intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn các Tòa án quân sự ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

14
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là từ việc phân tích để làm rõ các vấn đề lý luận về tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong việc định tội danh và quyết định hình phạt, tổng kết thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm này từ thực tiễn xét xử tại các Tòa án Quân sự. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn các Tòa án quân sự ở Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HOC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TĂNG VƯƠNG TRỌNG TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TỪ THỰC TIỄN CÁC TÒA ÁN QUÂN SỰ Ở VIỆT NAM Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN HỮU TRÁNG HÀ NỘI – 2019
  2. LỜI CAM ĐOAN Trước hết tôi gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân đã động viên tôi rất nhiều, quý thầy cô và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn của khóa học. Và đặc biệt em xin trân thành cảm ơn thầy PGS.TS Trần Hữu Tráng là người hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn vừa qua. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Tác giả Tăng Vương Trọng
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADPL : Áp dụng pháp luật BLHS : Bộ luật hình sự CYGTT : Cố ý gây thương tích HĐTP : Hội đồng thẩm phán HĐXX : Hội đồng xét xử TNHS : Trách nhiệm hình sự TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC ................................................ 8 1.1. Những vấn đề lý luận về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ................................................................................................................ 8 1.2. Quy định của BLHS2015 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong sự so sánh với BLHS 1999 ................................................ 19 Chương 2. ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TẠI CÁC TÒA ÁN QUÂN SỰ VIỆT NAM ................................. 28 2.1. Định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong quá trình xét xử tại các Tòa án Quân sự...................................................... 28 2.2. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong quá trình xét xử tại Tòa án Quân sự. ........................ 45 2.3. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập ......................................................................... 54 Chương 3. CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRONG QUÂN ĐỘI 57 3.1. Yêu cầu hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ...................................................... 57 3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về định tội danh và quyết định hình phạt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác .............................................................................................................. 60 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 69
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây tình hình tội phạm xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe con người trong cả nước đã và đang diễn biến hết sức phức tạp, luôn chiếm tỷ lệ cao so với tổng số án thụ lý, xét xử và ngày càng có xu hướng gia tăng. Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Người bị hại phải gánh chịu những hậu quả về sức khỏe, tinh thần, tổn thương cơ thể, trí tuệ.... Hậu quả xảy ra mà người bị hại có thể làm gánh nặng cho xã hội, gia đình. Tuy đã có nhiều văn bản hướng dẫn giải quyết một số vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội này như: phạm tội có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm, gây cố tật nhẹ cho nạn nhân, phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người, phạm tội đối với người khác không có khả năng tự vệ… Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau như việc chưa nắm rõ, chắc các dấu hiệu pháp lý; việc áp dụng không thống nhất các quy định của pháp luật,... của các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt chưa có hướng dẫn ADPL nên việc định tội danh giữa hai tội này còn nhiều nhầm lẫn hoặc gây nên tranh luận, khiếu kiện kéo dài. Để nhận thức đúng, áp dụng thống nhất quy định của BLHS Việt Nam và áp dụng đúng những quy định mới của BLHS về tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phù hợp với thực tiễn thì việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, nghiên cứu thực tiễn ADPL về tội tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là rất quan trọng. Qua đó chỉ ra những vấn đề bất cập, những hạn chế thiếu sót trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhằm góp phần nâng cao chất lượng xét xử của các Tòa án quân sự. Từ những vấn đề nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho 1
