Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Kiểm sát điều tra tội giết người từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
lượt xem 13
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm sang tỏ những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự về tội giết người và hoạt động kiểm sát điều tra đối với loại tội phạm này và đánh giá thực tiễn hoạt động kiểm sát điều tra của VKSND tỉnh Bắc Ninh đối với các vụ án giết người để từ đó phát hiện ra những bất cập, hạn chế, đồng thời tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó và mạnh dạn đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát điều tra đối với các vụ án giết người của VKSND tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Kiểm sát điều tra tội giết người từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ HẰNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA TỘI GIẾT NGƯỜI TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ Hà Nội - 2020
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ HẰNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA TỘI GIẾT NGƯỜI TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC NINH Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8380104 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN TRUNG THÀNH Hà Nội - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn là kết quả quá trình tìm tòi nghiên cứu! Người cam đoan Trần Thị Hằng
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA TỘI GIẾT NGƯỜI ................................................................ 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm của kiểm sát điều tra tội giết người ............................. 8 1.2. Nội dung hoạt động kiểm sát điều tra tội giết người ................................... 11 1.3. Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra tội giết người.................................................................................................................... 20 Tiểu kết chương 1................................................................................................ 22 Chương 2: THỰC TIỄN KIỂM SÁT ĐIỀU TRA TỘI GIẾT NGƯỜI TẠI TỈNH BẮC NINH...................................................................................... 23 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh và cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh ................................................ 23 2.2. Thực tiễn kiểm sát điều tra tội giết người tại tỉnh Bắc Ninh ....................... 26 Tiểu kết chương 2................................................................................................ 47 Chương 3: YÊU CẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA TỘI GIẾT NGƯỜI .................................. 48 3.1. Yêu cầu đặt ra trong việc nâng cao chất lượng kiểm sát điều tra tội giết người.................................................................................................................... 48 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát điều tra tội giết người ....... 52 Tiểu kết chương 3................................................................................................ 64 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 67
- DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự CQĐT: Cơ quan điều tra HĐTP: Hội đồng Thẩm phán KSĐT: Kiểm sát điều tra NQ: Nghị quyết TAND: Tòa án nhân dân TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao THQCT: Thực hành quyền công tố TNHS: Trách nhiệm hình sự Tr: Trang TTHS: Tố tụng hình sự TW: Trung ương VAHS: Vụ án hình sự VKS: Viện kiểm sát VKSND: Viện kiểm sát nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội giết người tại tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2015-2019 ............................................................ 26 Bảng 2.2. Tình hình áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong vụ án giết người tại tỉnh Bắc Ninh từ năm 2015 đến năm 2019 .............................................. 28
