intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Biện pháp tạm giam từ thực tiễn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: ViJensoo ViJensoo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

52
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày các nội dung về lý luận và pháp luật về biện pháp Tạm giam; Thực trạng áp dụng biện pháp Tạm giam trên địa bàn Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội; Yêu cầu và Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp Tạm giam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Biện pháp tạm giam từ thực tiễn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN BÍCH THỦY BIỆN PHÁP TẠM GIAM TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HÀ NỘI, 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN BÍCH THỦY BIỆN PHÁP TẠM GIAM TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8 38 01 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ HÀ NỘI, 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi thực hiện từ tháng 7 năm 2020 và hoàn thành vào tháng 2 năm 2021. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Các kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng với bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Bích Thủy
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP .............. 8 TẠM GIAM ................................................................................................................. 8 1.1. Những vấn đề lý luận về biện pháp tạm giam ........................................... 8 1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp Tạm giam ............. 24 Chương 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................................ 40 2.1. Tình hình, đặc điểm có liên quan đến áp dụng biện pháp tạm giam ........ 40 2.2. Thực trạng áp dụng biện pháp tạm giam từ thực tiễn quận Thanh Xuân .. 45 2.3. Nhận xét, đánh giá khái quát .................................................................. 52 Chương 3. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM ......................................................................... 63 3.1. Yêu cầu của hoạt động áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử .......................................................................................... 63 3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tạm giam .............................................................................................................. 70 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 84
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự BPCC : Biện pháp cưỡng chế BPNC : Biện pháp ngăn chặn CQĐT : Cơ quan điều tra CQCSĐT : Cơ quan cảnh sát điều tra HĐXX : Hội đồng xét xử TAND : Tòa án nhân dân TAQS : Tòa án quân sự TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TTHS : Tố tụng hình sự VKS : Viện kiểm sát VKSND : Viện kiểm sát nhân dân VKSQS : Viện kiểm sát quân sự VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số liệu thụ lý vụ án, bị can khởi tố trên địa bàn .......................................... 87 quận Thanh Xuân giai đoạn 2016 – 2020 .................................................................... 87 Bảng 2.2 Tình hình áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn .............................. 88 điều tra trên địa bàn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2020 ..................................................................................................................................... 88 Bảng 2.3 Tình hình áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn truy tố trên địa bàn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội từ năm 2016 .................................................... 89 đến năm 2020 ............................................................................................................... 89 Bảng 2.4 Tình hình áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử trên địa bàn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2020 ............... 90 Bảng 2.5. Tình hình bị can bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra trên địa bàn quận Thanh Xuân từ năm 2016 đến năm 2020 ................................... 91 Bảng 2.6. Tình hình Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh tạm giam của Cơ quan ................ 92 điều tra trên địa bàn quận Thanh Xuân từ năm 2016 đến năm 2020 ........................... 92
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để đảm bảo cho việc phát hiện, xử lý tội phạm và người phạm tội một cách chính xác, nghiêm minh, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) đã quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động tố tụng và thi hành án hình sự. Trong các hoạt động TTHS, để đảm bảo công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm thì việc áp dụng biện pháp ngăn chặn (BPNC) là một chế định pháp lý có ý nghĩa quan trọng, nằm trong nhóm của biện pháp cưỡng chế (BPCC). Việc áp dụng các BPNC có ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết nhiệm vụ có hiệu quả như để kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội, ngăn ngừa người phạm tội, bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành vi gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử cũng như để đảm bảo thi hành án. Trong hệ thống các BPNC được quy định trong BLTTHS, tạm giam là BPNC quan trọng và có tính nghiêm khắc nhất. Người bị áp dụng biện pháp tạm giam sẽ bị cách ly với xã hội trong một thời gian nhất định, đồng thời bị hạn chế quyền công dân như quyền tự do cá nhân, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, quyền ứng cử... Đây là những quyền cơ bản đã được ghi nhận và bảo đảm trong Hiến pháp và pháp luật. Chính vì vậy việc bắt, giam, giữ người được pháp luật quy định chặt chẽ để vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân vừa đảm bảo cho việc tiến hành các hoạt động tố tụng, giải quyết vụ án một cách đúng đắn, nghiêm minh, không làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đó là yêu cầu đối với cơ quan tiến hành tố tụng cả nước nói chung và tại quận Thanh Xuân nói riêng. Nhìn chung tình hình an ninh trật tự trên địa bàn quận Thanh Xuân tương đối ổn định. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế các khu đô thị trên địa bàn quận dẫn đến tập trung nhiều người lao động từ các nơi khác về và tác động tới trật tự xã hội trên địa bàn. Tình hình hoạt động của các ổ nhóm tội phạm tinh vi hơn, chiếm đoạt tài sản nhiều hơn nhất là hoạt động lừa đảo qua mạng internet, giả danh cơ quan nhà nước, với 1
  8. mức độ và tính chất của hành vi phạm tội tăng cao. Gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Các quy định về BPNC tạm giam đã được bổ sung, hoàn thiện ngày càng phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, góp phần ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội hay những hành vi gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử của người bị buộc tội, đảm bảo cho việc thi hành án được thuận lợi. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn có những bất cập trong quy định của pháp luật cũng như những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng biện pháp này như: việc tạm giam không có căn cứ rõ ràng, không đúng trình tự thủ tục, có sự mâu thuẫn khi áp dụng hay không áp dụng biện pháp tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng, sử dụng biện pháp tạm giam như một biện pháp nghiệp vụ điều tra,… Những sai sót đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Thực tiễn áp dụng các BPNC cũng đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi khoa học luật TTHS tiếp tục nghiên cứu, giải quyết để làm sáng tỏ các vấn đề về lý luận như bản chất, khái niệm của BPNC tạm giam, trong khi đó còn có nhiều ý kiến, quan điểm trái chiều nhau xung quanh vấn đề này dẫn đến tình trạng lúng túng cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu một cách đồng bộ, cụ thể, sâu sắc về BPNC tạm giam về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn, góp phần đảm bảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt nhiệm vụ. Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Biện pháp tạm giam từ thực tiễn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đề tài Trong thời gian qua, nghiên cứu về biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp Tạm giam nói riêng đã có các công trình khoa học công bố ở những mức độ và phạm vi khác nhau; ở cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn; ở cấp độ liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: Giáo trình Luật TTHS Việt Nam của các cơ sở đào tạo Luật như: Trường Đại học Luật Hà Nội; Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội; Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà 2
  9. Nội; Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Một số cuốn sách bình luận khoa học BLTTHS năm 2015 của các tác giả TS. Phạm Mạnh Hùng (2018) hoặc “Bình luận khoa học BLTTHS năm 2015” do Trần Văn Biên và Đinh Thế Hưng chủ biên, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2017;… Một số bài báo khoa học được đăng trên các Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Luật học, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật hay Nghiên cứu lập pháp có đề cập đến vấn đề biện pháp tạm giam như: “Một số quy định về biện pháp tạm giam trong BLTTHS năm 2015” của tác giả Nguyễn Hồng Thiện (2016); “Biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi theo quy định của BLTTHS năm 2015” của tác giả Hà Thái Thơ, Võ Thị Ánh Phúc (2017); “Cần bổ sung, sửa đổi quy định về căn cứ tạm giữ, tạm giam trong BLTTHS” của tác giả Hoàng Hải Yến (2014); Ở cấp độ các công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về BPNC tạm giam có các công trình điển hình như: Luận văn thạc sĩ Biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với bị can trong tố tụng hình sự Việt Nam của Đào Nguyễn Hồng Minh, Đại học Luật Hà Nội, năm 2018, Luận văn này nghiên cứu biện pháp ngăn chặn tạm giam trong thời điểm BLTTHS mới phát sinh hiệu lực pháp luật, vì vậy luận văn chủ yếu nghiên cứu thực trạng thực hiện tạm giam đối với bị can theo BLTTHS năm 2003, nêu và đánh giá các điểm mới của BLTTHS năm 2015, phạm vi nghiên cứu thực trạng biện pháp tạm giam là trên cả nước; Luận án tiến sĩ “Biện pháp ngăn chặn tạm giam trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Hoàng Tám Phi, Hà Nội, 2020, Luận văn này nghiên cứu biện pháp tạm giam theo hướng tiếp cận quyền con người, phạm vi nghiên cứu là trên cả nước giai đoạn 10 năm; Luận văn thạc sĩ “Biện pháp tạm giam trong Luật TTHS Việt Nam” của tác giả Triệu Văn Mẫn, Hà Nội, 2015, Luận văn này nghiên cứu biện pháp ngăn chặn tạm giam trong thời điểm BLTTHS giáp danh giữa luật TTHS cũ và mới, vì vậy luận văn chủ yếu nghiên cứu thực trạng thực hiện tạm giam đối với bị can theo BLTTHS năm 2003, phạm vi nghiên cứu thực trạng biện pháp tạm giam là tỉnh Bắc Kạn;v.v… 3
  10. Các công trình kể trên có ý nghĩa rất lớn, đóng góp một phần đáng kể trong việc hoàn thiện lý luận của khoa học pháp lý chuyên ngành và các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về BPNC tạm giam cũng như nâng cao hiệu quả công tác áp dụng pháp luật trong thực tiễn. BLTTHS năm 2015 chính thức có hiệu lực từ 1/1/2018, đã có một số tài liệu chuyên ngành hay công trình nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng BPNC tạm giam theo quy định luật hiện hành tuy nhiên số lượng này còn hạn chế, một số tác giả mới chỉ đề cập tới những vấn đề lý luận chung hoặc nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống ở một vài khía cạnh khác nhau; ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học thì chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu trên thực tiễn thi hành trên địa bàn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Biện pháp tạm giam từ thực tiễn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đồng thời, không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã công bố trước đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Góp phần bổ sung, phát triển lý luận về các biện pháp ngăn chặn nói chung; lý luận về biện pháp ngăn chặn tạm giam nói riêng cho khoa học pháp lý chuyên ngành; Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tạm giam trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Xây dựng khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của BPNC tạm giam trong TTHS Việt Nam; - Nghiên cứu sơ lược quá trình hình thành, phát triển các quy định pháp luật nước ta về BPNC tạm giam trước khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành. Phân tích các quy định cụ thể về BPNC Tạm giam trong BLTTHS năm 2015; - Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật TTHS về BPNC Tạm giam trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội; 4
  11. - Đưa ra được nhận xét, đánh giá về kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó; - Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật TTHS về BPNC Tạm giam trên địa bàn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về Biện pháp ngăn chặn Tạm giam trên địa bàn Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Tập trung nghiên cứu biện pháp tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật TTHSViệt Nam; Về thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2020; Về địa bàn: Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội; Về chủ thể: Viện kiểm sát nhân dân Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước về phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Các luận điểm chung của khoa học pháp lý hình sự, tố tụng hình sự và các khoa học pháp lý khác có liên quan. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở các phương pháp luận nêu trên, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích các tài liệu thu thập được liên quan đến công tác áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam, kiểm sát việc áp dụng biện pháp 5