  6. sức khỏe của người khác từ thực tiễn các Tòa án Quân sự ở Việt Nam” làm luận văn Thạc sĩ Luật học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới góc độ Luật hình sự được công bố, có thể kể đến một số công trình như sau (tác giả chia thành ba nhóm): Thứ nhất, hệ thống các giáo trình, sách tham khảo liên quan đến vấn đề tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như: - Bình luận khoa học BLHS năm 2015, nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội tháng 6-2016; - Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) (2016), trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội; - GS.TS. Võ Khánh Vinh, Bình luận khoa học BLHS (phần các tội phạm) (2013), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. Thứ hai, hệ thống các Luận văn Thạc sĩ, Luận án Tiến sĩ Luật Học: Công trình: “Đặc điểm tội phạm học của tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa”, của Nguyễn Hữu Cầu, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát Nhân dân, Hà Nội, 2002; Luận văn (2014) “Các tội CYGTT hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Lê Đình Tĩnh, Luận văn thạc sĩ luật học, khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn “Tội CYGTT hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam” của Đặng Thị Hương Dung, Luận văn Thạc sĩ; Luận văn “Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”, của Đinh Thị Hoài Thu, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội. 2
  7. Nguyễn Thị Minh Nguyệt, “Đấu tranh phòng, chống tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” Luận văn Thạc sĩ, Khoa luật đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2002; Lê Đình Tĩnh, “Các tội CYGTT hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người của người khác trong luật hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014. Thứ ba, hệ thống các bài viết, đề tài khoa học: Bài viết “Một số vấn đề về tình tiết: CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng” của Đinh Văn Quế, đăng trên Tại chí Tòa án nhân dân kỳ I tháng 9/2010 (số 17); Bài viết “N phạm tội CYGTT do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”, Tạp chí TAND, số 3, năm 2011” của tác giả An Văn Khoái đăng trên Tạp chí TAND, số 3, năm 2011; Bàn về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 / Nguyễn Văn Hùng, Tòa án nhân dân. Số 1/2018, tr. 19 – 26; Thứ tư, các công trình nghiên cứu liên quan: Luật thi hành án hình sự, GS.TS Võ Khánh Vinh, TS Cao Thị Oanh nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội năm 2013; Giáo trình Tội phạm học. Chủ biên PGS.TS Lê Thị Sơn, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội 2012; Lý luận chung về định tội danh GS. TS Võ Khánh Vinh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 2013; Phân biệt tội giết người với tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người trong Bộ luật Hình sự năm 2015, Đinh Văn Quế, Kiểm sát. Số 7/2018, tr. 50 – 54; Qua nghiên cứu các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài luận văn trong thời gian qua, tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu về vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội CYGTT hoặc gây 3
  8. tổn hại cho sức khỏe của người khác đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu khá sớm và sâu sắc, ở nhiều mức độ khác nhau; Đa số các công trình đã đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật cũng như trong ADPL vào xét xử các tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên nhiều địa bàn khác nhau; hầu hết các công trình nghiên cứu đã nêu ra những quan điểm, ý kiến về các giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật hinh sự về tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu thực tiễn định tội danh, quyết định hình phạt Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong quá trình xét xử tại các Tòa án Quân sự. Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu khoa học pháp lý hình sự và trong công tác đấu tranh phòng chống tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại các đơn vị quân đội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là từ việc phân tích để làm rõ các vấn đề lý luận về tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong việc định tội danh và quyết định hình phạt, tổng kết thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm này từ thực tiễn xét xử tại các Tòa án Quân sự, đánh giá thực tiễn ADPL trong quá trình xét xử tại các tòa án quân sự, luận văn hướng đến mục đích nhằm đề xuất yêu cầu và những giải pháp hoàn thiện quy định của BLHSvề tội phạm này và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xét xử. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: 4
  9. Thứ nhất, nghiên cứu các tài liệu và làm rõ những vấn đề lý luận về tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Thứ hai, thu thập, phân tích số liệu, bản án, khảo sát và đánh giá thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác qua thực tiễn xét xử tại các tòa án Quân sự; Thứ ba, nghiên cứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định của BLHS về tội phạm này và các giải pháp bảo đảm định tội danh và quyết định hình phạt đúng đối với Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn: những vấn đề lý luận và quy định của Luật hình sự Việt Nam về Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác qua các giai đoạn, thực tiễn áp dụng quy định của BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về “Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” trong thực tiễn xét xử của các tòa án Quân sự. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài luận văn được nghiên cứu trong phạm vi chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự; Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn ADPL hình sự về tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của các tòa án Quân sự; Về thời gian: Luận văn sử dụng dữ liệu nghiên cứu được thu thập qua thực tiễn xét xử tại các Tòa án Quân sự từ năm 2014 đến năm 2018. Các dữ liệu nghiên cứu được dùng trong luận văn là các số liệu của các Tòa án Quân sự trong thời gian 05 năm, từ năm 2014 đến năm 2018. Luận văn sử dụng Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 và Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 để nghiên cứu và và đánh giá thực tiễn xét xử các vụ án trong khoảng thời gian này. 5
  10. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường lối đổi mới đất nước, định hướng cải cách tư pháp và chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: phương pháp so sánh, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu dựa trên những bản án, quyết định, số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của Tòa án quân sự trung ương và các tòa án quân sự quân khu, các thông báo kiểm tra án để phân tích các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ các vấn đề lý luận của Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo pháp luật hình sự Việt Nam. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ kỷ luật, kỷ cương trong môi trường quân đội. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp những thông tin về nghiên cứu thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong quá trình xét xử tại các Tòa án 6
  11. Quân sự, có giá trị tham khảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là Tòa án Quân sự trong thực hiện công tác xét xử được khách quan, công bằng và có căn cứ pháp luật. Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ, giảng viên, nhà nghiên cứu và học viên, sinh viên trong các cơ sở đào tạo luật trên cả nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương với tên gọi như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự việt nam về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Chương 2. Định tội danh và quyết định hình phạt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại các tòa án quân sự việt nam Chương 3. Các yêu cầu và giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong quân đội 7
  12. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC 1.1. Những vấn đề lý luận về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1.1.1. Khái niệm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1.1.1.1. Khái niệm về tội phạm Điều 8 BLHS năm 2015 sửa đổi 2017 quy định về tội phạm như sau: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực TNHS hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự [3, tr.19-20]. Tội phạm hiểu theo nghĩa khái quát nhất là hiện tượng xã hội tiêu cực, trái pháp luật hình sự, mang tính giai cấp và thay đổi theo quá trình của lịch sử; được thể hiện ở một tổng hợp các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội và trong khoảng thời gian nhất định [23, tr.91]. Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực hành vi dân sự gây ra, hành vi đó phải có lỗi và phải chịu hình phạt. Khi xuất hiện tội phạm cũng là xuất hiện và ra đời của Nhà nước, và pháp luật, khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng. Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, Nhà nước đã quy định các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội là tội phạm và áp dụng TNHS đối với người nào thực hiện các hành vi đó nên tội phạm mang bản chất là một hiện tượng pháp lý. 8
  13. Tội phạm cũng là hiện tượng tiêu cực mang thuộc tính xã hội, lịch sử và pháp lý, tội phạm luôn chứa đựng trong mình đặc tính chống lại Nhà nước, chống lại xã hội, đi ngược với lợi ích chung của cộng đồng, trật tự xã hội, xâm phạm đến quyền, tự do và các lợi ích hợp pháp của con người. 1.1.1.2. Khái niệm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có thể hiểu là hành vi làm cho người khác bị thương, xâm phạm tới quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người, khiến người khác có những thương tích nhất định như: Vết bỏng, vết rách trên da thịt, tổn thương hoặc mất đi một số bộ phận trên cơ thể... [19, tr.79]. Trong tình hình kinh tế xã hội của đất nước ta hiện nay, với sự hòa nhập của nền kinh tế thị trường thì sự gia tăng tội phạm nói chung, trong đó có tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khácngày càng diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng.Điều đó đặt ra cho các nhà lập pháp phải có các quy định chặt chẽ hơn, sắc bén hơn về phòng chống loại tội phạm này. Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại điều 134 BLHS 2015, được chia thành 6 khoản. Trong đó khoản 1 quy định cấu thành cơ bản đối với tội danh này, các khoản 2, 3, 4, 5, 6 quy định cấu thành tăng nặng cho người mà thực hiện hành vi. Mức cao nhất của tội này được quy định tại khoản 5 điều 134 BLHS 2015 là tù chung thân. 1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác 1.1.2.1. Khách thể của tội phạm Khách thể của tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác đó là những chủ thể có quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng, sức khỏe – những người đang sống, đang tồn tại với tư các là thực thể của xã hội [8; tr.410]. Điều 134 BLHS là tội ghép: Tội CYGTT và tội cố ý 9
  14. gây tổn hại cho sức khoẻ người khác. Việc quy định điều luật này trong BLHS nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ cho mọi công dân. Như vậy, khách thể trực tiếp của tội phạm này là xâm phạm đến sức khoẻ của người khác. Người khác ở đây được hiểu là một con người cụ thể đang sống, đang tồn tại theo quy luật của tự nhiên. Nếu một người tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ cho chính mình thì không được coi là tội phạm, trừ trường hợp người đó tự gây thương tích cho chính mình để thực hiện một tội phạm khác. Ví dụ: Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ cho chính mình để trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì vi phạm vào điểm a khoản 2 Điều 332 BLHS. Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe một cách trái pháp luật. Tội phạm xâm phạm đến quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người. Khách thể của tội CYGTT hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác chính là quyền được bảo vệ sức khỏe và tôn trọng quyền của con người mà được luật pháp bảo hộ. Tội CYGTT hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thì khách thể trực tiếp chính là sức khỏe của con người. Vì chủ thể của hầu hết mọi quan hệ xã hội là con người, khi quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của con người bị xâm phạm nó làm phá vỡ sự ổn định của các quan hệ xã hội đó. 1.1.2.2. Mặt khách quan của tội phạm Mặt khách quan của tội hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là những hành vi có tính chất gây tổn hại cho sức khỏe của con người. Những hành vi đó có thể là hành động hoặc không có thể là không hành động [8; tr.410] Mặt khách quan của tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác bao gồm các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy hiểm; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; phương pháp, phương tiện, công cụ, thủ đoạn để thực hiện hành vi nguy hiểm; thời gian, không gian, địa điểm xảy ra hành vi nguy hiểm. 10
  15. Hành vi khách quan của tội phạm thể hiện có các đặc tính sau: tính nguy hiểm cho xã hội; tính trái pháp luật hình sự; có sự kiểm soát của ý thức và phải có sự điều khiển của ý chí. Hành vi khách quan của tội phạm có thể thực hiện bằng hành động hoặc không hành động, bằng hành động tức là người phạm tội thực hiện các hành vi tác động vào cơ thể người khác làm cho người đó bị thương hoặc bị tổn hại sức khỏe bằng các công cụ, phương tiện như: Đâm, chém, bắn, đốt cháy, đầu độc… hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội như: Đấm, đá, cắn... hoặc có thể thông qua súc vật như: Thả chó cắn, trâu húc, ngựa đá...hay có thể thông qua người khác như: Nắm chân người khác quăng để gây thương tích cho người thứ 3, hay ôm người này ném vào người khác... Bằng không hành động như Y tá cố tình không tiêm cho bệnh nhân.... Hậu quả của tội CYGTT là thương tích, là tổn thương để lại trên cơ thể con người. Ví dụ: Giập gan, gẫy chân, vỡ đầu... Tội cố ý gây tổn hại cho sức khoẻ người khác phải có hậu quả xảy ra là làm tổn hại các chức năng, bộ phận trên cơ thể con người. Ví dụ: làm rối loạn hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, tiêu hoá... Nạn nhân bị thương tích hoặc bị tổn hại đến sức khoẻ ở mức đáng kể, nếu thương tích không đáng kể thì chưa phải là tội phạm. Theo Điều 134 BLHS thì lấy tỷ lệ thương tật của nạn nhân làm căn cứ để xác định TNHS và định khung hình phạt đối với người phạm tội, người bị thương tích hoặc bị tổn hại đến sức khỏe phải có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên thì người phạm tội mới bị truy cứu TNHS hoặc gây thương tích dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp: Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người...Căn cứ để xác định tỉ lệ thương tật là kết luận của Hội đồng giám định y khoa, trong trường hợp ở nơi nào không tổ chức được Hội đồng giám định y khoa thì có thể căn cứ vào Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ Y tế quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. 11