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền sống là một trong những quyền cơ bản của con người, được ghi nhận trong nhiều đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quan trọng như tại Điều 3 của bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 khẳng định: “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân”. Điều 19 Hiến pháp 2013 một lần nữa đã khẳng định: ”Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.” Bên cạnh sự ghi nhận trên của Hiến pháp, để bảo vệ quyền sống, tính mạng của con người không thể không kể đến vai trò to lớn của pháp luật hình sự mà trực tiếp là Bộ luật hình sự, với “nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm”, đã quy định hành vi xâm phạm quyền sống, tính mạng của con người là tội phạm với những chế tài rất nghiêm khắc tại Điều 123 BLHS (năm 2015) Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu, trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ còn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp… Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của các cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, lạc hậu….” [3, tr.101] Như vậy, theo đường lối chỉ đạo của Đảng, trong giai đoạn hiện nay ngành Kiểm sát cần tăng cường thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. 1
- Tỉnh Bắc Ninh là một trong những tỉnh có sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong cả nước, những năm trở lại đây nhiều công ty, nhà máy, khu công nghiệp được xây dựng trên địa bàn tỉnh, kéo theo lực lượng công nhân từ nhiều tỉnh thành tập trung làm việc. Bên cạnh những tác động tích cực mà nền kinh tế mang lại thì cũng kéo theo tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, trong đó có tội giết người. Tình hình tội giết người diễn biến phức tạp kể cả về số lượng lẫn tính chất tinh vi, thủ đoạn phạm tội dã man. Điển hình như điển hình như vụ Nguyễn Hoàng Long là học sinh lớp 10 giết bạn rồi ném xác xuống ao hay mới đây nhất vụ Nguyễn Thành Hưng giết bác ruột của mình ở Khu Bồ Sơn, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh…… mà nguyên nhân chỉ xuất phát từ sự túng quẫn trong tiền nong, ăn chơi đua đòi không có tiền chi tiêu, nên sẵn sàng phạm tội giết người cướp của. Trong những năm qua, công tác kiểm sát điều tra các vụ án hình sự nói chung và đối với tội giết người nói riêng đã có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ phá án tăng cao, có sự phối hợp chặt chẽ giữa VKS và CQĐT, VKS đã chú trọng nâng cao trách nhiệm trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án giết người xảy ra trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tuy vậy trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án giết người vẫn còn những thiếu sót, bất cập dẫn đến vẫn còn tình trạng phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, thậm chí có vụ án Tòa án đã tuyên bị cáo không phạm tội giết người hoặc chuyển tội danh nhẹ hơn hoặc đề nghị truy tố theo tội danh nặng hơn. Chính vì vậy, Học viên đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Kiểm sát điều tra tội giết người từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” Làm đề tài luận văn thạc sỹ là đáp ứng được yêu cầu cấp thiết hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận văn không chỉ được đề cập trong các giáo trình luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm và giáo trình 2
- luật tố tụng hình sự tại các trường như Học viện khoa học xã hội, Trường Đại học luật Hà Nội, khoa Luật đại học quốc gia Hà Nội…… Mà đề tài nghiên cứu còn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong các công trình nghiên cứu có thể kể đến như sau: * Sách: Đỗ Đức Hồng Hà (2018), Bình luận tội giết người và một số vụ án phức tạp, Nxb. Lao động; Viện Khoa học kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2003), Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Kỷ yếu đề tài cấp bộ, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Viện Khoa học kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2011), Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. * Luận án, luận văn: Đào Anh Tới (2018), Mối quan hệ tố tụng giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay; Luận án tiến sĩ Học viện khoa học xã hội; Nguyễn Diệp Liên (2018), Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án ma túy của Viện kiểm sát nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội; Luận văn thạc sĩ Học viện khoa học xã hội; Nguyễn Hữu Duy (2018), Kiểm sát điều tra vụ án ma túy theo pháp luật tố tụng hình sự từ thực tiễn Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh; Luận văn thạc sĩ Học viện khoa học xã hội; Nguyễn Văn Khoát (2018), Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác ở Việt Nam; Luận văn thạc sĩ Học viện khoa học xã hội; Nguyễn Anh Thương (2017), Kiểm sát điều tra tội giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh; Luận văn thạc sĩ Học viện khoa học xã hội; Bùi Ngọc Tú (2013), Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát khi kiểm sát điều tra, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Ngọc Ánh (2016), Thực hành quyền công tố và 3
- kiểm sát điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Luật Hà Nội; Vũ Minh Trang (2016), Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án gây rối trật tự công cộng ở thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Luật Hà Nội; Lê Thị Bích Thủy (2015), Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, qua thực tiễn viện kiểm sát, Luận văn thạc sĩ khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội; Hồ Thị Thanh Hương (2013), Hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân (trên cơ sở số liệu thành phố Hồ Chí Minh), Luận văn thạc sĩ khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. Tạp chí khoa học: Nguyễn Thành Chung (2019), Bàn về các trường hợp Viện Kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra, Tạp chí kiểm sát Số 24, tr. 21-25; Trần Thanh Thủy (2011), Bàn về văn bản yêu cầu điều tra của kiểm sát viên trong hoạt động kiểm sát điều tra vụ án hình sự, Tạp chí kiểm sát Số 5/2011, tr. 22 - 28. Công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở góc độ nghiên cứu về tội giết người hoặc nghiên cứu về hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự nói chung, mà trong phạm vi tìm hiểu, nghiên cứu của tác giả thì chưa có công trình nào nghiên cứu trực diện hoạt động kiểm sát điều tra đối với tội phạm cụ thể là tội giết người và trên địa bản tỉnh Bắc Ninh. Do vậy, đề tài đảm bảo không trùng lặp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm sang tỏ những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự về tội giết người và hoạt động kiểm sát điều tra đối với loại tội phạm này và đánh giá thực tiễn hoạt động kiểm sát điều tra của VKSND tỉnh Bắc Ninh đối với các vụ án giết 4
- người để từ đó phát hiện ra những bất cập, hạn chế, đồng thời tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó và mạnh dạn đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát điều tra đối với các vụ án giết người của VKSND tỉnh Bắc Ninh nói riêng và của hệ thống VKS nói chung, từ đó góp phần vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích các khái niệm có liên quan như tội giết người, kiểm sát điều tra, kiểm sát điều tra tội giết người. - Phân tích khái niệm, nhiệm vụ quyền hạn của hoạt động kiểm sát điều tra nói chung và đối với tội giết người nói riêng - Phân tích các nội dung của hoạt động kiểm sát điều tra tội giết người theo quy định pháp luật hiện hành. - Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật tố tụng hình sự trong hoạt động kiểm sát điều tra tội giết người trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2015-2019. - Chỉ ra nguyên nhân của hạn chế thiếu sót và đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động kiểm sát điều tra tội giết người nhằm nâng cao hiệu quả công tác. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về hoạt động kiểm sát điều tra của VKS nhân dân tỉnh Bắc Ninh đối với tội giết người và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật tố tụng hình sự trong hoạt động kiểm sát điều tra đối với loại tội phạm này. 5
- 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tội giết người dưới góc độ luật hình sự và tố tụng hình sự từ thực tiễn hoạt động kiểm sát điều tra tội giết người của VKSND tỉnh Bắc Ninh từ năm 2015 đến năm 2019. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, văn bản pháp luật của Nhà nước về các vấn đề tội phạm và hình phạt; lý luận về Luật hình sự và tố tụng hình sự. Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của khoa học luật hình sự và tố tụng hình sự như: Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu bản án , lôgic , quy nạp, diễn dịch, mô tả... để nghiên cứu đề tài. 5. Những điểm mới của luận văn. Luận văn có những điểm mới sau: Khái quát tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Nêu thực tiễn công tác kiểm sát điều tra tội giết người, nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót và đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát điều tra tội giết người tại VKSND tỉnh Bắc Ninh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Về lý luận: Luận văn nhằm làm rõ khía cạnh pháp lý về tội giết người và hoạt động kiểm sát điều tra đối với tội giết người góp phần xây dựng, hoàn thiện thêm lý luận về hoạt động kiểm sát điều tra trong khoa học tố tụng hình sự. 6
- Về thực tiễn: Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng đối với các kiểm sát viên trong thực tiễn kiểm sát các vụ án hình sự nói chung và kiểm sát tội giết người nói riêng 7 Kết cấu của luận văn. Luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận trong công tác kiểm sát điều tra tội giết người của Viện kiểm sát nhân dân Chương 2: Thực tiễn kiểm sát điều tra tội giết người của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh Chương 3: Yêu cầu và một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát điều tra tội giết người của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh 7
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA TỘI GIẾT NGƯỜI 1.1. Khái niệm, đặc điểm của kiểm sát điều tra tội giết người 1.1.1. Khái niệm tội giết người Tội giết người là một trong những tội phạm truyền thống, được thể hiện trong rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau. Trong khoa học luật hình sự Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả đưa ra khái niệm tội giết người trong các công trình khoa học khác nhau. Một số khái niệm tiêu biểu như: Theo GS. TS. Võ Khánh Vinh: “Tội giết người là hành vi trái pháp luật của người đủ năng năng lực trách nhiệm hình sự cố ý tước đoạt quyền sống của người khác” [48; tr. 51]. Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra quan điểm: Tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác [35; tr. 57]. Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp, trong cuốn Bình luận khoa học luật hình sự cho rằng: Giết người được hiểu là hành vi làm chết người khác một cách cố ý và trái pháp luật. [19; tr. 28]. TS. Trần Văn Biên và TS. Đinh Thế Hưng cho rằng: Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. [32; tr. 138]. Trong pháp luật hình sự Việt Nam vẫn có những trường hợp tước đoạt mạng sống người khác được pháp luật cho phép như: Thi hành hình phạt tử hình đối với người bị kết án tử hình (sau khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật và không được giảm xuống chung thân), hoặc trường hợp phòng vệ chính 8
- đáng, rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ… Mặc dù BLHS năm 2015 nhà làm luật chưa đưa ra khái niệm pháp lý về tội giết người nhưng khái niệm tội phạm đã được ghi nhận tại Điều 8 BLHS 2015. Đây là khái niệm pháp lý tương đối hoàn chỉnh về tội phạm, là cơ sở quan trọng để xây dung khái niệm các tội phạm cụ thể. Trong BLHS năm 2015 thì tội giết người được quy định tại Điều 123, Chương II, Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng của người khác (là hành vi có lỗi xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của người khác) Tiếp thu kết quả nghiên cứu của một số công trình nêu trên và quy định hiện hành của pháp luật hiện hành, tác giả đưa ra khái niệm về tội giết người như sau: Tội giết người là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định, thực hiện một cách cố ý tước đoạt tính mạng người khác một cách trái pháp luật, nhằm xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của người khác được pháp luật bảo vệ. 1.1.2. Khái niệm kiểm sát điều tra tội giết người Theo từ điển tiếng việt thì: “kiểm sát" có nghĩa là “kiểm tra và giám sát việc chấp hành pháp luật của Nhà nước" [33, tr.523] Tuy nhiên, nếu hiểu như vậy, ngoài VKS trong TTHS còn có rất nhiều chủ thể khác có quyền và nghĩa vụ kiểm sát việc chấp hành pháp luật của Nhà nước như Cơ quan nhà nước Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu Quốc hội. Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật về bản chất, các hoạt động của những chủ thể này như: theo dõi, yêu cầu cơ quan THTT báo cáo tình hình hoạt động, yêu cầu trả lời việc ban hành ra các quyết định, yêu 9
- cầu chấm dứt, khắc phục vi phạm hướng tới việc phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật và loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân trong TTHS Dù vậy, đây chỉ là những hoạt động mang tính không chuyên trách, không thể coi đây là hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS mà chỉ là các hoạt động xuất phát từ quyền giám sát nhà nước nói chung mà Hiến pháp và pháp luật trao cho các chủ thể này. Từ những phân tích như trên ta có thể hiểu khái niệm công tác kiểm sát điều tra vụ án giết người như sau: Kiểm sát điều tra vụ án giết người là việc Viện Kiểm sát thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao thực hiện một số hoạt động điều tra, các chủ thể có thẩm quyền điều tra vụ án giết người nhằm bảo đảm cho hoạt động điều tra theo đúng các quy định của pháp luật. 1.1.3. Đặc điểm của kiểm sát điều tra tội giết người Thứ nhất: Chủ thể tiến hành