intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Thi hành án phạt tiền từ thực tiễn quận 2, thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự "Thi hành án phạt tiền từ thực tiễn quận 2, thành phố Hồ Chí Minh" trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận về thi hành án phạt tiền; Thực trạng công tác thi hành án phạt tiền tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh; Các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án phạt tiền tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Thi hành án phạt tiền từ thực tiễn quận 2, thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- KHƯU ĐỖ HẢI THANH THI HÀNH ÁN PHẠT TIỀN TỪ THỰC TIỄN QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ Hà Nội, năm 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- KHƯU ĐỖ HẢI THANH THI HÀNH ÁN PHẠT TIỀN TỪ THỰC TIỄN QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC PHÚC Hà Nội, năm 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn đề tài “Thi hành án phạt tiền từ thực tiễn Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn và kết quả nghiên cứu do tôi tự tìm hiểu và tổng hợp một cách trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Người cam đoan Khưu Đỗ Hải Thanh
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH ÁN PHẠT TIỀN ................................................................................................................. 5 1.1 Khái quát về Hình phạt tiền ........................................................................ 5 1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Thi hành án phạt tiền ....................... 12 1.3 Trình tự, thủ tục Thi hành án phạt tiền ..................................................... 14 1.4 Hình thức nộp tiền phạt trong Thi hành án phạt tiền ................................ 21 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN PHẠT TIỀN TẠI QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................... 26 2.1 Tổng quan về tình hình thi hành án phạt tiền tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................ 26 2.2 Thực tiễn thi hành án phạt tiền tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh ........ 28 Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN PHẠT TIỀN TẠI QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................................................................................................... 48 3.1 Điều chỉnh lại một số quy định trong công tác thi hành án............................ 48 3.2 Nâng cao vị thế, vai trò của cơ quan THADS trong công tác thi hành án phạt tiền ............................................................................................................ 54 3.3 Việc áp dụng hình phạt tiền của Tòa án nhân dân .................................... 55 3.4 Công tác phối hợp giữa Thi hành án dân sự với các cơ quan ban ngành ............................................................................................................... 57 KẾT LUẬN .................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự LTHADS Luật thi hành án dân sự THADS Thi hành án dân sự THAHS Thi hành án hình sự
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 So sánh giữa hình phạt chính và hình phạt bổ sung ............................... 5 Bảng 1.2 Sự khác nhau giữa hình phạt tiền và hình phạt tịch thu tài sản ............ 10 Bảng 1.3 Sự khác nhau giữa hình phạt tiền và biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm.................................................................... 11 Biểu 2.1 Số liệu về việc thi hành án phạt tiền tại Quận 2 .................................... 28
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hình phạt tiền là hình phạt tước đi một phần quyền lợi về vật chất của người phạm tội, có khả năng tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến kinh tế của người bị kết án. Hình phạt tiền đã được quy định rất sớm trong pháp luật hình sự ở Việt Nam và dần hoàn thiện trong các quy định của pháp luật hình sự trong mỗi thời kỳ nhằm đảm bảo sự phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Hiện nay, BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 đã có những sửa đổi, bổ sung về hình phạt tiền để tạo điều kiện cho các cơ quan áp dụng pháp luật nhằm đấu tranh và phòng chống tội phạm. Theo đó, chúng ta nhận thấy được tầm quan trọng của hình phạt tiền trong việc đấu tranh và phòng chóng tội phạm nên