intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Các hình phạt chính không tước tự do từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu phân tích, làm rõ lý luận về các hình phạt không tước tự do và qua đó so sánh quy định của pháp luật hình sự Việt Nam trong các thời kỳ để thấy được những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục của pháp luật hình sự Việt Nam về các quy định về hình phạt chính không tước tự do; đánh giá thực tiễn về việc áp dụng hình phạt chính không tước tự do trên địa bàn Thành phố Biên Hòa. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Các hình phạt chính không tước tự do từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------------------------- VŨ MẠNH HÀ CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG TƯỚC TỰ DO TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HÀ NỘI, NĂM 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------------------------- VŨ MẠNH HÀ CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG TƯỚC TỰ DO TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐINH THỊ MAI HÀ NỘI, NĂM 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Tác giả luận văn: Vũ Mạnh Hà
  4. Lời tri ân Luận văn này được hoàn thành chính là nhờ sự hướng dẫn rất tận tâm của Người hướng dẫn khoa học, cô Đinh Thị Mai - người đã được Học Viện khoa học Xã hội phân công hướng dẫn tác giả làm luận văn. Đồng thời, trong thời gian khóa học, với tư cách là giảng viên trực tiếp giảng dạy, Cô Mai thực sự ấn tượng với học viên và với riêng bản thân tôi với kiến thức và phương pháp giảng dạy, hướng dẫn hiệu quả. Vì vậy, từ tận đáy lòng, tác giả xin gửi lời tri ân chân thành đến Cô Đinh Thị Mai, một nữ Phó Giáo sư – Tiến sĩ luật trẻ tâm huyết với nghề. Tác giả cũng xin gửi lời tri ân đến Khoa Luật Học viện Khoa học Xã hội và Quý Thầy, Quý Cô đã trực tiếp tham gia giảng dạy và hướng dẫn học viên trong khóa học thạc sĩ luật này. Trân trọng Tác giả luận văn: Vũ Mạnh Hà
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG TƯỚC TỰ DO ...........................................................................................7 1.1. Khái niệm các hình phạt chính không tước tự do ...............................................7 1.2. Đặc điểm của các hình phạt chính không tước tự do .........................................10 1.3. Chức năng, ý nghĩa của các hình phạt chính không tước tự do. ........................14 1.4. Các hình phạt chính không tước tự do và phân biệt các hình phạt chính không tước tự do với các hình phạt khác. ............................................................................16 Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG TƯỚC TỰ DO VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI ..........................................21 2.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các các hình phạt chính không tước tự do ..................................................................................................................21 2.2. Thực trạng áp dụng các hình phạt chính không tước tự do trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015-2019 .................................................44 2.3. Một số hạn chế và nhận định nguyên nhân ........................................................50 Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG TƯỚC TỰ DO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI ........................................................................................65 3.1. Nâng cao ý thức của các chủ thể tiến hành tố tụng ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai về vai trò và ý nghĩa tác động tích cực của các hình phạt chính không tước tự do, tránh “định kiến” chỉ ưu tiên áp dụng hình phạt tù. ...............................65 3.2. Đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ có thẩm quyền chứng minh trong điều tra trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai .............................................................................................................................66
  6. 3.3. Đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ý thức tuân thủ pháp luật của đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai .............................................................................................................................66 3.4. Hướng dẫn thi hành và tập huấn quy định của Bộ luật hình sự 2015 về các hình phạt chính không tước tự do và thống nhất cách thức áp dụng hình phạt không tước tự do...........................................................................................................................68 3.5. Tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật về các hình phạt chính không tước tự do...........................................................................................................................69 3.6. Tăng cường công tác giám đốc xét xử, thanh tra, kiểm sát hoạt động xét xử của tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ..............................................69 KẾT LUẬN ..............................................................................................................73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................75
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số liệu thống kê hình phạt cảnh cáo từ năm 2015 đến năm 2019 ............ 44 Bảng 2.2. Số liệu thống kê hình phạt tiền từ năm 2015 đến năm 2019 .................... 46 Bảng 2.3. Số liệu thống kê hình phạt cải tạo không giam giữ từ năm 2015 đến năm 2019 ........................................................................................................................... 47 Bảng 2.4. Tỉ lệ áp dụng các hình phạt chính không tước tự do tại Thành phố Biên Hòa trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 ...................................................... 50
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Hình phạt là một chế tài quan trọng của luật hình, nó có mức độ trừng phạt nghiêm khắc nhất đối với người phạm tội. Thế nhưng, hình phạt không chỉ có ý nghĩa trừng trị đơn thuần mà còn có một ý nghĩa quan trọng khác là nhằm giáo dục, ngăn ngừa họ phạm tội mới; đó mới chính là mục đích tối cao, mang tính nhân văn của hình phạt. Trong hệ thống hình phạt của bộ luật hình sự Việt Nam có quy định nhiều loại hình phạt khác nhau, trong đó có một số hình phạt nhưng không tước tự do đối với người bị kết án, như hình phạt cảnh cáo, hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ. Các hình phạt kiểu này thể hiện rất rõ nguyên tắc nhân đạo trong việc xử lý tội phạm; thể hiện được chính sách hình sự của Nhà nước ta là theo hướng đề cao hiệu quả phòng ngừa, giáo dục tính hướng thiện trong việc xử lý tội phạm; qua đó thể hiện sự tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013; đúng với tinh thần và yêu cầu của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX đã đề ra là “Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm” (trích Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020). [2, tr. 3] Việc quy định các hình phạt không tước tự do vừa có mục đích phòng chống tội phạm, nhưng qua đó, một phần cũng là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, việc áp dụng các hình phạt chính không tước tự do đối với người phạm tội có tỷ lệ rất thấp so với các hình phạt chính khác như là hình phạt tù có thời hạn. Về nguyên nhân, là do các quy định của pháp luật hình sự về các hình phạt không tước tự do chưa có cơ chế quy định đảm bảo việc áp dụng thống nhất. Bộ luật hình sự năm 2015 tuy đã có những sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa thật cụ thể để có một cơ chế thống nhất áp dụng đối với loại hình phạt này 1
  9. mà còn rất tùy nghi áp dụng do cán bộ áp dụng pháp luật nói chung hay cụ thể hơn là do thẩm phán ra quyết định áp dụng pháp luật nói riêng phần nào chưa nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ mục đích của các hình phạt không tước tự do trong việc thực hiện chính sách hình sự hiện nay, một phần cũng vì lý do tế nhị khác mà chúng ta thường e ngại khi đề cập đến. Như tại Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 có kết luận: “Vẫn còn một số cán bộ tư pháp phẩm chất chính trị, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình trạng một bộ phận cán bộ tư pháp nhũng nhiễu, tiêu cực chưa giảm, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào chất lượng hoạt động tư pháp”. [3, tr. 2] Riêng cá nhân tôi nhận thấy, tại Thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai nói riêng trong giai đoạn hiện nay, việc áp dụng “hình phạt chính” không tước tự do trong các vụ án hình sự là còn rất hạn chế. Vì thế, việc tôi tiếp tục nghiên cứu về hình phạt chính không tước tự do của pháp luật hình sự và đánh giá việc áp dụng hình phạt chính không tước tự do trên thực tiễn địa bàn Thành phố Biên Hòa tôi thấy là rất cần thiết, để qua đó, đề nghị các giải pháp hoàn thiện hơn, nâng cao về nhận thức đối với đội ngũ thẩm phán, làm tăng hiệu quả trong việc áp dụng các hình phạt chính không tước tự do, góp phần nâng cao tính minh bạch, công bằng của luật pháp nước nhà và qua đó, tạo được niềm tin của người dân vào công lý. Và đây chính là lý do tôi chọn đề tài này để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Trước tôi, đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu về các hình phạt không tước tự do như: Phạm Ngọc Ánh, “Thi hành hình phạt cảnh cáo thực hiện như thế nào”, tạp chí Tòa án số 13 (2013); Doãn Trung Đoàn, “Hoàn Thiện các quy định về hình phạt tiền của BLHS Việt Nam”, tạp chí Tòa án số 18 (2013); Đỗ Thanh Xuân, “Về hình phạt trục xuất”, tạp chí Tòa án số 02 (2015); Phạm Đức Trung, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ”, luận văn thạc sĩ luật học năm 2014; Phan Thị Minh Thái, 2
  10. “Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng”, luận văn thạc sĩ luật học năm 2018; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Chương 15. Khái niệm hình phạt, hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp”, NXB. Đại học quốc gia Hà Nội (2005); Đào Trí Úc, “Tội phạm học, Luật hình sự và Tố tụng hình sự”, NXB Chính trị Quốc gia (1995); Võ Khánh Vinh, “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung)”, NXB Công an nhân dân (2008). Các bài viết, công trình trên đây nói chung phần nào đã làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hình sự về hình phạt chính không tước tự do, đồng thời đã chỉ ra được một số vướng mắc, bất cập của việc áp dụng các quy định về hình phạt chính không tước tự do trong thực tiễn. Từ đó gợi mở cho tôi – tác giả luận văn – nhiều ý tưởng khoa học hết sức bổ ích, giá trị cho việc hoàn thành luận văn này. Trong luận văn, tác giả đã mạnh dạn đưa ra các quan điểm, nhận thức của riêng mình trong việc đánh giá việc áp dụng các hình phạt chính không tước tự do tại Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong những năm gần đây; chỉ ra một số vướng mắc, bất cập và đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước, theo hướng mà nghị quyết Bộ Chính trị đã yêu cầu là “Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm”. [2, tr. 3] 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích để nghiên cứu đề tài này của tác giả luận văn là trên cơ sở làm rõ quy định của pháp luật về các hình phạt chính không tước tự do, đánh giá những bất cập, những hạn chế (khách quan và chủ quan) trong quá trình áp dụng pháp luật, từ đó đưa ra những kiến nghị đối với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước có liên quan trên địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai với mong muốn nâng cao hiệu quả áp dụng các hình phạt chính không tước tự do, từ đó đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam có liên quan, bảo đảm hiệu quả áp 3
  11. dụng các hình phạt chính không tước tự do, góp phần đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp. Để đạt được mong muốn, tác giả đã phải phân tích, làm rõ lý luận về các hình phạt không tước tự do và qua đó so sánh quy định của pháp luật hình sự Việt Nam trong các thời kỳ để thấy được những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục của pháp luật hình sự Việt Nam về các quy định về hình phạt chính không tước tự do; đánh giá thực tiễn về việc áp dụng hình phạt chính không tước tự do trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, nêu ra các vướng mắc, hạn chế trong thực tiễn áp dụng; đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự và đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng quy định về các hình phạt chính không tước tự do áp dụng riêng cho địa bàn thành phố Đồng Nai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Về đối tượng nghiên cứu: Để đạt được mục đích đồng thời với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu trên đây thì kết quả luận văn đã thể hiện được như sau: + Những vấn đề lý luận về các hình phạt chính không tước tự do; + Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các hình phạt chính không tước tự do; + Thực tiễn áp dụng các hình phạt chính không tước tự do trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. - Về phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về nội dung: Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ luật học về đề tài như đã nêu trên, tác giả tập trung nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý về các hình phạt chính không tước tự do; đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về hình phạt chính không tước tự do từ thực tiễn Thành phố Biên Hòa; Do Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 hiện hành có quy định về trách nhiệm hình sự không những đối với cá nhân người phạm tội mà còn quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Tuy nhiên, trong phạm vi 4
  12. nghiên cứu của đề tài này thì tác giả chỉ đề cập đến hình phạt chính không tước tự do đối với người phạm tội chứ không bao gồm cả pháp nhân thương mại phạm tội. + Phạm vi về không gian và thời gian: Luận văn thạc sĩ luật học này đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về các hình phạt chính không tước tự do trong khoảng thời gian 05 (năm) năm, từ năm 2015 đến năm 2019 trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: Về phương pháp luận: Tác giả nghiên cứu đề tài đã dựa trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 26/5/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị, đồng thời tham khảo có chọn lọc quan điểm của một số tác giải có công trình nghiên cứu, bài viết liên quan để từ đó đưa ra quan điểm, nhận thức của chính mình về các hình phạt chính không tước tự do. Về các phương pháp nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự sau đây: - Phương pháp phân tích và tổng hợp; - Phương pháp nghiên cứu lịch sử; - Phương pháp luật học so sánh; - Phương pháp thống kê; - Phương pháp diễn dịch, quy nạp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về các hình phạt chính không tước tự do theo pháp luật hình sự Việt Nam; đồng thời, đánh giá từ thực tiễn áp dụng để thấy được những vướng mắc, hạn chế còn tồn tại, đưa ra kiến nghị, giải pháp khắc phục nhằm áp dụng đúng quy định về các hình phạt chính không tước tự do. - Góp phần nâng cao nhận thức của những người làm công tác áp dụng pháp luật nói chung và về áp dụng các hình phạt chính không tước tự do nói riêng. 5
  13. - Giúp cho tác giả luận văn hiểu sâu hơn đối với các quy định về hình phạt, hình phạt không tước tự do để từ đó thấu hiểu hơn đối với các quyết định, phán quyết của những người áp dụng pháp luật đối với người phạm tội; đồng thời qua đó cũng giúp ích rất nhiều cho tác giả trong quá trình hành nghề luật sư của mình. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 (ba) chương gồm: Chương 1: Những vấn đề lý luận về các hình phạt chính không tước tự do. Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự về các hình phạt chính không tước tự do và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các hình phạt chính không tước tự do trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 6
  14. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG TƯỚC TỰ DO 1.1. Khái niệm các hình phạt chính không tước tự do Tội phạm và hình phạt có mối quan hệ mật thiết với nhau, là những chế định trọng tâm của luật hình. Hay nói cách khác, mối quan hệ giữa tội phạm và hình phạt nhìn dưới góc độ triết học chính là mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả, tức là người phạm tội phải chịu hậu quả nhất định do hành vi phạm tội mà mình đã thực hiện; đó chính là trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Chế định về hình phạt chính là công cụ pháp lý hữu hiệu nhất của một nhà nước, hay một quốc gia trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Về khái niệm pháp lý của hình