  16. Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người là trường hợp người phạm tội cố ý với việc gây thương tích nhưng vô ý với hậu quả chết người. Cũng coi là cố ý gây thương tích dẫn đến chết người trong trường hợp nạn nhân là người cao tuổi, sức yếu hoặc người bị bệnh nặng chỉ cần tác động không mạnh cũng đã làm cho nạn nhân bị chết, nhưng vì người phạm tội không biết tình trạng bệnh tật của nạn nhân. Nhưng nếu người phạm tội biết rõ tình trạng bệnh tật, sức khỏe của nạn nhân mà vẫn cố ý gây thương tích nhằm để nạn nhân chết thì nên định tội giết người. Không được coi là cố ý gây thương tích dẫn đến chết người trong trường hợp nạn nhân bị thương nhẹ, nhưng vì lý do khác mà nạn nhân chết. Xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thương tích thì đây là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân gây ra hậu quả thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ, tức là có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Để xem xét mối quan hệ nhân quả ta phải dựa vào những căn cứ sau: Hành vi gây thương tích (được coi là nguyên nhân) phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội; hành vi gây thương tích phải xảy ra trước hậu quả gây thương tích về mặt thời gian; hậu quả nguy hiểm phải do chính hành vi nguy hiểm gây thương tích gây ra chứ không phải là hành vi nào khác; hành vi gây thương tích đó làm phát sinh hậu quả là nguyên nhân trực tiếp, hậu quả xảy ra đúng là sự hiện thực hoá khả năng thực tế phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật. Ví dụ: do mâu thuẫn cá nhân A đã cầm dao chém đứt tay của B, mọi người vội vàng đưa B đưa đi cấp cứu thì bị tai nạn làm B bị gẫy chân, giám định tổng tỷ lệ thương tích B mất 40% sức khoẻ. Nếu xác định A cầm dao chém B gây tỷ lệ thương tích là 40% là không có quan hệ nhân quả. Vì hành vi của A dùng dao chém B làm đứt bàn tay B, Aphải chịu TNHS về thương tích không phải chịu TNHS về thương tích B bị gẫy chân do không có quan hệ nhân quả. 12
  17. Những dấu hiệu khác như: Phương pháp, phương tiện, công cụ phạm tội, thời gian, không gian, địa điểm, hoàn cảnh v.v... Có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội là cơ sở để định khung hình phạt và quyết định hình phạt. 1.1.2.3. Chủ thể của tội phạm Chủ thể của tội phạm theo quy định của BLHS 2015 bao gồm cả cá nhân và pháp nhân thương mại. Căn cứ Điều 76 BLHS thì Pháp nhân thương mại không phải chịu TNHS về tội CYGTT hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác. Do vậy chủ thể tội CYGT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là cá nhân. Cá nhân là chủ thể của tội phạm là người có năng lực chịu TNHS và đạt độ tuổi theo quy định, Điều 12 của BLHS 2015 quy định về tuổi chịu TNHS: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này” Như vậy, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều 134 BLHS. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 134 BLHS năm 2015. (Vì các khoản 1, 2, 6 Điều 134 BLHS thuộc trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng) Năng lực TNHS là điều kiện cần thiết để có thể xác định con người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ người có năng lực TNHS mới có thể là chủ thể của tội phạm [8.Tr122]. Người có năng lực TNHS trong tội CYGTT hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác là người 13
  18. khi thực hiện hành vi gây thương tích họ nhận thức được tính chất nguy hiểm về sức khỏe cho người khác của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy. 1.1.2.4. Mặt chủ quan của tội phạm Mặt chủ quan của tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác bao gồm lỗi, động cơ, mục đích phạm tội. Lỗi trong hành vi phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác được thực hiện do cố ý, lỗi cố ý này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình nhất định hoặc có thể gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác nhưng mong muốn hoặc có ý thức để mặc,chấp nhận hậu quả đó xẩy ra.[13;414] Lỗi cố ý gián tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là có thể gây hậu quả thương tích cho người khác, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xẩy ra. Động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác. Tuy nhiên, động cơ, mục đích có thể làm thay đổi tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và cũng là một trong các căn cứ xem xét phân biệt tội danh với tội danh khác. 1.1.3 Phân biệt tội giết người với tội cố ý gây thương tích 1.1.3.1. Phân biệt trường hợp giết người (tội phạm hoàn thành) với Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người. Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật; giữa hành vi phạm tội và hậu quả chết người có mối quan hệ nhân quả; hành vi phạm tội là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả chết người. Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người là trường hợp người phạm tội cố ý với việc gây thương tích nhưng vô ý với hậu quả chết người. Hậu quả chết người xẩy đến là do nguyên nhân khác như: không cấp cứu kịp, do bị đánh nhưng lại đập đầu xuống đất. 14
  19. Hai trường hợp trên giống nhau chủ thể đều từ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự, cùng có hành vi xâm phạm thân thể người khác như bắn, chém, đấm, đá…. để lại hậu quả chết người. Vì để lại hậu quả chết người nên người ta hay căn cứ vào hậu quả để định tội là giết người nên rất dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, phân tích kỹ các yếu tố cấu thành tội phạm, hai tội trên khác nhau ở điểm sau: Xét mặt chủ quan, với tội giết người người phạm tội cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật, người phạm tội thấy trước hậu quả chết người sẽ hoặc có thể xảy ra và mong muốn hoặc để mặc hậu quả xẩy ra. Trong tội “Cố ý gây thương tích” dẫn đến hậu quả chết người phạm tội chỉ cố ý gây thương tích nhưng hậu quả chết người đã xẩy ra. Người phạm tội cố ý với việc gây thương tích và vô ý với hậu quả chết người. Trước, trong và sau khi thực hiện hành vi chưa bao giờ người phạm tội phạm tội nhận thức rằng hành vi sẽ dấn đến hậu quả chết người hoặc có có ý thức để mặc hậu quả chết người xẩy ra. Hậu quả chết người xảy ra là ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội, đồng thời đây là tình tiết định khung tăng nặng trong tội Cố ý gây thương tích. Mục đích người phạm tội trong tội giết người là tước đoạt đi tính mạng của người khác. Mục đích người phạm tội trong tội cố ý gây thương tích là gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe của người khác. Về mặt khách quan của hai tội tương tự nhau hành vi nhưng lại khác nhau về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả chết người. Hậu quả chết người của tội giết người là do chính hành vi của người phạm tội trực tiếp gây nên, ngoài ra không còn nguyên nhân nào khác (quan hệ nhân quả trực tiếp). Hậu quả chết người của tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người không chỉ do hành vi của người phạm tội gây nên, hành vi của người phạm tội không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chết người mà nạn nhân chết còn do những nguyên nhân khác. Ví dụ: A dùng dao gọt hoa quả 15
  20. đâm vào đùi B không may trúng động mạnh đùi, B được đưa đi cấp cứu nhưng do nhà xa bệnh viện nên khi đến bệnh viện đã bị chết do mất máu. A đâm vào đùi B  mất máu là nguyên nhân trực tiếp gây lên hậu quả chết người. Do vậy A phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người. 1.1.3.2. Phân biệt giết người chưa đạt với cố ý gây thương tích Giết người chưa đạt là trường hợp người phạm tội mong muốn giết người nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra do nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội. Giết người chưa đạt thuộc trường hợp tội phạm chưa hoàn thành, nhưng tội phạm chưa hoàn thành không phải có mỗi trường hợp tội phạm chưa đạt mà bao gồm cả việc chuẩn bị phạm tội. Chuẩn bị phạm tội giết người và giết người chưa đạt là hành vi phạm tội chưa hoàn thành ở các mức độ khác nhau. Một bên ở gian đoạn chuẩn bị điều kiện cần thiết thực hiện tội phạm. Một bên đã có hành vi xâm phạm thân thể người bị tấn công. Giết người chưa đạt xảy ra với lỗi cố ý trực tiếp vì ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn hậu quả chết người xảy ra; Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý làm người khác bị thương hoặc gây tổn hại đến sức khỏe một cách trái pháp luật. Hai trường hợp trên dễ nhầm lẫn vì giống nhau về mặt khách quan, đều có hành vi xâm phạm thân thể người khác như bắn, chém, đấm, đá….và chỉ để lại hậu quả gây thương tích, không có hậu quả chết người. Vì để lại hậu quả thương tích nên nhiều ngươì đã vội vàng căn cứ vào tỷ lệ thương tích để định tội Cố ý gây thương tích hoặc chưa chết người thì không phải tội giết người dẫn đến định tội danh sai. Hai trường hợp trên khác nhau ở khách thể, chủ thể và chủ quan của tội phạm. Xét về khách thể, khách thể bị xâm phạm của tội giết người là tính mạng con người, còn khách thể bị xâm phạm của tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người là sức khỏe của con người. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2