  12. ngăn chặn tạm giam trong giải quyết vụ án hình sự, từ đó bổ sung luận cứ để hoàn thiện cơ sở lý luận của luận văn. - Phương pháp tổng hợp, phân tích: Phân tích các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu lý luận khác nhau về công tác áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam, kiểm sát việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Từ đó tổng hợp lại, sắp xếp khoa học để tạo nên các vấn đề lý luận và quy định pháp luật về công tác áp dụng cũng như kiểm sát việc áp dụng biện pháp tạm giam. - Phương pháp thống kê, so sánh: Tác giả sử dụng để thống kê các số liệu thực tiễn liên quan đến công tác áp dụng và kiểm sát việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trên địa bàn Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Qua đó tiến hành so sánh, đối chiếu các số liệu với nhau để đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, bất cập trong quá trình thi hành biện pháp tạm giam. - Phương pháp khảo sát thực tiễn: Tác giả sử dụng lý luận để đánh giá thực tiễn áp dụng quy định pháp luật tố tụng hình sự đối với việc thi hành biện pháp tạm giam, từ đó đưa ra nhứng giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác này. - Phương pháp chuyên gia: Tác giả trực tiếp xin ý kiến chuyên môn của các Điều tra viên thuộc Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Thanh Xuân, Kiểm sát viên thuộc Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Xuân trực tiếp tiến hành các hoạt động thi hành biện pháp tạm giam, xin ý kiến đánh giá, nhận xét của họ về những thuận lợi, khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện. - Phương pháp nghiên cứu điển hình: Tác giả thực hiện nghiên cứu các vụ án do Viện KSND quận Thanh Xuân kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án từ năm 2016 đến hết năm 2020, từ đó đưa ra một số ví dụ điển hình để minh chứng cho những nội dung được đưa ra trong luận văn. Các phương pháp kể trên hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để làm rõ những vấn đề thuộc đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận 6
  13. Luận văn góp phần bổ sung, phát triển lý luận về các biện pháp ngăn chặn nói chung; lý luận về biện pháp ngăn chặn tạm giam nói riêng cho khoa học pháp lý chuyên ngành. Đồng thời, qua việc nghiên cứu đề tài đã cung cấp hệ thống tư liệu cần thiết góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật thực định về BPNC Tạm giam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Với việc đánh giá đúng thực tiễn việc thực hiện BPNC tạm giam trên địa bàn Quận Thanh Xuân, đánh giá tình hình áp dụng BPNC tạm giam; những khó khăn, hạn chế trong luật định và thực tiễn; nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc đó, từ đó rút ra được những đề xuất có cơ sở lý luận và thực tiễn. Những đề xuất này có giá trị tham khảo, hoàn thiện trong áp dụng của các cơ quan tiến hành tố tụng trên cả nước. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong công tác giải quyết các vụ án hình sự. Đề tài có giá trị làm tài liệu tham khảo và học tập đối với các sinh viên, học viên luật, người làm thực tiễn tại các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, cũng như trong công tác xây dựng pháp luật. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về biện pháp Tạm giam. Chương 2: Thực trạng áp dụng biện pháp Tạm giam trên địa bàn Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Chương 3: Yêu cầu và Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp Tạm giam trong thời gian tới. 7
  14. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIAM 1.1. Những vấn đề lý luận về biện pháp tạm giam 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa biện pháp tạm giam a, Khái niệm biện pháp tạm giam. Đấu tranh phòng và chống tội phạm là vấn đề quan trọng trong xã hội. Ở bất kỳ mỗi quốc gia nào, tội phạm luôn là một vấn đề quan trọng cấp thiết có ảnh hưởng tới không chỉ đối với từng cá nhân con người mà còn tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại, ổn định của chế độ nhà nước, chế độ kinh tế - chính trị và xã hội. Do đó, để đảm bảo cho việc phát hiện, truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội chính xác, xử lý nghiêm minh, khách quan, nhanh chóng, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, nên luật TTHS đã được ra