phạt, lần đầu tiên đã được định nghĩa và quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999, được quốc hội thông qua ngày 21/12/1999 tại kỳ họp thứ 6, khóa X có hiệu lực từ ngày 01/7/2000. Điều 26 Bộ luật hình sự 1999 quy định: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết định”. [19, tr. 60] Sau đó, tại Điều 30 của Bộ luật hình sự năm 2015 cũng đã kế thừa và quy định hình phạt như sau: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Toà án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó”. [20, tr. 24] Như vậy, hình phạt đã được nhà nước ta xem là một trong những công cụ pháp lý hiệu quả nhất để đấu tranh phòng chống tội phạm. Theo Bộ luật hình sự hiện hành, người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội thì phải chịu một hoặc một số hình phạt nhất định trên cơ sở tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội mà người hoặc pháp nhân thương mại đó đã thực hiện. Tuy nhiên, như từng đề cập 7
  15. trên, việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội không chỉ đơn thuần mang tính trừng trị mà còn mang tính giáo dục với mục đích cao nhất là giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội và không tái vi phạm pháp luật hình sự. Đối với từng người phạm tội khác nhau sẽ có hình phạt khác nhau, với nội dung hạn chế hoặc tước bỏ những quyền và lợi ích khác nhau, sẽ có khuynh hướng tác động khác nhau. Đó chính là mục đích của hình phạt. Bộ luật hình sự 1985 tuy chưa đưa ra được khái niệm về hình phạt, nhưng mục đích của hình phạt thì đã được thể hiện tại Điều 20. Trong Bộ luật hình sự 1999 thì cũng có quan điểm về mục đích như Bộ luật hình sự 1985, thể hiện tại Điều 27. Tại Bộ luật hình sự năm 2015 hiện hành thì mục đích của hình phạt cũng tiếp tục được kế thừa, được quy định tại Điều 31 là: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm” [20, tr. 25]. Tuy nhiên, về nhận thức của một số nhà nghiên cứu thì mục đích của hình phạt vẫn chưa có sự thống nhất. Có nhận thức cho rằng “giáo dục, phòng ngừa mới là mục đích của hình phạt; trừng trị chỉ là tiền đề để đạt được mục đích đó mà thôi”. Trong khi đó, trong một số giáo trình của một số trường đại học thì lại nhận định hình phạt trong luật hình sự có mục đích trừng trị. Trong Giáo trình Luật hình sự phần chung của Trường Đại học Luật Hà Nội nhận định hình phạt có hai mục đích là phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng: “Trong mục đích phòng ngừa riêng, trừng trị và cải tạo, giáo dục người phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội mới là hai mục đích song song tồn tại và có mối quan hệ chặt chẽ, chỉ có thể đạt được mục đích cuối cùng và chủ yếu là cải tạo giáo dục người phạm tội nếu hình phạt áp dụng với họ là tương xứng với hành vi phạm tội mà họ gây ra.”. Theo nhận định này, trừng trị được xem là mục đích phòng ngừa riêng còn mục đích giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phong ngừa và chống tội phạm chính là mục đích phòng ngừa chung. Nhưng luật hình sự Việt Nam không lấy sự trừng trị để nhằm răn đe mà chủ yếu là nhằm làm cho mọi người tin vào sự công minh của 8
  16. pháp luật, khuyến khích họ cùng tham gia vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, đó mới là nội dung chủ yếu của mục đích phòng ngừa chung của hình phạt. Do hành vi phạm tội là rất đa dạng, cùng với nhiều hoàn cảnh, điều kiện, mức độ phạm tội rất khác nhau nên cần phải có các hình phạt khác nhau nhằm đảm bảo tính hiệu quả cao nhất của hình phạt. Từ cơ sở này, Bộ luật hình sự đã quy định hệ thống hình phạt gồm các hình phạt đối với người phạm tội và các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội; phân chia thành hình phạt chính, hình phạt bổ sung để Tòa án xem xét, cân nhắc áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể. Hình phạt chính là loại hình phạt được áp dụng chính thức cho người phạm tội và được Tòa án tuyên một cách độc lập; đối với một trường hợp phạm tội cụ thể thì chỉ được áp dụng một hình phạt chính. Hình phạt bổ sung là loại hình phạt không được tuyên độc lập mà chỉ được tuyên kèm với hình phạt chính, đối với một trường hợp cụ thể và có thể không áp dụng, hoặc có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung. Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định đối với người phạm tội thì hình phạt chính bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình. Hình phạt bổ sung bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính. Mặc dù trong Bộ luật hình sự 2015 không quy định khái niệm về “hình phạt tước tự do” và “hình phạt không tước tự do” nhưng có thể căn cứ vào tính chất tước bỏ về tự do thân thể của người phạm tội thì hình phạt còn được chia thành hai nhóm là: hình phạt tước tự do và hình phạt không tước tự do. Thuật ngữ “hình phạt tước tự do” và “hình phạt không tước tự do” chưa được quy định chính thức trong Bộ luật hình sự nhưng đã được thừa nhận và được nhắc đến nhiều trong các tài liệu khoa học pháp lý khác và cũng được nhiều chuyên gia pháp lý và người làm công tác pháp luật sử dụng. Về khái niệm “các hình phạt không tước tự do”, lại có nhiều quan điểm khác nhau về như thế nào là “tước tự do”. Tra cứu từ về “quyền tự do hoặc tự do” trên 9
  17. trang mạng bách khoa toàn thư mở wikipedia, thể hiện: “quyền tự do hoặc tự do là một khái niệm dùng trong triết học chính trị mô tả tình trạng khi một cá nhân không bị sự ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình”, nên hình phạt không tước tự do được xem là hình phạt mà không có sự ép buộc, hạn chế nào đối với người phạm tội. Theo định nghĩa này, các hình phạt cải tạo không giam giữ cũng như hình phạt trục xuất không phải là hình phạt không tước tự do bởi các hình phạt này đã hạn chế quyền tự do cư trú của người phạm tội. Tuy nhiên, quan điểm của một số chuyên gia pháp lý khác lại cho rằng hình phạt không tước tự do là hình phạt không buộc người phạm tội “phải cách ly hoàn toàn khỏi môi trường sống bình thường”; hay nói cách khác, là người phạm tội không phải sống tập trung trong môi trường giam giữ, nhưng họ phải bị tước bỏ hoặc hạn chế một số quyền và lợi ích nhất định. Xuất phát từ quan điểm này và trên cơ sở khái niệm chung về hình phạt được quy định tại Điều 30 Bộ luật hình sự năm 2015 có thể khái niệm các hình phạt chính không tước tự do như sau: Các hình phạt chính không tước tự do là những hình phạt chính nằm trong hệ thống hình phạt, được quy định trong Bộ luật hình sự, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người đó nhưng không cách ly họ ra khỏi đời sống xã hội. Từ khái niệm này, đối chiếu với hệ thống hình phạt được quy định tại Điều 32 của Bộ luật hình sự năm 2015 thì các hình phạt chính không tước tự do bao gồm các hình phạt sau: 1. Cảnh cáo 2. Phạt tiền 3. Cải tạo không giam giữ 4. Trục xuất. 1.2. Đặc điểm của các hình phạt chính không tước tự do Như trình bày trên, hình phạt tước tự do và hình phạt không tước tự do khác nhau cơ bản ở chỗ hình phạt có cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội hay 10
  18. không mà thôi. Vì vậy có thể kể ra một số dấu hiệu cơ bản của hình phạt chính không tước tự do như sau: - Người bị kết án không bị cách ly khỏi xã hội. Cũng bởi bản chất hình phạt chính không tước tự do vẫn là hình phạt nên bản thân nó cũng mang đầy đủ các đặc điểm của hình phạt nói chung. Ngoài ra nó còn mang một số đặc trưng riêng phản ánh nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam là người phạm tội không bị cách ly khỏi đời sống xã hội nhưng vẫn đảm bảo mục đích của hình phạt. Hình phạt loại này không buộc người phạm tội phải cách ly khỏi môi trường sống bình thường mà tạo điều kiện cho người phạm tội được sống, lao động, học tập, cải tạo trong môi trường xã hội bình thường nhưng phải dưới sự giám sát, giúp đỡ của gia đình, cơ quan nhà nước, tổ chức nơi họ sinh sống, làm việc, với mục đích là nhằm tác động tích cực đến nhận thức của người phạm tội, giúp họ nhận ra được lỗi lầm của mình để tích cực cải tạo, phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội. - Điều kiện áp dụng và hậu quả pháp lý của hình phạt chính không tước tự do. Tòa án chỉ áp dụng các hình phạt chính không tước tự do khi pháp luật hình sự có quy định. Đồng thời, người phạm tội phải có nhân thân tốt và có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015. Ngoài ra, tòa án còn phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội; đánh giá về vai trò, động cơ, mục đích phạm tội của người phạm tội trong vụ án để xác định người phạm tội có đủ khả năng để tự cải tạo trở thành người tốt và đồng thời không được ảnh hưởng đến công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Như vậy, chỉ có những trường hợp người phạm tội hội đủ các điều kiện nêu trên thì mới được áp dụng các hình phạt không tước tự do như đối với hình phạt cảnh cáo, phạt tiền chẳng hạn, chỉ áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng; đối với hình phạt cải tạo không giam giữ chỉ áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng… 11