kiểm sát điều tra tội giết người là người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát: Do đặc thù của hoạt động kiểm sát điều tra nói chung và kiểm sát điều tra tội giết người nói riêng thuộc về Viện kiểm sát, do đó chủ thể tiến hành hoạt động này là những người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát bao gồm: Viện trưởng Viện kiểm sát, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. Chỉ những người này mới có thẩm quyền tiến hành hoạt động kiểm sát điều tra tội giết người. Thứ hai: Khi thực hiện hoạt động kiểm sát điều tra tội giết người, cần tuân thủ đúng trình tự, thủ tục theo luật định. Tương tự như những hoạt động tiến hành tố tụng khác, hoạt động kiểm sát điều tra cũng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật tố tụng hình sự, theo đó chủ thể có thẩm quyền được tiến hành 10
- hoạt động kiểm sát điều tra theo trình tự, thủ tục mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Thứ ba: Phạm vi tiến hành: Để đảm bảo hoạt động kiểm sát điều tra được triệt để, chính xác góp phần tuân thủ pháp luật, giải quyết vụ án được chính xác, bảo vệ quyền con người. Hoạt động kiểm sát điều tra tội giết người được tiến hành theo nguyên tắc triệt để, toàn diện ngay từ giai đoạn bắt đầu tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và được tiến hành liên tục trong quá trình cho đến kết thúc giai đoạn điều tra vụ án giết người. Thứ tư: Đối tượng của hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự giết người: Do phạm vi của hoạt động này được tiến hành tại giai đoạn điều tra vụ án, do đó đối tượng của hoạt động kiểm sát điều tra chính là các hành vi và quyết định của cơ quan cơ quan Cảnh sát điều tra. Thứ năm: Nguyên tắc thực hiện hoạt động kiểm sát điều tra: Khi kiểm sát điều tra các vụ án hình sự nói chung và các vụ án giết người nói riêng, VKSND phải tuân thủ các nguyên tắc sau: + Có căn cứ: Phải căn cứ vào vụ án cụ thể đã xảy ra trong thực tiễn; + Đúng, chính xác: Người thực hiện quyền năng nhân danh Viện kiểm sát phải đảm bảo và khẳng định được là quy phạm pháp luật đã lựa chọn để áp dụng là hoàn toàn đúng và phù hợp cho trường hợp cụ thể của vụ án giết người đã xảy ra mà không thể là quy phạm pháp luật nào khác; + Tuân thủ nguyên tắc pháp chế trong công tác kiểm sát điều tra: Là việc KSĐT các vụ án giết người, phải đúng thẩm quyền, tuân thủ đúng những quy định của pháp luật, quy chế của ngành kiểm sát về trình tự, thủ tục khi thực hiện công tác kiểm sát điều tra đối với loại án này. 1.2. Nội dung hoạt động kiểm sát điều tra tội giết người 11
- 1.2.1. Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc tiếp nhận, phân loại của Cơ quan có thẩm quyền Điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Trong trường hợp phát hiện việc phân loại của Cơ quan có thẩm quyền Điều tra chưa chính xác, Kiểm sát viên cần kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để trao đổi với Cơ quan có thẩm quyền Điều tra khắc phục. Quá trình kiểm sát việc tiếp nhận, phân loại, kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan có thẩm quyền Điều tra mà thấy không thuộc thẩm quyền, Kiểm sát viên phải báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện có văn bản yêu cầu cơ quan đã tiếp nhận, đang tiến hành kiểm tra, xác minh chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; đồng thời thông báo đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để thực hiện việc kiểm sát. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều 150 BLTTHS 2015. 1.2.2. Kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự Việc khởi tố vụ án phải được dựa trên 06 căn cứ quy định tại Điều 143 BLTTHS 2015. Trong giai đoạn này, VKS có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn cứ và đúng pháp luật; có quyền yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự và thực 12
- hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Khi kiểm sát điều tra vụ án giết người, để xác định quyết định khởi tố vụ án hình sự có căn cứ là việc xác định chính xác nguồn tin tội phạm hoặc trực tiếp do cơ quan có thẩm quyền phát hiện. Tùy theo tài liệu điều tra ban đầu, CQĐT xác định tội phạm về giết người phạm dựa vào hành vi của người thực hiện hành vi phạm tội để khởi tố vụ án với tội danh tương ứng được quy định trong chương XIV “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người” của BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Việc kiểm sát được thực hiện như sau: Hình thức của Quyết định KTBC phải theo mẫu và phải do người có thẩm