÆt ph¸p lý cña Nhµ n-íc ®èi nh÷ng hµnh vi nguy hiÓm cho x· héi, viÖc thùc hiÖn téi ph¹m lµ thùc hiÖn hµnh vi nguy hiÓm cho x· héi ®· bÞ ph¸p luËt h×nh sù cÊm, th× ®Þnh téi danh chÝnh lµ x¸c ®Þnh sù phï hîp cña hµnh vi nguy hiÓm cho x· héi ®· ®-îc thùc hiÖn víi c¸c dÊu hiÖu cña mét cÊu thµnh téi ph¹m t-¬ng øng ®-îc quy ®Þnh trong ph¸p luËt h×nh sù. Hiện nay trong khoa học hình sự Việt nam, có nhiều quan điểm về khái niệm định tội danh, điển hình như sau: Theo TS Phạm Văn Beo: Định tội danh là việc xác nhận về mặt pháp lý sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể đã được thực hiện với các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng được quy định trong Bộ luật hình sự [6, tr.5] Theo GS.TS. Võ Khánh Vinh : Định tội danh là việc xác định và ghi nhận về sự pháp lý phù hợp, chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đã được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự [39, tr. 9-10] TS. Dương Tuyết Miên cũng đưa ra quan điểm của mình : Định tội danh là hoạt động thực tiễn của các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) và một số cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để xác định một người có phạm tội hay không, nếu phạm tội thì đó là tội gì, theo điều luật nào của BLHS hay nói cách khác đây là quá trình xác định tên tội cho hành vi nguy hiểm đã thực hiện [19, tr.9] 12
- Như vậy, tùy vào cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu của mỗi tác giả mà đưa ra các quan điểm khác nhau về khái niệm định tội danh. Tuy nhiên, các quan điểm đều có điểm chung ở chỗ định tội danh là xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của CTTP tương ứng với quy định trong BLHS Tổng hợp các quan điểm nêu trên, có thể đưa ra khái niêm : Định tội danh là quá trình chuyển hóa nội dung quy định tội phạm của BLHS bằng cách xác nhận sự phù hợp (đồng nhất) đầy đủ và chính xác giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể đã được thực hiện trong thực tế với các dấu hiệu của một CTTP cụ thể tương ứng được quy định trong Phần các tội phạm của BLHS và trong những trường hợp cần thiết phải xác định sự phù hợp với các quy định trong Phần chung của BLHS. Trong khoa học pháp lý hình sự, có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm định tội danh nhưng hầu hết đều thống nhất định tội danh là hoạt động ADPLHS. Do đó, định tội danh cũng được xác định là bước thứ nhất của quá trình chuyển hóa những quy định của PLHS vào việc giải quyết những vụ án cụ thể. Khi định tội, chủ thể phải lấy các quy định của BLHS làm căn cứ duy nhất để so sánh với hành vi phạm tội đã được thực hiện trên thực tế từ đó phải xác định được hành vi được thực hiện có cấu thành tội phạm hay không. Để xác định được vấn đề này thì ngoài các yếu tố khác, chủ thể định tội phải căn cứ vào Phần chung và Phần các tội phạm của BLHS. Tiếp theo của việc xác định tội danh thì chủ thể định tội phải xác định khung hình phạt cần áp dụng đối với người phạm tội để xác định khung hình phạt tăng nặng hay giảm nhẹ, trước hết hành vi của người phạm tội phải thỏa mãn các dấu hiệu đặc trưng của cấu thành cơ bản được quy định trong điều luật. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
86 p | 329 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
86 p | 80 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Thi hành án hình sự từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ
80 p | 190 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 108 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận
86 p | 140 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
83 p | 140 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam
84 p | 181 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội gây rối trật tự công cộng từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
85 p | 119 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
82 p | 47 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Lào Cai
81 p | 126 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ thực tiễn Quân khu 7, Việt Nam
91 p | 56 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
70 p | 80 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước
102 p | 48 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 41 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hoãn chấp hành hình phạt tù từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
92 p | 68 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hình phạt cải tạo không giam giữ từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
85 p | 61 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
88 p | 57 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng án treo từ thực tiễn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
76 p | 73 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn