intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Thi hành các hình phạt không tước tự do từ thực tiễn huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

42
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hướng tới mục đích đưa ra những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về thi hành các hình phạt không tước tự do, cũng như đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật về thi hành các hình phạt này trên địa bàn huyện Bình Chánh nói riêng, trong phạm vi cả nước nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Thi hành các hình phạt không tước tự do từ thực tiễn huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN NGỌC ÁI VI THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HÀ NỘI, năm 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN NGỌC ÁI VI THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRUNG THÀNH HÀ NỘI, năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Thi hành các hình phạt không tước tự do từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phan Ngọc Ái Vi
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO VÀ THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO ......................................................................................................8 1.1. Những vấn đề lý luận về các hình phạt không tước tự do..................... 8 1.2. Khái niệm, đặc điểm thi hành các hình phạt không tước tự do ........... 14 1.3. Ý nghĩa của thi hành các hình phạt không tước tự do ........................ 20 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO VÀ THỰC TRẠNG THI HÀNH TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................22 2.1. Quy định của pháp luật về thi hành các hình phạt không tước tự do .. 22 2.2. Quy định của pháp luật về thi hành các hình phạt không tước tự do cụ thể. ........................................................................................................... 27 2.3. Thực trạng thi hành các hình phạt không tước tự do tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh ................................................................ 36 CHƯƠNG 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ ÁP DỤNG ĐÚNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO .......................................................................56 3.1. Yêu cầu đối với việc hoàn thiện và áp dụng đúng các quy định của pháp luật về thi hành các hình phạt không tước tự do ............................... 56 3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật về thi hành các hình phạt không tước tự do ........................................................ 62 KẾT LUẬN .........................................................................................................77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự Nxb : Nhà xuất bản TAND : Toà án nhân dân TANDTC : Toà án nhân dân tối cao VKSND : Viện kiểm sát nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình áp dụng các hình phạt chính không tước tự do tại huyện Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014-2018 ..............................38 Bảng 2.2. Tình hình ra quyết định thi hành án phạt không tước tự do của TAND huyện Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2018 .................42
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hệ thống hình phạt của nước ta cũng như các nước trên thế giới, các hình phạt không tước tự có vị trí, vai trò không kém phần quan trọng đối với công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Các hình phạt không tước tự do được quy định trong BLHS hiện hành và áp dụng trong thực tiễn xét xử không chỉ bảo đảm nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự, cá thể hóa hình phạt mà còn thể hiện rõ chính sách hình sự nhân đạo, tôn trọng và bảo vệ quyền con người của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 cũng như Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh: "Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số tội phạm,... " [3]. Trên cơ sở định hướng trên, TAND huyện Bình Chánh thành phố (TP) Hồ Chí Minh đã chú trọng áp dụng các hình phạt không tước tự do, chủ động phối hợp với VKSND, Cơ quan Công an, chính quyền địa phương tổ chức thi hành án và quản lý chặt chẽ các đối tượng phải thi hành các hình phạt không nước tự do, đáp ứng yêu cầu phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm tại địa bàn huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, thì công tác thi hành các hình phạt không tự do tại huyện Bình Chánh TP Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót nhất định. Thực tế cho thấy, các cơ quan có thẩm quyền chủ yếu chú trọng đến việc thi hành hình phạt tước tự do của người bị kết án, ít chú trọng đến công tác thi hành các hình phạt không tước tự do. Các cơ quan có thẩm quyền của huyện chưa thật sự phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm trong chỉ đạo, phối hợp, quản lý, giám sát việc thi hành các hình phạt không 1
  8. tước tự do của người phải chấp hành án, nhất là trong việc giám sát, cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ những đối tượng chấp hành án tại cộng đồng dân cư. Do vậy, trong nhiều trường hợp, việc chấp hành các hình phạt không tước tự do chưa thật sự nghiêm túc, các vi phạm phát sinh trong quá trình thi hành án không được phát hiện, xử lý kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu phòng ngừa tái phạm... Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót này trước hết là do các quy định của pháp luật về thi hành án, nhất là Luật Thi hành án hình sự năm 2010 sau một thời gian áp dụng đã bộc lộ một số bất cập không còn phù hợp với những quy định mới của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và BLTTHS năm 2015 về các hình phạt không trước tự do, cũng như việc thi hành các hình phạt này trên thực tế. Trong khoa học pháp lý, những vấn đề lý luận về thi hành các hình phạt không tước tự do vẫn chưa được làm rõ một cách hệ thống, toàn diện nên vẫn còn những quan điểm khác nhau về thi hành các hình phạt này. Như vậy, xét trên cả bình diện lý luận, thực tiễn và pháp lý đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, chuyên sâu về thi hành các hình phạt không tước tự do nhằm làm sâu sắc thêm về mặt lý luận, cung cấp những luận cứ khoa học để sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án hình sự năm 2010 cũng như bảo đảm áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật về thi hành các hình phạt không tước tự do trên thực tế, nhất là ở địa bàn quận, huyện, qua đó góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận. Vì lý do trên, học viên lựa chọn đề tài: "Thi hành các hình phạt không tước tự do từ thực tiễn huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh" để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự là hết sức cần thiết và cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả thi hành các hình phạt không tước tự do hiện nay. 2
  9. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Thi hành án hình sự nói chung, thi hành các hình phạt không tước tự do nói riêng là một trong những chủ đề đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều phương diện, cấp độ khác nhau. Điển hình là các công trình nghiên cứu sau đây: + Các công trình nghiên cứu lý luận: Giáo trình Luật Thi hành án hình sự của tác giả Võ Khánh Vinh và Cao Thị Oanh, Nxb Khoa học Xã hội năm 2013; Tập bài giảng - Một số vấn đề lý luận về thi hành án hình sự của tác giả Nguyễn Văn Hiển năm 2014; Bình luận khoa học Luật Thi hành án hình sự năm 2010 của tác giả Nguyễn Ngọc Anh, Nxb Chính trị quốc gia năm 2012 v.v... Trong các công trình này chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận về thi hành án hình sự, trong đó có thi hành án không tước tự do ở mức độ cơ bản, khái quát nhất hoặc bình luận làm rõ nội dung pháp lý của Luật Thi hành án hình sự năm 2010. Đây là cơ sở lý luận để học viên tham khảo trong việc triển khai thực hiện đề tài của mình. Ngoài hệ thống giáo trình còn có các cuốn sách chuyên khảo về thi hành án hình sự như: cuốn "Pháp luật về thi hành án hình sự Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn" của các tác giả Võ Khánh Vinh và Nguyễn Mạnh Khánh, Nxb Tư pháp năm 2006; cuốn "Hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự ở Việt Nam" của tác giả Vũ Trọng Hách, Nxb Tư pháp năm 2006; cuốn "Một số vấn đề về thi hành án hình sự" của tác giả Trần Quang Tiệp, Nxb Công an nhân dân năm 2002. Trong những cuốn sách chuyên khảo này, các tác giả chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận liên quan đến thi hành án hình sự nói chung như: pháp luật về thi hành án hình sự; quản lý nhà nước về thi hành án hình sự, trong đó có nội dung đề cập đến thi hành án không tước tự do. Đây cũng là những tài liệu bổ ích để học viên tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn. 3
  10. Nghiên cứu chuyên sâu về thi hành các hình phạt không tước tự do còn có một số luận án, luận văn như: Luận án tiến sỹ "Các hình phạt chính không tước tự do trong Luật Hình sự Việt Nam" của tác giả Nguyễn Minh Khuê, Học viện Khoa học xã hội năm 2016; luận văn thạc sĩ: "Thi hành các hình phạt không tước tự do từ thực tiễn quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh" của tác giả Nguyễn Khắc Lan Chi, Học viện Khoa học xã hội năm 2018; luận văn thạc sĩ "Thi hành các hình phạt không tước tự do từ thực tiễn huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh" của tác giả Phan Văn Phước, Học viện Khoa học xã hội năm 2018; luận văn thạc sĩ "Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, án treo từ thực tiễn tỉnh Cà Mau" của tác giả Nguyễn Thị Hiền, Học viện Khoa học xã hội năm 2016; luận văn thạc sĩ "Áp dụng các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn tỉnh Phú Yên", Học viện Khoa học xã hội năm 2019; luận văn thạc sĩ "Thi hành án treo từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh" của tác giả Nguyễn Thị Kim Nga, Học viện Khoa học xã hội năm 2018 v.v... Đây là các công trình nghiên cứu chuyên sâu về thi hành các hình phạt không tước tự do nên có ý nghĩa rất lớn đối với việc định hướng nghiên cứu đề tài luận văn của học viên. Ngoài các công trình nêu trên còn có nhiều bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành bàn về các hình phạt không tước tự do và việc thi hành các hình phạt này. Như vậy, mặc dù có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề thi hành án hình sự nói chung, thi hành các hình phạt không tước tự do nói riêng nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về thi hành các hình phạt không tước tự do từ thực tiễn huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, có thể xác định đề tài luận văn của học viên không trùng lặp với các công trình nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn đã được công bố. 4
  11. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về các hình phạt không tước tự do, về thi hành các hình phạt này, cũng như thực tiễn thi hành các hình phạt không tước tự do tại huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh, luận văn hướng tới mục đích đưa ra những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về thi hành các hình phạt không tước tự do, cũng như đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật về thi hành các hình phạt này trên địa bàn huyện Bình Chánh nói riêng, trong phạm vi cả nước nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: + Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về các hình phạt không tước tự do cũng như về thi hành các hình phạt này. + Bình luận, đánh giá các quy định của pháp luật về thi hành các hình phạt không tước tự do, chỉ ra mặt tích cực cũng như những hạn chế bất cập trong các quy định đó cần tiếp tục hoàn thiện. + Khảo sát, đánh giá thực tiễn thi hành các hình phạt không tước tự do tại huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân cần khắc phục; + Đưa ra yêu cầu và giải pháp hoàn thiện cũng như bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật về thi hành các hình phạt không tước tự do trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn gồm những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành các hình phạt không tước tự do tại một địa bàn cấp huyện. 5
  12. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Về lý luận: luận văn nghiên cứu vấn đề thi hành các hình phạt chính không tước tự do (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ trong phạm vi chuyên ngành Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành án. + Về thực tiễn: luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn quy định và thi hành các hình phạt không tước tự do của cơ quan có thẩm quyền. + Về không gian, thời gian: Luận văn nghiên cứu việc thi hành các hình phạt không tước tự do tại huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến năm 2018. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về pháp luật, các thành tựu của lý luận về thi hành án hình sự. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp áp dụng để nghiên cứu của luận văn là phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ và phong phú thêm lý luận chuyên ngành thi hành án hình sự nói chung, thi hành các hình phạt không tước tự do nói riêng 6.2. Ý nghĩa thực tiễn + Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể tham khảo về sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án hình sự năm 2010 và các văn bản pháp luật có liên quan. 6
  13. + Ngoài ra, luận văn có thể tham khảo để triển khai các giải pháp bảo đảm chất lượng, hiệu quả thi hành các hình phạt không tước tự do trên thực tế. + Luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo ngành luật, chuyên ngành thi hành án hình sự. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương, gồm: Chương 1: Những vấn đề lý luận về các hình phạt không tước tự do và thi hành các hình phạt không tước tự do. Chương 2: Quy định của pháp luật về thi hành các hình phạt không tước tự do và thực trạng thi hành tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Yêu cầu, giải pháp hoàn thiện và áp dụng đúng các quy định của pháp luật về thi hành án hình phạt không tước tự do trong thời gian tới. 7
  14. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO VÀ THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO 1.1. Những vấn đề lý luận về các hình phạt không tước tự do 1.1.1. Khái niệm các hình phạt không tước tự do Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước, không có chế tài nào nghiêm khắc hơn hình phạt, dù chỉ là hình phạt cảnh cáo hay phạt tiền cũng được coi là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc hơn các chế tài hành chính, dân sự. Tính nghiêm khắc của hình phạt thể hiện ở chỗ người bị kết án sẽ bị tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích và bị coi là có án tích; hậu quả pháp lý của hình phạt nặng hơn các chế tài hình chính và dân sự. Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, hình phạt thường được chia thành hai loại (nhóm) hình phạt: các hình phạt chính, các hình phạt bổ sung. Cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa hình phạt chính và hình phạt bổ sung là khả năng áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Về nguyên tắc, hình phạt chính là hình phạt được tuyên độc lập và có tính chất bắt buộc, mỗi tội phạm chỉ áp dụng một hình phạt chính; Hình phạt bổ sung ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt chính, vì không được tuyên độc lập mà chỉ tuyên kèm theo với hình phạt chính. Đối với một tội phạm chỉ được áp dụng một hình phạt chính nhưng có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung. Hình phạt chính gồm có: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù chung thân, tử hình (đối với cá nhân phạm tội), phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn (đối với pháp nhân thương mại phạm tội). Phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ giới hạn nghiên cứu ba hình phạt chính không tước tự do, gồm: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ. 8
  15. Trong khoa học hình sự chưa có một thuật ngữ thống nhất để chỉ các hình phạt này, do vậy còn có nhiều cách gọi khác nhau như: "Các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù" hoặc "Các hình phạt không tước tự do" v.v... Theo chúng tôi, việc dùng thuật ngữ "các hình phạt không tước tự do" để chỉ các hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, phạt tiền, trục xuất là có cơ sở khoa học, thể hiện được bản chất, nội dung của các hình phạt này là "không tước tự do của người bị kết án". Như vậy, khác với các hình phạt như: tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn, nhóm các hình phạt không tước tự do có tính chất, nội dung trừng trị ít nghiêm khắc hơn. Nhóm các hình phạt này chỉ hạn chế một số quyền và tài sản, quyền cư trú hoặc chỉ tác động đến tinh thần của người phạm tội (cảnh cáo) mà không tước đi quyền sống, quyền tự do thân thể của người bị kết án. Người bị kết án phạt không tước tự do vẫn được sinh sống, làm việc tại cộng đồng mà không bị cách ly khỏi xã hội. Do đó, có thể thấy tiêu chí cơ bản để phân loại các hình phạt như cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ thành một nhóm là "mức độ tước đoạt hoặc hạn chế quyền tự chủ và quyết định về cuộc sống của con người - biểu hiện cơ bản về tự do". Với nhận thức như vậy, có thể hiểu: "Các hình phạt không tước tự do là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước được quy định trong BLHS do Tòa án quyết định trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật, nhằm buộc người bị kết án phải chịu một số hậu quả pháp lý bất lợi nhưng không tước bỏ, hạn chế các quyền tự do thân thể của người bị kết án, nhằm tạo điều kiện cho họ họ tự cải tạo, giáo dục tại cộng đồng xã hội". 1.1.2. Đặc điểm của các hình phạt không tước tự do Với tính chất là một trong những hình phạt nói chung, nên các hình phạt không tước tự do cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của hình phạt như là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước; được quy định trong BLHS; do Tòa án quyết định trong bản án kết tội đối với người bị kết 9
  16. án hoặc pháp nhân thương mại bị kết án... Ngoài những đặc điểm chung này, các hình phạt không tước tự do còn mang những đặc điểm riêng và cơ bản sau: - Người bị kết án không bị cách ly khỏi xã hội: Đây là điểm cơ bản quan trọng nhất của hình phạt không tước tự do. Khi áp dụng các hình phạt này, người bị kết án được tự cải tạo, giáo dục tại cộng đồng, không phải cách ly khỏi xã hội; người bị kết án chấp hành hình phạt tại nơi họ sinh sống, làm việc; họ chịu sự giám sát, giúp đỡ, giáo dục của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, chính quyền địa phương, gia đình. - Tính trừng trị của các hình phạt không tước tự do thấp hơn các hình phạt tù: Đối với hình phạt tù (tù chung thân, tù có thời hạn), tính chất trừng trị hết sức nghiêm khắc, bởi khi được áp dụng, người bị kết án phạt tù bị tước bỏ hoặc hạn chế quyền tự do thân thể. Nhà nước áp dụng biện pháp giam giữ, giám sát chặt chẽ và kỷ luật nghiêm khắc để giáo dục, cải tạo người phạm tội; còn đối với hình phạt không tước tự do tính trừng trị thấp hơn các hình phạt tù, bởi người bị kết án phạt không tước tự do thì không bị tước bỏ, hạn chế quyền tự do thân thể mà chỉ bị hạn chế một số quyền và lợi ích về tài sản, cư trú hoặc chỉ bị tác động về tinh thần. Họ không phải cách ly khỏi xã hội mà được sống, sinh hoạt, làm việc trong môi trường cộng đồng xã hội và gia đình như bình thường. Đồng thời, Nhà nước không thực hiện sự giám sát thường xuyên, liên tục, chặt chẽ đối với người bị kết án không tước tự do, mà để cho họ tự nguyện chấp hành hình phạt tại cộng đồng, tự giáo dục, cải tạo trở thành người có ích cho xã hội. Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện khi người bị kết án không tự do vi phạm nghĩa vụ chấp hành án hoặc có hành vi vi phạm pháp luật. - Phạm vi, điều kiện áp dụng các hình phạt không tước tự do hẹp hơn hình phạt tước tự do (tù có thời hạn, tù chung thân) 10
  17. Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành thì: “Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, chưa đến mức miễn hình phạt” (Điều 35); hình phạt tiền được áp dụng đối với người phạm tội, "người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng…” (Điều 36); hình phạt cải tạo không giam giữ được “áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội” (Điều 36. Trong khi đó, hình phạt tù (hình phạt tước tự do của người bị kết án) được áp dụng với hầu hết các loại tội phạm. - Đối tượng bị áp dụng một số hình phạt không tước tự do (phạt tiền) rộng hơn so với hình phạt tù. Theo quy định của Điều 35 BLHS hiện hành thì hình phạt tiền là hình phạt chính được áp dụng không chỉ đối với cá nhân người phạm tội bị kết án mà còn đối với pháp nhân thương mại bị kết án. Trong khi đó, hình phạt tù chỉ được áp dụng đối với cá nhân người phạm tội bị kết án (thể nhân). 1.1.3. Nội dung, phạm vi, điều kiện áp dụng các hình phạt không tước tự do cụ thể - Hình phạt cảnh cáo: Cảnh cáo là hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Hình phạt cảnh cáo được áp dụng không nhằm trực tiếp hạn chế hoặc tước bỏ những quyền và lợi ích thiết thân của người bị kết án mà chỉ là sự khiển trách (lên án) công khai của Nhà nước do Tòa án quyết định áp dụng đối với người bị kết án. Như vậy, hình phạt cảnh cáo chỉ gây cho người bị kết án những tổn thất về tinh thần, người bị kết án phải chịu sự lên án của Nhà nước về hành vi phạm tội đã thực hiện. 11
  18. Theo quy định của Điều 34 BLHS, hình phạt cảnh cáo được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau: (1) Tội phạm mà người phạm tội thực hiện phải là tội ít nghiêm trọng, tức là tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt được quy định là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm; (2) Có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự. (3) Người bị kết án chưa đến mức được miễn hình phạt theo quy định tại Điều 59 BLHS. Đây là những điều kiện cần và đủ để Tòa án áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người bị kết án, thiếu một trong những điều kiện này Tòa án không được áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người bị kết án. Trong thực tiễn xét xử, hình phạt cảnh cáo được Tòa án áp dụng rất hạn chế, thường chỉ áp dụng đối với tội ít nghiêm trọng mà điều luật có quy định hình phạt này và trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. - Phạt tiền: Phạt tiền là việc Tòa án buộc người bị kết án phải nộp một số tiền nhất định theo quy định của pháp luật để sung quỹ nhà nước. Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật hình sự năm 2015 thì hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính trong hai trường hợp sau: 1)“Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng; 2) Người phạm tội rất nghiêm trọng liên quan đến tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật hình sự quy định”. Ngoài ra, phạt tiền còn được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy. Mức phạt tiền được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không thấp hơn 1.000.000 đồng. 12
  19. Hình phạt tiền không chỉ được áp dụng đối với cá nhân người bị kết án (thể nhân) mà còn được áp dụng đối với cả pháp nhân thương mại bị kết án. Trong hệ thống hình phạt, hình phạt tiền vừa được quy định là hình phạt chính, vừa được quy định là hình phạt bổ sung. Đây là hình phạt có khả năng tác động về mặt kinh tế đối với cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội. - Hình phạt án cải tạo không giam giữ: Điều 36 Bộ luật Hình sự 2015 không quy định rõ bản chất, nội dung của hình phạt này, nhưng có thể hiểu cải tạo không giam giữ là hình phạt không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội mà vẫn để họ sinh sống, lao động, học tập, làm việc tại môi trường sống bình thường dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội hoặc UBND xã, phường, thị trấn nơi người bị kết cư trú và gia đình họ nhằm giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật, tôn trọng quy tắc của cuộc sống xã hội. Theo quy định tại Điều 36, những điều kiện để áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ là: (1) Chỉ áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng; (2) Người phạm tội phải có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng; Như vậy, điều kiện đầu tiên đề áp dụng hình phạt này là điều kiện về loại tội phạm mà người phạm tội thực hiện. Theo điều kiện này, hình phạt cải tạo không giam giữ chỉ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng (tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt được quy định là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm) hoặc tội phạm nghiêm trọng (tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt được quy định là hình phạt tù đến 07 năm) trong những trường hợp được BLHS quy định. Tuy nhiên, đây chỉ là điều kiện cần, do vậy, để áp dụng hình phạt này còn phải có điều kiện thứ hai là: "Người phạm tội phải có nơi làm việc ổn định hoặc nơi cư trú rõ ràng và xét thấy không cần thiết phải cách ly khỏi xã hội". Ngoài ra, khoản 1 Điều 36 còn quy định cụ thể là thời hạn của 13
  20. hình phạt cải tạo không giam giữ là từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu người phạm tội bị tạm giữ, tạm giam, thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam, bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ. Thêm vào đó, Điều 36 còn quy định chủ thể và nghĩa vụ của các chủ thể trong thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Theo đó, Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục người phải chấp hành án. Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ. 1.2. Khái niệm, đặc điểm thi hành các hình phạt không tước tự do 1.2.1. Khái niệm thi hành các hình phạt không tước tự do Trong khoa học pháp lý, thi hành án hình sự được xem là giai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết vụ án; có mối quan hệ mật thiết với giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Giai đoạn thi hành án hình sự có vai trò hết sức quan trọng, bởi các hoạt động của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử sẽ trở nên vô nghĩa, nếu Bản án, Quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật không được thi hành hoặc thi hành không đầy đủ. Chính vì vậy, tại Điều 106 Hiến pháp 2013 có quy định “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của thi hành án hình sự như: thi hành án hình sự là giai đoạn tiếp theo của quá trình xét xử; là 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0