đời. Thông qua luật TTHS, Nhà nước thực hiện quyền lực của mình trong lĩnh vực đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, thể hiện sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước đối với tội phạm và người phạm tội [12, tr. 42], góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Khi nói đến nhà nước pháp quyền, phải thấy ban đầu đây là quan niệm, tư tưởng về dân chủ và về phương thức tổ chức quyền lực, trong đó vai trò của pháp luật luôn được đề cao và phải được bảo đảm tôn trọng[13, tr. 213- 214]. Pháp luật giữ vị trí tối thượng trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội. Sự thống trị của Hiến pháp và pháp luật chính là cơ sở hình thành nên nhà nước pháp quyền, vì thế, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật là một nhu cầu tự thân và là đòi hỏi căn bản cho sự tồn tại, phát triển của nhà nước đó. Pháp luật nói chung và luật TTHS nói riêng là phương tiện quan trọng để giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tôn trọng quy tắc của 8
  15. cuộc sống xã hội chủ nghĩa. Việc tạo cho được ý thức coi trọng pháp luật trong quản lý xã hội, quản lý nhà nước là một điều vô cùng quan trọng. Luật TTHS còn quy định những biện pháp có ý nghĩa khuyến khích, động viên đối với những người thực hiện tốt nghĩa vụ của mình hoặc yêu cầu phải thực hiện theo đúng quy định. Tuy nhiên sẽ có trường hợp các biện pháp thuyết phục, giáo dục được áp dụng không đem lại hiệu quả, các cơ quan pháp luật phải sử dụng đến các biện pháp có tính quyền lực cưỡng chế như là một công cụ tác động xã hội sắc bén và hữu hiệu để buộc các chủ thể phải thể hiện sự tôn trọng pháp luật bằng việc thực hiện những hành vi cụ thể phù hợp lợi ích của nhà nước được thể hiện trong các quy phạm pháp luật. Cưỡng chế nhà nước là yếu tố cần thiết, không thể thiếu được trong cơ chế điều chỉnh pháp luật[14, tr. 237]. Theo từ điển Luật học thì Biện pháp cưỡng chế có nghĩa là “biện pháp bắt buộc cá nhân hay tổ chức phải thực hiện một nghĩa vụ, trách nhiệm theo quyết định đã có hiệu lực của một cá nhân, tổ chức có thẩm quyền”[15, tr. 64]. Có thể thấy, đây là biện pháp mang tính quyền lực nhà nước do cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng theo những thủ tục, trình tự và điều kiện nhất định. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm pháp luật mà cưỡng chế có nhiều hình thức khác nhau như cưỡng chế dân sự, cưỡng chế tố tụng hình sự v.v… Trong khoa học luật TTHS Việt Nam, các Biện pháp cưỡng chế tố tụng được hiểu là biện pháp cưỡng chế nhà nước được áp dụng với đối tượng, trong trường hợp, theo trình tự, thủ tục luật định nhằm ngăn chặn tội phạm, loại trừ những hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án hình sự[16, tr. 18]. Đây là biện pháp có tính quyền lực nhà nước do cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng, có tính chất bắt buộc đối với đối tượng bị áp dụng, hạn chế một số quyền của họ và có mức độ nghiêm khắc cao hơn so với các biện pháp cưỡng chế trong lĩnh vực khác. Từ bản chất của tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội cũng như nhiệm vụ phát hiện, xác định tội phạm, ngăn chặn tiếp tục phạm tội và truy cứu phù hợp đối với người phạm tội, thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong lĩnh vực TTHS thực sự là nhu cầu cần thiết khách quan, đảm 9
  16. bảo cho các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. TTHS là lĩnh vực mà trong đó việc áp dụng biện pháp cưỡng chế có nguy cơ xâm phạm nhiều nhất vào quyền nhân thân của cá nhân, hạn chế đi các quyền tự do của họ. Nếu áp dụng vượt quá giới hạn, không tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ xảy ra tình trạng lạm quyền, dẫn đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị vi phạm nghiêm trọng. Vì vậy, cần phải hạn chế việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thực tiễn TTHS. Đồng thời, cần thiết quy định một cách chặt chẽ, chính xác, cụ thể chế định các biện pháp cưỡng chế TTHS, điều này không những thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước ta đối với các quyền tự do cá nhân, mà còn là cơ sở pháp lý bảo đảm sự giám sát của nhân dân, xã hội đối với toàn bộ hoạt động TTHS nói chung và áp dụng các biện pháp cưỡng chế TTHS nói riêng[17, tr. 28]. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, pháp luật TTHS đã quy định một loạt các biện pháp cưỡng chế khác nhau nhằm thực hiện những mục đích tố tụng nhất định. Có thể chia thành các nhóm biện pháp cưỡng chế sau: Nhóm thứ nhất: Các biện pháp cưỡng chế, gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lãnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. Nhóm thứ hai: Các biện pháp đảm bảo cho việc thu thập chứng cứ, như: khám xét, dẫn giải, thu giữ thư tín; lấy lời khai người bị buộc tội; hỏi cung bị can... Nhóm thứ ba: Các biện pháp đảm bảo cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, gồm: kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân có liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân, buộc pháp nhân nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án, áp giải bị can, bị cáo, người bị kết án, dẫn giải người làm chứng, những biện pháp xử lý do thẩm phán chủ tọa phiên tòa áp dụng đối với người có hành vi vi phạm nội quy phiên tòa.[12, tr. 229 – 230]. 10
  17. Trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế trong TTHS, các BPNC có vai trò đặc biệt quan trọng. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế tác động trực tiếp đến khả năng ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm, không để người phạm tội trốn, tiêu hủy chứng cứ, ngăn ngừa hành vi phạm tội mới, bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; góp phần to lớn vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, giải quyết các nhiệm vụ của TTHS nói riêng. Có thể thấy biện pháp cưỡng chế có những dấu hiệu đặc trưng sau đây: + Mục đích áp dụng: Ngăn chặn không cho tội phạm xảy ra, ngăn ngừa khả năng tiếp tục phạm tội, hay hành vi trốn tránh pháp luật bảo đảm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được tiến hành một cách thuận lợi, nhanh chóng, đúng pháp luật. + Đối tượng có thể bị áp dụng: Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người phạm tội quả tang, bị can, bị cáo, người bị kết án. + Chủ thể có thẩm quyền áp dụng: Đó là những người có thẩm quyền trong các cơ quan tiến hành tố tụng như Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện KSND và Viện KSQS các cấp; Chánh án, Phó Chánh án TAND và TAQS các cấp,...hoặc những người giữ chức vụ trong các cơ quan Nhà nước được giao thực hiện một số hoạt động tố tụng. + Các trường hợp áp dụng: Chỉ áp dụng BPNC này trong những trường hợp cần thiết, căn cứ vào các quy định của pháp luật. Khi áp dụng thì các chủ thể có thẩm quyền phải xem xét cẩn thận, đánh giá chặt chẽ trước khi quyết định áp dụng các BPNC và nếu xét thấy cần thiết thì có thể thay thế BPNC đang áp dụng bằng BPNC khác. Như vậy từ những phân tích trên, có thể hiểu BPNC là: biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự do cơ quan hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật áp dụng đối với người bị buộc tội nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, tiêu hủy chứng cứ, ngăn ngừa hành vi phạm tội mới hoặc các hành vi gây cản trở cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. 11
  18. Tạm giam là một trong các BPNC của TTHS, có tính nghiêm khắc nhất trong số các BPNC. Tuy nhiên, biện pháp này không phải là hình phạt bởi vì mục đích của nó cũng như mục đích của BPNC nói chung, không nhằm trừng trị người phạm tội hay giáo dục cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN. Tạm giam được áp dụng đối với bị can, bị cáo, được áp dụng trong thời hạn nhất định, trong trường hợp đặc biệt thì thời hạn tạm giam dài hơn mức tối thiểu của hình phạt tù có thời hạn. Áp dụng biện pháp tạm giam không phải là tước bỏ quyền tự do của bị can, bị cáo mà là tạm thời hạn chế tự do thân thể, tự do đi lại và một số quyền tự do cá nhân khác như quyền tự do ngôn luận, hội họp,…nhằm ngăn chặn bị can tiếp tục phạm tội, bảo đảm cho quá trình giải quyết vụ án hình sự một cách thuận lợi, nhanh chóng. So với các BPNC khác như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, tạm hoãn xuất cảnh thì các biện pháp này chỉ ảnh hưởng đến quyền tự do đi lại trong phạm vi nhất định hoặc quyền, lợi ích về tài sản mà không ảnh hưởng đến các quyền tự do khác của công dân như quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Các biện pháp bắt người, tạm giữ cũng là BPNC nghiêm khắc, cũng hạn chế một số quyền tự do cơ bản của công dân nhưng thời hạn hạn chế quyền tự do trong bắt, tạm giữ ngắn hơn nhiều so với tạm giam. Khi bàn về BPNC tạm giam, có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này: Theo cách tiếp cận truyền thống khi đưa ra định nghĩa về BPNC tạm giam trong TTHS thể hiện khuynh hướng của phương pháp tiếp cận quyền, vẫn dựa trên các dấu hiệu của luật thực định với nội hàm thể hiện tính cưỡng chế của Nhà nước thì: Tạm giam là biện pháp cách ly bị can, bị cáo với xã hội trong thời gian nhất định nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở việc điều tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội của bị can, bị cáo đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử thi hành án được thuận lợi[23, tr.224]. Quan điểm trên tương đối ngắn gọn, thể hiện được nhiều khía cạnh về biện pháp tạm giam, trong đó có đề cập đến đối tượng áp dụng và bản chất của biện pháp tạm giam là biện pháp cách ly bị can, bị cáo với xã hội trong thời gian nhất định. Đồng thời, quan điểm 12