việc thi hành án hình phạt tiền lại càng có ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, việc thi hành án về hình phạt tiền hiện nay chưa được các cơ quan THADS thực hiện một cách quyết liệt dẫn đến án tồn động về thi hành án hình phạt tiền trên thực tế vẫn còn rất nhiều. Để việc thi hành án hình phạt tiền được các cơ quan THADS chú trọng hơn và thực sự đi vào cuộc sống thì cần phải có những điều về chỉnh từng bước sao cho phù hợp hơn với điều kiện kinh tế. Ngoài ra, việc điều chỉnh các văn bản hướng dẫn luật phải được thực hiện một cách đồng bộ và cụ thể hơn đối với công tác thi hành án phạt tiền trên thực tế. Vì lý do trên, nên tác giả đã lựa chọn đề tài “Thi hành án phạt tiền từ thực tiễn tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. Thông qua đó sẽ phân tích rõ về vấn đề thi hành hình phạt tiền tại Quận 2, nêu lên những mặt tốt, tích cực đã có, những hạn chế, tiêu cực còn tồn động và đề xuất phương hướng nâng cao việc thi hành án phạt tiền tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. 1
  8. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thi hành án không còn là vấn đề quá xa lạ với các nhà làm luật cũng như các nhà nghiên cứu khoa học, đã có nhiều công trình nghiên cứu về THADS như: Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Mai (2016) về “Thực tiễn THADS ở Tỉnh Ninh Bình”; Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Đỗ Thị Lý (2010) về “Thực tiễn THADS ở Tỉnh Thái Bình”; Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Trần Mạnh Quân (2013) về “Hoàn thiện pháp LTHADS ở Việt Nam hiện nay”; Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Vũ Văn Tuyên (2015) về “ Nâng cao hiệu quả thi hành án ở Thái Bình”; Tạp chí Khoa học kiểm sát (2021) của tác giả Dương Quỳnh Hoa về “Mốt số vấn đề cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án” Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu về hình phạt tiền như: Luận văn thạc sĩ luật học của Đinh Văn Khuyến (2020) về “Áp dụng hình phạt tiền theo luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh”; Luận văn thạc sĩ luật học của Trần Minh Tấn (2020) về “Hình phạt tiền từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai”. Những công trình nghiên cứu trên là khối lượng kiến thức, thông tin lớn và cần thiết cho đề tài này, đây là nguồn tài liệu tham khảo quý báu để giúp tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu về đề tài “Thi hành án phạt tiền từ thực tiễn tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ đi sâu phân tích về thi hành án phạt tiền tại thực tiễn một địa phương cụ thể là Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn công tác thi hành án phạt tiền ở Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh bằng việc bằng việc phân tích làm rõ những hạn chế còn tồn tại và hạn chế xung quanh việc áp dụng các quy định về thi hành án phạt tiền một cách cụ thể và rõ ràng, để bảo đảm quá trình thi hành án phạt tiền được thực hiện một cách nghiêm túc nhất. 2
  9. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được các mục đích trên cần thực hiện việc nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận về thi hành án phạt tiền trong THADS. Bên cạnh đó, đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định về thi hành án phạt tiền theo quy định của pháp luật hiện hành và nâng cao hiệu quả thi hành án phạt tiền. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các quy định về THADS trong pháp luật thi hành án hiện hành về thi hành án phạt tiền và thực tiễn công tác thi hành án phạt tiền tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề về thi hành án phạt tiền trong THADS và thực tiễn thi hành án phạt tiền tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi thi hành án phạt tiền tại Quận 2. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin đó là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử. Cùng với các phương pháp trên, tác giả đã sử dụng các phương pháp thu thập thông tin, số liệu; phương pháp phân tích, tổng hợp và nghiên cứu thực tiễn. Đây là các phương pháp được sử dụng chủ yếu trong quá trình thực hiên đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin chủ yếu được thực hiện qua hệ thống Công báo, các trang Web của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời thông qua các báo cáo, phần mềm thụ lý thi hành án của Chi cục THADS 3
  10. Quận 2, thông qua các bài viết, tạp chí….. của các tác giả trên báo chí, internet để lấy số liệu liên quan đến quá trình nghiên cứu, thông qua việc phỏng vấn trực tiếp một số chấp hành viên, cán bộ thi hành án… Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để phân tích, tổng hợp các quy định của pháp luật về công tác thi hành án, cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật trong quá trình thi hành án phạt tiền từ thực tiễn thi hành án ở Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn: Luận văn đã đưa ra và luận giải được một số quan điểm cơ bản về khái niệm THADS, tìm hiểu đặc điểm, bản chất của thi hành án phạt tiền trong THADS thông qua đó góp phần bổ sung, làm phong phú thêm cho hoạt động nghiên cứu khoa học về pháp luật thi hành án. Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn thi hành án phạt tiền tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh tác giả đã chỉ ra những khó khăn, hạn chế và bất cập hiện đang tồn tại trong công tác thi hành án phạt tiền tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh, để từ đó có phương hướng đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, vướng mắt Từ việc tìm ra những điểm hạn chế, bất cập và vướng mắt trong công tác thi hành án phạt tiền tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh tác giả chỉ ra những nguyên nhân và đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thi hành án phạt tiền tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khỏa , nội dung của luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Những vấn đề lý luận về thi hành án phạt tiền. Chương 2: Thực trạng công tác thi hành án phạt tiền tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án phạt tiền tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. 4
  11. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH ÁN PHẠT TIỀN 1.1 Khái quát về Hình phạt tiền 1.1.1 Khái niệm Hình phạt Theo như quy định tại điều 30 BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại” Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Theo đó, BLHS hiện hành đã phân loại hình phạt thành hai loại cơ bản đó là hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Để hiểu rõ hơn quy định cũng như cách áp dụng hai loại hình phạt trên thì chúng ta sẽ đi phân tích điểm giống, khác nhau của hai loại hình phạt. Điểm giống nhau: Là cả hai hình phạt đều tước đoạt hoặc hạn chế một số quyền nhất định của người phạm tội. Do chủ thể có thẩm quyền ra quyết định và mang tính chất bất lợi cho người bị áp dụng. Điểm khác nhau: Căn cứ vào các quy định về hình phạt của BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017 và để có cái nhìn rõ nhất về điểm khác nhau của hai loại hình phạt chúng ta sẽ có bảng phân tích như sau[17] Bảng 1.1 So sánh giữa hình phạt chính và hình phạt bổ sung Tiêu chí Hình phạt chính Hình phạt bổ sung Khái niệm Hình phạt chính là hình phạt cơ Hình phạt bổ sung là hình phạt bản được áp dụng cho một loại không được tuyên độc lập mà 5
  12. tội phạm và được tuyên độc lập chỉ có thể tuyên kèm theo hình với mỗi tội phạm Tòa án chỉ có phạt chính. thể tuyên án độc lập một hình Đối với mỗi loại tội phạm Tòa phạt chính. án có thể tuyên một hoặc nhiều hình phạt bổ sung nếu điều luật về tội phạm có quy định các hình phạt này. Các hình phạt Đối với cá nhân: Đối với cá nhân: - Cảnh cáo; - Cấm đảm nhiệm chức vụ, - Phạt tiền; cấm hành nghề hoặc làm công - Cải tạo không giam giữ; việc nhất định; - Trục xuất; - Cấm cư trú; - Tù có thời hạn; - Quản chế; - Tù chung thân; - Tước một số quyền công - Tử hình. dân; Đối với pháp nhân: - Tịch thu tài sản; - Phạt tiền; - Phạt tiền, khi không áp dụng - Đình chỉ hoạt động có thời là hình phạt chính; hạn; - Trục xuất, khi không áp - Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. dụng là hình phạt chính. Đối với pháp nhân: - Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; - Cấm huy động vốn; - Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính. 6
  13. Mức độ So với hình phạt bổ sung thì Hình phạt bổ sung nhẹ hơn rất hình phạt chính mang tính nhiều so với hình phạt chính. nghiêm khắc, nặng hơn rất nhiều. Hình phạt chính đánh thẳng vào các quyền cơ bản của công dân như quyền tự do, quyền sống. Nguyên tắc áp + Hình phạt chính được tuyên Hình phạt bổ sung luôn phải đi dụng độc lập; kèm với hình phạt chính. + Hình phạt chính được vận dụng riêng rẽ chứ không đồng thời áp dụng đối với người phạm tội chỉ áp dụng một trong các hình phạt chính; + Khi áp dụng một hình phạt chính có thể áp dụng thêm một hoặc nhiều biện pháp hình phạt bổ sung. Nguồn: Tổng hợp dựa trên Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 1.1.2 Khái niệm về Hình phạt tiền Sau khi phân tích về hình phạt ở bên trên ta có thể thấy hình phạt tiền trong BLHS hiện hành rất đa dạng có thể được coi là hình phạt chính nhưng đôi khi có thể là hình phạt bổ sung. Trong quá trình thi hành án việc hình phạt tiền là chính hay là bổ sung thì cũng không quan trọng vì theo như quy định tại Điều 1 về phạm vi điều chỉnh của LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 miễn là hình phạt tiền đó được quy định trong Bản án, Quyết định đã có hiệu lực thi hành của Tòa án thì cơ quan THADS sẽ ra Quyết định thi hành án và tiến hành các thủ tục về thi hành án. 7
  14. Theo như quy định tại Điều 35 BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì chỉ đưa ra các quy định về phạm vi, nguyên tắc, điều kiện để áp dụng khi nào sẽ là hình phạt chính, khi nào sẽ là hình phạt bổ sung mà chưa nêu ra được một khái niệm cụ thế nhất về hình phạt tiền. Nói các khác là BLHS chỉ mới hướng cách sử dụng chứ chưa nêu ra được hình phạt tiền là gì? Để hiểu rõ về hình phạt tiền ta sẽ đi phân tích những quan điểm sau đây: +) Phạt tiền là một loại hình phạt được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung, khi hình phạt chính là loại hình phạt khác. Phạt tiền do Tòa án quyết định trong những trường hợp do luật định mà theo đó người bị kết án bị tước một số tiền tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm, đồng thời xem xét đến tình hình tài sản của người bị kết án và sự biến động của giá cả. +) Phạt tiền là hình phạt không tước tự do, nhẹ hơn hình phạt cải tạo không giam giữ, buộc người bị kết án phải nộp sung công quỹ nhà nước một khoản tiền nhất định. +) Phạt tiền là hình phạt tước của người bị kết án một khoản tiền nhất định sung công quỹ nhà nước.[9] Ta có thể thấy về mặt nội dung của hình phạt tiền chính là người bị kết án sẽ bị tước bỏ đi một khoản tiền nhất định để sung vào công quỹ nhà nước. Đều này có nghĩa là hình phạt tiền sẽ đánh thẳng vào kinh tế của người bị kết án nói cách khác chính là đánh thẳng vào túi tiền của người bị kết án. Khi áp dụng hình phạt này người bị kết án sẽ bị Nhà nước tác động trực tiếp vào kinh tế đây là một trong những lợi ích cơ bản của một con người, một công dân. Vì vậy, hình phạt này có tác dụng rất hiệu quả trong việc áp dụng với các loại tội phạm có tính chất vụ lợi, các tội dùng tiền để làm phương tiện phạm tội, tội xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế,…. Mà chưa đến mức phải áp dụng các hình phạt khác nặng hơn. Tuy nhiên, khi xem xét về tính nghiêm khắc của hình phạt thì hình phạt tiền nếu mang tính chất là hình phạt chính thì nó chỉ xếp sau các hình phạt cải 8
  15. tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình. Nếu mang tính chất là hình phạt bổ sung thì chỉ xếp sau hình phạt trục xuất. Vì vậy, có thế thấy hình phạt tiền là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước được thể hiện qua việc người bị kết án sẽ bị tước đoạt đi một số tiền nhất định làm hạn chế đi về mặt lợi ích vật chất của người bị kết án và bên cạnh đó họ còn phải gánh chịu phải mang án tích trong một khoản thời gian nhất định. Đối với mặt hậu quả pháp lý của hình phạt tiền thì người bị kết án sẽ không chịu bất kì trách nhiệm hay sự ràng buộc nào khác cả vì họ đã bị tước đi một khoản tiền như đã nói ở trên. Họ vẫn được sinh sống bình thường nhưng sẽ được giáo dục và cải tạo mà không cần thiết cách ly ra khỏi xã hội sẽ được thi hành án tại nơi người đó đang công tác và nơi sinh hoạt trước khi phạm tội. Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra một khái niệm về hình phạt tiền như sau: “Phạt tiền là hình phạt tước đi của người bị kết án một khoản tiền nhất định để sung công quỹ nhà nước và được quy định trong BLHS”. - Phân biệt hình phạt tiền với các hình phạt có chế tài tương tự khác Ta có thấy tại Điều 45 và Điều 47 của BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định về việc tịch thu tài sản và tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm. Hai hình phạt trên đều quy định việc tịch thu tài sản của người bị kết án mà tài sản ở đây có thể là tiền. Vậy để tránh nhầm lẫn giữa hình phạt tiền với hai hình phạt nêu trên ta sẽ đi phân biệt điểm giống và khác nhau giữa chúng. Phân biệt hình phạt tiền với hình phạt tịch thu tài sản Trước khi so sánh hai hình phạt này thì theo Điều 32 BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì hình phạt tịch thu tài sản là hình phạt bổ sung. Vậy khi so sánh thì chúng ta cũng phải xem hình phạt tiền cũng là hình phạt bổ sung theo khoản 2 Điều 35 BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017. Ta có thế phân biệt hai hình phạt như sau: +) Giống nhau: 9
  16.  Cả hai đều được quy định là hình phạt bổ sung và có thể đi kèm với hình phạt chính đối với người bị kết án;  Tiền hoặc tài sản sau khi tịch thu được thì đều bị sung vào công quỹ nhà nước +) Khác nhau: Bảng 1.2 Sự khác nhau giữa hình phạt tiền và hình phạt tịch thu tài sản Tiêu chí Hình phạt tiền Hình phạt tịch thu tài sản Nội dung Tước đi của người bị kết Tước một phần hoặc án một khoản tiền nhất toàn bộ tài sản thuộc sở định để sung công quỹ hữu của người bị kết án nhà nước. để sung công quỹ nhà Đối tượng của hình phạt nước tiền chính là tiền của Đối tượng ở đây là tài người bị kết án ngoài ra sản của người bị kết án. không còn gì khác. Mặc dù tài sản ở đây có thể là tiền nhưng ngoài ra cũng có thể là các tài sản dạng hiện vật, tài sản cho vay, cho mượn, cầm cố, thế chấp của người bị kết án Đối tượng áp dụng Áp dụng đối với người Áp dụng đối với những phạm tội về tham người bị kết án về tội nhũng, ma túy hoặc nghiêm trọng, tội rất những tội phạm khác do nghiêm trọng hoặc tội BLHS quy định (theo đặc biệt nghiêm trọng Khoản 2 Điều 35 BLHS trong trường hợp BLHS sửa đổi, bổ sung năm quy định (theo Điều 45 2017) BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017) Nguồn: Tổng hợp dựa trên BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017 Phân biệt hình phạt tiền với biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm +) Giống nhau:  Cả hai đều là biện pháp cưỡng chế được quy định trong BLHS 10
  17.  Tiền hoặc vật, tài sản tịch thu được đều bị sung vào công quỹ nhà nước +) Khác nhau: Bảng 1.3 Sự khác nhau giữa hình phạt tiền và biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm Tiêu chí Hình phạt tiền Biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm Hình thức Được quy định trong hệ Là một biện pháp tư thống hình phạt của pháp được quy định pháp luật hình sự trong BLHS Đối tượng áp dụng Áp dụng đối với người Áp dụng đối với người bị kết án phạm tội nói chung Thời điểm áp dụng Sau khi quyết định của Áp dụng bất kỳ lúc nào Tòa án có hiệu lực pháp trong quá tình tố tụng luật đối với người bị kết khi có căn cứ theo Điều án về hình phạt tiền 47 BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017 Thẩm quyền áp dụng Chỉ do Tòa án quyết Ngoài Tòa án thì các cơ định đối với người bị quan về tư pháp hình sự kết án khác cũng có thể áp dụng tùy vào từng trường hợp cụ thể tương ứng Hậu quả pháp lý Sẽ để lại án tích Không để lại án tích Nguồn: Tổng hợp dựa trên BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017 11
  18. 1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Thi hành án phạt tiền 1.2.1 Khái niệm của Thi hành án phạt tiền Từ những phân tích, so sánh bên trên về hình phạt và hình phạt tiền ta có thể rút ra được khái niệm về Thi hành án phạt tiền như sau: “Thi hành án phạt tiền là hoạt động của cơ quan THADS có thẩm quyền buộc người phải thi hành án thi hành một khoản tiền nhất định theo các Bản án, Quyết định của Tòa án nhân dân”. Theo đó, Thi hành án phạt tiền khuyến khích người phải thi hành án tự giác thi hành nếu không sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế buộc họ phải thi hành nghĩa vụ đã được xác định trong các bản Bản án, Quyết định của Tòa án và phải tuân theo các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, giáo dục họ có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng lợi ích cá nhân, tôn trọng kỉ luật trong nhà nước và trở thành một con người lương thiện. Tuy nhiên, trong công tác THADS có hai loại Quyết định là Quyết định thi hành án chủ động và Quyết định thi hành theo đơn yêu cầu. Thi hành án phạt tiền là một nội dung trong Quyết định thi hành án chủ động. Ngoài thi hành án phạt tiền còn một dạng Quyết định thi hành án chủ động luôn chiếm nhiều trong công tác THADS là nộp tiền án phí, Do đó cần phân biệt rõ ràng giữa việc Thi hành án phạt tiền và nộp tiền án phí. Mặc dù, cả hai đều là việc nộp một phần tiền theo quy định trong các Bản án, Quyết định của Tòa án nhưng Thi hành án hình phạt tiền lại mang một ý nghĩa khác so với án phí. Thi hành án phạt tiền là việc buộc người phải thi hành án nộp một khoản tiền từ việc sai phạm của họ mà Tòa án nhận thấy cần phải áp dụng nhằm mục đích răn đe và giáo dục họ, còn đối với án phí thì đây là khoản chi phí về xét xử một vụ án mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án. 1.2.2 Đặc điểm của Thi hành án phạt tiền. - Mang bản chất hành chính – tư pháp, thể hiện tính chấp hành và điều hành Là dạng hoạt động chấp hành vì thi hành án phạt tiền chỉ được tiến hành dựa trên cơ sở của những Bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật và 12
  19. nằm trong phạm vi luật định; toàn bộ quá trình thi hành án phạt tiền với những hoạt động, biện pháp, phương pháp khác nhau đều nhằm thực hiện những nội dung đã được thể hiện trong Bản án, Quyết định của Toà án và theo các quy định cụ thể của pháp luật. Là dạng hoạt động quản lí vì thi hành án phạt tiền là sự tác động đến các đối tượng phải thi hành án để họ tự giác thi hành hoặc áp dụng các biện pháp buộc họ phải thi hành nghĩa vụ đã được xác định trong những Bản án, Quyết định của Toà án và phải tuân theo các quy định của pháp luật; giáo dục họ có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng lợi ích của cá nhân, tôn trọng kỷ luật nhà nước. Để thực hiện các hoạt động chấp hành và quản lí nói trên, cách thức thuyết phục, giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng. - Hoạt động thi hành án phạt tiền được tiến hành theo một trình tự, thủ tục chạt chẽ do pháp luật quy định Thi hành án phạt tiền được tiến hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẻ do pháp luật quy định từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, trên cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng, đảm bảo sự công bằng thực hiện quyền và nghĩa vụ của đương sự trong suốt quá trình thi hành án. - Thi hành án phạt tiền chỉ nhằm thực hiện các bản án, quyết định của cơ quan tài phán. Thi hành án phạt tiền có tính chất bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức cơ quan liên quan đến Bản án, Quyết định của Tòa án. Nếu không chấp hành hoặc chấp hành không nghiêm chỉnh Bản án, Quyết định của Tòa án sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định và có thể bị xử lý bằng các chế tài pháp luật nghiêm khắc. 1.2.3 Vai trò của Thi hành án phạt tiền - Đảm bảo Bản án, Quyết định của Tòa án được đi vào thực tiễn đời sống. Sau khi Tòa án đưa ra các phán quyết thì cái công bằng, cái lẻ phải vẫn chỉ nằm trên một trang giấy mà chúng ta gọi đó là Bản án, Quyết định của Tòa án và nó chỉ dừng lại ở việc thể hiện sự đúng hay sai, phải hay trái trong 13
  20. một vụ việc nhất định. Muốn cái lẻ phải, công bằng đó được thực hiện trên thực tế thì cần phải nhờ đến công tác thi hành án. Do đó, Thi hành án phạt tiền sẽ trở thành công cụ hữu hiệu để bảo đảm cho các Bản án, Quyết định của Tòa án sẽ được thi hành trên thực tế. - Góp phần nâng cao chất lượng các Bản án, Quyết định của Tòa án. Thông qua quá trình Thi hành án phạt tiền cũng như áp dụng các biện pháp thi hành án đôi khi cơ quan thi hành án sẽ phát hiện một số sai sót, thiếu sót trong các Bản án, Quyết định. Từ đó, cơ quan thi hành án sẽ có kiến nghị để Tòa án xem xét, khắc phục và rút ra được những kinh nghiệm trong quá trình áp dụng pháp luật cũng như trong công tác xét xử, góp phần nâng cao chất lượng của các Bản án, Quyết định. Nếu mục đích của việc thi hành án phạt tiền không đạt được thì toàn bộ hoạt động tố tụng trước đó cũng trở nên vô nghĩa. Nếu một Bản án, Quyết định của Tòa án có áp dụng hình phạt tiền nhưng không thi hành được hoặc thi hành không nghiêm thì trật tự, kỷ cương xã hội bị vi phạm, quyền lực Nhà nước bị xem thường. Vì vậy, Thông qua việc thi hành án phạt tiền cũng có thể kiểm tra lại quá trình xét xử trước đó, Bản án, Quyết định của Tòa án có thấu tình đạt lý thì mới có thể dễ dàng thi hành trên thực tế, trái lại việc xét xử ra một Bản án có sai sót, sẽ rất khó thi hành trên thực tế. 1.3 Trình tự, thủ tục Thi hành án phạt tiền Các Bản án, Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật sau khi được chuyển giao qua cho cơ quan THADS thì phải trải qua một số thủ tục để được thi hành trên thực tế. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về các trình tự thủ tục trong công tác thi hành án hình phạt tiền chúng ta sẽ đi sâu hơn về phân tích các giai đoạn sau: - Giai đoạn ra quyết định thi hành án Như chúng ta đã biết thì cơ quan có thẩm quyền xét xử chỉ có thế là Tòa án. Trong quá trình xét xử nhiệm vụ của Tòa án là xác định sự thật khách quan của vụ việc, khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0