  19. - Tính chất cưỡng chế của hình phạt chính không tước tự do thấp hơn hình phạt tù. Thể hiện rất rõ ở việc hình phạt chính không tước tự do người phạm tội không bị cách ly khỏi đời sống xã hội; yếu tố quyết định trong việc cải tạo là do chính người phạm tội tự ý thức trong quá trình cải tạo, không chịu sự giám sát, quản lý chặt chẽ như ở hình phạt tù giam mà chỉ chịu sự quản lý, giám sát ở mức độ nhất định như dưới sự giám sát của gia đình, cơ quan nhà nước, tổ chức nơi họ sinh sống, làm việc… - Việc thi hành án đối với hình phạt chính không tước tự do được giao cho nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm, bản chất khác nhau của hình phạt. Như, Điều 257 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “2. Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc có nhiệm vụ theo dõi, giáo dục, giám sát việc cải tạo của những người được hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ. 3. Việc thi hành hình phạt quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định do chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi thi hành án đảm nhiệm. 4. Cơ sở chuyên khoa y tế thi hành quyết định về bắt buộc chữa bệnh. 5. Cơ quan thi hành án dân sự thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự trong vụ án hình sự. Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giúp chấp hành viên trong việc thi hành án. Nếu cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thì cơ quan Công an và các cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ phối hợp.”. Đến khi có Luật thi hành án hình sự năm 2010, có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2011, thay thế Pháp lệnh Thi hành án phạt tù năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thi hành án phạt tù năm 2007, Điều 10 quy định: 12
  20. “3. Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự: a) Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu (sau đây gọi là trại tạm giam); b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã);”. Và kể từ ngày 01/01/2020 khi Luật Thi hành án hình sự năm 2019 có hiệu lực thi hành thì quy định trên đây tiếp tục được quy định với cùng nội dung tại Điều 11. Việc có quy định giao cho nhiều cơ quan khác nhau để phối hợp thi hành án hình sự là rất có ý nghĩa, vừa bảo đảm việc thi hành án đối với hình phạt không phải tù, vừa thể hiện bản chất nhân đạo của Nhà nước ta và xu thế xã hội hóa một số công tác thi hành án hình sự hiện nay. - Việc thi hành án đối với hình phạt chính không tước tự do phát huy cao độ vai trò của cộng đồng trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội. Do người bị kết án không bị cách ly khỏi xã hội, được cải tạo dưới sự giám sát, giúp đỡ và giáo dục của các nhân tố gồm: cơ quan nhà nước, gia đình, tổ chức xã hội, chính quyền địa phương, mục đích là nhằm cảm hóa người bị kết án hoàn lương. Các nhân tố này đóng vai trò rất quan trọng. Ngược lại, người bị kết án ngoài được hòa nhập với cộng đồng, hưởng các chế độ sinh hoạt bình thường thì phải tự giác cải tạo thật tốt, chấp hành nghiêm hình phạt đã tuyên, nếu không muốn bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc hơn. Có nghiên cứu cho thấy, người mãn hạn tù (giam) trở về thường bị mặc cảm sâu sắc, tâm lý trầm trọng, tự ti; bị sức ép, định kiến xã hội nên thường khó hòa nhập với gia đình, xã hội và nếu không vượt qua thì rất dễ tái phạm. Như vậy, hình phạt đã không đạt được mục đích giáo dục của nó. Thế nên, việc thi hành án hình phạt chính không tước tự do có vai trò hết sức quan trọng của các nhân tố xã hội, cộng đồng. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1