Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
lượt xem 5
download
Qua việc nghiên cứu làm rõ thực trạng THQCT trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích tại tỉnh Bắc Ninh, những kết quả đã đạt được, nguyên nhân và các tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn điều tra đối với tội Cố ý gây thương tích trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THẾ THÀNH THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ Hà Nội – 2020
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THẾ THÀNH THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC NINH Ngành:Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8380104 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN ĐỨC HẠNH Hà Nội - 2020
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH ........ 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của thực hành quyền công tố đối với vụ án hình sự ........................................................................................................... 8 1.2. Khái niệm, phạm vi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích ................................................................................... 17 1.3. Nội dung thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội cố ý gây thương tích ........................................................................................................ 29 Chương 2: THỰC TIỄN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH TẠI TỈNH BẮC NINH .............................................................................................................. 43 2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra .............................................................................................. 43 2.2. Tình hình thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội cố ý gây thương tích tại tỉnh Bắc Ninh ........................................................................... 46 2.3. Kết quả hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh những năm qua ................................. 49 2.4. Một số tồn tại, hạn chế khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh ........................... 58 2.5. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế: ............................................................ 59 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC NINH ............................. 63 3.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật ........................................................ 63 3.2. Giải pháp tổ chức thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích........................... 65 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 83
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự CQĐT : Cơ quan điều tra THQCT : Thực hành quyền công tố TNHS : Trách nhiệm hình sự KSV : Kiểm sát viên VKS : Viện kiểm sát VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. Số vụ án, bị can tội Cố ý gây thương tích khởi tố trong giai đoạn 2015-2019 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ............................................................. 50 Bảng 2.2. Kết quả THQCT trong khởi tố vụ án tội Cố ý gây thương tích của VKSND hai cấp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2019 ...................................... 50 Bảng 2.3. Kết quả THQCT trong khởi tố bị can tội Cố ý gây thương tích của VKSND hai cấp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2019 ...................................... 51 Bảng 2.4. Kết quả THQCT trong việc áp dụng, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn của VKSND hai cấp tỉnh Bắc Ninh đối với tội Cố ý gây thương tích .................... 53 Bảng 2.5. Kết quả THQCT trong đề ra yêu cầu xác minh, yêu cầu điều tra về tội Cố ý gây thương tích của Viện KSND hai cấp tỉnh Bắc Ninh ......................... 54 Bảng 2.6. Kết quả THQCT trong việc tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra .................... 56 Bảng 2.7. Các vụ án Cố ý gây thương tích trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 -2019........ 57
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hành quyền công tố (THQCT) và kiểm sát các hoạt động tư pháp là hai chức năng cơ bản của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) các cấp được quy định tại Điều 107 Hiến pháp năm 2013 và được cụ thể hóa tại Điều 2 Luật Tổ chức VKSND năm 2014. Việc bảo đảm thực hiện chức năng này cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về "Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới"; Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 24/5/2005 về "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020"; Nghị quyết số 49-NQ/TW Bộ Chính trị, ngày 02/6/2005 về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020". Theo đó, VKSND cần tiếp tục thực hiện tốt chức năng THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp, đặc biệt là tăng cường trách nhiệm công tố và kiểm sát hoạt động điều tra tội phạm, gắn công tố với hoạt động điều tra nhằm bảo đảm cho mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, khách quan, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện kịp thời, khắc phục và xử lý nghiêm minh. Tỉnh Bắc Ninh là tỉnh sát với Thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng. Từ khi tái lập tỉnh đến nay, Bắc Ninh đã có những bước phát triển khá nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện Tuy nhiên, sự phát triển với tốc độ cao của kinh tế - xã hội cũng kéo theo sự gia tăng của các loại tội phạm trên địa bàn Tỉnh, trong đó nổi lên là các tội phạm xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng nói chung và Cố ý gây 1
- thương tích nói riêng. Trong những năm qua, công tác đấu tranh phòng, chống tội Cố ý gây thương tích được xác định là nhiệm vụ hết sức quan trọng của chính quyền trong tỉnh Bắc Ninh nói chung và các cơ quan tư pháp trong tỉnh trong đó có VKSND nói riêng, là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế xã hội, sự ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh Bắc Ninh. Viện kiểm sát nhân dân hai cấp của tỉnh Bắc Ninh đã quán triệt tốt các chủ trương về cải cách tư pháp trong việc tăng cường hoạt động công tố và kiểm sát điều tra, đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp giải quyết các vụ án hình sự về tội Cố ý gây thương tích và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Các vụ án về tội Cố ý gây thương tích đã được CQĐT phát hiện, khởi tố, điều tra và đề nghị truy tố, đình chỉ điều tra theo đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên, bên cạnh đó quá trình điều tra tội Cố ý gây thương tích của CQĐT vẫn còn có những hạn chế, bất cập, vướng mắc nhất định xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ việc VKSND chưa thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố. Đây là vấn đề đòi hỏi cần phải được nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác THQCT trong giai đoạn điều tra đối với tội Cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ đó có những kiến giải nhằm góp phần thực hiện tốt chức năng này đối với các Viện kiểm sát nhân dân trên địa bàn cả nước trong thời gian tới. Từ các lý do trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Công tác THQCT các vụ án hình sự nói chung và THQCT trong giai đoạn điều tra đối với tội Cố ý gây thương tích nói riêng là công tác quan trọng 2
- của ngành Kiểm sát nhằm bảo đảm quá trình điều tra làm rõ và xử lý tội phạm được thực hiện đúng đắn, đầy đủ theo quy định của pháp luật. Vì vậy, đây là vấn đề đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu và công bố trong các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, giáo trình giảng dạy và các các bài viết trên tạp chí... Quá trình nghiên cứu luận văn, học viên đã tìm hiểu và tiếp cận nghiên cứu được một số công trình khoa học có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài như: - Các đề tài nghiên cứu cấp bộ nghiên cứu về lý luận, thực tiễn về công tố, quyền thực hành công tố trong giai đoạn điều tra và chức năng buộc tội trong tố tụng hình sự, gồm: “Những vấn đề lý luận về quyền công tố và việc tổ chức thực hiện quyền công tố ở Việt Nam hiện nay” do VKSND tối cao ban hành năm 1999; “Nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành công tố về vấn đề thông khâu và chuyên khâu trong công tác kiểm sát hình sự” do Trường cao đẳng Kiểm sát nghiên cứu năm 2001, “Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp” do Viện khoa học Kiểm sát – VKSND tối cao chủ trì. - Sách chuyên khảo “Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra” ban hành năm 2005; “Quyền công tố và kiểm các hoạt động tư pháp” ban hành năm 2008 do TS. Lê Hữu Thể chủ biên. - Các Luận án tiến sĩ "Quyền công tố ở Việt Nam" của tác giả Lê Thị Tuyết Hoa; “Hoạt động của VKS trong điều tra vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp” năm 2015 của tác giả Đoàn Tạ Cửu Long. - Các Luận văn thạc sĩ "Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát nhân dân đối với các vụ án xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Ngô Thị Hảo; "Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các tội xâm phạm sức khỏe trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh - Thực trạng và một số kiến nghị" của tác giả Nguyễn Văn Hùng; "Áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra đối với tội Cố ý gây thương 3
- tích của Viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh" của tác giả Vũ Công Thập; "Kiểm sát điều tra về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh" của tác giả Hoàng Thị Kim Oanh; Luận văn thạc sĩ "Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự và thực tiễn tại tỉnh Bắc Ninh " của tác giả Vũ Thị Thanh Hằng. - Các bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành liên quan đến vấn đề quyền công tố, thực hành quyền công tố và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động này như: “Một số vấn đề về quyền công tố” của TS. Trần Văn Độ trên Tạp chí Luật học số 3/2001; “Thực hiện quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của VKS” của TS. Hoàng Thị Minh Sơn trên Tạp chí Luật học (số đặc san tố tụng hình sự) năm 2004; “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự” của TS. Lê Hữu Thể trên Tạp chí Kiểm sát số 4/2005, “Một số vấn đề về thực hành quyền công tố trong Tố tụng hình sự Việt Nam” của Vũ Đức Hạnh trên Tạp chí Khoa học kiểm sát số 5/2018, “Một số vấn đề về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu của cải cách tư pháp” Tạp chí Kiểm sát số 08/2012 của TS. Nguyễn Hải Phong, “Những vấn đề cơ bản về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố” Tạp chí Kiểm sát số 10/2017 của TS Bùi Mạnh Cường. Nhìn chung, có thể thấy các đề tài nghiên cứu trước đó đó đề cập các góc độ khác nhau của công tác THQCT và kiểm sát điều tra tội phạm, tuy nhiên, chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu vấn đề THQCT trong giai đoạn điều tra đối với tội Cố ý gây thương tích từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh. Vì vậy, luận văn của học viên nghiên cứu về một vấn đề mới không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. Học viên kế thừa dưới góc độ lý luận và cách tiếp cận của những công trình nêu trên trong nghiên 4
- cứu hoàn thiện luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Qua việc nghiên cứu làm rõ thực trạng THQCT trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích tại tỉnh Bắc Ninh, những kết quả đã đạt được, nguyên nhân và các tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn điều tra đối với tội Cố ý gây thương tích trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quyền công tố, THQCT, làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung, phạm vi và các điều kiện bảo đảm việc THQCT trong giai đoạn điều tra đối với tội Cố ý gây thương tích. - Phân tích, đánh giá quy định của BLTTHS năm 2015 về THQCT trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích; nêu được một số điểm mới so với BLTTHS năm 2003. - Phân tích, đánh giá thực tiễn THQCT trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích ở Bắc Ninh trong 05 năm (từ năm 2015 đến năm 2019). - Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn THQCT trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích tại tỉnh Bắc Ninh trong 05 năm. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về chủ thể: VKSND hai cấp tỉnh Bắc Ninh; Về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Bắc Ninh; 5
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu và lấy số liệu trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019. Về giai đoạn tố tụng: Từ khi CQĐT khởi tố vụ án cho đến khi CQĐT kết thúc vụ án, đề nghị VKS truy tố (hoặc cho đến khi CQĐT đình chỉ vụ án); từ khi VKS trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung đến khi VKS nhận lại hồ sơ. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước, pháp luật và những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm, cải cách tư pháp. - Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, học viên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp chuyên gia; phương pháp nghiên cứu tài liệu để tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Luận văn đã làm sâu sắc hơn, sang rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra đối với tội Cố ý gây thương tích. Đánh giá, phân tích hoạt động này từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện, làm phong phú hơn các tri thức của khoa học của vấn đề nghiên cứu. Luận văn góp phần bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành tại các cơ sở đào tạo luật. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại VKS hai cấp tỉnh Bắc 6
- Ninh. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích. Chương 2: Quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 7
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của thực hành quyền công tố đối với vụ án hình sự 1.1.1. Khái niệm thực hành quyền công tố * Quyền công tố: Khái niệm quyền công tố từ lâu được các nhà khoa học pháp lý quan tâm nghiên cứu, có nhiều quan điểm nhận thức khác nhau về quyền công tố. Về thuật ngữ “công tố” là từ ghép Hán Việt, theo Đại từ điển tiếng Việt, “công” có nghĩa là “thuộc về Nhà nước, tập thể; trái với “tư”; còn “tố” có nghĩa là “nói về những sai phạm, tội lỗi của người khác một cách công khai trước người có thẩm quyền hoặc trước nhiều người”; “công tố” có nghĩa là “điều tra, truy tố, buộc tội kẻ phạm pháp và phát biểu ý kiến trước Toà án”. Qua nghiên cứu các tài liệu hiện hành có thể thấy các quan điểm về quyền công tố như sau: Quan điểm thứ nhất: Công tố không phải là chức năng độc lập của VKS mà chỉ là hình thức thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS. Quan điểm này đó đánh đồng quyền công tố với chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật của VKS, coi việc thực hiện quyền công tố chỉ là một quyền năng, một hình thức thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Quan điểm này xuất phát từ chức năng của Viện kiểm sát nhân dân để xem xét quyền công tố. Theo đó, tất cả các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật đều là THQCT. Đây là quan điểm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các nhà tố tụng hình sự và quan điểm về TTHS của Liên Xô trước đây. Quan điểm thứ hai: quyền công tố là quyền duy nhất của VKS thay mặt Nhà nước để bảo vệ lợi ích công khi có các vi phạm pháp luật. Quan điểm này cho 8
- rằng quyền công tố xuất hiện từ khi có Nhà nước và pháp luật, được thể hiện đầu tiên trong tố tụng hình sự; cùng với sự phát triển của xã hội và các ngành luật thì quyền công tố được mở rộng sang các lĩnh vực kinh tế, dân sự, lao động. Quan điểm thứ ba: quyền công tố là quyền của Nhà nước giao cho VKS truy tố người phạm tội ra trước Toà án và thực hiện việc buộc tội đó tại phiên toà sơ thẩm. Quan điểm này lại thu hẹp khái niệm, nội dung, phạm vi của quyền công tố và chỉ nhấn mạnh vai trò của VKS trong việc THQCT và được thực hiện trong tố tụng hình sự ở giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự. Quan điểm thứ tư: quyền công tố là quyền của Nhà nước giao cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hỡnh sự hoặc đó là hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra, VKS, Tòa án trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phạm tội. Theo quan điểm này thì các cơ quan tiến hành tố tụng đều là chủ thể của quyền công tố, không có ranh giới rạch ròi giữa các chức năng cơ bản như điều tra, truy tố, xét xử trong tố tụng hình sự; xóa nhòa ranh giới giữa các chức năng buộc tội và chức năng xét xử trong tố tụng hình sự. Quan điểm thứ năm: quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Quyền này thuộc về Nhà nước, chỉ có trong tố tụng hình sự, được Nhà nước giao cho một cơ quan thực hiện để phát hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Đề làm được điều này, cơ quan THQCT (ở Việt Nam là VKSND) phải có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội. Trên cơ sở đó truy tố bị can ra trước Toà án và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên toà. Theo quan điểm này thì quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vi phạm pháp luật mà luật hình sự coi là tội phạm. Như vậy, quyền công tố chỉ có trong lĩnh vực TTHS. Ở nước ta, quyền này Nhà nước giao cho VKSND thực hiện. Quan điểm này phù hợp với pháp luật Việt Nam hiện hành. 9
- Từ các quan điểm trên, có thể hiểu: Quyền công tố là một dạng quyền năng pháp lý trong tố tụng hình sự, đó là quyền buộc tội mang tính Nhà nước được trao cho Viện kiểm sát thực hiện, nhằm buộc tội đối với cá nhân hoặc pháp nhân khi có căn cứ cho rằng các chủ thể này đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, quyền buộc tội này hướng tới việc truy tố ra trước Tòa án để xét xử và buộc tội công khai trước phiên tòa - Đặc điểm quyền công tố Thứ nhất, quyền công tố là quyền của Nhà nước mang bản chất chính trị của Nhà nước, nhân danh Nhà nước để buộc tội đối với người (theo nghĩa rộng, bao gồm người có năng lực trách nhiệm hình sự và pháp nhân thương mại) thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự. THQCT có mục đích rõ ràng là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, môi trường tồn tại của Nhà nước. Thứ hai, quyền công tố không thể tách rời mà luôn gắn liền với quyền tài phán của Toà án, đó chính là quyền cáo buộc hành vi vi phạm pháp luật hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội và đưa người phạm tội ra Toà án theo đó là bảo vệ sự buộc tội trước phiên toà. Quyền công tố không đồng nhất với việc cứ nhất thiết mọi trường hợp phải đưa người phạm tội ra Toà an, mà trên thực tế có trường hợp quyền công tố có thể được chấm dứt khi đối tượng tác động của nó đã đủ căn cứ để chấm dứt như ở các trường hợp người phạm tội được đình chỉ điều tra theo quy định tại Điều 248 BLTTHS; Điều 29 của BLHS. Thứ ba, quyền công tố chỉ có thể do một cơ quan Nhà nước thực hiện và độc lập với quyền tài phán của Toà án và ở nước ta cơ quan thực hiện quyền này là hệ thống VKS nhân dân (bao gồm cả Viện kiểm sát quân sự trong đó). Quyền công tố được hệ thống VKS nhân dân thực hiện trong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự từ khi tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố vụ án, điều tra, truy tố, xét xử. 10
- Thứ tư, Quá trình nghiên cứu lịch sử nhà nước pháp luật nói chung, lịch sử nhà nước pháp luật Việt Nam nói riêng chúng ta thấy rằng quyền công tố luôn gắn liền với bản chất của Nhà nước, gắn với cách thức tổ chức quyền lực nhà nước ở mỗi quốc gia và mô hình tố tụng. Quan điểm của Nhà nước ta về thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã xác định: VKSND có hai chức năng cơ bản là thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp (Điều 107 Hiến pháp năm 2013, Điều 2 Luật tổ chức VKSND năm 2014); Về quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Đại hội lần thức IX của Đảng đã chỉ rõ “VKS tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; Nghị quyết số 49 NQ/TW của Bộ chính trị khóa IX về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nhấn mạnh: “Trước mắt, Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp”. - Đối tượng của quyền công tố: Đối tượng của quyền công tố là cái mà quyền công tố tác động vào, cụ thể là xác định được hành vi phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội để trừng phạt, nhằm bảo đảm trật tự xã hội và trật tự pháp luật, bảo đảm lợi ích chung cho xã hội. Như vậy, đối tượng của quyền công tố là tội phạm và người phạm tội. - Nội dung của quyền công tố: Nội dung của quyền công tố là sự buộc tội đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội; còn việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý do pháp luật định nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện và xử lý theo pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội không làm oan người vô tội là nội dung của hoạt động THQCT. - Phạm vi của quyền công tố: Quyền công tố là quyền của Nhà nước truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Việc truy cứu TNHS diễn ra cả quá trình từ khi phát hiện tội phạm, 11
- khởi tố, điều tra, truy tố, và buộc tội tại phiên tòa. Vì vậy, quyền công tố không thể tồn tại ở lĩnh vực nào khác ngoài lĩnh vực tố tụng hình sự; phạm vi quyền công tố bắt đầu từ khi phát hiện dấu hiệu của tội phạm và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị, tức là quyền công tố kết thúc khi việc buộc tội không còn nữa. * Thực hành quyền công tố: Xuất phát từ nhận thức quyền công tố là quyền của nhà nước thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và chỉ có trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Phạm vi của quyền công tố bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị. Đối tượng tác động của quyền công tố là tội phạm và người phạm tội. Để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền công tố, Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật quy định các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố. Các quyền năng này được giao cho cơ quan Nhà nước nào thì cơ quan đó là cơ quan có trách nhiệm THQCT. Ở nước ta theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức VKSND, Luật TTHS thì cơ quan được Nhà nước giao THQCT là VKSND. Pháp luật cũng quy định quyền năng pháp lý cần thiết để VKS thực hiện quyền năng của mình trong các giai đoạn tố tụng hình sự, như khởi tố vụ án, khởi tố bị can, yêu cầu điều tra, trực tiếp điều tra, áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn, quyết định truy tố, đọc cáo trạng, tranh tụng tại phiên tòa…Việc sử dụng quyền năng pháp lý của VKS như nêu trên để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội gọi là THQCT. Vì vậy, THQCT là việc Viện kiểm sát nhân dân sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố do Nhà nước quy định để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự, buộc tội đối với người phạm tội trong các giai đoạn tố tụng hình sự. - Nội dung thực hành quyền công tố: 12
- Từ nhận thức ở trên, THQCT là việc VKSND sử dụng tất cả những quyền năng tố tụng hình sự mà pháp luật quy định để bảo đảm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Vậy, nội dung THQCT là những quyền năng pháp lý của VKSND trực tiếp quyết định hoặc liên quan đến việc cáo buộc bị can, bị cáo. - Phạm vi thực hành quyền công tố: Về nguyên tắc quyền công tố là nền tảng, là cơ sở để THQCT vì vậy, phạm vi THQCT đồng nhất với phạm vi của quyền công tố. Tức là THQCT bắt đầu từ khi tội phạm xảy ra và kết thúc khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc vụ án được đình chỉ theo quy định của pháp luật TTHS. Tuy nhiên, trên thực tế có hành vi phạm tội xảy ra nhưng chưa được phát hiện và có trường hợp phát hiện hành vi phạm tội nhưng chưa xác định được người thực hiện hành vi phạm tội. Về nguyên tắc thì Nhà nước có trách nhiệm nhân danh quyền lực công để truy cứu TNHS đối với người đủ năng lực trách nhiệm hình sự đã thực hiện hành vi phạm tội ngay cả đối với những người đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa bị phát hiện khi đang còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, phạm vi quyền công tố luôn rộng hơn phạm vi THQCT. * Về mối quan hệ giữa quyền công tố và thực hành quyền công tố. Như đã phân tích ở trên, quyền công tố là quyền của Nhà nước thực hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Đối tượng của quyền công tố là tội phạm và người phạm tội. THQCT là việc Nhà nước giao cho một cơ quan của mình những quyền năng pháp lý để thực hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Theo pháp luật Việt Nam thì cơ quan Nhà nước được được giao những quyền năng pháp lý này là VKSND. 13
- Như vậy, mối quan hệ giữa quyền công tố và THQCT là mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước và cách thức tổ chức thực hiện quyền lực đó. Quyền công tố là quyền của Nhà nước có nội dung là sự buộc tội đối với người đã thực hiện hành vi tội phạm, còn THQCT là tổng hợp các quyền năng pháp lý để thực hiện sự buộc tội ấy. Do vậy, những căn cứ làm phát sinh quyền công tố thì cũng làm phát sinh THQCT và những căn cứ làm chấm dứt quyền công tố thì cũng làm chấm dứt việc THQCT. 1.1.2. Đặc điểm của thực hành quyền công tố đối với vụ án hình sự Thực hành quyền công tố đối với vụ án hình sự có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, THQCT bao gồm các hành vi và quyết định của người có thẩm quyền. Chủ thể THQCT đối với vụ án hình sự là VKS. Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước ta qua các thời kỳ đều khẳng định trong bộ máy các cơ quan nhà nước Việt Nam, VKS là cơ quan duy nhất THQCT. Thứ hai, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có nhiệm vụ chứng minh toàn bộ sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện, bao gồm cả các chứng cứ buộc tội và gỡ tội; quyết định hạn chế các quyền của công dân như bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác Do đó THQCT cũng phải luôn gắn liền với nhiệm vụ trên. Mục đích của THQCT là nhằm xem xét có quyết định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội hay không, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Thứ ba, THQCT trong vụ án hình sự được tiến hành theo các trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ mà pháp luật tố tụng hình sự quy định. VKS phải tuyệt đối tuân thủ, thi hành, sử dụng và áp dụng các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của mình (Luật tổ chức VKSND, BLTTHS…) để giải quyết đúng đắn vụ án. Thứ tư, hoạt động THQCT có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử (kiểm sát việc tuân theo pháp luật). Tuy nhiên, 14
- mặc dù đều là chức năng của VKS trong tố tụng hình sự nhưng chúng có đối tượng, phạm vi và nội dung hoạt động khác nhau. Đối tượng của THQCT là tội phạm và người phạm tội còn đối tượng của kiểm sát việc tuân theo pháp luật là hành vi, quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng. Mục đích và nhiệm vụ của THQCT là làm sáng tỏ tội phạm đã xảy ra để truy cứu trách nhiệm hình sự còn mục đích, nhiệm vụ của kiểm sát việc tuân theo pháp luật là phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể trong tố tụng hình sự, chủ thể có liên quan để kịp thời yêu cầu khắc phục vi phạm hoặc yêu cầu phòng ngừa các nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tội phạm. Nội dung hoạt động của THQCT thông qua các hình thức cơ bản như VKS ra các lệnh, quyết định, cáo trạng, luận tội còn kiểm sát việc tuân theo pháp luật thông qua các kiến nghị, yêu cầu. Hậu quả pháp lý của THQCT sẽ dẫn đến vệc truy cứu trách nhiệm hình sự hay không, áp dụng biện pháp ngăn chặn như thế nào còn hậu quả pháp lý của kiểm sát việc tuân theo pháp luật dẫn đến việc xử lý các vi phạm, thiếu sót trong việc giải quyết vụ án hình sự. Thứ năm, THQCT trong vụ án hình sự thể hiện mối quan hệ chặt chẽ vừa phối hợp vừa chế ước giữa VKS với CQĐT. Mối quan hệ phối hợp kéo dài xuyên suốt toàn bộ quá trình tố tụng từ khi phát hiện tội phạm đến khi kết thúc vụ án hình sự và được thực hiện theo các quy định của pháp luật và theo các quy chế phối hợp liên ngành. VKS có quyền chế ước đối với CQĐT thể hiện qua việc VKS có quyền giám sát các hoạt động điều tra của CQĐT một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, từ đó yêu cầu CQĐT thực hiện các hoạt động điều tra hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của CQĐT nhằm bảo đảm hoạt động của CQĐT trong điều tra vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. 1.1.3. Ý nghĩa của thực hành quyền công tố đối với vụ án hình sự Thực hành quyền công tố đối với vụ án hình sự nhằm bảo đảm: 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
86 p | 322 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
86 p | 76 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Thi hành án hình sự từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ
80 p | 188 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận
86 p | 138 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
83 p | 133 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam
84 p | 179 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội gây rối trật tự công cộng từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
85 p | 112 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
82 p | 46 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội chống người thi hành công vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
85 p | 60 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Lào Cai
81 p | 124 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hoãn chấp hành hình phạt tù từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
92 p | 67 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước
102 p | 48 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 39 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hình phạt cải tạo không giam giữ từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
85 p | 60 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
88 p | 56 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
86 p | 36 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Bị hại trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
77 p | 34 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội hủy hoại tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
85 p | 32 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn