intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

21
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự đối với định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ LINH CHI ĐỊNH TỘI DANH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HÀ NỘI, 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ LINH CHI ĐỊNH TỘI DANH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÒA BÌNH Ngành : Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8380104 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH THẾ HƯNG HÀ NỘI, 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của tôi, các kết quả nghiên cứu được nêu trong Luận văn hiện chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu được đề cập trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện Khoa học xã hội. Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Học viện Khoa học xã hội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Vũ Thị Linh Chi
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1- CÁC CƠ SỞ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM .......................................................................................................................... 6 1.1 Cơ sở lý luận của định tội danh đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em ................................................................................................................................................... 6 1.2 Cơ sở pháp lý của định tội danh đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em ................................................................................................................................................. 18 1.3. Ý nghĩa của định tội danh đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em ... 25 CHƯƠNG 2- THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TẠI TỈNH HÒA BÌNH .................................................................................................. 28 2.1 Đặc điểm tình hình các tội dâm hại tình dục trẻ em tại tỉnh Hòa Bình . 28 2.2 Thực tiễn định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại tỉnh Hòa Bình ........................................................................................................................................ 33 2.3. Nguyên nhân của những khó khăn vướng mắc trong việc định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại tỉnh Hòa Bình ........................................... 44 CHƯƠNG 3 - CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỊNH TỘI DANH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM ........................................................................................... 48 3.1 Yêu cầu hoàn thiện các quy định của pháp luật về các tội xâm phạm tình dục trẻ em ............................................................................................................................ 48 3.2 Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em ................................................... 50 3.3 Các giải pháp khác .................................................................................................... 53 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 59
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự BLHS : Bộ luật hình sự CTTP : Cấu thành tội phạm TNHS : Trách nhiệm hình sự
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số vụ án khởi tố về các tội xâm phạm tình dục trẻ em ở tỉnh Hòa Bình từ năm 2015 đến năm 2019 ............................................................................... 30 Bảng 2.2. Số vụ án và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về các tội xâm phạm tình dục trẻ em ở tỉnh Hòa Bình từ năm 2015 đến năm 2019 ......................................... 33
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trẻ em là tương lai, thế hệ kế tục sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đảm bảo quyền lợi cho trẻ em vừa là mục tiêu, vừa là động lực, nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước và toàn xã hội. Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em như: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật trẻ em; Luật hôn nhân gia đình; Luật phổ cập giáo dục, tiểu học; Bộ luật hình sự; Bộ luật tố tụng hình sự và các quyết định, nghị định, chỉ thị, thông tư của các ban ngành. Ngoài ra, Nhà nước đã triển khai các chương trình, kế hoạch hành động quốc gia liên quan đến hoạt động bảo trợ, cứu trợ xã hội, giáo dục, bảo vệ trẻ em; phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em xảy ra không chỉ ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… mà còn xảy ra ở các khu vực nông thôn miền núi nơi có điều kiện kinh tế, đời sống, văn hóa thấp, nhiều vụ án xảy ra có tính chất rất nghiêm trọng, thể hiện sự suy đồi đạo lý, coi thường tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của trẻ em, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Hòa Bình là tỉnh tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, có diện tích tự nhiên khoảng 4.600km²; đơn vị hành chính bao gồm 10 huyện và 1 thành phố; 21 xã, phường, thị trấn. Dân số trên 80 vạn người, với 6 dân tộc chính (Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, H’Mông) trong đó dân tộc Mường chiếm đa số với trên 63% tổng dân số. Với đặc điểm địa lý nổi bật đa phần là khu vực miền núi, hẻo lánh, nơi có trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế khó khăn là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em có những diễn biến phức tạp. Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn toàn quốc nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh Hòa 1
  8. Bình nói riêng còn tồn tại một số hạn chế thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật, cụ thể trong định tội danh dẫn đến việc xử lý các tội xâm phạm tình dục trẻ em chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Với thực tiễn công tác của học viên tại tỉnh Hòa Bình, học viên lựa chọn đề tài: “ Định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình" là đề tài luận văn của mình với hy vọng sẽ đóng góp một phần vào việc hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em. 2. Tình hình nghiên cứu Trong thời gian vừa qua, vấn đề trẻ em bị xâm phạm tình dục đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của Nhà nước, xã hội, các nhà nghiên cứu, các nhà làm luật và cả những cơ quan trực tiếp tiến hành tố tụng. Có nhiều công trình, tài liệu đã nghiên cứu về đề tài này như sau: - Giáo trình: + Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - tập 2, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2013. + Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm, GS.TS Võ Khánh Vinh, năm 2014. - Sách: + Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Phần các tội phạm, GS.TS Võ Khánh Vinh, năm 2004. + Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), đồng chủ biên TS. Trần Văn Biên & TS. Đinh Thế Hưng, năm 2018. + Võ Khánh Vinh (2013), Lý luận chung về định tội danh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. - Luận văn, luận án: 2
  9. + Luận văn thạc sĩ “Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh”, Nguyễn Công Sáng, bảo vệ tại Học viện khoa học xã hội, năm 2018. + Luận văn thạc sĩ “Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai”, Lê Thị Mỹ Ly, bảo vệ tại Học viện khoa học xã hội, 2018. + Luận văn thạc sĩ “Định tội danh tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh An Giang”, Lại Văn Giang, 2019. Ngoài ra, còn rất nhiều các bài viết chuyên ngành khác có nội dung liên quan. Có thể thấy rằng hầu như nội dung các công trình nghiên cứu này chủ yếu phân tích về dấu hiệu pháp lý của một số tội danh cũng như một số nội dung trong các tội xâm phạm tình dục trẻ em, thực tiễn áp dụng pháp luật đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em hoặc một tội cụ thể trong nhóm tội tại địa phương; tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về việc định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại địa bàn tỉnh Hòa Bình. Do đó việc nghiên cứu đề tài “Định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình" có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể, khả thi và đáp ứng được tình hình cải cách tư pháp của Nhà nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của luận văn: nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự đối với định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý luận chung về định tội danh đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em; nghiên cứu, phân tích thực tiễn hoạt động 3
  10. định tội danh tại địa bàn tỉnh Hòa Bình, từ đó làm rõ những khó khăn, vướng mắc nhằm đưa ra kiến nghị, giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật hình sự. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017; so sánh đối chiếu với các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009 và các văn bản pháp luật có liên quan quy định về các tội xâm phạm tình dục trẻ em; thực tiễn áp dụng các quy định đó trong việc định tội danh tại tỉnh Hòa Bình. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Nghiên cứu về hoạt động định tội danh đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại địa bàn tỉnh Hòa Bình. + Về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2019. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử của Mác – Lê nin , tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự. - Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: Phương pháp tổng hợp. phân tích, so sánh đối chiếu, thống kê để giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn đặt ra từ đề tài của Luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Góp phần bổ sung, hoàn thiện các vấn đề lý luận về định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam, giúp cho các Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có ý nghĩa trong công tác phòng chống các tội xâm phạm tình dục trẻ em, làm rõ được khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật hiện hành, đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy định 4
  11. của chế định này ở khía cạnh lập pháp và việc áp dụng chúng trong thực tiễn, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba chương như sau: Chương 1: Các cơ sở định tội danh đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em Chương 2: Thực tiễn định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại tỉnh Hòa Bình. Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em. 5
  12. CHƯƠNG 1 CÁC CƠ SỞ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM 1.1 Cơ sở lý luận của định tội danh đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em 1.1.1 Khái niệm, phân loại, ý nghĩa của định tội danh đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em Quá trình giải quyết vụ án hình sự bao gồm các giai đoạn: Định tội danh và quyết định hình phạt, trong đó giai đoạn định tội danh là hoạt động cơ bản được tiến hành ở tất cả các giai đoạn tố tụng. Tuy nhiên cho đến nay khái niệm định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em chưa được quy định cụ thể trong bất kì văn bản pháp luật nào. Khi đề cập đến khái niệm này, có nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra: Theo quan điểm của GS.TS Võ Khánh Vinh: “Định tội danh là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý hình sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi tội phạm cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đã được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự”. [16,tr.14] Theo quan điểm của PGS.TS. Trần Văn Độ: “Xét từ góc độ chung nhất, định tội là hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nhằm cá biệt hóa các quy định của BLHS vào trường hợp hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể xảy ra, được thể hiện trên cơ sở xác định đầy đủ, chính xác, khách quan các tình tiết cụ thể của hành vi được thực hiện và tình tiết khác của vụ án, nhận thức đúng nội dung quy phạm pháp luật hình sự quy định cấu thành tội phạm tương ứng và xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm nhất định với các tình tiết cụ thể của hành vi được thực hiện và các tình tiết khác của vụ án, bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạn nhất định.” [18, tr.9] 6
  13. Theo quan điểm của GS.TS Lê Cảm: “Định tội danh là một quá trình nhận thức lý luận có tính logic đồng thời là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, cũng như pháp luật tố tụng hình sự và được tiến hành bằng cách trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự đối chiếu, so sánh và kiểm tra để xác định được sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng do luật hình sự quy định nhằm đạt được sự thật khách quan, tức là đưa ra sự đánh giá chính xác tội phạm về mặt pháp lý hình sự, làm tiền đề cho việc cá thể hóa và phân hóa trách nhiệm hình sự một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật.” [21, tr.13] Theo quan điểm của TS. Trịnh Quốc Toản cho rằng: “Định tội danh là việc xác nhận về mặt pháp lý sự phù hợp đồng nhất giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể đã thực hiện với các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng được quy định trong Bộ luật hình sự”. [ 22, tr.7] Có thể thấy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về định tội danh, điểm thống nhất chung có thể nhận thấy ở tất cả các quan điểm trên khi nhận thức về bản chất của hoạt động định tội danh đó là: Thứ nhất, định tội danh là hoạt động nhận thức có tính logic về sự phù hợp giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra trên thực tế so với các quy định của pháp luật hình sự về một tội phạm cụ thể. Thứ hai, định tội danh là hoạt động áp dụng pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người có thẩm quyền trong các cơ quan đó thực hiện dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hình sự. Thứ ba, định tội danh là cơ sở cho việc quyết định hình phạt và giải quyết các vấn đề khác có liên quan đến TNHS đối với người phạm tội. 7
  14. Dựa trên cơ sở các tiếp thu những ý kiến của các tác giả khác nhau về định tội danh, dưới góc độ quan điểm cá nhân, người viết cho rằng: Định tội danh là hoạt động áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng được thực hiện trên cơ sở pháp luật, các chứng cứ, tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án nhằm xác định sự phù hợp giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội do người phạm tội thực hiện với các quy định của BLHS. Định nghĩa định tội danh có ý nghĩa quan trọng và là cơ sở để xác định các đặc điểm cụ thể của hoạt động này nói chung và tội phạm nói riêng. Định tội danh chia thành hai loại: Định tội danh chính thức và định tội danh không chính thức. Thứ nhất, định tội danh chính thức. “Định tội danh chính thức là hoạt động xác định tội danh trong một vụ án cụ thể do cán bộ được Nhà nước ủy quyền Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm tiến hành.” [17,tr.18] Định tội danh chính thức là hoạt động mang tính tổ chức - quyền lực Nhà nước, chủ thể tiến hành hình thức định tội danh này được Nhà nước quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự là các cơ quan tiến hành tố tụng gồm có: Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án; và người tiến hành tố tụng gồm có: Điều tra viên, Phó Thủ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan Điều tra; Kiêm sát viên, Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân; Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án. Định tội danh chính thức diễn ra ở tất cả các giai đoạn tố tụng. Định tội danh của là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng để xử lý vụ án, đồng thời phải tuân thủ chặt chẽ nhất các quy định về trình tự, thủ tục tố tụng hình sự trong từng giai đoạn. Hậu quả của định tội danh chính thức là việc xác định TNHS đối với người phạm tội được thể hiện trong các văn bản tố tụng và làm phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lý của đối tượng bị định tội danh. Định tội danh chính thức đối 8
  15. là sự đánh giá về mặt pháp lý chính thức của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trong thực tế thỏa mãn cấu thành tội phạm (CTTP) quy định tại BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Thứ hai, định tội danh không chính thức. Khác với định tội danh chính thức, định tội danh không chính thức không phải do những chủ thể có thẩm quyền thực hiện mà là sự đánh giá của các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý, tác giả bài báo, tạp chí, công trình khoa học, sinh viên hoặc bất kỳ một người nào khác. Mục đích của định tội không chính thức là phương pháp nhằm thể hiện quan điểm khoa học, nhận thức của mình về vụ án. Nhiều trường hợp, chủ thể định tội tiến hành và sử dụng kết quả định tội để minh chứng cho luận điểm khoa học của mình. Từ những phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em đó là: Định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em là hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng dựa trên các chứng cứ, tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án nhằm xác định sự phù hợp giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội do người phạm tội thực hiện với các quy định của các điều luật 142, 144, 145, 146, 147 của BLHS, từ đó xác định một người có phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em hay không, nếu phạm tội thì theo quy định tại điều khoản nào của BLHS. 1.1.2 Chủ thể, các giai đoạn và các trường hợp định tội các tội xâm phạm tình dục trẻ em 1.1.2.1 Chủ thể của định tội danh đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em Định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em là hoạt động được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự từ khi khởi tố vụ án cho tới khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự. Chủ thể 9
  16. định tội danh là các cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Để xử lý hành vi phạm tội, Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật để chứng minh tội phạm, người phạm tội; xác định các tình tiết cần thiết của vụ án để quyết định truy cứu TNHS, phán quyết một người có tội hay không có tội. Tùy theo giai đoạn tố tụng hình sự hoặc địa vị tố tụng trong vụ án mà chủ thể định tội cũng khác nhau, cụ thể: - Cơ quan điều tra: + Trong giai đoạn khởi tố vụ án, khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra tiến hành thu thập thông tin, chứng cứ, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin tội phạm; thực hiện các biện pháp khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ làm căn cứ để khởi tố và tiến hành điều tra vụ án. Trong giai đoạn này, sau khi xác minh tin báo tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố, nếu hành vi không có dấu hiệu của tội phạm hoặc thuộc trường hợp loại trừ TNHS thì Cơ quan điều tra ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự (Điều 158 BLTTHS). + Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, với quyền hạn của mình Cơ quan Điều tra tiến hành các hoạt động điều tra theo luật định để xác định tội phạm và người phạm tội nhằm làm rõ các tình tiết trong vụ án. Kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra xác định người phạm tội đã phạm tội gì thuộc khung, khoản nào, cùng với các tình tiết khác sau đó đề nghị Viện kiểm sát truy tố bị can ra trước Tòa án. + Chủ thể định tội của Cơ quan điều tra bao gồm Điều tra viên, Phó Thủ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan Điều tra; - Viện kiểm sát: 10
  17. + Viện kiểm sát có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp: hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử. + Trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát thực hiện việc định tội để kiểm sát hoạt động điều tra và thực hành quyền công tố vụ án hình sự. Viện kiểm sát thực hiện việc định tội để đề ra các yêu cầu điều tra; phát hiện và kiến nghị về các vi phạm pháp luật tố tụng của cơ quan thực hiện việc điều tra vụ án hình sự; phê chuẩn hay không phê chuẩn các quyết định quan trọng của Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra... + Trong giai đoạn truy tố, trên cơ sở bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố của Cơ quan điều tra và hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát xem xét ra quyết định đình chỉ vụ án hoặc truy tố bị can ra trước Tòa án. + Trong giai đoạn xét xử, Viện kiểm sát cũng thực hiện việc định tội để thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử; nhất là để luận tội bảo vệ bản Cáo trạng đã truy tố. + Chủ thể định tội ở Viện kiểm sát là Viện trưởng, Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên. - Tòa án: + Riêng Tòa án nếu phát hiện có hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra và hành vi đó có dấu hiệu của tội phạm thì Hội đồng xét xử qua việc xét xử tại phiên tòa ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự ( Khoản 4 Điều 153 BLTTHS). + Xét xử là giai đoạn trọng tâm của quá trình tố tụng giải quyết vụ án, trong đó, trên cơ sở hồ sơ vụ án và bản cáo trạng, Tòa án có thể quyết định đình chỉ vụ án khi có căn cứ hoặc mở phiên tòa, thực hiện việc điều tra chính thức 11
  18. để kiểm tra các tài liệu, chứng cứ thu thập được trong giai đoạn điều tra, truy tố; thu thập thẩm định các tài liệu, chứng cứ và nghe tranh luận để ra phán quyết về tội phạm, người phạm tội, áp dụng biện pháp TNHS đối với người bị kết tội. + Tại cơ quan Tòa án thì Thẩm phán, Hội thẩm; hoặc chỉ Thẩm phán trong thủ tục rút gọn là chủ thể định tội. 1.1.2.2 Các giai đoạn định tội danh đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em Thứ nhất, xác định tình tiết của vụ án. Đây là bước rất quan trọng trong định tội danh, vì việc chứng minh tội phạm nói chung, và việc xác định các tình tiết của vụ án xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với việc định tội. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành thu thập và làm rõ tất cả các tình tiết liên quan đến vụ án một cách khách quan bằng các biện pháp được quy định trong BLTTHS. Theo Điều 85 BLTTHS quy định những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự nói chung và các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng, cụ thể như sau: - Các tình tiết thuộc các mặt khách quan của tội phạm: Cần xác định có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm, hậu quả do hành vi đó gây ra, phương pháp, phương tiện và công cụ thực hiện tội phạm. Để định tội trong các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em cần xác định có hay không có hành vi hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô, giao cấu đối với người dưới 16 tuổi hoặc sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm xảy ra trên thực tế. Hành vi phạm tội luôn luôn phải được chứng minh; không có hành vi phạm tội thì không có tội phạm. Việc xác định thời gian phạm tội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định tuổi chịu TNHS theo Điều 12 BLHS hoặc trong việc xác định tuổi của người bị hại trong định tội đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Các tình tiết khác thuộc hành vi phạm tội như tình tiết xác định tính chất hành vi, 12
  19. nguyên nhân, điều kiện thực hiện hành vi phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm đối với bị hại ... là yếu tố định tội, định khung hình phạt. - Các tình tiết thuộc mặt chủ quan của tội phạm như chủ thể của tội phạm, hình thức lỗi (cố ý hay vô ý), năng lực trách nhiệm hình sự, động cơ, mục đích phạm tội. Để định tội danh, phải xác định được những người thực hiện hành vi phạm tội, đồng thời xác định các đặc điểm nhân thân của những đối tượng đó về độ tuổi khi thực hiện hành vi phạm tội và tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự. Mục đích, động cơ phạm tội trong nhiều trường hợp là tình tiết định tội hay định khung hình phạt cần phải được xác định trong quá trình định tội. - Các tình tiết loại trừ TNHS: Tình tiết loại trừ TNHS là tình tiết phản ánh không có hoặc làm mất cơ sở của TNHS. + Tình tiết phản ánh không có cơ sở của TNHS bao gồm: Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự của chủ thể (Điều 21 BLHS), sự kiện bất ngờ (Điều 20 BLHS). + Tình tiết làm mất cơ sở của TNHS bao gồm: Phòng vệ chính đáng (Điều 22 BLHS), tình thế cấp thiết (Điều 23 BLHS), gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24 BLHS), rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Điều 25 BLHS), thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên (Điều 26 BLHS). Thứ hai, nhận thức đúng đắn quy phạm pháp luật. Khi định tội danh phải căn cứ chính xác khoản, điểm của điều luật cụ thể ở phần các tội phạm và các quy định liên quan của phần chung trong BLHS để đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm do hành vi phạm tội gây ra. Quy định của BLHS chia thành các nhóm: - Quy định về các cấu thành tội phạm: các dấu hiệu thuộc mặt khách quan, chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, cấu thành tăng nặng hay cấu thành 13
  20. giảm nhẹ của tội phạm. Đối với cấu thành có quy định khái quát cần phải căn cứ vào nhận thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để hiểu đúng tư tưởng người làm luật. Đối với cấu thành có quy định miêu tả cần phải nhận thức chính xác sự miêu tả pháp lý đó của người làm luật trong khi định tội. Đối với cấu thành viện dẫn, tức BLHS viện dẫn sang các văn bản pháp luật khác, chủ thể định tội cần nhận thức đúng đắn nội dung các quy định được viện dẫn. - Quy định về các tình tiết loại trừ TNHS: Trong quá trình định tội, chủ thể định tội nhận thức đúng đắn về bản chất, điều kiện áp dụng các tình tiết loại trừ TNHS mà BLHS quy định; có trách nhiệm xác định trong từng vụ án cụ thể có dấu hiệu của các trường hợp loại trừ TNHS quy định hay không. Nếu có thì vụ án phải được đình chỉ trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố; được đình chỉ hoặc tuyên bố bị cáo không phạm tội trong giai đoạn xét xử. - Quy định về hiệu lực áp dụng của văn bản pháp luật hình sự: Để định tội đúng, chủ thể định tội cần nhận thức đúng đắn về hiệu lực áp dụng của văn bản áp dụng pháp luật hình sự, bao gồm BLHS và các văn bản pháp luật mà BLHS viện dẫn. Thứ ba, xác định mối quan hệ giữa các dấu hiệu thực tế và các dấu hiệu được quy định trong pháp luật hình sự, trên cơ sở đó rút ra kết luận. Để định tội danh đúng, sau khi xác định sự thật khách quan của vụ án và nhận thức đúng đắn nội dung của các quy phạm pháp luật hình sự, chủ thể định tội danh sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu, so sánh lại để xác định sự phù hợp, chính xác giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện với các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong luật đã lựa chọn. Sau khi xác định được đối tượng vụ án thì phải xác định các khoản cụ thể được quy định trong Điều luật tại BLHS. Tiếp đó, phải xác định xem vụ án có đồng phạm không, ai là người đồng phạm, thực hiện hành vi phạm tội với vai trò cụ thể nào. Tiếp đó phải xác định hành vi phạm tội đang ở giai đoạn hoàn thành hay chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2