  19. này cũng nêu được mục đích của tạm giam là nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở việc điều tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội của bị can, bị cáo đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử thi hành án được thuận lợi. Quan điểm về khái niệm tạm giam trên có những yếu tố hợp lý nhưng chưa đầy đủ, chưa đề cập đến thẩm quyền áp dụng tạm giam đó là những người có thẩm quyền tại cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Quan điểm khác lại cho rằng: Tạm giam là BPNC nghiêm khắc nhất được quy định trong BLTTHS do CQĐT, VKS hoặc Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo nhằm ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án[18, tr. 108]. Quan điểm trên phản ảnh khá đầy đủ về tạm giam, để cập đến đối tượng áp dụng, căn cứ, thẩm quyền áp dụng của biện pháp này. Tuy nhiên, chưa nêu lên được điểm đặc trưng sự nghiêm khắc của biện pháp tạm giam so với các BPNC khác đó là cách ly bị can, bị cáo khỏi bên ngoài xã hội trong một khoảng thời gian, hạn chế một số quyền tự do của họ. Định nghĩa này đã đề cập đến chủ thể có thẩm quyền là CQĐT, VKS và Tòa án là chưa cụ thể bởi mỗi cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nhưng thông qua những chủ thể cụ thể chứ bản thân các cơ quan này không thể tự thực hiện được. Theo quy định của pháp luật, việc ra lệnh hay quyết định tạm giam thuộc về những người có thẩm quyền nhất định trong các cơ quan tiến hành tố tụng và những người này sẽ phải chịu trách nhiệm đối với văn bản do mình ban hành. Theo tác giả Trần Quang Tiệp đề cập về BPNC tạm giam: Tạm giam là BPNC trong TTHS do những người có thẩm quyền của CQĐT, VKS, Tòa án áp dụng, tạm thời hạn chế tự do cá nhân với mức độ rất nghiêm khắc trong thời hạn tương đối dài, đối với bị can, bị cáo nhằm ngăn chặn tội phạm, bảo đảm cho việc tiến hành hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án[17, tr. 26]. Với khái niệm như vậy, biện pháp tạm giam đã được thể hiện một cách khá rõ ràng 13
  20. về thẩm quyền áp dụng là những người có thẩm quyền của CQĐT, VKS, Tòa án; đối tượng áp dụng là bị can, bị cáo; đặc trưng cơ bản của tạm giam là hạn chế quyền con người và mục đích của tạm giam là để bảo đảm cho việc tiến hành các hoạt động tố tụng. Những khái niệm mà các tác giả trên đưa ra đều nhấn mạnh vào mục đích của biện pháp này là ngăn chặn sự bỏ trốn, gây cản trở điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Qua những quan điểm ở trên cùng với việc phân tích những quan điểm đó cho thấy, nếu để đưa ra một khái niệm đầy đủ về BPNC tạm giam thì định nghĩa gồm có các nội dung sau: Bản chất của tạm giam là BPNC chỉ áp dụng trong TTHS với đặc trưng là cách ly đối tượng áp dụng với xã hội trong khoảng thời gian nhất định, hạn chế một số quyền công dân như quyền ứng cử hoặc hạn chế một số quyền công dân như quyền tư do đi lại và cư trú, quyền tự do ngôn luận, hội họp, biểu tình, quyền tự do tín ngưỡng...; đối tượng áp dụng của tạm giam là bị can, bị cáo; thẩm quyền áp dụng là người có thẩm quyền của CQĐT, VKS, Tòa án; căn cứ áp dụng là những căn cứ do BLTTHS quy định; mục đích áp dụng của biện pháp này là nhằm ngăn chặn tiếp tục phạm tội hoặc gây cản trở cho quá trình giải quyết vụ án, bảo đảm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Từ những phân tích trên, tác giả đưa ra quan điểm về khái niệm BPNC tạm giam như sau: “Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, do Cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng đối với người bị buộc tội khi có căn cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự bảo đảm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thuận lợi.”. b, Đặc điểm của biện pháp Tạm giam. - Tạm giam là biện pháp thuộc nhóm biện pháp ngăn chặn có tính cưỡng chế nghiêm khắc nhất. Trong tố tụng hình sự, biện pháp tạm giam là một trong những biện pháp có tính cưỡng chế được áp dụng đối với người bị buộc tội, mục đích không để tiếp tục phạm tội hoặc cản trở quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Tính 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2