intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Qua việc phân tích thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bắc Ninh, luận văn đề xuất một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ Hà Nội - 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC NINH Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8380104 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN TRÍ TUỆ Hà Nội - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của riêng tôi; các số liệu, ví dụ, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các luận điểm kế thừa được trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của Luận văn chưa từng được công bố trong công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ .............................................................. 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự .... 7 1.2. Phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ..................... 14 1.3. Ý nghĩa và vai trò của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ...... 18 Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH BẮC NINH....................................... 24 2.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ........................................................................ 24 2.2. Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Bắc Ninh .................................................. 35 Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH VỀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ........................................................................................................ 52 3.1. Yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ........................................................................ 52 3.2. Giải pháp đảm bảo áp dụng đúng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự .......................................................................................... 54 KẾT LUẬN .................................................................................................... 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 72
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luật hình sự có vai trò hết sức quan trọng, được coi là công cụ để bảo vệ các quan hệ xã hội, thông qua việc trừng phạt nghiêm minh các hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội, bảo vệ tối đa và toàn diện quyền con người, quyền công dân. Tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực được thể hiện dưới dạng những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Do đó, khi một người bị tuyên là có tội thì phải chịu sự trừng phạt của pháp luật về những hành vi mà họ gây ra. Mỗi hành vi phạm tội của từng chủ thể, các giai đoạn cụ thể, trường hợp cụ thể thường có sự khác nhau, do đó trách nhiệm hình sự đặt ra đối với họ cũng khác nhau. Bên cạnh các tiêu chí trên, thì các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là một trong những căn cứ quan trọng trong việc đánh giá tính chất nguy hiểm của hành vi và khả năng cải tạo giáo dục của người phạm tội, là một trong những căn cứ quan trọng để cơ quan, người tiến hành tố tụng có cái nhìn toàn diện khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Trong bối cảnh đất nước ta hiện nay, Bộ luật hình sự năm 2015 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn áp dụng pháp luật, khoa học luật hình sự, khắc phục được những khó khăn, vướng mắc do các quy định chung chung, không cụ thể, mang tính định tính... Tuy nhiên, trong pháp luật hình sự thực định (Bộ luật hình sự năm 2015) hiện nay, nhà làm luật nước ta không ghi nhận định nghĩa pháp lý của khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, đồng thời, khoa học luật hình sự Việt Nam còn nhiều quan điểm khác nhau xung quanh chế định này, cũng như thực tiễn áp dụng vẫn còn có những tồn tại hạn chế nhất định, làm giảm hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự. 1
  6. Điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện cho các loại tội phạm phát triển, cùng với những diễn biến phức tạp, khó lường. Thực tiễn áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đã chứng minh việc áp dụng đúng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có ý nghĩa quan trọng, góp phần quyết định hình phạt được chính xác, có tác dụng trong việc trừng trị, răn đe người phạm tội mà còn có tác dụng phòng chống người phạm tội. Xuất phát từ những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài: “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài tốt nghiệp thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 đã được đề cập, phân tích trong các công trình nghiên cứu khoa học, một số giáo trình, sách tham khảo, báo, tạp chí và luận văn như: * Giáo trình, sách tham khảo: Giáo trình Luật hình sự của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần chung của Học viện khoa học xã hội ; Đinh Văn Quế (2000), “Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam”, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội; * Bài báo, tạp chí: Phan Thị Thu Lê (2019), Bản chất pháp lý của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân Số 9, tr. 39-42. Dương Tuyết Miên (2003),”Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 1999”, Tạp chí Tòa án nhân dân ; Trịnh Tiến Việt (2006), “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Một số vấn đề lý 2
  7. luận và thực tiễn”, Tạp chí Nghề luật số 4; Nam Phương (2011), “Áp dụng tình tiết định khung tăng nặng hay tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 10; Đỗ Thị Thanh Huyền và Đỗ hải Yến (2014), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập chứng cứ chứng minh tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong điều tra các vụ án giết người”, Tạp chí Kiểm sát số 11; … * Luận văn thạc sĩ: Lê Đình Tùng (2018), Áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước, luận văn thạc sĩ Học viện khoa học xã hội; Hoàng Thanh Dũng (2017), Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước, luận văn thạc sĩ Học viện khoa học xã hội; Nguyễn Phương Thảo (2018), Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật, Hà Nội; Trần Thị Thùy Trang (2015), “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội; Trần Thị Hương (2016), “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang)”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội;... Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ở nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trên đã lâu chủ yếu đươc phân tích trong Bộ luật hình sự 1999. Trong khi đó, quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018; hiện nay đã hơn 01 năm áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự 2015, do đó cần có sự nghiên cứu quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự nói chung và quy phạm về các tình tiết tăng nặng 3
  8. trách nhiệm hình sự nói riêng trong thực tiễn để có những nhận định, đánh giá về tính khả thi trong quy định của pháp luật. Do vậy, đề tài luận văn Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh đảm bảo không trùng lặp với các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Qua việc phân tích thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bắc Ninh, luận văn đề xuất một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài - Phân tích và xây dựng khái niệm khoa học của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, từ đó phân tích các đặc điểm pháp lý của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. - Phân tích nội dung và các điểm mới quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 và thực tiễn áp dụng quy định này trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thông qua các vụ án cụ thể. - Trình bày một số giải pháp hoàn thiện quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự để từ đó áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong xét xử các vụ án hình sự thông qua thực tiễn tại tỉnh Bắc Ninh. 4
  9. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận văn được giới hạn nghiên cứu và phân tích các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung được quy định và sử dụng theo khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự và được giới hạn chủ thể áp dụng là cá nhân do hiện nay Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh chưa có vụ án nào truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. Giới hạn về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Giới hạn về thời gian: Trong giai đoạn 05 năm từ năm 2015 – 2019. 5. Cơ sở luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở luận Những cơ sở lý luận của luận văn là các thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lý luận về pháp luật, lịch sử về pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, luật tố tụng hình sự, tội phạm học và triết học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài đăng trên tạp chí của các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các vấn đề của đề tài, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp logic....... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: Kết quả của luận văn góp phần hoàn thiện và làm phong phú thêm lý luận về khái niệm, các đặc điểm cơ bản và đặc điểm pháp lý của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, nội dung và điều kiện áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trên cơ sở xem xét những quy định của pháp luật hình sự hiện hành. 5
  10. Về mặt thực tiễn: Luận văn đã bổ sung, góp phần làm đa dạng hơn tài liệu nghiên cứu đối với vấn đề các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, trong đó, nổi bật là một số giải pháp hoàn thiện quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự để từ đó áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự tại tỉnh Bắc Ninh góp phần cung cấp thêm nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu cho các học viên chuyên ngành pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. 7. Kết cấu của luận văn Chương 1: Những vấn đề lý luận về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Chương 2: Quy định của bộ luật hình sự năm 2015 về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bắc Ninh Chương 3: Yêu cầu và giải pháp đảm bảo áp dụng đúng quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 6
  11. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm, đặc điểm của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm trách nhiệm hình sự Trước khi bàn về khái niệm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chúng ta cần làm rõ khái niệm trách nhiệm hình sự. Trước đây, dưới góc tiếp cận theo Bộ luật hình sự năm 1999 thì có thể hiểu “Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lí bất lợi về hành vi phạm tội của mình”. Hiện nay, Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm quy định chủ thể của tội phạm ngoài cá nhân là người phạm tội thì hiện nay bao gồm cả pháp nhân thương mại nên khái niệm trách nhiệm hình sự cũng cần phải được hiểu đầy đủ là trách nhiệm của người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội phạm chịu hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi phạm tội của mình. Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý phản ánh mối quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước với người phạm tội khi người đó thực hiện hành vi bị coi là tội phạm. Do vậy, “để nhận thức đầy đủ và toàn diện về trách nhiệm hình sự, việc nghiên cứu khái niệm trách nhiệm hình sự không chỉ dừng lại ở trách nhiệm của người phạm tội trước nhà nước mà cần được xem xét đồng thời từ hai góc độ thực hiện hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự từ phía Nhà nước và chịu trách nhiệm hình sự từ phía người phạm tội.”[32]. Tuy đều là hậu quả của việc phạm tội nhưng việc thực hiện truy cứu trách nhiệm hình sự từ phía Nhà nước mới đưa đến kết quả phải chịu trách nhiệm 7
  12. hình sự của người phạm tội. Mối quan hệ này không chỉ được điều chỉnh bởi luật hình sự mà bởi cả luật tố tụng hình sự và pháp luật về thi hành án hình sự. Những biện pháp cưỡng chế này có đặc điểm chung là đều gây ra những tác động bất lợi về pháp lý đối với người phạm tội nhằm giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Từ những phân tích trên, có thể hiểu: trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý đồng thời là hậu quả pháp lý bất lợi cho người thực hiện hành vi phạm tội với nội dung bao gồm việc phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tự pháp) và chịu mang án tích. 1.1.1.2. Khái niệm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Hiện nay, có rất nhiều quan điểm về vấn đề này, mỗi một tác giả, mỗi một công trình nghiên cứu khoa học lại có một nhận định riêng về định nghĩa tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Theo quan điểm của tác giả Kiều Đình Thụ trong cuốn sách “Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam” ghi nhận: “Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có ảnh hưởng tới mức độ nguy hiểm của một tội phạm trong các trường hợp cụ thể khác nhau và có ý nghĩa khi quyết định hình phạt vì chúng... làm tăng gần mức hình phạt cần áp dụng với tội phạm đã thực hiện trong giới hạn khung hình phạt mà luật quy định với tội phạm đó” [28]. Ngoài ra, còn có rất nhiều những học giả, những nhà nghiên cứu khoa học khác cũng đưa ra những định nghĩa về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong các bài viết, hay công trình nghiên cứu của mình. Theo quan điểm của PGS.TS Dương Tuyết Miên thì: “Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết được quy định trong Bộ luật hình 8
  13. sự phản ảnh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, khả năng cải tạo giáo dục của người phạm tội”. Những định nghĩa mà tác giả luận văn đã chọn lọc và đưa ở trên, đều thể hiện được những đặc trưng cơ bản của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Chính là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết được ghi nhận trong luật hình sự Việt Nam, có ý nghĩa trong việc làm tăng lên mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, làm tăng lên trách nhiệm hình sự mà bản thân người phạm tội phải gánh chịu. Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng là cơ sở để có thể phân hóa trách nhiệm hình sự, phân hóa hình phạt. Cho dù dưới hình thức định nghĩa nào, thì các tác giả trong những công trình nghiên cứu của mình cũng mong muốn thể hiện được bản chất của loại tình tiết này. Ngoài ra, tác giả Đinh Văn Quế đưa ra quan điểm như sau: “Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết trong một vụ án cụ thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và người phạm tội phải chịu một hình phạt nghiêm khắc hơn trong một khung hình phạt”. Với nhận định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của tác giả Đinh Văn Quế có thể thấy có sự khác biệt so với những định nghĩa được nêu lên trước đó. Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo cách hiểu của tác giả này là tình tiết trong thực tiễn của vụ án cụ thể. Nếu như những định nghĩa trước đều nói rằng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết được quy định trong Bộ luật hình sự thì nhận định của Thẩm phán, chánh án Tòa hình sự, Tòa án nhân dân tối cao Đinh Văn Quế cho rằng đây là những tình tiết trong thực tiễn của vụ án. Theo tác giả nhận thấy, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết làm tăng lên mức độ nguy hiểm cho xã hội của trường hợp phạm tội cụ thể khi trong vụ án đó có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. 9
  14. Việc tăng lên mức độ nguy hiểm này cũng đồng thời làm tăng lên trách nhiệm pháp lý đối với người phạm tội phải gánh chịu. Chính vì vậy, việc quy định và áp dụng hết sức thận trọng đối với những tình tiết này là điều cần thiết được đặt ra. Nếu theo nhận định của tác giả Đinh Văn Quể chỉ cần trong một vụ án cụ thể có tình tiết làm tăng mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và người phạm tội phải chịu một hình phạt nghiêm khắc hơn trong một khung hình phạt thì được xác nhận là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là chưa phù hợp bởi theo nguyên tắc thì Tòa án chi được áp dụng những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1, Điều 52, Bộ luật hình sự năm 2015. Ngoài những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự này thì không được tự ý áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khác. Nếu chỉ trong một vụ án có xuất hiện tình tiết khác đáp ứng các điều kiện về tăng mức độ nguy hiểm của hành vi và khiến người phạm tội chịu hình phạt nghiêm khắc hơn trong một khung hình phạt nhưng tình tiết đó không được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 thì cũng không được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tổng hợp những quan điểm trên cùng với việc xem xét tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 2015, tác giả nhận thấy tình tiết được quy định có thể được chia thành 2 loại chính là những tình tiết có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và những tình tiết phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội. Tình tiết này đều có đặc điểm chung là những tình tiết có ý nghĩa làm tăng lên mức độ trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Từ đó tác giả luận văn đã khái quát hóa thành khái niệm liên quan đến tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau : Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết được quy định trong Bộ luật hình sự, phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, khả năng cải tạo giáo dục của người phạm tội. 10
  15. Trên tất cả có thể thấy được những ý nghĩa quan trọng của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong việc quyết định hình phạt là làm tăng hình phạt trong giới hạn một khung hình phạt nhất định. Không giống như khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, cho phép Tòa án có thể coi những tình tiết không thuộc các trường hợp được ghi nhận trong Bộ luật hình sự là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, (được áp dụng khi ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án). Khi áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hướng áp dụng này không được sử dụng. Có nghĩa là Tòa án sẽ không được phép tự áp dụng tình tiết tăng nặng giống như với tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Chỉ có những tình tiết được quy định tại Điều 52, Bộ luật hình sự năm 2015, mới được coi là những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự .Việc quy định chỉ được áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được ghi nhận tại Điều 52, Bộ luật hình sự năm 2015, không chỉ hướng dẫn cho các Tòa án đánh giá đúng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội để từ đó tuyển một hình phạt phù hợp mà còn đảm bảo việc áp dụng thống nhất tình tiết tăng nặng này trong phạm vi cả nước. Hơn nữa, điều này cũng lý giải đường lối pháp luật của quốc gia, thể hiện thái độ cẩn trọng của Nhà nước trong việc gia tăng trách nhiệm hình sự, nhưng lại chấp nhận mở rộng khả năng khoan hồng đối với người phạm tội. Đồng thời, việc quy định chỉ áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có trong Bộ luật hình sự giúp tránh đi việc những người áp dụng pháp luật có thể lạm dụng những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự để làm xấu đi tình trạng pháp lý của người phạm tội khi không có căn cứ xác đáng. Đó là thái độ có trách nhiệm cao đối với con người cũng như thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta. 1.1.2. Đặc điểm 11
  16. - Thứ nhất, Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chỉ được quy định trong Bộ luật hình sự. Các tình tiết này được quy định trong Bộ luật hình sự là căn cứ xem xét, cân nhắc khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Tức là, trong một vụ án nếu có có tình tiết này sẽ làm tăng trách nhiệm hình sự, mà cụ thể là làm tăng mức hình phạt đối với người phạm tội, đây được coi là tình tiết gây bất lợi cho người phạm tội khi bị áp dụng. Do đó chỉ những tình tiết được ghi nhận trong Bộ luật hình sự mới được coi và được áp dụng là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Đây là quy phạm bắt buộc và cũng là nét đặc trưng của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự so với các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, khi các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự bên cạnh các quy phạm bắt buộc thì còn quy phạm mang tính tùy nghi tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự và khi áp dụng có thể được tham khảo tinh thần tại mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP quy định các tình tiết sau được coi là tình tiết giảm nhẹ khác quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự. Như vậy, mọi tình tiết làm tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội mà không được quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự thì sẽ không được áp dụng trong xử lý trách nhiệm hình sự đối với họ, việc Tòa án áp dụng các tình tiết này gây bất lợi cho họ đều là hành vi trái pháp luật và nội dung đó sẽ không có giá trị áp dụng. - Thứ hai, Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Tính nguy hiểm cho xã hội là căn cứ không thể thiếu khi xác định một hành vi bị coi là tội phạm, dựa theo nhiều tiêu chí và mức độ để có thể xác định tính nguy hiểm cho xã hội của một hành vi trong đó, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những trường hợp cá biệt mà Bộ luật hình sự dự 12
  17. báo khi rơi vào trường hợp này thì tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi sẽ cao hơn so với các trường hợp thông thường, cần lưu ý là các tình tiết này chỉ làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội, chứ không thay đổi tính chất của hành vi phạm tội. Do đó chắc chắn một hành vi phạm tội khi bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự sẽ phải chịu mức hình phạt nghiêm khắc hơn so với một hành vi không bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi xem xét quyết định hình phạt. - Thứ ba, Sự ổn định trong các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng pháp luật hình sự luôn được áp dụng theo hướng có lợi đối với người phạm tội, những quy phạm mang tính bất lợi luôn bị xem xét cân nhắc khi áp dụng trong đó các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng vậy, việc nghiên cứu xây dựng các tình tiết này luôn mang tính ổn định cả về số lượng và nội dung các tình tiết, theo đó các tình tiết chỉ bị thay thế, bãi bỏ bởi chính những bộ luật sửa đổi, bổ sung.[6, tr.236 - 237]. - Thứ tư, một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chỉ được áp dụng một lần trong vụ án hình sự, chỉ những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào liên quan đến vụ án hình sự đang xử lý mới được áp dụng trong vụ án đó. Như đã nêu trên, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự sẽ gây nên những bất lợi cho người phạm tội, do đó mỗi tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chỉ được áp dụng một lần trong vụ án hình sự. Ví dụ tình tiết tăng nặng đã được áp dụng làm tình tiết định tội hoặc tình tiết định khung tăng nặng thì khi xem xét quyết định hình phạt, Tòa án không được tiếp tục áp dụng tình tiết này làm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, ngoài ra một hành vi đã được áp dụng là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong một vụ án sẽ không được tiếp tục áp dụng trong vụ án khác. 13
  18. Trong một vụ án đồng phạm, nếu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về riêng từng đồng phạm thì chỉ áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đó đối với cá nhân người phạm tội đó. - Thứ năm, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hình sự chỉ được áp dụng sau khi đã định tội danh và khung hình phạt phải được xác định trước sau đó mới cân nhắc đến tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Để giải quyết một vụ án hình sự, chủ thể có thẩm quyền cần tuân thủ những trình tự, thủ tục luật định. Việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng không nằm ngoại lệ, đây chính là thứ tự bắt buộc phải thực hiện khi áp dụng tình tiết tăng nặng trên thực tế. Đặc điểm này gắn liền với nhiệm vụ, vai trò của tình tiết tăng nặng trong một vụ án hình sự cũng như mối quan hệ của nó với việc định tội danh và quyết định hình phạt. Theo đó, thứ tự cần được tuân thủ là việc xác định tội danh, khi xác định hành vi của một người đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì cần xác định chính xác tội danh người đó phạm phải, tiếp đó là khung hình phạt được áp dụng. Trên cơ sở tội danh, khung hình phạt được áp dụng, khi đó Tòa án mới có thể xem xét các căn cứ để quyết định hình phạt, trong các căn cứ này có căn cứ xem xét là các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. 1.2. Phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 1.2.1. Dựa vào đặc điểm chung và nội dung của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Dựa vào đặc điểm chung và nội dung của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có thể chia các tình tiết này như sau: - Các tình tiết thuộc về phương diện khách quan: 14
  19. Những tình tiết thuộc về phương diện khách quan bên cạnh đặc trưng chung là những tình tiết có ý nghĩa làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã xảy ra so với những trường hợp phạm tội không có loại tình tiết này, thì các tình tiết này có đặc trưng riêng để phân biệt với các tình tiết khác đó là các tình tiết này được biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan, giúp người khác nhận biết được. Những tình tiết thuộc về phương diện khách quan được quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự bao gồm: a) Phạm tội có tổ chức; d) Phạm tội có tính chất côn đồ; i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên; k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác; l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc18 tàn ác để phạm tội; n) Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội; o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội; p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm. - Các tình tiết thuộc về phương diện chủ quan: Những tình tiết thuộc về phương diện chủ quan là những tình tiết phản ánh hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội, là mặt ý chí của người đó. Những tình tiết này cũng làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã xảy ra so với những hành vi không có những tình tiết tăng nặng này. Những tình tiết thuộc về phương diện chủ quan được quy định là tình tiết tặng nặng trách nhiệm hình sự tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự bao gồm: đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn; e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; 15
  20. - Các tình tiết thuộc về phương diện nhân thân người phạm tội: Đây là nhóm tình tiết phản ánh về đặc điểm thuộc về con người của người phạm tội thể hiện tính nguy hiểm ít hay nhiều của người phạm tội. Nhân thân người phạm tội là tổng hợp các khía cạnh, đặc trưng, riêng biệt của riêng cá nhân người phạm tội, mà khi thỏa mãn dấu hiệu về nhân thân này sẽ làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội lên so với trường hợp bình thường. Những đặc điểm nhân thân đó có thể là: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, có án tích (tái phạm, tái phạm nguy hiểm...), trình độ văn hóa, hệ thống giá trị, thái độ.... Các tình tiết thuộc về phương diện nhân nhân người phạm tội được quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự bao gồm: g) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. 1.2.2. Dựa vào ý nghĩa pháp lý của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Dựa theo tiêu chí này, có thể phân tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thành các nhóm tình tiết sau: - Tình tiết tăng nặng định tội: Tình tiết tăng nặng định tội bên cạnh đặc trưng là tình tiết làm thay đổi tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm theo hướng tăng lên một cách đáng kể, điều đó đồng nghĩa khi xuất hiện và bị áp dụng tình tiết tăng nặng định tội thì người phạm tội sẽ bị áp dụng tội danh khác nặng hơn có cùng tính chất tương tự như tội danh cơ bản. Cần lưu ý, nếu không bị áp dụng tình tiết tăng nặng định tội thì hành vi của người phạm tội cũng đã cấu thành tội phạm đối với tội danh khác. Các tình tiết tăng nặng định tội thể hiện bản chất tăng nặng cả tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Ví 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2