quyền ra quyết định; KSV phải kiểm tra thẩm quyền của cơ quan và người ra Quyết định KTBC có đúng theo quy định của pháp luật hay không?; Trình tự ra quyết định; Hình thức, nội dung của quyết định như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của bị can; bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của BLHS, thời gian địa điểm phạm tội, danh chỉ bản của bị can và các tình tiết khác có liên quan. Sau khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can, CQĐT phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc KTBC cho VKS cùng cấp để xét phê chuẩn trong thời hạn 24 giờ kể từ lúc ra quyết định. VKS kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định KTBC, kiểm sát chặt chẽ việc lập biên bản thu giữ, niêm phong và mở niêm phong đối với vật chứng thu giữ nghi là hung khí giết người; kiểm sát chặt chẽ nội dung quyết định trưng cầu giám định của CQĐT và kết luận giám định của Cơ quan chuyên môn trong các vụ án bị hại không chết, tập trung vào việc xác định nguyên nhân cái nhân, cơ chết hình thành vết thương, nguyên nhân chết; lưu ý 13
- thận trọng khi xem xét phê chuẩn Quyết định KTBC trong các vụ án chỉ có lời khai nhận của các đối tượng liên quan trong vụ án. Trong thời hạn 03 ngày sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ án, VKS ra quyết định phê chuẩn quyết định KTBC và hoàn lại hồ sơ cho CQĐT để tiếp tục điều tra khi có đủ căn cứ. Nếu thấy chưa rõ căn cứ xác định bị can phạm tội thì VKS phải yêu cầu cơ quan đã khởi tố bổ sung tài liệu, chứng cứ làm rõ căn cứ khởi tố. 1.2.3. Kịp thời đề ra yêu cầu điều tra để chỉ đạo hoạt động điều tra Đề ra yêu cầu điều tra là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả của quá trình điều tra và từ đó tạo căn cứ vững chắc để thực hiện việc truy tố. Bên cạnh đó, việc đề ra yêu cầu điều tra cũng thể hiện sự sát sao của KSV trong quá trình điều tra vụ án giúp cho hoạt động điều tra đi đúng hướng, đẩy đủ, kịp thời và hiệu quả, giúp rút ngắn thời gian điều tra nói riêng và thời gian giải quyết vụ án nói chung. Đây là hoạt động tố tụng do KSV tiến hành trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, nhằm bào đảm xác định sự thật khách quan của vụ án, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, bảo đảm việc điều tra vụ án tuân thủ các quy định của pháp luật. Bản yêu cầu điều tra là một văn bản tố tụng do KSV thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra ban hành, nêu rõ những vấn đề cần phải điều tra để thu thập, củng cố chứng cứ, hoàn thiện các thù tục tố tụng nhằm bảo đảm cho việc điều tra, truy tố được toàn diện, khách quan và triệt để theo đúng quy định của pháp luật. Việc đề ra yêu cầu điều tra này chỉ mang tính chất định hướng của VKS đối với CQĐT. Chúng ta không thể hiểu việc này là Viện kiểm sát có quyền sự chỉ đạo hay chỉ huy đối với CQĐT, mà việc 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
86 p | 329 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
86 p | 80 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Thi hành án hình sự từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ
80 p | 190 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 108 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận
86 p | 141 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
83 p | 142 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam
84 p | 181 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội gây rối trật tự công cộng từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
85 p | 120 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
82 p | 47 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Lào Cai
81 p | 127 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ thực tiễn Quân khu 7, Việt Nam
91 p | 57 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước
102 p | 48 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 41 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hoãn chấp hành hình phạt tù từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
92 p | 68 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hình phạt cải tạo không giam giữ từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
85 p | 61 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
88 p | 57 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
86 p | 39 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng án treo từ thực tiễn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
76 p | 73 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn